Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Kiểm tra ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------

PHÙNG ANH THƯ
KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN HIỆU GIAN LẬN VÀ
HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ĐẾN LÃI CƠ BẢN TRÊN

CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------

PHÙNG ANH THƯ
KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN HIỆU GIAN LẬN VÀ
HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ĐẾN LÃI CƠ BẢN TRÊN
CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ


: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng
dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS.Nguyễn Đình Hùng. Nội dung, kết quả
nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu
tham khảo đã được công bố đầy đủ.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Ký tên

Phùng Anh Thư


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1


Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2

1.3

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2

1.4

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2

1.5

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2

1.6

Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 3

1.7

Kết cấu của luận văn .................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ........................................................................................................ 4
2.1


Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)................................................................... 4

2.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 4
2.1.2 Phân loại lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) .................................................... 4
2.1.2.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS hay Basic EPS) ..................................... 4
2.1.2.2

Lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng (Diluted EPS) ............................ 6


Tín hiệu gian lận (Red flags) và hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Earnings

2.2

management) .......................................................................................................... 7
2.2.1

Các tín hiệu gian lận .............................................................................. 7

2.2.1.1

Tỷ số thanh khoản (Liquidity ratios)................................................. 8

2.2.1.2

Tỷ số hoạt động (Activity ratios) ...................................................... 8

2.2.1.3

Tỷ số thanh toán (Leverage ratios) ................................................. 11


2.2.1.4

Tỷ số lợi nhuận (Profitability ratios)............................................... 12

2.2.2

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................................ 16

2.2.2.1

Khái niệm....................................................................................... 16

2.2.2.2

Các phương pháp đo lường............................................................. 18

2.3

Các lý thuyết cơ sở .................................................................................... 22

2.3.1

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) ..................................................... 22

2.3.2

Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) .................................................... 23

2.4


Tổng quan các nghiên cứu trước đây ....................................................... 23

2.4.1

Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 24

2.4.2

Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 25

2.5

Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 28

Kết luận chương 2 ............................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 30
3.1

Mô tả tổng thể, mẫu nghiên cứu ............................................................... 30

3.1.1

Mô tả tổng thể ....................................................................................... 30

3.1.2

Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 30

3.2

3.2.1

Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 30
Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu.................................................. 30


3.2.1.1

Biến phụ thuộc – Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ........................... 30

3.2.1.2

Biến độc lập – Tỷ số hàng tồn kho/ Doanh thu (INV/SALES) ........ 31

3.2.1.3

Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả/ tổng tài sản (TD/TA) ................. 32

3.2.1.4

Biến độc lập – Tỷ số vốn lưu động/ tổng tài sản (WC/TA) ............ 32

3.2.1.5

Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (NP/TA) ...... 33

3.2.1.6

Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận sau thuế / doanh thu (NP/SALES). 34


3.2.1.7

Biến độc lập – Tỷ số doanh thu / tổng tài sản (SALES/TA) ............ 34

3.2.1.8

Biến độc lập – Tỷ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu (DEBT/EQ) ...... 35

3.2.1.9

Biến độc lập – Tỷ số khoản phải thu / doanh thu (REC/SALES) .... 35

3.2.1.10 Biến độc lập – Tỷ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản (GP/TA) .... 36
3.2.1.11 Biến độc lập – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA); Biến kế
toán dồn tích không thể thể điều chỉnh (NDA) ............................................... 37
3.2.1.12 Biến kiểm soát – Biến công ty kiểm toán (BIG4) ........................... 38
3.2.2

Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 38

3.3 Qui trình thu thập và xử lý số liệu .................................................................. 43
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 46
4.1

Thực trạng về lãi cơ bản trên cổ phiếu, thông tin trên báo cáo tài chính tại

thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................................... 46
4.1.1


Báo cáo tài chính của công ty niêm yết ................................................. 46

4.1.2

Sử dụng lãi cơ bản trên cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Việt Nam ............................................................................................................ 46
4.2

Thống kê mô tả các biến ........................................................................... 48

4.3

Hệ số tương quan...................................................................................... 50


4.4

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Panel unit root test) ........................... 52

4.5

Kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM .................................................... 53

4.5.1

Biến kế toán dồn tích có thể và không thể điều chỉnh được theo Mô hình

Jones (1991) ...................................................................................................... 53
4.5.2


Biến kế toán dồn tích có thể và không thể điều chỉnh được theo Mô hình

Modified Jones (1995) ....................................................................................... 54
4.5.3

Biến kế toán dồn tích có thể và không thể điều chỉnh được theo Mô hình

Kothari và cộng sự (2005) ................................................................................. 55
4.5.4

Biến kế toán dồn tích có thể và không thể điều chỉnh được theo Mô hình

Phạm Thị Bích Vân (2012) ................................................................................ 55
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 64
5.1

Kết luận .................................................................................................... 64

5.2

Kiến nghị .................................................................................................. 64

5.2.1

Đối với công ty niêm yết ........................................................................ 65

5.2.2


Đối với nhà đầu tư, quỹ đầu tư .............................................................. 66

5.2.3

Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 67

5.2.4

Đối với kiểm toán viên .......................................................................... 68

5.3

Một số hạn chế của đề tài .......................................................................... 68

5.4

Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 69

Kết luận chương 5 ............................................................................................... 71
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Viết đầy đủ

BCTC


Báo cáo tài chính

CP

Cổ phiếu

CTNY

Công ty niêm yết

DN

Doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khoán

TT BCTC

Thông tin Báo cáo tài chính

SPSS

Phần mềm thống kê kinh tế
(Statistical Package for the Social Sciences)

STATA


Phần mềm phân tích dữ liệu
(Statistics/Data Analysis)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê các nghiên cứu liên quan về ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính.... 25
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu .......................................................... 40
Bảng 4.1: Trình bày thống kê mô tả các biến được thu thập trong nghiên cứu. ...... 48
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình ......................... 50
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu bảng ............................... 52
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 1.1 ........... 53
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 1.2 ........... 54
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 1.3 ........... 55
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM của mô hình 1.4 ........... 55
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................. 59


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát............................................................... 28


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng thông tin, đặc biệt các thông tin tài
chính giữ vai trò tối quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Tính minh bạch, tính
trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò lớn trong việc ổn định thị trường chứng

khoán và phát triển kinh tế.
Gian lận báo cáo tài chính trên thế giới ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề
nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, chính phủ, và các nhà đầu tư. Đặc biệt là tại
các quốc gia có thị trường vốn phát triển, gian lận báo cáo tài chính đã đe dọa đến
niềm tin của công chúng vào thông tin trên thị trường. Các công ty bị phá sản đã cho
là có gian lận về Báo cáo tài chính có thể kể ra rất nhiều như: Lucent, Xerox , Rite
Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom,
Global Crossing, Adelphia, Qwest… Nhà quản lý cao cấp gồm cả giám đốc điều hành
(CEO) và giám đốc tài chính (CFO) của những công ty này đều bị cho rằng đã tham
gia vào việc chế biến số liệu đưa đến Báo cáo tài chính gian lận.
Tại Việt Nam, Công ty Bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty Cổ phần Dược Viễn
Đông (DVD) có thể không phải là những trường hợp duy nhất thiếu minh bạch dẫn
đến thiệt hại cho nhà đầu tư. Điều này cho thấy những gian lận báo cáo tài chính gần
đây thông qua những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty niêm yết đã được phát hiện và
hậu quả gây ra cho thị trường và niềm tin của công chúng không nhỏ.
Các nghiên cứu gần đây cố gắng tìm hiểu để dự đoán, phân tích mối tương quan
giữa gian lận báo cáo tài chính và lãi cơ bản trên cổ phiếu. Nghiên cứu của Spathis
(2002) đưa ra mô hình dự đoán gian lận báo cáo tài chính, bên cạnh đó, các nghiên
cứu trước đây đã chứng minh sự tồn tại của “kế toán kiến tạo số liệu không có thực”
(creative accounting) thông qua những nỗ lực của các nhà quản lý để thao túng số
liệu để tạo ra các khoản thu nhập (Naser, 1993; Shah, 1998; McNichols và Wilson,
1998). Do có sự tồn tại của các khoản lợi nhuận bị thao túng bởi nhà quản lý đã ảnh
hưởng đến những người tham gia thị trường dẫn đến thị trường chứng khoán đi chệch


2

khỏi các giá trị chính xác lúc đầu của chúng, dẫn đến gây hiểu nhầm cho bức tranh
của thị trường. Vì vậy, xem xét ảnh hưởng tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi
nhuận có ảnh hưởng đến lãi cơ bản trên cổ phiếu là rất hữu ích. Chính vì vậy tác giả

chọn đề tài “Kiểm định ảnh hưởng của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi
nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để đáp ứng sự cấp thiết và trong xu thế hội
nhập hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của tín
hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho các đối tượng liên quan
như công ty niêm yết, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và kiểm toán viên.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Mẫu lựa chọn nghiên cứu là 100 công ty niêm yết từ năm 2012-2014 trên 2 sàn
chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Những công ty niêm yết được lựa chọn có đầy đủ báo cáo gồm: Báo cáo tài chính
hợp nhất theo kỳ kế toán năm, báo cáo kiểm toán liên tục trong 3 năm từ 2012 đến
2014 và không bao gồm những công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm thống kê mô tả, phân
tích tương quan, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng và xem xét ảnh hưởng của tín
hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.


3

1.6 Những đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận:
-


Phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam
và tham khảo cho các nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai.

-

Mô hình nghiên cứu tác động của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận
đến lãi cơ bản trên cổ phiếu chưa được thực hiện trước đây tại Việt Nam nên kết
quả có tính mới trong nghiên cứu.

Về mặt thực tiễn:
-

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng
của tín hiệu gian lận và hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến lãi cơ bản trên cổ phiếu
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có những
hàm ý cho những đối tượng liên quan.

1.7 Kết cấu của luận văn
Bao gồm 5 chương, chi tiết như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận


4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
2.1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 30), EPS hay lợi nhuận (thu nhập) trên
mỗi cổ phiếu là số lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang
lưu hành trên thị trường.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công
cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu
này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc
lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo
cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
2.1.2 Phân loại lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
2.1.2.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS hay Basic EPS)
Lãi cơ bản trên cổ phiếu là chỉ số đánh giá trực tiếp, phản ánh khả năng tạo ra lợi
nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông
đóng góp.
Theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 và hướng dẫn chi tiết
theo Thông tư 21/2006/TTBTC, công thức tính EPS cơ bản như sau:


5

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích
từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho
Lãi cơ bản
trên cổ

cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông


Số trích quỹ
-

khen thưởng, phúc lợi

=

phiếu

Số lượng bình quân gia quyền của
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

Tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách
lấy chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ (-) các
khoản điều chỉnh giảm và cộng (+) thêm các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ
sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ
phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh
nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên
cơ sở thông tin hợp nhất. Trường hợp công ty trình bày trên báo cáo tài chính riêng
thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ
sau thuế của riêng công ty.
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ
sau thuế thu nhập doanh nghiệp +/– Các khoản điều chỉnh
Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số
bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Việc sử dụng
số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ là do giá trị
vốn cổ đông thay đổi trong kỳ khi số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành tăng hoặc
giảm. Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ là số lượng
cổ phiếu phổ thông lưu hành đầu kỳ được điều chỉnh theo số cổ phiếu phổ thông được

mua lại hoặc được phát hành thêm nhân với hệ số thời gian. Hệ số thời gian là tỷ số


6

giữa số lượng ngày mà cổ phiếu được lưu hành trong kỳ chia cho tổng số ngày trong
kỳ.
2.1.2.2Lãi cơ bản trên cổ phiếu pha loãng (Diluted EPS)
EPS pha loãng (diluted EPS) để tính toán thu nhập mỗi cổ phần có xét đến yếu tố
khối lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp sẽ tăng thêm trong tương lai do việc
chuyển đổi các loại chứng khoán nợ chuyển đổi (trái phiếu chuyển đổi), thực hiện
quyền chọn, chứng quyền...
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định như sau:
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho
Lãi

suy

giảm trên

cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

Số trích quỹ
-

khen thưởng, phúc lợi

=

cổ phiếu

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu + Số lượng cổ phiếu phổ thông
phổ thông đang lưu hành trong kỳ

dự kiến được phát hành thêm

EPS pha loãng được tính tương tự EPS cơ bản nhưng trên cở sở điều chỉnh lãi
thuần và số CP lưu hành bình quân trong kỳ.
– Lãi hay lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông: Lãi dùng để tính EPS cơ bản
sẽ được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khỏan:
• Các khoản lãi suất tiền vay trong kỳ của các trái phiếu chuyển đổi tiềm năng
• Các khoản cổ tức của các CP ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra
khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản.


Các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng)

là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay quyền chọn thành CP
phổ thông.


7

– Số CP phổ thông bình quân lưu hành trong kỳ:
Bằng số bình quân gia quyền của số CP phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng
với bình quân gia quyền của các CP phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc
chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, quyền chọn, chứng quyền, quyền mua CP
thành các CP phổ thông. Chúng ta giả định các CP tiềm năng này sẽ được chuyển đổi
thành các CP phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.
2.2 Tín hiệu gian lận (Red flags) và hành vi điều chỉnh lợi nhuận (Earnings
management)

2.2.1 Các tín hiệu gian lận
Theo Gerard M. Zack (2013), tín hiệu gian lận là những rủi ro quan trọng, tiềm
tàng cần xem xét khi đánh giá các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Việc phân
tích báo cáo tài chính sẽ giúp tìm ra những nơi có rủi ro cao và tạo thành danh sách
những tín hiệu gian lận để phục vụ cho việc kiểm tra, rà soát kĩ cãng. Một trong các
tín hiệu gian lận sử dụng phổ biến là các tỷ số tài chính hoặc các xu hướng hoặc các
đặc điểm cho người đọc BCTC biết khả năng các BCTC có hàm chứa các sai sót và
gian lận. Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích báo cáo tài chính tìm ra được xu hướng
phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình
hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân
tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân
doanh nghiệp và các chủ nợ. Các tỷ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt
khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp
khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả
nợ vay.
Theo Gerard M. Zack (2013) có 4 loại tỷ số tài chính thường được dùng để phát
hiện gian lận báo cáo tài chính được phân loại như sau: tỷ số thanh khoản, tỷ số hoạt
động, tỷ số thanh toán, tỷ số lợi nhuận.


8

2.2.1.1Tỷ số thanh khoản (Liquidity ratios)
Các tỷ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một
doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay
không?
a. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp

ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình
nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi
vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều
và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
b. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio/Acid test)
Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có
tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản
ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất
thấp.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền và tương đương tiền + Khoản phải thu + Khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Đánh giá tính thanh khoản có thể hữu ích khi đánh giá nguy cơ gian lận. Các
khoản đầu tư ngắn hạn, có thể bị biến động trong giá trị hợp lý và được sử dụng đển
gian lận.
2.2.1.2Tỷ số hoạt động (Activity ratios)


9

Các tỷ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào và đôi khi
được gọi là tỷ số về hiệu quả hoạt động, cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản
hiệu quả đến mức nào.
a. Vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp
áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp
được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng

vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung
cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm
doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể
là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là
dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung
bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo
của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
b. Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng
ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu
c. Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số
vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và
hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá


10

trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa
là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì
rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể
khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy tỷ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ
lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng

tồn kho năm nay)/2
d. Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho
e. Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Day payables outstanding)
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ (GVHB/Khoản phải trả bình
quân)
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả có thể tương đối ổn định như
bán hàng và chi phí bán hàng khi tăng hoặc giảm. Các sự cải thiện không giải thích
được (giảm) số ngày các khoản phải trả sẽ là một dấu hiệu của khai thiếu các khoản
phải trả.
f. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào
tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng
tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đồng doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành
thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh
nghiệp khác.


11

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân
g. Vòng quay tài sản cố định hữu hình
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với tỷ số này
thì chỉ tính cho tài sản cố định hữu hình
Vòng quay tài sản cố định hữu hình = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định hữu hình
bình quân
h. Vòng quay tài sản cố định vô hình
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với tỷ số này
thì chỉ tính cho tài sản cố định vô hình

Vòng quay tài sản cố định vô hình = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định vô hình bình
quân
i.

Tỷ số doanh thu bán hàng cho các bên liên quan (Related party sales ratio)

Tỷ số doanh thu bán hàng cho các bên liên quan = Doanh thu bán hàng cho các bên
liên quan/ Tổng doanh thu
2.2.1.3Tỷ số thanh toán (Leverage ratios)
Những sự đánh giá của toán học về các thành phần khác nhau về báo cáo tài chính
của một doanh nghiệp cụ thể để xác định khả năng thanh toán của công ty đó. Rủi ro
tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng
nợ.
a. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ
số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ
và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu


12

b. Tỷ số nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ phải trả dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả dài hạn/ Vốn chủ sở hữu
c. Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản
Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả/ tổng tài sản
d. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
e. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm

bảo thanh toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay
Tỷ lệ thanh toán là những công cụ rất hữu ích cho các nhà phân tích, như một
công cụ phát hiện gian lận báo cáo tài chính. Được sử dụng chủ yếu để phát hiện các
gian lận của nghĩa vụ nợ.
Tuy nhiên, hai trong số các chỉ số này đã được chứng minh là có một mối tương
quan để gian lận báo cáo tài chính là tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và tỷ số nợ
phải trả trên tổng tài sản
Khác với một số các tỷ lệ đã được giải thích , không có tác động trực tiếp đến việc
dự đoán một loại hình cụ thể của gian lận. Tuy nhiên, dựa quá nhiều vào nợ rõ ràng
cho thấy một công ty có áp lực tài chính, tạo ra một kỳ vọng cao của thu nhập vững
chắc và sức khỏe tài chính, dẫn đến gian lận báo cáo tài chính.
2.2.1.4Tỷ số lợi nhuận (Profitability ratios)
Các tỷ số về lợi nhuận cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty.
a. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)


13

Tỷ suất lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp được tính
bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận
gộp như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán
Tỷ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Tỷ suất lợi nhuận gộp là một tỷ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh
nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn
chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ
cạnh tranh.

b. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến
mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận
hoạt động được tính bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động được tính cho các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn
cho 4 quý gần nhất hoặc 3 năm gần nhất.
c. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Net income ratio)
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
d. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity) là chỉ số lợi nhuận,
được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho bình quân vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.


14

ROE = Thu nhập ròng/ vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó: vốn chủ sở hữu bình quân= (vốn chủ sở hữu năm trước+ vốn chủ sở hữu
hiện tại) / 2
Tỷ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra
bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với
các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu
của công ty nào.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu
quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn
cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy
động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp
dẫn các nhà đầu tư hơn.
e. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on assets)

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn
đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn
và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để
so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và
so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai
nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì
càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
f. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return On Investment)


15

Return On Investment (hay còn gọi là ROIC và ROTC) định nghĩa đơn giản thì
nó là một công cụ tài chính để tính hiệu quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả
đầu từ khi lựa chọn đầu tư. Như đã đề cập ở trên, khi đầu tư chỉ nhìn vào chỉ số ROE,
ROA và thấy ROE cao là tốt thì mức độ nguy hiểm sẽ cao.
ROI = (Lãi ròng + Lãi vay x ( 1- Thuế suất)) / Tổng tài sản
Giống như nhiều tỷ lệ khác giải thích trong chương này, tỷ suất sinh lời có thể còn
có giá trị hơn, như là một kỹ thuật phát hiện gian lận nếu được tính toán trên cơ sở
các dòng sản phẩm, bộ phận, vùng hoặc chi nhánh công ty.
Theo tổng kết nghiên cứu Spathis (2002), các tỷ số tài chính nhằm dự đoán gian
lận báo cáo tài chính được thu thập từ nhiều nghiên cứu trước đây như Green và Choi
(1997), Hoffman (1997), Hollman và Patton (1997), Zimbelman (1997), Beasley
(1996), Bologna và cộng sự (1996), Arens và Loebbecke (1994), Bell và cộng sự
(1993), Schilit (1993), Davia và cộng sự (1992), Green (1991), Stice (1991),
Loebbecke và cộng sự (1989), Palmrose (1987), Albrecht và Romney (1986) đã có

những nghiên cứu chi tiết về các tỷ số liên quan đến gian lận báo cáo tài chính. Ban
đầu có 17 tỷ số tài chính được chấp nhận. Tuy nhiên, để tránh việc cung cấp những
thông tin giống nhau và dẫn đến mối tương quan cao giữa các tỷ số. Sự kết hợp của
phân tích tương quan và kiểm định thống kê t-test dẫn đến việc đưa ra mười tỷ số tài
chính. Các tỷ số còn lại đã đáp ứng được việc đo lường các khía cạnh của kết quả
hoạt động của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận, tính thanh khoản, và hiệu quả quản
trị (Courtis, 1978). Tỷ số tài chính mô tả tất cả các khía cạnh của hoạt động tài chính,
bao gồm cả khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và hiệu quả quản lý, là chỉ số
cho biết tính hình sức khỏe của công ty. Tỷ số tài chính là một cách hữu hiệu và dễ
dàng để giải thích các số được tìm thấy trong báo cáo tài chính. Và có thể giúp trả lời
những câu hỏi quan trọng chẳng hạn như việc kinh doanh đang bị dư nợ phải trả, hàng
tồn kho; khách hàng thanh toán đúng hạn, tài sản công ty có được sử dụng hiệu quả
nhằm tạo ra lợi nhuận hay không.
Vì vậy, chín tỷ số tài chính dự đoán gian lận báo cáo tài chính bao gồm:


×