Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của nhện (araneae) hoạt động trong lá rác tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
----

TỐNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
PHÂN BỐ CỦA NHỆN (ARANEAE) TRONG
LÁ RÁC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA
– KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học

TS. PHẠM ĐÌNH SẮC

HÀ NỘI – 2016


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ỜI CẢM

N

Trƣớc tiên, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm
Đình Sắc công tác tại phòng Sinh thái Môi trƣờng đất, Viện Sinh thái và Tài


nguyên sinh vật đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Sinh KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và tất cả bạn
bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên trong
quá trình hoàn thành khóa luận còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo cùng bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Tống Thị Nga

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ỜI C M ĐO N
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn tận tình của TS. Phạm Đình Sắc.
Kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Tống Thị Nga

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................ 3
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu ........................ 5
1.1.1. Khái quát về nhện ............................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm hình thái học của nhện ..................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) trên thế giới ............................. 7
1.2.1 Về thành phần loài nhện .................................................................... 7
1.2.2. Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện................... 8
1.3 Tình hình nghiên cứu nhện (Araneae) ở Việt Nam ............................... 10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 12

2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 12
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 12
2.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 12
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.5.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ............................................ 13
2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm .............. 14
2.5.3. Xử lí và phân tích số liệu ................................................................ 14
2.6. Một vài nét khái quát về Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng
Bình .............................................................................................................. 14
2.6.1.Lịch sử địa lý.................................................................................... 14

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.6.2 Về thực vật ....................................................................................... 15
2.6.3. Về động vật ..................................................................................... 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 19
3.1. Thành phần loài nhện đã gặp ở Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng .. 19
3.1.1. Thành phần loài nhện ..................................................................... 19
3.1.2. Sự đa dạng thành phần loài nhện sống trong lá rác tại VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng .......................................................................................... 21
3.2. Sự phân bố và thích nghi của các loài nhện hoạt động tại các sinh cảnh
của Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ................................................. 22
3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh................................................................... 22

3.2.2. Phân bố theo mùa ........................................................................... 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CÁC THUẬT NGỮ VI T TẮT
T

Kí hiệu

Viết tắt

1

ALE

Mắt bên trƣớc

2

AME


Mắt giữa phía trƣớc

3

PLE

Mắt bên phía sau

4

PME

Mắt giữa phía sau

5

RTN

Rừng tự nhiên

6

RT

Rừng trồng

7

TCCB


Trảng cỏ cây bụi

8

VQG

Vƣờn quốc gia

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Thành phần và số lƣợng cá thể các loài nhện trong lá rác thu
đƣợc tại khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình .... 19
Bảng 2. Phân bố của các loài nhện trong lá rác theo sinh cảnh ở khu vực
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tình Quảng Bình ................................ 22
Bảng 3. Số lƣợng loài của các họ nhện trong lá lác thu đƣợc tại 3 sinh
cảnh nghiên cứu ................................................................................ 25
Bảng 4. Thành phần và số lƣợng cá thể các loài nhện trong lá rác thu
theo mùa tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình ........... 27

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình thái bên ngoài của nhện (mặt lƣng) ............................................ 6
Hình 2: Rây rác ............................................................................................... 13
Hình 3: Biểu đồ số giống và số loài nhện trong lá rác thu đƣợc ở VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng......................................................................... 22
Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ số các thể thu đƣợc ở 3 sinh cảnh ................................ 24
Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ số loài nhện trong lá rác thu ở mỗi sinh cảnh so với
tổng số loài thu đƣợc ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ......................... 26
Hình 6: Biểu đồ tỉ lệ số lƣợng cá thể nhện thu đƣợc ở mỗi mùa so với
tổng số lƣợng các thể thu đƣợc ở 3 mùa ............................................. 31

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC
1

Bulbus


Phần (khối) cấu trúc phức tạp của bộ phận sinh dục
đực, thƣờng nằm ngay dƣới vùng lõm của cymbium

2

Clypeus

Khoảng từ mắt tới chân kìm

3

Cymbium

Mặt trên của đốt cuối râu nhện đực (cơ quan xúc giác cơ quan sinh dục đực)

4

Embolus

Phần đƣa vào trong của bulbus, thƣờng mảnh, có đầu
nhọn, chứa phần cuối cùng của ống dẫn tinh

5

Femur

Đốt đùi (đốt thứ 3 của chân bò và chân xúc giác của
nhện)


6

Fovea

Rãnh (hố) trên tấm lƣng ngực của nhện

7

Patella

Đốt đầu gối (đốt thứ 4 của chân bò và chân xúc giác)

8

Sternum

Tấm bụng ngực

9

Trochanter

Đốt chuyển (đốt thứ 2 ở chân bò ở nhện)

Tống Thị Nga

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Nhện (Araneae) là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ có
tính đa dạng sinh học cao, phân bố rộng khắp và phổ biến nhất. Chúng hầu
nhƣ đƣợc tìm thấy ở tất cả các môi trƣờng sống trên cạn. Nhện đƣợc tìm thấy
ở mọi nơi: trong nhà,trong rừng, trên cánh đồng lúa, vƣờn cây,ven sông,ven
suối…Một số loài nhện là thành viên của một họ nhện có gốc Á - Âu
(Argyronetidae), đƣợc tìm thấy ở môi trƣờng nƣớc ngọt và biển. Một số ít
trong chúng đã tiến hóa đặc biệt hơn so với đồng loại để có thể tồn tại trong
vài môi trƣờng sống khắc nghiệt. Nhện còn đƣợc tìm thấy cả trên đỉnh núi
Everest, là một trong số ít loài động vật có thể sống sót ở cực Bắc. Nhện còn
đƣợc tìm thấy ở mọi nơi: trong nhà, vƣờn cây, trên cánh đồng lúa, công viên,
trong rừng, ven suối,…. Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch nhện 400
triệu năm tại Bắc Mĩ. Theo thống kê của Platnick (2012)[16], trên thế giới đã
ghi nhận đƣợc 43.224 loài, 3.879 giống thuộc 111 họ nhện khác nhau .
Nhện đƣợc ghi nhận giữ vai trò chủ đạo và là một trong những nhóm
ăn thịt quan trọng nhất trong hầu hết các hệ sinh thái. Chúng là nguồn
thức ăn quan trọng cho một số nhóm động vật nhƣ: chim, rắn, ong và nhiều
động vật khác (Peterson et al., 1989) [32]. Những nhóm nhện sống trong và
trên bề mặt đất giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lƣợng trực
tiếp từ mảnh vụn thức ăn bên dƣới bề mặt đất đến mạng lƣới thức ăn trên bề
mặt đất cho nhiều họ chim, bò sát, lƣỡng cƣ, và thú (Johnston, 2000) [19].
Mặt khác thức ăn của nhện là các loài côn trùng, chính vì thế nhện
đƣợc coi là tác nhân chủ yếu trong việc kiểm soát quần xã côn trùng trong hệ
sinh thái cạn. Các loài nhện góp phần tích cực vào việc hạn chế sự phát triển
của côn trùng gây hại trên các cây trồng nông nghiệp. Con mồi của nhện là
nhiều loài côn trùng và sâu gây hại nhƣ rệp, rầy các loại, ruồi đục quả, bọ

Tống Thị Nga

1

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhảy, sâu non ăn lá…(Song D.X and Zhu M.S,1999) [33]. So với các côn
trùng kí sinh và các loài thiên địch khác thì nhện có ƣu thế hơn: nhện có kích
thƣớc quần thể lớn, là loài phàm ăn, xuất hiện trên các cây trồng sớm hơn các
loài thiên địch khác, trong điều kiện thiếu thức ăn nhện vẫn có thể tồn tại
trong thời gian dài và có khả năng sinh sản cao. Ở một số loài nhện độc có thể
sử dụng nọc của chúng trong y học, nhƣ tách chiết các chất từ nọc để làm
thuốc gây tê hay chữa một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Nhện còn đƣợc
coi nhƣ sinh vật chỉ thị tốt để so sánh đặc điểm sinh thái của các khu hệ có
điều kiện môi trƣờng khác nhau và đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng lên hệ
sinh thái. Điển hình nhƣ nhóm nhện thuộc họ Clubionidae mẫn cảm với các
kim loại nặng nhƣ chì (Pb) và kẽm (Zn) (Clausen, 1986)[16].
Theo Barrion and Litsinger (1995)[15], bộ nhện (Araneae) đƣợc ghi
nhận là nhóm động vật có mức độ đa dạng sinh học cao. Các nghiên cứu hệ
ĐVKXS nói chung và nhện nói riêng ở các khu bảo tồn, VQG đang ngày trở
nên quan trọng dù chỉ mới phát triển bƣớc đầu và tiến hành ở mức kiểm kê.
Những khảo sát khu hệ nhện Việt Nam của nhiều tác giả trong nƣớc và ngoài
nƣớc còn khá hạn chế và chủ yếu tập trung vào liệt kê danh sách thành phần
loài, công bố loài mới (Phạm Đình Sắc, 2005)[11].
Khu hệ nhện Việt Nam đƣợc đánh giá là có mức đa dạng sinh học cao,

nhƣng chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã có một
số công trình nghiên cứu về nhện. Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung trên
một số cây trồng nông nghiệp nhƣ lúa, đậu tƣơng, nhãn, vải.
Nghiên cứu về nhện ở khu vực rừng Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
còn ít đặc biệt là nhóm nhện hoạt động trong lá rác. Việc nghiên cứu đa dạng
sinh vật nói chung và đa dạng thành phần loài Nhện nói riêng ở nhiều sinh
cảnh khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng tại các vùng nghiên cứu. Nghiên cứu của tôi nhằm đƣa ra những dẫn

Tống Thị Nga

2

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

liệu mới về đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhện trong các
sinh cảnh đặc thù của khu vực rừng Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, góp
phần khôi phục, bảo vệ tính đa dạng sinh học, sự cân bằng trong các hệ sinh
thái và bảo vệ môi trƣờng ở khu vực nghiên cứu nói riêng và ở Việt Nam nói
chung. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về thành phần loài và phân
bố của nhện (Araneae) hoạt động trong lá rác tại Vườn Quốc gia Phong Nha
- Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê

tìm tòi học hỏi, làm tiền đề để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu sau này.
- Xác định thành phần loài, đặc trƣng phân bố, và tính thích nghi của
nhóm Nhện hoạt động trong lá rác tại một số sinh cảnh điển hình theo 2 mùa
ở Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, góp phần khôi phục bảo vệ tính đa
đạng sinh học, sự cân bằng các hệ sinh thái ở khu vực nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiến hành khảo sát, điều tra, nghiên cứu phân loại nhóm nhện hoạt
động trong tầng lá rác ở rừng tự nhiên, rừng nhân tác và trảng cây bụi của khu
vực nghiên cứu.
- Phân tích mẫu vật thu thập đƣợc sau khảo sát để xác định thành phần
loài nhện.
- Nghiên cứu đặc trƣng phân bố và tính thích nghi của nhện hoạt động
trong lá rác tại ba sinh cảnh.
- Phân bố nhện theo mùa: mùa mƣa, mùa khô.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của nhện đƣợc thực
hiện tại một số sinh cảnh của Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tống Thị Nga

3

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học
- Nhằm góp phần bổ sung các dữ liệu thành phần và phân bố các các
loài nhện tại Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sé góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học tại các Vƣờn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên.

Tống Thị Nga

4

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯ NG 1
TỔNG QU N TÀI IỆU
1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Khái quát về nhện
Tên khoa học: Araneae
Tên tiếng Anh: Spider
Tên Việt Nam: Nhện
Bộ Nhện (Areneae) thuộc lớp Hình nhện (Arachinida), ngành Chân
khớp (Arthropoda). Bộ Nhện chiếm ƣu thế về số lƣợng loài và số lƣợng loài
và số lƣợng cá thể trong 11 bộ của lớp hình nhện (bao gồm: Acarina,
Amblypygi, Araneae, Opiliones, Paligradi, Pseudososcorpines, Ricinulei,
Schzomida, Scolifugae, Thelyphonida)

Nhện đƣợc chia làm 2 bộ phận dựa vào số đôi phổi sách (book-lungs)
thuộc cơ quan hô hấp và số cặp núm nhả tơ (spinnerets) thuộc bộ phận nhả tơ.
Cụ thể Platnick (2014) đã chia 2 phân bộ nhện là:


Mygalomorphae: có 2 đôi phổi sách và 2 cặp núm nhả tơ



Araneomorphae: có 1 đôi phổi sách và 3 cặp núm nhả tơ

Việc đặt tên khoa học cho nhện đƣợc bắt đầu từ năm 1757, tác giả Ovid
và Clerek đã đƣa ra tên của bộ nhện là Araneae và Aranei. Đến năm 1801,
Latreille đƣa ra tên bộ nhện là Araneida.Năm 1862, Dallas cũng nêu ra tên
của bộ nhện là Araneida. Năm 1938, Bristowe đƣa tên bộ nhện là Araneae và
tên này đƣợc sử dụng cho đến ngày nay (Platnick.N.I, 2014) [31].
1.1.2. Đặc điểm hình thái học của nhện
Đặc điểm nổi bật của nhện là có 4 đôi chân trong khi côn trùng có 3 đôi
chân. Cơ thể nhện chia thành 2 phần: phần giáp đầu ngực (Cephalothorax) và
phần bụng (Abdomen), hai phần này đƣợc nối với nhau bởi cuống bụng.
Tống Thị Nga

5

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Phần giáp đầu ngực bao gồm tấm lƣng ngực (Caraphace) và tấm bụng
ngực (Sternum). Phía trên đầu của giáp đầu ngực có miệng (môi trên – Endite;
môi dƣới – Labium) và một đôi chân kìm (Chelicera), bên cạnh chân kìm là
một đôi chân xúc giác (Palp). Cuối đôi chân kìm của nhện có đôi răng lớn và
khoẻ dùng để bắt giuex và giết con mồi. Trên tấm lƣng ngực của nhện còn
thấy 1 cái rãnh (hố - Fovea).
Chân số I

Chân xúc giác

Chân số II
Chân kìm

Mắt

Giáp đầu ngực

Bụng

Bộ phận nhả tơ

Chân số III

Hậu môn

Chân số IV

Hình 1. Hình thái bên ngoài của nhện (mặt lưng) (Theo Jocque. R, 2007)
Các mắt trên tấm lƣng ngực, thông thƣờng nhện có từ 6 – 8 mắt đơn

xếp thành 2 hoặc 3 hàng. Bộ phận sinh dục con cái nằm ở phần giữa mặt dƣới
của bụng. Cuối bụng có 1 đến 4 đôi núm tơ (bộ phận nhả tơ). Nhện có 4 đôi
Tống Thị Nga

6

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chân bò nằm trên phần giáp đầu ngực, xếp dọc hai bên ức theo thứ tự từ trƣớc
ra sau là I, II, III và IV. Mỗi chân gồm bảy đốt: háng (coax) nối liền với ngực,
chuyển (trochanter), đùi (femur), gối (patella), cẳng hay ống (tibia), bàn
trong hay đốt bàn (metatasus) và bàn ngoài hay đốt cổ chân (tarsus). Thông
thƣờng đốt bàn ngoài mang hai hoặc ba móng vuốt (mấu nhọn) (claws) tùy
theo loài, nếu có ba vuốt thì hai trong số ba vuốt tạo thành một đôi và vuốt
còn lại nằm ở giữa. Các vuốt có thể không có răng lƣợc hoặc có răng lƣợc để
kéo tơ.
Việc phân loại nhện chỉ tiến hành trên nhện trƣởng thành, đặc điểm cơ
bản nhất sử dụng trong phân loại là xúc biện của con đực và bộ phận sinh dục
của con cái.
1.2. Tình hình nghiên cứu nhện ( raneae) trên thế giới
1.2.1 Về thành phần loài nhện
Trên thế giới đã xác định đƣợc 38.998 loài, 3.607 giống thuộc 110 họ
nhện khác nhau (Platnick, 2012)[16]. Tác giả đã tổng hợp tất cả các công bố
về khu hệ hện của các nƣớc trên toàn thế giới, bắt đầu từ công trình của
Clerck năm 1757.

Những phát hiện về thành phần loài nhện cho thấy số lƣợng loài của
chúng tƣơng đối lớn. Chúng phân bố khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài cánh
đồng, trong vƣờn cây, trong rừng, cây cỏ cây bụi, trong hang thậm chí cả ở
dƣới nƣớc (Song and Zhu, 1999)[33].
Murphy & Murphy (2000) [21] đã đƣa ra danh sách các loài nhện đã
ghi nhận đƣợc tại các nƣớc khu vực Đông Nam châu Á, sắp xếp theo thứ tự số
lƣợng loài đã ghi nhận đƣợc từ cao đến thấp là: In đô nê xi a (660 loài), Ma
lai xi a (463 loài), My an ma (455 loài), Phi líp pin (426 loài), Sing ga po (308
loài), Thái Lan (156 loài), Việt Nam (230 loài). Theo tác giả, khu hệ nhện của

Tống Thị Nga

7

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3 nƣớc thuộc khu vực này bao gồm Brunei, Căm pu chia và Lào chƣa đƣợc
nghiên cứu.
Ở Trung Quốc, nghiên cứu về nhện bắt đầu từ năm 1798. Năm 1999,
Song and Zhu [33] đƣa ra danh sách 2361 loài thuộc 450 giống của 56 họ
Nhện đã ghi nhận đƣợc ở nƣớc này.
Tại Ôxtrâylia đã ghi nhận công trình nghiên cứu và xây dựng khoá định
loại tới họ của bộ Nhện và khoá định loại tới loài của nhóm nhện chăng lƣới
của tác giả Davies (1986,1988) [17].
Trong số các loài Nhện đã ghi nhận đƣợc trên thế giới hiện nay, có 15

loài đƣợc ghi vào sách đỏ của IUCN (2002).
1.2.2. Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện
Trong tự nhiên, các yếu tố ngoại cảnh và con ngƣời ảnh hƣởng rất
nhiều tới sự phát triển của các loài nhện có tập tính chăng lƣới. Gió to làm cây
đổ, cành gãy hay con ngƣời chặt phá cây rừng và đốt rừng làm mạng nhện bị
phá dẫn đến nhện mất nơi cƣ trú (Davies , 1988) [17]. Khi thời tiết lạnh, các
loài nhện trong vƣờn cây ăn quả thƣờng tìm nơi trú ẩn để qua đông ở các vị trí
ít bị tác động của các yếu tố môi trƣờng nhƣ khe hở tách ra từ vỏ của thân
cây hoặc vỏ cành cây.
Thức ăn chủ yếu của nhện là các động vật chân khớp nhỏ, thậm chí
chúng còn ăn thịt lẫn nhau. Trong các loại côn trùng thì ruồi, muỗi, bọ nhảy là
nguồn thức ăn chủ yếu của nhện. Tuy nhiên, cũng có những nhóm côn trùng
mà nhện phải kiêng dè nhƣ ong bắp cày, một số loại kiến, hay một số loại sâu
bƣớm và bọ cánh cứng. Những côn trùng này thƣờng tiết ra mùi khó chịu
hoặc chất độc để bảo vệ bản thân (Foelix, 1996)[18]. Song song đó, nhện
đƣợc ghi nhận giữ vai trò chủ đạo và là một trong những nhóm ăn thịt quan
trọng nhất trong hầu hết các hệ sinh thái. Chúng là nguồn thức ăn cho một số
nhóm động vật nhƣ: chim, rắn, ong và nhiều loài động vật khác. Đặc biệt

Tống Thị Nga

8

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


những nhóm nhện sống trong và trên mặt đất giữ vai trò quan trọng trong việc
chuyển hóa năng lƣợng trực tiếp từ mảnh vụn thức ăn bên dƣới bề mặt đất đến
mạng lƣới thức ăn trên bề mặt đất cho nhiều họ chim, bò sát, lƣỡng cƣ và thú.
Nhện có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng trừ tổng hợp sâu hại
trên các cây trồng nông nghiệp. Theo Song D.X. và Zhu M.S. (1999) [33], so
với côn trùng ký sinh và các loài thiên địch khác nhện có nhiều ƣu thế hơn.
Thứ nhất, nhện có kích thƣớc quần thể lớn. Thứ hai, nhện là loài phàm ăn.
Thứ ba, nhện xuất hiện trên cây trồng sớm hơn các loài thiên địch khác. Thứ
tƣ, trong điều kiện thiếu thức ăn nhện vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài.
Thứ năm, khả năng sinh sản của nhện cao.
Theo Foelix (1996)[18]nhện phát triển qua 3 giai đoạn là trứng, nhện
non và nhện trƣởng thành. Giai đoạn nhện non có thể kéo dài từ 5 -7 tuổi tùy
theo loài. Nhện non phải qua nhiều lần lột xác mới tạo nhện trƣởng thành.
Nhện qua lần lột xác cuối cùng, cơ quan sinh dục hình thành mới phân biệt
đƣợc nhện đực, nhện cái rõ ràng. Về kích thƣớc cơ thể thì nhện cái thƣờng lớn
hơn nhện đực. Vòng đời của nhện có thời gian phát dục khác nhau tuỳ từng
loài. Hầu hết con đực bị chết sau khi giao phối do bị nhện cái ăn thịt. Tinh
dịch của nhện đƣợc cất giữ tại chân xúc giác nhện đực. Sau khi giao phối,
nhện cái đẻ trứng thành ổ đƣợc bọc bởi tơ nhện do chính nhện cái tạo ra. Mỗi
loài nhện có số lƣợng và kích thƣớc trứng khác nhau. Bọc trứng thƣờng đƣợc
treo trên lƣới nhện, trong tổ nhện, hoặc đƣợc nhện mẹ mang theo. Một số loài
thuộc họ Nhện sói Lycosidae mang trứng ở phần gần cuối bụng, họ Nhện
càng cua lớn Heteropodidae mang trứng ở dƣới ngực, còn họ Phocidae
thƣờng ngậm trứng ở hàm trƣớc. Nhện mẹ canh giữ trứng và nhện non cho tới
khi nhện con đủ cứng cáp và phân tán. Nhện con mới nở thƣờng tập trung
trong ổ trứng.

Tống Thị Nga

9


K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tất cả các loài nhện đều có bộ phận sản xuất tơ. Bản chất của tơ nhện
là Protein, đƣợc cấu thành bởi nhiều amino acid, trong đó có một số amino
acid đặc biệt, nên tơ nhện có độ bền rất vững chắc đã đƣợc nghiên cứu sử
dụng trong sản xuất áo quân sự và kính chống đạn. So sánh các vật liệu tự
nhiên và vật liệu nhân tạo thì tơ nhện là vật liệu đáng chú ý: nó có độ bền và
sự dẻo dai gấp 2 đến 3 lần xenlulo, cao su, xƣơng, gân và bằng 1/2 độ bền của
sắt thép. Vải sản xuất từ tơ nhện cũng nhƣ tơ tằm để thay thế một số loại vải
từ sợi hoá học gây ô nhiễm môi trƣờng (Foelix , 1996)[18].
Nhện còn đƣợc sử dụng nhƣ chỉ thị sinh thái học để đánh giá chất
lƣợng môi trƣờng sống, điển hình là nhóm nhện thuộc họ Nhệ cuốn tổ
Clubionidae rất mẫn cảm với các kim loại nặng nhƣ chì và kẽm (Clausen ,
1986) [16].
1.3 Tình hình nghiên cứu nhện ( raneae) ở Việt Nam
Những loài nhện xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam đƣợc biết đến qua các
công trình của Simon (1886, 1896, 1903, 1904, 1906, 1908) và Hogg (1922)
[trích dẫn tài liệu của Phạm Đình Sắc, 2015]. Tất cả các loài nhện (bao gồm
20 loài) đƣợc phát hiện ở Việt Nam bởi 2 tác giả trên đều là loài mới cho khoa
học (Zabka, 1985) [35] .
Zabka (1985) [35] đã công bố kết quả chuyến khảo sát của mình về
phân loại và phân bố của họ Nhện nhảy Salticidae ở Việt Nam. Tác giả đã
ghi nhận đƣợc 100 loài nhện Nhảy, trong đó có 51 loài và 8 giống mới cho
khoa học.

Năm 2003, Peng và Li đã công bố 1 loài Nhện nhảy mới cho khoa học
phát hiện đƣợc ở Cao Bằng.
Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn và Zabka (2004)[8] đã cho công bố
danh sách và phân bố của 108 loài Nhện nhảy họ Salticidae ở Việt Nam.
Phạm Đình Sắc và cộng sự (2005)[11] đã bổ sung thêm 5 loài Nhện
nhảy cho khu hệ Nhện Việt Nam.
Tống Thị Nga

10

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Một loài mới cho khoa học thuộc họ Zodaridae đã đƣợc công bố bởi
Gristian (2004).
Phân tích các mẫu vật thu đƣợc ở Việt Nam, Ono (1997, 1999, 2002,
2003) [22,23,24,25] đã phát hiện 7 loài nhện mới cho khoa học thuộc các họ
Zodaridae và Liphistidae.
Kết quả nghiên cứu nhện trên cánh đồng lúa ở Việt Nam đã có nhiều
công trình công bố. Trên đồng lúa ở Nghệ An đã phát hiện đƣợc 26 loài thuộc
18 giống của 8 họ nhện (Phạm Bình Quyền và cộng sự, 1999)[3]. Theo Phạm
Văn Lầm và cộng sự (1997, 2002)[4], cho đến nay đã thu thập và xác định
đƣợc 52 loài nhện trên đồng lúa ở Việt Nam.
Nghiên cứu nhện trên đậu tƣơng vùng Hà Nội, Trần Đình Chiến
(2002)[2] đã ghi nhận đƣợc 18 loài thuộc 8 họ nhện. Phạm Đình Sắc và
Khuất Đăng Long (2001)[5] đã công bố thành phần loài nhện trên đậu tƣơng

tại 3 tỉnh Hà Nội, Hoà Bình và Bắc Ninh bao gồm 26 loài thuộc 9 họ nhện.
Một số công trình nghiên cứu thành phần loài nhện trên cây vải thiều đã
đƣợc công bố. Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn (2002)[6] đã ghi nhận đƣợc
34 loài nhện trên cây vải thiều ở Sóc Sơn - Hà Nội, 29 loài nhện trên cây vải
thiều ở Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một loài nhện độc họ Theraphosidae đã đƣợc
tìm thấy ở vƣờn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc và khu bảo tồn thiên nhiên
Hữu Liên - Lạng Sơn (Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn, 2005[10]). Kết quả
thống kê từ tất cả các công trình đã công bố cho thấy hiện nay Việt Nam đã
ghi nhận đƣợc 320 loài thuộc 159 giống của 32 họ nhện .
Gần đây nhất, Phạm Đình Sắc và cộng sự (2009, 2010, 2012, 2013)
[27,28,29] đã công bố 33 loài nhện mới cho khoa học bao gồm: 6 loài phát
hiện đƣợc trong hang động và 27 loài phát hiện đƣợc tại các Vƣờn Quốc Gia
phía Bắc Việt Nam.

Tống Thị Nga

11

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯ NG 2
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GI N ĐỊ ĐIỂM VÀ
PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả các loài thuộc bộ Nhện (Araneae), lớp
Hình nhện (Arachnida), ngành Chân khớp (Arthropoda) hoạt động trong lá
rác tại 3 sinh cảnh là rừng tự nhiên, rừng trồng và trảng cây bụi tại Vƣờn
Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện tại các sinh cảnh của Vƣờn quốc gia Phong
Nha -Kẻ Bàng. Nhện đƣợc thu ở 3 sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng trồng và
trảng cây bụi.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài nhện tại 3 sinh cảnh là: rừng tự nhiên,
rừng trồng và trảng cây bụi. Xác định các loài nhện ƣu thế tại các sinh cảnh
nghiên cứu.
- Sự phân bố va thích nghi của nhện theo 2 mùa
- Nhận xét về sự phân bố và đặc điểm thích nghi của các loài nhện hoạt
động trong lá rác tại 3 sinh cảnh của Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu thực địa thu mẫu trong 2 đợt:
- Đợt 1 tháng 10-11/2015 giai đoạn mùa khô
- Đợt 2 tháng 2-3/2016 giai đoạn mùa mƣa

Tống Thị Nga

12

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Thời gian còn lại chúng tôi tiến hành thu thấp tài liệu, phân tích mẫu,
xử lí số liệu và viết báo cáo.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
- Địa điểm thu mẫu: đƣợc thực hiện tại 3 sinh cảnh là rừng tự nhiên,
rừng trồng và trảng cây bụi tại Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Phƣơng pháp thu mẫu:
+) Sử dụng phƣơng pháp thu mẫu bằng rây rác (Sieving)
Để thu các mẫu nhện trong các lớp rác bề mặt, sỏi đất vụn trên bề mặt
đất. Rây rác gồm một túi đƣợc chia làm 2 phần ngăn cách nhau bởi 1 rây lƣới
làm bằn kim loại có kích thƣớc mắt lƣới khoảng 1-2cm2. Cho rác đất, sỏi trên
nền đất vào lắc mạnh để thu đƣợc rác lá vụn lẫn với động vật. Dùng panh ống
hút hoặc chổi lông để bắt nhện và giữ trong cồn 80°. Mỗi sinh cảnh chọn 5
điểm thu mẫu, mỗi điểm cách nhau 1km.
+) Sử dụng phƣơng pháp bắt trực tiếp bằng tay (Searching):
Quan sát bằng mắt thƣờng và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhƣ kẹp, chổi
lông, ống hút để thu bắt nhện.
Mẫu đƣợc thu vào mùa mƣa (tháng 10-11) và mùa khô (tháng 2-3) ,
thời gian còn lại phân tích mẫu

Hình 2: Rây rác
Tống Thị Nga

13

K38 Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.5.2. Phương pháp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm
Mẫu thu thập tại địa điểm nghiên cứu sẽ đƣợc bảo quản trong cồn 70%
lƣu tại phòng động vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Định loại nhện theo các tài liệu Zabka (1985); Davies (1986); Davies
(1988); Chen và Gao (1990); Feng (1990); Barrion và Litsinger (1995); Song
và cộng sự (1997, 1999, 2004); Yin và cộng sự (1997); Zhu và cộng sự (1998,
2003).... Chỉ các mẫu nhện trƣởng thành đƣợc sử dụng để định loại.
2.5.3. Xử lí và phân tích số liệu
- Xử lí và bảo quản mẫu bằng cồn 70˚ và 4% Formalin.
Các mẫu thu cùng một điểm đƣợc chứa cùng một lọ, đƣợc tiến hành
phân loại nhƣ sau : Trƣớc tiên mẫu đƣợc đỗ ra đĩa petri đƣa lên kính lúp quan
sát, các mẫu có đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau sẽ đƣợc phân thành
một type, chứa cùng một lọ, đƣợc ghi chú thông tin giống nhƣ khi chứa trong
lọ lớn thu ngoài thực địa. Sau khi phân type, mỗi type đƣợc phân tích đến họ
và loài dựa vào các đặc điểm để nhận diện nhƣ: hình dạng, kích thƣớc, số
lƣợng và cách sắp xếp mắt, chiều dài và vị trí sắp xếp các gai đặc biệt trên các
đốt chân, xúc biện nhện đực và cơ quan sinh dục nhện cái, các u hay đốm
sigillum trên mặt lƣng… Các mẫu sau khi đƣợc nhận dạng tới loài đƣợc đánh
số thứ tự và ghi chú thông tin đầy đủ bao gồm thời gian, sinh cảnh, điểm thu,
số lƣợng, tên họ, tên giống và tên loài. Cuối cùng là tiến hành chụp ảnh để lƣu
trử làm tƣ liệu ảnh.
- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2007.
2.6. Một vài nét khái quát về Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,
Quảng Bình
2.6.1. Lịch sử địa lý
Năm 2003 Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đƣợc UNESCO công

nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo. Ngày 3

Tống Thị Nga

14

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tháng 7 năm 2015 đƣợc UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế
giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái .
Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vƣờn quốc gia tại
huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng
Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về
phía nam. Vƣờn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh
Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42km về phía đông kể từ biên
giới của hai quốc gia.
Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng
200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vƣờn
quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng
lõi của vƣờn quốc gia là 85. 754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng
8 năm 2013, Thủ tƣớng chính phủ đã có quyết định mở rộng vƣờn quốc gia
này lên 1233,26 km2. Vƣờn quốc gia này đƣợc thiết lập để bảo vệ một trong
hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ
sinh thái bắc Trƣờng Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trƣng của
vƣờn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và

hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhƣng các nhà
thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó
17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Kiến tạo carxtơ của Vƣờn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đƣợc hình
thành từ 400 triệu năm trƣớc, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở
châu Á
2.6.2 Về thực vật
Vƣờn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trƣờng Sơn. Cho
đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thƣờng xanh ẩm, rậm

Tống Thị Nga

15

K38 Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nƣớc biển. 96,2% diện tích khu
vƣờn quốc gia này đƣợc rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7%
(110.476 ha) khu vƣờn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thƣờng xanh trên đá
vôi có độ cao dƣới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thƣờng xanh
trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên
đất núi đất có cao độ dƣới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải
rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha
là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trƣng
nhƣ : nghiến (Burretiodendronhsienmu), chò đãi (Anmamocarya spp), chò
nƣớc (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp). Thực vật có mạch 152 họ, 511
kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ
Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam,
trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Ở vƣờn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh đƣợc phân bổ
trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây
với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã
đƣợc nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn
nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại
công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị
định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội,
phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vƣờn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vƣờn quốc gia này 1.320 loài thực

Tống Thị Nga

16

K38 Sinh - KTNN


×