Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre luận văn thạc sĩ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.45 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
______________________

Lê Trọng Quyền

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN
THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

Lê Trọng Quyền
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN
THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Phạm Khánh Nam


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kinh tế với nội dung nghiên cứu “chính sách
đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn trích
dẫn trong danh lục tài liệu. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này đảm bảo không
trùng lắp và đến thời điểm này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01/12/2015

Lê Trọng Quyền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các đồ thị

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU………………………………………………………..1
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………....3
 Mục tiêu tổng quát……………………………………………………….3
 Mục tiêu cụ thể……………………………….………………………….3

 Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………...4
1.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….4
1.3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu………………………..………………4
1.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu…………………………………………4
1.3.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu……………..…………………………4
1.4. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………..6
2.1. Các khái niệm……………………..………………………………………6
2.1.1. Đào tạo nghề........................................................................................6


2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động...............................................................6
2.2. Lược khảo lý thuyết có liên quan................................................................7
2.2.1. Lý thuyết về vốn con người………………………………………….7
2.2.2. Mô hình quyết định đi học...................................................................8
2.2.3. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao động.............................................10
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan................................................12
2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm các nước trong khu vực.............................12
 Ở Trung Quốc ...................................................................................12
 Ở Hàn Quốc ......................................................................................13
 Ở Malaysia .......................................................................................14
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước...........................................14
2.3.3. Phát hiện của những tác giả khác.......................................................17
2.3.4. Một số kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu lao động...................20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................22
3.1. Khung phân tích........................................................................................22
3.2. Quy trình phân tích....................................................................................23
3.3. Mô hình kinh tế lượng...............................................................................23
3.4. Mô tả biến số.............................................................................................26
3.5. Giải thích biến số.......................................................................................27

3.5.1. Biến phụ thuộc...................................................................................27
3.5.2. Biến độc lập.......................................................................................28
3.6. Cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu...................................................30
3.6.1. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................30


3.6.2. Thu thập số liệu thứ cấp.....................................................................30
3.6.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu phù hợp...........................................................30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................32
4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu..................................................................32
4.2. Thống kê mô tả bộ dữ liệu khảo sát..........................................................35
* Bảng so sánh hộ số tương quan..............................................................36
4.3. Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia học nghề............................37
4.4. Các yếu tố tác động đến việc làm..............................................................41
4.5. Các yếu tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp.....................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.......................................54
5.1. Kết luận.....................................................................................................54
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo………………………57
 Hạn chế………………………………………………………………...57
 Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………58
5.3. Hàm ý chính sách......................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát hộ gia đình...........................................................63
Phụ lục 2. Kết quả hồi quy tham gia học nghề..........................................................69
Phụ lục 3. Kết quả hồi quy tình trạng việc làm.........................................................71
Phụ lục 4. Kết quả hồi quy chuyển đổi nghề nghiệp.................................................74


Danh mục hình
Hình 2.1. Quyết định đi học........................................................................................9



Danh mục đồ thị
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lao động không có việc làm tham gia học nghề..........................43
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chuyển đổi nghề..........................................................................51


Danh mục các hộp
Hộp 4.1. Nếu có nhiều đất, làm ruộng cũng tốt........................................................41
Hộp 4.2. Mong tìm được việc làm có thu nhập cao hơn nông nghiệp......................44
Hộp 4.3. Làm giàu từ nghề phi nông nghiệp.............................................................52


Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Lao động thu hút lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc.....13
Bảng 3.1: Mô tả biến số dùng trong phân tích..........................................................26
Bảng 4.1. Thực trạng Lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện............................33
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến độc lập..............................................................34
Bảng 4.3. Bảng hệ số tương quan.............................................................................36
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến tham gia học nghề....................37
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến việc làm...................................42
Bảng 4.6. Phân tích cơ hội việc làm bằng ma trận SWOT.......................................45
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến chuyển đổi nghề nghiệp..........47


1

Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng áp

lực việc làm, nghề nghiệp và đòi hỏi chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động khu vực
nông thôn. Trước những yêu cầu đó, đồng nghĩa với việc phải gia tăng chất lượng
nguồn lực lao động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quá trình phát triển
kinh tế. Những năm qua, Đảng, nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát
triển khu vực nông thôn thông qua chính sách tam nông và đã có nhiều chính sách
tín dụng, ưu đãi khác dành cho khu vực này. Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn thời gian qua vẫn còn nhiều khâu chưa thật sự đột phá, trong đó có
lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Một trong những mãng yếu nhất hiện
nay không chỉ là số lượng lao động nông thôn được đào tạo mà chất lượng nguồn
nhân lực khu vực nông thôn rất thấp; cơ cấu đào tạo bất hợp lý, mất cân đối giữa
đào tạo nghề và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo khu vực nông thôn chênh lệch khá cao so khu vực thành thị, lao động trong
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Thạnh Phú là huyện có chất lượng nguồn nhân lực tương đối thấp so mặt bằng
chung của tỉnh Bến Tre, có hơn 55% lao động chưa qua đào tạo, trong đó 64,58%
lao động sống ở khu vực nông thôn chưa qua đào tạo. Mặc dù, tỷ lệ lao động qua
đào tạo tăng từ 2 - 3% mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề tăng 2%, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang tiểu thủ công nghiệp và dịch dụ. Tuy
nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm so yêu cầu phát triển kinh tế,
lực lượng lao động qua đào tạo và đội ngũ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên
môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp; cơ cấu lao động trong tình trạng thừa lao động trình
độ đại học, cao đẳng nhưng thiếu lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật có tay
nghề cao, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ngoài tỉnh
hoặc nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc nước ngoài.


2
Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động nông thôn hiện nay chịu ảnh hưởng
của nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật
và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế bởi trình độ học vấn và khả

năng tiếp cận là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp, thiếu việc làm ổn định và khả
năng tiếp cận, chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khi bị thu hồi đất hoặc tham gia vào
môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao là không dễ
dàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp là
một trong những cản trở lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng mang nặng tính tự phát, thiếu định
hướng lâu dài và tính đồng bộ cao, nên tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn
diễn ra chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; môi trường tự nhiện bị phá vỡ, mất
cân bằng môi trường sinh thái; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện nhưng còn
thấp; sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng nông thôn và đô thị khoảng cách ngày
càng xa.
Những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói
riêng. Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cung
cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triển
ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề v.v… Những giải pháp chính sách kể
trên được đánh giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế nông
thôn và làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu
những giải pháp chính sách này có thực sự là động lực thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động nông thôn trong thời gian tới hay không?
Với những trăn trở nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách đào
tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Trong đó, tập trung đi sâu phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm, xác xuất tham gia học nghề của lao động
nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.


3
Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá tác động chính sách đào tạo nghề cho

lao động nông thôn, giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm và chuyển dịch cơ
cấu lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Những kết quả
nghiên cứu dựa trên các căn cứ khoa học, lượng hóa, đánh giá tác động và phân tích
hiệu quả sau đào tạo và tác động từ chính sách đào tạo nghề cho lao động, để có
những điều chỉnh, kiến nghị chính sách một cách xác thực, phù hợp điều kiện thực
tế và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn hiện vay là trọng tâm đề tài
cần tập trung nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá khả năng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tác động
đến việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và phi
nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích có những đề xuất giải pháp chính sách phù hợp,
nhằm mang lại hiệu quả và cải thiện điều kiện sống người dân nông thôn, giúp họ
cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích các yếu tố tác động đến tham gia học nghề.
(2) Phân tích tác động của chính sách đào tạo nghề đến việc làm của người lao
động.
(3) Phân tích tác động của chính sách đào tạo nghề ảnh hưởng đến quá trình
chuyển đổi nghề nghiệp.
 Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có tác động gì đến khả


4
năng tham gia học nghề, giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của lao
động nông thôn?

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng việc làm, khả năng chuyển đổi
nghề nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn 12 xã của
huyện Thạnh Phú.
1.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành trên phạm vi địa bàn 12/18 xã có số lượng lao
động tham gia học nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ đông
nhất trên địa bàn huyện. Đồng thời tiến hành thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp và điều
tra mẫu các hộ dân tham gia học nghề và không tham gia học nghề thông qua phỏng
vấn trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu.
1.3.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng số liệu số liệu thứ cấp từ số liệu các báo cáo và kết quả điều
tra thị trường lao động giai đoạn 2010 – 2014 từ Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội và Phòng Thống kê huyện. Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp tế từ kết quả
điều tra phỏng vấn mẫu trực tiếp hộ gia đình có lao động tham gia học nghề trên
phạm vi 12 xã thuộc địa bàn huyện Thạnh Phú.
1.4. Cấu trúc luận văn
Để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc trình bày, thể hiện sự gắn kết giữa các nội
dung với nhau nhằm giúp cho người đọc dễ tham khảo các vấn đề và kết quả của
quá trình nghiên cứu, luận văn kết cấu gồm 5 chương như sau:


5
Chương 1. Giới thiệu: Khái quát nội dung cần nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý luận: Tập trung trình bày lược khảo các lý thuyết và các

nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng khung phân tích, mô hình
hồi quy, chọn mẫu phù hợp, thu thập số liệu và giới thiệu quy trình nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tổng quan thực trạng về địa
bàn nghiên cứu. Bằng phương pháp thống kê mô tả sẽ có đánh giá tổng quan về
chương trình đào tạo nghề thông qua các nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân hộ gia đình
có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia học nghề. Kiểm chứng
định lượng bằng hàm hồi quy Logit nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến việc
làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách: Tóm lược những kết quả đã
nghiên cứu, chỉ ra những nghiên cứu mới có thể vận dụng vào điều kiện thực tế tại
địa phương; đồng thời nêu ra một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm giúp cho
địa phương có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Ngoài ra, chương này còn phát
hiện một số điểm mới cũng như những hạn chế của đề tài và gợi mở hướng nghiên
cứu tiếp theo.


6
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức,
kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để lao động sau khi hoàn thành khóa học, hành
được một nghề trong xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2002). Dạy
nghề nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu xã hội, đòi hỏi lao động phải có trình độ, tay
nghề nhất định, để thúc đẩy, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp quy luật sản
xuất. Do đó, lực lượng lao động nông thôn hiện nay đang trong giai đoạn thừa lao
động giản đơn, nhưng thiếu nghiêm trọng lao động chuyên nghiệp. Sự cần thiết phải
đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâm
ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,

góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
Nguyễn Như Ý (1998), cho rằng đào tạo – đó là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên
người có hiểu biết, có nghề nghiệp. Hay được hiểu là hoạt động học tập nhằm
giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ
của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo nghề liên quan đến việc tiếp thu, truyền đạt
các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm thực hiện thành thạo những công việc cụ
thể một cách hoàn hảo. Chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ đòi hỏi người lao
động có trình độ học vấn để làm những công việc đáp ứng yêu cầu xã hội mà còn có
kỹ năng tay nghề, thái độ, tác phong và đạo đức nghề nghiệp. Đào tạo nghề là một
phương thức trang bị cho họ một nghề mới phù hợp với công việc và yêu cầu thực
tế diễn ra, để họ có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập từ các nhóm nghề
phi nông nghiệp.


7
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2005), chuyển dịch cơ cấu lao
động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một
không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là
một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất
lượng lao động. Lao động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu
kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu
lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp
dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, đặc điểm cá nhân hộ gia đình và sự hấp
dẫn của ngành nghề mới sẽ thúc đẩy dịch chuyển lao động.
2.2. Lược khảo lý thuyết có liên quan
Những nghiên cứu liên quan về đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động
có rất nhiều lý thuyết được đã được các tác giả trong, ngoài nước vận dụng để
nghiên cứu, phân tích. Trong đó, hai lý thuyết mà tác giả sử dụng để nghiên cứu
luận văn này là: (1) Lý thuyết vốn con người (Human capital) và (2) Lý thuyết

chuyển dịch cơ cấu lao động, nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra.
2.2.1. Lý thuyết về vốn con người
Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa. Giáo
dục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân, và công nhân có tay nghề cao hơn sẽ
được trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả
lương theo giá trị biên của nó. Nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21
quốc gia OECD từ năm 1991 đến 2005, từ kết quả hồi quy ông nhận định thu nhập
tăng lên rõ ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canada trong những năm 2000.
Mincer (1974) cho rằng, cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người
phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi
người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Mức vốn con người
được tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh


8
nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng
thường được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao
động.
Becker (1993), khẳng định không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơn
như đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Vốn con
người là sự tích lũy đầu tư trước đó vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và những nhân
tố khác để làm tăng năng suất lao động. Bất kỳ hoạt động nào làm tăng năng suất
lao động đều được xem là đầu tư vào vốn con người. Đầu tư vào vốn con người
không chỉ những chi phí cho giáo dục và đào tạo chính thức mà còn cả về sức khỏe,
cho di cư, tìm việc và chăm sóc trẻ trước khi đi học. Về mặt lợi ích cá nhân, người
có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn có thu nhập cao hơn; người có kinh
nghiệm, thâm niên công tác cao hơn có mức thu nhập cao hơn; người có trình độ
học vấn và nghề nghiệp cao hơn ít bị thất nghiệp hơn.
Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến
mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tế

học – mọi người đều tối đa hóa lợi ích. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giống
như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhập
quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau, đi học ngành nghề nào
đó hay không đi và giữa các ngành nghề với nhau. Phương án đi học và học ngành
nghề nào sẽ được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể.
2.2.2. Mô hình quyết định đi học
Nguyễn Bá Ngọc (2008) cho rằng, khi tham gia học tập, chúng ta phải trả mức
phí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai. Giả định xuất
phát từ so sánh giữa kiếm tiền hiện tại với tiền kiếm được trong tương lai. Giả sử
bạn đang gửi khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận một mức lãi suất “r” nào đó,
đến năm thứ n thì giá trị tương lai “V” của khoản tiền này trong một năm sẽ là
V=P*(1+r)n hay P(v) = V/(1+r)n


9
Với một người đi học trong vòng 4 năm (giả định đi học ở tuổi 18 và học xong
ở tuổi 22) để lấy một tấm bằng đại học, anh ta phải bỏ ra chi phí cho 4 năm học lần
lượt (C0, C1, C2, C3) mức thu nhập dự kiến trong tương lai là W và số năm làm
việc trước khi về hưu là “T” thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấm
bằng là:

P(v) = - C0 +

- C1
_______
1+r

+

- C2

________
(1 + r)2

+

- C3
_________
(1 + r)3

+

W4
________
(1 + r)4

+

W5
________
(1 + r)5

+…+

WT
________
(1 + r)T

Như vậy, về mặt lý thuyết người đó chỉ nên đi học khi giá trị hiện tại P(v) > 0
Thu nhập, chi tiêu
Đại học (1)

III
II
0

18

Phổ thông (2)
22

I

T
Độ tuổi

Hình : Quyết định đi học (Nguồn: Harvey B.King – kinhtehoc.com 2006)
Đường (1): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp đại học (giả định rằng sinh
viên tốt nghiệp đại học phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm
việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó).
Đường (2): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp phổ thông trung học.
Vùng (I): chi phí cho sách vỡ, đồ dùng học tập, học phí và những khoản chi
phí khác không phải là chi phí sinh hoạt.
Vùng (II): phần thu nhập bị mất nhìn thấy (do không đi làm và dành thời gian
đi học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học.


10
Vùng (III): thu nhập có được với tấm bằng đại học hoặc bằng nghề sau khi đã
qua đào tạo.
Người đó nên đi học khi giá trị hiện tại của vùng (III) > giá định hiện tại của
vùng (I) + vùng (II).

Như vậy, giáo dục làm tăng thu nhập cho người lao động và giúp cải thiện cơ
hội nghề nghiệp của họ theo 3 hướng:
Tích lũy vốn con người với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất từ môi trường
giáo dục mang lại.
Chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định cũng như
khả năng tay nghề được trang bị từ trường học.
Tích lũy thông tin (vốn kiến thức) giúp họ có thể tìm được công việc phù hợp
hơn.
Như vậy, động lực để người lao động quyết định đi học hay tham gia học
ngành nghề gì đều mở ra cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và khả năng tạo ra
thu nhập cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Ngoài ra, học nghề giúp cho lao
động có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, sẵn sàng rời bỏ khu vực nông nghiệp
(khi nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính hoặc những hộ bị giải tỏa, thu
hồi đất) để tìm kiếm việc làm với một công việc mới, đó là điều kiện thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
2.2.3. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao động
Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2)
tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì
nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ
bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống,
(8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị
trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính
nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao
hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực


11
phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực
nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5)
nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực

phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các
hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ
muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc
xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy
nhiên công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia
đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau, đặc điểm cá
nhân hộ gia đình khác nhau sẽ có mức độ tham gia khác nhau. Nói cách khác, các
đặc điểm cá nhân, đặc điểm vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi
nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân
người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau
nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi nông
nghiệp.
Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009), quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn có tác động từ hai yếu tố: khách quan và chủ quan. Về mặt
khách quan, môi trường kinh tế thuận lợi cho quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp
sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác là điều kiện cực kỳ quan trọng. Các điều
kiện chủ quan của người lao động cũng là yếu tố tác động đến quá trình này, từng cá
nhân người lao động ở nông thôn có khả năng chuyển dịch lao động cao thì kéo
theo cơ cấu lao động chung cũng biến đổi theo. Trong đó các yếu tố về trình độ học
vấn, tuổi tác, giới tính, thu nhập, đặc điểm cá nhân của hộ…v.v.có tác động đến
quyết định chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông
nghiệp.
Các yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm ở nông thôn, cũng như khi
đưa ra các giải pháp để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm do bản


12
chất các họat động này là khác nhau.Trong nghiên cứu này, việc làm công ăn lương

liên quan đến các hợp đồng lao động mà người thuê lao động đưa ra các điều khoản
với người lao động và thu nhập của người lao động chỉ phụ thuộc vào thời gian lao
động. Công việc của người lao động được thực hiện dưới sự giám sát của người sử
dụng lao động, giả định người làm công ăn lương từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh
vực phi nông nghiệp sau khi tham gia đào tạo nghề được tuyển dụng vào làm việc
tại khu vực phi chính thức.
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Trên nền tảng lý thuyết về vốn con người và lý thuyết chuyển dịch cơ cấu lao
động đã được nghiên cứu trước đây. Luận văn có tham khảo những kết quả nghiên
cứu thực nghiệm về yếu tố đào tạo có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động của
tác giả trong nước và một số nước trong khu vực làm cơ sở để đánh giá các yếu tố
tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm các nước trong khu vực
 Ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm đến
80%, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là mấu chốt nhằm thực
hiện hiện đại hoá Trung Quốc. Thành tựu nổi bật trong đổi mới ở Trung Quốc là
xuất phát từ đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông thôn.
Trong những năm đầu của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp đi kèm với
phát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp Hưng trấn ở Trung
quốc. Sở dĩ công nghiệp Hưng trấn của Trung quốc phát triển mạnh do trong thời kỳ
đầu hội đủ các yêu cầu về phát triển và đặc biệt là có thị trường tiêu thụ rộng lớn,
tuy nhiên, về sau công nghiệp Hưng trấn gặp phải nhiều khó khăn nhất là về thị
trường tiêu thụ do yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường tăng cao trong
khi điều kiện về đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp.
Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực


13
phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992, (Báo cáo

Kinh tế hàng năm của Trung Quốc, Green Report, 1994).
Bảng 2.1: Lao động thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc
ĐVT: triệu người
Công
Xây
Vận
Thương
Tổng cộng
nghiệp
dựng
tải
mại
1978
19,800
2,690
1,185
1,642
25,317
1984
36,

561

6,835

1,293

4,553

49,242


1985

41,367

7,900

1,142

16,858

67,267

1991

58,136

13,843

7,323

14,358

93,660

1992

63,364

15,407


7,969

16,523

103,260

1993

66,500

Na

43,000

na

109,500

Nguồn: Báo cáo Green Report năm 1994.

 Ở Hàn Quốc
Trong vòng 25 năm qua, tại Hàn Quốc lao động nông nghiệp giảm bình quân
hàng năm 1,9%, dân số nông thôn giảm bình quân 2,7% và đã xảy ra xu hướng ngày
càng nhiều người dân từ bỏ làm nông nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở nông thôn. Quá
trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là
lao động trẻ. Năm 1990 lực lượng lao động nông nghiệp có 16,4% là thanh niên,
đến năm 1995 chỉ còn 13%. Nguyên nhân chính là thanh niên tìm kiếm được cơ hội
việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằm

nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nông
nghiệp. Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn đó là: Chương trình hỗ
trợ trang trại gia đình; Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông
nghiệp và Chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của các chính sách này
là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng


14
canh tác, các công ty kinh doanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy
năng suất và quản lý việc canh tác một cách hiệu quả và ổn định.
 Ở Malaysia
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp ở Malaysia đã
giảm mạnh từ gần 60% vào năm 1957 xuống chỉ còn 12% năm 2005. Chuyển dịch
cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng như vậy là nhờ có sự tham gia của di dân từ
nông thôn ra thành thị trong đó phần lớn là lao động trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm ở
đô thị, khu công nghiệp.
Chính sách của Malaysia đối với quản lý luồng di cư có thể khác nhau ở các
giai đoạn nhưng tựu chung lại là giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
bằng cách phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn để
người dân nông thôn nhất là người thuộc nhóm mục tiêu (người Mã Lai) được tiếp
cận tốt hơn với giáo dục và đào tạo để tham gia thị trường lao động.
Các chính sách trực tiếp và gián tiếp đối với quản lý lao động di cư bao gồm:
(i) Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp; chuyển từ trồng cao su là chính sang
phát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác. Tăng cường chế
biến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên
liệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân
thiện với môi trường; (ii) Đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người
dân nông thôn có đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống, không rơi vào bần cùng
hóa; (iii) Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt
động truyền thống, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân; (iv) Đầu tư

cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu đãi về giáo dục dành đặc
biệt cho nhóm người Mã Lai để họ có điều kiện gia nhập thị trường lao động, các
trường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinh
nghèo được miễn học phí và nhận được học bổng của Chính phủ.


15
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước
Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (2005), nếu như năm 1999, dân số cả
nước là 76.327.000 người, trong đó thành thị chiếm 23,5% thì năm 2005, dân số cả
nước đã tăng lên 83,1 triệu người, trong đó thành thị chiếm 26,95%. Xét về cơ cấu
của lực lượng lao động theo vùng nông thôn và thành thị cũng có sự chuyển dịch
đáng kể. Năm 2004, lực lượng lao động ở thành thị là 34.907.000 người chiếm
18,52% trong tổng số lực lượng lao động. Đến 2005, trong tổng số lực lượng lao
động cả nước là 44.385.000 người, lao động thành thị chiếm 24,94% và nông thôn
chiếm 75,1%. Cùng với hiện trạng trên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày càng
giảm. Nếu như tỷ lệ thất nghiệp thành thị trong giai đoạn 1996-1999 tăng liên tục từ
5,88% lên 7,4% thì trong giai đoạn 2000 - 2005 lại có xu hướng giảm xuống từ
6,42% đến 5,3%. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ (15 – 24
tuổi) vẫn còn khá cao... Cụ thể là năm 2001, số người làm việc trong các ngành lâm,
nông nghiệp chiếm 67,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 12,6%, dịch vụ chiếm
20,2%.
Đến 2005, lao động công nghiệp xây dựng tăng lên 17,88%, dịch vụ lên
25,33% và nông lâm nghiệp giảm xuống còn 56,79%. Tuy nhiên đến 2005 vẫn còn
nhiều vùng có cơ cấu lao động theo ngành hậu như Tây Bắc (84,9% lao động trong
nông nghiệp), Tây Nguyên (72,9% lao động trong nông nghiệp). Lao động làm việc
theo các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể. Trước đây, người lao động
làm việc chủ yếu trong khu vực nhà nước và tập thể, chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm
việc ở ngoài khu vực này. Lao động làm việc thường xuyên trong khu vực Nhà
nước qua các năm như sau: năm 2000 lao động làm việc trong khu vực Nhà nước là

10,06%, và năm 2005 là 10,16%. Lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước năm 2000 chiếm 89,33%; năm 2005 chiếm 88,26%. Lao động làm việc ở khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 0,38% năm 1997 lên 1,12% năm
2002 và 1,58% năm 2005.
Lực lượng lao động đã có sự chuyển dịch giữa 8 vùng lãnh thổ. Năm 2005,
theo 8 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng


×