Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐÀ M CẢNH DƢƠNG

THƢ̣C THI CHÍ NH SÁCH ĐÀ O TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU , TỈNH
QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐÀ M CẢNH DƢƠNG
THƢ̣C THI CHÍ NH SÁCH ĐÀ O TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU , TỈNH
QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHAN KIM CHIẾN

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. PHAN KIM CHIẾN

PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu
trí tuệ. Những số liệu, tư liệu đưa ra trong luận án là trung thực và nội dung của
Luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác.
Tác giả luận văn

Đàm Cảnh Dƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại trường Đại
học kinh tế, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Phan
Kim Chiến, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài:
“Thực thi chính sách đào taọ nghề cho lao động nông thôn của huyê ̣n Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh”.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
Khoa kinh tế-chính trị, Trường ĐH Kinh Tế - ĐH QG Hà Nội.

Xin chân thành cám ơn PGS.TS.Phan Kim Chiến, người thầy đã hết lòng
giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này;
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia
đình, bạn bè, các anh chị em trong lớp cao học QLKT3-K23 trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sĩ;
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tác giả của những cuốn
sách, bài viết và website hữu ích được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn này.

Hà Nội, tháng năm 2016

Đàm Cảnh Dương


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ i
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................... ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 4
5. Cấ u trúc của luâ ̣n văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC
THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNCỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN ................................................................................ 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT ........................ 9
1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 9
1.2.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..................................... 11
1.3. Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính quyền
cấp huyện ................................................................................................................... 13
1.3.1. Khái niệm vàmục tiêu đánh giá của thực thi chính sách ĐTN cho LĐNT
của chính quyền cấp huyện ................................................................................... 13
1.3.2. Quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
chính quyền cấp huyện .......................................................................................... 14
1.3.3. Các điều kiện để thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn cho chính quyền cấp huyện thành công ....................................................... 25
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực thi chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn và bài học rút ra cho huyện Bình Liêu .................. 28
1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương ................................................................. 28


1.4.2. Bài học cho huyện Bình Liêu ...................................................................... 33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ... 35
2.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................................. 35
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng ............................................................... 35
2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử ....................................................................... 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn ................................................ 37
2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ..................................................... 37
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ........................................................... 38
2.2.3. Phương pháp logic - lịch sử......................................................................... 39
2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp ............................................. 41
2.2.5. Phương pháp so sánh................................................................................... 42
2.2.6. Phương pháp nghiệp vụ xử lý số liệu.......................................................... 42
CHƢƠNG 3................................................................................................................ 43

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH ....... 43
3.1. Lao động nông thôn tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ......................... 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Liêu ........................ 43
3.1.2. Thực trạng lao động nông thôn của huyện Bình Liêu năm 2010 (trước
thời điểm triển khai chính sách) ............................................................................ 46
3.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc triển khai trên địa
bàn huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................... 47
3.2.1. Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được
triển khai trên địa bàn huyện Bình Liêu............................................................... 48
3.2.2. Nội dung chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..................... 48
3.3. Thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015................................................................... 51
3.3.1. Về thực trạng triển khai chính sách ............................................................ 51
3.3.2. Về thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách .............................................. 62
3.3.3. Thực trạng kiểm soát việcthực hiện chính sách ......................................... 72


3.4. Đánh giá thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của
chính quyền huyện Bình Liêu .................................................................................. 75
3.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu ................................................................ 75
3.4.2. Điểm mạnh của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn của huyện Bình Liêu ..................................................................................... 77
3.4.3. Điểm yếu tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn của chính quyền huyện Bình Liêu................................................................ 79
3.4.4. Nguyên nhân của những điểm yếu ............................................................. 81
3.4.5. Một số kết quả đạt được trong quá trình đảo tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 ........................... 82
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNVIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN BÌNH

LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 84
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn củahuyện Bình Liêu ................................................................................ 84
4.1.1. Mục tiêu của thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
của huyện Bình Liêu đến năm 2020 ..................................................................... 84
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của huyện Bình Liêu đén năm 2020 .......................................... 86
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của huyện Bình Liêu đến năm 2020 ...................................................... 88
4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực thi chính sách ......................................... 88
4.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo và tổ chức triển khai chính sách ................................ 90
4.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách .......................................... 94
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................................. 97
4.3.1. Kiến nghị với chính quyền huyện Bình Liêu .............................................. 97
4.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Quảng Ninh ............................................. 97
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Từ đầy đủ

1. ĐTN

Đào tạo nghề


2. HĐND

Hội đồng nhân dân

3. LĐNT

Lao động nông thôn

4. LĐ,TB&XH

Lao động, thương binh và xã hội

5. NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

6. NSNN

Ngân sách nhà nước

7. TTDN

Trung tâm dạy nghề

8. TTDN>VL

Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm

9. UBND


Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

STT

Bảng

1. Bảng 2.1

Tên bảng

Trang

Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 cho LĐNT

55

huyện Bình Liêu phân theo nghề đào tạo
2. Bảng 2.2

Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020 cho LĐNT

56

huyện Bình Liêu phân theo thời gian và trình độ đào tạo

3. Bảng 2.3

Kế hoạch tuyên truyền về đào tạo nghề cho LĐNT trên

57

phương tiện PTTH của huyện Bình Liêu
4. Bảng 2.4

Kết quả tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

58

5. Bảng 2.5

Tổng hợp số liệu công tác thông tin – truyền thông về

59

đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2011 – 2015
6. Bảng 2.6

Kết quả thực hiện đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2015

61

cho LĐNT của huyện Bình Liêu phân theo nghề đào tạo
7. Bảng 2.7

Kết quả thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT của huyện


62

Bình Liêu giai đoạn 2011 – 2015 phân theo thời gian
và trình độ đào tạo
8. Bảng 2.8

Kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm sau đào

63

tạo giai đoạn 2011 – 2015
9. Bảng 2.9
Sơ đồ

Tổng hợp kinh phí hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2011 – 2015

65

Tên sơ đồ

Trang

1. Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách

12

2. Sơ đồ 2.1 Bộ máy thực thi chính sách đào tạo nghề cho

49


lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015
3. Sơ đồ 2.2 Tổ thường trực giúp việc cho ban chỉ đạo huyện Bình
Liêu giai đoạn 2011-2015

ii

50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyê ̣n Biǹ h Liêu , tỉnh Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 471,4 km2 . Dân số
30.000 người. Thành phần dân tộc có Tày , Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa. Huyện được
thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1919, có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 Thị
trấn Bình Liêu và 7 xã (trong đó có 6 xã biên giới): Đồng Tâm, Đồng Văn, Hoành
Mô (Cửa khẩu Hoành Mô), Húc Động, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại. Toàn huyện
có 104 thôn, bản, khu phố. Đảng bộ huyện có 29 chi, đảng bộ cơ sở với hơn 1.800
đảng viên.
Thực tra ̣ng chấ t lươ ̣ng LĐNT trên điạ bàn huyê ̣n còn ha ̣n chế về nhiề u mă ̣t

,

nhấ t là đồ ng bào dân tô ̣c thiể u số ta ̣i chỗ : thiế u kiế n thức nghề nghiê ̣p , thiế u tự tin ,
kỹ năng tự tổ chức sản xuất , kinh doanh ha ̣n chế , chưa thić h cực tham gia thi ̣trường
lao đô ̣ng ngoa ̣i tỉn,hngoài ra con thiếu đất
, thiế u vố n sản xuấ t và đông người ăn theo
.
Thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ đào ta ̣o nghề cho LĐNT theo Quyế t đinh
̣ số


1956/QĐ-

TTg của Thủ tư ớng Chiń h phủ v à Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/01/2011
của UBND tỉnh Quảng Ninh về vi ệc ban hành Kế hoa ̣ch triể n khai Quyế t đinh
̣ 1956
trên điạ bàn tin̉ h , chính quyền huyện Bình Liêu tăng cường tuyên truyền để nâng
cao nhâ ̣n thức cho cán bô ̣ và nhân dân về vai trò , ý nghĩa của công tác dạy nghề ,
học nghề nhiều đơn vị huyện Đoàn , Phòng LĐTBXH, NHCSXH huyê ̣n , Đảng ủy,
UBND mô ̣t số xã , thị trấn, các trung tâm tư vấn cho thanh niên tham gia học nghề
để lập nghiệp tại ch ỗ và xuất khẩu lao động , tỉ lệ thanh niên học nghề hàng năm
tăng từ 64-78% sau ho ̣c nghề nhiề u thanh niên tự ta ̣o viê ̣c làm

, xây dựng các mô

hình, trồ ng Dong ri ềng, Chăn nuôi – Thú y, sửa chữa xe máy , xây dựng dân du ̣ng
đa ̣t hiê ̣u quả cao.
Tuy nhiên, viê ̣c tổ chức thực hiê ̣n chính sách đào ta ̣o nghề ta ̣i chính quyề n
huyê ̣n Biǹ h Liêu , Tỉnh Quảng Ninh vẫn còn một số tồn tại

, hạn chế cả về khách

quan và chủ quan như: cơ sở vâ ̣t chấ t , chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o mô ṭ số nghề chưa đáp ứng
1


đươ ̣c nhu cầ u thi ̣trường ; điề u kiê ̣n gắ n kế t giữa doanh nghiê ̣p với cơ sở da ̣y nghề
hạn chế. Tỉ lệ qua đào tạo nghề chưa cao , giải quyết việc làm sau đào tạo còn khó
khăn (người ho ̣c thiế u vố n hành ng hề , năng lực tổ chức sản xuấ t ha ̣n chế ). Mô ̣t số
xã còn lúng túng trong xác định ngành nghề đào tạo , chưa quan tâm tư vấ n , khuyế n

khích lao động tham gia học nghề có việc làm , tăng thu nhâ ̣p phù hơ ̣p . Đời sống đa
số lao đô ̣ng nông thôn còn khó khăn , sản xuất phụ thuộc vào mùa vụ , thu nhâ ̣p
không ổ n đinh,
̣ phải lo mưu sinh hàng ngày .. tham gia ho ̣c nghề chưa cao . Sự quan
tâm của các cấ p , các ngành chưa đồng bộ , các chính sách nhiều song phân tán , dàn
trải gây lãng phí hoặc hiệu quả không cao . Tiề n lương, tiề n công của thi ̣trường lao
đô ̣ng thấ p , nế p số ng còn ảnh hưởng tâ ̣p quán tiể u nông của nhiề u thanh niên nông
thôn chưa đáp ứng đươ ̣c đòi hỏi của tác phong công nghiê ̣p… ản h hưởng đế n hiê ̣u
quả đào tạo . Chưa có chiń h sách cu ̣ thể khić h lê ̣ số thanh niên có ý thức vươn lên
thoát nghèo bền vững . Công tác hướng nghiê ̣p ở bâ ̣c phổ thông và trung ho ̣c cơ sở
còn hạn chế , giáo viên hướng nghiệp ở các cấ p ho ̣c it́ có thông tin về trường nghề .
Biên chế của Trung tâm da ̣y nghề quá thiế u , chế đô ̣ chính sách đố i với cán bô ̣ , giáo
viên của Trung tâm chưa đầ y đủ . Các mô hình sản xuất tính bền vững chưa cao , đầ u
vào, đầ u ra sản phẩ m chưa đươ ̣c quan tâm từ các doanh nghiê ̣p

. Khả năng hình

thành, phát triển gia trại , trang tra ̣i ha ̣n chế . Điạ bàn rô ̣ng nhưng các chính sách đầ u
tư theo Quyế t đinh
̣ 1956 thực hiê ̣n chưa đầ y đủ do đó khó khăn và tố n kém trong
công tác đào ta ̣o . Mô ̣t số ho ̣c viên sau khi đào ta ̣o không chiụ khó hành nghề hoă ̣c
không có điề u kiê ̣n để hành nghề vì thiế u vố n gây lañ g phí công tác đào ta ̣o

. Các

ngành công nghiệp , thương ma ̣i , dịch vụ ở khu vực này chưa phá t triể n , chưa có
môi trường công nghiê ̣p để lao đô ̣ng hành nghề thuâ ̣n lơ ̣i.
Những tồ n ta ̣i , yế u kém , khó khăn trên cần phải nghiên cứu , tìm ra cá biện
pháp, giải pháp để tháo gỡ ; vì vậy tôi mạnh dạn chọn đ ề tài “Thực thi chí nh sách
đào taọ nghề cho lao động nông thôn của huyê ̣n Bình Liêu , tỉnh Quảng Ninh”là

đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm tìm ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả
chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn được l
dụng cho các địa phương khác trong tỉnh.
2

ựa chọn , đồ ng thời áp


Đào ta ̣o nghề cho LĐNT là sự nghiê ̣p của Đảng , Nhà nước, của các cấp , các
ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT , đáp ứng yêu cầ u công nghiê ̣p
hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p , nông thôn . Trong những năm gầ n đây , quá trình
công nghiê ̣p hóa diễn ra với tố c đô ̣ nhanh trên mô ̣t số vùng của đấ t nước khiế n số
lươ ̣ng bình quân trên mô ̣t diê ̣n tích canh tác tăng lên

; tình trạng mất cân đối

cung, cầ u lao đô ̣ng giữa nông thôn và thành thi ̣diễn ra khắ p nơi

về

. Mă ̣t khác , sự

nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đã thúc đẩ y sự phát triể n kinh tế

– xã hội và

quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh , cơ cấ u kinh tế có sự chuyể n dich
̣ ma ̣nh
mẽ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất , phải chuyển
đổ i lao đô ̣ng sang liñ h vực phi nông nghiê ̣p nên rấ t cầ n đươ ̣c hưởng chính sách ưu

đaĩ về đào ta ̣o nghề . Chấ t lươ ̣ng LĐNT thấ p đã làm cho thu nhâ ̣p của người lao
đô ̣ng không thể tăng nhanh ; gây ra chênh lê ̣ch khoảng cách giữa giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn ngày càng tăng . Chính vì vậy , đào ta ̣o nghề cho LĐNT ở
Viê ̣t Nam đang là yêu cầ u cấ p bách.
Luận văn nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu là:Cần phải làm gì (cần có
những giải pháp gì?) để đẩy mạnh việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới?
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Xây dựng đươ ̣c khung nghiên cứu về thực thi chính sách đào ta ̣o nghề cho
LĐNT của chiń h quyề n cấ p huyê ̣n .
- Phản ánh thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT của chính
quyề n huyện Bình Liêu, từ đó xác đinh
̣ đươ ̣c những điể m ma ̣nh , điể m yế u viê ̣c thực
thi chính sách đào ta ̣o nghề cho LĐNT huyê ̣n Bình Liêu và nguyên nhân của điể m
. yế u
- Đề xuấ t đươ ̣c các giải pháp hoàn thiê ̣n thực thi chính sách đào ta ̣o nghề cho
LĐNT của chiń h quyề n huyê ̣n Bin
̀ h Liêu đế n năm 2020.

3


3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Về đố i tươ ̣ng: Nghiên cứu thực thi chin
́ h sách đào ta ̣o nghề cho LĐNT của
huyê ̣n Biǹ h Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
- Về nô ̣i dung luâ ̣n văn : Luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu thực thi chin
́ h sách
đào ta ̣o nghề cho LĐNT của huyê ̣n Bình Liêu theo 3 giai đoa ̣n đó là : chuẩ n bi ̣triể n

khai chiń h sách, chỉ đạo triển khai chính sách, kiể m tra sự thực hiê ̣n chin
́ h sách.
- Về không gian: Nghiên cứu trên điạ bàn huyê ̣n Bin
̀ h Liêu.
- Về thời gian : Số liê ̣u thứ cấ p thu thâ ̣p từ năm

2011-2015, ước thực hiện

2016 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020.
4. Nội dung thực hiện
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết vềthực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT để
thấy được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;
Phân tích thực trạng thực thi chính sách ĐTN cho LĐNT huyện Bình Liêu,
phân tích những hạn chế cần khắc phục, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó;
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh thực thi chính sách
đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Bình Liêu.
5. Cấ u trúc của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , luâ ̣n văn gồ m
4 chương:
Chƣơng 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về thực thi chính
sách ĐTN cho LĐNT của chính quyền cấp huyện.
Chƣơng 2 – Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chƣơng 3 – Phân tích thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 4–Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
4


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC
THI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNCỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia, được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm và cũng là đề tài được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có một số công
trình tiêu biểu về lĩnh vực này như sau:
Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh,
2003. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Thái Ngọc Thịnh, Trường Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội. Trong luận án tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm
ở nông thôn Hà Tĩnh đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết
việc làm cho LĐNT Hà Tĩnh.
Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông thôn ngoại thành
Hà Nội, 2012. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hải Vân, trong đó tác giả tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của quá trình đô thị hóa tới lao
động, việc làm nông thôn nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của
đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội và các giải pháp cho
vấn đề này.
Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội, 1995. Luận án phó tiến
sĩ của tác giả Trần Văn Tuấn. Tác giả đã nghiên cứu về lý luận và chính sách giải
quyết việc làm trong quá trình chuyến sang kinh tế thị trường; thực trạng nguồn lao
động, tình hình và kinh nghiệm bước đầu về giải quyết việc làm ở Hà Nội.
Giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà
Nẵng, 2012. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Tú Anh, trường Đại học Đà
5


Nẵng. Trong luận văn tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm việc làm, giải quyết

việc làm cho LĐNT, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá vấn đề giải quyết
việc làm có hiệu quả và đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho vấn đề này.
Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết việc làm cho LĐNT huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội, 2013. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng,
trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề
việc làm và đưa ra những kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số nước trên thế
giới cũng như một vài địa phương ở Việt Nam. Ưu điểm của luận văn là tác giả đã
đi sâu vào nghiên cứu thực tế bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn tại 3 xã trên
địa bàn huyện, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn một cách phù hợp nhất đối với địa phương.
Giải quyết việc làm ở tình Thái Bình – Thực trạng và giải pháp, 2008. Luận
văn thạc sĩ của tác giả Bùi Xuân An, Học viện hành chính Quốc Gia Hà Nội. Tác
giả đã nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa ra
những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở
tỉnh Thái Bình. Một số giải pháp chủ yếu được tác giả đưa ra nhằm giải quyết việc
làm như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xây
dựng và phát triển kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Các công trình trên đã quân tâm đến việc thực thi chính sách cũng như quan
tâm đến vấn đề việc làm cho lao động nói chung và cho lao động nông thôn nói
riêng, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu; đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc
làm, chính sách đào tạo nghề, hệ thống hóa những khái niệm học nghề, lao động,
việc làm, thu nhập đánh giá thực trạng vấn đề học nghề, việc làm ở Việt Nam nói
chung; đề xuất quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và khuyến
nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về đào tạo nghề và việc làm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước.

6



Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, cũng đã có
nhiều cuốn sách hay các bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao động, vấn
đề việc làm và giải quyết việc làm của người dân nông thôn nước ta như:
Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp, 2001. Tác giả Chu Tiến
Quang đã nghiên cứu về vấn đề việc làm ở nông thôn. Hà Nội: Nhà xuất bản nông
nghiệp đã đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như:
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện chăn nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, hỗ trợ.
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Nam Định, 2015. Tác giả Bùi Hồng Đăng và cộng sự. Hà Nội: Tạp chí
khoa học và phát triển tập 13, số 7 đã nghiên cứu, tập trung đánh giá chất lượng đào
tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến
nâng cao chất lượng chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Nam Định. Từ đó đề
ra một số giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT
tỉnh trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. Chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Tác giả Lê Văn Bảnh, 1998. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông
thôn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động và Xã hội.
Tác giả Vũ Tiến Quang, 2001. Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải
pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng, 2003. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn,
góp phần xóa đói giảm nghèo. Hà nội: Tạp chí Cộng Sản.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng và Phí Thị Thơm, 2009. Giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.

7



Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, 2011. Mô hình dạy nghề và giải quyết
việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lao động và Xã hội.
Ở công trình trên các tác giả bằng cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày các
khái niệm, vai trò, đặc điểm, thực trạng về chính sách lao động và việc làm ở nông
thôn. Qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của việc làm để đảm bảo an sinh xã hội
nông thôn. Tuy nhiên, các số liệu được thống kê nhiều năm nên chưa sát với tình
hình hiện nay. Gần đây, các luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho
LĐNT ở các địa phương trong nước đây là nguồn tư liệu thiết thực bổ ích như:
- Tác giả Hoàng Tú Anh, Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng,Luận văn thạc sĩ: Đại học Đà Nẵng.
- Tác giả Đồng Văn Tuấn, 2011 có công trình nghiên cứu: Giải pháp giải quyết việc
làm tăng và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, đề tài cấp bộ trường đại học Thái Nguyên.
- Tác giả Hoàng Văn Lưu, 2006. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh
Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ: trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
- Tác giả Lê Thanh Hải, 2013. Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Lai Châu. Luận văn thạc sỹ kinh tế
- Tác giả Nguyễn Thị Huệ, 2014. Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trìnhxây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Luận án Tiến sỹ, Học viện chính
trịquốc gia Hồ Chí Minh.
- Tác giả Hoàng Nguyễn Hưng, 2013. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cholao
động nông thôn tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế.
- Tác giả Dương Thùy Trang, 2013. Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của hộ gia
đìnhnông thôn trong qua quá trinh đô thị hóa. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ninh, 2007. Việc làm cho người lao động ở nông thôn
tỉnh Hà Tĩnh, Học viện chính trị.

8



Nhóm tác giả này cho rằng: thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đồng nghĩa với việc giải quyết việc làm kết hợp tổng thể những biện
pháp, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao
động tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo
người lao động có khả năng lao động có việc làm. Theo nghĩa hẹp, giải quyết việc
làm là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm,
nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.
Vậy thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm các nội
dung: hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Tuy
nhiên, ngoài các nội dung trên, tác giả còn có các nội dung khác: chính sách tín
dụng, phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ... mà thực chất là nhân tố
ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là hạn chế của
các công tình trên.
Do đó, đề tài “Thực thi chính sách đào tạo ngh ề cho lao động nông thôn
của huyện Bình Liêu , tỉnh Quảng Ninh” cần phải nghiên cứu sâu hơn để phù
hợp với đối tượng đề tài.
1.2. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Lao động nông thôn
Khái niệm: LĐNT là lao động ở khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp,
kể cả người tàn tật có khả năng lao động có độ tuổi từ 16-55 đối với nữ và từ 16-60
đối với nam, gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang
có việc làm và những người thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm.
Đắc điểm của lao động nông thôn:
- LĐNT mang tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi
phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên của vùng (khí hậu,
đất đai...). Do đó quá trình sản xuất mang tính chất thời vụ cao, thu hút lao động


9


không đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng
nông thôn trở nên phức tạp.
- LĐNT rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có tính thích ứng lớn. Do đó,
việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lực lao động có ý nghĩa rất quan trọng và
phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý tổ chức lao động tốt để tăng cường lực
lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp.
- LĐNT đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều
việc gồm các khâu với tính chất khác nhau. Mức độ áp dụng máy móc, thiết bị vào
sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề
và kinh nghệm. Mỗi lao động có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên lao
động nông thôn ít chuyên sâu hơn các lao động trong các ngành công nghiệp và một
số ngành đặc thù khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ
thông, ít được đào tạo nên hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu tiến
bộ khoa học và công nghệ.
Từ những đặc điểm trên đây có thể thấy vấn đề ĐTN cho LĐNT là một trong
những biện pháp cấp bách hiện nay nhằm khắc phục những yếu điểm, hạn chế của
LĐNT, phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói, giảm nghèo.
1.2.1.2. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Khái niệm: Đào tạo nghề cho LĐNT chính là: (i) trang bị các kiến thức lý
thuyết cho học viên một cách có hệ thống; (ii) rèn luyện các kỹ năng thực hành
nghề nghiệp; (iii) rèn luyện thái độ, tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi
ngành nghề họ theo học nhằm giúp họ có thể làm một nghề nhất định. Đào tạo nghề
không chỉ gắn với lý thuyết mà cần đảm bảo cho lao động có đầy đủ kỹ năng để tìm
được một việc làm gắn liền với nghề nghiệp.
Đào tạo nghề cho LĐNT không chỉ liên quan đến dạy nghề mà liên quan cả
đến sự phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề


10


1.2.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.2.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Khái niệm: Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những chính
sách xã hội do Nhà nước ban hành, bao gồm tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các
mục tiêu, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên hoạt động đào
tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy toàn diện công tác dạy nghề và học
nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo ra việc
làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động
và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
1.2.2.2. Chính sách đối với người học
- Mục tiêu: đảm bảo cho LĐNT được ĐTN và được hỗ trợ để đào tạo nghề .
- Giải pháp:
 Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí học nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, như: người có công với cách
mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số, người bị
thu hồi đất canh tác và các lao động nông thôn khác.
 Hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho học viên học nghề ngắn hạn thuộc diện
được hưởng chính sách ưu đãi, như: người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ
cận nghèo, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác và
các lao động nông thôn khác.
 Hỗ trợ lãi xuất cho vay học nghề đối với lao động nông thôn.
 Hỗ trợ cho vay lao động nông thôn sau học nghề để tạo việc làm.


11


1.2.2.3. Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên
- Mục tiêu: pháttriển xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản
lý dạy nghề đáp ứng về số lượng, chất lượng và cơ cấu đào tạo nghề.
- Giải pháp:
 Hỗ trợ về phụ cấp giảng dạy và nhà ở công vụ cho các giáo viên và cán bộ
quản lý dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
 Quy định mức tiền công giảng dạy tối thiểu một giờ cho những người dạy
nghề từ các cơ sở thực tiễn;
 Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp với địa phương
để thu hút giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý có năng lực đến làm việc tại các
cơ sở dạy nghề;
 Có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ
quản lý dạy nghề;
 Huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay
nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến
nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông
thôn;
 Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng dạy nghề để bổ
sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu;
 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ tư vấn chọn nghề, tìm
và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
1.2.2.4. Chính sách phát triển cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Mục tiêu: phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề.
- Giải pháp:
 Thành lập mới các trung tâm dạy nghề tại các huyện chưa có trung tâm dạy nghề;

12



 Hỗ trợ đầu tư phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ;
 Hỗ trợ chi phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường
xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề ;
 Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy
nghề tư thục, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
 Phát triển chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy
nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.
1.3. Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính
quyền cấp huyện
1.3.1. Khái niệm vàmục tiêu đánh giá của thực thi chính sách ĐTN cho
LĐNT của chính quyền cấp huyện
Khái niệm:Thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT của chính quyền cấp
huyện là quá trình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông
qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy chính quyền cấp huyện để nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông
thôn.
Mục tiêu: là nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho
LĐNT được triển khai trên địa bàn huyện và được thể hiện thông qua các chỉ số sau:
 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề;
 Số lượng lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề;
 Số lượng lao động nông thôn được hỗ trợ cx tiền ăn và tiền đi lại khi học nghề;
 Số lượng lao động nông thôn được hỗ trợ lãi suất vay học nghề;
 Số lượng lao động nông thôn tìm được việc làm sau đào tạo;

13



 Số lượng lao động nông thôn được vay vốn sau học nghề để tạo việc làm;
 Số lượng giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
 Số lượng các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao
động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung
tâm khuyến nông – lâm nghiệp, cơ sở sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn;
 Số lượng giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng dạy nghề;
 Số lượng cán bộ quản lý và cán bộ tư vấn dạy nghề, tìm và tạo việc làm
cho lao động nông thôn được bồ dưỡng nghiệp vụ;
 Số lượng cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện;
 Số cơ sở đào tạo nghề được đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí mua sắm trang
thiết bị dạy nghề;
 Số chương trình đào tạo nghề được xây dựng và sử dụng.
1.3.2. Quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
của chính quyền cấp huyện
Quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho LĐNT của chính quyền cấp
huyện là một quá trình liên tục bao gồm các giai đoạn, được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Gia đoạn 1
Chuẩn bị triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1. Xây dựng bộ máy thực thi chính sách
2. Lập kế hoạch triển khai chính sách
3. Ban hành các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn
4. Tổ chức tập huấn

14


Giai đoạn 2

Chỉ đạo triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1. Truyền thông chính sách
2. Tổ chức thực hiện các kế hoạch
3. Vận hành ngân sách
4. Phối hợp các bên liên quan
5. Đàm phán và giải quyết xung đột
6. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ

Giai đoạn 3
Kiểm soát sự thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT
1. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
2. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện
3. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, điều chỉnh và đổi mới chính sách
(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên giáo trình chính sách kinh tế - xã hội)
Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách
1.3.2.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
(a) Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Bộ máy thực thi chính sách ĐTN cho LĐNT bao gồm các cơ quan sau:
- Hội đồng nhân dân huyện
Ban hành nghị quyết chuyên đề về chính sách ĐTN cho LĐNT cụ thể hóa
chính sách của tỉnh. Thường trực HĐND huyện, các Ban HĐND huyện và các đại
biểu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát UBND cùng cấp và các cơ quan có
liên quan tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh. Tiến hành tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, đề
xuất của cử tri về vấn đề này.

15


- Ủy ban nhân dân huyện

Ban hành kế hoạch để triển khai Nghị quyết của HĐND huyện về chính sách
ĐTN cho LĐNT; chỉ đạo các phòng, ban liên quan của huyện phối hợp với các tổ
chức chính trị - xã hội trong huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền vận
động học nghề theo Nghị quyết của HĐND huyện. Chỉ đạo UBND xã, hàng năm tổ
chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT; nhu cầu sử dụng lao đông qua
đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thị trường lao động trên
địa bàn, gửi về UBND huyện để tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội. Huy động các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tham gia dạy nghề cho
lao động nông thôn; theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường
xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch triển khai chính sách đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ở địa bàn; kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước
về dạy nghề lao động nông thôn ở cấp huyện; định kỳ 6 tháng, hàng năm và 5 năm
xây dựng báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm của UBND cấp huyện theo các
nội dung hướng dẫn và đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích,
gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh.
- Phòng lao động, thƣơng binh và xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan của huyện xây
dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện hàng năm, 5 năm trình UBND
huyện; Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục nghề đào tạo
và nhu cầu nghề phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Tổng
hợp danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp; nhu cầu học nghề nông
nghiệp, nghề phi nông nghiệp và kế hoạch dạy nghề nông nghiệp và phi nông
nghiệp cho lao động nông thôn, trình UBND huyện; Thông báo công khai cho các
cơ sở trên địa bàn huyện về việc tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; chủ trì
phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn lựa chọn các cơ sở có đủ
điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, trình UBND huyện;

16



×