Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn thạc sĩ mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Nguyễn Thị Tâm Hằng

MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Nguyễn Thị Tâm Hằng

MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 1
1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 3
1.5 PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.5.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ...................................................................... 4
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ........................................... 6
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ...................................................... 6
2.1.1 Cộng đồng .................................................................................................... 6
2.1.2 Nông thôn ..................................................................................................... 6
2.1.3Xây dựng nông thôn mới............................................................................... 8
2.1.4 Vai trò của cộng đồng dân cư .................................................................... 10
2.1.6 Thang đo về sự tham gia của cộng đồng dân cư ........................................ 12
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ....................................................... 13
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 16

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 16
3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 16
3.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 17
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 18
3.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................... 19
CHƯƠNG 4......................................................................................................... 24
i


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 24
4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN CỜ ĐỎ.................................................................................................. 24
4.1.1 Tình hình xây dựng NTM tại huyện Cờ Đỏ............................................... 24
4.1.2 Tình hình xây dựng NTM tại xã Thới Đông .............................................. 27
4.1.3 Tình hình xây dựng NTM tại xã Trung Hưng ........................................... 30
4.1.4 Tình hình xây dựng NTM tại xã Trung An ................................................ 33
4.1.5 Tình hình xây dựng NTM tại xã Thạnh Phú .............................................. 36
4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ QUA KẾT QUẢ
KHẢO SÁT ......................................................................................................... 39
4.2.1Thông tin cơ bản về chủ hộ ......................................................................... 39
4.2.2 Nguồn lực của hộ ....................................................................................... 40
4.3 THỰC TRẠNG THAM GIA ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........... 44
4.3.1 Hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới .......... 44
4.3.2 Sự tham gia – đóng góp của cộng đồng dân cư vào xây dựng nông thôn
mới ....................................................................................................................... 47
4.3.2.1 Tiêu chí quy hoạch .................................................................................. 47
4.3.2.2 Tiêu chí giao thông.................................................................................. 49
4.3.2.3 Tiêu chí thủy lợi ...................................................................................... 51
4.3.2.4 Tiêu chí điện ............................................................................................ 52

4.3.2.5Tiêu chí nhà ở ......................................................................................... 54
4.3.2.6Tiêu chí thu nhập ................................................................................... 55
4.3.2.7Tiêu chí hộ nghèo.................................................................................... 57
4.3.2.8Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ............................... 58
4.3.2.9Tiêu chí giáo dục..................................................................................... 58
4.3.2.10Tiêu chí y tế ........................................................................................... 59
4.3.2.11Tiêu chí văn hóa ................................................................................... 60
4.3.2.12 Tiêu chí môi trường............................................................................. 61
4.4SỰ SẴN LÒNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI................................................................................ 65
4.4.1 Kiểm tra độ phù hợp của thang đo ............................................................. 65
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá các biến ảnh hưởng đến sự tham gia ............ 65
ii


4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................................... 74
CHƯƠNG 5......................................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................. 78
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 78
5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................................................... 79
5.2.1 Chính quyền ............................................................................................... 79
5.2.2 Người dân ................................................................................................... 79

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình phân tích nhân tố khám phá ........... 20

Bảng 4.1: Diện tích tự nhiên xã Thới Đông ........................................................ 28
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thực hiện đối với từng tiêu chí .............................. 29
Bảng 4.3: Diện tích tự nhiên xã Trung Hưng...................................................... 31
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả thực hiện đối với từng tiêu chí .............................. 32
Bảng 4.5: Diện tích tự nhiên xã Trung An .......................................................... 33
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thực hiện đối với từng tiêu chí .............................. 35
Bảng 4.7: Diện tích tự nhiên xã Thới Đông ........................................................ 36
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả thực hiện đối với từng tiêu chí .............................. 38
Bảng 4.9: Thông tin cơ bản của chủ hộ .............................................................. 39
Bảng 4.10: Nghề nghiệp của dân cư trên địa bàn nghiên cứu ............................ 41
Bảng 4.11: Mục đích sử dụng đất ....................................................................... 42
Bảng 4.12: Diện tích đất sản xuất ....................................................................... 42
Bảng 4.13: Số thành viên gia đình và số lao động của hộ .................................. 43
Bảng 4.14: Số thành viên và số lao động gia đình phân theo số lượng .............. 44
Bảng 4.15: Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới45
Bảng 4.16: Nguồn thông tin về xây dựng nông thôn mới................................... 46
Bảng 4.17: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí quy hoạch........... 48
Bảng 4.18: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí giao thông .......... 50
Bảng 4.19: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí thủy lợi ............... 51
Bảng 4.20: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí điện .................... 53
Bảng 4.21: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí nhà ở .................. 55
Bảng 4.22: Thu nhập trung bình các ngành nghề ............................................... 56
Bảng 4.23: Thu nhập trung bình của nông hộ ..................................................... 56
Bảng 4.24: Mức độ tương trợ cho các hộ nghèo trong vùng .............................. 57
Bảng 4.25: Thời gian làm việc trong năm của hộ ............................................... 58
Bảng 4.26: Tình hình phổ cập giáo dục tại nông hộ ........................................... 59
Bảng 4.27: Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào tiêu chí y tế ................ 59
Bảng 4.28: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí văn hóa ............... 61
Bảng 4.29: Nguồn nước sử dụng......................................................................... 62
iv



Bảng 4.30: Phương thức xử lý chất thải.............................................................. 62
Bảng 4.31: Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong tiêu chí môi trường ......... 63
Bảng 4.33: Ma trận điểm hệ số nhân tố .............................................................. 70
Bảng 4.34: Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng dân
cư ......................................................................................................................... 75
Bảng 4.35: Tác động biên của những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia
của cộng đồng dân cư .......................................... Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thang đo về sự tham gia của cộng đồng dân cư ................................. 13
Hình 3.1. Khung nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.3. Các biến sử dụng trong mô hìnhOLS.................................................. 23
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ ........................................................ 25
Hình 4.2. Mô hình tác động sau khi phân tích .................................................... 76

vi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, tiến trình xây dựng nông thôn mới ngày càng
được Chính phủ quan tâm, thực hiện triệt để hơn, được thể hiện rõ rệt qua hệ
thống văn bản chỉ đạo được cập nhật và ban hành liên tục trong giai đoạn 10
năm trở lại đây. Cụ thể sau khi Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện
quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết khẳng định
nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngay sau đó là sự ra đời của
Thông báo số 238 –TB/TW ngày 7/4/2009, triển khai thí điểm cho 11 xã thuộc
đại diện 11 tỉnh thành trên cả nước. Đây là tiền đề giúp xác định được nội dung,
phương pháp, nguyên tắc trong chỉđạo xây dựng nông thôn mới, rà soát quy
hoạch và xây dựng bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới mà kết quả đến hiện
tại là Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT, ban hành ngày 4/10/2013. Trong giai
đoạn này với sự chỉđạo linh hoạt của Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới cũng có nội dung thực hiện ngày càng xoáy sâu vào
trọng tâm hơn khi mà các tiêu chí căn bản và quan trọng được lựa chọn thực
hiện (theo Quyết định 639/QĐ-TTg ngày 5/5/2014) gồm các tiêu chí như: tiêu
chí thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giao thông. Kèm theo đó
là khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia phong trào
thi đua theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới” đã ra đời từ năm 2011 và Quyết định số 720/QĐ-TTg
ngày 25/5/2014 về việc tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Trong phong trào cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới thì sau gần 5
năm thực hiện Thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả tích cực, diện mạo
nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng
được nâng cao. Theo Báo điện
Tử cần thơ (2015)thì đến tháng 8 năm 2015 Thành phố Cần Thơ có 7 xã đạt
chuẩn nông thôn mới, 19 xã đạt từ 15 đến 19 tiêu chí và 10 xã đạt từ 12 đến 14
tiêu chí. Trong đó, huyện Cờ Đỏ đến 6 tháng đầu năm 2015 thì có 1 xãđạt chuẩn
nông thôn mới, 1 xãđạt 17/20 tiêu chí, 1 xãđạt 16/20 tiêu chí, 4 xãđạt 13-15 tiêu
chí và 2 xãđạt 12 tiêu chí. Đểđạt được kết quả này cần phải hìnhthành một tổ
chức đồng bộ, phát huy sức mạnh nội lực bên trongtừ việc chỉ đạo, hướng
1



dẫnthực hiện các tiêu chí, đến công tác tuyên truyền vận động nguồn lực từ cộng
đồng dân cưđịa phương để quá trình nông thônmới đi vào chiều sâu, chất lượng,
hiệu quả, bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc cần cải thiện về nhận thức vai
trò, trách nhiệm, đặc trưng cơ bản cũng như yếutố tác động đến chủ thể xây
dựng nông thôn mới. Phải có định hướng, phươngpháp, hệ thống pháp lí kèm
theo, có sự tham gia trực tiếp của người dân vớivai trò chủ thể, các tầng lớp, các
tổ chức xã hội; Chủ động sáng tạo của các địaphương, từ lãnh đạo các cấp, các
ngành đến quần chúng… Trong đó, sự đồngthuận và đóng góp của cộng đồng
dân cưđịa phương là yếu tố quan trọng trong tiến trình xâydựng nông thôn mới.
Đối với thực trạng huyện CờĐỏ hiện tại thì việc tiến đến đạt chuẩn nông thôn
mới cho tất cả các xã vẫn là một quảng đường dài. Vì thế nghiên cứu “Mức độ
tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cờ
Đỏ Thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự
đồng thuận vàđóng góp của cộng đồng dân cư trên địa bàn nghiên cứu, từđó
giúp cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được vận
hành nhanh chóng, hiệu quả và bền vững hơn.
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Việc tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ đang diễn ra như thế nào?
(2) Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới
tại huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ đạt đến mức độ nào?
(3) Các yếu tố nào có ảnh hưởng ý nghĩa đến mức độ tham gia của cộng
đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện CờĐỏ Thành phố
Cần Thơ?
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ, từ đó gợi ý một số chính sách nhằm

nâng cao tính tham gia, phát huy tối đa vai trò của cộng đồng dân cư trong xây
dựng nông thôn mới giúp cho nông thôn phát triển toàn diện và bền vững hơn.

2


1.3.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu,
mô tả thực trạng về sự tham gia, đóng góp, quyết định trong xây dựng nông thôn
mới của cộng đồng dân cư trên địa bànhuyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ.
(2) Đánh giá mức độ sẵn lòng tham gia của cộng đồng dân cư đối với các
tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện CờĐỏ Thành phố Cần
Thơ.
(3) Xác định các yếu tốảnh hưởng có ý nghĩa đến mức độ tham gia xây
dựng nông thôn mới của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Cờ Đỏ Thành phố
Cần Thơ.
(4) Gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao tính tham gia, phát huy tối đa
vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng việc
tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cờ Đỏ
Thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để đánh giá mức độ sẵn
lòng tham gia của cộng đồng dân cư đối với các tiêu chí trong xây dựng nông
thôn mới tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, để phân tích các nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ tham gia của dân cư đối với các nhóm tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu bài viết sử dụng hàm hồi qui OLS.
Trong đó, biến phụ thuộc Y là mức độ tham gia vào xây dựng nông thôn mới
của hộ, được đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức độ. Các biến độc lập(Xi) là
các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư được xác định sau

khi phân tích EFA.
1.5 PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn xã Trung An (đạt 20/20 tiêu chí), Trung Hưng (đạt 15/20 tiêu
chí), ThớiĐông (đạt 17/20 tiêu chí) và Thạnh Phú (đạt 12/20 tiêu chí) huyện Cờ
Đỏ thành phố Cần Thơ (UBND Huyện CờĐỏ, 2015), chiếm 11,1% tổng số xã
nông thôn mới toàn thành phố. Do mỗi vùng miền trên cả nước đều có các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán khác nhau nên nghiên cứu chỉ
tiến hành trên phạm vi giới hạn huyện nhằm để gợi ý chính sách sẽ sát với thực
3


tế địa phương hơn. Tiêu chí đạt được của 4 xã thuộc huyện có cả số tiêu chí thấp
nhất, cao nhất và số tiêu chí trung bình chung có thể đảm bảo tính đại diện cho
địa bàn nghiên cứu.
1.5.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong giới hạn của nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích sự tham gia,
đóng góp, ra quyết định của đối tượng dân cư trên địa bàn và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư tại thời điểm nghiên cứu. Vấn đề
có sự thay đổi trong mức độ tham gia của cộng đồng dân cư hay không sẽ không
được đề cập đến trong nghiên cứu này.
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương
Chương 1 – Giới Thiệu: Trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài Mức độ tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ. Thêm vào đó, chương này cũng trình
bày các vấn đề như câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới hạn
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 – Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu: Nội dung chương này
chủ yếu trình bàycác lý thuyết liên quan về khái niệmcộng đồng , cộng đồng
nông thôn, nông thôn, nông thôn mới, vai trò của cộng đồng dân cư cũng như sự

tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, chương này
cũng trình bày các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thang đo về sự tham gia
của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, nội dung của chương còn đề cập đến các
công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới, vai trò của cộng đồng dân cư
trong quá trình xây dựng nông thôn mới. sự tham gia đóng góp của người dân
đối với một số lĩnh vực khuyến nông, ngân hàng ...
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp giúp cho
việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài như phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phương pháp hồi qui sử
dụng mô hình OLS.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên kết
quả xử lý dữ liệu thông qua các phương pháp được trình bày ở chương 3. Nội
dung của chương sẽ mô tả địa bàn nghiên cứu, mô tả thực trạng việc tham gia
của người dân trong xây dựng nông thôn mới, mức độ tham giacủa người dân và

4


các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Cờ Đỏ Thành phố Cần Thơ.
Chương 5 – Kết luận và gợi ý chính sách: Tóm tắt các kết quả trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu và gợi ý một số chính sách giúp cho việc xây dựng nông
thôn mới được thuận lợi.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.1.1 Cộng đồng
Theo Tô Duy Hợp (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ
chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu
ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác
và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm đó có thể làđặc điểm về kinh tế xã hội; đặc điểm về huyết thống; mối quan tâm và quan điểm; môi trường, nhân
văn.
Theo khái niệm của Trương Văn Tuyển (2007) thì cộng đồng là một nhóm
người có chung một hay nhiều đặc điểm nàođó, cộng đồng là một khái niệm
rộng tùy vào cách tiếp cận của nghiên cứu, các tiêu chí của nghiên cứu, các hoạt
động mà cộng đồng sẽ bao gồm một hay nhiều các đối tượng xã hội khác nhau.
Vì thế một cá nhân cùng lúc là thành viên của nhiều cộng đồng khác nhau và
một cộng đồng lớn có thể bao gồm nhiều cộng đồng nhỏ.
Trương Văn Tuyển (2007) cũng mở rộng khái niệm này cho cộng đồng
nông thôn, đây là một cộng đồng mà các thành viên của cộng đồng có hoạt động
sinh kế dựa vào nông nghiệp, dựa vào tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động
trồng trọt chăn nuôi. Cộng đồng này sẽ có xu hướng chuyển đổi thành cộng
đồng thành thị do ảnh hưởng của đô thị hóa, sinh kế của cộng đồng này sẽ giảm
dần sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và được đa dạng hóa với
nhiều ngành nghề khác nhau theo nhu cầu thị trường.
Đinh Phi Hổ (2011) có nhận định về cộng đồng theo 2 hướng: “Cộng đồng
như là một hình thể xã hội thực tế thể hiện qua tính địa phương” hoặc “Cộng
đồng được xem xét trong phạm vi rất rộng của những hoạt động và những đặc
tính cụ thể điển hình cho cuộc sống hàng ngày nhưng không cần thiết tương
đồng với nhau về một phương diện nào đó”.
2.1.2 Nông thôn
Theo Tô Duy Hợp (1997) thì nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa
bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được
xem xét trên nhiều góc độ nhưkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

6



Có thể hiểu nông thôn theo hai cách khác nhau, nông thôn có thể là lãnh
thổ hay là một đại diện xã hội cho một cộng đồng có chung lợi ích, văn hóa,
cách sống. Tuy nhiên theo tác phẩm của Plessis, Beshiri, Bollman và
Clemenson(2002) thì trên thế giới nông thôn thường được hiểu theo khái niệm
lãnh thổ với quy mô dân số, mật độ dân số, bối cảnh cư trú, bối cảnh thị trường
lao động đặc trưng. Với các quốc gia thuộc nhóm OECD thì nông thôn được
phân loại theo các chi tiết về quy mô dân số; mật độ dân số; mức độ tập trung
của các khu vực đô thị - trung tâm thị trường lao động và tỷ trọng của nông
nghiệp (United Nations, 2007).
Sự phân biệt nông thôn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quy định
cho từng vùng, trong đó nhiều nước đã thống nhất coi số lượng dân cư làm tiêu
chí để quy định đô thị. Từ điển Bách khoa của Liên Xô năm 1986 có định nghĩa
đô thị là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư ở đó làm ngoài nông nghiệp. Còn
trong từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 đã định
nghĩa đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả
công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn. Cho đến nay trên thế giới đều thống nhất
coi đô thị là một điểm dân cư tập trung với số lượng lớn, mật độ cao và tỷ lệ
người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn hẳn người làm nông nghiệp. Tuy
nhiên, về tiêu chí cụ thể thì có sự khác nhau giữa các nước, xuất phát từ đặc
điểm riêng của từng nước. Ví dụ xét về dân số tối thiểu của một đô thị thì Liên
bang Nga quy định 12.000 người, Thụy Sĩ - 10.000 người, trong khi Cu Ba,
Kênya - 2.000 người, Grênada - 200 người, Uganda - 100 người. Về mật độ dân
cư ở đô thị, các nước cũng có quy định khác nhau, Phần Lan quy định ít nhất là
500 người trên một dặm vuông (xấp xỉ 2.600.000 m2 ), Ấn Ðộ - 1.000 người. Về
tỉ lệ dân số không làm việc trong ngành nông nghiệp ở một đô thị, Nhật Bản và
Hà Lan quy định là 60-65%, Liên bang Nga quy định là 85%.
Còn tại Việt Nam, theo thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng
8 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì

“Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". Quyết
định số 132-HÐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
quy định nước ta có năm loại đô thị như sau:
- Ðô thị loại 1: Dân số đạt từ 1 triệu người trở lên, mật độ dân cư từ 15.000
người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động ngoài nông nghiệp từ 90 % trở lên.
- Ðô thị loại 2: Dân số từ 350.000 đến 1 triệu người, mật độ dân cư 12.000
người/km2 , tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên.
7


- Ðô thị loại 3: Dân số từ 100.000 đến 350.000 người, mật độ dân cư đạt từ
10.000 người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên.
- Ðô thị loại 4: Dân số từ 30.000 đến 100.000 người, mật độ dân cư đạt từ
8000 người/ km2 trở lên, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên.
- Ðô thị loại 5: Dân số từ 4.000 đến 30.000 người, mật độ dân cư từ 6.000
người/km2 trở lên, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên.
Như vậy, khu vực nông thôn được xác định là những khu vực nằm ngoài
các tiêu chí quy định trên. Có thể coi nông thôn Việt Nam bao gồm các địa bàn
dân cư có số lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000
người/ km2 và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỉ lệ lao động
nông nghiệp đạt từ 40% trở lên.
Một khái niệm khác về nông thôn được hiểu như sau: “Nông thôn là phần
lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. ( Thông
tư 41/2013/BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)
Theo quan điểm củaTô Xuân Dân (2012) nông thôn được hiểu nhiều hơn
theo khía cạnh cảm nhận về không gian sống của con người. Nông thôn hiện đại
là một không gian rộng lớn mà tại đó con người được sống, gắn bó hài hoà với
thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, sông núi, đất trời, không ngột ngạt trong

những thành phố đầy chọc trời, bê tông, sắt thép và kính. Nông thôn hiện đại là
nơi nghỉ mát trong lành, nơi giải trí phong phú, là vùng du lịch sinh thái đa dạng,
yên tĩnh, thanh bình…
2.1.3Xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu của Ellis và Biggs (2001) cho rằng từ những năm 2000 cho tới
nay phát triển nông thôn luôn gắn với mục tiêu giảm nghèo của các quốc gia dựa
theo cách tiếp cận sinh kế bền vững. Việc xóa đói giảm nghèo là trung tâm của
phát triển nông thôn, các chính phủ cũng có xu hướng chuyển từ tiếp cận nghèo
đơn chiều sang nghèo đa chiều. Khái niệm phát triển nông thôn hiện đại được
phát triển với nhiều định nghĩa khác nhau. Lazdinis (2006) có nhận định quan
điểm mới về phát triển nông thôn của cộng đồng Châu Âu thể hiện ở ba mục
tiêu: 1) Cải thiện năng lực cạnh tranh của nông lâm nghiệp bằng cách hỗ trợ tái
cấu trúc, phát triển và đổi mới; 2) Cải thiện môi trường và cảnh quan nông thôn
qua việc hỗ trợ quản lý đất đai; và 3) Cải thiện chất lượng đời sống nông thôn và
khuyến khích đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. Trước đó Dower (2001)đã định
nghĩa “Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã
8


hội, kinh tế, văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của
người dân địa phương”. Vào năm 2006,Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có định nghĩa
phát triển nông thôn có nghĩa là “cải thiện các điều kiện của cộng đồng nông
thôn một cách tổng thể, bao gồm kinh tế và chất lượng cuộc sống ở các phương
diện khác như môi trường, sức khỏe, cơ sở hạ tầng và nhà ở”. Tổ chức Hợp tác
Phát triển Kinh tế OECD vào năm 2007 cho rằng phát triển nông thôn có ba
phương diện: lãnh thổ, chủ đề phát triển và thời gian. Theo đó mỗi vùng lãnh thổ
có sự khác biệt về các vấn đề khó khăn, triển vọng, cơ hội và các mục ưu tiên
phát triển khác nhau,phát triển nông thôn có liên quan đến các vấn đề nhân khẩu
học, kinh tế, xã hội và môi trường, vì thế nhấn mạnh tầm quan trọng của tính
tổng hợp theo chiều ngang, phối hợp giữa các ngành của các hoạt động và chính

sách. Về thời gian thì phát triển nông thôn là một khái niệm mang tính động nên
phải được hiểu là tiến trình trung hạn và dài hạn được phản ảnh ở các khía cạnh
thay đổi công nghệ, kinh tế, và xã hội. IFAD (2009) cũng dựa trên quan điểm
lãnh thổ để đề xuất khái niệm phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
(Community-driven development) và đề cao sự tự chủ của cộng đồng địa
phương trong tiến trình phát triển nông thôn. Tiếp theo đó Nimal (2008) đã diễn
giải mô hình Phát triển nông thôn gồm ba phương diện kinh tế, xã hội và chính
trị, tạo ra năng lực và cơ hội để tham gia vào và hưởng lợi từ quá trình phát
triển, tạo ra năng lực và cơ hội để tham gia vào quá trình chính trị và phát triển
xã hội toàn diện.
Có thể thấy quan niệm hiện đại về phát triển nông thôn tập trung vào bốn
nội dung như sau:
Chính trị và thể chế: xây dựng quyền sở hữu cộng đồng; phân quyền và thể
chế hóa sự tham gia của công chúng; thúc đẩy sự tiếp cận công bằng đến các
nguồn lực có giới hạn và cơ hội; đưa ra các giải pháp cung ứng dịch vụ.
Văn hóa – xã hội: tái phát hiện và xây dựng các nền tảng xã hội, văn hóa
vùng và địa phương; đối phó với rủi ro và bất lợi thông qua hệ thống an sinh xã
hội.
Kinh tế: tạo ra cơ hội việc làm thông qua đa dạng hóa nghề nghiệp; tạo ra
giá trị gia tăng cho vùng; kiện toàn năng lực để đối mặt với thị trường.
Môi trường: quản lý tài nguyên tự nhiên theo cách bền vững và tạo ra các
thỏa ước sử dụng mang tính cộng đồng.
Theo OECD (2006) thì trong bốn nội dung trên thì vai trò của phát triển
kinh tế nông thôn vẫn được xem trọng nhất, đặc biệt là ngành nông nghiệp, vì
nông nghiệp tạo ra động lực phát triển kinh tế cho các vùng nông thôn. Mối gắn
9


kết giữa ngành nông nghiệp, ngành kinh tế chủ yếu ở khu vực nông thôn và phát
triển nông thôn là hết sức chặt chẽ.

2.1.4 Vai trò của cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư - vai trò trung tâm của phát triển nông thôn: trong phát
triển nông thôn thì người dân vừa phải là những người thụ hưởng chính, đồng
thời cũng là những người hoạt động chủ yếu. Ở nước ta hiện nay có hơn 75%
dân sống ở các vùng nông thôn và mỗi năm dân số nông thôn tăng hơn 1%,
những người này cần được khuyến khích ở lại nông thôn để tránh tình trạng quá
đông dân ở các thành phố, mà tình trạng này đã gây ra sự nghèo khổ ở các nước
khác trong khu vực Đông Nam Á trong khi mức thu nhập bình quân ở các vùng
nông thôn còn thấp nhiều so với các thành phố. Hàng vạn người đang sống trong
cảnh nghèo túng, bao gồm những người không có đất đai và những nông dân
sống trên những vùng đất rất xấu. Trên 7 triệu dân nông thôn hiện đang không
có công ăn việc làm hoặc không có đủ việc làm (Tô Xuân Dân, 2012).
Bên cạnh đó Michael Dower (2004) cũng khẳng định cộng đồng dân cư
mang lại những lợi ích và là những người đóng góp cho quá trình phát triển
nông thôn to lớn này thông qua các tổ chức quần chúng, bao gồm những tổ chức
đại diện cho nôngdân, phụ nữ, thanh niên và cựu chiến binh: họ có thể giúp huy
động công sứcvà tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ chức của họ và có thể
cung cấpcác dịch vụ mở rộng, đào tạo và tín dụng.
Trong nghiên cứu này vai trò của cộng đồng dân cư sẽ được phân tích sâu
hơn và không đề cập đến các tổ chức xã hội trong vùng nghiên cứu.
2.1.5 Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Theo Ban chỉ đạo nông thôn mới (2012) thì trong xây dựng nông thôn mới
cộng đồng trong nghiên cứu (bao gồm cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội
chính thức/phi chính thức) có vai trò cùng nhau xây dựng quy hoạch, phát triển
hạtầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi
trườngđể đáp ứng nhu cầu lợi ích chung. Trong đó, cộng đồng dân cư có thể
tham gia, đóng góp ở những hình thức cụ thể cho từng tiêu chí như sau:
1) Tiêu chí quy hoạch: Cộng đồng dân cư phải tuân thủ quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới sau khi được công bố.
2) Tiêu chí giao thông: Cộng đồng dân cư cùng với Nhà nước, đoàn thể,

doanh nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới trong các chương trình nhà
nước và nhân dân cùng làm như: hưởng ứng việc hiến đất xây đường liên ấp,

10


liên xóm, hiến đất xây trường mẫu giáo,… Đối với người không có đất thì góp
công sức lao động, tham gia quản lý, giám sát công trình.
3) Tiêu chí thủy lợi: Các công trình thủy lợi thì phải có phân cấp quản lý cụ
thể cho từng công trình, có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý, vận
hành và khai thác công trình thủy lợi. Công trình được nạo vét, phát hoang, sửa
chữa thường xuyên hàng năm chống xuống cấp, đảm bảo việc khai thác, sử dụng
hiệu quả, không để xảy ra ô nhiễm nguồn nước.
4) Tiêu chí môi trường: Cộng đồng dân cư có thể tham gia:
- Tổng vệ sinh theo phát động của cơ quan, đoàn thể.
- Sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt phải được thu gom
hoặc đốt.
- Mọi người dân cần hưởng ứng chủ trương gia đình có thân nhân qua đời
thực hiện chôn cất ở nghĩa trang nhân dân thay cho chôn cất tại vườn.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe sinh sản giảm tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định về môi
trường.
5) Tiêu chí điện: Cộng đồng dân cư thực hiện sử dụng điện an toàn, tham
gia bảo vệ hành lang an toàn lưới điện; không tự ý câu nối điện bên ngoài đồng
hồ điện.
6) Tiêu chí giáo dục: Cộng đồng dân cư thực hiện việc cho con em đến các
trường học mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học tham gia cùng với nhà
trường và xã hội trong việc giáo dục con em mình. Tham gia các lớp đào tạo
nghề để tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, liên kết
sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.

7) Tiêu chí văn hóa: Cộng đồng dân cư tích cực tham gia các hoạt động văn
hóa, thể dục, thể thao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
8) Tiêu chí nhà ở: Cộng đồng dân cư thực hiện xây dựng nhà ở có diện tích,
kết cấu phù hợp với quy định của Bộ Xây dựng có các công trình phục vụ nhu
cầu tối thiểu như: bếp, nhà vệ sinh…
9) Tham gia cùng chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật để xây dựng nông thôn mới ngày
càng giàu đẹp.

11


2.1.6 Thang đo về sự tham gia của cộng đồng dân cư
Trong Giáo trình phát triển cộng đồng của tác giả Trương Văn Tuyển
(2007) đã phân chia sự tham gia của cộng đồng dân cư thành 8 mức độ khác
nhau. Trong đó mức độ thâp nhất là bị lôi cuốn theo và mức độ tham gia cao
nhất của cộng đồng dân cư là biết chủ động chia sẻ. Cụ thể 8 mức độ này như
sau:
1) Lôi cuốn theo: Người dân hành động nhưng không hiểu vấn đề và hành
động của mình.
2) Trang trí: Người dân có vai trò trang trí cuộc họp, ít hiểu về nội dung và
không có ý kiến tổ chức.
3) Danh nghĩa: Người dân có tiếng nói hình thức danh nghĩa, không có dịp
hình thành ý tưởng riêng và không có quyền lựa chọn chủ đề.
4) Người dân thật sự tham gia: Người dân bắt đầu tham gia thật sự, hiểu
được mục tiêu dự án, biết ai quyết định sự tham gia của họ và tại sao, có vai trò
ý nghĩa hơn, xung phong cho dự án khi hiểu rõ dự án.
5) Được tham khảo và thông báo: Dự án được người khác thiết kế và vận
hành, người dân hiểu tiến trình và quan điểm của họ được quan tâm đúng mức.

6) Được chia sẻ quyết định: Dự án đã được khởi sự, người dân được chia sẻ
quyết định.
7) Chủ động định hướng: Cộng đồng dân cư được tạo cơ hội tham gia phát
triển và thực hiện kế hoạch, thậm chí với dự án phức tạp.
8) Chủ động chia sẻ: Cộng đồng khởi sự đề án và chia sẻ quyết định với
người khác.

12


Nguồn: Trương Văn Tuyển, 2007
Hình 2.1. Thang đo về sự tham gia của cộng đồng dân cư
Từ thang đo trên có thể rút ra thang đo trong nghiên cứu như sau:
1. Không tham gia: Tham gia thụ động
2. Tham gia thấp: Tham gia cho thông tin và tham gia tư vấn (Cung cấp
thông tin)
3. Tham gia vừa: Tham gia vì có động lực vật chất (Cung cấp thông tin,
chia sẽ trách nhiệm, đóng góp ngày công lao động và tiền)
4. Tham gia cao: Tham gia theo chức năng và tham gia theo tương hỗ (Biết
phân tích và ra quyết định)
5. Tham gia rất cao: Tự hoạt động
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội thì các chủ thể trong
cộng đồng cũng đã có những hoạt đóng góp khác nhau nhưng chung lại, điều
hướng vào nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, qua đó cũng
đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về vai trò cộng đồng cụ thể như:
13


Trong một nghiên cứu của Nguyễn Duy Cần (2012) về xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, kết quả cho thấy vai trò cộng đồng tại địa bàn
xã Vĩnh Viễn đã được phát huy rất tốt, qua kết quả PRA tại địa bàn nhóm nghiên
cứu đã ghi nhận được rằng người dân được nghe và biết về việc xã mình được
chọn làm xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí
Quốc gia được Chính phủ ban hành khoảng 80% các nhóm của ấp và nhóm ấp
11 là nhóm có số người nghe và biết cao nhất (chiếm đến 93%) do đây là nhóm
ấp nằm ở trung tâm xã với chợ trung tâm đạt chuẩn Quốc gia và các cơ quan
chức năng, hành chính đóng tại địa bàn. Kết quả cụ thể như sau: trong tiêu chí
thu nhập, theo nhận thức của người dân, có 5 lý do được đưa ra để giải thích cho
vấn đề tăng thu nhập là: được vay vốn sản xuất với lãi suất thấp (100%); Biết
cách sản xuất có lợi nhuận cao, (100%); Được hỗ trợ đào tạo nghề (85,7%);
Được giới thiệu việc làm (57,2%); Bán được sản phẩm với giá hợp lý (28,5%)…
Qua 5 năm thực hiện, xã Vĩnh Viễn đã thay đổi một cách sâu sắc bộ mặt và đời
sống nông thôn. Người dân nhận thức rằng, chương trình xây dựng nông thôn
mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho họ, nhất là trong
việc nâng cao thu nhập và mức sống.
Trong nghiên cứu về những vấn đề bất cập trong chương trình xây dựng
nông thôn mới của Đỗ Kim Chung và cộng sự được thực hiện vào năm 2012
trong bối cảnh chương trình này được thực hiện trong gần 3 năm nhưng trên cả
nước chỉ có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nghiên cứu này đã nêu lên thực trạng
xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam đồng thời cũng nêu rõ được 5 bất cập lớn
trong quá trình xây dựng này. Trong đó cần phải chú ý đến việc xây dựng nông
thôn mới nhưng thiếu vốn đầu tư, chưa phát huy cao độ nội lực của địa phương
và của dân; và việc cán bộ cộng đồng và người dân địa phương thiếu kỹ năng
quản lý và giám sát các công trình, điều này một phần khẳng định vai trò quan
trọng của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2009) cho thấy dự
án Khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long, đã áp dụng phương pháp PTD từ
năm 2002 dựa trên nguyên tắc “sự tham gia” của người dân qua 4 bước: (1) xác
định khó khăn trở ngại; (2) tìm kiếm giải pháp thích hợp; (3) thiết kế các thử

nghiệm, theo dõi giám sát và đánh giá kết quả; và (4) phổ triển các kỹ thuật
thành công. Thông qua các hoạt động này kiến thức và kỹ năng sản xuất của
nông dân được nâng cao, họ dễ dàng áp dụng vào các hoạt động sản xuất của
mình bằng cách “vừa học vừa làm” trên các thử nghiệm do chính họ thực hiện.
Sau 5 năm phát triển cùng với phương pháp PTD, nông dân ở Câu lạc bộ Tam
Sóc C1 đã thực hiện nhiều thí nghiệm trên các loại cây trồng vật nuôi như lúa,
14


trồng cỏ nuôi bò, nuôi heo, nuôi trùn quế và nuôi cá. Nếu như năm 2002, tỷ lệ
hộ nghèo 44%, năm 2007 còn 16%; đàn bò năm 2002 chỉ 8 con thì đến năm
2007 tăng lên 44 con; năm 2002 câu lạc bộ không có vốn, thiếu nợ, vay bên
ngoài lãi suất cao, năm 2007 câu lạc bộ có nguồn vốn xoay vòng lãi suất
2%/tháng; năm 2002 chỉ 2 người có xe gắn máy (8%), năm 2007 40% thành
viên có xe gắn máy… Qua kết quả đạt được, đều đó nói lên vai trò khuyến nông
và người nông dân đã phát huy tốt năng lực, cũng như tận dụng tốt những hỗ trợ
từ chương trình 135 đem lại.
Qua sự tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy việc xây dựng hay phát triển
đều cần phải dựa trên sự tham gia của người dân, điều này đã được kiểm chứng
sau những kết quả được chỉ ra trong những nghiên cứu trên.
Theo Đinh Phi Hổ (2009), Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng
của khách hàng ứng dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại. (Tạp chí Quản
lý kinh tế, số 26, 2009). Theo lý thuyết Parasuraman, Zeithaml, Berry (1991),
tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với
hệ thống Ngân hàng thương mại. Để ứng dụng mô hình thực tiễn, nhóm tác giả
đã tiến hành điều tra 104 khách hàng tại hai chi nhánh của một Ngân hàng
thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên
và phỏng vấn trực tiếp với Bảng câu hỏi được thiết kế theo 5 nhân tốảnh hưởng
đến sự hài lòng và thang điểm từ 1 – 7. Bằng phương pháp phântích nhân tố và
thông qua các kiểm định của mô hình hồi quy, tác giả xác địnhcác nhân tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là sự đảm bảo, đáp ứngvà phương tiện
hữu hình.
Theo nghiên cứu khác của Đinh Phi Hổ (2011), Các yếu tố tác động đếnsự
hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp.Tác giả
đã xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối vớiviệc phát
triển khu công nghiệp. Để tiến hành mô hình, nhóm tác giả đã tiếnhành điều tra
trực tiếp 250 hộ gia đình định cư gắn với khu công nghiệp ở ViệtNam và mô
hình có 10 thang đo đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hàilòng của cộng
đồng dân cư và một thang đo hài lòng chung của các hộ giađình dân cư với 47
biến quan sát. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khámphá và phân tích hồi
qui, tác giả đã xác định được có 8 nhóm nhân tố ảnhhưởng, các biến ảnh hưởng
đến sự hài lòng phát triển khu công nghiệp là: hoạtđộng của chính quyền, dịch
vụ tiện ích công, việc làm và thu nhập, gắn kết xãhội, văn hóa - xã hội, đền bù
thu hồi đất, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tiện nghicần thiết.

15


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận của đề tài về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong
xây dựng nông thôn mới theo 20 tiêu chí thành phố Cần thơ theo khung lý
thuyết Hình 3.1. Theo đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố có thể bao gồm yếu tố “bên trong” như sự nhận thức của cộng đồng
đến các hành động như đóng góp, hỗ trợ vốn, hiến đất, thực hiện, giám sát, quản
lý, nâng cấp, hưởng thụ; và “bên ngoài” như các chủ trương, chính sách, tổ
chức, chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí quy hoạch
phát triển, giám sát từ các cấp chính quyền, đoàn thể. Cộng đồng dân cư tham
gia tích cực, dẫn đến hiệu quả tốt trong xây dựng nông thôn mới và ngược lại.

Hiệu quả này cũng sẽ tác động lại đến các yếu tố ảnh hưởng ban đầu.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
+ Bên trong: sự nhận thức của cộng đồng đến các hành động như nhân chủng
học, đóng góp, hỗ trợ vốn, hiến đất, thực hiện, giám sát, quản lý, nâng cấp,
hưởng thụ…
+ Bên ngoài: các chủ trương, chính sách, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên
truyền, vận động, hỗ trợ kinh phí quy hoạch phát triển, giám sát từ chính
quyền các cấp.

Sự tham gia của cộng đồng trong xây
dựng nông thôn mới theo 20 tiêu chí
của TPCT

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới

Hình 3.1. Khung nghiên cứu
16


3.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 bước chính như mô tả ở Hình 3.2.
Đầu tiên tiến hành lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu
những thông tin cơ bản về vai trò cộng đồng dân cư trong xây dựng và phát
triển nông thôn mới. Sau khi lược khảo tài liệu, mục tiêu nghiên cứu và địa bàn
nghiên cứu sẽ được xác định. Tiếp theo là thu thập và phân tích số liệu. Sau đó
là trình bày kết quả phân tích và thảo luận theo mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 bước chính như mô tả ở Hình 3.2.
Đầu tiên tiến hành lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu
những thông tin cơ bản về vai trò cộng đồng dân cư trong xây dựng và phát
triển nông thôn mới. Sau khi lược khảo tài liệu, mục tiêu nghiên cứu và địa bàn

nghiên cứu sẽ được xác định. Tiếp theo là thu thập và phân tích số liệu. Sau đó
là trình bày kết quả phân tích và thảo luận theo mục tiêu nghiên cứu.

17


×