Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 67 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HOA LƢ

SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VÀO
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non

HÀ NỘI, 2016
Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HOA LƢ

SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VÀO
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5 - 6


TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. VŨ LONG GIANG

HÀ NỘI, 2016
Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trƣờng Đại
học Sƣ Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm Non
đã dạy bảo tận tình cho tôi suốt thời gian học tập tại trƣờng và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Ths. Vũ Long Giang ngƣời đã dành rất nhiều thời gian tâm huyết hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia
đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ
thực hiện khóa luận.
Một lần nữa xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016


Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hoa Lƣ

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của Ths.Vũ
Long Giang. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quá nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quá nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào đã công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa Lƣ

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5
PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................... 6
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI 6

1.1.1. Đặc điểm sinh lý .................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm tâm lý………………………………………………………..6
1.1.3. Hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi ..................................................... 8
1.2. VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI .... 13

1.2.1. Khái quát chung về vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình ........... 13
1.2.2. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ...................................................... 16
1.2.3. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ..................................................... 17
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG
CÁC VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA - PHƢỜNG XUÂN
HÒA - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC .................................. 21

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.


2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA - PHƢỜNG XUÂN HÒA THỊ XÃ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC ................................................................... 21
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT
LIỆU TỰ NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

..................................................................................................................... 24
2.2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................ 24
2.2.2. Quy trình thƣờng dùng để tổ chức hoạt động tạo hình từ vật liệu cósẵn
trong tự nhiên của giáo viên trƣờng mầm non Xuân Hòa ............................. 35
2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT
LIỆU CÓ SẴN TRONG TỰ NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA .......................................... 37

2.3.1. Kết quả khảo sát việc sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên
vào hoạt động tạo hình và phân tích sản phẩm.............................................. 37
2.3.2. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên trƣờng mầm non Xuân Hòa phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc về việc sử dụng các
nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo
lớn ................................................................................................................ 39
2.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU CÓ SẴN TRONG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA ........................................................... 42

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒA - PHƢỜNG
XUÂN HÒA - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC SỬ DỤNG
CÁC VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VÀO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ............. 44
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ...................................................................................... 44
3.2. VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON ...................................................................... 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................. 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 55

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

PHỤ LỤC

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên của hệ thống giáo dục,
nhân cách của trẻ cũng đƣợc hình thành mạnh mẽ trong giai đoạn này.Việc thiếu
quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải tiến triển vọng của
trẻ. Trẻ em chính là tƣơng lai của đất nƣớc, vì vậy việc giáo dục bồi dƣỡng thế
hệ măng non trở thành những công dân tốt với đầy đủ nhân lực, trí lực, để góp
phần xây dựng đất nƣớc là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thể xã
hội. Chính và vậy mà hầu hết các quốc gia, các tổ chức quốc tế đều xác định
giáo dục mầm non là mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi ngƣời.
Trong điều 21, 22, Luật giáo dục (2005)đã xác định nhiệm vụ và mục
tiêu giáo dục mầm non “ Giáo dục mầm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi” , “Mục tiêu của giáo dục mầm
non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”
Nhƣ vậy, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục

quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách con ngƣời.
Chƣơng trình chăm sóc giáo dục mầm non có rất nhiều hoạt động học,
trong đó tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong trƣờng
mầm non. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật,
là phƣơng tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể
lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình
thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình
thành ở trẻ tình yêu đối với con ngƣời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu
cái đẹp... Hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển
trí nhớ, trí tuởng tƣợng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng,
1
Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia
các hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tƣợng của đồ vật, hình tƣợng
quen thuộc mà trƣớc đó trẻ đã tri giác đƣợc.Ở độ tuổi này trẻ có tâm hồn nhạy
cảm với thế giới xung quanh với bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ dễ bị cuốn hút
trƣớc cảnh đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh,
đáng yêu… chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động
hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo.
Hiện nay khi thực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ điều mà tất cả mọi
ngƣời đều mong muốn là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm
nhƣng lại đạt hiệu quả cao. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa
chọn và sử dụng hợp lí nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng, nguyên vật
liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng đƣợc phát
huy bấy nhiêu. Một trong những yếu tố để làm đƣợc điều đó là tận dụng các

nguyên vật liệu trong tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi với trẻ mà
trẻ thƣờng xuyên tiếp xúc nhƣ: gỗ, thân tre, cành cây, rơm, lá cây, vỏ sò, vỏ
ốc đá, cát, sỏi….
Khi cho trẻ tham gia vào tiết học tạo hình từ các vật liệu có sẵn trong tự
nhiên,ở đây trẻ đƣợc tiếp xúc với các vật liệu tự nhiên khác nhau, khám phá
chúng và tạo ra đƣợc những sản phẩm mà mình mong muốn, làm cho trẻ thích
thú, say mê. Từ đó giúp trẻ gần gũi, thân thiện, hòa hợp với cuộc sống thiên
nhiên, góp phần giúp trẻ có ý thức tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, làm cho quá
trình giáo dục đạt hiệu quả cao.
Tại mầm non Xuân Hòa - phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc giáo viên đã cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với các vật liệu tự nhiên
trong hoạt động tạo hình song vẫn còn hạn chế trong việc lựa chọn nguyên vật
liệu chƣa phù hợp, chƣa giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, hào hứng.Do
vậy khả năng sáng tạo của trẻ còn thấp, trẻ chƣa mạnh dạn, tự tin tham gia
hoạt động nghệ thuật.

2
Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

Là giáo viên mầm non tƣơng lai tôi thấy cần phải nhận thức đúng vai trò
của việc sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ mầm
non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Chính vì vậy mà chúng tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động
tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Xuân Hòa” giúp trẻ phát triển
nhận thức thẩm mĩ một cách toàn diện.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan nhƣ:

Tác giả Hoàng Thị Ngọc Yến với đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Hƣơng Sơn, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động tạo hình từ vật liệu có sẵn trong
tự nhiên” (Khóa luận tốt nghiệp trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2, năm
2014)
Tác giả Vƣơng Thị Huyền với đề tài “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu
tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trƣờng Mầm non
Việt Hùng” (Sáng kiến kinh nghiệm, năm 2009)
Tuy nhiên chƣa có tác giả nào công bố một công trình khoa học nào
nghiên cứu cụ thể về vấn đề sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo
hình cho trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa.
3. Mục đích nghiên cứu
- Sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để hƣớng dẫn trẻ vui chơi, tham
gia vào các hoạt động tạo hình từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động tạo hình
phát triển nhận thức thẩm mĩ và khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trƣờng mầm non Xuân Hòa - phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh
Phúc giúp cho trẻ mầm non gần gũi và đƣợc tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu
tự nhiên để trẻ có cái nhìn và cảm nhận tốt hơn về tự nhiên.

3
Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

- Tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc, khám phá cái đẹp, phát triển các chức năng
tâm lí nhƣ khả năng tri giác các sự vật, hiện tƣợng xung quanh, từ đó phát
triển óc tƣởng tƣợng, sáng tạo, ham muốn tìm ra cái đẹp.
- Qua tìm hiểu đề tài này giúp giáo viên trau dồi những kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ, phục vụ cho công tác giảng dạy.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi
trƣờng mầm non Xuân Hòa - phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh
Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về các vật liệu tự nhiên
trong trƣờng mần non nhằm tìm ra các giải pháp tốt nhất cho trẻ để xây dựng
cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng
Tìm hiểu sự đa dạng các vật liệu tự nhiên cho trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng mầm
non Xuân Hòa - phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất nghiên cứu và thực nghiệm
Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lƣợng về các vật
liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, nghiên cứu tài liệu về tâm lí học, giáo
dục học, phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình,…

4
Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phƣơng pháp quan sát

+ Phƣơng pháp điều tra trực tiếp
+ Phƣơng pháp phân tích sản phẩm
+ Phƣơng pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của khóa luận
bao gồm :
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trạng về việc sử dụng các vật liệu tự nhiên
vào hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa
- phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Đề xuất và thực nghiệm một số hình thức tổ chức cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa - phƣờng Xuân Hòa - thị xã Phúc
Yên - tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình.

5
Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 - 6
TUỔI

1.1.1. Đặc điểm sinh lý
Ở trẻ mẫu giáo lớn, sự phát triển của cơ thể diễn ra chậm hơn so với các giai
đoạn trƣớc về số lƣợng: chiều cao trung bình tăng từ 5 cm - 8 cm; đạt từ 105,5 cm
- 125,2 cm. Cân nặng trung bình tăng khoảng 1 - 2,5kg; đạt khoảng 25,7kg.
Hệ cơ xƣơng của trẻ dần hoàn thiện, các mô cơ ngày càng phát, cơ quan

vận động đƣợc tăng cƣờng… Do vậy trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi sự
khéo léo của đôi tay, chân và toàn thân. Các ngón tay cử động châm hơn so
với sự vận động của toàn thân nhƣng trẻ có thể thực hiện các động tác vẽ,
ghép, xếp một cách thành thạo. Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có
thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn và hòan chỉnh hơn nên trẻ có
thể thực hiện nhiều động tác nhiều động tác mới và tinh tế hơn.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi”
mầm non” – tức là lƣa tuổi trƣớc khi đến trƣờng phổ thông. Ở giai đoạn này,
những cấu tạo tâm lý đặc trƣng của con ngƣời đã hình thành trƣớc đây , đặc
biệt là trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tực phát triển mạnh với sự giáo
dục của ngƣời lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ hoàn thiện về mọi phƣơng
diện của hoạt động tâm lý để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu
về nhân cách con ngƣời.
* Đặc điểm phát triển tư duy
Ở mẫu giáo lớn, bên cạnh việc phát triển tƣ duy trực quan - hình tƣợng
vẫn mạnh mẽ nhƣ trƣớc đây, còn cần phát triển thêm một kiểu tƣ duy trực

6
Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

quan - hình tƣợng mới để đáp ứng với khả năng và nhu cầu phát triển của trẻ
ở lứa tuổi mẫu giáo. Đó là kiểu tƣ duy trực quan - sơ đồ. Kiểu tƣ duy này tạo
ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan,
không bị phụ thuộc vào hành động vào ý muốn chủ quan của đứa trẻ.
* Đặc điểm phát triển trí nhớ
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn phát triển về trí nhớ, trí nhớ của trẻ chƣa

hoàn thiện, điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì
vậy phải hiểu đƣợc năng lực trí nhớ đặc biệt là trí nhớ hình ảnh của trẻ có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập và phát triển nhân cách trẻ.
Các loại trí nhớ của trẻ phát triển rất mạnh: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ
hành động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ - logic… nhƣng trí nhớ trực quan
hình ảnh tốt hơn trí nhớ từ ngữ logic.
Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động mạnh trẻ
sẽ nhớ tốt hơn: bé biết quan sát các sự vật hiện tƣợng, so sánh, đặt câu hỏi đôi
khi trẻ tự trả lời theo suy nghĩ của mình. Trẻ thƣờng đặt câu hỏi vì sao? Thế
nào? Tại sao?
Ở trẻ mẫu giáo nói chung trí nhớ không chủ định chiếm ƣu thế nên trẻ
dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc, quá trình phát triển trí nhớ của trẻ mẫu
giáo tiếp tục phong phú và hoàn thiện. Vị trí ƣu thế của trí nhớ không chủ
định bây giờ đã bị yếu dần đi nhƣng vai trò của nó vẫn quan trọng trong đời
sống của trẻ. Trí nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triển mạnh, những gì trẻ hiểu
đƣợc thƣờng ghi nhớ bền vững hơn.
*Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có
thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng nhƣ hiểu đƣợc những câu nói
dài của ngƣời khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của
lớp một và các cấp học tiếp theo. Mặc dù vậy khi giao tiếp với trẻ, chúng ta

7
Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

cũng không nên sử dụng lối nói với những ý nghĩa ẩn dụ, nƣớc đôi theo kiểu
nói vậy mà không phải vậy, vì nhƣ vậy có thể gây ra những hiểu lầm, hay

khiến cho trẻ có những nhân thức tiêu cực về bản thân về sự hiểu biết sai lệch
về ngƣời khác.
Trong lứa tuổi này, trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận một ngoại ngữ và cả
những từ ngữ thô tục “ không có trong từ điển”.
* Ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lí
Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi ngƣời khác, đã
đƣợc hình thành ở cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua quá trình phát
triển ý thức bản ngã của trẻ mới đƣợc xác định rõ ràng. Đến tuổi mẫu giáo trẻ
bƣớc đầu hiểu đƣợc mình là ngƣời nhƣ thế nào, có những phẩm chất gì,
những ngƣời xung quanh đối với mình ra sao và tại sao mình lại có hành động
này hay hành động khác.
Ý thức bản ngã đƣợc xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội.
Đến tuổi mẫu giáo lớn sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn điều đó
đƣợc thể hiển ở thời gian chơi, “ tiết học” đƣợc kéo dài hơn và đặc biệt là khi
trẻ xem tranh, thời gian có thể tập trung để xem tranh gấp đôi trẻ mẫu giáo nhỡ.
1.1.3. Hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi
- Hoạt động tạo hình gắn liền với hoạt động của con ngƣời. Ngay từ khi con
ngƣời chƣa có ngôn ngữ học đã sử dụng hoạt động tạo hình nhƣ một phƣơng
tiện để giao tiếp và truyền đạt kinh nghiệm sản suất. Điều đó chứng tỏ hoạt động
tạo hình là một trong những nhu cầu cần thiết của đời sống con ngƣời.
- Hoạt động tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật của con ngƣời để
tạo ra các sản phẩm có hình thể và màu sắc đẹp, đem lại khoái cảm thẩm mĩ
cho ngƣời xem, nhận ra cái đẹp và cảm xúc trƣớc cái đẹp nhằm giúp trẻ nhận
biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tƣợng nghệ thuật.

8
Footer Page 15 of 16.



Header Page 16 of 16.

- Hoạt động tạo hình ở trƣờng mầm non là hoạt động cho trẻ làm quen và
tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình, từ đó trẻ có thể cảm nhận đƣợc ngôn ngữ,
đƣờng nét, màu sắc…qua đó nâng cao đƣợc nhận thức cho trẻ. Hoạt động này
đƣợc tổ chức thông qua các bài học nhƣ: vẽ, nặn, chắp ghép, làm quen với tác
phẩm tạo hình…
- Trẻ thƣờng tạo hình một cách tự nhiên nhất, trẻ có thể vạch lên bàn, lên
giấy để tạo thành những nét thẳng, nét cong…Song hoạt động này là cần thiết
vì nó phát triển thị giác, nâng cao nhận thức về sự vật, hiện tƣợng trong cuộc
sống hàng ngày mà chúng đƣợc tiếp xúc, giúp trẻ tạo ra sản phẩm đẹp, đó là
nét và hình mà trƣớc đó là ở đất và trên giấy…
- Đối với việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, hoạt
động tạo hình có vị trí rất quan trọng.
+ Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với
trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động
những gì mà chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm chũng
có những cảm xúc và tình cảm nhất định.
+ Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động có đầy đủ điều kiện
để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức,
về trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của
co ngƣời nhƣ một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực và sáng tạo.
+Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động khó, đòi hỏi bàn tay
khéo léo, óc quan sát, tƣ duy tƣởng tƣợng...góp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm
tòi khám phá để tạo ra sản phẩm đẹp giúp cho trẻ hiểu biết thêm những kiến
thức cơ bản của hoạt động tạo hình và sử dụng hiệu quả trong tác phẩm nghệ
thuật của mình.
Trong sản phẩm tạo hình của trẻ, ngƣời ta có thể hiểu đƣợc trẻ muốn nói gì
(ngôn ngữ tạo hình ), thể hiện tình cảm (phƣơng tiện truyền cảm).


9
Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

+ Hoạt động tạo hình là một hình thức hoạt động nhận thức đặc biệt
mang tính hình tƣợng. Bởi vậy, nội dung chƣơng trình hoạt động tạo hình có
thể đƣợc xem nhƣ hệ thống những nhiệm vụ giáo dục và phát triển cụ thể
nhằm hình thành ở trẻ khả năng nhận thức thẩm mỹ, khả năng phản ánh thế
giới xung quanh, thâm nhập vào thế giới xung quanh thông qua hoạt động tạo
hình.
Ở trƣờng mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một môn học
chính, bao gồm nhiều hoạt động nhƣ: vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép…
- Hoạt động vẽ
Hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ
tranh.
+ Vẽ theo mẫu : Ở hoạt động này , trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại
những gì đã thấy và vẽ lại sao cho rõ những đặc điểm. Mẫu cho trẻ vẽ là các
đồ vật, cây, quả, con vật. Trẻ thể hiện bài vẽ của mình theo cảm nhận riêng,
bài vẽ của trẻ thƣờng khác về hình, màu sắc và đậm nhạt, những đặc điểm đó
cơ bản làm cho ngƣời xem nhận ra: đó là cái gì?, con gì?
Trong hoạt động này trẻ nhìn mẫu có thực để tả lại, mô phỏng lại, vẽ lại
theo cách cảm nhận riêng sao cho rõ đặc điểm.Hoạt động này tạo cho trẻ nắm
đƣợc và có thể vẽ các hình cơ bản giúp cho chúng làm các loại bài: vẽ tranh,
vẽ trang trí thuận lợi hơn.
+ Vẽ trang trí: trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ nét, vẽ
họa tiết, sắp xếp hoạt tiết theo cách nhắc lại, xem kẽ hoặc đối xứng và vẽ màu
tự do. Các bài tập cơ bản thƣờng là trang trí cơ bản (đƣờng diềm, trang trí
hình vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng.

Trẻ có thể làm theo ý mình, có thể không giống mẫu và hình giáo viên đã
giới thiệu, khác với vẽ theo mẫu, hoạt động vẽ trang trí phát triển ở trẻ khả năng

10
Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tạo ra các bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình,
không giống mẫu, không giống bài của bạn khác về họa tiết và về màu sắc.
Ví dụ : Vẽ trang trí đƣờng diềm, trang trí hình tròn, hình vuông.
Yêu cầu đối với trẻ khi tham gia hoạt động vẽ trang trí:
-Trẻ biết đƣợc cách sắp xếp họa tiết trong các hình thể trang trí : đƣờng
diềm, hình vuông…và một số đồ vật quen thuộc.
-Nhận ra các cách sắp xếp họa tiết: nhắc lại, đối xứng, xen kẽ.
-Vẽ đƣợc các họa tiết theo mẫu hoặc tự vẽ vào các hình trang trí theo các
cách vẽ khác nhau.
-Vẽ màu vào họa tiết có nền, có đậm có nhạt, màu it ra ngoài hình.
+ Vẽ tranh: Trẻ tập vẽ các loại đơn giản nhƣ : tranh tĩnh vật, tranh phong
cảnh, tranh chân dung, tranh đề tài sinh hoạt và tranh các con vật quen thuộc.
Trẻ quan sát, nhạn biết, cảm thụ vẻ đẹp ở các hình ảnh trong tranh, ảnh và tự
vẽ theo khả năng và cảm nhận của mình. Khi vẽ tranh theo đề tài cho trƣớc
(cả lớp cùng vẽ một đề tài) nhƣng mỗi trẻ lại có một cách vẽ và sắp xếp hình
và màu khác nhau.
Tranh tự do - trẻ tự do chọn đề tài, nội dung theo ý thích: có thể vẽ
tranh về các con vật, tranh phong cảnh hoặc tranh chân dung.
- Hoạt động nặn
Hoạt động nặn là hoạt động tạo ra sản phẩm bằng khối, nặn là một dạng
điêu khắc nhƣng đƣợc thể hiện bằng nguyên vật liệu mềm dẻo, có thể dễ dàng

tác động bằng tay vì vậy rất hợp với trẻ mâu giáo.
Tính mềm dẻo của nguyên vật liệu và tính chất khối của đối tƣợng thể
hiện cho phép trẻ nắm đƣợc một số kĩ năng dễ hơn vẽ (ví dụ trong thể hiện
động tác) .
Trong hoạt động nặn, phƣơng tiện chủ yếu là dạng hình khối.
- Có hai cách nặn:

11
Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

Nặn ghép nhiều chi tiết thành một đối tƣợng.
Nặn đối tƣợng thành một khối đất.
- Nặn trong trƣờng mẫu giáo có ba thể loại:
Nặn theo mẫu
Nặn theo đề tài
Nặn theo ý thích
- Hoạt động xé dán
Hoạt động xé dán của trẻ mầm non là hoạt động mà sản phẩm đƣợc tạo
ra bằng chính sự khéo léo của đôi tay trẻ qua sự hƣớng dẫn tỉ mỉ của cô giáo.
Ở hoat động này trẻ sẽ đƣợc làm quen với các loại nguyên liệu khác nhau và
các loại vật dụng từ đó sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng xé dán các hình đƣờng
nét trang trí, bố cục, giấy màu, nội dung và dán…từ đó bồi dƣỡng và cung cấp
vốn hiểu biết cho trẻ, kích thích đƣợc tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ, từ đó nâng
cao kỹ năng xé dán.
Có hai cách xé dán :
Xé dán theo đề tài
Xé dán theo ý thích của trẻ

- Hoạt động chắp ghép
Hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non đƣợc hiểu nhƣ một loại hình
hoạt động tổng hợp, ở đấy trẻ chủ yếu thể hiện các mô hình kết cấu không
gian ba chiều và phối hợp với hình thức thể hiện trên không gian hai chiều.
Trong quá trình tạo hình trẻ có thể phối hợp các thủ pháp miêu tả đặc trƣng
cho các loại hình khác nhau nhƣ : vẽ, xé, nặn…
Đây là một dạng hoạt động ứng dụng các kĩ thuật tạo hình , các phƣơng
tiện tạo hình và phối hợp giữa hoạt động tạo hình với các hoạt động vui chơi
để giúp trẻ tìm hiểu, phản ánh, khám phá thế giới xung quanh.

12
Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

Hoạt động chắp ghép mở rộng các cơ hội khả năng cho việc giáo dục
toàn diện và phát triển tính sáng tạo cho trẻ. Trong qúa trình thiết kế chắp
ghép, các khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ đƣợc huy động tích cực để tìm ra
các đặc điểm, các tính chất của hiện tƣợng và tạo ra những vật mô phỏng,
những hình tƣợng có kết cấu hợp lí, khoa học, đồng thời mang tính thẩm mỹ.
Hoạt động chắp ghép giúp trẻ học cách độc lập tổ chức hoạt động nhận thức.
Trong hoạt động chắp ghép, trẻ tập thể hiện sự sinh động của mọi vật
cùng các hiện tƣợng, sự kiện xung quanh bằng các vật thể mang tính nghệ
thuật. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp trẻ thêm gắn bó với cuộc sống ,
con ngƣời xung quanh, hình thành ở trẻ ý thức, tình cảm xã hội và thói quen
lao động.
- Vật liệu chắp ghép: các bộ đồ chơi xây dựng, các bộ đồ chơi lắp ghép,
các loại giấy màu, giấy croki, bìa, giấy ăn, báo…, các phế liệu, vật liệu thiên
nhiên, keo hồ, bột màu, sáp nặn…

Khác với việc tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng các hoạt động
thông thƣờng thì hoạt động tạo hình từ các vật liệu có sãn trong tự nhiên đem
lại cho trẻ sự hào hứng khi tham gia, trẻ đƣợc làm quen, tiếp xúc với những
vật liệu gần gũi, quen thuộc, thân thiện với môi trƣờng. Bên cạnh đó giáo viên
cần phải có sự chẩn bị chu đáo và hƣớng dẫn tỉ mỉ để trẻ có thể tham gia vào
hoạt động một cách có hiệu quả.
Hoạt động này còn khá mới mẻ ở các trƣờng mầm non. Trẻ sử dụng các
vật liệu có sẵn trong tự nhiên nhƣ: cát, sỏi, vỏ sò, cành cây…những vật liệu
quen thuộc, gần gũi với trẻ để trẻ tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm
tính sáng tạo cá nhân.
1.2. VẬT LIỆU TỰ NHIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI

1.2.1. Khái quát chung về vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình
1.2.1.1. Khái niệm về vật liệu tự nhiên trong tạo hình

13
Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

Vật liệu sử dụng trong hoạt động tạo hình của trẻ vô cùng phong phú và
đa dạng. Bên cạnh những gì nhà trƣờng đã trang bị (giấy, bút sáp, bút màu…),
các lớp nên huy động các phụ huynh học sinh cùng nhau đóng góp cho quỹ
vật liệu của lớp. Nguồn vật liệu đƣợc lấy từ tự nhiên và các vật liệu tái chế dễ
tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đƣờng làng…
Nguyên vật liệu có thể sƣu tầm nhƣ:
- Từ động vật: vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến, lông gà…
- Từ thực vật: gỗ, thân tre, cành cây, rơm, lá cây, quả…
- Từ nguồn vô cơ: đá, cát, sỏi…

1.2.1.2. Yêu cầu khi sử dụng nguyên vật liệu
- Đảm bảo vệ sinh, am toàn cho trẻ: Các nguyên vật liệu tự nhiên cần
đƣợc làm vệ sinh sạch sẽ trƣớc khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi khô và loại
bỏ những nguyên vật liệu không còn nguyên hình, rách nát) ; không có gai sắc
nhọn, không độc hại và không gây nguy hiểm cho trẻ.
- Phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ: kích thƣớc phải vừa tay trẻ,
không quá to cũng không quá nhỏ, phù hợp với nội dung tạo hình. Khi cho trẻ
sử dụng các nguyên vật liệu nhỏ nhƣ: cát, bột, hạt… thì giáo viên phải bao
quát tốt. Các thao tác để tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ và
sự phát triển của từng lứa tuổi. Khi sử dụng đất sét trong hoạt động nặn, giáo
viên phải hƣớng dẫn trẻ cụ thể, nặn từng bộ phận, tránh để đất dính bẩn ra
quần áo.
- Đảm bảo thẩm mỹ: Nên lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc
tƣơi đẹp. Có thể sơn màu cho các nguyên vật liệu trƣớc khi cho trẻ sử dụng và
có hình dáng đặc trƣng. Có thể cắt, tạo dáng lá cây trƣớc khi sử dụng.
1.2.1.3. Vai trò của vật liệu tự nhiên trong HĐTH của trẻ 5 - 6 tuổi
Sử dụng các vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là
một yếu tố không thể thiếu trong bộ môn tạo hình.

14
Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

Các vật liệu tự nhiên đa dạng, thân thuộc kích thích sự khám phá của trẻ,
trẻ dễ bị rung động trƣớc xúc cảm thẩm mĩ, từ đó giúp trẻ biết thƣởng thức caí
đẹp từ thiên nhiên do chính tay mình tạo ra.
Bên cạnh việc sử dụng các vật liệu thông thƣờng nhƣ: bút màu, bút sáp,
giấy màu… chúng ta có thể sử dụng các nguyên vật liệu nhƣ: đá, cát, sỏi, lá

cây, cành cây, hột, hạt… để làm nguyên vật liệu chính cho hoạt động tạo hình
của trẻ.
Qua đó trẻ đƣợc khám phá, trải nghiệm, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Từ
những vật liệu vô tri vô giác, trẻ biết cách “thổi hồn” để tạo nên những sản
phẩm độc đáo, có tính thẩm mĩ và gần gũi với thiên nhiên.
Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phƣơng tiện truyền cảm mang tính
trực quan (màu sắc, hình dạng...) sẽ làm cho các xúc cảm thẩm mĩ của trẻ
ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tƣởng tƣợng mang tính nghệ thuật của trẻ
ngày càng phong phú hơn.
Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ
là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn đƣợc tiếp xúc với cái đẹp, luôn đƣợc rèn luyện
trong cuộc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn nảy sinh và nuôi dƣỡng ở
chúng những hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo
nghệ thuật.
Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với lƣa tuổi sẽ mở ra trƣớc
mắt trẻ sự phong phú, đa dạng, sống động, vẻ rực rỡ của các màu sắc, hình
dạng, ánh sáng và không gian… và những biến đổi của chúng trong thế giới
xung quanh.
Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tạo hình
của trẻ mẫu giáo. Những ảnh hƣởng tích cực của thiên nhiên chính là
những nguồn gốc của những hiểu biết, những ấn tƣợng, những xúc cảm tình
cảm thẩm mỹ đầu tiên của trẻ.

15
Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận đối với trẻ , mọi sự việc,

hiện tƣợng của thiên nhiên đều làm cho trẻ ngạc nhiên và thích thú nhƣ : một
bông hoa vừa nở, một con bƣớm bay qua... Khi cô giáo và ngƣời lớn cho trẻ
tìm hiểu về thiên nhiên thì phải luôn hƣớng tới mục đích giúp trẻ nhận biết cái
đẹp trong sự phong phú, đa dạng và hài hòa của thiên nhiên. Trên cơ sở ấy,
giáo dục trẻ lòng yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên và thái độ ứng xử đúng
đắn với thiên nhiên.
Chúng ta có thể nói thiên nhiên luôn bao bọc con ngƣời. Cây đa, bến
nƣớc ở một làng quê Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa nhƣ một cây cổ thụ và
một bến bờ của một dòng sông mà chúng còn là hình ảnh tiêu biểu trong tâm
khảm của con ngƣời những kỷ niệm mãi mãi truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác về quê hƣơng.
Những màu sắc hình thể đa dạng, hƣơng vị của hoa lá cỏ cây, đồng lúa,
dòng sông, những âm thanh của chim chóc... đều là cho trẻ thích thú và chú ý.
Nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn
của trẻ, phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ và làm cho tâm hồn trẻ phong phú.
1.2.2. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Ở lớp mẫu giáo lớn, ngoài các phƣơng pháp thông tin - tiếp nhận và
phƣơng pháp thực hành - ôn luyện cần tích cực sử dụng các phƣơng pháp có
tính chất gợi mở giúp trẻ tích cực tìm tòi, sáng tạo. thông qua quá trình quan
sát có tổ chức trên các giờ dạo chơi, qua tranh vẽ, hình ảnh… giáo viên cần sử
dụng các câu hỏi chỉ dẫn để dậy trẻ tự tìm tòi, phân tích.
Để trẻ có thể tạo nên các sản phẩm nhƣ mong muốn, cần tạo cho trẻ các
cơ hội cho trẻ kể về những gì trẻ sẽ làm: sẽ tạo nên vật gì, đồ chơi gì, cần sử
dụng những nguyên vật liệu gì để có thể tạo nên sản phẩm.
Khi tổ chức cho trẻ tạo ra các sản phẩm từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên giáo viên sử dụng chủ yếu biện pháp chỉ dẫn trực quan từng
16
Footer Page 23 of 16.



Header Page 24 of 16.

phần, kết hợp với biện pháp giải thích công dụng của các nguyên vật liệu. Chỉ
dẫn cho trẻ cách gấp, cắt, xé, gắn… có thể sử dụng các câu hỏi dặc biệt là câu
hỏi mở để động viên trẻ sử dụng vốn kinh nghiệm.
Để gây sức hấp dẫn và cuốn hút trẻ vào hoạt động sử dụng các nguyên
vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình giáo viên cần tận dụng cho trẻ các cơ
hội tổ chức cho trẻ đƣợc tiếp xúc, hòa hợp với thiên nhiên. Cần tập cho trẻ
thói quen quan sát, tìm hiểu cấu trúc, hình dáng, kích thƣớc từ các nguyên vật
liệu đó. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên vẫn cần thiết phải sử dụng sự chỉ
dẫn, giải thích, gợi ý mang tính các biệt.
Để giúp trẻ tập trung vào các sản phẩm, giáo viên cần nêu rõ mục đích
của việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên vào hoạt động tạo hình, gợi ý
cho trẻ tự nghĩ cách sử dụng các nguyên vật liệu sao cho hợp lí và theo tính
thẩm mĩ của chúng.
1.2.3. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Đứng từ góc độ lí luận dạy học truyền thống, ngƣời ta đã phân ra hai
hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ đó là :
Hoạt động tạo hình trên tiết học
Hoạt động tạo hình ngoài tiết học
* Hoạt động tạo hình trên tiết học:
Tiết học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm
hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất
và tiếp thu các tri thức, kĩ năng, kĩ sảo theo một chƣơng trình có tính hệ thống.
Hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiêncó thể
đƣợc tiến hành trên nhiều loại tiết học và đƣợc chia thành: tiết học trong lớp
và tiết học ngoài lớp.


17
Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

Tổ chức hoạt động từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên ở các
tiết học tạo hình: ở các tiết học đó hoạt động tạo hình là hoạt động chính,
chiếm phần lớn thời gian và là nhiệm vụ chính của tiết học.
Hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên còn
đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác, bổ sung và bổ trợ cho nhau.
Thể loại các tiết học tạo hình đƣợc phân loại theo cơ sở của sự hình
thành, hình tƣợng.
Chúng bao gồm:
+ Các tiết học tạo hình theo mẫu
+ Các tiết học tạo hình theo đề tài
+ Các tiết học tạo hình theo ý thích
* Các tiết học tạo hình theo mẫu:
Là loại tiết mà ở đó trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tương đối hình
ảnh của đối tượng miêu tả. Trên các tiết học này cô giáo cần phải cung
cấp kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, về đối tượng miêu tả. Đây
là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách
trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu cô giáo cung cấp trước cho trẻ biểu
tượng đó ngoài các tiết học một cách cụ thể thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn
để rèn luyện phát triển ở trẻ khả năng “đánh giá bằng mắt”, trí nhớ thị giác.
Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh về đối tượng miêu tả thì quá
trình cho trẻ thể hiện lại những hình ảnh tri giác sẽ tốt hơn. Trong các mẫu
sản phẩm phải “giống nhau tương đối” giữa hình ảnh được miêu tả với sự vật
thật.
* Tiết học tạo hình theo đề tài :

Đây là loại tiết học có tính chất ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các biểu
tƣợng, hiểu biết đã đƣợc tích lũy, cất giữ trong trí nhớ để tái hiện hình thành
mà nó không nhìn đƣợc trực tiếp.

18
Footer Page 25 of 16.


×