Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (hemiptera aleyrodidae) tại hai tỉnh long an và an giang (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.97 KB, 14 trang )

1

2

Công trình được hoàn thành tại: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------------

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Lộc

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, QUY LUẬT

2. TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Phản biện 1:

PHÁT SINH, GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
BỌ PHẤN TRẮNG HẠI LÚA (HEMIPTERA: ALEYRODIDAE)

Phản biện 2:

TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ AN GIANG
Phản biện 3:
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 62.62.01.12
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long ngày .... tháng..... năm.....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
CẦN THƠ - 2016

2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Lúa ĐBSCL


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi là rầy phấn trắng)
Aleurocybotus indicus David & Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại
Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng được xác định là dịch hại
chính trên lúa ở Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm 1977 và có

2

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được thành phần loài bọ phấn trắng hại lúa ở hai tỉnh
Long An và An Giang.
- Bước đầu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển của bọ phấn trắng hại lúa.
- Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả.

thể làm thất thu năng suất đến 80% (Abdou, 1992). Hiện nay, chưa có


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của bọ phấn trắng A.

3.1. Ý nghĩa khoa học

indicus. Tuy nhiên, có vài ghi nhận trên một số loài khác như loài

Bọ phấn trắng là loài côn trùng gây hại mới trên lúa tại đồng bằng

Aleurodicus disperses, Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum. Đặc

sông Cửu Long, do đó việc nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học và

biệt, chưa tìm thấy tài liệu về các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng A.

quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa có ý nghĩa khoa học

indicus ở Việt Nam và trên thế giới.

rất lớn nhằm làm nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả

Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng

của đề tài là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển biện pháp

trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long An, An Giang,

quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa theo hướng hiệu quả và an toàn.


Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do

Kết quả của đề tài còn làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu tiếp

bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa bị vàng và gây hiện tượng lép hạt.

theo và là tài liệu quý giá trong công tác giảng dạy.

Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “siết”

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị

Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, các biện pháp phòng

quấn sát vào nhau làm cho hạt bị lép và kết quả bước đầu đã xác định loài

trừ và đề xuất một số biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa

bọ phấn trắng này có tên khoa học là Aleurocybotus sp., thuộc họ

an toàn và hiệu quả ở hai tỉnh Long An và An Giang nhằm giúp nông dân

Aleyrodidae (Nguyễn Văn Liêm, 2010). Bọ phấn trắng đã gây hại trên cây

giảm được chi phí trong sản xuất lúa, góp phần tăng thu nhập, cải thiện

lúa với quy mô và mật độ ngày càng gia tăng, do đó để tạo lập cơ sở khoa


đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái.

học và xây dựng quy trình phòng trừ hiệu quả chúng tôi đã thực hiện đề

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

tài: “Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Bọ phấn trắng hại lúa tại Long An, An

biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera:

Giang và các đối tượng thiên địch như ong ký sinh và bọ rùa.

Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An Giang” nhằm tìm ra các biện

4.2. Phạm vi nghiên cứu: thành phần loài bọ phấn trắng hại lúa; đặc

pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả và an toàn tại hai

điểm hình thái, sinh học, sinh thái, khả năng gây hại và các biện pháp

tỉnh nói trên.

quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa.


3


5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả đề tài đã xác định được loài bọ phấn trắng hại lúa tại các
tỉnh Long An, An Giang và Cần Thơ có tên khoa học là Aleurocybotus
indicus David & Subramaniam, thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), họ
Aleyrodidae và có kiểu biến thái không hoàn toàn. Vòng đời của bọ phấn
trắng trung bình 21,93 ± 0,23 ngày (T = 29,4 ± 1,2oC, RH = 79,3 ± 7,9
%), gồm 3 giai đoạn: thành trùng, trứng và ấu trùng, trong đó ấu trùng có
4 tuổi và ấu trùng tuổi 4 được gọi là nhộng giả. Đặc biệt, chúng có khả
năng sinh sản đơn tính và cho ra đời thế hệ sau với 100% thành trùng
đực. Bọ phấn trắng phát triển tốt khi nuôi thử nghiệm ở nhiệt độ 30oC.
Cỏ Lục lông Chloris barbata Sw. là ký chủ phụ của bọ phấn trắng. Bước
đầu đã xác định được bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricus và
bọ rùa đỏ Micraspis discolors Fabricus là thiên địch bắt mồi của thành
trùng bọ phấn trắng và ong Encarsia transvena Timberlake là thiên địch
ký sinh bọ phấn trắng. Bọ phấn trắng xuất hiện và gây hại chủ yếu ở 3
giai đoạn phát triển của cây lúa là đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Giống lúa
thơm Jasmine 85 và các giống lúa được lai tạo từ giống lúa thơm Jasmine
85 có mật số bọ phấn trắng cao hơn các giống lúa khác. Ấu trùng bọ phấn
trắng chỉ chích hút nhựa lá làm cho lá bị vàng, trong khi thành trùng có
thể làm xoăn một phần lá hay làm cho lá lúa bị co rút và xoắn chặt. Tuy
nhiên, chưa phát hiện virus trong những cây có triệu chứng xoắn lá. Thí
nghiệm lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng trên lúa OM4900 và nếp
IR4625 với mật số 30 - 40 con/dảnh ở 30NSS đã ảnh hưởng đến năng
suất lúa và có thể làm giảm năng suất đến 23 - 31% khi lây nhiễm với
mật số 60 con/dảnh. Đã chọn ra được thuốc sinh học M.a(1,2x109 bt/g),
B.b(1,5x109 bt/g) sử dụng đơn hoặc phối trộn có hiệu lực trừ bọ phấn
trắng từ 66,0 - 66,8% ở 10 NSP và chưa thấy ảnh hưởng đến ong ký sinh
của bọ phấn trắng. Thuốc Abamectin 1.8% có hiệu lực trừ bọ phấn trắng
khá cao (khoảng 65,1 - 68,0% ở 10 NSP); thuốc Pymetrozine 500g/kg có


4

hiệu lực cao trong việc phòng trừ bọ phấn trắng hại lúa (đạt 70,5 đến
72,6% ở 10 NSP) và ít ảnh hưởng đến thiên địch trong ruộng lúa. Kết
quả của đề tài đã chọn ra được một số biện pháp để quản lý tổng hợp bọ
phấn trắng hiệu quả như sử dụng giống lúa ít nhiễm bọ phấn trắng
(OM4218 và nếp IR4625), sạ hàng 120 kg/ha, trồng hoa quanh bờ ruộng
để thu hút thiên địch, bón phân cân đối, sử dụng thuốc sinh học hoặc hóa
học chọn lọc để quản lý khi xuất hiện bọ phấn trắng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 156 trang, được chia thành 3 chương và 2 phần (Mở
đầu và kết luận - đề nghị) với 41 bảng, 38 hình, 4 phụ lục (hình ảnh thí
nghiệm, số liệu khí tượng, tình hình canh tác và sử dụng thuốc BVTV
của nông dân tại Long An và An Giang, Bảng tính hiệu quả kinh tế) và
103 tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trên thế giới có 1.556 loài bọ phấn trắng thuộc 161 giống (Martin
và Mound, 2007). Trong đó, bọ phấn trắng Aleurocybotus indicus David
& Subramaniam đã được tìm thấy tại Satara, Ấn Độ năm 1966, được xác
định là dịch hại chính trên lúa ở Senegal và Niger năm 1977 và có thể
làm thất thu năng suất đến 80% (Alam, 1989; Abdou, 1992). Một số kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy bọ phấn trắng A. indicus là
côn trùng nhỏ, hai cánh phủ đầy một lớp bột hoặc sáp màu trắng. Vòng
đời của bọ phấn trắng dao động từ 17 đến 24 ngày tuỳ theo điều kiện
nhiệt độ và ẩm độ không khí. Thành trùng cái A. indicus có thể sống lâu
hơn thành trùng đực và nếu không được giao phối thì thế hệ sau sẽ nở
toàn con đực (Rusell, 2000; Trần Ngọc Xuyến, 2011 và Phan Thị Hạnh
Trang, 2011). Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về biện pháp quản

lý tổng hợp đối với bọ phấn trắng hại lúa A. indicus nhưng có rất nhiều
nghiên cứu trên các loài bọ phấn trắng hại rau màu và cây ăn trái như


5

6

Bemisia tabaci, Aleurodicus disperses,… Trong đó, một số biện pháp
sinh học cũng đã được đưa ra để phòng trừ bọ phấn trắng có hiệu quả tốt
giống như biện pháp hóa học. Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại
nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu
2010, tuy nhiên, chưa xác định được tên khoa học cũng như biện pháp
phòng trừ. Do đó việc xác định được chính xác loài gây hại, đặc điểm
sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, gây hại sẽ là cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu, phát triển biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại
lúa tại Việt Nam theo hướng hiệu quả và an toàn.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Một số đặc điểm hình thái của bọ phấn trắng hại lúa A. indicus được
mô tả bởi Russell (2000). Thành trùng có cơ thể mảnh mai, vảy màu vàng
hoặc lưng nhuốm màu nâu. Đầu có hai mắt kép, có 2 hoặc 3 cặp lông cứng
nhỏ gần đỉnh, râu có 7 đốt, đốt râu thứ III dài nhất và dài hơn các đốt IVVII, đốt VII là ngọn râu. Chân có đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày
và khối xương cổ chân. Bụng: vùng xung quanh lỗ vasiform cứng, mảnh.
Lỗ vasiform tròn, kéo dài ra cuối đuôi. Kết quả quan sát bước đầu trong
luận văn tốt nghiệp đại học của Trần Ngọc Xuyến (2011) và Phan thị Hạnh
Trang (2011) cũng đã mô tả một số đặc điểm hình thái và sinh học của bọ
phấn trắng Aleurocybotus sp.
1.2.2. Thiên địch của bọ phấn trắng
Theo Martin (2005), A. indicus thường bị ký sinh bởi một số đại

diện của các chi Encarsia japonica, Encarsia sophia thuộc họ
Aphelinidae. Theo Schauff và ctv. (1996), bọ phấn trắng A. indicus tại
Mexico bị ký sinh bởi ong Encarsia transvena Timberlake.
1.2.3. Phòng trừ bọ phấn trắng
Cho đến nay, chưa tìm thấy tài liệu về các biện pháp phòng trừ bọ
phấn trắng Aleurocybotus indicus David & Subramaniam nhưng rất nhiều

nghiên cứu về biện pháp quản lý tổng hợp trên các loài khác như Bemisia
tabaci, Aleurodicus disperses, Trialeurodes vaporariorum.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
- Địa điểm: phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật Viện Lúa ĐBSCL, các ruộng lúa tại Long An, An Giang và Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu: Bọ phấn trắng Aleurocybotus indicus, cỏ Lục
lông Chloris barbata, cỏ Chân gà Dactyloctenium aegyptium, bọ rùa 8 chấm
Harmonia octomaculata, bọ rùa đỏ Micraspis discolors, ong ký sinh bọ
phấn trắng Encarsia transvena.
2.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Nguyên vật liệu bao gồm giống lúa OM4900, phân bón, dung dịch
thuỷ canh TC - Mobi, cồn 70%, dung dịch Iodine 10%. Các dụng cụ dùng
để thu thập mẫu như vợt bắt côn trùng làm bằng vải voan đen, ống nghiệm,
kính hiển vi, kính lúp soi nổi, ẩm độ kế, nhiệt độ kế. Các dụng cụ thí
nghiệm trong phòng và nhà lưới như lồng sắt kích thước 0,5x0,5x1,3m, bể
xi măng đường kính 2,5mx3m trồng lúa, khay nhựa nhỏ đường kính
30x40cm và các vật liệu rẻ tiền khác.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh
thái của bọ phấn trắng hại lúa
- Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh
học của bọ phấn trắng hại lúa.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đối với bọ
phấn trắng hại lúa.
2.3.2. Nghiên cứu quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
- Khảo sát mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa tại hai tỉnh
Long An và An Giang.


7

8

- Xác định phương thức gây hại và khả năng gây hại của bọ phấn
trắng hại lúa.
2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến quy luật
phát sinh của bọ phấn trắng hại lúa.
- Đánh giá hiệu lực của thuốc sinh học và hóa học đối với bọ phấn
trắng hại lúa và ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn, gia tăng tập hợp thiên địch
của sâu hại lúa
2.3.4. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp BPT
hại lúa có hiệu quả tại hai tỉnh Long An và An Giang
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh
thái của bọ phấn trắng hại lúa
2.4.1.1. Xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của
BPT hại lúa
- Định danh: các mẫu bọ phấn trắng thu thập ở 3 tỉnh: Long An, An
Giang và Cần Thơ được gởi định danh tại IRRI (Tiến sỹ A.T. Barrion,
chuyên gia phân loại côn trùng, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế) để xác

định tên khoa học.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái: thu ấu trùng và thành trùng BPT
hại lúa ngoài đồng về nhân nuôi trong nhà lưới qua nhiều thế hệ, quan sát
dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi có thước đo. Số mẫu quan sát là 30.
Mô tả màu sắc, hình dáng và đo kích thước BPT ở các pha phát dục như
trứng, ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 (nhộng giả) và thành trùng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học: sử dụng phương pháp nhân nuôi
trong ống nghiệm có cải tiến bằng cách sử dụng chai nhựa và lồng plastic
trong được thiết kế cửa sổ thoáng khí để nuôi thành trùng và ấu trùng. Bọ
phấn trắng được nhân nuôi cá thể với 30 lần lặp lại để theo dõi vòng đời
và các chỉ tiêu sinh học khác như sức sinh sản, tỷ lệ sống sót,… của các

giai đoạn phát triển. Nghiên cứu sự sinh sản đơn tính của BPT: tách riêng
con cái từ giai đoạn nhộng giả để nghiên cứu các đặc điểm như trên.
2.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đối với bọ
phấn trắng hại lúa
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến bọ phấn trắng: thí nghiệm trên 4 mức
nhiệt độ: 20, 25, 30 và 35oC.
- Ảnh hưởng của cây ký chủ: gồm 8 nghiệm thức: lúa OM4218,
OM6162, OM4900, Jasmine 85, IR50404, Nếp IR4625, cỏ Lục lông
Chloris barbata và cỏ Chân gà Dactyloctenium aeguptiacum.
- Xác định khả năng ăn mồi của bọ rùa 8 chấm Harmonia
octomaculata Fab. và bọ rùa đỏ Micraspis discolors Fab. đối với bọ phấn
trắng hại lúa
- Nghiên cứu ong ký sinh bọ phấn trắng: khảo sát ngoài đồng tại hai
tỉnh Long An và An Giang. Thời gian nghiên cứu: năm 2013.

3.4.2. Nghiên cứu quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
3.4.2.1. Khảo sát mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa tại hai tỉnh
Long An và An Giang

a. Khảo sát, thu thập mẫu ngoài đồng tại hai tỉnh Long An và An
Giang trong thời gian 2 năm: 2012 và 2013. Khảo sát trực tiếp ngoài
đồng mật số BPT phối hợp với điều tra nông dân về biện pháp canh tác
và hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây lúa. Phương pháp:
đếm mật số ấu trùng và vợt thành trùng BPT ở 5 giai đoạn phát triển của
cây lúa: mạ, đẻ nhánh, làm đòng, trổ và chín. Phương pháp lấy chỉ tiêu
được thực hiện theo Quy chuẩn Việt Nam 01-38:2010/BNN&PTNT.
b. Đánh giá khả năng gây hại của bọ phấn trắng đối với một số giống
lúa phổ biến ở ĐBSCL: được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014 và
Hè Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thí nghiệm diện rộng
(500 m2/nghiệm thức), gồm 6 nghiệm thức: lúa OM4218, lúa OM6162, lúa
OM4900, lúa Jasmine 85, lúa IR50404 và nếp IR4625.


9

10

2.4.2.2. Xác định phương thức gây hại và đánh giá mức độ gây hại của
bọ phấn trắng
- Khảo sát khả năng truyền bệnh virus của thành trùng BPT bằng
cách cho chúng chích hút vào cây lúa bệnh 2 đêm rồi chuyển sang nuôi
trên cây lúa bình thường. Theo dõi triệu chứng gây hại và kiểm tra nhanh
sự hiện diện của virus trong cây lúa bằng Iodine.
- Đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trắng trên hai giống lúa
OM4900 và nếp IR4625 được thực hiện trong nhà lưới với các mật số:
10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80 thành trùng/dảnh.
- Các thí nghiệm đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trắng trên
hai giống lúa OM4900 và nếp IR4625 được thực hiện ngoài đồng tại hai
tỉnh Long An và An Giang trong 2 vụ lúa với các mức thả 30, 40, 60

thành trùng BPT/dảnh, có và không có phun thuốc trừ rầy Pymetrozine
500g/kg sau khi thả.

2.4.3.3. Nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn, gia tăng tập hợp thiên
địch của sâu hại lúa
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè
Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Thí nghiệm diện rộng
gồm 5 nghiệm thức thử nghiệm các biện pháp riêng lẻ để chọn lựa và
ứng dụng vào mô hình như trồng hoa bờ ruộng, bổ sung phân bón lá, xử
lý BPT bằng thuốc sinh học, thuốc trừ sâu thế hệ mới Abamectin và
thuốc hóa học.
2.4.4. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ
phấn trắng hại lúa có hiệu quả tại hai tỉnh Long An và An Giang
Mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại Long
An và An Giang, bố trí theo kiểu trắc nghiệm diện rộng. Mô hình (có diện
tích 1 ha) áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa,
đối chứng do nông dân tự làm theo tập quán canh tác của địa phương.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu

2.4.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
2.4.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến quy luật phát sinh của
bọ phấn trắng hại lúa.
Thực hiện 6 thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp
canh tác đến quy luật phát sinh của bọ phấn trắng hại lúa gồm: phân bón,
chế độ tưới tiêu, mật độ sạ, phương pháp sạ, phương pháp quản lý rơm rạ
và quản lý cỏ dại. Các thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ và An Giang
từ vụ Đông Xuân 2012 - 2013 đến vụ Hè thu 2014. Giống lúa sử dụng cho
thí nghiệm là OM4900 và sạ hàng 120 kg/ha.
2.4.3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc sinh học và hóa học đối với bọ phấn
trắng hại lúa và ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng

Thực hiện 4 thí nghiệm trong nhà lưới về hiệu lực của thuốc sinh
học và hóa học (nhóm vi sinh vật, nhóm thảo mộc, nhóm thuốc trừ sâu
thế hệ mới và nhóm hóa học) đối với bọ phấn trắng hại lúa trong nhà
lưới. Các nhóm thuốc này cũng được đánh giá hiệu lực thông qua các thí
nghiệm ngoài đồng trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè Thu 2014.

Hiệu lực trừ BPT trong nhà lưới tính theo công thức Abbott
(1925). Hiệu lực trừ BPT ngoài đồng được tính theo công thức
Henderson - Tilton (1955). Các số liệu thí nghiệm được phân tích
thống kê bằng chương trình SPSS 16.0. Thí nghiệm trong phòng,
nhà lưới, ngoài đồng và mô hình được so sánh trung bình bằng
phép kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%. Các thí nghiệm diện
rộng và mô hình được so sánh trung bình bằng phân tích phương
sai một nhân tố (One - way Anova).


11

12

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh thái của bọ phấn
trắng hại lúa
3.1.1. Thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của bọ phấn
trắng hại lúa
3.1.1.1. Định danh bọ phấn trắng hại lúa
Bọ phấn trắng thu thập từ 3 tỉnh An Giang, Long An và Cần Thơ đã
được gởi định danh tại IRRI trong năm 2012 và được xác định tên khoa
học là Aleurocybotus indicus David & Subramaniam (còn gọi là
Vasdavidius indicus David & Subramaniam), thuộc bộ cánh nửa

(Hemiptera) và họ rầy phấn trắng (Aleyrodidae).
3.1.1.2. Đặc điểm hình thái của bọ phấn trắng hại lúa
Từ kết quả thí nghiệm kết hợp với quan sát đặc điểm hình thái, màu
sắc các pha phát dục của bọ phấn trắng hại lúa như sau:
- Trứng: hình bầu dục hoặc hình quả lê. Kích thước trung bình dài
0,19 ± 0,003 mm, rộng 0,09 ± 0,002 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng đục
sau đó chuyển sang màu nâu.
a
- Ấu trùng tuổi 1 có kích thước trung bình dài 0,27 ± 0,003 mm, rộng
0,15 ± 0,003 mm. Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, bò chậm chạp sau đó
nằm cố định một chỗ. Ấu trùng tuổi 1 có một cặp mắt kép, 3 cặp chân, 1
cặp râu, phía đuôi có 2 lông cứng.
- Ấu trùng tuổi 2 có hình dạng giống ấu trùng tuổi 1 nhưng có kích
thước lớn hơn, trên lưng thấy rõ hai vệt vàng cam đối xứng qua trục cơ
thể. Kích thước trung bình của ấu trùng tuổi 2 dài 0,44 ± 0,007 mm, rộng
0,24 ± 0,004 mm.
- Ấu trùng tuổi 3 có hình dạng giống ấu trùng tuổi 2 nhưng có kích
thước lớn hơn. Cơ thể ấu trùng phủ một lớp phấn sáp, xung quanh cơ thể
được bao bọc bởi một viền màu vàng. Kích thước trung bình của ấu trùng
tuổi 3 dài 0,64 ± 0,004 mm, rộng 0,34 ± 0,005 mm.

- Ấu trùng tuổi 4 (nhộng giả) có hình bầu dục, khi mới lột xác màu
vàng sáng sau đó trở nên sậm hơn, trên lưng xuất hiện nhiều lông dài và
cứng, nhộng giả cái có kích thước lớn hơn nhộng giả đực. Kích thước
trung bình của nhộng giả đực dài 0,81 ± 0,004 mm, rộng 0,41 ± 0,003
mm, nhộng giả cái dài 1,00 ± 0,009 mm, rộng 0,55 ± 0,007 mm. Ở giai
đoạn này có thể quan sát thấy rõ lỗ vasiform ở phần đuôi có hình dạng
gần giống hình trái tim và rãnh đuôi ngắn. Khi sắp vũ hóa thì nhộng giả
trở nên trong suốt có thể quan sát thấy rõ hai mắt màu đỏ và thân ở giữa
màu vàng. Khi vũ hóa thành trùng chui ra từ phần đầu, để lại trên vỏ vết

nứt hình chữ T.
- Thành trùng có hai cặp cánh màu trắng, cánh trước dài hơn cánh
sau, khi đậu xếp giống hình mái nhà. Mạch cánh đơn giản, cánh trước và
sau đều có 1 gân chính ở giữa nằm dọc theo cánh, cánh trước có thêm 1
gân nhỏ ngắn nằm sát rìa cánh. Thành trùng có hai mắt kép, râu đầu có 7
đốt và chân có 5 đốt. Thành trùng đực có kích thước nhỏ hơn thành trùng
cái, chiều dài thân trung bình 0,83 ± 0,006 mm, rộng 0,22 ± 0,004 mm và
chiều dài sải cánh khoảng 1,65 ± 0,01 mm. Thành trùng cái có chiều dài
thân trung bình 0,98 ± 0,008 mm, rộng 0,34 ± 0,005 mm và sải cánh 2,18
± 0,020 mm. Phần cuối bụng của thành trùng cái bầu tròn trong khi phần
cuối bụng của thành trùng đực thon dài và nhọn về phía cuối.
Vòng đời bọ phấn trắng A. indicus trung bình 21,93 ± 0,23 ngày (T
= 29,4 ± 1,2oC, RH = 79,3 ± 7,9 %). Thời gian ủ trứng trung bình là 6,90
± 0,15 ngày. Thời gian phát triển trung bình của ấu trùng tuổi 1, 2 và 3
lần lượt là 3,20 ± 0,07; 2,87 ± 0,06 và 3,06 ± 0,07 ngày. Nhộng giả có
thời gian phát triển trung bình 4,70 ± 0,14 ngày. đa số thành trùng cái
sống lâu hơn thành trùng đực, tuổi thọ trung bình của thành trùng cái là
6,13 ± 0,24 ngày, tuổi thọ trung bình của thành trùng đực là 4,07 ± 0,31
ngày. Thời gian thành trùng trước đẻ trứng (thời gian từ vũ hóa đến khi
bắt đầu đẻ trứng) trung bình là 1,20 ± 0,07 ngày.

b


13

14

3.1.1.3. Đặc điểm sinh học của bọ phấn trắng hại lúa
Mỗi thành trùng cái có thể đẻ trung bình 96,9 ± 13,4 trứng, cao nhất

có thể lên đến 240 trứng. Tỷ lệ trứng nở rất cao (87,5%). Tỷ lệ hình
thành nhộng giả và tỷ lệ vũ hoá trung bình cũng khá cao (tương ứng 81,6
và 97,5%). Tỷ lệ sống sót từ trứng đến thành trùng đạt 70,1%. Đặc biệt,
BPT có khả năng sinh sản đơn tính, sức sinh sản và tỷ lệ hoàn thành phát
triển cao hơn so với thành trùng cái có bắt cặp, tuy nhiên phát triển thế hệ

b

sau 100% là con đực.
3.1.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đối với bọ phấn trắng
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự sinh trưởng và phát triển của BPT
Khi khảo sát trên bốn mức nhiệt độ 20, 25, 30 và 35oC thì bọ phấn
trắng có tỷ lệ phát triển tính từ trứng đến thành trùng đạt cao nhất là
71,0% khi nuôi ở nhiệt độ 30oC, kế đến là 52,9% khi nuôi ở nhiệt độ
35oC. Khi nuôi ở hai mức nhiệt độ 20oC và 25oC thì tỷ lệ phát triển của
BPT giảm còn 30,7 và 33,9% và không khác biệt có ý nghĩa thống kê

d

e

f

giữa 2 nghiệm thức.
3.1.2.2. Ảnh hưởng của cây ký chủ đối với sự sinh trưởng và phát triển của BPT
Bọ phấn trắng hại lúa có tỷ lệ sống sót từ trứng đến thành trùng cao
nhất là khi nuôi trên giống OM4900 (72,2%) và thấp nhất khi nuôi trên
giống Nếp IR4625 (38,8%). Tỷ lệ sống sót từ trứng đến thành trùng của
BPT cũng khá thấp khi được nuôi trên giống OM4218 (57,0%) và không
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với BPT được nuôi trên cỏ Lục lông

barbata (52,8%). Cỏ Chân gà Dactyloctenium aegyptium không phải là

g

h

i

Hình 3.1. Đặc điểm hình thái bọ phấn trắng A. indicus (tháng 6/2012)
a. Trứng; b. Ấu trùng tuổi 1; c. Ấu trùng tuổi 2; d. Ấu trùng tuổi 3;

ký chủ của bọ phấn trắng hại lúa.
3.1.2.3. Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ rùa đối với bọ phấn trắng hại lúa
Cả hai loài bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricus và bọ

e. Nhộng giả; f. Thành trùng; g. Thành trùng đực; h.Thành trùng cái;

rùa đỏ Micraspis discolors Fabricus đều có khả năng bắt mồi ăn thịt đối

i. Vỏ nhộng có vết nứt hình chữ T

với thành trùng BPT hại lúa. Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ rùa 8


15

16

chấm là 944,8 ± 3,0; 559,5 ± 1,9 và 642,1 ± 1,9 thành trùng BPT tương


3.2. Nghiên cứu quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa

ứng với ấu trùng, thành trùng đực và thành trùng cái. Khả năng tiêu thụ

3.2.1. Khảo sát mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa tại 2 tỉnh

vật mồi của bọ rùa đỏ là 353,5  2,4; 187,6 ± 1,2 và 235,4 ± 1,1 thành

Long An và An Giang

trùng BPT tương ứng với ấu trùng, thành trùng đực và thành trùng cái.

3.2.1.1. Kết quả khảo sát mật số bọ phấn trắng tại 2 tỉnh Long An và An
Giang
Qua kết quả khảo sát ngoài đồng tại 2 tỉnh An Giang và Long An
trong năm 2012 và 2013 cho thấy trên giống lúa OM4900 thường có mật
số BPT cao hơn những giống lúa khác như OM6976, OM4218,
OM5451, OM9921, IR50404 và Nếp IR4625. Biến động mật số bọ phấn
trắng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời vụ, giống lúa, mật độ gieo

Hình 3.2. Ấu trùng bọ rùa 8 chấm H. octomaculata và bọ rùa đỏ
Micraspis discolors đang ăn mồi bọ phấn trắng
3.1.2.4. Nghiên cứu ong ký sinh bọ phấn trắng hại lúa
Ong ký sinh bọ phấn trắng ngoài đồng tại hai tỉnh Long An và An
Giang là Encarsia transvena Timberlake (định danh theo Schauff và ctv,
1996). Kết quả khảo sát ong ký sinh BPT qua các vụ lúa ở 2 tỉnh An Giang
và Long An cho thấy vụ lúa Thu Đông 2013 có mật số BPT gây hại thấp
nhưng tỷ lệ ong ký sinh BPT cao hơn so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và
Hè Thu 2013. Hầu hết những ruộng lúa ít hoặc không sử dụng thuốc hóa học
phòng trừ sâu rầy có tỷ lệ bọ phấn trắng bị ong ký sinh cao hơn so với những

ruộng lúa được phun thuốc hóa học nhiều lần để trừ sâu, rầy hại lúa.

sạ, phân bón và thói quen sử dụng thuốc hóa học của nông dân. Ngoài
ra, mật số bọ phấn trắng cũng bị ảnh hưởng bởi cơ cấu trồng lúa tại địa
phương như tại Long An thường có mật số BPT trong vụ Hè Thu cao
hơn vụ Đông Xuân và tại An Giang thì vụ lúa Đông Xuân có mật số
BPT cao hơn vụ Hè Thu và Thu Đông.
3.2.1.2. Đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trắng đối với một số giống
lúa trồng phổ biến ở hai tỉnh Long An và An Giang
Thí nghiệm đánh giá khả năng gây hại của bọ phấn trắng đối với một
số giống lúa trồng phổ biến được thực hiện trong hai vụ lúa Đông Xuân
2013 - 2014 và Hè Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết
quả thí nghiệm cho thấy BPT xuất hiện phổ biến ở ba giai đoạn phát triển
của cây lúa là đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Trong đó giống lúa thơm
Jasmine 85 có mật số BPT cao nhất ở hầu hết các lần quan sát, hai giống
OM4218 và nếp IR4625 có mật số BPT thấp hơn so với các giống

a

b

c

d

Hình 3.3. Ong Encarsia transvena Timberlake ký sinh BPT (7/2013)
a. Ong ký sinh sống trong ấu trùng BPT; b. Xác ấu trùng BPT sau khi ong ký
sinh vũ hóa; c. Thành trùng ong ký sinh mới vũ hóa; d. BPT nhiễm ong ký sinh

Jasmine 85, OM4900, OM6162 và IR50404.



17

18

3.2.2. Phương thức gây hại và mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
3.2.2.1. Phương thức gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
Ấu trùng bọ phấn trắng A. indicus chích hút nhựa ở mặt dưới của
lá lúa làm cho lá bị vàng tại chỗ chích hút và lan dần về phía ngọn. Nếu
nhiều BPT gây hại trên một lá sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho hai
bên phiến lá bị vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh (hình 3.4a,b). Ban đầu
ấu trùng BPT gây hại ở các lá già gần gốc lúa, sau đó thành trùng đẻ
trứng và gây hại trên các lá tiếp theo. Một số cây lúa bị thành trùng BPT
chích hút bị xoắn một đoạn ở giữa lá hoặc bị xoắn ở cổ lá và xoắn dài
lên phía ngọn làm cho lá tiếp theo không mọc thoát ra được (hình 3.4c).
Thành trùng BPT gây hại ở giai đoạn lúa trổ làm cho bông lúa bị không
trổ thoát ra được dẫn đến hạt lúa bị biến dạng đôi khi bị lép toàn bộ
(hình 3.4d) với phương pháp thử nhanh bằng Iodine chưa tìm thấy virus
trong lá lúa do bọ phấn trắng gây ra.

a

b

c

d

Hình 3.4. Triệu chứng gây hại của bọ phấn trắng (tháng 7/2013)

a. Lá lúa bị vàng do ấu trùng BPT gây hại; b. Ấu trùng BPT phóng to
c. Lá lúa bị xoắn; d. Bông lúa bị bệnh

3.2.2.2. Mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa trong điều kiện nhà lưới
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật số BPT đến thành phần
năng suất lúa OM4900 cho thấy khi lây nhiễm 30 và 40 thành trùng
BPT/dảnh đã làm giảm năng suất so với đối chứng không thả. Với mức
lây nhiễm 60, 70 và 80 con/dảnh đã ảnh hưởng đáng kể đến số bông, tỷ

lệ hạt chắc và làm giảm năng suất có ý nghĩa thống kê so với đối chứng
không thả BPT.
Kết quả nghiên cứu tương tự trên giống nếp IR4625 cho thấy khi
lây nhiễm 40 và 50 thành trùng BPT/dảnh đã làm giảm năng suất so với
đối chứng không thả. Với mức lây nhiễm 60, 70 và 80 con/dảnh cũng đã
ảnh hưởng đáng kể đến số bông, tỷ lệ hạt chắc và giảm năng suất có ý
nghĩa thống kê so với đối chứng không thả.
3.2.2.3. Mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa ở điều kiện ngoài đồng
Kết quả thí nghiệm trên giống lúa OM4900 tại An Giang ở vụ Đông
Xuân 2012 - 2013 cho thấy khi lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng vào giai
đoạn 30 NSS với mật số 40 và 60 con/dảnh đã làm giảm năng suất trung bình
12,0 và 15,3%. Ở vụ Hè Thu 2013, khi lây nhiễm bọ phấn trắng với mật số 30,
40 và 60 con/dảnh đã làm giảm năng suất trung bình 11,6; 17,1 và 30,9%.
Kết quả thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2013 - 2014 trên giống nếp IR4625
tại Long An cho thấy khi lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng vào giai đoạn
30 NSS với mật số 30, 40 và 60 con/dảnh đã làm giảm năng suất trung bình
8,5; 18,6 và 25,3%. Ở vụ Hè Thu 2014, khi lây nhiễm bọ phấn trắng với mật
số 40 và 60 con/dảnh đã làm giảm năng suất trung bình 13,9 và 23,0%.
3.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại
lúa
3.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến quy luật phát sinh

của bọ phấn trắng hại lúa
3.3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón đến biến động quần thể bọ phấn trắng
Kết quả thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân
bón tới biến động quần thể BPT hại lúa được thực hiện trong vụ Đông
Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu 2013 tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang cho thấy khi bón đạm càng cao thì mật số BPT trên ruộng
lúa càng tăng. Tuy nhiên, với mật số BPT khoảng 2.000 - 3.000 con/m2
chưa ảnh hưởng đến năng suất lúa thí nghiệm.


19

20

3.3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới tiêu đến biến động quần thể bọ phấn trắng
Kết quả bước đầu cho thấy biện pháp quản lý nước khô - ngập xen
kẽ có tác dụng tiết kiệm nước tưới so với biện pháp giữ nước ngập liên tục
nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến biến động quần thể bọ phấn trắng
Bảng 3.1. Mật số bọ phấn trắng trên giống lúa OM4900 ở các mật độ
sạ khác nhau (Thoại Sơn - An Giang, ĐX 2012 - 2013 và HT 2013)

hơn so với các nghiệm thức sạ lan với mật độ từ 150 đến 250 kg/ha (dao

2

Mật số bọ phấn trắng ở các thời điểm quan sát (con/m )
Vụ Đông Xuân 2012 - 2013
3TSS 4TSS
5TSS

6TSS
7TSS
8TSS
9TSS
20 ab 92 ab
693 b
987 bc 1.412 b
644 a
247 a
31 ab 115 ab
824 ab
1.342 ab 1.329 b
571 a
375 a
28 ab 99 ab
901 ab
1.613 a
1.234 b
626 a
577 a
23 ab 131 a
970 a
1.492 a
1.937 ab 432 a
313 a
37 a 119 a
928 ab
1.481 a
3.078 a
856 a

307 a
36 a
75 b
699 b
834 c
939 b
601 a
319 a
17 b
77 ab
785 ab
986 bc 1.217 b
611 a
271 a
32,6 19,7
16,3
20,5
40,6
45,2
44,4
Vụ Hè Thu 2013
SL 120 483 b 2.641 bc 3.632 bc 2.178 b
1.707 b 1.768 a
442 a
SL 150 842 a 2.605 bc 4.376 abc 2.939 a
1.733 bc 1.643 ab 403 a
SL 180 618 ab 3.634 a
5.191 a
3.042 a
1.706 bc 1.551 ab 516 a

SL 210 504 b 3.402 ab 4.967 ab 3.320 a
2.044 ab 1.572 ab 357 a
SL 250 557 b 3.543 a
5.106 a
3.099 a
2.200 a 1.629 ab 451 a
SH 100 513 b 2.126 c
3.390 c
2.240 b
1.625 bc 1.481 b
581 a
SH 120 629 ab 2.267 c
3.450 c
2.405 b
1.524 c 1.628 ab 554 a
CV (%) 23,6 15,0
16,9
12,9
10,3
30,6
8,9
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không
biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép kiểm định Duncan;. TSS: tuần sau sạ
Nghiệm
thức
(kg/ha)
SL 120
SL 150
SL 180
SL 210

SL 250
SH 100
SH 120
CV (%)

Năng
suất
(tấn/ha)
6,63 a
6,43 ab
6,33 ab
5,73 bc
5,13 c
6,73 a
7,07 a
6,3
4,60 a
4,43 a
3,53 b
3,38 b
3,63 b
4,93 a
4,73 a
8,9
khác

động từ 4.376 đến 5.191 con/m2 ở 5 TSS).
3.3.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp sạ/cấy đến biến động quần thể BPT
Bảng 3.2. Mật số bọ phấn trắng trên giống lúa OM4900 ở các nghiệm
thức sạ, cấy (Thoại Sơn - An Giang, vụ ĐX 2012 - 2013 và HT 2013)

Mật số bọ phấn trắng ở các thời điểm quan sát (con/m2)
Nghiệm
thức

Vụ Đông Xuân 2012 - 2013
4
5
6
7
8
9
10
TSS/C TSS/C TSS/C TSS/C TSS/C TSS/C TSS/C
SH 120 kg/ha 38 a
81 bc 296 b
1.082 a 1.116 a 466 a 255 a
SL 120 kg/ha 21 ab 131 a
397 a
1.088 a 1.114 a 449 a 239 a
Cấy 15x15cm 26 a
101 ab 212 c
726 b
463 b 253 b 135 b
Cấy 15x20cm 9 b
62 bc 130 d
428 c
545 b 180 c 131 b
Cấy 20x20cm 3 b
52 c
112 d

379 c
349 b 147 c 112 b
CV (%)
43,7
27,5
18,5
20,5
36,8
11,3
19,0
Vụ Hè Thu 2013
SH 120 kg/ha 527 a 3.255 a 3.834 a 1.699 a 1.322 a 405 ab 142 ab
SL 120 kg/ha 375 b 3.081 a 4.542 a 1.832 a 1.349 a 434 a 166 a
894 b 740 ab 210 bc 92 bc
Cấy 15x15cm 234 c 1.940 b 2.311 b
711 ab 181 b
64 c
Cấy 15x20cm 192 c 1.506 b 2.037 b 790 b
524 b 199 bc 59 c
Cấy 20x20cm 174 c 1.402 b 1.539 b 692 b
24,6
19,7
23,3
12,3
36,9
36,8
27,9
CV (%)

Năng

suất
(tấn/ha)
6,53 ab
6,23 b
7,77 a
7,67 a
6,87 ab
9,3
4,00 b
3,80 b
4,80 a
4,92 a
4,22 b
5,1

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không khác
biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép kiểm định Duncan; TSS/C: tuần sau sạ/cấy

Kết quả thí nghiệm cho thấy mật số bọ phấn trắng hại lúa ở vụ Hè
Thu 2013 cao hơn so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013. Ở vụ Hè Thu 2013,
Cả ba nghiệm thức lúa cấy với khoảng cách 15 x 15 cm, 15 x 20 cm và

Kết quả thí nghiệm cho thấy mật số bọ phấn trắng hại lúa ở vụ Hè

20 x 20 cm đều có mật số bọ phấn trắng thấp (tương ứng với 2.311;

Thu 2013 cao hơn so với vụ Đông Xuân 2012 - 2013. Ở vụ Hè Thu 2013,

2.037 và 1.539 con/m2 vào 6 TSS/C) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so


sạ hàng với mật độ 100 - 120 kg/ha và sạ lan 120 kg/ha có mật số bọ

với hai nghiệm thức sạ hàng 120 kg/ha và sạ lan 120 kg/ha (tương ứng

phấn trắng thấp (dao động từ 3.390 đến 3.632 con/m2 ở 5 TSS) và thấp

với 3.834 và 4.542 con/m2).


21

22

3.3.1.5. Ảnh hưởng của phương pháp quản lý rơm rạ đến biến động quần

thức Matrine 0,5%, Azadirachtin 0,3% và Neem oil 66% + Azadirachtin

thể bọ phấn trắng

0,124% không ảnh hưởng đến mật số OKS bọ phấn trắng.

Các biện pháp quản lý rơm rạ trên đồng ruộng bao gồm dọn thật
sạch rơm rạ vụ trước, cày vùi rơm rạ vụ trước, xử lý rơm rạ vụ trước bằng
Trichoderma, đốt đồng và không làm đất được thực hiện trong 2 vụ lúa

3.3.2.2. Hiệu lực của thuốc hóa học đối với bọ phấn trắng hại lúa và ảnh
hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng
Kết quả khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với BPT

chưa thấy ảnh hưởng tới biến động mật số BPT và năng suất lúa.


hại lúa tại Thoại Sơn - An Giang cho thấy thuốc Pymetrozine (Chess

3.3.1.6. Ảnh hưởng của phương pháp quản lý cỏ dại đến biến động quần

50WG) có hiệu lực trừ BPT khá cao ở 7 và 10NSP (tương ứng 70,6% và

thể bọ phấn trắng

72,6% ở vụ Đông Xuân 2012 - 2013) và đạt 68,7 đến 70,5% ở 7 và 10NSP

Kết quả bước đầu cho thấy biện pháp quản lý cỏ dại trên đồng ruộng

ở Hè Thu 2014. Bên cạnh đó, thuốc Pymetrozine ít gây ảnh hưởng đến

(như chỉ phun thuốc tiền nảy mầm, chỉ phun thuốc hậu nảy mầm, phun cả 2

thiên địch của sâu hại lúa hơn các loại thuốc hóa học khác đã khảo nghiệm.

thuốc tiền và hậu nảy mầm, làm cỏ bằng tay hoặc không làm cỏ) chưa thấy

3.3.3. Nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn, gia tăng tập hợp thiên địch
của sâu hại lúa

ảnh hưởng đến biến động mật số bọ phấn trắng hại lúa.
3.3.2. Hiệu lực của thuốc sinh học và hóa học đối với bọ phấn trắng

Kết quả thí nghiệm qua 2 vụ lúa Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè

hại lúa và ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng


Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn - An Giang cho thấy biện pháp sử dụng

3.3.2.1. Hiệu lực của thuốc sinh học đối với bọ phấn trắng hại lúa và ảnh

thuốc sinh học M. anisopliae 1,2x109 bt/g để trừ bọ phấn trắng, đồng thời

hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng

trồng hoa quanh bờ ruộng tạo nơi trú ẩn cho thiên địch đã kiểm soát được

Thí nghiệm ở hai vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè Thu 2014 cho

rầy nâu, bọ phấn trắng tương đương với biện pháp kiểm soát bằng thuốc

thấy các chế phẩm sinh học sản xuất từ dòng nấm xanh Metarhizium

trừ sâu thế hệ mới Abamectin 1.8% hoặc hóa học Pymetrozine 500 g/kg

9

anisopliae với nồng độ 1,2x10 bt/g và nấm trắng Beauveria bassiana với
9

nhưng bảo tồn được hệ thiên địch trên ruộng lúa đồng thời duy trì được

nồng độ 1,5x10 bt/g hoặc phối trộn hai dòng nấm trên đều có hiệu lực trừ

năng suất lúa.


BPT đạt khoảng 61,4 đến 66,8% ở 10 ngày sau phun. Chưa thấy ảnh

3.4. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ
phấn trắng hại lúa tại 2 tỉnh Long An và An Giang

hưởng của các loại thuốc này đến ong ký sinh bọ phấn trắng cũng như
quần thể thiên địch của sâu hại lúa.

Ruộng mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp BPT hại lúa

Tất cả 5 loại thuốc thảo mộc đã khảo nghiệm đều có hiệu lực trừ

tại Long An và An Giang đã làm gia tăng và bảo tồn thiên địch của sâu

BPT đạt 46,2 đến 59,6% ở 10NSP nhưng thấp hơn so với các loại thuốc có

hại lúa, có mật số BPT thấp hơn so với đối chứng của nông dân. Bên

nguồn gốc vi sinh. Tuy nhiên, Rotenone làm giảm mật số OKS ở 3 và

cạnh việc tiết kiệm được chi phí sản xuất, ruộng mô hình còn cho năng

10NSP, Garlic oil 20% cũng làm giảm mật số OKS ở 10NSP. Các nghiệm

suất cao nên đã tăng thu nhập so với ruộng đối chứng của nông dân trung
bình là 3.050.000 đồng/ha (tương ứng 11,0%) ở Long An và 3.634.134


23


24

đồng/ha (tương ứng 18,0%) ở An Giang .
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp bọ phấn
trắng hại lúa tại Thoại Sơn - An Giang (vụ Đông Xuân 2014 - 2015)

đoạn: thành trùng, trứng và ấu trùng, trong đó ấu trùng có 4 tuổi và ấu
trùng tuổi 4 được gọi là nhộng giả. Thành trùng bọ phấn trắng có hai cặp
cánh màu trắng, khi đậu xếp cánh giống hình mái nhà, kích thước trung
bình dài 0,98 mm đối với con cái và 0,83 mm đối với con đực. Mỗi thành
trùng cái có thể đẻ trung bình 96,9 ± 13,4 trứng, cao nhất có thể lên đến
240 trứng. Tỷ lệ sống sót từ trứng đến thành trùng đạt 70,1%. Đặc biệt,
chúng có khả năng sinh sản đơn tính và cho ra thế hệ sau với 100% thành
trùng đực.

Khoản mục

Mô hình
(1)

I. Tổng chi (đ/ha)
15.286.834
1. Chi phí vật tư (đ/ha)
8.253.500
- Giống
1.360.000
- Phân bón
3.666.000
- Fish emulsion
110.000

- Thuốc trừ rầy nâu và BPT
270.000
+ Ometar
270.000
+ Chess 50WG
0
- Thuốc trừ sâu cuốn lá
320.000
- Thuốc BVTV khác (trừ
bệnh, ốc, cỏ)
2.527.500
2. Chí phí lao động (đ/ha)
7.033.334
- Phun thuốc Ometar
80.000
- Phun thuốc BVTV
506.667
- Trồng hoa bờ ruộng
600.000
- Công lao động khác
5.846.667
II. Tổng thu
39.100.000
- Năng suất (kg/ha)
8.500
- Giá lúa (đ/kg)
4.600
III. Lợi nhuận
23.813.166


Đối chứng
(2)
17.665.168
10.971.834
1.800.000
5.476.667
0
660.000
0
660.000
435.000
2.600.167
6.693.334
0
586.667
0
6.106.667
37.844.200
8.227
4.600
20.179.032

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(3) = (1)-(2) (%)
-2.378.334
-13,5
-2.718.334
-24,8

-440.000
-1.810.667
110.000
-390.000

-115.000
-72.667
340.000
80.000
-80.000
600.000
-260.000
1.255.800
273
0
3.634.134

5,1

3,3

18,0

Ghi chú: Hạch toán kinh tế theo giá cả vụ Đông Xuân 2014 - 2015, dấu (-): MH
thấp hơn ĐC

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Bọ phấn trắng hại lúa tại các tỉnh Long An, An Giang và Cần Thơ
được xác định tên khoa học là Aleurocybotus indicus David &

Subramaniam, thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), họ Aleyrodidae và có
kiểu biến thái không hoàn toàn. Vòng đời của bọ phấn trắng trung bình
21,93 ± 0,23 ngày (T = 29,4 ± 1,2oC, RH = 79,3 ± 7,9 %), gồm 3 giai

2. Khi khảo sát trên bốn mức nhiệt độ 20, 25, 30 và 35oC thì bọ
phấn trắng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở 30oC. Cỏ Lục lông Chloris
barbata Sw. là ký chủ phụ của bọ phấn trắng. Bước đầu đã xác định được
bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricus và bọ rùa đỏ Micraspis
discolors Fabricus là thiên địch bắt mồi của thành trùng bọ phấn trắng và
ong Encarsia transvena Timberlake là thiên địch ký sinh bọ phấn trắng.
3. Bọ phấn trắng xuất hiện và gây hại chủ yếu ở 3 giai đoạn phát
triển của cây lúa là đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Giống lúa thơm Jasmine
85 và các giống lúa được lai tạo từ giống lúa thơm Jasmine 85 có mật số
bọ phấn trắng cao hơn các giống lúa khác. Ấu trùng bọ phấn trắng chỉ
chích hút nhựa lá làm cho lá bị vàng, trong khi thành trùng bọ phấn trắng
có thể làm xoăn một phần lá hay làm cho lá lúa bị co rút và xoắn chặt.
Tuy nhiên, chưa phát hiện virus trong những cây có triệu chứng xoắn lá.
Thí nghiệm lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng trên lúa OM4900 và nếp
IR4625 với mật số 30 - 40 con/dảnh ở 30NSS đã ảnh hưởng đến năng
suất lúa và có thể làm giảm năng suất đến 23 - 31% khi lây nhiễm với
mật số 60 con/dảnh.
4. Sạ hàng với lượng giống 100 - 120 kg/ha và sạ lan 120 kg/ha có
mật số bọ phấn trắng thấp hơn và có năng suất cao hơn so với các
nghiệm thức sạ lan với lượng giống 150 - 250 kg/ha. Lúa cấy có mật số


25

1


bọ phấn trắng thấp hơn so với lúa sạ. Biện pháp quản lý nước, rơm rạ và
cỏ dại trên đồng ruộng chưa thấy ảnh hưởng tới biến động mật số bọ
phấn trắng hại lúa.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

5. Thuốc sinh học M.a(1,2x109 bt/g), B.b(1,5x109 bt/g) sử dụng đơn
hoặc phối trộn có hiệu lực trừ bọ phấn trắng trung bình đạt 60,0 đến
66,8% ở 10 NSP và chưa thấy ảnh hưởng đến ong ký sinh của bọ phấn
trắng hại lúa. Thuốc Abamectin 1.8% có hiệu lực trừ bọ phấn trắng khá
cao (khoảng 65,1 - 68,0% ở 10 NSP); thuốc Pymetrozine 500g/kg có
hiệu lực cao trong việc phòng trừ bọ phấn trắng hại lúa (đạt 70,5 đến
72,6% ở 10 NSP) và ít ảnh hưởng đến thiên địch trong ruộng lúa.
6. Mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng
hại lúa tại Long An và An Giang trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 đã gia
tăng và bảo tồn thiên địch của sâu hại lúa; ruộng mô hình có mật số bọ
phấn trắng thấp hơn so với đối chứng của nông dân. Bên cạnh đó, ruộng
mô hình có lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng của nông dân trung bình
là 3.050.000 đồng/ha (tương ứng 11,0%) ở Long An và 3.634.134
đồng/ha (tương ứng 18,0%) ở An Giang do việc giảm các chi phí đầu
vào. Kết quả của đề tài đã đề xuất được một số biện pháp để quản lý tổng
hợp bọ phấn trắng hiệu quả như sử dụng giống lúa ít nhiễm bọ phấn trắng
(OM4218 và nếp IR4625), sạ hàng 120 kg/ha, trồng hoa quanh bờ ruộng
để thu hút thiên địch, bón phân cân đối, sử dụng thuốc sinh học hoặc hóa
học chọn lọc để quản lý khi xuất hiện bọ phấn trắng.
2. ĐỀ NGHỊ
1. Thực hiện mô hình thêm nhiều vụ và mở rộng ra nhiều tỉnh có
bọ phấn trắng gây hại nặng để hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp có
hiệu quả và thân thiện với môi trường.

2. Bổ sung các số liệu nghiên cứu và ứng dụng của đề tài vào tư
liệu giảng dạy và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

1. Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị
Nghĩa, Nguyễn Thị Lộc (2014), Đặc điểm hình thái và sinh học của
bọ phấn trắng hại lúa (Aleurocybotus indicus David and
Subramaniam) tại đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ nông nghiệp Việt Nam 4(50), trang 46-51.
2. Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Thị Phương Chi, Hồ Thanh Nhàn, Phạm Văn
Lam, Võ Thị Bích Chi (2014), Ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn
đối với bọ phấn trắng hại lúa, Aleurocybotus indicus David and
Subramaniam (Hemiptera: Aleyrodidae), Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (24), trang 19-25.
3. Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị
Xuân, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Thị Lộc (2015), Ảnh hưởng của
mật độ sạ và phương pháp sạ cấy đối với bọ phấn trắng hại lúa,
Aleurocybotus indicus David and Subramaniam (Hemiptera:
Aleyrodidae), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (3+4),
trang 94-10.
4. Võ Thị Bích Chi, Nguyễn Thị Phương Chi, Hồ Thanh Nhàn, Phạm Văn
Lam và Nguyễn Thị Lộc (2015), Khả năng bắt mồi ăn thịt của bọ
rùa Harmonia octomaculata Fabricus và bọ rùa Micraspis discolor
Fabricus (Coleoptera: Coccinellidae) đối với bọ phấn trắng hại lúa,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam 5(58), trang
136-144.
5. Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Thị
Phương Chi, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Xuân, Hồ Thanh
Nhàn, Phạm Văn Lam và Nguyễn Thị Lộc (2016), Nghiên cứu xây
dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
(Aleurocybotus indicus David & Subramaniam), Hội thảo quốc gia

về khoa học cây trồng lần thứ 2, trang 845-852.



×