Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

GiaoTrinh Giai Phau II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 273 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y
------***------

GIÁO TRÌNH

GIẢI PHẪU II
(Dành cho SV ĐH Y - LT ĐH Y)
GV Biên Soạn: NGUYỄN TUẤN CẢNH

LƯU HÀNH NỘI BỘ
2015


MỤC LỤC
GIẢI PHẪU CƠ XƯƠNG THÂN MÌNH - ỐNG BẸN ............................... 1
I. XƯƠNG THÂN MÌNH .............................................................................. 1
1. Cột sống .................................................................................................. 1
1.1. Đại cương.......................................................................................... 1
1.2. Cấu tạo chung của đốt sống .............................................................. 3
1.3. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống ............................................. 4
2. Xương ngực ........................................................................................... 13
2.1. Xương sườn .................................................................................... 13
2.2. Xương ức ........................................................................................ 17
II. KHỚP CỦA THÂN ................................................................................. 18
1. Diện khớp .............................................................................................. 19
2. Đĩa gian đốt sống .................................................................................. 19
3. Các dây chằng....................................................................................... 19
III. CƠ THÂN MÌNH ................................................................................... 20
1. Các cơ ở thành ngực ............................................................................. 20
1.1. Các cơ ở lớp ngoài .......................................................................... 20


1.2. Các cơ lớp giữa ............................................................................... 21
1.3. Các cơ lớp trong.............................................................................. 21
2. Các cơ thành bụng ................................................................................ 24
2.1. Các cơ ở thành bụng trước bên ....................................................... 24
2.2. Các cơ thành bụng sau .................................................................... 31
GIẢI PHẪU CƠ HOÀNH - ỐNG BẸN ...................................................... 40
I. CƠ HOÀNH .............................................................................................. 40
1. Đại cương ............................................................................................. 40
2. Nguyên ủy.............................................................................................. 40
2.1. Phần ức ........................................................................................... 40
2.2. Phần sườn........................................................................................ 40
2.3. Phần thắt lưng ................................................................................. 41
3. Cấu trúc và bám tận.............................................................................. 43
3.1. Phần cơ............................................................................................ 43
3.2. Phần gân.......................................................................................... 43
4. Các lỗ và khe của cơ hoành .................................................................. 43
4.1. Lỗ tĩnh mạch chủ ............................................................................ 43
4.2. Lỗ động mạch chủ .......................................................................... 44
4.3. Lỗ thực quản ................................................................................... 44
4.4. Các khe của cơ hoành ..................................................................... 44


5. Đối chiếu cơ hoành lên thành ngực ...................................................... 44
6. Mạch máu và thần kinh ......................................................................... 45
6.1. Mạch máu ....................................................................................... 45
6.2. Thần kinh ........................................................................................ 45
7. Động tác của cơ hoành ......................................................................... 46
II. ỐNG BẸN ................................................................................................ 46
1. Đại cương ............................................................................................. 46
2. Cấu tạo .................................................................................................. 47

2.1. Thành trước ống bẹn ....................................................................... 47
2.2. Thành dưới ống bẹn ........................................................................ 48
2.3. Thành trên ống bẹn ......................................................................... 48
2.4. Thành sau ống bẹn .......................................................................... 48
2.5. Lỗ bẹn sâu ....................................................................................... 51
2.6. Lỗ bẹn nông .................................................................................... 51
3. Các thành phần đi trong ống bẹn ......................................................... 51
GIẢI PHẪU PHỔI – MÀNG PHỔI ............................................................ 54
I. PHỔI ......................................................................................................... 54
1. Đại cương ............................................................................................. 54
2. Hình thể ngoài và liên quan.................................................................. 54
2.1. Mặt ngoài hay mặt sườn ................................................................. 54
2.2. Mặt trong hay mặt trung thất .......................................................... 56
2.3. Mặt dưới hay mặt hoành ................................................................. 57
2.4. Đỉnh phổi ........................................................................................ 57
2.5. Các bờ ............................................................................................. 57
2.6. Các khe trên thùy phổi .................................................................... 58
3. Cấu tạo hay hình thể trong của phổi..................................................... 58
3.1. Sự phân chia của cây phế quản ....................................................... 58
3.2. Sự phân chia của động mạch phổi .................................................. 61
3.3. Sự phân chia của tĩnh mạch phổi .................................................... 63
3.4. Động mạch và tĩnh mạch phế quản ................................................ 63
3.5. Bạch huyết ...................................................................................... 64
3.6. Thần kinh ........................................................................................ 64
4. Cuống phổi ............................................................................................ 64
II. MÀNG PHỔI ........................................................................................... 64
1. Đại cương ............................................................................................. 64
2. Màng phổi tạng ..................................................................................... 65
3. Màng phổi thành ................................................................................... 65
4. Ổ màng phổi.......................................................................................... 66

5. Mạch máu và thần kinh của màng phổi ................................................ 66
5.1. Động mạch ...................................................................................... 66


5.2. Tĩnh mạch ....................................................................................... 67
5.3. Thần kinh ........................................................................................ 67
III. ĐỐI CHIẾU CỦA PHỔI VÀ MÀNG PHỔI LÊN LỒNG NGỰC ......... 67
1. Đối chiếu của phổi ................................................................................ 67
1.1. Điểm cao nhất của đỉnh phổi .......................................................... 67
1.2. Bờ trước .......................................................................................... 67
1.3. Bờ dưới ........................................................................................... 67
1.4. Bờ sau ............................................................................................. 67
2. Đối chiếu của màng phổi ...................................................................... 68
2.1. Điểm cao nhất của đỉnh màng phổi ................................................ 68
2.2. Góc sườn hoành .............................................................................. 68
2.3. Góc sườn trung thất sau .................................................................. 68
3. Áp dụng ................................................................................................. 68
GIẢI PHẪU TRUNG THẤT - TIM ........................................................... 70
I. GIẢI PHẪU TRUNG THẤT............................................................................ 70
1. Giới hạn và phân khu ............................................................................ 70
1.1. Giới hạn .......................................................................................... 70
1.2. Phân khu ......................................................................................... 70
2. Thành phần chứa đựng trong các trung thất ........................................ 71
2.1. Trung thất trên ................................................................................. 71
2.2. Trung thất trước............................................................................... 71
2.3. Trung thất giữa ................................................................................ 71
2.4. Trung thất sau .................................................................................. 72
3. Liên quan các thành phần trong trung thất sau ................................... 79
II. GIẢI PHẪU TIM TRƯỞNG THÀNH .............................................................. 80
1. Vị trí, chiều hướng ................................................................................ 80

2. Hình thể ngoài và liên quan.................................................................. 81
2.1. Mặt trước hay mặt ức sườn ............................................................. 81
2.2. Mặt dưới hay mặt hoành ................................................................. 82
2.3. Mặt trái hay mặt phổi...................................................................... 84
2.4. Đáy tim ........................................................................................... 84
2.5. Đỉnh tim .......................................................................................... 84
3. Hình thể trong ....................................................................................... 84
3.1. Các vách tim ................................................................................... 84
3.2. Các tâm thất .................................................................................... 85
3.3. Các tâm nhĩ ..................................................................................... 87
3.4. Các lỗ van tim ................................................................................. 90
4. Cấu tạo của tim ..................................................................................... 90
4.1. Ngoại tâm mạc hay màng ngoài tim ............................................... 90
4.2. Cơ tim ............................................................................................. 92


4.3. Lớp nội tâm mạc hay màng trong tim ............................................ 93
5. Mạch máu và thần kinh của tim ............................................................ 93
5.1. Động mạch ...................................................................................... 93
5.2. Tĩnh mạch của tim .......................................................................... 95
5.3. Thần kinh ........................................................................................ 96
6. Hình chiếu của tim và các van tim trên thành ngực ............................. 98
6.1. Hình chiếu của tim .......................................................................... 98
6.2. Hình chiếu các lỗ van tim ............................................................... 98
6.3. Áp dụng........................................................................................... 98
GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA...................................................................... 100
I. GIẢI PHẪU PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG ....................................... 100
1. Đại cương ........................................................................................... 100
1.1. Định nghĩa .................................................................................... 100
1.3. Một số khái niệm .......................................................................... 101

2. Cấu tạo và chức năng phúc mạc......................................................... 103
2.1. Cấu tạo của phúc mạc ................................................................... 103
2.2. Kích thước của phúc mạc ............................................................. 103
2.3. Mạch, thần kinh của phúc mạc ..................................................... 104
2.4. Vai trò và chức năng của phúc mạc .............................................. 104
4. Mạc nối nhỏ ........................................................................................ 105
4.1. Đại cương...................................................................................... 105
4.2. Mô tả: Mạc nối nhỏ có 2 mặt, 4 bờ. ............................................. 105
4.3. Cấu tạo .......................................................................................... 105
4.4. Áp dụng......................................................................................... 106
5. Mạc nối lớn ......................................................................................... 107
5.1. Đại cương...................................................................................... 107
5.2. Cấu tạo .......................................................................................... 107
5.3. Tính chất sinh lý ........................................................................... 107
6. Hậu cung mạc nối ............................................................................... 108
6.1. Khe Winslow ................................................................................ 108
6.2. Tiền đình hậu cung mạc nối ......................................................... 108
6.3. Lỗ túi mạc nối ............................................................................... 109
6.4. Hậu cung chính hay túi mạc nối chính ......................................... 109
6.5. Các đường vào hậu cung .............................................................. 109
7. Phân khu ổ bụng (ổ phúc mạc) ........................................................... 110
7.1. Các mạc nối .................................................................................. 110
7.2. Mạc treo kết tràng ngang .............................................................. 110
II. GIẢI PHẪU DẠ DÀY ................................................................................ 112
1. Đại cương ........................................................................................... 112
2. Hình thể ngoài..................................................................................... 112


2.1. Phần đứng ..................................................................................... 112
2.2. Phần ngang.................................................................................... 113

3. Cấu tạo dạ dày .................................................................................... 114
3.1. Lớp thanh mạc .............................................................................. 114
3.3. Lớp cơ ........................................................................................... 115
3.4. Tấm dưới niêm mạc ...................................................................... 115
3.5. Lớp niêm mạc ............................................................................... 115
4. Liên quan của dạ dày .......................................................................... 116
4.1. Mặt trước ...................................................................................... 116
4.2. Mặt sau.......................................................................................... 117
4.3. Bờ cong vị nhỏ.............................................................................. 117
4.4. Bờ cong vị lớn .............................................................................. 118
4.5. Hai đầu .......................................................................................... 118
5. Mạch máu của dạ dày ......................................................................... 119
5.1. Động mạch .................................................................................... 119
5.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 122
5.3. Bạch huyết .................................................................................... 123
6. Thần kinh của dạ dày ......................................................................... 123
III. GIẢI PHẪU RUỘT NON........................................................................... 124
1. Đại cương ........................................................................................... 124
2. Hình thể ngoài và sự sắp xếp .............................................................. 124
3. Liên quan ............................................................................................ 125
4. Cấu tạo ................................................................................................ 126
4.1. Lớp thanh mạc .............................................................................. 126
4.2. Tấm dưới thanh mạc ..................................................................... 126
4.3. Lớp cơ ........................................................................................... 126
4.4. Tấm dưới niêm mạc ...................................................................... 126
4.5. Lớp niêm mạc ............................................................................... 126
5. Túi thừa hồi tràng (túi thừa Meckel) .................................................. 128
6. Mạc treo ruột non ............................................................................... 128
6.1. Rễ mạc treo ................................................................................... 128
6.2. Bờ mạc treo ................................................................................... 129

6.3. Cấu tạo của mạc treo..................................................................... 130
6.4. Tác dụng của mạc treo .................................................................. 130
7. Mạch máu và thần kinh ....................................................................... 130
7.1. Động mạch mạc treo tràng trên .................................................... 130
7.2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên ...................................................... 134
7.3. Bạch huyết .................................................................................... 134
7.4. Thần kinh ...................................................................................... 134
IV. GIẢI PHẪU RUỘT GIÀ ............................................................................ 135
1. Đại cương ........................................................................................... 135


2. Vị trí và kích thước.............................................................................. 136
3. Hình thể ngoài..................................................................................... 136
4. Phân chia ruột già .............................................................................. 136
4.1. Theo vị trí ..................................................................................... 137
4.2. Theo sinh lý, bệnh lý cũng như mạch máu và thần kinh .............. 138
5. Cấu tạo và hình thể trong ................................................................... 139
5.1. Cấu tạo chung ............................................................................... 139
5.2. Những đặc điểm cấu tạo riêng của mỗi phần thuộc ruột già ........ 139
6. Kết tràng phải ..................................................................................... 141
6.1. Khối manh trùng tràng .................................................................. 141
6.2. Kết tràng lên, kết tràng góc gan (P), phần cố định (1/3 đầu) kết
tràng ngang. ......................................................................................... 142
7. Kết tràng trái .................................................................................... 143
7.1. Phần di động kết tràng ngang và góc lách .................................... 143
7.2. Kết tràng xuống ............................................................................ 144
7.3. Kết tràng chậu hông hay kết tràng sigma ..................................... 144
7.4. Trực tràng ..................................................................................... 145
7.5. Mạch máu kết tràng trái ................................................................ 146
8. Ống hậu môn ....................................................................................... 146

9. Mạch máu và thần kinh ....................................................................... 146
9.1. Động mạch .................................................................................... 146
9.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 148
9.3. Bạch huyết .................................................................................... 148
9.4. Thần kinh ...................................................................................... 148
V. GIẢI PHẪU KHỐI TÁ - TỤY ..................................................................... 149
1. Đại cương ........................................................................................... 149
2. Tá tràng ............................................................................................... 149
2.1. Vị trí và kích thước ....................................................................... 150
2.2. Hình thể ngoài và phân chia ......................................................... 150
2.3. Hình ảnh X-quang......................................................................... 152
2.4. Hình thể trong và cấu tạo .............................................................. 152
3. Tụy....................................................................................................... 153
3.1. Vị trí, kích thước ........................................................................... 153
3.2. Hình thể ngoài và phân chia ......................................................... 154
3.3. Phương tiện cố định ...................................................................... 155
3.4. Các ống tiết của tụy ...................................................................... 155
4. Liên quan của tá tràng và tụy ............................................................. 156
4.1. Liên quan giữa tá tràng với tụy..................................................... 156
4.2. Liên quan của tá tràng di động (hành tá tràng)............................. 157
4.3. Liên quan của tá tràng cố định và đầu tụy với các thành phần khác
.............................................................................................................. 157


4.4. Liên quan của khuyết tụy, thân và đuôi tụy.................................. 159
5. Mạch và thần kinh của khối tá tụy ...................................................... 160
5.1. Động mạch .................................................................................... 160
5.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 162
5.3. Bạch huyết .................................................................................... 162
5.4. Thần kinh ...................................................................................... 162

VI. GIẢI PHẪU LÁCH ................................................................................... 163
1. Đại cương ........................................................................................... 163
2. Vị trí và trực chiếu .............................................................................. 163
3. Hình thể ngoài và liên quan................................................................ 164
3.1. Hình thể ngoài............................................................................... 164
3.2. Liên quan ...................................................................................... 164
4. Cuống (rốn) lách ................................................................................. 166
4.1. Động mạch lách ............................................................................ 166
4.2. Tĩnh mạch tách ............................................................................. 167
4.3. Bạch huyết .................................................................................... 167
4.4. Thần kinh ...................................................................................... 167
VII. GIẢI PHẪU GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT ....................................................... 168
1. Đại cương ........................................................................................... 168
2. Vị trí, kích thước ................................................................................. 168
3. Hình thể ngoài..................................................................................... 168
4. Liên quan ............................................................................................ 169
4.1. Mặt trên hay mặt hoành ................................................................ 169
4.2. Mặt dưới hay mặt tạng (facies visceralis)..................................... 170
4.3. Bờ dưới ......................................................................................... 172
4.4. Liên quan với phúc mạc ............................................................... 172
5. Các dây chằng và các phương tiện cố định gan ................................. 172
5.1. Tĩnh mạch chủ dưới ...................................................................... 172
5.2. Dây chằng hoành gan ................................................................... 172
5.3. Dây chằng vành ............................................................................ 172
5.4. Dây chằng tam giác phải và trái ................................................... 173
5.5. Dây chằng liềm ............................................................................. 173
5.6. Mạc nối nhỏ .................................................................................. 173
5.7. Dây chằng tròn .............................................................................. 173
5.8. Dây chằng tĩnh mạch .................................................................... 173
6. Cấu tạo và hình thể trong ................................................................... 174

6.1. Bao gan ......................................................................................... 174
6.2. Mô gan .......................................................................................... 174
7. Sự phân thùy của gan.......................................................................... 175
7.1. Phân chia gan theo hình thể ngoài ................................................ 175
7.2. Phân chia gan theo đường mạch mật ............................................ 175


8. Mạch và thần kinh............................................................................... 177
8.1. Động mạch .................................................................................... 177
8.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 178
8.3. Bạch huyết .................................................................................... 180
8.4. Thần kinh ...................................................................................... 180
9. Đường mật ngoài gan ......................................................................... 180
9.1. Cấu tạo .......................................................................................... 180
9.2. Liên quan ...................................................................................... 183
VIII. GIẢI PHẪU THẦN KINH VÀ BẠCH MẠCH ỐNG TIÊU HÓA .................. 184
1. Thần kinh của ống tiêu hóa................................................................. 184
1.1. Dây thần kinh lang thang (X) ....................................................... 184
1.2. Các dây thần kinh tạng ................................................................. 185
1.3. Phần cảm giác tạng ....................................................................... 185
2. Bạch huyết của các cơ quan trong ổ phúc mạc .................................. 185
GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU ..................................................................... 187
I. THẬN...................................................................................................... 188
1. Vị trí .................................................................................................... 188
2. Hình thể ngoài..................................................................................... 188
3. Kích thước, cân nặng .......................................................................... 190
4. Mạc Thận ............................................................................................ 190
5. Hình chiếu ........................................................................................... 192
5.1. Phía trước ...................................................................................... 193
5.2. Phía sau ......................................................................................... 193

6. Liên quan ............................................................................................ 193
6.1. Phía trước ...................................................................................... 193
6.2. Phía sau ......................................................................................... 194
7. Hình thể trong và cấu tạo .................................................................. 196
7.1. Đại thể ........................................................................................... 196
7.2. Vi thể............................................................................................. 198
7.3. Các thùy thận ................................................................................ 199
8. Mạch Máu Thận .................................................................................. 200
8.1. Động Mạch Thận .......................................................................... 200
8.2. Tĩnh mạch thận ............................................................................. 202
8.3. Bạch mạch .................................................................................... 202
9. Thần kinh ............................................................................................ 202
II. TUYẾN THƯỢNG THẬN ........................................................................... 203
1. Vị trí, chức năng ................................................................................. 203
2. Hình thể, kích thước ............................................................................ 204
3.1. Tuyến thượng thận phải ................................................................ 205
3.2. Tuyến thượng thận trái ................................................................. 205


4. Hình thể trong ..................................................................................... 206
4.1. Vùng vỏ......................................................................................... 206
4.2. Vùng tuỷ ....................................................................................... 206
5. Mạch máu và thần kinh ....................................................................... 207
5.1. Động mạch .................................................................................... 207
5.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 207
5.3. Bạch huyết .................................................................................... 208
5.4. Thần kinh ...................................................................................... 208
III. NIỆU QUẢN ........................................................................................ 208
1. Đại cương ........................................................................................... 208
2. Phân đoạn, liên quan .......................................................................... 209

2.2. Đoạn chậu hông ............................................................................ 211
3. Mạch máu, thần kinh .......................................................................... 213
3.1. Động mạch .................................................................................... 213
3.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 213
3.3. Bạch huyết .................................................................................... 213
3.4. Thần kinh ...................................................................................... 213
4. Cấu trúc .............................................................................................. 213
IV. BÀNG QUANG ................................................................................... 214
1. Đại cương ........................................................................................... 214
2. Hình thể, vị trí bang quang ................................................................. 214
2.1. Khi bàng quang rỗng .................................................................... 214
2.2. Khi bàng quang đầy ...................................................................... 215
2.3. Trên thiết đồ đứng dọc.................................................................. 216
3. Liên quan ............................................................................................ 216
3.1. Liên quan hai mặt dưới bên .......................................................... 216
3.2. Liên quan mặt trên ........................................................................ 217
3.3. Liên quan mặt sau dưới (đáy bàng quang) ................................... 217
4. Phương tiện cố định bàng quang ........................................................ 218
5. Hình thể trong ..................................................................................... 219
7. Mạch máu và thần kinh ....................................................................... 220
7.1. Động mạch .................................................................................... 220
7.2. Tĩnh mạch ..................................................................................... 221
7.3. Bạch mạch .................................................................................... 221
7.4. Thần kinh ...................................................................................... 221
V. NIỆU ĐẠO ............................................................................................ 221
1. Niệu Đạo Nam..................................................................................... 221
1.1. Đường đi ....................................................................................... 221
1.2. Phân đoạn, liên quan ..................................................................... 223
1.3. Hình thể trong ............................................................................... 224
1.4. Cấu tạo .......................................................................................... 226



1.5. Mạch máu - thần kinh ................................................................... 226
2. Niệu Đạo Nữ ....................................................................................... 227
2.1. Đường đi và kích thước ................................................................ 227
2.2. Phân đoạn và liên quan ................................................................. 227
2.3. Hình thể trong và cấu tạo .............................................................. 228
2.4. Mạch và thần kinh ........................................................................ 228
GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC ...................................................................... 229
I. GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC NAM ......................................................... 229
1. Cấu trúc sinh dục ngoài của nam giới................................................ 229
1.1. Dương vật ..................................................................................... 229
1.2. Bìu ................................................................................................. 231
2. Các cấu trúc sinh dục trong của nam giới ......................................... 233
2.1. Tinh hoàn ...................................................................................... 233
2.2. Mào tinh ........................................................................................ 236
2.3. Ống dẫn tinh ................................................................................. 237
2.4. Túi tinh.......................................................................................... 237
2.5. Thừng tinh..................................................................................... 238
2.6. Tiền liệt tuyến ............................................................................... 238
II. GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC NỮ ........................................................... 240
1. Cấu trúc sinh dục ngoài ở nữ ............................................................. 240
1.1. Gò vệ nữ........................................................................................ 240
1.2. Môi ngoài (lớn) ............................................................................. 240
1.3. Môi trong (bé) ............................................................................... 241
1.4. Tiền đình ....................................................................................... 241
1.5. Âm vật........................................................................................... 242
1.6. Đáy chậu ....................................................................................... 242
1.7. Tuyến vú ....................................................................................... 242
2. Các cấu trúc sinh dục bên trong của nữ ............................................. 244

2.1. Buồng trứng .................................................................................. 244
2.2. Vòi Fallope ................................................................................... 246
2.3. Tử cung ......................................................................................... 247
2.4. Âm đạo.......................................................................................... 251
ĐÁY CHẬU – HOÀNH CHẬU HÔNG .................................................... 252
I. ĐẠI CƯƠNG .......................................................................................... 252
1. Khung xương ....................................................................................... 252
2. Vách hoành cơ (hoành chậu hông) ..................................................... 252
2.1. Cơ nâng hậu môn .......................................................................... 253
2.2. Cơ ngồi cụt hay cơ cụt .................................................................. 255
II. MÔ TẢ CÁC LỚP ĐÁY CHẬU............................................................ 255
1. Đáy chậu trước ................................................................................... 255


1.2. Nữ giới .......................................................................................... 258
2. Đáy chậu sau....................................................................................... 258
2.2. Lớp nông ....................................................................................... 258
2.3. Lớp giữa ........................................................................................ 259
3. Nút đáy chậu ....................................................................................... 260
3.1. Nút đáy chậu nông ........................................................................ 260
3.2. Nút đáy chậu sâu ........................................................................... 260
3.3. Áp dụng......................................................................................... 261


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

GIẢI PHẪU CƠ XƯƠNG THÂN MÌNH - ỐNG BẸN
Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được đặc điểm chung của đốt sống, đặc điểm riêng của đốt sống
từng đoạn, của xương ức và xương sườn.
2. Phân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt.
3. Mô tả được khớp của các đốt sống.
I. XƯƠNG THÂN MÌNH
Xương thân mình gồm ba phần:
- Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình.
- Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên
lồng ngực chứa đựng, bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất.
- Khung chậu (mô tả ở phần chi dưới).
1. Cột sống
1.1. Đại cương
Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau, uốn
lượn phía sau thân mình, nằm trên đường dọc giữa, kéo dài từ dưới xương
chẩm đến hết xương cụt.
Ngoài nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, cột sống còn bao bọc bảo vệ tủy gai và
vận động.
1.1.1. Số lượng đốt sống
Để cơ thể vận động được linh hoạt nên cột sống gồm nhiều đốt sống.
Thường có từ 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau:
 24 đốt sống trên rời nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5
đốt sống thắt lưng.
 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên xương cùng.
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

1


Trường Đại Học Võ Trường Toản


Khoa Y

 4 - 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành xương cụt.
1.1.2. Các đoạn cong của cột sống
 Nhìn trước sau: cột sống trông thẳng đứng.
 Nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn cổ và
đoạn thắt lưng cong lồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong
lồi ra sau.
 Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào
mặt phẳng chân đế trong tư thế đứng thẳng.

Hình 1.1. Cột sống
A. Nhìn từ trước
a. Đoạn cổ

b. Đoạn ngực

B. Nhìn từ sau
c. Đoạn thắt lưng

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

C. Nhìn nghiêng
d. Đoạn cùng và cụt

2


Trường Đại Học Võ Trường Toản


Khoa Y

1.2. Cấu tạo chung của đốt sống
Mỗi đốt sống gồm 4 phần.
1.2.1. Thân đốt sống
- Nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể.
- Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp xúc với
đĩa gian đốt sống.
1.2.2. Cung đốt sống
- Ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân giới hạn nên lỗ đốt sống.
- Cung đốt sống gồm hai phần: cuống cung ở phía trước và mảnh cung đốt
sống ở phía sau.
+ Hai mảnh cung đốt sống: dính nhau ở giữa, giới hạn nên thành sau lỗ
đốt sống.
+ Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh cung với thân đốt sống. Ở bờ
trên và bờ dưới cuống cung có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai
đốt sống chồng lên nhau, khuyết sống dưới cùng với khuyết sống trên của đốt
sống bên dưới tạo nên lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai sống chui qua.
1.2.3. Các mỏm
- Mỏm gai: từ chỗ nối giữa hai mảnh chạy ra sau, sờ được dưới da.
- Mỏm ngang: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra ngoài.
- Mỏm khớp: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy lên trên hoặc xuống
dưới. Mỗi đốt sống có hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới. Ở đầu mỗi
mỏm khớp có diện khớp để tiếp khớp với mỏm đối diện của đốt sống kế cận.
1.2.4. Lỗ đốt sống
- Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, hai bên bởi
cuäúng cung đốt sống và phía sau bởi mảnh cung đốt sống.
- Khi các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống, các lỗ đốt sống sẽ
nối nhau tạo nên ống sống.

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

3


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

Hình 1.2. Cấu tạo chung một đốt sống
A. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trước
1. Mỏm khớp trên
4. Mảnh cung

B. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên

2. Mỏm ngang

5. Mỏm gai

3. Thân đốt sống

6. Cuống cung

7. Lỗ đốt sống

1.3. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống
Cột sống được chia thành 5 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng,
đoạn cùng và đoạn cụt. Từng đoạn cột sống có chức năng khác nhau nên các
đốt sống trong đó có những đặc điểm riêng. Các đốt sống ở giữa từng đoạn

mang những đặc điểm rõ nét nhất của đoạn đó, các đốt sống ở hai đầu của
đoạn mang những đặc điểm chuyển tiếp giữa hai đoạn.
1.3.1. Các đốt sống cổ
1.3.1.1. Đặc điểm chung
- Thân: dẹt, chiều ngang lớn hơn chiều trước sau, phía trước dày hơn sau.
- Cuống cung: dính vào mặt bên thân đốt sống. Khuyết sống trên và
khuyết sống dưới sâu gần bằng nhau.
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

4


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Mỏm gai: đỉnh tách đôi.
- Mỏm ngang: đỉnh cũng tách đôi tạo ra củ trước và củ sau mỏm ngang.
Có lỗ ngang để động mạch đốt sống chui qua; đây là đặc điểm nổi bật nhất
của đốt sống cổ.
- Lỗ đốt sống: rộng, có hình tam giác.

Hình 1. 3. Đốt sống cổ 5 nhìn từ trên
1. Mỏm gai 2. Mảnh cung 3. Mỏm khớp trên 4. Củ sau mỏm ngang
5. Củ trước mỏm ngang 6. Lỗ ngang 7. Thân đốt sống 8. Lỗ đốt sống
1.3.1.2. Đốt sông cổ thứ nhất (C1): còn gọi là đốt đội.
- Không có thân và mỏm gai.
- Cấu tạo bởi hai khối bên, nối nhau bằng hai cung: cung trước và cung
sau. Phía trước cung trước có củ trước, phía sau cung sau là củ sau.
- Có hố răng ở giữa mặt sau của cung trước để khớp với răng của đốt sống

cổ thứ hai.
- Có rãnh động mạch đốt sống ở mặt trên, sát sau khối bên.
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

5


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

Hình 1.4. Đốt sống cổ 1 (đốt sống đội)
B. Nhìn từ dưới

A. Nhìn từ trên
1. Mỏm ngang

2. Khối bên 3. Rãnh ĐM đốt sống 4. Củ sau

5. Cung sau 6. Lỗ đốt sống 7. Lỗ ngang 8. Hố khớp trên 9. Củ trước
10. Cung trước 11. Hố răng
1.3.1.3. Đốt sống cổ thứ hai (C2): còn gọi là đốt trục.

Hình 1.5. Đốt sống cổ 2
A. Nhìn trước
1. Răng

B. Nhìn sau

2. Diện khớp trước


4. Diện khớp sau

5. Lỗ ngang

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

3. Thân đốt sống
6. Mỏm gai
6


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Đặc trưng với một mỏm mọc nhô lên phía trên thân và được xem như
phần thân của đốt sống C1 dính vào thân C2.
- Răng cao 1,5cm, có diện khớp trước và sau để khớp với hố răng và dây
chằng ngang ở đốt đội.
1.3.1.4. Đốt sống cổ thứ sáu (C6)
Củ trước của mỏm ngang lồi to ra gọi là củ cảnh. Ở ngang mức củ cảnh, ba
động mạch: cảnh chung, giáp dưới và đốt sống thường giao nhau.
1.3.1.5. Đốt sống cổ thứ bảy (C7)
Mỏm gai dài, đầu không tách đôi, lồi rõ dưới da nên còn được gọi là đốt
sống lồi. Đốt sống C7 thường không có lỗ ngang hoặc lỗ ngang rất nhỏ.
1.3.2. Các đốt sống ngực
1.3.2.1. Đặc điểm chung

Hình 1 6. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên

1. Mỏm gai

2. Mảnh cung

5. Cuống cung

3. Hố sườn ngang

6. Thân đốt sống

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

4. Mỏm khớp trên

7. Lỗ đốt sống
7


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Các đốt sống ngực khớp với xương sườn, qua xương sườn nối với xương
ức để tạo nên lồng ngực nên đốt sống ngực có đặc điểm quan trọng là mặt bên
thân đốt sống có hố sườn, là các diện khớp để khớp với đầu xương sườn.
- Thân đốt sống ngực dày hơn thân đốt sống cổ.
- Khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên.
- Mỏm ngang: có hố sườn ngang là diện khớp để khớp với củ sườn. Các
hố sườn là điểm đặc trưng của các đốt sống ngực.
- Mỏm gai dài, chạy chếch xuống dưới.

- Mỏm khớp các diện khớp gần như thẳng đứng.
- Lỗ đốt sống hình tròn.
1.3.2.2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực
a. Đốt sống ngực thứ nhất (T1)
+ Hố sườn trên hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh để tiếp khớp với cả đầu
xương sườn, còn hố sườn dưới là một nửa diện khớp.
+ Có nhiều điểm giống với đốt sống cổ 7.
b. Đốt sống ngực thứ 10 (T10): Không có hố sườn dưới.
c. Đốt sống ngực T11, T12

Hình 1.7. Đốt sống ngực 12 nhìn bên
1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm núm vú 3. Mỏm phụ 4. Mỏm gai
5. Hố sườn

6. Thân đốt sống

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

8


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

+ Chỉ có một hố sườn hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh đãø tiếp khớp với
cả đầu xương sườn tương ứng.
+ Không có hố sườn ngang.
+ Đốt sống T12 còn có những đặc điểm giống với đốt sống thắt lưng: có
mỏm núm vú, mỏm phụ.

1.3.3. Các đốt sống thắt lưng
1.3.3.1. Đặc điểm chung
- Thân đốt sống: lớn, dày để chịu đựng sức nặng của cơ thể.
- Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang.
- Mỏm ngang dài, còn được gọi là mỏm sườn vì được xem như một xương
sườn thoái hóa. Phía sau chỗ xuất phát của mỏm sườn là mỏm phụ, nhỏ.
- Mặt ngoài của mỏm khớp trên có mỏm núm vú.
- Lỗ đốt sống hình tam giác, nhưng nhỏ hơn đoạn cổ.

Hình 1. 8. Đốt sống thắt lưng 4 (nhìn từ trước (A) và nhìn từ trên (B)).
1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm sườn 3. Thân đốt sống 4. Mỏm khớp dưới
5. Lỗ đốt sống

6. Mỏm phụ

7. Mỏm núm vú

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

8. Mỏm gai

9


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

1.3.3.2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống thắt lưng
a. Đốt sống thắt lưng thứ nhất (L1): mỏm sườn nhỏ nhất và mỏm phụ rõ

hơn các đốt trong vùng.
b. Đốt sống thắt lưng thứ năm (L5):
+ Là đốt sống lớn nhất, có mỏm gai tròn, nhỏ, hai mỏm khớp dưới tách xa
nhau.
+ Thân đốt sống phía trước dày hơn phía sau góp phần tạo nên góc nhô với
xương cùng.
Một số người có đốt sống thắt lưng năm dính liền với xương cùng một
phần hay toàn bộ được gọi là hiện tượng cùng hóa L5.
1.3.4. Xương cùng
- Do 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên.
- Ở trên khớp với L5, hai bên khớp với xương chậu qua diện tai, ở dưới
khớp với xương cụt.
- Có hình chêm với hai mặt, hai phần bên, một nền ở trên và một đỉnh ở
dưới.
1.3.4.1. Mặt chậu hông
- Nhìn ra trước, lõm.
- Có 4 đường ngang là vết tích của các đốt sống cùng dính nhau.
- Ở hai đầu các đường ngang có các lỗ cùng chậu hông để ngành trước các
thần kinh gai sống cùng chui qua.
1.3.4.2. Mặt lưng
- Nhìn ra sau, lồi, ghồ ghề.
- Ở giữa có mào cùng giữa (do các mỏm gai dính nhau), phía dưới tách đôi
tạo thành hai sừng cùng và giới hạn một lỗ hẹp hình chữ V gọi là lỗ cùng, là
giới hạn cuối của ống cùng.
- Hai bên mào cùng giữa là mào cùng trung gian (các mỏm khớp tạo nên).
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

10



Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Ngoài mào cùng trung gian là mào cùng bên (các mỏm ngang tạo nên).
- Giữa mào cùng giữa và mào cùng trung gian là rãnh cùng. Giữa mào
cùng trung gian và mào cùng bên có bốn lỗ cùng lưng mỗi bên để ngành sau
của các thần kinh gai sống cùng chui qua.

Hình 1.9. Xương cùng
A. Nền xương cùng

B. Mặt chậu hông

1. Các đường ngang

2. Phần bên

4. Diện khớp thắt lưng cùng
7. Mào cùng trung gian
10. Diện tai

3. Mỏm khớp trên
6. Lỗ cùng chậu hông

8. Lỗ trên của ống cùng

11. Mào cùng bên

14. Sừng cùng


5. Ụ nhô

C. Mặt lưng

9. Mào cùng giữa

12. Lỗ cùng 13. Đỉnh xương cùng

15. Lỗ cùng lưng

Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

16. Lồi củ cùng

11


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

1.3.4.3. Nền xương cùng
- Tương ứng với mặt trên của đốt cùng thứ nhất (S1).
- Nhìn lên trên và ra trước.
- Ở trước là ụ nhô, tương ứng bờ trước mặt trên thân đốt cùng thứ nhất.
- Ở giữa là lỗ trên của ống cùng, có hình tam giác.
- Hai bên là mặt trên của phần bên, có bờ trước là đoạn sau của eo trên,
liên tiếp với đường cung của xương chậu.
- Ở phía sau là hai mỏm khớp trên, khớp với hai mỏm khớp dưới của đốt

sống L5.
1.3.4.4. Phần bên
- Là phần ở bên ngoài các lỗ cùng lưng và chậu hông. Có hình tam giác,
đáy ở trên, đỉnh ở dưới.
- Phía trên: có diện tai để khớp với diện cùng tên của xương chậu.
- Sau diện tai là lồi củ cùng.
- Phía dưới hẹp, ghồ ghề, là chỗ bám của dây chằng cùng ụ ngồi và dây
chằng cùng gai ngồi.
1.3.4.5. Đỉnh xương cùng
Tiếp khớp với nền xương cụt. Cũng có thể hai xương dính liền nhau.
1.3.4.6. Ống cùng
Là đoạn cuối của ống sống, chứa chùm thần kinh đuôi ngựa của tủy gai.
Ống cùng thông với các lỗ cùng lưng và lỗ cùng chậu hông qua các lỗ gian
đốt sống cùng.
1.3.4.7. Sự khác nhau về giới tính của xương cùng
a. Ở nữ giới
+ Thường mảnh mai, dẹt, rộng và ngắn.
+ Mặt chậu hông lõm nhiều.
+ Diện tai chỉ từ đốt sống cùng S1-S2.
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

12


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

b. Ở nam giới
+ Thường lớn, dày, ghồ ghề.

+ Mặt chậu hông ít lõm.
+ Diện tai kéo dài từ đốt sống cùng S1 đến S3.
Tuy vậy, sự khác biệt này nhiều khi không rõ ràng, và phân biệt xương
nam - nữ không phải luôn dễ dàng.
1.3.5. Xương cụt
- Do 4 - 6 đốt sống cằn cỗi nhỏ cuối cùng dính nhau tạo nên.
- Có hình chêm, dẹt, với hai mặt, hai bờ, một đỉnh ở dưới tự do và một nền
ở trên, khớp với xương cùng bằng khớp bán động.
- Mặt chậu hông lõm. Mặt lưng lồi, phía trên có hai sừng cụt, nối với hai
sừng cùng bằng dây chằng.
2. Xương ngực
- Khung xương của ngực gồm 12 đôi xương sườn nối xương ức với các đốt
sống ngực. Khung xương của ngực quây lấy một khoang gọi là lồng ngực.
- Lỗ trên lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ nhất, xương sườn
thứ nhất và bờ trên cán ức.
- Lỗ dưới lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ 12, xương sườn
12 phía sau và sụn sườn bảy nối với xương ức ở phía trước.
2.1. Xương sườn
2.1.1. Đại cương
- Xương sườn là các xương dài, dẹt và cong, nằm hai bên lồng ngực, chạy
chếch xuống dưới và ra trước.
- Có 12 đôi, chia thành hai loại:
+ Xương sườn thật: gồm 7 đôi trên, nối với xương ức bằng các sụn sườn
riêng.
Giáo Trình Giải Phẫu II – Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×