Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập khoa marketing đại học thương mại tại công ty cổ phần tư vấn giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.33 KB, 32 trang )

Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ...................................1
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY.................................................................2
1.3 NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY......3
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY.....................................................................5
2.2.2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH MARKETING CỦA
CÔNG TY.....................................................................................................................9
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX CỦA CÔNG TY..........10
2.3.1 THỰC TRẠNG VỀ BIẾN SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY........................10
2.3.1.1 DANH MỤC CÁC KHÓA HỌC TẠI CÔNG TY.......................................10
2.3.2.1 CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CỦA CÔNG TY
VÀ KHUNG GIÁ SẢN PHẨM..................................................................................11
2.3.2.2 CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN PHÂN BIỆT GIÁ CỦA CÔNG TY. .12
Công ty thường sử dụng 2 biện pháp phân biệt giá đó là: định giá chiết giá và định giá phân biệt.
......................................................................................................................................................12
* Định giá chiết giá:......................................................................................................................12

2.3.3 THỰC TRẠNG BIẾN SỐ PHÂN PHỐI.........................................................12
2.3.3.1 KÊNH PHÂN PHỐI......................................................................................12
2.3.3.2 ĐỊA ĐIỂM PHÂN PHỐI...............................................................................13
2.3.4 THỰC TRẠNG BIẾN SỐ XÚC TIẾN............................................................13
2.3.4.1 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM QUA.................................................................................................................. 13
2.3.4.2 NGÂN SÁCH XÚC TIẾN VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH XÚC TIẾN CHO
CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN.....................................................................................13
2.3.4.3 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ XÚC TIẾN ............................................15
2.3.6 THỰC TRẠNG BIẾN SỐ VẬT CHẤT...........................................................17
2.3.7 THỰC TRẠNG BIẾN SỐ QUY TRÌNH.........................................................17
2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY.
..................................................................................................................................... 17


SV: ……….. K..C2


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
MARKETING CỦA CÔNG TY...............................................................................19
3.1.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MARKETING
..................................................................................................................................... 19
3.1.2 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI
CÔNG TY...................................................................................................................20
3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN:............................................................20
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................3

SV: ……….. K..C2


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

CT HĐQT

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

ĐH

Đại học

KD

Kinh Doanh


KT

Kinh Tế

TP

Trưởng phòng

XTTM

Xúc tiến thương mại

SV: ……….. K..C2


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁO DỤC VIỆT NAM –
EDUVIET.
Tên Tiếng Anh: EDUVIET CORPORATION.
Trụ sở chính: số 1A-tòa nhà Bộ Nội Vụ, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (844) 3785518 Fax: (844) 37855518.
Tài khoản số: 5554012.
Mở tại Ngân hàng ANZ Việt Nam - Phòng giao dịch Cầu Giấy.
Mã số thuế: 0102606625.
Logo:

EduViet Corporation được thành lập ngày 9/01/2008 bởi đội ngũ doanh nhân trẻ,

các chuyên gia và giảng viên uy tín trong nước và quốc tế, những người tâm huyết với
sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Việt Nam.
EduViet ra đời là kết tinh của khát vọng và tri thức, với một đội ngũ điều hành trẻ
trung, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, cùng đội ngũ lãnh đạo, cố vấn, chuyên gia uyên bác
và dày dạn kinh nghiệm.
Sứ mệnh của EduViet là thúc đẩy sự phát triển của con người và tổ chức bằng nỗ
lực học tập và sáng tạo tri thức.
Hoài bão của EduViet là trở thành một Tổ chức Tư vấn Giáo dục hàng đầu tại
Việt Nam, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam trong thế kỷ 21.
EduViet đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một Tổ chức Tư vấn – Giáo
dục – Đào tạo và Cung ứng nhân lực hàng đầu tại Việt Nam với mô hình tập đoàn giáo
dục tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, lấy con người là giá trị cốt lõi để góp phần nâng
cao doanh trí, bồi đắp nhân tài cho đất nước, sớm đưa Việt Nam phát triển hùng cường
đua tranh cùng thế giới.
SV: ………... K..C2

1


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tính đến 31/12/2011 hệ thống các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng của Công ty cổ phần tư vấn giáo
dục Việt Nam – EduViet

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc Điều Hành


Phòng Đào Tạo.

Phòng Marketing:

Phòng Hành Chính
-Kế Toán.

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet
Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng. Dưới
hình thức là một công ty cổ phần, công ty sẽ gồm:
+ Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng. Dưới
hình thức là một công ty cổ phần, công ty sẽ gồm có Hội đồng quản trị; Giám đốc điều
hành, sau đó là các phòng ban. Với cách tổ chức này, Giám đốc sẽ là người nắm quyền
điều hành cao nhất đồng thời cũng là người đại điện cho công ty có trách nhiệm trước
hội đồng quản trị. Cấu trúc này giúp lãnh đạo công ty quản lý điều hành dễ dàng hơn
nhờ việc phân định rạch ròi từng chức năng, bộ phận; tuy nhiên, nó lại làm bộ máy tổ
chức doanh nghiệp trở nên cồng kềnh hơn.
+ Phòng marketing bao gồm 6 nhân viên: chức năng: có nhiệm vụ có nhiệm vụ
nghiên cứu, thiết kế website đáp ứng mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh
nghiệp; quản lý, đảm bảo cho các trang web của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả;
Thực hện các chính chiến lược marketing truyền thông tới tập khách hàng mục tiêu,
xây dựng thương hiệu nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng
+ Phòng Hành - Kế toán bao gồm 6 nhân viên: 2 nhân viên kế toán; 2 nhân viên
hành chính nhân sự; 1 nhân viên phụ trách kỹ thuật mạng, điện phòng học Chức năng:
mọi hoạt động tài chính, kế hoạch chi tiêu liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử
2
SV: ………... K..C2



Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
dụng, phát triển nhân viên của công ty đều phải thông qua phòng Hành chính – Kế
toán.
+ Phòng đào tạo: gồm đội ngũ 24 giảng viên, cố vấn; 2 nhân viên hỗ trợ và một
trưởng phòng. Phòng đào tạo có chức năng lên nội dung và trương trình đào tạo, xây
dựng mối quan hệ với doanh nghiệp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng marketing
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng marketing
Trưởng phòng
Marketing

Bộ phần Sale

Bộ phận truyền thông

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet
Với phòng marketing, chức năng Marketing của công ty được thực hiện tại nơi
này, là phòng ban đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc, truyền thông tới khách
hàng. Trong phòng marketing gồm có 2 bộ phận đó là: Bộ phận truyền thông có chức
quảng bá, tạo dựng hình ảnh của công ty, thực hiện các hoạt động quảng cáo . Bộ phần
sale có chức năng tìm kiếm, tiếp xúc trực tiếp tới khách hàng.
1.3 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm hai nội dung là:
+ Đào tạo nguồn nhân sự chuyên sâu, cung cấp các kiến thức cùng kinh nghiệm,
kỹ năng làm việc về nghề nhân sự áp dụng tại doanh nghệp.
+ Tư vấn đào tạo và quản lý nhân sự cho doanh nghiệp.

SV: ………... K..C2

3



Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
1.4 Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 3 năm qua
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Stt

Chỉ tiêu

Năm
2013

1

Doanh

Năm
2014

2015

2015/2013

2015/2015

Tuyệt đối

Tương đối


Tuyệt đối

Tương đối

15188,9

17265,6

20168

2076,7

1,137

2902,4

1,168%

Thu
2

Chi Phí

13829

15384,26

18271,45

1555,26


1,112

2887,19

1,187%

3

Lợi

1359,9

1881.34

1891,34

521,44

1,383

15,21

1,01%

Nhuận

Nguồn: Phòng KD
Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm 2013-2015 cho biết các chỉ số doanh thu
và lợi nhuận thuần tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên biến số chi phí cũng không

ngừng tăng lên thậm chí còn tăng rất nhanh, năm 2015/2014 chi phí tăng 1.187% cao
hơn 1.01% và 1.168% là tỷ lệ tăng của lợi nhuận và doanh thu. Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu năm 2013: 8.95%. tăng lên 10.89% năm 2014 và giảm xuống 9.4%
năm 2015. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ suất lợi nhụân năm 2015 là do việc sử
dụng nguồn vốn chưa hiệu quả của công ty, áp lực cạnh tranh lớn hơn khiến những
con số cuối năm không đạt như kỳ vọng.

SV: ………... K..C2

4


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT
ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
2.1 Ảnh hưởng các nhân tố môi trường vĩ mô và ngành tới hoạt động của công ty.
Chính sách pháp luật, kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ là bốn yếu tố khách
quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp sẽ dựa trên sự tác động của các yếu tố này để đưa ra các chiến lước sao cho phù
hợp.
- Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế chính trị đóng vai quan trọng đối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2013, đã có hơn 2.200 doanh nghiệp làm thủ tục
giải thể trong cả nước, hơn 9.700 đơn vị đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn và dừng
nộp thuế. Con số này tuy vẫn thấp hơn so với con số thành lập mới (15.300 doanh
nghiệp) nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (4%) cho thấy nền kinh tế
đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Thất nghiệp gia tăng điều này cũng ảnh hưởng
tới hoạt động hợp tác và kinh doanh của công ty.Tuy nhiên trong năm 2015, hàng loạt
các luật mới có hiệu lực: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động
sản, Luật nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành. 5 vấn đề

chính cần được giải quyết để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của Việt Nam
trong thương mại toàn cầu, đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp
Châu Âu tại Việt Nam.
Công ty cổ phần tư vấn đào tạo Việt Nam – EduViet hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo với sản phẩm chủ lực là dịch vụ đào tạo nhân sự. Đây là một lĩnh vực
tương đối mới mẻ tại Việt Nam, cùng với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng,
công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những năm gần đây, công
ty phải cạnh tranh với không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh
với cả những doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang
thâm nhập thị trường đào tạo nhân sự Việt Nam
- Môi trường chính trị - pháp luật:
Về chính trị: nhìn chung Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị
và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Do đó, các hoạt động đào tạo,
tư vấn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn, ít chịu áp lực, rủi ro hơn so với các
SV: ………... K..C2

5


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
doanh nghiệp khác trong cùng khu vực.
- Môi trường công nghệ:
Sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các nền kinh tế và các doanh nghiệp đang tạo ra những dịch chuyển và biến
đổi trong hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nắm được xu
hướng kinh doanh trong nước sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể quản lý hiệu quả hơn ,
đặc biệt trong công tác Quản trị lực nguồn nhân lực.
- Môi trường văn hóa – xã hội:
Yếu tố văn hóa xã hội luôn có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư duy, thái độ
và hành vi của tập khách hàng mục tiêu. Do đó, nó có tác động rất lớn tới truyền thông

và xúc tiến tới tập khách hàng là những cá nhân: học sinh, người đi làm, cấp quản lý
mức độ nhận thức là rất khác nhau. Hơn nữa với đặc điểm sản phẩm kinh doanh là sản
phẩm dịch vụ việc cảm nhận chất lượng của mỗi cá nhân cũng rất khác nhau và không
ổn định, thách thức đặt ra cho Doanh nghiệp là phải tìm cách để khách hàng cảm nhận
được chất lượng dịch vụ, xây dựng uy tín trước khi đăng ký khóa học. Đây là một vấn
đề vô cùng quan trọng cần có chiến lược sao ho phù hợp.
- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng khốc liệt
như hiện nay chất lượng nguồn nhân lực,quản lý sẽ trở thành lĩnh vực được ưu tiên
hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo
nhân sự đã và đang không ngừng triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hình ảnh và
chất lượng đào tạo của mình. Trong số đó Trường Đào tạo doanh nhân (pti.edu.vn),
Công ty cổ phần tư vấn đào tạo quốc tế Anh Minh (aitc.com.vn) và Công ty cổ phần
ESUN (giamdocdieuhanh.org) là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh với Công ty cổ
phần tư vấn giáo dục Việt Nam.Trước tình hình đó, công ty cần phải tìm hiểu rõ
các chiến lược mà họ đang theo đuổi, các hoạt động họ đã và đang thực hiện, để
có những giải pháp và chiến lược kịp thời và hiệu để giữ gìn và gia tăng thị phần.
- Đe dọa gia nhập mới:
Quản trị nhân sự luôn luôn là cánh tay đắc lực cho sự thành đạt của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp, việc xây dựng nguồn nhân lực luôn gặp
nhiều khó khăn. Nhân viên liên tục bỏ việc, sang công ty khác làm… đã làm tổn hao
SV: ………... K..C2

6


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
nhiều chi phí, thời gian và tâm sức của doanh nghiệp. Nắm bắt nhu cầu của thị trường,
trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo
nhân sự cũng không ngừng tăng lên. Không phải là một ngành kinh doanh đặc thù nên

rào cản ra nhập và rút lui không cao. Năm 2013 trên địa bàn Hà Nội có 6 tổ chức đào
tạo nhân sự đến năm 2015 con số này đã lên tới 11 Doanh nghiệp. Đây cũng là một
thách thức không nhỏ tới khách hàng - doanh thu của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh
nghiệp phải tiến hành xây dựng triển khai và thực hiện các chương trình marketing
thực sự hiệu quả.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty.
- Thị trường
Công ty xác định khu vực Hà Nội là thị trường trọng điểm, các doanh nghiệp, cá
nhân học tập và làm việc trong khu vực Hà Nội. Hoạt động trong khu vực nội thành
tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều trường đại học đây là nguồn khách hàng tiềm
năng rất lớn mà công ty có thể khai thác. Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm với thách thức
thị trường lớn cũng kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có nhiều tổ
chức doanh nghiệp mới xuất hiện, yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
- Khách hàng mục tiêu:

Có thể thấy tập khách hàng của công ty bao gồm:
+ Cá nhân: những sinh viên muốn theo đuổi ngành nhân sự; những người đã và
đang hoạt động trong lĩnh vực nhân sự; quản lý cao cấp, các đối tượng khách hàng
khác nhau mức độ nhận thức, nhu cầu và phương thức tiếp cận khách nhau đòi hỏi
công ty phải xây dựng các trương trình học và chiến lược marketing riêng sao cho phù
hợp và hiệu quả.
SV: ………... K..C2

7


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
+ Tổ chức: Các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và quản lý đào tạo nguồn nhân
lực: yêu cầu cao và nội dung đào tạo là rất khác nhau giữa các doanh nghệp; so với

khách hàng tổ chức quá trình ra quyết định và tiếp cận thông tin phức tạp hơn rất
nhiều. Do đó công ty phải thường xuyên thay đổi, cập nhật nội dung đào tạo và xây
dựng chiến lược tiếp cận nhóm khách hàng này sao cho phù hợp.
- Ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ của công ty
Các yếu tố nằm trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên tới
các hoạt động kinh doanh giáo dục trực tuyến của chính ngay doanh nghiệp đó. Các
yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định rõ ưu nhược điểm của mình, đưa ra các
biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm một cách tối đa.
*Nhân lực:
Công ty luôn coi nguồn nhân lực là tài sản quý giá và cần được gìn giữ. Hiện
nay, tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là khoản 55 người, tất cả họ là những nhân
sự tài năng và thực sự giúp sức rất lớn trong sự phát triển cùng công ty.
Bảng 2.1: Sự thay đổi về nhân sự qua các năm
2013

2014

2015

Tổng số

47

50

55

Trình độ

- Giáo sư: 02 người


- Giáo sư: 02 người

- Giáo sư: 03 người

- Phó Giáo sư, Tiến - Phó Giáo sư, Tiến - Phó Giáo sư, Tiến sỹ:
sỹ: 03 người
sỹ: 03 người
05 người
- Tiến sỹ: 11 người

- Tiến sỹ: 11 người

- Tiến sỹ: 12 người

- Thạc sỹ: 13 người

- Thạc sỹ: 14 người

- Thạc sỹ: 15 người

28 - Cử nhân: 20 người

- Cử nhân: 20 người

- Cử
người

nhân:


Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự
Trong 3 năm từ 2013-2015, công ty tuyển dụng thêm nhiều nhân sự mới, đặc biệt
là đội ngũ giảng viên và cô vấn nguồn nhân lực quan trọng tạo nên chất lượng đào tao.
Với nguồn lực chất lượng cao như vậy, công ty hy vọng sẽ đạt được những đỉnh cao
mới và nâng cao uy tín của mình trong lĩnh vực đào tạo.
*Nguồn lực tài chính:
SV: ………... K..C2

8


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
Vốn điều lệ khoảng 5 tỷ đồng cho biết rằng nguồn lực tài chính từ vốn chủ sở
hữu của công ty là khá eo hẹp. Tuy nhiên, với khả năng huy động vốn khá dễ dàng từ
nhiều nguồn khác nhau như: từ các tổ chức tài chính, đối tác … cho nên công ty không
gặp quá nhiều khó khăn về nguồn vốn. Vấn đề là công ty sẽ sử dụng nguồn vốn vay
như thế nào và làm thế nào để không gây nguy hiểm tới đòn bẩy tài chính.
*Cơ sở vật chất:
- Điểm mạnh trong cơ sở vật chất của công ty là hệ thống lớp học rộng dãi được
trang bi hiện đại, với 6 phòng học quy mô mỗi phòng có thể lên tới 100 học viên, 6
máy chiếu, 18 điều hòa.
- Về các phần mềm ứng dụng trong quản ký và kinh doanh thì EduViet đã sử
dụng các phần mềm như: phần mềm quản lý mạng nội bộ Teamview, phần mềm văn
phòng Microsoft office, Office Web App, SPSS,… Tất cả nhân viên EduViet đều sử
dụng máy vi tính và điện thoại không dây trong quá trình tác nghiệp… Hệ thống phần
mềm quản lý nội bộ của EduViet tương đối cũ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng
phát triển và mở rộng của công ty. Đây cũng là một hạn chế mà EduViet sẽ phải khắc
phục trong thời gian tới.
2.2.2 Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing của công ty.
Thực trạng hoạt động nghiên cứu và thu thập thông tin:

Hiện tại công ty đang thực hiện việc nghiên cứu về nhu cầu đào tạo và tư vấn của
khách hàng, để có cách tiếp cận và thỏa mãn tốt nhu cầu. Áp dụng cả nghiên cứu sơ
cấp và thứ cấp. Với nghiên cứu sơ cấp, công ty thu thập dữ liệu của khách hàng, ở đây
chủ yếu là phòng marketing, thông qua hai kênh chính đó là online và offline. Cách
thu thập thông tin từ kênh online đó là google adwords, seo web, facebook, email
marketing . Từ kênh offline: các bản khảo sát đầu và cuối mỗi khóa đào tạo về chất
lượng đào tạo, giảng viên, mức độ hài lòng của khách hàng. Mọi thông tin và dữ liệu
thu thập được sẽ được xử lí và quản lý bởi phòng marketing. Với nghiên cứu thứ cấp
chủ yếu trên các bài báo, báo cáo về lĩnh vực nhân sự, quản lý, những dữ liệu có sẵn
đã được nghiên cứu và sử dụng trước đó.
Thực trạng trương trình và chiến lược marketing tại công ty.
- Là một công ty Tư Vấn Giáo Dục liên quan đến nghề Nhân Sự, EduViet lựa
chọn cho mình tập khách hàng mục tiêu là những cá nhân, tổ chức đang làm việc và
SV: ………... K..C2

9


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
hoạt động trong khu vực Hà Nội.
+ Cá nhân: là sinh viên, người đi làm đang học tập và làm việc liên quan đến
nghề nhân sự.
+ Tổ chức có nhu cầu tư vấn về quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên.
- Khi xây dựng chiến lược marketing với mỗi một tập khách hàng EduViet lại có
những điều chỉnh và ưu tiến khách nhau để phù hợp với đặc điểm của từng tập khách
hàng: Với khách hàng cá nhân Eduviet đẩy mạnh và tập trung vào biến số giá và
marketing trực tiếp thông qua email marketing, telemarketing; Với tập khách hàng tổ
chức EduViet tập trung vào bán hàng cá nhân và các hoạt động PR, sự kiện để xây
dựng uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp, nhân sự.
- Mục tiêu marketing chung hướng tới: là trở thành một Tổ chức Tư vấn – Giáo

dục – Đào tạo và Cung ứng nhân lực hàng đầu tại Việt Nam với mô hình tập đoàn giáo
dục tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, lấy con người là giá trị cốt lõi để góp phần nâng
cao doanh trí, bồi đắp nhân tài cho đất nước, sớm đưa Việt Nam phát triển hùng cường
đua tranh cùng thế giới.
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing-mix của công ty
2.3.1 Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty
2.3.1.1 Danh mục các khóa học tại công ty
* Danh mục các khóa học tại EduViet:
( Xem phụ lục Bảng 2.2: danh mục các khóa học đào tạo tại Eduviet )
Nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng Eduviet đã xây
dựng nhiều trương trình học đa dạng để đáp ứng nhu cầu của từng nóm đối tượng
khách hàng.
- Với nhóm khách hàng là những người chưa hay đã có những kiến thức cơ bản
về nghề nhân sự EduViet xây dựng những trương trình: Khóa nhân sự cơ bản, tuyển
dụng nhân sự cơ bản, Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, Tổng quan và kỹ năng xây
dựng bản mô tả công việc với nhiều nội dung nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, kỹ
năng, kinh nghiệm nghề nghiệp trong việc ứng dụng hệ thống quản trị trong Doanh
nghiệp.
- Với nhóm khách hàng đã và đang làm việc trong lình vực nhân sự, nhà quản lý
nhân sự EduViet xây dựng các trương trình: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng, trả
SV: ………... K..C2

10


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
lượng theo 3P và hay, nhân sự chuyên nghiệp, kỹ năng tuyển dụng nhân sự chuyên
nghiệp, BXH trong doanh nghiệp với các nội dung trang bị cho học viên các kiến thức,
kỹ năng cùng kinh nghiệm nghề nghiệp nhằm giúp học viên hiểu rõ về hệ thống quản
trị nhân sự chuyên nghiệp, có khả năng ứng dụng, triển khai và hoàn thiện hệ thống

quản trị nhân sự hiện thời của doanh nghiệp. Úng dụng những kiến thức phương pháp
mới nhất, giúp học viên giải quyết các vấn đề hiện tại của công ty.
Với nhóm khách hàng tổ chức là doanh nghiệp, EduViet tổ chức những khóa đạo
tạo inhouse: Quản lý, Quản trị nhân sự và văn hóa doanh nghiệp, Marketing và bán
hàng, Quản trị dự án – Tài chính, Quản trị sản xuất – chất lượng, kỹ năng mềm.
2.3.1.2 Các sản phẩm biến thể
(Xem phụ lục Bảng 2.3 Các Biến thể sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu riêng
biệt của đối tác năm 2015.)
Ngoài những khóa học được xây dựng với nội dung chung. Với đối tượng khách
hàng tổ chức thì tùy theo yêu cầu, EduViet sẽ tiến hành bổ xung và hiệu chỉnh nội
dung sao cho phù hợp với Doanh nghiệp đó.
2.3.2 Thực trạng biến số giá của công ty
2.3.2.1 Căn cứ định giá, phương pháp xác định giá của công ty và khung giá sản phẩm
* Căn cứ định giá: EduViet hiện nay sử dụng phương pháp định giá trên cơ sở
chi phí.
* Kỹ thuật định giá:
- Giá các khóa học được tính dựa trên cơ sở chi phí bỏ ra cộng với lợi nhuận dự
kiến:
Giá thành (tổng chi phí) + Phần lợi nhuận chuẩn= Giá bán.
- Chí phí bào gồm: chi phí thuê phòng học, chi phí cho giảng viên, chi phí
marketing, phí tài liệu và xây dựng nội dung học, chi phí tìm kiếm khách hàng.
+ Chi phí cho giảng viên chiếm 10% giá thành.
+ Chi phí phòng học thiết bị, bài giảng, cộng tác viên, tài liệu học, team break
chiểm 20% giá thành.
+ Chi phì tìm kiếm khách hàng cho bộ phận sale, marketing là 35% giá thành
+ Chi phí đội ngũ cố vấn và xây dựng trương trình là : 10%+ chi phí khác: 25 %
giá thành
SV: ………... K..C2

11



Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
- Lợi nhuận là 10% tổng chi phí.
- Với những khóa học tổ chức tại Eduviet dành cho tập khách hàng cá nhân, nội
dung đào tạo không thay đổi, giá mỗi khóa học được ấn định không thay đổi. Còn với
những trương trình đào tạo inhouse dành riêng cho tổ chức doanh nghiệp, mức giá
thay đổi tùy theo yêu cầu, nội dung và thời gian đào tạo,giá không giống nhau giữa các
doanh nghiệp.
* Khung giá các khóa học tại EduViet
( Xem phụ lục Bảng 2.4: Khung giá các khóa học tại EduViet )
2.3.2.2 Các biện pháp và điều kiện phân biệt giá của công ty
Công ty thường sử dụng 2 biện pháp phân biệt giá đó là: định giá chiết giá và
định giá phân biệt.
* Định giá chiết giá:
- Đối với tất cả các khóa học khi đăng ký và hoàn thành học phí trước 10 ngay
khai giảng thì học viên được giảm từ 5-10% giá trị khóa học.
(Xem phụ lục Bảng 2.5: Khung giá ưu đãi đóng khi trước 10 ngày tại Eduviet)
- Trong những đợt sự kiện đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh thì EduViet cũng
xây dựng trương trình ưu đãi riêng để chi ân tới khách hàng .
+ Vào mỗi dịp sinh nhât Eduviet thường có trương trình ưu đãi 15% giá trị khóa
học.
+ Chào đón giáng sinh và năm mới ưu đãi 10%.
* Định giá phân biệt: Với nhóm khách hàng cũ khi đăng ký khóa học tiếp theo
hay nhóm học viên đăng ký theo nhóm 3 người trở lên cũng sẽ nhận được ưu đãi 10%
tùy theo trương các trình khác tổng ưu đãi có thể lên tới 15%.
2.3.3 Thực trạng biến số phân phối.
2.3.3.1 Kênh phân phối.
- EduViet sử dụng của yếu kênh phân phối trực tiếp, Thông qua bộ phận
marketing và bán hàng của công ty để chào khóa học tới khách hàng có nhu cầu.

- Bộ phần marketing thông qua các hoạt động xúc tiến để chào khóa học:
+ Social marketing: chia sẻ thông tin khóa học lên fanpage tài liệu nhân free,
fanpage EduViet corporation, chia sẻ trên facebook cá nhân, blog nhân sự: Hrlink,
congdongnhansu.vn , blonhansu.vn…
SV: ………... K..C2

12


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
+ email marketing: lấy data khách khách hành trên các website, như:
timviecnhanh.vn, timviecnhanh247, timviechanoi, tiến hành gửi email marketing.
- Bộ phận bán hàng: trực tiếp tham gia tư vấn và gọi điền chào khóa học tới
khách hàng tiềm năng, khách hàng đã đăng ký.
2.3.3.2 Địa điểm phân phối.
- Hiện tại EduViet chỉ có một cơ sở đào tạo và học tập duy nhất tại tầng 9, số 1A
tòa nhà Bộ Nội Vụ, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội. đây cũng là một hạn chế của
Công ty với khách hàng trong việc di chuyển tới lớp học, vì có nhiều công ty ở khu
ngoại thành và thành phố lân cận việc di chuyển tới lớp học là khá xa.
- Với những đơn hàng đào tạo của Doanh Nghiệp để tạo điều kiện học tập và làm
việc tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp EduViet cũng cử trực tiếp các giảng viên tới
công ty để tiến hành đào tạo.
2.3.3.3 Thời gian:
- Các khóa học được tổ chức khai gảng thường xuyên từ 1- 1.5 tháng sẽ có một
lớp mới được khai giảng.
+ Với các khóa: có lượng nhu cầu cao và thường xuyên ( khóa nhân sự cơ ban,
khóa nhân sự năng cao, Kỹ năng bán hàng, ứng dụng kỹ thuật xây dựng lương 3P và
hay ) thời gian khai giảng lớp mới được rút ngắn 1 tháng khai giảng một lần.
+ Với những khóa khác thì thời gian mở lớp mới sẽ kéo dài hơn có thể từ 1.5-2
tháng.

- Lịch học cũng khá linh hoạt do đối tượng khách hàng chủ yếu là những người
đã đi làm và đang đi học nên thời gian học được sắp xếp chủ yếu vào buổi tối từ 68h30 và các ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật để tiện cho việc học tập và làm việc.
2.3.4 Thực trạng biến số xúc tiến.
2.3.4.1 Mục tiêu hoạt động xúc tiến của công ty trong những năm qua.
Trong những năm qua, mục tiêu các hoạt động xúc tiến của công ty là tìm kiếm
những khách hàng mới, tạo mối quan hệ với khách hàng cũ, chào khóa học và tạo
dựng hình ảnh, uy tín trong công đồng nhân sự. Là địa điểm tin cậy trong đào tạo nhân
sự chuyên sâu và tư vấn doanh nghiệp
2.3.4.2 Ngân sách xúc tiến và phân bổ ngân sách xúc tiến cho các công cụ xúc tiến.
Với quy mô trung bình, không phải là một doanh nghệp lớn. Cùng với đặc diểm
SV: ………... K..C2

13


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
thị trường tương đối ổn định nên EduViet xác định ngân sách dựa vào phương pháp
tùy theo khả năng. Dựa vào doanh thu để ấn định mức ngân sách cho xúc tiến, dựa vào
đó phòng Marketing sẽ xậy dựng các trương trình marketing sao cho phù hợp
Bảng 2.6 : Phân bổ ngân sách xúc tiến
Đơn vị: tỷ đồng,
Năm Tổng ngân Phân chia ngân sách
sách

Quảng cáo

Marketing

Xúc


tiến Quan

trực tiếp

bán

công

hệ Bán

hàng

cá nhân

chúng
201

0.98

40%

22.4%

10.2%

11.1%

12.3%

1.202


42%

23.33%

9%

10%

15.67

1.411

44.3%

25%

9.6%

12.1%

9

3
201
4
201
5

Nguồn: phòng marketing

Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô đào tạo, ngân sách dành cho các
marketing cũng được tăng lên năm 2013 là 0,98 tỷ đến năm 2015 ngân sách đã tăng
lên 1.4 tỷ.
Với đặc điểm kinh doanh sản phẩm dịch vụ là một sản phẩm vô hình, điều quan trọng
là phải làm cho nhiều người biết đến sản phẩm, xây dựng được uy tín, để khách hàng
có thể cảm nhận được chất lượng của khóa học trước khi trải nghiệm, điều này đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì lý do đó công ty dành nhiều ngân sách cho quảng
cáo và marketing trực tiếp, đây là kênh truyền thông chủ yếu và tìm kiếm khách hàng
của công ty.

SV: ………... K..C2

14


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
2.3.4.3 Thực trạng các công cụ xúc tiến
Hình 2.2 : Mức độ đóng góp doanh thu của các công cụ XTTM(năm 2015)

Nguồn: phòng Marketing
Có thể thấy Marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân là 2 kênh mang lại nguồn
doanh thu chủ yếu cho công ty: tỷ suất doanh thu/ chi phí của Marketing trực tiếp là 2;
xúc tiến bán là 1,56; bán hàng cá nhân là 2.7, và kênh quảng cáo, PR góp phần xây
dựng hình ảnh thương hiệu và uy tín cho công ty.
- Marketing trực tiếp: email marketing và telemarketing, được sử dụng nhiều
nhất. thông qua phần mềm landsoft thư sẽ được chuyển tới nhiều địa chỉ email trong
cũng một thời gian. Mục đích để chào hàng về sản phẩm, thông tin chi tiết về khóa
học, các trương trình ưu đãi. Telemarketing cũng là công cụ thường xuyên được sử
dụng, cả telemarketing đầu ra và telemarketing đầu vảo. Nhận viên của EduViet
thường gọi điện thoại tới khách hàng nhằm mục đích giới thiệu, bán hàng, tư vấn cho

khách.
- Bán hàng cá nhân: đây cũng là công cụ xúc tiến được quan tâm rất nhiều trong
3 năm qua, với đội ngũ nhân luôn nhiệt tình, cởi mở, thân thiện với khách hàng, đúng
theo quy chuẩn của công ty để ra là thuyết phục khách hàng bằng lòng nhiệt tình của
nhân viên. Đây là cách có lợi thế là tương tác hai chiều có triển vọng, người bán tham
gia vào quyết định mua, thông điệp có thể thay đổi theo người nhận. Tuy nhiên bán
hàng cá nhân cũng có nhược điểm là chi phí cao.
- Xúc tiến bán: Công ty chủ yếu sử dụng các hoạt động xúc tiến đẩy thông qua
các hoạt động chiết giá, giảm giá nhân dịp đặc biệt( sinh nhật, năm mới, giáng sinh) và
nhiều hình thức ưu đãi 10% cho học viên cũ, ưu đãi 10% khi đóng học phí sớm. Công
SV: ………... K..C2

15


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
ty đã đẩy nhanh được quá trình quyết đinh đăng ký của khách hàng.
- Quảng cáo: là công cụ không thể thiếu, EduViet thường sử dụng các phương
tiện quảng cáo online và offline. Kênh online đó là google adwords, seo web,
facebook, fanpage, email marketing, đăng bài trên các diễn đàn: HRlink.vn,
Blognhansu.vn , congdongnhansu.vn, doanhnhancuoituan.vn, diễn đàn cha mẹ.
- PR: Đây là một công cụ rất quan trọng để xây dựng uy tin cho doanh nghiệp: thông
qua các bài viết trên báo chí giới thiệu về tổ chức, lành đạo, đội ngũ giảng viên, các trương
trình sự kiện của công ty;c ác trương trình sự kiện, hội thảo, team building được tổ chức
hàng năm:
+ Bài viết về ngày hội nhân sự nhân sự trên báo JOBS FOR STUDENTS CLUB
+ Bài “Khai mạc ngày hội nhân sự do EduViet tổ chức” trên Báo Mới;
+ “Các mô hình văn hóa doanh nghiệp mẫu và cách thức xây dựng” trên báo truyền
hình cáp NTH…
+ Tổ chức thường niên ngày hội nhân sự Viêt Nam, Café Doanh Nhân do EduViet tài

trợ .
2.3.5 Biến số con người.
Hội đồng Chuyên gia và Giảng viên của Công ty đều là các Chuyên gia đầu
ngành trong từng lĩnh vực nhân sự, hoặc các Doanh nhân, Nhà quản lý cao cấp tới từ
các Tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước.
Tất cả đội ngũ Giảng viên của EduViet dù là Chuyên gia Tư vấn hay Doanh nhân
đều tốt nghiệp tại các nước phát triển và có trình độ Thạc sỹ trở lên, họ không chỉ giỏi
về hệ thống lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Họ chính là những người
đã mang tinh hoa quản trị kinh doanh của thế giới về áp dụng thành công trong môi
trường thực tiễn tại Việt Nam, đồng thời họ mang trong mình khát vọng chia sẻ và đổi
thay cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, góp phần định vị lại các doanh
nghiệp Việt Nam trên bản đồ kinh doanh thế giới
Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, nhân viên EduViet Corporation gồm:
Giáo sư: 03 người; Phó Giáo sư, Tiến sỹ: 05 người; Tiến sỹ: 12 người; Thạc sỹ:
15 người; Cử nhân: 20 người
Ngoài ra EduViet có đội ngũ cố vấn bao gồm 11 Giáo sư người nước ngoài và
gần 40 Doanh nhân, Nhà quản lý cao cấp tại các Tập đoàn trong và ngoài nước tham
SV: ………... K..C2

16


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
gia giảng dạy.
2.3.6 Thực trạng biến số vật chất.
- Eduviet luôn quan tâm và đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại để dáp ứng nhu
cầu học tập của học viên, Với 6 phòng học tại chủ sở chính EduViet. Mỗi phòng học
đều được trang bị máy chiếu, loa đài âm thanh hiện đại nhất; Mỗi một khóa học, học
viên đều được cung cấp các tài liệu bao gồm: giáo trình do chính EduViet biên soạn,
được tặng một cuốn sách kỷ yếu ghi tóm tắt quá trình học tập và các nội dung kiến

thức quan trọng.
- Tuy nhiên hạn chế của trong hệ thống phần mềm quản lý website, dữ liệu khách
hàng, dữ liệu nội bộ tương đối cũ, chưa đáp ứng được yêu cầu gây khó khăn trong việc
quản lý và thực hiện các chiến lược marketing. Để khắc phục các vấn đề trên trong
năm 2016 EduViet đã tăng cường đầu tư ngân sách để cải tiến công nghệ và các phần
mềm quản lý.
2.3.7 Thực trạng biến số quy trình.
- Quy trình cung ứng sản phẩm:
+ Trước: Bộ phận marketing thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, điều
tra thu thập dữ liệu thông tin về thị trường, khách hàng để phát triển sản phẩm mới,
xây dựng các chiến lước marketing, xúc tiến nhằm thu hút khách hàng; thực hiện các
hoạt động xúc tiến, truyền thông với mục tiêu cuối cùng là thu hút khách hàng, tìm
kiếm data khách hàng mang về cho bộ phận sales.
+ Trong: để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, EduViet sử dụng 2 phương
thức đăng ký online và offline: đăng ký và đóng học phí trực tiếp tại địa điểm học hay
văn phòng của công ty; đăng ký trên website và đóng phí qua phương thức chuyển
khoản, quy trình vô cùng nhanh tróng và thuận tiện tạo đều kiện cho những học viên ở
xa. Học viên tham gia học tập và đào tạo tại cơ sở duy nhất của công ty số 1A Hoàng
Đạo Thúy, Hà Nội.
+ Sau: Kết thúc khóa học học viên được giữ lại thông tin. EduViet cũng thường
xuyên tổ chức các buổi offline, buổi gặp gỡ với học viên cũ để trao đổi và chia sẻ kinh
nghiệm.
2.4 Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng tại công ty.
- Là một công ty nhỏ, hạn chế về nguồn vốn, nên việc áp dụng và triển khai hệ
SV: ………... K..C2

17


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam

thống quản trị chất lượng tại công ty chưa được quan tâm, việc quản lý khá thô sơ, thủ
công.
- Việc quản lý và cải biến chất lượng đều do phòng ban Marketing thực hiện
thông qua các phiếu điều tra dành cho khách hàng khi kết thúc mỗi khóa học, thu nhận
những phản hồi để đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên do nguồn lực
hạn chế, Bộ phận marketing bị ôm đồm quá nhiều công việc nên việc triển khai áp
dụng cũng khá hạn chế và chưa được quan tâm.
2.5 Thực trạng hoạt động logistic của công ty.
- Quy mô hoạt động tương đối nhỏ, các công việc trong công ty đều được các
nhân viên tự thực hiên và chưa có hoạt động thuê ngoài.

SV: ………... K..C2

18


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và Marketing của công ty
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và Marketing
Thành công:
- Trong hơn 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều điểm sáng đó
là công ty làm ăn luôn có lãi; doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng đặc biệt là
năm 2015 tổng doanh thu đã vượt mức 20 tỷ đồng, Đối với hoạt động Marketing, công
ty xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Hoạt động Marketing đang dần chuyên
nghiệp, tạo được dấu ấn. Tạo dựng được uy tín với các doanh nghiệp và cộng đồng
nhân sự. Cụ thể trong tổng doanh thu năm 2015, doanh nghiệp nhận đươc 6 hợp đồng
đào tạo cho cán bộ công nhân viên tăng so với năm 2013 là 2 đơn hợp đồng. Trong
năm 2015 EduViet tham gia 33 dự án, trương trình đào tạo inhouse cho doanh nghiệp;

tham gia 2 dự án nghiên cứu, liên kết đào tạo quốc tế với Đại học Toulon Var Cộng
hòa Pháp, Học viện ERC Singapore.
Hạn chế:
- Những điểm tối vẫn còn tồn tại nhiều trong công ty, doanh thu tăng nhưng chi
phí cũng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn. Các hoạt động quản lý, sử dụng nguồn
lực còn chưa hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh không tạo được sức bật, Hệ thống
phàn mềm quản lý tương đối cũ và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
- Và một số khâu trong chiến lược Marketing của công ty chưa thực sự hiệu quả,
thiếu nguồn nhân lực dẫn tới các công việc của các phòng ban chồng chéo thiếu
chuyên nghiệp: cụ thể phòng marketing có 6 người bào gồm 2 bộ phận bán hàng và
marketing đảm nhận quá nhiều công việc từ xây dựng kế hoạch marketing, truyền
thông, quảng cáo, quản trị nội dung website, fanpage, blog, tìm kiếm khách hàng mới,
chăm sóc khách hàng cũ… dẫn tới việc thiếu quan tâm và chuyên môn hóa.
- Ngân sách khá hạn chế và thụ động : dựa vào ngân sách ấn định trước để lên kế
hoạch marketing, dẫn tới việc thụ động và khó khăn khi xây dựng và phát triển ý
tưởng mới.
- Vấn đề đặt ra:
SV: ………... K..C2

19


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
+ Việc sử dụng nguồn vốn của công ty chưa thực sự hiệu quả,
+ Phần mềm quản lý dữ liệu, website tương đối cũ chưa đáp ứng được nhu cầu.
+ Thiếu nguồn nhân lực cho việc thực hiện các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu mở
rộng quy mô của công ty.
3.1.2 Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với công ty.
- Sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, cắt giảm tối đa chi phí, tăng cường đầu tư cơ
sở kỹ thuật

- Xác định mục tiêu xúc tiến rõ ràng, càng rõ ràng cụ thể càng tốt. Tăng cường
các hoạt động nghiên cứu thị trường, chăm sóc học viên cũ và tăng ngân sách cho các
hoạt động quảng cáo.
- Tuyển dụng thêm nhân sự để tránh sự chồng chéo trong công việc, tạo sự
chuyên môn hóa hơn.
3.2 Định hướng đề tài khóa luận:
- Định hướng 1: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xúc tiến thương mại cho dịch vụ
đào tạo tại công ty Cổ phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
- Định Hướng 2: Phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho hoạt động quảng bá
thương hiệu điện tử tại công ty Cổ phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam.
- Định hướng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing trực tiếp tại công ty Cổ
phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam

SV: ………... K..C2

20


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam
Phụ Lục Sơ Đồ.
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng của Công ty cổ phần tư vấn
giáo dục Việt Nam – EduViet

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc Điều Hành

Phòng Marketing:

Phòng Đào Tạo.


Phòng Hành Chính
-Kế Toán.

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng marketing
Trưởng phòng
Marketing

Bộ phần Sale

Bộ phận truyền thông

Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam – EduViet

SV: Phùng Linh Phương. K48C2


Báo cáo tổng hợp tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Giáo Dục Việt Nam

Nguồn: phòng Marketing

Hình 2.2 : Mức độ đóng góp doanh thu của các công cụ XTTM(năm 2015)

Nguồn: phòng Marketing

SV: Phùng Linh Phương. K48C2



×