Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển các dịch vụ của Agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CÁM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi đƣợc sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các
cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Đình Long - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học
Kinh tế và quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ và hƣớng dẫn tận
tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển hông thôn Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên
cứu luận văn này.
Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở
bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Những đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu ............................................... 3
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 4
1.1.2. Vai trò DNNVV và dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế......................... 9
1.1.3. Các loại dịch vụ của Agribank đối với DNNVV ...................................... 13
1.1.4. Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng đối với DNNVV ................................. 20
1.1.5. Các loại hình dịch vụ thƣơng mại đối với DNNVV ................................. 22
1.1.6. Mối quan hệ giữa các dịch vụ ngân hàng thƣơng mại ............................... 27
1.1.7. Các yếu tố về phía DN ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ Ngân hàng........ 27
1.1.8. Thuận lợi và khó khăn và những điều kiện đảm bảo để phát triển chất
lƣợng dịch vụ của Agribank .............................................................................. 28
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 35
1.2.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới nhằm phát triển các hoạt động
dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.......................................... 35
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và địa bàn nghiên cứu ...... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 39
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 39
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 40
2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu.............................................................................. 40
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................... 40
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 42
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 44
2.3.1. Chỉ tiêu định tính ..................................................................................... 44
2.3.2. Các chỉ tiêu định lƣợng ............................................................................ 44
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK ĐỐI
VỚI DNNVV TRÊN ĐIẠ BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN .....47
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Agribank huyện Đại Từ...... 47
3.1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 47
3.1.2. Tổ chức hoạt động của NHNo &PTNT huyện Đại Từ ............................. 48
3.2. Các loại dịch vụ của Agribank huyện Đại Từ đối với DNNVV ................... 50
3.2.1. Dịch vụ huy động vốn ............................................................................. 50
3.2.2. Dịch vụ cho vay ...................................................................................... 52
3.2.3. Dịch vụ bảo lãnh ..................................................................................... 56
3.2.4. Dịch vụ thanh toán(chuyển tiền nội địa và chuyển tiền quốc tế)................ 57
3.2.5. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ .................................................................... 59
3.2.6. Dịch vụ khác ........................................................................................... 60
3.3. Thực trạng về cơ chế, chính sách cho vay DNNVV tại Agribank huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 62
3.3.1. Thủ tục cho vay, qui chế và cơ chế cho vay của tại Agribank
huyện Đại Từ ................................................................................................. 62

3.3.2. Công tác kiểm tra cho vay và sử dụng vốn vay (Giám sát khách hàng) ..... 62
3.4. Kết quả phát triển các dịch vụ Agribank huyện Đại Từ đối với DNNVV .... 63
3.4.1. Vai trò của vốn tín dụng trong cơ cấu nguồn vốn của DNNVV
đến 31/12/2014 ...................................................................................... 63
3.4.2. Kết quả hoạt động của DNNVV, kết quả sử dụng vốn ......................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.4.3. Sự hài lòng về loại dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ của các DNNVV với
DV của Agribank .............................................................................................. 68
3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển dịch vụ Agribank
đối với DNNVV ............................................................................................. 69
3.5.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc tại
Agribank huyện Đại Từ .................................................................................... 69
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ
Agribank huyện Đại Từ .................................................................................... 74
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA
AGRIBANK ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................... 81
4.1. Định hƣớng hoạt động nhằm phát triển dịch vụ của Agribank huyện Đại
từ đối với DNNVV ........................................................................................... 81
4.1.1. Định hƣớng hoạt động chung................................................................... 81
4.1.2. Định hƣớng hoạt động nhằm phát triển dịch vụ của Agribank
đến năm 2025 ................................................................................................. 82
4.2. Những giải pháp để phát triển dịch vụ của Agribank ................................... 84
4.2.1. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, về huy động vốn cho đầu tƣ
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 84

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát ....................................................... 91
4.2.3. Nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng................................................ 94
4.2.4. Xây dựng chiến lƣợc điều hành kinh doanh trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế ................................................................................................. 97
4.2.5. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn, thông tin khách hàng ....................... 99
4.2.6. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán ................................................ 100
4.2.7. Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ khác ................................................... 102
4.3. Kiến nghị ................................................................................................. 104
KẾT LUẬN ................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

: Cổ phần

DNNN


: Doanh nghiệp nhà nƣớc

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DV

: Dịch vụ

DVNH

: Dịch vụ ngân hàng

HTX

: Hợp tác xã

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nông nghiệp

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ................ 9
Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp đƣợc chọn để điều tra ......................... 40
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank
huyện Đại Từ (2012-2014) ........................................................................ 51
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại Agribank huyện Đại Từ
(2012-2014) ........................................................................................... 53
Bảng 3.4: Dƣ nợ vay của các DNNVV theo thành phần kinh tế (2012-2014) .... 54
Bảng 3.5: Dƣ nợ DNNVV theo thời gian vay (2012-2014) ............................. 54
Bảng 3.6: Dƣ nợ DNNVV phân theo Ngành nghề kinh tế (2012-2014) ........... 55
Bảng 3.7: Dịch vụ bảo lãnh đối với DNNVVN huyện Đại Từ (2012-2014)....... 57
Bảng 3.8: Doanh số thanh toán qua ngân hàng (2012-2014)............................ 58
Bảng 3.9: Hoạt động KD ngoại tệ Agribank huyện Đại Từ ............................. 59
Bảng 3.10: Vốn tín dụng bình quân trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.... 64
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp điều tra .......................... 66
Bảng 3.12: Các chỉ số tài chính trong các doanh nghiệp điều tra theo các loại
hình doanh nghiệp năm 2014 ..................................................................... 67
Bảng 3.13: Ý kiến của các DN về các DV vủa NH (Mức độ hài lòng
của khách hàng) ..................................................................................... 68

Bảng 3.14: Kết quả tài chính Agribank huyện Đại Từ (2012-2014).................. 71
Bảng 4.1: Mục tiêu hoạt động của Agribank huyện Đại Từ (giai đoạn
2015-2025) ............................................................................................ 83

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Đại Từ ................... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại ngày nay với các dịch vụ phong
phú và không ngừng phát triển đòi hỏi chúng ta hƣớng tới những nhận thức
mới về ngân hàng nói chung cũng nhƣ về hoạt động dịch vụ ngân hàng nói
riêng. Ngành ngân hàng là một ngành hoạt động kinh doanh trên cơ sở các
mối quan hệ, là một ngành dịch vụ. Trên những thị trƣờng khác nhau chất
lƣợng các loại dịch vụ cũng khác nhau và không ngừng phát triển. Nhận thức,
lý luận về dịch vụ ngân hàng luôn là những nội dung quan trọng nhất. Điều
này đòi hỏi những ngƣời làm việc, quan tâm đến lĩnh vực ấy phải không
ngừng tìm hiểu mở rộng kiến thức để vận dụng tốt hơn những lý luận vào
thực tế.
Thực tế hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập ngày nay luôn
tìm đến một xu hƣớng chung là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Khả năng
của một ngân hàng hiện đại là khả năng đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ. Là
một ngân hàng thƣơng mại, Agribank cần phát triển dịch vụ của mình nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên trong quá
trình hoạt động nghiệp vụ, Agribank còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng
nhƣ trong triển khai phát triển dịch vụ. Tại Agribank các hoạt động dịch vụ
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp bách của công cuộc phát triển và hội nhập của
nền kinh tế nói chung trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Nhận thức rõ vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đảng và
Nhà nƣớc ta đã xác định phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích đã đƣợc
ban hành, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh
những thành tựu đạt đƣợc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta nói chung,
trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trong quá trình phát triển vẫn đang


2
phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng về vốn. Để đáp
ứng các nhu cầu bức bách về vốn và các dịch vụ trong sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những năm qua, các Ngân hàng thƣơng
mại, trong đó Agribank với mạng lƣới rộng khắp, đã cố gắng đáp ứng yêu cầu
phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cung
ứng các dịch vụ Ngân hàng từ dịch vụ tín dụng đến các dịch vụ ngân hàng
khác của Agribank cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Vì vậy, em chọn đề tài:
“Phát triển các dịch vụ của Agribank đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn, với
mong muốn góp một phần nào tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, khắc
phục những mặt yếu kém, hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ Agribank Thái
Nguyên tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thuận lợi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ của Agribank đối với
DNNVV trên địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ của Agribank đối với nhóm doanh
nghiệp này trên địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về các dịch vụ và
phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng với DNNVV.
Phân tích thực trạng các hoạt động dịch vụ của Agribank đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên.
Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ của Agribank
đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên trong
giai đoạn tiếp theo.


3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các dịch vụ của Agribank đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Nghiên cứu các hoạt động dịch vụ của Agribank huyện Đại
Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
+ Về không gian: Các hoạt động dịch vụ của Agribank với Doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
+ Về thời gian: Nghiên cứu tình hình cung ứng các dịch vụ của
Agribank từ năm 2010 - 2014 và định hƣớng đến năm 2025.
4. Những đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu
- Luận văn sẽ làm rõ thêm một số cơ sở lý luận và thực tiễn về các dịch
vụ và nâng cao dịch vụ ngân hàng với DNNVV.
- Làm rõ thực trạng dịch vụ của Agribank đối với các doanh nghiệp nhỏ

và vừa cũng nhƣ sẽ đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, yếu
kém trong việc cung ứng các dịch vụ của Agribank đối với Doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ của Agribank
đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đại Từ -Tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn tiếp theo.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng, biểu và tài liệu
tham khảo, đề tài có kết cấu 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ ngân hàng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng về các dịch vụ của Agribank đối với DNNVV
trên địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ của Agribank đối với
DNNVV trên địa bàn huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Dịch vụ ngân hàng
DVNH hiện vẫn là khái niệm còn khá nhiều quan điểm nhìn nhận khác
nhau. Nhƣng để hiểu về DVNH, trƣớc hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là
DV. Bản thân thuật ngữ DV cho đến nay cũng vẫn chƣa có một định nghĩa
thống nhất. Tính đa dạng phức tạp, phi vật chất của các loại hình DV, làm cho
việc thống nhất định nghĩa về DV trở nên khó khăn. Ngay cả trên thế giới, ở

mỗi quốc gia đều có những cách hiểu khác nhau về DV. Hiệp định chung về
thƣơng mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) cũng
không nêu định nghĩa về DV, mà liệt kê DV thành 12 ngành lớn. Mỗi ngành
lớn lại đƣợc chia ra các phân ngành, trong các phân ngành lại liệt kê các hoạt
động DV cụ thể chi tiết.
Theo định nghĩa ISO 2000 năm 2007, Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ
các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ
các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều quan niệm khác nhau
dựa trên tính chất của DV, nhƣng tựu trung lại: Dịch vụ là các lao động của
con người được kết tinh trên giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản
phẩm vô hình và không thể cần nắm được. Cách hiểu này nêu đƣợc 2 đặc
trƣng cơ bản của DV: Thứ nhất, DV là một sản phẩm; thứ hai, DV là phi vật
chất, là vô hình, DV khác với hàng hoá (là hữu hình).
Tính vô hình, phi vật chất là đặc điểm chính để phân biệt sản phẩm DV
với các sản phẩm của ngành sản xuất khác trong các ngành kinh tế. Bởi là vô
hình nên không thể sản xuất hàng loạt, nhập kho và sau đó dần đƣa vào tiêu


5
dùng. Vì DV là vô hình, nên khung khổ pháp lý và chính sách để điều chỉnh
rất khó xác lập chuẩn xác, mà hầu hết, luật pháp các nƣớc đều đặt khái niệm
về DV trong khung khổ mở.
DV đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo mục đích
nghiên cứu và góc độ nhìn nhận. Trong đó có một cách phân loại rất đáng
quan tâm là căn cứ theo tính chất thƣơng mại dịch vụ, ngƣời ta phân biệt DV
thành: DV mang tính chất thƣơng mại và DV không mang tính chất thƣơng
mại. DV mang tính chất thƣơng mại là những DV đƣợc cung ứng nhằm mục
đích kinh doanh để thu lợi nhuận. DV không mang tính chất thƣơng mại là
những DV đƣợc cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mục

tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu cộng đồng, xã hội. Phân biệt rõ điều này rất
quan trọng, trong hệ thống ngân hàng, tuy cũng là DV tín dụng, nhƣng của
các ngân hàng thƣơng mại thì đó là DV mang tính chất thƣơng mại, ngƣợc lại
của ngân hàng chính sách xã hội thì DV tín dụng lại không có mục tiêu đó.
Trên lĩnh vực hoạt động tài chính - ngân hàng, DV tài chính cũng là một
khái niệm chƣa có định nghĩa thống nhất. Theo WTO, một DV tài chính là bất
kỳ DV nào có tính chất tài chính đƣợc một nhà cung cấp DV tài chính cung
cấp. DV tài chính bao gồm mọi DV bảo hiểm và DV liên quan tới bảo hiểm,
mọi DVNH và DV tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Nhƣ vậy, nội hàm DV
tài chính là gồm cả DV bảo hiểm; DVNH và DV tài chính khác.
Ở Việt Nam, đến nay chƣa có sự minh định rõ ràng về khái niệm
DVNH. Có không ít quan niệm cho rằng: DVNH không thuộc phạm vi kinh
doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ NH theo chức năng của một trung
gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi…), chỉ những hoạt động không
thuộc nội dung nói trên mới gọi là DVNH (nhƣ chuyển tiền, thu uỷ thác, mua
bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán…). Một số khác lại cho rằng tất cả
hoạt động NH phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều là DVNH. Cũng
có ý kiến cho rằng DVNH bao gồm 11 loại hình: nhận tiền gửi, cung cấp các


6
tài khoản giao dịch; quản lý tiền mặt; trao đổi ngoại tệ (DV ngoại hối); DV về
tín dụng (chiết khấu thƣơng phiếu, cho vay tài trợ dự án, cho vay tiêu dùng);
DV uỷ thác, cho thuê tài chính, tƣ vấn tài chính; các DV bảo hiểm; môi giới
đầu tƣ chứng khoán; DV quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp.
Hiện nay ở nƣớc ta, chƣa có sự thống nhất về danh mục các chỉ tiêu về
DVNH và cũng chƣa có điều tra thống kê về DVNH, nên chƣa bàn đến độ
chính xác và tin cậy của các thông tin nói trên. Nhƣng cũng vì thế mà rất cần
có sự nghiên cứu để đi đến tƣơng đối thống nhất DVNH gồm những yếu tố
cấu thành nào. Từ đó xem xét thực trạng, kế hoạch chủ trƣơng, lịch trình phát

triển DVNH mới đƣợc sát hợp và nhất quán.
Một số quan niệm cho rằng, DVNH cần đƣợc hiểu theo hai khía cạnh:
rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng thì cho rằng toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng,
thanh toán, ngoại hối… của hệ thống NH (bao gồm NHNN và các NHTM)
đều là hoạt động cung ứng DV cho nền kinh tế. Quan niệm này phù hợp với
cách phân ngành DVNH trong DV của WTO và của Hiệp định thƣơng mại
Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng nhƣ nhiều nƣớc phát triển. Còn theo nghĩa hẹp thì
cho rằng DVNH chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng của định chế
tài chính trung gian huy động vốn và cho vay. Luật Các tổ chức tín dụng của
Việt Nam có quy định về lĩnh vực DVNH của các NHTM, nhƣng không có
định nghĩa và giải thích. Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20, cụm từ “hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” đƣợc bao hàm cả ba nội dung: nhận
tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng DV thanh toán, tài khoản. Tuy nhiên đâu là
kinh doanh tiền tệ và đâu là DVNH thì chƣa đƣợc phân định rõ ràng. Trong
Luật thƣơng mại, cho dù chƣa có định nghĩa và giải thích nhƣng Luật cũng
đƣa ra một danh mục trong đó liệt kê 13 dịch vụ thƣơng mại, còn Luật Các tổ
chức tín dụng chƣa có một danh mục nhƣ vậy. DVNH trong Luật Các tổ chức
tín dụng bao gồm: DV thanh toán và ngân quỹ (Điều 65, mở tài khoản; Điều
66 DV thanh toán; Điều 67 DVNH; Điều 68 tổ chức và tham gia hệ thống


7
thanh toán); DV bảo hiểm (Điều 74.2);- DV tƣ vấn (Điều 75); Các DV khác
có liên quan đến hoạt động NH (Điều 76: bảo quản, cho thuê tủ két, cầm đồ
và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật).
Khi luật nêu lên cụm từ “liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “các
dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” là đã có xu hƣớng hé mở, nhƣng lại
chƣa mạnh dạn cho mở hẳn. Cách quy phạm nhƣ vậy có thể dẫn đến tình trạng
làm chậm đổi mới trong nhận thức và chậm đổi mới tƣ duy pháp lý, tƣ duy thực
tiễn, làm cho sự năng động sáng tạo của các tổ chức tín dụng bị giới hạn, bị hạn

chế khi muốn đƣa ra những DV mới đáp ứng yêu cầu của công chúng.
1.1.1.2. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả
và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phƣơng tiện thanh toán.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định
chế tài chính mà đặc trƣng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với
nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh
toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối
đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc đƣa ra một khái niệm chính xác về doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất
khó khăn. Hiện nay, trên thế giới mỗi nƣớc lại có một khái niệm về doanh
nghiệp nhỏ và vừa riêng của mình.
Trong khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia phân loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa dựa trên 3 tiêu thức là số lƣợng lao động, tổng giá trị tài sản và doanh thu;
Singapo thì chỉ dựa vào số lƣợng lao động và tổng giá trị tài sản.


8
Trong khu vực Châu Á, Hồng Kông xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ
dựa trên tiêu thức số lƣợng lao động, nhƣng số lƣợng lao động đặt ra cho các
ngành là khác nhau, với ngành dịch vụ thì lƣợng lao động nhỏ hơn so với
lƣợng lao động trong ngành công nghiệp. Cũng nhƣ vậy nhƣng Hàn Quốc
chia theo thành 3 ngành, đó là các ngành: chế tạo máy và khai khoáng, xây
dựng, dịch vụ.
Trên thế giới, Canada, Úc và Mỹ đều phân loại dựa vào số lƣợng lao
động, nhƣng số lƣợng lao động làm tiêu chí thì ở mỗi nƣớc là khác nhau.
Nhƣ vậy, ta thấy mặc dù có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại

doanh nghiệp nhỏ và vừa thì 2 tiêu thức đƣợc sử dụng phổ biến nhất là số
lƣợng lao động trung bình và tổng số vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái
niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đơn thuần phản ánh qui mô của
doanh nghiệp mà nó còn bao trùm nội dung về kinh tế, tổ chức sản xuất, quản
lý và tiến bộ khoa học công nghiệp. Tuỳ theo thực trạng về quy mô của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế của mỗi nƣớc khác nhau, trình độ phát triển
của mỗi nền kinh tế có tính đến xu hƣớng phát triển trong thời gian tới mà các
nƣớc có tiêu chí xác định riêng của mình. Nhƣ vậy việc phân loại doanh
nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính tƣơng đối và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đối với Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu yêu cầu thực tế và học
hỏi kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới, ngày 30/06/2009, chính phủ
ban hành nghị định 56/NĐ-CP, đƣa ra định nghĩa về DNNVV nhƣ sau:
DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu
chí ƣu tiên) cụ thể nhƣ sau:


9
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Doanh
Quy mô
Khu vực

nghiệp siêu

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa


nhỏ
Số lao động

Tổng

Số lao

Tổng nguồn

Số lao

nguồn vốn

động

vốn

động

I. Nông,

10 ngƣời

20 tỷ đồng

Từ trên 10

Từ trên 20 tỷ


Từ trên 200

lâm nghiệp

trở xuống

trở xuống

ngƣời đến

đồng đến

ngƣời đến

200 ngƣời

100 tỷ đồng

300 ngƣời

và thủy sản
II. Công

10 ngƣời

20 tỷ đồng

Từ trên 10

Từ trên 20 tỷ


Từ trên 200

nghiệp và

trở xuống

trở xuống

ngƣời đến

đồng đến

ngƣời đến

200 ngƣời

100 tỷ đồng

300 ngƣời

xây dựng
III. Thƣơng 10 ngƣời

10 tỷ đồng

Từ trên 10

Từ trên 10 tỷ


Từ trên 50

mại và dịch trở xuống

trở xuống

ngƣời đến

đồng đến 50

ngƣời đến

50 ngƣời

tỷ đồng

100 ngƣời

vụ

(Nguồn:Theo thông tin của chính phủ )
1.1.2. Vai trò DNNVV và dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế
1.1.2.1. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
Hiện nay DNNVV đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn đến công
cuộc phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nƣớc. DNNVV ở Việt Nam hiện
chiếm khoảng 96% tổng số DN trong cả nƣớc, đóng góp khoảng 26% GDP,
32% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp và chiếm khoảng 26% lực lƣợng lao
động trong cả nƣớc. Vai trò của DNNVV không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế
mà nó tạo ra, mà quan trọng hơn nó có ý nghĩa then chốt trong việc tạo công
ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực

trong cả nƣớc. Với tính năng động cao, các DNNVV còn là trƣờng học khởi
nghiệp cho các doanh nhân và là môi trƣờng tạo mối liên kết, tích tụ vốn để
từng bƣớc hình thành các DN lớn... Có thể thấy vai trò đó trên một số mặt cụ
thể sau đây:


10
Thứ nhất: DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra công
ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội.
Giải quyết công ăn việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các
nƣớc trên thế giới đặc biệt là với các nƣớc đang phát triển. Sự tồn tại và phát
triển DNNVV là một phƣơng tiện có hiệu quả để giải quyết vấn đề thất
nghiệp, do các DNNVV thƣờng đƣợc dễ dàng tạo lập với một lƣợng vốn
không lớn, mặt khác nó thƣờng xuyên đáp ứng đƣợc nhu cầu thay đổi của thị
trƣờng. Vì vậy, mặc dù số lao động làm việc trong một DNNVV không nhiều
nhƣng theo quy luật số đông, với số lƣợng rất lớn DNNVV trong nền kinh tế
đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho xã hội. Do vậy, xét trên góc độ giải
quyết công ăn việc làm, DNNVV luôn đóng vai trò quan trọng hơn các DN
lớn. Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế suy thoái, thông thƣờng các DN lớn
phải cắt giảm lao động do nhu cầu sản phẩm trên thị trƣờng bị thu hẹp. Ngƣợc
lại, các DNNVV do đặc tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với thay đổi
của thị trƣờng nên vẫn có thể duy trì đƣợc hoạt động, thậm chí có thể len thêm
vào thị trƣờng. Vì vậy, các DNNVV không những không giảm lao động mà
vẫn có thể thu hút thêm lao động.
Thứ hai: Sự hoạt động có hiệu quả của các DNNVV góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Với một số lƣợng đông đảo trong nền kinh tế các DNNVV đã tạo ra
một sản lƣợng, thu nhập đáng kể cho xã hội. Mặt khác, do đặc tính linh hoạt,
mềm dẻo, DNNVV có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú và độc đáo của ngƣời tiêu dùng.

Thứ ba: DNNVV góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả.
Trên thế giới, thông thƣờng các DN lớn tập trung ở các vùng đô thị, nơi
có cơ sở hạ tầng phát triển. Với chiều hƣớng đó sẽ gây ra tình trạng mất cân
đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thị
và nông thôn, giữa các vùng trong một quốc gia.


11
Chính sự phát triển của DNNVVgóp phần quan trọng trong việc tạo lập
sự cân đối trong phát triển giữa các vùng. Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các
vùng nông thôn có thể khai thác đƣợc tiềm năng của vùng, của địa phƣơng để
phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
một cách hiệu quả. Đây cũng là vấn đề rất có ý nghĩa để thực hiện chiến lƣợc
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư: DNNVV góp phần quan trọng trong việc thu hút và sử dụng tối
ưu các nguồn lực trong nền kinh tế.
Việc tạo lập DNNVV không cần nhiều vốn, điều đó đã tạo cơ hội cho
đông đảo dân cƣ có thể tham gia đầu tƣ; mặt khác, trong quá trình hoạt động,
các DNNVV có thể dễ dàng huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè
thân thuộc. Chính vì vậy, DNNVV đƣợc coi là phƣơng tiện có hiệu quả trong
việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và biến nó thành
các khoản vốn đầu tƣ. Với sự phân tán ở hầu khắp các địa phƣơng, các vùng
lãnh thổ nên DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về
nguyên vật liệu với trữ lƣợng hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy
mô lớn, nhƣng sẵn có ở địa phƣơng, sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu,
phế phẩm của các DN lớn.
Thứ năm: DNNVV góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn
thu cho Ngân sách Nhà nước
Ngày nay, mối quan hệ giao lƣu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia phát

triển rộng rãi đã làm cho các sản phẩm truyền thống trở thành một nguồn xuất
khẩu quan trọng. Việc phát triển DNNVV đã tạo ra khả năng thúc đẩy khai
thác tiềm năng của ngành nghề truyền thống ở các địa phƣơng mỗi nƣớc nhƣ
các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ... Bên cạnh đó, sự tạo lập, phát triển các
DNNVV một cách dễ dàng sẽ làm gia tăng số lƣợng DN và gia tăng khả năng
cung ứng sản phẩm và DV cho xã hội. Cùng với điều đó sẽ làm tăng nguồn
thu cho Ngân sách Nhà nƣớc.


12
Tóm lại, tuy mỗi nƣớc đều có đặc điểm và mức độ phát triển khác nhau,
nhƣng các DNNVV đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định
xã hội, duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất
nƣớc. Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu
khách quan và cần thiết.
1.1.2.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV của Agribank
Dịch vụ ngân hàng có vai trò chu chuyển dòng vốn tiết kiệm nhàn rỗi
thành các khoản tín dụng tài trợ cho hoạt động đầu tƣ của nền kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng với vai trò trung gian trong hoạt động thanh toán của
nền kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng với vai trò đại lý: Một số ngƣời cho rằng ngân hàng
không có vai trò gì đặc biệt, chỉ nhận tiền gửi rồi cho vay lại hƣởng chênh
lệch lãi suất. Trên thực tế, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh
gay gắt trên thị trƣờng cung ứng dịch vụ tài chính, ngân hàng thƣơng mại phải
cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngân hàng thay mặt khách hàng
quản lý và bảo vệ tài sản trên cơ sở hợp đồng uỷ thác. Dịch vụ ngân hàng với
vai trò thực hiện chính sách: Thông qua cung ứng dịch vụ NHTM thực hiện
các chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết nền sự tăngtrƣởng
kinh tế và theo đuổi mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô.

Dịch vụ ngân hàng có vai trò chu chuyển dòng vốn tiết kiệm nhàn rỗi
thành các khoản tín dụng tài trợ cho hoạt động đầu tƣ của nền kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng với vai trò trung gian trong hoạt động thanh toán
của nền kinh tế.Với dịch vụ thanh toán, ngân hàng thƣơng mại thay mặt khách
hành thực hiện hoạt động thanh toán trên cơ sở cung cấp phƣơng tiện thanh
toán nhƣ séc, thẻ thanh toán và mạng lƣới thanh toán điện tử, kết nối với các
quỹ. Dịch vụ ngân hàng với vai trò là chủ thể bảo lãnh Ngân hàng cam kết trả
nợ cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.


13
1.1.3. Các loại dịch vụ của Agribank đối với DNNVV
1.1.3.1. Dịch vụ Tiết kiệm
Đây là DV truyền thống với các hình thức tiết kiệm bằng VNĐ và
ngoại tệ nhƣ sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết
kiệm gửi góp, Tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, Tiết kiệm
hƣởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dƣ tiền gửi, Tiết kiệm có thƣởng, Tiết
kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng, Phát hành
các giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền
gửi dài hạn, trái phiếu... Agribank đảm bảo an toàn, bí mật tiền gửi cho khách
hàng và đƣợc mua Bảo hiểm tiền gửi theo luật định. Đối với khoản tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn, nếu hết kỳ hạn, khách hàng chƣa rút vốn, Agribank nhập
lãi vào gốc, chuyển sang kỳ hạn mới tƣơng ứng và áp dụng lãi suất hiện hành
cho kỳ hạn mới. Nếu tại thời điểm chuyển, Agribank không quy định loại kỳ
hạn tƣơng ứng thì khách hàng đƣợc hƣởng lãi theo mức lãi suất cao nhất của
loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn liền kề trƣớc đó mà Agribank đang huy động.
Agribank thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ
áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và áp dụng trả lãi hàng
tháng, 3 tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần.
1.1.3.2. Dịch vụ tín dụng

Khách hàng vay vốn của Agribank bao gồm các pháp nhân và cá nhân
Việt Nam nhƣ: DNNN, HTX, công ty TNHH, công ty CP, DN có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ
Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; DN tƣ nhân; Công ty hợp
danh và các pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài. Agribank sẵn sàng đáp ứng
mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tƣ,
tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,… trừ các
đối tƣợng mà pháp luật cấm. Agribank cấp tín dụng dƣới nhiều hình thức đa
dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.


14
+ Phân theo thời hạn vay vốn: Với cho vay ngắn hạn là các khoản vay
có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời
hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay
có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
+ Phân theo phƣơng thức cho vay: Với các phƣơng thức cho vay từng
lần (áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần); cho vay theo hạn
mức tín dụng (áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn
thƣờng xuyên, kinh doanh ổn định); cho vay theo dự án đầu tƣ (khách hàng
vay vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống); cho vay hợp vốn (trƣờng hợp khách
hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời hạn vốn vay khá dài, Agribank sẽ đứng ra
làm đầu mối dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính
khác nhau trong và ngoài nƣớc để cùng đầu tƣ vào một hay nhiều dự án); cho
vay trả góp (khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành
nhiều kỳ trong thời hạn cho vay); cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
(Agribank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi
hạn mức tín dụng nhất định); cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng (Agribank chấp thuận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn

vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ
và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt là đại
lý của Agribank); cho vay theo hạn mức thấu chi (là việc cho vay mà
Agribank thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền
có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của
Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán); Các phƣơng thức cho vay khác mà pháp luật không
cấm; phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện hoạt động kinh doanh của
Agribank và đặc điểm của khách hàng vay vốn.


15
1.1.3.3. Dịch vụ bảo lãnh
Với mục tiêu vì quyền lợi chung của cả khách hàng và Ngân hàng,
Agribank đã và đang giới thiệu và hoàn thiện các DV đa dạng của mình. Bảo
lãnh là một trong những DV mà Agribank đã thực hiện nhiều năm và ngày càng
khẳng định uy tín đối với khách hàng bằng kinh nghiệm chuyên môn, bằng
phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, bằng các thủ tục đơn giản với mức phí
cạnh tranh dành cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu.
+ Hiện nay Agribank có các loại bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn trong
nƣớc; Bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài. Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm; Bảo
lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dƣỡng; bảo lãnh khác.
+ Các hình thức phát hành bảo lãnh: Phát hành thƣ bảo lãnh, xác nhận
bảo lãnh thông qua mạng truyền tin có ký hiệu mật; Ký xác nhận bảo lãnh trên
các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3.4. Dịch vụ cho thuê tài chính
Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tƣ trung, dài hạn để đổi
mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, Agribank cung cấp dịch vụ
Cho thuê tài chính, đó là việc khách hàng nhận một khoản tín dụng trung, dài

hạn thông qua việc thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty
cho thuê tài chính, qua đó khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh
toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã đƣợc thoả thuận.
Dịch vụ cho thuê tài chính của Agribank đem lại lợi ích đó là: Thuê tài
chính giúp khách hàng kịp thời hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển
của công nghệ mới kể cả trong điều kiện thiếu vốn tự có; Giá trị tài sản thuê
có thể đƣợc tài trợ 100% mà khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp;
Không ảnh hƣởng đến mức tín dụng của khách hàng; Thanh toán tiền linh
hoạt theo sự thoả thuận của hai bên (Tháng, Quý, Năm) phù hợp với chu
chuyển vốn của khách hàng; Nếu khách hàng đã mua tài sản nhƣng lại thiếu


16
vốn lƣu động thì khách hàng có thể bán tài sản đó cho Agribank và Agribank
sẽ cho các khách hàng thuê lại, nhƣ vậy khách hàng vẫn có tài sản để sử dụng
mà vẫn có vốn lƣu động để kinh doanh; Hết thời hạn thuê khách hàng đƣợc
mua lại tài sản với giá thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ là giá tƣợng trƣng so với
giá trị thực của tài sản và đƣợc quyền sở hữu tài sản đó hoặc đƣợc ƣu tiên thuê
tiếp tài sản.
1.1.3.5. Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Nếu khách hàng cần có tiền ngay để đầu tƣ vào một dự án khác khi
những chứng từ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, công trái, hối phiếu...)
chƣa đến hạn thanh toán, Agribank có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ
lệ chiết khấu phù hợp. Có 2 loại chiết khấu chủ yếu: Chiết khấu chứng từ có
giá, theo đó Agribank mua đứt những chứng từ nhƣ Kỳ phiếu, Sổ tiết kiệm do
Agribank phát hành; Chiết khấu hối phiếu thƣơng mại.
1.1.3.6. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Những trở ngại về ngôn ngữ; sự khác biệt về luật lệ và chính sách,
phong tục và tập quán; khoảng cách về địa lý, sự khác nhau về tiền tệ và chế
độ quản lý ngoại hối... có thể gây ra những khó khăn hoặc rủi ro cho DN khi

tham gia buôn bán quốc tế. Với mạng lƣới 2000 chi nhánh trên toàn quốc, hơn
900 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và những DVNH quốc
tế hiện đại, Agribank giúp khách hàng hàng vƣợt qua những khó khăn đó.
Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hoá: Agribank sẽ tƣ vấn
cho khách hàng hàng những hợp đồng bảo hiểm có lợi nhất trong tƣ cách là
đại lý chính thức của nhiều hãng bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam,.
Đối với những rủi ro về tiền tệ và tỷ giá: khách hàng có thể lựa chọn
hợp đồng hối đoái giao ngay, hối đoái kỳ hạn hoặc quyền chọn tại Agribank
để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và có cơ hội tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.
Đối với những rủi ro trong thực hiện hợp đồng: Agribank có thể tƣ vấn
cho khách hàng những điều kiện hợp đồng trong quá trình đàm phán với đối


×