Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Vai trò của các yếu tố quốc gia đến quá trình hấp thụ FDI vào các nền kinh tế đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ NGỌC THỦY

VAI TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ QUỐC GIA
ĐẾN QUÁ TRÌNH HẤP THỤ FDI
VÀO CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ NGỌC THỦY

VAI TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ QUỐC GIA
ĐẾN QUÁ TRÌNH HẤP THỤ FDI
VÀO CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn ―VAI TRỊ CỦA CÁC YẾU TỐ QUỐC GIA ĐẾN
Q TRÌNH HẤP THỤ FDI VÀO NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN‖ là
công trình nghiên cứu của chính bản thân tơi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đạt Chí.
Các số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập và xử lí trung thực, khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của bài luận văn này.

TP.HCM ngày 02 tháng 11 năm 2015

Trịnh Thị Ngọc Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………………..……
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................
MỤC LỤC .........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................
TÓM TẮT .........................................................................................................................
1.

Giới Thiệu ............................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 2
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................. 3
1.5. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 3

2.


Các nghiên cứu trước đây ..................................................................................... 4
2.1. Khả năng hấp thụ ................................................................................................ 4
2.2. Hiệu ứng lan toả ................................................................................................. 5
2.3. FDI và khả năng hấp thụ .................................................................................... 6
2.4. Lý thuyết tăng trưởng – mơ hình tăng trưởng nội sinh ...................................... 7
2.5. Nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ........... 13
2.5.1.

Tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế ............................... 13

2.5.1.1. FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế ........................................................ 14
2.5.1.2. FDI tạo bước phát triển cho công nghệ .............................................. 15
2.5.1.3. FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm .......................... 16
2.5.1.4. FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu .......................... 17
2.5.1.5. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................ 18


2.5.2.

Tác động tiêu cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế ............................... 19

2.5.2.1. Tác động lấn át của FDI đối với doanh nghiệp trong nước ................ 19
2.5.2.2. Chuyển giao công nghệ lạc hậu .......................................................... 19
2.5.2.3. Đầu tư không cân xứng giữa các ngành ............................................. 19
2.5.2.4. Vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI .... 20
2.6. Nhân tố hấp thụ - yếu tố địa phương ................................................................ 21
2.6.1.
2.6.2.
2.6.3.

2.6.4.
3.

Giáo dục ................................................................................................. 21
Môi trường kinh tế vĩ mô ....................................................................... 23
Thể chế ................................................................................................... 24
Chất lượng cơ sở hạ tầng ........................................................................ 25

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 27
3.1. Mơ hình nghiên cứu:......................................................................................... 27
3.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 33
3.2.1.
3.2.2.

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 33
Dữ liệu .................................................................................................... 36

Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 37
4.1. Ma trận hệ số tương quan ................................................................................. 37
4.2. Kết quả hồi quy trên toàn mẫu ......................................................................... 38
4.3. Kết quả hồi quy trên mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình cao ................ 42
4.4. Kết quả hồi quy trên mẫu các quốc gia có thu nhập trung bình thấp ............... 48

5.

Kết luận và gợi ý chính sách ............................................................................... 52
5.1. Kết luận............................................................................................................. 52
5.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................... 53


Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................
Phụ lục ...............................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI

Foreign Direct Investment - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

WB

World Bank - Ngân hàng Thế Giới

SGMM

System Generalized Method of Moments - Phương pháp ước lượng hệ
thống Moment tổng quát


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Diễn biến tăng trưởng thương mại quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài giai
đoạn 1970- 2014 tính trên tồn thế giới (%) .................................................................... 1
Bảng 3.1: Tổng hợp và giả định các biến trong mơ hình (1) ......................................... 32
Bảng 3.2: Thống kê mơ tả dữ liệu 78 quốc gia đang phát triển (1990 – 2014) ............. 36
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến (mẫu 78 quốc gia giai đoạn 1990-2014) .... 37

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy Tốc độ tăng trưởng GDP - Mẫu: 78 Quốc gia đang phát
triển (1990 - 2014) ......................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Hệ số tương quan các biến (mẫu 39 quốc gia có thu nhập cao hơn) ............. 42
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy Tốc độ tăng trưởng GDP - Mẫu: 39 Quốc gia đang phát
triển với GDP/người thuộc nhóm trên trung bình (1990 - 2014) ................................... 43
Bảng 4.5: Hệ số tương quan các biến (mẫu 39 quốc gia có thu nhập thấp)................... 48
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy Tốc độ tăng trưởng GDP - Mẫu: 39 Quốc gia đang phát
triển thuộc nhóm GDP/người thấp (1990 - 2014) .......................................................... 49


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và tăng trưởng kinh tế đã
khơng cịn xa lạ, tuy nhiên với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển đổi mới thì đề tài
này ln tồn tại những vấn đề mà các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà đầu tư đa quốc
gia, các chuyên gia phân tích và các nhà nghiên cứu cần câu trả lời. Liệu mối quan hệ
FDI và tăng trưởng luôn luôn là một hướng? Một quốc gia muốn thu hút FDI thì phải
cải thiện những vấn đề gì? FDI phát huy hiệu quả tối đa đối với quốc gia có đặc điểm
như thế nào?…Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm câu trả lời những tranh
luận về vai trị của các nhân tố hấp thụ trong việc khai thác và sử dụng FDI đối với
những nền kinh tế đang phát triển. Các nhân tố trong bài nghiên cứu được cho là có
khả năng giúp nền kinh tế hấp thụ lợi ích từ FDI là đặc điểm kinh tế vĩ mô, thể chế,
giáo dục. Bằng phương pháp System Generalized Method of Moments (SGMM) khắc
phục những hạn chế về dữ liệu và phát huy hiệu quả đối với dữ liệu bảng và sử dụng
các biến tương tác để thể thiện tính hấp thụ, đồng thời nhờ sự phân chia mẫu đem lại
cho tác giả những kết quả khác biệt. Kết quả nghiên cứu các quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1990 – 2014 cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ
mô và thể chế. Phát hiện của tác giả cung cấp những bằng chứng mâu thuẫn về tác
động của FDI lên tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển. Thứ nhất, nghiên cứu
này cho thấy tầm quan trọng của sự ổn định kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước cũng
như chất lượng thể chế khi đánh giá tác động kinh tế của dòng vốn FDI. Trong mọi

trường hợp, các biến này góp phần trực tiếp vào hoạt động kinh tế, đồng thời cũng tác
động đến khả năng FDI hấp thụ vào nền kinh tế. Thứ hai, các kết quả thu được về tác
động của FDI đến nền kinh tế khác nhau ở các quốc gia có mức thu nhập khác nhau.
Cụ thể, khi tác giả chia mẫu dựa vào GDP/người, đối với các quốc gia có mức cao hơn
trung bình, FDI thể hiện tích cực đến nền kinh tế, đồng thời các yếu tố vĩ mô và thể chế
cũng cho thấy khả năng hấp thụ FDI của chúng, từ đó phát huy hiệu quả FDI đến nền
kinh tế tốt hơn. Nhưng ngược lại, ở mẫu các quốc gia có GDP/người thấp hơn trung


bình khơng cho kết quả có ý nghĩa thơng kê về mối tương quan FDI và tăng trưởng.
Các tác động của FDI vào các nền kinh tế có thể liên quan với những khó khăn mà các
nước đang phải đối mặt như là về môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế kém.
Những lợi ích trong việc nâng cao tỷ lệ tích lũy vốn và trình độ cơng nghệ của các
dịng vốn này cho các nước có thu nhập cao hơn phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ
mô và thể chế thúc đẩy các quốc gia tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và
chính sách thể chế hồn thiện, chặt chẽ cho phép chính quốc gia đó phát huy tối đa tác
động lan tỏa từ các nguồn vốn nước ngoài cũng như là một chính sách thu hút đầu tư
nước ngồi. Do đó, các quốc gia cần xây dựng một tập hợp các chính sách khơng chỉ
tập trung vào bên trong xúc tiến thu hút FDI mà cịn cải thiện khn khổ chính trị và
kinh tế của họ để nguồn lợi FDI phát huy hiệu quả tốt nhất.


1

1. Giới Thiệu
Các dịng vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt FDI là thành phần quan trọng của tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đến các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi thương mại
quốc tế đã tăng gấp đơi, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã tăng gấp 10 lần tính
trên khắp thế giới (Yeyati, Panizza, và Stein, 2007). Trong hai thập kỷ qua, những
tranh luận về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu khá phổ

biến. Xét trên cơ sở lý thuyết, có hai quan điểm trái ngược nhau, một là cho rằng đầu tư
trực tiếp nước ngồi có thể kích thích sự thay đổi cơng nghệ thơng qua chuyển giao
cơng nghệ nước ngồi và nhờ tính lan tỏa thúc đẩy phát triền nền kinh tế. Số bi quan
khác tin rằng FDI có thể lấn át đến đầu tư trong nước, làm cho nền kinh tế trong nước
dễ bị tổn thương, phụ thuộc, cạnh tranh phá hoại của các chi nhánh nước ngoài với
doanh nghiệp nội địa và ―hiệu ứng đánh cắp thị trường‖ là kết quả của khả năng hấp
thụ kém.
Biểu đồ 1.1: Diễn biến tăng trưởng thương mại quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 1970- 2014 tính trên tồn thế giới (%)
30000
25000
20000

Trade
FDI

15000
10000
5000
10 0

(Lấy năm 1970 làm năm gốc = 100%)
Nguồn dữ liệu: World Bank


2

Nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng minh là FDI có tác động đồng thời cả tích cực
lẫn tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi nhiều nghiên cứu khơng tìm thấy mối tương
quan. Nghiên cứu cấp độ doanh nghiệp thường cho ra kết luận FDI không thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế (Görg và Greenaway, 2004). Ngược lại, nhiều nghiên cứu kinh tế
vĩ mơ xác định vai trị tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù có một số
trường hợp ngoại lệ như Akinlo (2004), Herzer, Klasen, và Nowak-Lehmann (2008) và
Carkovic và Levine (2005) đã đưa ra những phát hiện cho thấy rằng dịng vốn nước
ngồi khơng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế. Xu hướng phát triển
của luồng vốn này đã góp phần thúc đẩy những tranh luận, nghiên cứu về các yếu tố
thu hút FDI và những lợi ích kỳ vọng mà FDI. Về lý thuyết, FDI dường như mang lại
nhiều lợi ích hơn so với các dịng tài chính khác (các khoản viện trợ, vốn vay, đầu tư
gián tiếp), ngoài việc làm tăng vốn cổ phần trong nước, nó có một tác động tích cực
đến tăng trưởng năng suất thơng qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý
(De Mello, 1997). FDI được cho là có xu hướng ổn định hơn so với các dịng vốn khác,
kể cả tính dễ tổn thương khi có sự biến động đột ngột làm thay đổi dịng chảy vốn.

1.1. Lí do chọn đề tài
Đề tài nghiên cứu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế đã
khơng cịn xa lạ, tuy nhiên với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển đổi mới thì đề tài
này ln tồn tại những vấn đề mà các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà đầu tư đa quốc
gia, các chuyên gia phân tích và các nhà nghiên cứu cần câu trả lời. Liệu mối quan hệ
FDI và tăng trưởng luôn luôn là một hướng? Một quốc gia muốn thu hút FDI thì phải
cải thiện những vấn đề gì? FDI phát huy hiệu quả tối đa đối với quốc gia có đặc điểm
như thế nào?…Bài nghiên cứu này góp một phần trả lời cho những câu hỏi trên.

1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố riêng biệt của mỗi quốc gia có tác động như thế nào đến quá trình hấp
thụ nguồn vốn FDI.


3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là bổ sung bằng chứng về ―yếu tố hấp thụ‖ FDI đối với các nền
kinh tế đang phát triển, mà FDI chính là nguồn vốn bên ngoài quan trọng mà các quốc
gia này đã, đang và sẽ đẩy mạnh thu hút. Và liệu họ có đủ điều kiện phát huy được lợi
ích mà họ thu hút được. Mục tiêu bài nghiên cứu là đưa ra được bằng chứng rằng việc
thu hút FDI bây giờ không phải là điều tất yếu cho sự tăng trưởng kinh tế nữa, mà là
đưa ra phương hướng, chính sách để sử dụng và phát huy tối đa nguồn FDI đó. Mà yếu
tố giúp hấp thụ lợi ích FDI, phát huy sự tăng trưởng đó chính là điều kiện nội tại của
chính các nền kinh tế của các quốc gia này.

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
Đưa ra bằng chứng về ―yếu tố hấp thụ‖ có liên quan đến mối quan hệ giữa FDI và tăng
trưởng, các yếu tố này là giáo dục, điều kiện kinh tế vĩ mô, thể chế. Từ đó, kết luận
được rằng, tầm quan trọng của chính sách tăng trưởng kinh tế bền vững là dựa trên sự
củng cố và hoàn thiện hệ thống thể chế, dựa trên nguồn lực vô tần quý giá là tăng
cương đẩy mạnh vốn con người cả lượng lẫn chất, và cuối cùng là ổn định môi trường
vĩ mô.

1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm 5 phần.
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Các nghiên cứu trước đây
Phần 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5 : Kết luận và kiến nghị


4

2. Các nghiên cứu trước đây
2.1. Khả năng hấp thụ

Khả năng hấp thụ bao gồm các khả năng tìm kiếm và lựa chọn cơng nghệ thích hợp
nhất để đồng hóa từ những cái hiện có, cũng như các hoạt động liên quan đến việc tạo
ra tri thức mới. Khái niệm về khả năng hấp thụ cho đến nay đã được hiểu là về năng
lực quốc gia, năng lực tìm kiếm cơng nghệ thay thế sẵn có và lựa chọn các cơng nghệ
thích hợp nhất, thành cơng trong việc chuyển giá, ứng dụng công nghệ sản xuất vào
từng điều kiện cụ thể, khơi tạo khả năng đổi mới quan trọng hơn nhất. Khả năng hấp
thụ cũng phản ánh năng lực của một quốc gia để tích hợp các nguồn lực hiện có và
khai thác cơng nghệ vào chuỗi sản xuất, và tầm nhìn để dự đốn quỹ đạo cơng nghệ
phù hợp và do đó khả năng này bị ảnh hưởng bởi môi trường công nghệ quốc tế. Điều
quan trọng là để nhấn mạnh sự hấp thụ là không thể tiếp thu kiến thức bên ngồi nếu
khơng có sự đầu tư vào khả năng của chính bản thân để đổi mới, bởi vì mỗi quốc gia
đều có nền tảng cơ sở ngầm đặc thù. Mức độ mà một quốc gia có thể khai thác các
nguồn lực bên ngoài phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nó, được hiểu nguồn lực và
kiến thức bên ngoài tương ứng với nhu cầu và mức độ am hiểu, ứng dụng và phát huy
của quốc gia đó.
Điều quan trọng là phải hiểu được các thành phần của khả năng hấp thụ nếu chúng ta
để hiểu làm thế nào nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, khả năng hấp thụ là quan
trọng cho sự phát triển vì nó cho phép nội hố các nguồn lực bên ngồi. Mặc dù khơng
phải là phương thức duy nhất, nhưng hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI được coi là
một trong những phương thức hiệu quả nhất mà qua đó có thể phát triển cơng nghệ và
đầu tư nghiên cứu có thể được xúc tiến (Narula và Dunning 2000). Các điểm đang phải
chú ý nuôi ở đây là đối với bất kỳ loại ngoại tác lan truyền để đạt được hiệu quả thì nội
tại nền kinh tế trong nước phải có trình độ phát triển phù hợp, tóm lại, hai điều kiện
cần và đủ là đầu tiên, hiệu ứng lan truyền phải tồn tại, và thứ hai là quốc phải có sự phù


5

hợp trong mức độ khả năng hấp thụ. Vì vậy, ngay cả khi tài sản cơng nghệ có sẵn, các
nguồn lực có sẵn, nhưng các quốc gia vẫn khơng thể nội hoá được các nguồn lực này.

Borensztein cùng cộng sự (1998) và Xu (2000) đã chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế chỉ ở những nước đang phát triển đã đạt được một mức độ tối
thiểu nhất định trong khả năng hấp thụ và có thể tích lũy nhiều kiến thức hơn một cách
nhanh chóng một khi đã tồn tại mức ngưỡng ban đầu của khả năng hấp thụ. Đơn giản
là tiếp thu công nghệ sẽ dễ dàng hơn một khi quốc gia đó ―học để hiểu‖ (Criscuolo và
Narula 2002). Và khả năng hấp thụ giảm dần tương tự như lý thuyết cận biên trong tài
chính doanh nghiệp. Việc giải thích của đường biên công nghệ tổng hợp được sử dụng
ở đây là xem như là khái niệm danh nghĩa, vì trong thực tế không thể định lượng và
quy ước được, cố định đường biên công nghệ trên cơ sở lý thuyết.

2.2. Hiệu ứng lan toả
Các nghiên cứu trước đây đã xác định những lợi ích mà FDI có thể mang lại cho nước
chủ nhà. Đồng thời với vốn vật chất là công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, và
khả năng cạnh tranh. Thật vậy, De Mello (1997) cho rằng FDI thường được coi là ―một
gói tổng hợp‖ của cổ phiếu vốn, bí quyết và cơng nghệ, và do đó tác động của nó đối
với tăng trưởng dự kiến sẽ đa dạng. Cùng hướng nghiên cứu đó, Borensztein (1998) đã
làm một so sánh giữa FDI và đầu tư trong nước góp phần như thế nào đến tăng trưởng
và công nhận rằng FDI là một phương thức quan trọng cho việc chuyển giao công nghệ
tiên tiến cho các nước đang phát triển. Ngoài ra, tác giả thấy rằng FDI góp phần vào
tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng cao trình độ của nguồn nhân lực ở nước sở tại. Tổ
chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD (2002a) báo cáo rằng ―FDI gây tác động lan
tỏa công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, góp phần hội nhập thương mại quốc tế,
giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn và tăng cường phát triển doanh
nghiệp‖. Trong báo cáo này, họ cũng đề cập đến công nghệ ―sạch‖ chuyển giao bởi
FDI có thể dẫn cải thiện điều kiện mơi trường và xã hội ở nước sở tại.


6

Mặc dù, những lợi ích của FDI thường vơ hình nhưng có thể đo bằng các kênh trong đó

FDI chuyển lợi ích của mình cho các nước tiếp nhận. Kokko (1992) chỉ ra bốn cách mà
FDI có thể chuyển giao công nghệ cho các công ty khác như: hiệu ứng bầy đàn (khả
năng bắt chước), hiệu ứng cạnh tranh, hiệu quả liên kết nước ngoài, và hiệu quả đào
tạo. Cụ thể hơn, Damijan, Kell, Majcen và Rojec (2003) cung cấp các kênh khác nhau
của việc chuyển giao công nghệ quốc tế cho các doanh nghiệp địa phương ở các nước
đang chuyển đổi. Một kênh đến từ công ty mẹ cho các chi nhánh địa phương và một là
từ các chi nhánh nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Bằng cách đánh giá các
lý thuyết về năng suất, tiền lương, xuất khẩu, tăng trưởng và các nền kinh tế đang
chuyển đổi, Görg & Greenaway (2004) xác định một loạt các kênh lan truyền có thể
tác động đến tăng trưởng đến nước sở tại. Bốn kênh được liệt kê: bắt chước, mua lại
công nghệ, cạnh tranh và xuất khẩu. Nunemkamp (2004) hỗ trợ ý tưởng rằng các cơng
ty địa phương có thể được hưởng lợi của người lao động thuê được đào tạo trước đó tại
các cơng ty đa quốc gia, các tập đồn. Tóm lại, các lợi ích từ FDI có thể được chuyển
giao cho nước tiếp nhận thơng qua hai cấp độ: các yếu tố kinh tế vĩ mô (quốc gia) và
kinh tế vi mô (công ty). Ở cấp độ vĩ mơ, lợi ích của FDI sẽ được chuyển giao bởi một
số kênh. Đầu tiên là công nghệ thông qua hiệu ứng cạnh tranh, bắt chước, liên kết nước
ngoài và kinh doanh với công ty địa phương. Thứ hai là lực lượng lao động đã qua đào
tạo, vừa học vừa làm, và tích lũy kinh nghiệm ở các cơng ty, chi nhánh cơng ty nước
ngồi. Ở cấp độ vi mơ, cơng ty trong nước được tính như một kênh chính để nhận được
những lợi ích của FDI liên quan đến các tác động lan truyền theo chiều ngang và theo
chiều dọc, và hiệu quả đào tạo, chuyển giao kiến thức, và lao động.

2.3. FDI và khả năng hấp thụ
Như đề cập trước đó, FDI tự nhiên có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, những lợi ích này cần
phải đi qua một quá trình chuyển đổi trước khi trở thành tác động lan tỏa của nước chủ
nhà. Q trình này địi hỏi quốc gia chủ nhà phải có đủ khả năng hấp thụ. ―Hấp thụ‖
FDI có nghĩa là sự đồng hóa của FDI trong một nền kinh tế nước chủ nhà nhất định.


7


Như vậy, ―khả năng hấp thụ‖ biểu thị lượng tối đa của FDI mà một nền kinh tế chủ có
thể đồng hóa hoặc hịa nhập vào nền kinh tế một cách có hiệu quả (Kalotay, 2000). Cụ
thể, có hai giai đoạn khả năng hấp thụ. Một là tiến hành các dự án FDI vào thực tế và
tiếp theo là chuyển đổi các lợi ích của FDI vào nền kinh tế nước chủ nhà, trở thành
nguồn lực của đất nước. Trong một ý nghĩa khác, Cohen & Levinthal (1990) đã chỉ
rằng các tổ chức cần có kiến thức có liên quan trước để có thể đồng hóa và sử dụng
kiến thức mới. Nói ngắn gọn, để tiếp thu kiến thức mới và tận dụng những lợi ích của
FDI càng nhiều càng tốt, nước chủ nhà cần phải có sự nền tảng ban đầu của kiến thức
và năng lực có liên quan. Năng lực nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu trước đó
là yếu tố cơng nghệ của cả hai cấp độ công ty và quốc gia, yếu tố được đề cập thứ hai
là lực lượng lao động mô tả bởi nguồn nhân lực và giáo dục, được tìm thấy là cần thiết
để tiếp thu và áp dụng công nghệ nước ngoài, và để tạo ra tăng trưởng dài hạn bền
vững (Cohen & Levinthal (1990) Bên cạnh đó, nước chủ nhà có thể cần các yếu tố
khác như một hệ thống tài chính. Một hệ thống tài chính phát triển tốt hơn tích cực góp
phần vào q trình phổ biến cơng nghệ liên quan đến FDI (Hermes và Lensink, 2003).
Cuối cùng, sự phát triển thể chế dường như đóng một vai trò khá quan trọng. Kalotay
(2000) định nghĩa các tổ chức như một chính sách đầu tư thân thiện và khn khổ hành
chính, trong khi Durham (2004) sử dụng các quy định về kinh doanh, bảo vệ quyền sở
hữu và tham nhũng là chỉ số thể chế.

2.4. Lý thuyết tăng trưởng – mơ hình tăng trưởng nội sinh
Hiểu biết về nguồn tăng trưởng kinh tế đã được phát triển như thế nào? Tăng trưởng
kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phúc lợi kinh tế của mỗi quốc gia và việc
tìm hiểu yếu tố nào tạo nên tăng trưởng từ lâu đã trở thành một trong những câu hỏi
trung tâm của kinh tế học. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống (Smith,
Ricardo,…) đã đề cao vai trò của vốn, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng
trưởng. Tuy nhiên, phải đến mơ hình Harrod-Domar của trường phái Keynes thì mối
quan hệ tiết kiệm, tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế mới được lượng hoá và mặc dù



8

mơ hình này cịn q đơn giản, nhưng nó đã trở thành cơ sở của chiến lược tích lũy vốn
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước sau chiến tranh thế giới thứ thứ hai.
Thất bại của chiến lược tăng trưởng chỉ dựa vào huy động tiết kiệm cao theo khuyến
nghị của chính phủ đã phủ một bóng mây nghi ngờ lên quan điểm truyền thống cho
rằng tích luỹ vốn là chìa khố của tăng trưởng kinh tế. Đến đây, lý thuyết tăng trưởng
đã phát triển lên một bước mới, với việc phân tách tăng trưởng về mặt sản lượng thành:
tăng trưởng thông qua tăng các đầu vào (lao động, vốn) và tăng trưởng thông qua tăng
năng suất (chẳng hạn, công nghệ mới). Trong dài hạn, một nền kinh tế cần tiến bộ cơng
nghệ để có thể nâng cao mức sống người dân, bởi nền kinh tế đó không thể tăng mãi
đầu vào lao động, đồng thời cũng gặp phải lợi tức cận biên giảm dần nếu tiếp tục tăng
thêm vốn vào q trình sản xuất.
Mơ hình tăng trưởng tân cổ điển (thường gọi là mơ hình tăng trưởng Solow) được coi
là mơ hình chuẩn đầu tiên, hội tụ được khá nhiều các yếu tố quyết định tăng trưởng
kinh tế dài hạn. Thế nhưng, mơ hình tăng trưởng tân cổ điển vừa là một thành công
lớn, lại vừa là một thất bại lớn. Một hạn chế lớn nhất của mơ hình tăng trưởng tân cổ
điển là trong dài hạn, nguồn tác động đến tốc độ tăng trưởng thu nhập bình qn đầu
người duy nhất trong mơ hình này là tốc độ tăng hiệu quả lao động lại được xác định
một cách ngoại sinh. Những hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã thúc đẩy
nhiều hướng nghiên cứu mở rộng mơ hình để phù hợp hơn với thực tế của các nước
đang phát triển và đã đưa đến sự ra đời của các mơ hình tăng trưởng nội sinh.
Một thế hệ mơ hình mới đã cất cánh ở nơi mà Solow còn để lại, vượt lên trên những
giả định về tỉ lệ tiết kiệm, tỉ lệ tăng trưởng cung lao động, trình độ kỹ năng lao động,
và nhịp độ thay đổi công nghệ cố định một cách ngoại sinh. Trên thực tế, giá trị của
các thông số này không được cho trước mà được xác định một phần thơng qua các
chính sách chính phủ, cơ cấu kinh tế, và nhịp độ phát triển. Các nhà kinh tế học đã bắt
đầu triển khai những mơ hình mới, trong đó một hay nhiều biến này được xác định
ngay trong mơ hình (nghĩa là các biến này trở thành biến nội sinh của mơ hình) Các mơ



9

hình này khác với mơ hình Solow ở chỗ giả định rằng nền kinh tế quốc gia phụ thuộc
vào sinh lợi tăng dần theo qui mô, chứ không phải sinh lợi không đổi theo qui mô. Việc
tăng gấp đôi vốn, lao động, và các yếu tố sản xuất khác sẽ dẫn đến tăng hơn gấp đôi
sản lượng. Khi điều này xảy ra, tác động của đầu tư đối với vốn nhân lực và vốn vật
lực sẽ mạnh hơn so với thể hiện qua mơ hình Solow.
Tương tự, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) dẫn đến những tri thức mới
chẳng những cho những người thực hiện việc đầu tư mà cả cho những người khác cuối
cùng được tiếp cận với tri thức đó. Lợi ích từ giáo dục không chỉ được xác định bởi
năng suất của một nhà khoa học hay một nhà quản lý được gia tăng bao nhiêu thông
qua đầu tư vào việc giáo dục đào tạo riêng người đó. Nếu nhiều nhà khoa học và nhà
quản lý đầu tư vào tri thức của riêng họ, thì sẽ có nhiều người có trình độ học hỏi lẫn
nhau, làm tăng lợi ích của giáo dục.
Một ý nghĩa quan trọng khác là, những nền kinh tế có sinh lợi tăng dần theo qui mô
không nhất thiết sẽ đạt đến mức thu nhập ở trạng thái dừng như trong mơ hình Solow.
Khi các yếu tố ngoại tác nhờ đầu tư mới có tác động lớn, sinh lợi giảm dần theo vốn sẽ
khơng nhất thiết phát huy tác dụng, vì thế tỉ lệ tăng trưởng sẽ không bị chậm lại, và nền
kinh tế không nhất thiết đi đến trạng thái dừng. Vì thế, gia tăng tỉ lệ tiết kiệm có thể
dẫn đến sự gia tăng lâu dài của tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Do đó, các mơ hình này có thể
giải thích cho sự kiện mà quan sát được là, tăng trưởng trên đầu người vẫn tiếp tục tại
các nước mà không dựa vào thay đổi công nghệ ngoại sinh. Hơn nữa, cũng không nhất
thiết dẫn đến kết luận rằng các nước nghèo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, vì
tăng trưởng khơng nhất thiết chậm đi khi thu nhập tăng, cho nên khơng có kỳ vọng về
sự hội tụ thu nhập. Sự chênh lệch ban đầu về thu nhập có thể vẫn cịn, hoặc thậm chí
cịn lớn hơn, nếu các nước giàu thực hiện những việc đầu tư có các yếu tố ngoại tác to
lớn. Vì tăng trưởng có thể kéo dài mãi mãi trong các mơ hình này mà khơng dựa vào
giả định thay đổi cơng nghệ ngoại sinh, nên chúng thường được gọi là mô hình tăng

trưởng nội sinh. Chúng có tiềm năng quan trọng giúp giải thích được sự tăng trưởng


10

tiếp diễn tại những quốc gia công nghiệp không bao giờ đi đến trạng thái dừng, đặc biệt
là những nước tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển những ý tưởng mới
dựa vào những công nghệ tiên tiến. Đối với các nước đang phát triển, các mơ hình mới
củng cố một số thơng điệp chính của các mơ hình Solow và Harrod Domar. Cũng như
những mơ hình trước, các mơ hình này cũng cho thấy tầm quan trọng của sự tích luỹ
yếu tố sản xuất và gia tăng năng suất trong q trình tăng trưởng.
Thật ra, lợi ích tiềm tàng của hai nguồn tăng trưởng này trong các mơ hình tăng trưởng
nội sinh thậm chí cịn lớn hơn do các yếu tố ngoại tác tiềm năng. Vì thế, giữa các mơ
hình này vẫn có những thơng điệp chính, nhất quán với nhau về tiết kiệm, đầu tư vào y
tế và giáo dục, sử dụng các yếu tố sản xuất một cách hết sức hiệu quả và năng suất cao,
và tìm ra những cơng nghệ mới phù hợp. Tuy nhiên, khả năng áp dụng các mơ hình
tăng trưởng nội sinh vào các nước đang phát triển vẫn còn là một đề tài gây tranh luận,
vì nhiều nước thu nhập thấp có thể đạt được tăng trưởng nhanh thơng qua ứng dụng
thích nghi cơng nghệ mới được xây dựng ở những nước có năng lực nghiên cứu tiên
tiến hơn, thay vì tự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Đối với nhiều nước thu nhập
thấp, giả định của mô hình Solow về thay đổi cơng nghệ ngoại sinh và sinh lợi không
đổi theo qui mô trong hàm tổng sản xuất có lẽ phù hợp hơn. Gọi là mơ hình tăng
trưởng nội sinh là bởi các mơ hình tăng trưởng mới này cố gắng nội hoá sự tăng
trưởng, nghĩa là giải thích tăng trưởng bên trong một mơ hình của nền kinh tế. Trong
mơ hình tăng trưởng nội sinh, tăng năng suất có được từ tích luỹ vốn con người hay các
hoạt động phát minh sáng chế là yếu tố tạo nên tăng trưởng dài hạn của thu nhập bình
quân đầu người.
Bởi thế, ý nghĩa to lớn của các mô hình tăng trưởng nội sinh là: tốc độ tăng trưởng dài
hạn có thể phụ thuộc vào hành động chính sách của chính phủ (đánh thuế, cung ứng cơ
sở hạ tầng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp các dịch vụ cơng liên quan đến giáo dục, y

tế…), vì các chính sách này có thể tác động tới các hoạt động sáng chế, phát minh và
tích lũy vốn con người. Câu hỏi cuối cùng là phải chăng các mơ hình tăng trưởng nội


11

sinh là những mơ hình tốt nhất cho nền kinh tế? Chẳng hạn, các mơ hình tăng trưởng
nội sinh cịn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế
ở các nước đang phát triển, mà đây cũng là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng, giống
như mức tiết kiệm và tích luỹ vốn con người thấp. Từ lâu các nhà kinh tế đã nhận ra
rằng các nhân tố phi kinh tế có mối tương tác với q trình tăng trưởng. Tuy nhiên,
trong các mơ hình tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh, lịch sử và thể chế khơng có vai
trị gì. Ý tưởng chính của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là thay đổi công nghệ ngăn
chặn suất sinh lợi theo vốn giảm dần xảy ra khi trữ lượng vốn tăng lên. Khơng có suất
sinh lợi giảm dần thì khơng có trạng thái dừng, và do đó khơng cịn kỳ vọng sự hội tụ
thu nhập giữa nước giàu và nước nghèo. Có nhiều mơ hình đã được đề xuất để trình
bày về khái niệm cơ bản này.
Romer (1986) dựa mơ hình của mình vào quan sát cho rằng một số loại tri thức là
khơng có tính tranh giành, nghĩa là chúng khơng thể bị sử dụng hết như hàng hóa và
dịch vụ thông thường. Tri thức lan tỏa từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác
đều có giá trị kinh tế, thực tế là rất nhiều giá trị vì mặc dù suất sinh lợi trên vốn có thể
giảm dần cho mỗi doanh nghiệp, nhưng tính tổng nền kinh tế thì nó lại khơng đổi hoặc
tăng dần. Việc tích lũy các phát minh sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc, nhưng những
đổi mới sáng tạo này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ cho những người
đưa ra ý tưởng ban đầu. Do đó phát minh là một dạng ngoại tác tích cực. Khi tri thức
lan tỏa, các công ty và cá nhân phát minh sẽ tận dụng để tạo ra sản phẩm mới, cải thiện
sản phẩm cũ, hoặc nâng hiệu quả sản xuất. Giả định suất sinh lợi khơng đổi theo qui
mơ của mơ hình Solow có thể khơng phải là mơ tả chính xác các mối quan hệ giữa
lượng vốn và lao động sử dụng với năng suất lao động. Hơn nữa khác với mô hình
Solow, tốc độ thay đổi cơng nghệ tác động lên tốc độ tăng trưởng, không chỉ mức thu

nhập ở trạng thái dừng.
Chính thức thì Romer giả định rằng năng suất lao động do trữ lượng tri thức (Ξ) quyết
định, sao cho sản lượng gộp được xác định bởi:


12

Y = F(K,L,Ξ) = KαL1-α Ξη
Trong đó η < 1. Một hàm ý quan trọng của mơ hình Romer là các doanh nghiệp có thể
đầu tư khơng đủ vào nghiên cứu và phát triển vì họ khơng thể nắm bắt tồn bộ lợi ích
từ đổi mới sáng tạo. Điều này gợi ý rằng các chính sách khuyến khích nghiên cứu và
phát triển như miễn thuế cho chi tiêu R&D hoặc các nghiên cứu do chính phủ tài trợ,
có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Mơ hình tăng trưởng nội sinh có sự hiện diện của
tác động lan tỏa cơng nghệ, tích lũy vốn tồn nền kinh tế, tác động tích cực đến sản
lượng ở cấp ngành có thể tạo ra hiệu suất quy mơ tăng dần cấp độ tồn nền kinh tế.
Romer (1993): Sản lượng có quan hệ với vốn, lao động, và tri thức. Đầu tư cho giáo
dục và đào tạo có thể làm tăng tri thức.
Lucas (1988): Vốn con người hay vốn nhân lực có hiệu suất tăng dần theo qui mô, và
tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ đầu tư cho từng loại vốn.
Một cách tiếp cận khác là bỏ hẵn lao động ra khỏi mô hình và giả định rằng vốn, gồm
vốn vật chất và vốn con người, nhận tất cả thu nhập quốc gia. Điều này có thể là những
chi phí cho yếu tố sản xuất được trả cho công nghệ bao hàm trong vốn và cho kỹ năng
bao hàm trong lao động, chứ khơng phải bản thân lao động. Mơ hình ―AK‖ (Rebelo
1992) giả định rằng tiến bộ công nghệ là suất sinh lợi không đổi theo vốn vật chất và
vốn con người (α =1) và khơng có tăng trưởng dân số, trong đó:
Y = AF(K) = AK
Miễn là đầu tư lớn hơn khấu hao, thì tăng trưởng là một hàm tăng dần theo tốc độ đầu
tư. Tăng trưởng dài hạn là nội sinh trong mơ hình này vì nó khơng cịn phụ thuộc vào
số dư không xác định. Đầu tư tác động trực tiếp lên tăng trưởng, không chỉ mức thu
nhập dài hạn như trong mơ hình Solow. Hàm ý chính sách quan trọng từ mơ hình này

là bất kỳ điều gì làm giảm tốc độ tích tụ vốn thì sẽ có tác động trực tiếp và lớn lên tốc
độ tăng trưởng. Ví dụ, chính sách thuế khơng khuyến khích đầu tư sẽ làm giảm tốc độ
tăng trưởng và mức thu nhập trong dài hạn.


13

Những phiên bản khác cũng được đề xuất, nhưng không có cách nào để kiểm chứng
những mơ hình này về mặt thực nghiệm vì chúng dựa nhiều vào những biến số mơ hồ,
không quan sát được như tổng tri thức và tiến bộ cơng nghệ. Nhớ lại rằng mơ hình
Solow không bao giờ đo lường thay đổi công nghệ, nhưng thay vào đó giả định rằng số
dư khơng giải thích được (nghĩa là những thứ khác ngoài vốn và lao động) là thước đo
khái quát về sự tiến bộ.

2.5. Nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
2.5.1.

Tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế

Nhiều nước đang phát triển khó được hưởng lợi từ hiệu quả tối đa từ tài nguyên thiên
nhiên do thiếu nhân lực, vốn và công nghệ. Hơn nữa, các chính trị, thể chế của quốc
gia này chưa hồn thiện có thể cản trở sự tích lũy vốn hoặc trở ngại đến việc sử dụng
các nguồn lực hiện có. Do đó, những quốc gia này tập trung vào nguồn vốn quốc tế
như các khoản viện trợ nước ngoài, các khoản vay, đầu tư trực tiếp và gián tiếp. So với
các nguồn vốn khác quốc tế, FDI được xem là đem lại nhiều lợi ích, chủ yếu bởi vì nó
là một dịng vốn tương đối ổn, giúp tăng cường năng lực sản xuất, tạo việc làm và đẩy
mạnh thương mại. Cũng có thể lập luận rằng FDI tạo ra ngoại tác tích cực thơng qua
chuyển giao cơng nghệ, kỹ năng tổ chức, quy trình sản xuất, đào tạo lao động…, và mở
rộng cửa cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường nước ngoài. Ngược lại,
các quốc gia này cung cấp cho cơng ty nước ngồi thị trường mới tương đối chưa được

khai thác, lao động khá rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng của dịng vốn FDI tồn cầu cũng như những tác động đến nền kinh tế
đang phát triển chính là động lực nghiên cứu cho hàng loạt tác giả nhằm trả lời những
câu hỏi về mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, những yếu tố thu hút FDI
và liệu FDI có tác động tiêu cực đến một số nền kinh tế đặc biệt khơng? Có hai cơ chế,
hai cách giải thích cho sự tác động của FDI đến tăng trưởng. Đầu tiên, FDI được dự
kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tăng năng suất ở các nước chủ thông qua


14

chuyển giao cơng nghệ. FDI có vẻ là cách trực tiếp và hiệu quả nhất của tiếp thu công
nghệ từ các nền kinh tế tiên tiến, do đó nó là một cơ chế quan trọng của hội nhập kinh
tế. Lập luận này đã được hỗ trợ bởi các nghiên cứu tăng trưởng nội sinh, trong đó nhấn
mạnh rằng dịng vốn FDI có khả năng tác động tích cực đến tăng trưởng dài hạn thơng
qua việc cải thiện trình độ, tay nghề của lao động qua đào tạo, truyền đạt kỹ năng quản
lý cũng như kỹ thuật, và công nghệ mới (Blomstrom và Kokko, 1998). Thứ hai, tăng
trưởng FDI có thể liên quan đến sự tích lũy vốn (Alguacil, Cuadros và Ort, 2008;
Bosworth và Collins, 1999). Trong trường hợp này, tác động của FDI chỉ phụ thuộc
vào ảnh hưởng của nó đối với đầu tư trong nước. FDI có khuynh hướng bổ sung vào
đầu tư tư nhân và khu vực mậu dịch và làm gia tăng đầu tư trong khu vực tư nhân,
trong khi đó viện trợ hoặc các khoản vay từ ngân hàng nước ngồi có khuynh hướng
bổ sung vào khu vực cơng và sản xuất hàng hóa phi mậu dịch. Khan và Reinhart
(1990) cho rằng tác động của đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với
đầu tư chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng chứng minh mối quan hệ tiêu
cực của FDI đến tăng trưởng khi cho rằng FDI lấn át đầu tư tư nhân.
2.5.1.1.

FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế


Từ thế kỷ trước, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết ―vòng luẩn quẩn
của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài‖. Theo lý thuyết này, đa số các nước đang
phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế. ―Những nước dẫn đầu trong
chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việc tạo vốn. Trái
lại, những nước nơng nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệm được 5% thu nhập
quốc dân. Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bé này phải dùng để cung
cấp nhà cửa và những cơng trình giản đơn cho số dân đang tăng lên‖.
Trong sách ―Những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển‖, R.Nurkes đã
trình bày hệ thống phương pháp giải quyết vấn đề vốn. Theo ông, xét về lượng cung,
thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thu nhập thực tế. Mức
thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, năng suất lao động thấp phần lớn


15

do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả của khả năng tiết kiệm ít
ỏi. Và thế là cái vòng được khép kín. Trong cái ―vịng luẩn quẩn của sự nghèo đói‖,
ngun nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngồi được
ơng xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển.
FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là một luồng vốn ổn định
hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về
thị trường, về triển vọng tăng trưởng và khơng tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.
2.5.1.2.

FDI tạo bước phát triển cho cơng nghệ

Có thể nói cơng nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọi
quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trị này càng được khẳng định. Bởi
vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên phát

triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này địi hỏi khơng
chỉ cần nhiều vốn mà cịn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học - kỹ
thuật. Đặc biệt, FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ
cho nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao
cơng nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở
nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước
chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Helleiner (1989) cho rằng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) khơng chỉ ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn đầu tư, mà còn
ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi tính hiệu quả của đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi khơng chỉ là sự dịch chuyển các qũy đầu tư, mà còn là sự chuyển giao hàng loạt
các nhân tố: công nghệ mới, kỹ năng quản lý, kênh phân phối quốc tế, bí quyết sản
xuất và kinh doanh và các nhân tố khác. Tóm lại, FDI có thể đóng góp trong việc
chuyển giao cơng nghệ và tăng năng suất tổng hợp các nhân tố mặc dù những tác động
này đo lường rất khó khăn.


16

Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi
các đa quốc gia, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của
nó. Bên cạnh việc chuyển giao các cơng nghệ sẵn có, thơng qua FDI, các cơng ty đa
quốc gia cịn góp phần làm tăng năng lực ngiên cứu và phát triển công nghệ của nước
chủ nhà. Mặt khác, trong q trình sử dụng các cơng nghệ nước ngồi (nhất là ở các
doanh nghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo
từ công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của mình. Đây
là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việc phát triển công
nghệ ở các nước đang phát triển.
2.5.1.3.

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm


Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa, củng cố chỗ
đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan tâm đến
việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Số lao động trực tiếp làm
việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI cũng tạo ra
thêm nhiều cơ hội việc làm. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, các dự án FDI sử
dụng nhiều lao động đã tạo nhiều việc làm. FDI cũng có tác động tích cực trong phát
triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo
dục đào tạo. Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có
cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản
lý tiên tiến. Các doanh nghiệp FDI cũng có thể tác động tích cực đến việc cải thiện
nguồn nhân lực ở các cơng ty khác mà họ có quan hệ, đặc biệt là các công ty bạn hàng.
Những cải thiện về nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt hiệu quả
lớn hơn khi những người làm việc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc
cho các doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới. Đầu tư
nước ngồi cịn có vai trị đáng kể đối với tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng cho


×