Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện quân y 7b tỉnh đồng nai năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐẶNG THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B
TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Quân Y 7B
Thời gian thực hiện: 18/07/16-18/11/16

HÀ NỘI 2016



LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Đỗ Xuân Thắng - Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược.
Thầy là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần tôi trong
suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội,
các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng sau đại học cùng toàn
thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong thời
gian học tập, làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Quân Y 7B
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Cuối cùng tôi cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của tôi, những người đã chăm sóc,
chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.
Đồng Nai, ngày 18 tháng 11 năm 2016
HỌC VIÊN

Đặng Thu Hương


MỤC LỤC

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

4

DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN

4

1.1.1 Khái niệm

4

1.1.2 Xây dựng danh mục thuốc

4

1.1.3 Các phương pháp phân tích danh mục thuốc

5

1.2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN VIỆT 11
NAM

1.2.1 Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng

11

1.2.2 Thực trạng về kinh phí sử dụng thuốc tại một số bệnh viện


12

1.3

THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC

14

1.4

VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B THÀNH PHỐ BIÊN
HÒA

15

1.4.1 Giới thiệu về bệnh viện

15

1.4.2 Mô hình bệnh tật của bệnh viện Quân y 7B

15

1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa Dược

17

1.4.4 Hội đồng thuốc và điều trị


20

2.1

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

21

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

22

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

22

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

22


2.1.3 Thời gian nghiên cứu
2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22
22


2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

22

2.2.2 Các biến số nghiên cứu

22

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

24

2.2.4 Phương pháp phân tích

24

2.3

3.1

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B NĂM 2015


29

3.1.1 Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc theo nhóm tác dụng 29
dược lý
3.1.2 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ trong danh mục thuốc sử
dụng

32

3.1.3 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng

34

3.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược trong danh
mục thuốc sử dụng

35

3.1.5 Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng

36

3.1.6 Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất, thuốc hạn
chế sử dụng trong danh mục thuốc sử dụng

37

3.2


PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG THEO PHƯƠNG
PHÁP ABC/VEN

37

3.2.1 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC

37

3.2.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp VEN

42

3.2.3 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC/ VEN

44


4.1

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

46

VỀ CƠ CẤU SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA DANH
MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7B NĂM
2015 THEO MỘT SỐ CHỈ TIÊU

46


4.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

46

4.1.2 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

50

4.1.3 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần

52

4.1.4 Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược, INN

52

4.1.5 Cơ cấu thuốc theo đường dùng

53

4.1.6 Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất, thuốc hạn
chế sử dụng

54

4.2

55

VỀ PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH

VIỆN QUÂN Y 7B NĂM 2015 THEO PHƯƠNG PHÁP
ABC/VEN

4.2.1 Phương pháp phân tích ABC

55

4.2.2 Phương pháp phân tích VEN

57

4.2.3 Phân tích ma trận ABC/VEN

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

INN

:

Tên chung quốc tế




:

Quyết định

TT

:

Thông tư

WHO :

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Sơ đồ mô hình tổ chức khoa dược bệnh viện Quân y 7B

19

Hình 3.2

Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

32

Hình 3.3


Kết quả phân tích ABC theo số lượng khoản mục

37

Hình 3.4

Kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục

42


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Phân loại VEN theo WHO

Bảng 1.2

So sánh ưu điểm, nhược điểm của ba phương pháp

Bảng 1.3

Mô hình bệnh tật của bệnh viện được phân loại theo bảng
phân loại Quốc tế ICD 10

15

Bảng 2.4


Các chỉ số nghiên cứu

21

Bảng 2.5

Ma trận ABC/VEN

25

Bảng 2.6

Các chỉ số phân tích

26

Bảng 3.7

Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục
thuốc sử dụng

28

Bảng 3.8

Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ trong danh mục
thuốc sử dụng

32


Bảng 3.9

Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử
dụng

33

Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc theo tên INN, thuốc theo tên biệt dược trong
danh mục thuốc sử dụng

34

Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử
dụng

35

Bảng 3.12 Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất,
thuốc hạn chế sử dụng trong danh mục thuốc sử dụng

36

Bảng 3.13 Kết quả phân tích ABC

37

Bảng 3.14 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

38


Bảng 3.15 Kháng sinh nhóm A được sử dụng tại bệnh viện

40

Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc nhóm A theo nguồn gốc xuất xứ

41

Bảng 3.17 Kết quả phân tích VEN

41

9


Bảng 3.18 Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN

43

Bảng 3.19 Các thuốc trong nhóm AN

44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam thuốc giữ vai trò quan trọng trong việc cứu chữa, chăm sóc
sức khỏe cho người dân. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, nhu cầu sử
dụng thuốc của người dân ngày càng lớn, không chỉ yêu cầu về đủ số lượng mà
còn yêu cầu sử dụng thuốc có chất lượng đảm bảo, hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên việc lựa chọn, sử dụng thuốc như thế nào lại không do người

bệnh quyết định mà phụ thuộc vào quyết định của y bác sỹ[3].Chính vì vậy thuốc
được phân phối chủ yếu qua hệ thống bệnh viện, hơn 70% doanh thu thuốc đến
từ các bệnh viện[12]. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà tình hình sử dụng thuốc
tại các bệnh viện còn nhiều bất cập như: sử dụng nhiều thuốc ngoại đắt tiền, theo
kết quả khảo sát của Bộ Y tế thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 11,9% tổng
giá trị tiêu thụ thuốc tại 34 bệnh viện tuyến TƯ năm 2010 [4]; nhiều thuốc bị lạm
dụng trong kê đơn như: kháng sinh, vitamin và các thuốc bổ trợ…Tất cả những
yếu tố đó sẽ làm tăng chi phí trong điều trị, tăng gánh nặng kinh tế cho bệnh
nhân và xã hội đồng thời làm giảm chất lượng công tác khám chữa bệnh.
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã chú trọng đến công tác sử dụng thuốc nhằm
hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cao mà chi phí điều trị
thấp để phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh.
Bệnh viện Quân y 7B là bệnh viện hạng II nằm trên địa bàn thành phố
Biên Hòa tỉnh Đồng Nai; chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Quân y với nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe cho thương bệnh binh, sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân, công
nhân viên quốc phòng, nhân dân đóng trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo hoạt động
sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, Ban Giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị của
bệnh viện luôn bám sát, triển khai thực hiện các Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn Bộ

1


Y tế ban hành như: Chỉ thị 05/2004/QĐ- BYT về việc chấn chỉnh công tác
cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện và được sửa đổi, bổ sung trong Quyết
định 05/2008/QĐ-BYT, Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả điều trị , công tác sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý, kinh tế.
Tại bệnh viện Quân y 7B những năm gần đây chưa có đề tài nghiên cứu
nào về công tác quản lý, sử dụng thuốc. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:“Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y 7B

năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện Quân y 7B năm 2015 theo một số chỉ tiêu.
2. Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y 7B năm
2015 theo phương pháp ABC và VEN.
Trên cơ sở đó, đưa ra được những đề xuất để xây dựng danh mục thuốc
hợp lý, góp phần nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong việc sử dụng thuốc tại
Bệnh viện Quân y 7B trong thời gian tới.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
1.1.1 Khái niệm
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa
mãn nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù
hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của
từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một
phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn
sẵn có bất kỳ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích
hợp, giá cả phải chăng.
Danh mục thuốc đóng vai trò quan trọng trong chu trình mua sắm, dự trữ,
quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện.
1.1.2 Xây dụng danh mục thuốc
* Nguyên tắc xây dựng danh mục:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện.
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.

- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
ban hành.
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
* Tiêu chí lựa chọn thuốc:

3


- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết
quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc có sẵn ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất
lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Ưu tiên lựa chọn các thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế.
* Các bước xây dựng danh mục thuốc:
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử
dụng, phân tích ABC-VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong điều trị trên nguồn thông tin tin cậy.
- Đán giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng mọt cách
khách quan.
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN.
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc (ví dụ: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần…)
- Tập huấn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
- Định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
1.1.3 Các phương pháp phân tích danh mục thuốc
* Phương pháp phân tích ABC
- Định nghĩa:


4


Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm
và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách
cho thuốc của bệnh viện.
Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý ngân sách dựa trên
nguyên lý Pareto (20/80) thiểu số quan trọng, số nhiều ít quan trọng. Tùy từng
trường hợp mà ta vận dụng và đánh giá một cách tương đối như sau:
+ CácthuốcloạiAchiếm10-20%tổngsố thuốc,tương ứngchiếmkhoảng70-80% tổng
ngânsách.
+ CácthuốcloạiBvớitỷlệsửdụngtrungbình, chiếm khoảng 15-20% tổng ngân sách.
+ Cácthuốcloại Cchiếm đại đa sốcácthuốc cócách sửdụng riêng lẻ ở
mứcthấp,màtổng chi phí củachúngchỉchiếm 10-20%tổngngânsách.
- Mục đích:
Phântích ABCđượcdùngđểkiểm soátcácthuốcthuộcloạiA được sử dụng có
hợp lý, hiệu quả hay không; đây là nhóm ưu tiên để xem xét
đưaracácquyếtđịnhlựachọnvàmuathuốc.
- Đối với nhóm A:
+ Số lượng mặt hàng ít, giá trị tồn kho cao, cần có chính sách quản lý hàng tồn
kho chặt chẽ.
+ Thời gian đặt hàng cần thường xuyên (mỗi tuần thậm chí mỗi ngày)
+ Tránh tồn trữ hàng với số lượng lớn.
+ Lựa chọn nhà cung ứng tốt để tiết kiệm chi phí.
+ Cần thiết phải xác định nhu cầu và dự báo doanh thu để tiết kiệm chi phí tồn
kho.
5


- Đối với nhóm B:

+ Số lượng mặt hàng dự trữ vừa phải, giá trị tồn kho vừa phải.
+ Thời gian đặt hàng lại ít thường xuyên hơn (mỗi tháng).
+ Cần theo dõi sự thay đổi chuyển sang nhóm A hoặc C.
- Đối với nhóm C:
+ Số lượng mặt hàng dự trữ lớn, giá trị tồn kho ít.
+ Thời gian đặt hàng ít thường xuyên nhất.
- Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc
nào trong danh mục thuốc của Bệnh viện.
- Nhược điểm: không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những thuốc có
hiệu lực điều trị khác nhau.
* Phương pháp phân tích VEN
- Định nghĩa:
Là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua và tồn trữ thuốc
trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như
mong muốn.
- Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm: là công cụ giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị đưa ra ưu tiên trong
mua sắm và dự trữ thuốc.
- Nhược điểm: việc phân loại thuốc vào nhóm “ N” khá dễ dàng nhưng để phân
biệt các thuốc nhóm “V” và nhóm “E” lại khó khăn. Vì vậy , người ta thường
phân loại thuốc theo hai nhóm thiết yếu hay không thiết yếu.
6


- Phân loại:
Bảng 1.1. Phân loại VEN theo WHO
Tiêu chí phân loại

V


E

N

>5%

1-5%

<1%

>5

1-5

<1

Tần suất sử dụng (bệnh liên quan)
% dân số ảnh hưởng
Số người bệnh được điều trị trung bình
mỗi ngày tại bệnh viện
Độ nặng (bệnh liên quan)

Đe dọa tính mạng (Life-threatening)



Di chứng (Disabling)




Thỉnh
thoảng
Thỉnh
thoảng

Hiếm

Hiếm

Hiệu quả điều trị
Phòng ngừa bệnh nặng



Không

Không

Chữa khỏi bệnh nặng





Không

Không

Có thể




Chữa bệnh nhẹ, tự giới hạn, triệu chứng

Hiệu quả rõ ràng

Luôn luôn

Hiệu quả còn bàn cãi

Không
7

Thường
gặp
Hiếm

Có thể

Có thể


- Các bước tiến hành:
+ Từng thành viên hội đồng thuốc sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N.
+ Tổng hợp, bàn luận để thống nhất phân loại V, E,N.
+ Xem xét lại số lượng dự kiến mua có phù hợp theo V, E,N.
+ Thuốc nhóm N được xem xét giảm thiểu hoặc loại bỏ.
+ Tìm nguồn ngân sách bổ sung khi cần thiết cho nhóm V, E.
* Phương pháp phân tích nhóm điều trị

-Mục đích:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều
nhất.
- Trên cơ sở thông tin về mô hình bệnh tật xác định những vấn đề sử dụng thuốc
bất hợp lý.
- Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không
mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
- Hội đồng thuốc và điều trị chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
- Các bước tiến hành:
Các bước phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC, một số
ít nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến hành các bước
phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm có chi phí điều trị cao để xác định những
thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí thấp, hiệu quả cao.
* So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp

8


Từ đánh giá, so sánh bảng 1.2, Hội đồng thuốc và điều trị áp dụng vào
điều kiện thực tế và đưa ra những chiến lược trong từng giai đoạn phù hợp với
mô hình bệnh tật ở địa phương, để có những kế hoạch cung ứng, sử dụng thuốc
hợp lý.

9


Bảng 1.2. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp
Ưu điểm
Phân

tích
ABC

Nhược điểm

- Xác định xem phần lớn ngân sách chi
trả cho thuốc nào

- Không cung cấp được đủ
thông tin để so sánh những
thuốc có hiệu lực khác nhau
- Phân tích VEN phải tiến

- Lựa chọn những thuốc ưu tiên để

hành cùng với phân tích ABC
để xác định xem có mối liên

Phân

mua và dự trữ trong bệnh viện.

tích

- Cho phép so sánh những thuốc có không.
hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng
- Tìm điểm chưa hợp lý trong
khác nhau
cung ứng, sử dụng thuốc


VEN

hệ nào giữa các thuốc ưu tiên

nhóm AN
- Xác định những vấn đề sử dụng
Phân

thuốc bất hợp lý trên cơ sở thông tin về

tích

tình hình bệnh tật

nhóm

- Xác định được những thuốc bị lạm thuốc có cùng chung hiệu lực

điều

dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu điều trị.

trị

thụ không mang tính đại diện cho

- Chỉ so sánh được những

những ca bệnh cụ thể.
1.2Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam

1.2.1 Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng

10


Tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, cơ cấu thuốc
nội, ngoại có sự chênh lệch đáng kể giữa các tuyến, giữacác bệnh viện trong
cùng một tuyến. Năm 2010 Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế đã tiến hành
khảo sát 900 bệnh viện ở cả 3 tuyến cho thấy tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước tại
tuyến trung ương chiếm tỷ lệ 11,9%, trong khi đó tỷ lệ này ở các bệnh viện tuyến
tỉnh là 33,2%, tuyến huyện là 51,5%. Ngược lại ở tuyến trung ương thuốc nhập
khẩu chiếm tỷ lệ 88,1%, tuyến tỉnh chiếm 66,8%, tuyến huyện chiếm 48,5%[4].
Nguyên nhân thuốc nhập khẩu được sử dụng nhiều tại bệnh viện tuyến
trung ương do đáp ứng được nhu cầu thuốc điều trị các bệnh chuyên khoa sâu mà
nền công nghiệp sản xuất thuốc trong nước chưa đáp ứng kịp, đa phần là “sản
xuất các thuốc thông thường, dạng bào chế đơn giản, chưa nhiều các thuốc dùng
cho chuyên khoa sâu”[23]. Mặt khác, tâm lý bác sỹ còn chuộng sử dụng thuốc
ngoại đắt tiền trong khi đó giá trị sinh học giữa thuốc nội và thuốc ngoại là tương
đương nhau. Theo thống kê của Bộ Y tế chỉ có khoảng 20- 30% thuốc nội được
các bác sỹ Việt Nam kê trong đơn cho bệnh nhân [18]. Điều này vô hình chung
đã làm tăng chi phí trong điều trị, tạo rào cản cho nền sản xuất thuốc trong nước
phát triển.
Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 7 Sở y
tế và 8 bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế năm 2013 cho thấy số
lượng và giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước tăng gấp 2 lần so với năm
2012. Tại 7 Sở Y tế, số lượng thuốc sản xuất trong nước là 338 triệu đơn vị năm
2012 và năm 2013 tăng lên 700 triệu đơn vị, giá trị sản xuất thuốc năm 2013 là
768 tỷ đồng. Tại các bệnh viện tuyến số lượng sử dụng thuốc sản xuất trong
nước cũng tăng đáng kể: năm 2013 là 73 triệu đơn vị và giá trị sử dụng là 256 tỷ
đồng so với năm 2012 thì số lượng sử dụng chỉ là 38 triệu đơn vị và giá trị sử

dụng đạt 120 tỷ đồng. Năm 2014 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước tăng lên 1,01%
11


trong tổng giá trị tiền thuốc trúng thầu tại các bệnh viện tuyến trung ương và
tăng lên 2,41% tại các bệnh viện tuyến huyện [8]. Điều này phản ánh được mức
độ phát triển của ngành Dược trong nước đang dần đáp ứng kịp nhu cầu bệnh tật,
khẳng định được thương hiệu cũng như sự tin dùng của bác sỹ, góp phần giảm
chi phí trong điều trị cho bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu năm 2009, 2010 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về
tình hình sử dụng thuốc tại 1018 bệnh viện cho thấy thuốc sử dụng trong bệnh
viện chiếm tỷ trọng 47,9% trong tổng giá trị tiền viện phí hàng năm tại bệnh
viện, trong đó thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thuốc tiêu
thụ tại các bệnh viện[18]. Tiếp đến là các nhóm giảm đau, chống viêm, thuốc
điều trị các bệnh gout và xương khớp, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm tim
mạch. Tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin vẫn rất phổ biến, kháng sinh
nhập khẩu chiếm tỷ lệ 30%-40% tổng giá trị nhập khẩu thuốc hàng năm của cả
nước[22]. Năm 2013, nghiên cứu tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên nhóm thuốc
ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 39,5% [15] tổng kinh phí sử dụng
thuốc. Năm 2014, nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa
huyện Nga Sơn chiếm tỷ lệ 11,62%[26], bệnh viện quận 5 Thành Phố Hồ Chí
Minh chiếm 15,73%[11], bệnh viện đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm
22,07%[14] tổng kinh phí sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, năm 2014, nhóm thuốc
vitamin và khoáng chất chiếm tỷ lệ cao về số lượt bệnh nhân được chỉ định sử
dụng như bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn chiếm tỷ lệ 4,59% [26], bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Kạn chiếm tỷ lệ 4,01%[13].
1.2.2 Thực trạng về kinh phí sử dụng thuốc tại một số bệnh viện
Kinh phí thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm phần lớn ngân sách của
bệnh viện từ 40%- 60% đối với các nước đang phát triển và từ 15%- 20% ở các
nước phát triển. Kết quả nghiên cứu công tác khám chữa bệnh năm 2010 của

12


Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế cho thấy tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
trong bệnh viện ở Việt Nam lên tới 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm
trong bệnh viện [8]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng cho bệnh viện chiếm tỷ lệ 64,3%[20], tại bệnh viện đa
khoa Cao Bằng tỷ lệ này là 42,98% [24].
Bộ Y tế đã thu thập các báo cáo về sử dụng thuốc tại các bệnh viện. Thống
kê từ các báo cáo cho thấy kháng sinh chiếm 36% tổng kinh phí cho thuốc và
hóa chất (khoảng giới hạn từ 3% - 89%). Tại bệnh viện tuyến trung ương, nhóm
thuốc kháng sinh chiếm 26% kinh phí sử dụng thuốc cho toàn bệnh viện, bệnh
viện chuyên khoa tuyến Trung ương chiếm tỷ lệ 28% trong đó bệnh viện nhi
Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất 89%, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
tỷ lệ sử dụng kháng sinh trung bình 43%như bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương là
35%, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh có tỷ lệ sử dụng kháng sinh dao
động lớn giữa các bệnh viện từ 3%-66% như bệnh viện Tâm thần chiếm tỷ lệ
thấp nhất 3% [4]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, năm
2012, nhóm kháng sinh, chống nhiễm khuẩn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 30,2%
trong tổng kinh phí sử dụng thuốc [20], bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm
2014 tỷ lệ này là 51,4%[13], bệnh viện đa khoa Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014 là
33,75%[14].
Kết quả phân tích về chi phí sử dụng thuốc tại 38 bệnh viện khu vực phía
Bắccũng cho thấy tỷ lệ sử dụng nhóm kháng sinh, chống nhiễm khuẩn rất lớn,
chiếm phần lớn kinh phí sử dụng thuốc tại bệnh viện. Giá trị tiêu thụ kháng sinh
tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện lần lượt là 25,7%,
32%, 43,1% [16].
Như vậy rõ ràng việc sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh tại nước
ta đang còn tồn đọng nhiều bất cập, cần sự thay đổi cho phù hợp.Để làm được
13



điều này Bộ Y tế đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc tại các
cơ sở y tế có giường bệnh là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm điều chỉnh việc sử
dụng thuốc tại các bệnh viện an toàn, hợp lý hơn [2],[5].
1.3 Thực trạng về phân tích danh mục thuốc
Phân tích danh mục thuốc bằng phương pháp ABC/VEN được đưa vào
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2013 là
bước đầu trong quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện và cũng là
phương pháp phân tích nhằm phát hiện những vấn đề bất cập về sử dụng thuốc
tại bệnh viện.
Năm 2006, 2008 một nghiên cứu tại bệnh viện 115 đã sử dụng phương
pháp phân tích ABC/VEN là tiêu chí để đánh giá sử cải thiện chất lượng danh
mục thuốc tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thuốc nhóm I
(AV, AE, AN, BV, CV) đã giảm từ 14,9% năm 2006 xuống còn 9,1% năm 2008
sau khi can thiệp, nhóm II (BE,BN, CE) chiếm ngân sách tương đối và cần thiết
trong điều trị đã giảm từ 57,3% năm 2006 xuống còn 41,6% năm 2008 sau can
thiệp, nhóm III (CN) ít quan trọng giảm từ 27,9% về số lượng xuống còn 11,5%
và có 82 hoạt chất đã được loại khỏi danh mục thuốc [27].
Năm 2010, bằng phương pháp phân tích ABC, một nghiên cứu tại bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy nhóm A có 149 mặt hàng trên tổng
1151 mặt hàng tiêu thụ chiếm tỷ lệ 79,87%. Nhóm C giá trị tiêu thụ ít chiếm tỷ lệ
5% nhưng số lượng mặt hàng lớn chiếm 70,72%.Trong nghiên cứu này phương
pháp phân tích VEN chưa được thực hiện [21].
Năm 2012, bằng phương pháp phân tích ABC/VEN, một nghiên cứu tại
bệnh viện Quân đội Trung ương 108 cho thấy kinh phí thuốc tập trung chủ yếu ở
nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV) chiếm tỷ lệ 73,8% là nhóm thuốc thiết yếu và
14



chiếm phần lớn kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện, còn nhóm không thiết yếu
chiếm một tỷ lệ nhỏ 1,5% [17].
Năm 2012, nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương cũng dùng phương pháp
phân tích ABC/VEN là tiêu chí để đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa
khoa đã chỉ ra rằng 70% tổng kinh phí của bệnh viện được dùng để mua sắm chỉ
11,2%-13,1% số khoản mục thuốc[16].
Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng rộng rãi phương pháp phân tích
ABV/VEN tại các bệnh viện để làm căn cứ lựa chọn trong mua sắm, tồn trữ
thuốc một cách hợp lý, khoa học.
1.4 Vài nét về bệnh viện Quân y 7B
1.4.1 Giới thiệu về bệnh viện
Bệnh viện Quân Y 7B được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1972là bệnh
viện đa khoa hạng II đóng trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trực
thuộc Cục Quân y. Trong thời chiến làm nhiệm vụ thu dung, cữu chữa cho
thương bệnh binh. Hiện nay với quy mô 200 giường bệnh, gồm 5 ban, 11 khoa
và 1 tổ, 251 cán bộ- nhân viên y tế. Ngoài nhiệm vụphòng bệnh,cấp cứu,
khámchữa bệnh cho bộ đội bệnh viện Quân y 7B còn khám chữa bệnh cho nhân
dân đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận, tham gia hỗ trợ y tế cho
tuyến dưới.
1.4.2 Mô hình bệnh tật của bệnh viện Quân y 7B

15


×