Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.36 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN CẢI TIÊN KỸ THUẬT
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỉ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công
nghệ, Đảng, Nhà nước ta đang ra sức đưa đất nước đi lên về mọi mặt: kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục… Trong đó, giáo dục - đào tạo được xem là “quốc sách
hàng đầu”(Đại hội VII của Đảng khẳng định). Sự hưng thịnh của đất nước phụ
thuộc nhiều vào sự hưng thịnh của giáo dục - đào tạo. Giáo dục luôn được xem với
tư cách là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, là “chiếc chìa khóa mở cửa vào
tương lai”, là nồng cốt trong việc tạo nguồn lực con người. Đảng cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Nguồn lực con người là người lao động có trí tuệ cao, có tay
nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng, phát huy bởi một
nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học - công nghệ hiện đại.
Luật giáo dục 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
định: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.
Chính vì vậy, giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
Giáo dục-Đào tạo con người. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có một
đội ngũ làm công tác giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên,
trong đó đội ngũ giáo viên mầm non có vai trò then chốt, là lực lượng nồng cốt
quyết định đến chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ trong trường mầm non. Nói cách
khác, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực thực tiễn
của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp của mình (tức là năng lực chuyên môn,


nghiệp vụ). Điều đó có nghĩa là chất lượng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa, năng lực hoạt
động thực tiễn chính là mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Điều đó cho


thấy rằng chất lượng giáo dục, hoạt động thực tiễn của giáo viên và công tác đào
tạo và bồi dưỡng chuyên môn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Trong thực tiễn hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có nhiều
mục đích khác nhau, vừa nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành
trong từng năm học, đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình và phương pháp
giáo dục trẻ; vừa nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn hoá trình độ được đào tạo và
thoả mãn nhu cầu phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Điều đó đặt ra cho các
trường học cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ.
Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ về công tác chăm sóc-giáo dục trẻ là vô
cùng cần thiết. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, bản thân tôi không
khỏi băn khoăn trăn trở, thể hiện những việc làm của mình và tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014-2015.
1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này. Tuy nhiên mỗi đề
tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội
ngũ phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Đối với sáng kiến kinh nghiệm
của mình, tôi đã đề cập một số biện pháp phù hợp với tình hình của đơn vị tác động
đến giáo viên nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho họ như: Xây dựng và thực hiện
kế hoạch chương trình kịp thời theo những đổi mới của chương trình về phát triển


vận động; lồng ghép bồi dưỡng thường xuyên vào chương trình bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá; chỉ đạo chất lượng mũi nhọn; chỉ đạo lớp điểm.
* Phạm vi áp dụng:
Tại trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên

dạy các lớp mẫu giáo và nhà trẻ.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của
bản thân, chủ yếu là những giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo tác động đến
đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho từng giáo
viên để nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm
non nơi tôi đang công tác.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi
và gặp phải một số khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Đội ngũ có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình tâm huyết với
nghề. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm
phấn đấu xây dựng, giữ vững trường tiên tiến xuất sắc và trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia. Đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến
trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trường tận tụy với công việc, tâm
huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng.
Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần cho
đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết bị
đồ dùng dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp đào tạo trên chuẩn.
Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng
Giáo dục-Đào tạo, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện giúp
đỡ, động viên về tinh thần, vật chất... để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
của ngành.
Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với

nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng
hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất.
2.1.2. Khó khăn:
Do trình độ đội ngũ đào tạo chủ yếu "tại chức"; vừa học, vừa làm nên còn
hạn chế về tính linh hoạt, sáng tạo, tay nghề của giáo viên không đồng đều; đội ngũ
giáo viên giỏi đều được tạo nguồn và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm
non trên địa bàn huyện nên đội ngũ giáo viên giỏi làm nồng cốt mỏng. Một số giáo
viên mới vào nghề thiếu kinh nghiệm, giáo viên lớn tuổi khả năng tiếp cận chương
trình, ứng dụng công nghệ thông tin, tính linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non còn nhiều
hạn chế. Một số giáo viên chưa có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp. Năng lực sư
phạm và trình độ tay nghề chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo.
Trước thực trạng chất lượng đội ngũ, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ của
cấp học trong giai đoạn hiện nay. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi
xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất


lượng đội ngũ và cũng chính là động lực để giúp tôi suy nghĩ, trăn trở, nghiên cứu,
tìm tòi thử nghiệm các biện pháp, giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay
nghề, năng lực sư phạm cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ xứng đáng là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh trong và ngoài địa
bàn.
2.2. Các biện pháp thực hiện:
2.2.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch chỉ đạo
chương trình giáo dục. Dựa vào đặc điểm, nội dung và kết quả mong đợi của từng
độ tuổi để xây dựng kế hoạch đầy đủ 5 lĩnh vực phù hợp với yêu cầu đề ra. Ngoài
việc xây dựng các nội dung theo quy định, khác với những năm trước chúng tôi đã
mạnh dạn đưa những nội dung mới vào hoạt động học. Trong đợt bồi dưỡng
chuyên môn đầu năm học bản thân tôi đã hướng dẫn và tổ chức cho giáo viên thảo
luận về kế hoạch chung của nhà trường (có thể điều chuyển một số nội dung, đề tài

cho phù hợp với chủ đề…). Sau đó để giáo viên cụ thể hóa kế hoạch của nhà
trường phù hợp với tình hình thực tế của lớp, lựa chọn đề tài, bài thơ, câu chuyện,
bài hát, bản nhạc…đưa vào kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch thực hiện chương
trình của các lớp được chúng tôi kiểm tra, phê duyệt kĩ càng.
Một điểm mới cần đề cập đến trong việc xây dựng kế hoạch chuyên môn đó
là tăng cường chú trọng phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non theo công
văn số 469/SGD ĐT-GDMN ngày 25/3/2014 về việc “Hướng dẫn xây dựng kế
hoạch và thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” và công văn số 455/KHGD&ĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy. Tôi đã
tham mưu kịp thời Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch năm học ưu tiên mua sắm các
loại đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ . Tham mưu


phân công bố trí giáo viên hợp lý; phát động các phong trào thể dục thể thao trong nhà
trường. Chỉ đạo rà soát kiểm tra đối chiếu các loại đồ dùng tối thiểu theo thông tư 02
của Bộ GD&ĐT để có kế hoạch điều chỉnh mua sắm các trang thiết bị phục vụ giáo
dục phát triển vận động cho các lớp kịp thời đầy đủ. Chỉ đạo các khối, nhóm lớp xây
dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp theo chương trình từng chủ đề. Trực
tiếp chỉ đạo các tổ, khối trong nhà trường sinh hoạt chuyên môn tập trung vào lĩnh
vực phát triển thể chất. Đặc biệt chuyên đề phát triển vận động được chú trọng nhiều
hơn sau khi được tham gia đợt tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức. Chúng tôi đã trực
tiếp chỉ đạo giáo viên bổ sung kịp thời các bài thể dục theo nội dung mới vào kế
hoạch năm, tháng và soạn bài tính từ tháng 02 trở đi. Nhìn chung giáo viên đã biết
cách soạn giáo án theo hình thức mới, tổ chức thực hiện tiết học thể dục trên lớp
theo từng độ tuổi, tổ chức các trò chơi vận động ngoài trời, trò chơi dân gian, tổ
chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động vào các giờ hoạt động chiều bài bản.
2.2.2. Biện pháp bồi dưỡng thông qua dự giờ, thao giảng
Dự giờ và tổ chức thao giảng cho giáo viên cũng là một biện pháp bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên có hiệu quả. Cho nên, ngay từ đầu năm học Ban giám
hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên dự 2-3 hoạt động/ tháng, là giáo viên

mới ra trường thì 3-4 hoạt động/tháng. Hoạt động thao giảng được tổ chức mỗi 01
lần/tháng theo từng lĩnh vực. Sau mỗi hoạt động dự giờ hay những đợt thao giảng
đều có trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về các hoạt động theo chuẩn
đánh giá các giờ hoạt động. Các vấn đề cần trao đổi là sự chuẩn bị về đồ dùng, giáo
cụ trực quan như thế nào, về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ ra sao.
Phương pháp dạy học có phù hợp với khả năng của trẻ, có giúp trẻ đạt được mục
tiêu đề ra hay không?...Cách tổ chức lớp của giáo viên có phát huy được tính tích
cực của trẻ không? Có quan tâm đến các trẻ cá biệt, nhút nhát không... từ đó rút ra
những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân cho bản thân giáo viên được dự giờ và các
giáo viên khác cùng được tiếp thu học hỏi kinh nghiệm. Để tạo điều kiện cho các


giáo viên có thể dự giờ đầy đủ, chủ động, kế hoạch dự giờ, thao giảng luôn được
báo trước. Ngoài những hoạt động dự giờ theo kế hoạch của tổ chuyên môn các
giáo viên cần dự giờ đồng nghiệp thường để học hỏi kinh nghiệm.
Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cũng dự giờ thường xuyên và đột xuất
để có sự góp ý chính xác, kịp thời cho giáo viên.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm chúng tôi tiế n hành dự giờ để kiểm tra năng lưc̣ ,
trong năm ho ̣c dự giờ đánh giá năng lưc̣ . Hiǹ h thức dự giờ cũng đươ ̣c thường
xuyên thay đổ i (có thể dự giờ đột xuất hoặc theo kế hoạch), cuối năm dự giờ để
nghiệm thu năng lực tay nghề tiế n bô ̣ đế n mức nào so với đầ u năm ho ̣c. Qua dự giờ
có thể đánh giá được tiến bộ và chỉ rõ những cái được, những điểm cần rút kinh
nghiệm để họ có kế hoạch tự bồi dưỡng. Có những giáo viên có thể đánh giá xếp
loại ngay sau đợt thanh tra, kiểm tra; song cũng có giáo viên chưa thể kết luận, xếp
loại cho họ được vì điều kiện chủ quan hoặc khách quan nào đó ảnh hưởng đến
chất lượng giờ dạy (do điều kiện sức khoẻ, điều kiện gia đình…)
Một trong những yếu tố dự giờ có hiệu quả là cần phải thay đổi cách dự giờ
từ việc hướng tập trung vào giáo viên sang hướng tập trung vào trẻ. Mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng
có thành công hay không không phải chỉ quan sát đánh giá quá triǹ h lên lớp, tác
phong của giáo viên mà lấ y trẻ làm trung tâm, lấ y kế t quả trong quá triǹ h hoa ̣t

đô ̣ng của trẻ làm thước đo năng lực của giáo viên. Vì vâ ̣y, người dự cần chú ý chọn
vị trí ngồi cho thích hợp để dễ dàng quan sát trẻ hoạt động. Từ đó có thể đánh giá
hoạt động nào giáo viên tổ chức chưa thành công để góp ý, đánh giá, bổ sung rút ra
bài học cho quá trình tổ chức các hoạt động cho mỗi giáo viên, đồng thời người dự
cũng rút được những điểm hay, những kinh nghiệm từ người dạy.
Có thể khẳng định rằng, đây là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp, kịp thời,
nâng cao tay nghề, ít tốn kém, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy kịp
thời. Dễ dàng phổ biến được phương pháp mới. Qua tiết dạy mỗi giáo viên dự rút


ra được những ưu, khuyết điểm cần thiết để áp dụng cho các tiết dạy của bản thân,
khắc phục những khuyết điểm để loại bỏ; đây là biện pháp gần gũi, tiết kiệm mà lại
có hiệu quả. Khi lên lớp tổ chức các hoạt động giáo viên thể hiện hết những gì mà
họ đã chuẩn bị cho hoạt động từ nội dung, phương pháp, cho đến tinh thần trách
nhiệm đối với trẻ. Cho nên thông qua công tác dự giờ có thể đánh giá được năng
lực của giáo viên, đây là biện pháp bồi dưỡng giáo viên có tính khả thi. Những
hoạt động dự giờ theo kế hoạch đã định trước giáo viên chuẩn bị tốt tạo điều kiện
cho đồng nghiệp học hỏi nhiều kinh nghiệm.
Tổ chức dự giờ, thao giảng các giáo viên trẻ là để bồi dưỡng được hai mặt:
giáo viên có kinh nghiệm dự giờ giáo viên mới ra trường nhằm giúp họ nâng cao
thêm năng lực chuyên môn và ngược lại cũng học hỏi được rất nhiều từ lớp trẻ là
những điều rất tốt, những cái mới mà ở trường chưa được tiếp thu.

2.2.3. Kết hợp lồng ghép bồi dưỡng thường xuyên vào bồi dưỡng chuyên
môn hàng tháng.
Bồ i dưỡng chuyên môn và bồ i dưỡng thường xuyên theo kế hoa ̣ch đinh
̣ kì
hàng tháng là mô ̣t viê ̣c làm không thể thiế u của cán bô ̣ quản lý. Hình thức bồ i
dưỡng thường xuyên chỉ mới thực hiê ̣n đế n nay là năm thứ 2. Tuy là mô ̣t hình thức
còn mới mẽ nhưng đây là mô ̣t trong những hình thức góp phầ n không nhỏ trong

viê ̣c nâng cao chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ rõ rê ̣t. Bởi vì nô ̣i dung bồ i dưỡng không phải xa
vời mà trực tiế p bổ trơ ̣ đắ c lực trong chuyên môn nghiêp̣ vu ̣ của giáo viên cũng
như giáo du ̣c phẩ m chấ t đa ̣o đức nhà giáo. Từ đầ u năm ho ̣c, tôi bám vào kế hoa ̣ch
của phòng giáo du ̣c để lên kế hoa ̣ch cu ̣ thể cho từng tháng. Trong quá triǹ h thực
hiêṇ tôi chú ý vào những nô ̣i dung tro ̣ng tâm của những tiế t da ̣y tâ ̣p trung để trực
tiế p bồ i dưỡng. Sau mỗi chuyên đề tôi đưa ra bài tâ ̣p thu hoa ̣ch để giáo viên triǹ h
bày la ̣i những kiế n thức đã đươ ̣c ho ̣c, đồ ng thời vâ ̣n du ̣ng vào thực tế giảng da ̣y


như thế nào, có phù hơ ̣p không. Từ đó nắ m bắ t đươ ̣c khả năng tiế p thu vâ ̣n du ̣ng
kiế n thức của mỗi giáo viên để đưa ra những hình thức bồ i dưỡng kế tiế p cho phù
hơ ̣p. Ngoài hiǹ h thức bồ i dưỡng tâ ̣p trung thì chủ yế u là hình thức tự ho ̣c qua tài
liê ̣u, qua ma ̣ng internet. Như chúng ta biế t, viê ̣c tự ho ̣c tự bồ i dưỡng là ý thức
trách nhiê ̣m, nghiã vu ̣ của mỗi giáo viên. Tuy nhiên là phó hiê ̣u trưởng phu ̣ trách
chuyên môn kiêm phu ̣ trách công đoàn tôi đã chú ý hơn trong viê ̣c quan tâm giúp
đỡ, đô ̣ng viên khuyế n khić h quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p của từng giáo viên kip̣ thời. Cung
cấ p thêm mô ̣t số tài liê ̣u cho giáo viên tim
̀ đo ̣c. Xây dựng tủ sách nhà trường với
nhiề u đầ u sách phong phú, đa da ̣ng phu ̣c vu ̣ cho da ̣y và ho ̣c. Đă ̣c biê ̣t là những đầ u
sách phu ̣c vu ̣ nâng cao triǹ h đô ̣ năng lực sư pha ̣m cho giáo viên. Trong quá triǹ h
giáo viên thực hiê ̣n, tôi đã chú ý kiể m tra đánh giá kip̣ thời từng chuyên đề theo
tháng, nắ m bắ t đươ ̣c khả năng tiế p câ ̣n kiế n thức và vâ ̣n du ̣ng thực tế của mỗi giáo
viên. Tôi thấ y hiǹ h thức lồ ng ghép bồ i dưỡng thường xuyên vào bồ i dưỡng chuyên
môn nghiêp̣ vu ̣ hàng tháng rấ t có hiê ̣u quả trong viê ̣c nâng cao năng lưc̣ cũng như
khả năng vâ ̣n du ̣ng linh hoa ̣t vào thực tế của mỗi giáo viên.
2.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng ngày càng phổ biế n trong giáo
dục nói chung và mầ m non nói riêng. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả cao,
gây được hứng thú cho trẻ, và là một chỉ tiêu đặt ra cho mỗi giáo viên.
Nhưng muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy

hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính
đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng cơ bản thuần thục. Thực tế cho thấy dù có
chứng chỉ bằng cấp cao về tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một,
ngược lại nếu chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy sẽ rất dễ dàng.


Nhận thức được điều đó, tôi đã chú ý bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin cho giáo viên thông qua các buổi tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng
sử dụng máy tính và các phần mềm tin học. Nội dung tập trung chủ yếu vào những
kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như thể
thức trình bày văn bản, các bước soạn một bài trình chiếu pwerpoint, các phần
mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số
phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách lồng ghép nhạc trong
các bài giảng về thơ truyện hay các trò chơi, cách tổng hợp các kết quả trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ trên Excel... Ngoài ra, trong các đợt sinh hoạt chuyên
môn tôi lồng ghép trao đổi thêm về những vướng mắc khi sử dụng công nghệ
thông tin cũng như những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin chia sẽ cho
giáo viên học tập tham khảo.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, sưu tầm, chọn lọc tài liệu hướng
dẫn ứng dụng công nghệ thông tin photo phát cho giáo viên. Với hình thức này tôi
thấy hiệu quả rõ rệt trong việc soạn giáo án của giáo viên. Lỗi chính tả giảm đáng
kể. Thể thức văn bản trình bày khoa học hơn. Các bài giảng được thiết kế
powerpoint hình ảnh sống động, đẹp mắt, những câu chuyện, bài thơ được lồng
thêm những đoạn nhạc khi du dương khi sôi động gây được hứng thú cho trẻ góp
phần làm nên thành công của tiết dạy.
Chúng tôi cho rằng, chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung
tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực cho giáo viên. việc động
viên kịp thời giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn
cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp cũng được chúng tôi quan

tâm chú trọng.
Tuy nhiên ứng dụng công nghệ thông tin không đồng nhất với đổi mới
phương pháp dạy học, công nghệ thông tin chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho


triển khai phương pháp tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp
này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình
tổ chức các hoạt động cho trẻ. Để một giờ hoạt động có ứng dụng công nghệ thông
tin là một giờ hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ thì điều kiện tiên quyết là
việc khai thác công nghệ thông tin phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.
Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng này mà 100% giáo viên sử dụng thành
thạo máy vi tính và biết khai thác mạng Internet phục vụ công tác giảng dạy, tất cả
hồ sơ của giáo viên được vi tính hóa, trình bày khoa học, đẹp mắt, 80% giáo viên
soạn bài thành thạo trên chương trình powerpoint và các phần mềm ứng dụng khác.
Đa số giáo viên thường xuyên có tin bài đăng trên Website của trường, của ngành
hàng tháng.
2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá:
Sinh thời Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao công việc mà không
kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”. Công
tác kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong chu trình quản lý
giáo dục. Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất,
cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm
tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán
bộ quản lý cần đảm bảo. Thứ nhấ t cầ n xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt
kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học. Thứ hai
phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế
hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức,
phương pháp kiểm tra. Thứ ba là làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên

thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên


để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt
đợt kiểm tra đó.
Hàng năm, chúng tôi đã tích cực tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng trong
việc xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, vừa đảm bảo quy định của
ngành, vừa phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ. Đảm bảo số lượng giáo viên
được kiểm tra toàn diện 60-70%, mỗi giáo viên được kiểm tra chuyên đề 2 lần/năm
học. Nô ̣i dung chuyên đề khá phong phú đa da ̣ng như kiể m tra hoạt động theo lĩnh
vực thẩ m my,̃ nhâ ̣n thức, ngôn ngữ, thể chấ t, tiǹ h cảm quan hê ̣ xã hô ̣i... kiể m tra hồ
sơ chuyên môn, kiể m tra hồ sơ sản phẩ m của trẻ, kiể m tra xây dựng môi trường
học tập…Đánh giá khách quan và thực chất năng lực đội ngũ đươ ̣c chúng tôi quan
tâm hàng đầ u. Bởi vì như thế mới nhâ ̣n ra đươ ̣c ưu nhươ ̣c điể m của mỗi giáo viên.
Từ đó có biê ̣n pháp cu ̣ thể trong viê ̣c bồ i dưỡng nâng cao năng lưc̣ chuyên môn
cho mỗi giáo viên. Về hình thức đánh giá chúng tôi luôn thay đổ i thường xuyên.
Hàng tháng ngoài việc thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, chúng tôi đã kiểm tra đột
xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên như: Kiểm tra việc thực
hiện chương trình, chế độ sinh hoạt, hồ sơ chuyên môn, giáo án, hồ sơ trẻ (thực
hiện đánh giá trẻ 5 tuổi theo chuẩn, trẻ 3-4 tuổi, sản phẩm học tập của các cháu),
công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi tổ chức các hoạt động…Sau kiể m tra,
chúng tôi đều tổ chức trao đổi, góp ý trực tiếp giúp giáo viên tự nhận xét kết quả
công việc, nhận thấy được những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại-hạn chế cần
khắc phục. Cuối tháng chúng tôi có đánh giá nhận xét chung về công tác kiểm tra
giúp giáo viên chia se ̃ những kinh nghiê ̣m, cách làm hay của đồng nghiệp, cũng
như rút kinh nghiệm những tồn tại hạn chế cho bản thân.
Ví dụ về đánh giá nội dung kiểm tra “Xây dựng môi trường học tập trong và
ngoài lớp”.



Phầ n đầ u tiên tôi chú ý nêu bâ ̣t những ưu điể m như cơ bản các lớp đã chú ý
trang trí, xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề và độ tuổi. Hi ǹ h ảnh nội dung ở
góc tuyên truyền các bậc cha mẹ phong phú, trình bày thẫm mỹ, bắ t mắ t; kế hoạch
hoạt động của lớp; thông báo kết quả chăm sóc-giáo dục trẻ đầ y đủ theo đinh
̣ kỳ...
Phầ n thứ hai tôi chú ý nêu rõ các tồ n ta ̣i ha ̣n chế mà giáo viên còn mắ c phải.
Các lớp chủ yếu trang trí bằng các hiǹ h ảnh mua sẳn, hình ảnh chưa được sắc nét.
Một số lớp trang trí môi trường chưa làm nổi bật chủ đề đang học, chưa biết tận
dụng sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập. Vệ sinh phòng nhóm một số
lớp chưa sạch sẽ.
Sau khi đánh giá tôi đưa ra các biê ̣n pháp khắ c phu ̣c những tồ n ta ̣i đã nêu
như giáo viên cần tuyên truyền phụ huynh để xin lịch cũ, họa báo, lựa chọn hình
ảnh để trang trí phù hợp. Mảng tường ngoài lớp học cần trang trí theo chủ đề hoặc
theo các lĩnh vực hoạt động có tính chất lâu dài. Trong lớp trang trí các nội dung
theo chủ đề .Sử dụng sản phẩm học tập của trẻ để trưng bày, trang trí lớp học. Mỗi
lớp có một mảng tường không gian khác nhau, giáo viên cần lựa chọn nội dung và
hình thức trang trí phù hợp. Cầ n làm tốt công tác tự lao động, vệ sinh phòng nhóm
sạch sẽ thường xuyên.
Nhờ công tác kiể m tra đánh giá thường xuyên chúng tôi đã phát huy hiệu
quả, có nhiều biện pháp thúc đẩy, tư vấn cho giáo viên trước và sau các đợt dự giờ,
kiểm tra đánh giá. Động viên khích lệ chị em cùng phấn đấu vươn lên trong nghề
nghiệp, đã tạo được không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường. Trình độ tay nghề
của đội ngũ được nâng lên rõ rệt. Nền nếp lớp học được duy trì ổn định, chất lượng
chăm sóc-giáo dục trẻ được chuyển biến đáng kể càng tăng thêm niềm tin yêu của
phụ huynh đối với nhà trường.
2.2.6. Đầu tư chỉ đạo chất lượng mũi nhọn


Như chúng ta biế t hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Thông qua chất lượng hội thi để đánh giá năng lực sư phạm cũng như trình độ tay

nghề của giáo viên. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm sau khi tiếp thu hướng dẫn
nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục-Đào tạo. Bản thân tôi đã trực
tiếp cùng với đồ ng chí Phó hiê ̣u trưởng tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng trong
việc tổ chức các hội thi. Năm ho ̣c 2014-2015 với nhiề u hô ̣i thi như Hô ̣i thi “Cô và
cháu hát dân ca hò khoan Lê ̣ Thủy” cấ p trường, cấ p huyê ̣n; Hô ̣i thi “Xây dư ̣ng môi
trường xanh sa ̣ch đep̣ và hiê ̣u quả” cấ p trường và cấ p huyê ̣n; Hô ̣i thi “Giáo viên
da ̣y giỏi” cấ p trường và cấ p huyên.
̣ chấ t lươ ̣ng mũi nho ̣n nên ngay từ đầ u
̣ Xác đinh
năm ho ̣c tôi đã bám vào kế hoạch và các công văn hướng dẫn của Sở và Phòng
Giáo dục - Đào tạo về việc tổ chức và tham gia cá c hô ̣i thi của các cấ p, tham mưu
kip̣ thời với Hiê ̣u trưởng để triển khai và thực hiện nghiêm túc các nội dung theo
yêu cầu. Nội dung Hội thi đã được đưa vào nhiệm vụ năm học của nhà trường,
chính vì vậy tất cả giáo viên ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục
trẻ, các cô đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để luyện tập cho các cháu có năng
khiếu hát múa, rèn cho các cháu có tiń h tự tinh ma ̣nh da ̣n chuẩ n bi ̣tham gia hô ̣i thi
Cô và bé hát dân ca hò khoan Lê ̣ Thủy. Dành các thời gian rảnh rỗi trang trí la ̣i môi
trường ho ̣c tâ ̣p cho phù hơ ̣p, hiǹ h ảnh đe ̣p mắ t luôn tươi mới theo từng chủ đề , tâ ̣n
du ̣ng những phế liê ̣u như lố p xe, hay các nguyên vâ ̣t liê ̣u sẵn có ở điạ phương để
ta ̣o nên những đồ dùng, du ̣ng cu ̣, các châ ̣u hoa tư ̣ ta ̣o góp phầ n ta ̣o nên môi trường
thân thiê ̣n hiê ̣u quả nhằ m phu ̣c vu ̣ hô ̣i thi xây dưṇ g môi trường xanh sa ̣ch đe ̣p và
hiê ̣u quả các cấ p. Bên ca ̣nh đó, tôi còn chủ đô ̣ng chỉ đạo giáo viên huy động sự
tham gia của các bậc phụ huynh trong việc luyện tập kỹ năng há t múa cho trẻ, tìm
kiếm sưu tầm các nguyên vật liệu để phục vụ hội thi, đó ng góp ngày công lao
đô ̣ng. Ban giám hiệu nhà trường thu thập ý tưởng, có sự hướng dẫn, tư vấn thúc
đẩy cho giáo viên và các cháu trong việc rèn ki ̃ năng hát múa.


Huy động sức mạnh của cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường trong việc
bổ sung ý tưởng, tìm kiếm sưu tầm các nguyên vật liệu để phục vụ tốt hội thi.

Việc bồi dưỡng giáo viên giáo viên qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi
cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Ngay từ học kì 1 năm học 20144-2015 trường tôi đã tổ chức cho giáo viên thi giáo
viên dạy giỏi. Hội thi phầ n nào động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên
nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiệp vụ của mình, đẩy
mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn
trường. Qua hô ̣i thi thực tế cho thấy việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi
có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Khi
tham gia thi giáo viên dạy giỏi, đòi hỏi giáo viên phải xâm nhập nội dung chương
trình kĩ hơn, suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những
phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo nên
những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Bên
cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn vào việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ
cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả
cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về
chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên trong trường
tham gia thi nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các
bậc cha mẹ phụ huynh học sinh.
Đồng thời qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và tôn vinh giáo viên đạt
danh hiệu giáo viên giỏi, động viên, khen ngợi, khích lệ giáo viên kịp thời. Đồng
thời cũng là căn cứ để lựa chọn giáo viên có năng lực tốt tham gia hội thi cấp
huyện. Nhờ sự tham mưu kịp thời trong việc chỉ đạo chất lượng mũi nhọn là các
hội thi nên trong năm học qua chất lượng tham gia các hội thi cấp huyện đạt kết
quả cao. Giáo viên tự tin mạnh dạn hơn, năng lực chuyên môn được nâng lên rõ
rệt.


2.2.7. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua lớp điểm.
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng hình thức qua xây dựng lớp
điểm cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao năng lực

chuyên môn cho đội ngũ. Thông qua hình thức lớp điểm, giáo viên trong trường
được học tập, từ cách trang trí sắp sếp đồ dùng đồ chơi các góc, nề nếp các cháu,
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo... Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng lớp điểm về
các lĩnh vực khác nhau như lớp điểm về xây dựng môi trường học tập, lớp điểm về
chuyên đề phát triển vận động, lớp điểm về các tiết dạy mẫu. Tôi chủ động tham
mưu Hiệu trưởng phân công giáo viên đứng lớp phù hợp. Chọn những giáo viên
phải là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực chuyên môn
giỏi, có uy tín với mọi người. Những lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực hiện
nội dung mới để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo đại trà. Thông qua các lớp điểm
giáo viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tai nghe, mắt
thấy, học tập để áp dụng vào lớp của mình. Từ đó giáo viên trường tôi đã tạo được
môi trường học tập, góc phát triển vận động sinh động, phù hợp với đặc điểm của
trẻ ở độ tuổi của lớp mình, các cô đã có ý thức hơn, tự học tập, tự nghiên cứu để
bằng lớp đồng nghiệp mình. Qua quá trình chỉ đạo, tôi thấy nhiều giáo viên khi
mới vào trường chuyên môn hạn chế, chưa biết cách sắp xếp, trang trí lớp, dự giờ
tiết dạy giáo viên còn lúng túng... Nhưng qua các hình thức bồi dưỡng trên tôi thấy
đã có sự thay đổi rõ rệt.
2.2.8 Giữ vững và phát huy vai trò của sinh hoạt tổ chuyên môn.
Song hành xuyên suốt cùng với giáo viên trong bồi dưỡng chuyên môn cũng
như tất cả các hoạt động khác của tổ chuyên môn là một cách thiết thực nhất, gần
gũi và có điều kiện nhất trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Ban
giám hiệu không thể sinh hoạt chuyên môn xuyên suốt với tổ được. Do vậy, xây


dựng tổ chuyên môn vững mạnh là một trong những biện pháp không thể thiếu
trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên.
Vì thế, vào đầu năm học khi chọn tổ trưởng chuyên môn, tôi luôn chú ý tham
mưu Hiệu trưởng chọn giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, nhiệt
tình, luôn hòa nhã cởi mở với các thành viên trong nhà trường và có khả năng tập
hợp giáo viên để tổ chức sinh hoạt tổ.

Điều đầu tiên được tôi chú ý quan tâm trong việc bồi dưỡng cho tổ chuyên
môn đó là bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn nhận thức được vị trí, vai trò của
người tổ trưởng chuyên môn, kỷ năng nghiệp vụ quản lý: Cung cấp tài liệu về lý
luận nghiệp vụ quản lý để tổ chuyên môn nghiên cứu như điều lệ trường mầm non,
nội quy, quy chế của nhà trường, các văn bản có liên quan. Tạo điều kiện tổ trưởng
chuyên môn được tham gia bàn bạc việc xây dựng kế hoạch của nhà trường, giao
nhiệm vụ cụ thể cho tổ chuyên môn... để dần dần biết và vận dụng những điều cơ
bản nhất về nghiệp vụ quản lý, giúp cho họ nắm rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của
tổ trưởng trong nhà trường.
Bồi dưỡng về tổ chức điều hành hoạt động tổ chuyên môn rất quan trọng. Là
cán bộ quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng kỷ năng quản lý cho đội ngũ tổ
chuyên môn thông qua việc quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường. Hướng dẫn
kỷ năng phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên, nội dung nề nếp sinh hoạt tổ, các
điều hành một buổi sinh hoạt tổ, cách lập hồ sơ, lên kế hoạch tổ dựa vào kế hoạch
chung của nhà trường và tình hình thực tế của tổ. Đặc biệt là công tác thao giảng,
hoạt động CS - GD.
Để tổ chuyên môn hoạt động tốt, tôi chỉ đạo và yêu cầu tổ trưởng phải là
người quán xuyến toàn bộ công việc của tổ, nắm bắt những công việc đã làm để
nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, mặt yếu, rút ra những kinh nghiêm
trong công tác chỉ đạo của tổ. Trước lúc họp, tổ trưởng chuyên môn phải dựa trên


kế hoạch đầu năm và những vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
để xây dựng kế hoạch các buổi họp cụ thể, tránh tình trạng đến lúc họp mới đưa
nội dung như vậy sẽ bị động, không đảm bảo nội dung và có thể những vấn đề
quan trọng không đề cập đến. Cho nên ngay vào các tháng đầu của năm học tôi
duyệt góp ý kế hoạch của các tổ và dự họp để góp ý trực tiếp giúp tổ trưởng
chuyên môn làm tốt vai trò của người điều hành. Đối với giáo viên tham gia hội
họp thì yêu cầu phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của
đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến, hiến mưu, hiến kế

cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác
mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào
không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại.
Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống
nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ
phải có nhiệm vụ thực hiện. Tránh tình trạng họp tổ, tổ trưởng đưa ra ý kiến buộc
mọi thành viên phải thực hiện, quát nạt các giáo viên vi phạm, khen chê ai hợp với
mình, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, tổ chuyên môn là cầu nối giữa BGH nhà trường và giáo viên trong
tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.
Người Phó hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng phân
công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ
đạo chuyên môn của nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên.
Nhờ chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn toàn
trường và sinh hoạt tổ chuyên môn nên đã xuất hiện nhiều ý tưởng hay, nhiều kinh
nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ được nhân rộng. Năng lực của giáo
viên được nâng lên rõ rệt.


2.3. Kết quả đạt được:
Qua việc thực hiện các biện pháp và cách làm trên tôi thấy công tác bồi
dưỡng chuyên môn đã đi vào hoạt động nền nếp và có hiệu quả tốt.
Giáo viên có ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, luôn
thể hiện được tinh thần tự nghiên cứu, tự học tập để nâng cao được trình độ tay
nghề của mình, linh hoạt sáng tạo hơn khi xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức các
hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Họ đã mạnh dạn, tự tin tham gia thảo luận trong
các buổi họp, buổi sinh hoạt chuyên môn....
Chất lượng giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt sau các
lần kiểm tra của nhà trường, Phòng giáo dục và sau các đợt đánh giá, khảo sát của

nhà trường.
Kết quả xếp loại năng lực sư phạm cuối năm: Có 80,8% giáo viên xếp loại
tốt, 19,2% giáo viên xế p loa ̣i khá.
Có 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và biết khai thác mạng
Internet phục vụ công tác giảng dạy, biết soạn bài và lưu giữ trên máy vi tính, 85%
giáo viên soạn bài thành thạo trên chương trình powerpoint và các phần mềm ứng
dụng khác. Đa số giáo viên thường xuyên có tin bài đăng trên Website của trường,
của ngành.
Chấ t lươ ̣ng hô ̣i thi cấ p trường và hô ̣i thi cấ p huyê ̣n đa ̣t kế t quả cao.
Tổ trưởng chuyên môn đúc rút đươ ̣c kinh nghiê ̣m trong công tác quản lý tổ .
* Bài học kinh nghiệm:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình, từ yêu cầu "chuẩn", giáo viên
mầm non và thực tế đội ngũ giáo viên của trường, đặc biệt là kết qủa học tập của
trẻ trong những năm trước; bằng những giải pháp cụ thể, năm học 2014-2015 chất
lượng đội ngũ giáo viên của trường đã có những chuyển biến rõ rệt. Qua đó, bản


thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên là:
- Người phụ trách công tác chuyên môn một mặt phải có trình độ, năng lực
chuyên môn vững vàng. Mặt khác phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ
về mọi mặt, phải xây dựng được uy tín của mình trước đội ngũ giáo viên cũng như
phụ huynh. Phải năng nổ, nhiệt tình, luôn tìm tòi, sáng tạo, giám nghỉ, giám làm.
- Phải nắm vững tình hình đội ngũ, biết lắng nghe ý kiến và nguyện vọng
của giáo viên, thu nhận kết quả và các quy trình hoạt động giáo dục trẻ, xem xét, so
sánh, đánh giá và xử lý khách quan, khoa học để giúp giáo viên phát huy những
mặt mạnh, hạn chế những mặt còn tồn tại yếu kém để họ vươn lên .
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm, theo chu kì. Chỉ đạo
các khối lập được kế hoạch chuyên môn của bộ phận mình phụ trách, trong đó đặc
biệt quan tâm đến nội dung sinh hoạt khối, toàn trường; xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra một cách cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của trường, từng giáo viên;

người quản lý phải là người theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đó.
- Bên cạnh việc tham gia các lớp tập huấn, nghiên cứu chương trình giáo dục
mới; người quản lý cần đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng tại chỗ, quản lý
các tổ thực hiện nghiêm túc có chiều sâu các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Chỉ đạo nhất quán, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện
quy chế chuyên môn: Thực hiện đúng lịch sinh hoạt, soạn bài và tổ chức các hoạt
động cho trẻ đảm bảo, đặc biệt người quản lý phải thường xuyên dự giờ giáo viên
để kịp thời góp ý rút kinh nghiệm.
- Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cần thực hiện công khai, dân chủ,
không thành kiến trong việc đánh giá xếp loại giáo viên. Khen chê đúng người,
đúng việc để kịp thời động viên giúp đỡ họ nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao hơn.


Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng; đáp
ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên là rất quan trọng phải được quan tâm hàng đầu bởi chất lượng đội ngũ quyết
định sự tồn tại và uy tín của một nhà trường. Với nhận thức như vậy, bản thân
người quản lý đã luôn chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thường xuyên để khắc phục yếu
kém những năm trước, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt tới "chuẩn" với nghĩa đích
thực của nó.

3. Kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Giáo du ̣c hiê ̣n nay là mô ̣t trong những vấ n đề đanng đươ ̣c Đảng và Nhà
nước ta chú tro ̣ng và quan tâm để phát triể n. Bởi vì đây là nguồ n nhân lực phu ̣c vu ̣
cho sự phát triể n kinh tế - xã hô ̣i của đấ t nước. Nghi ̣ quyế t đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n thứ
VIII đã nêu rõ “Giáo du ̣c đào ta ̣o là quố c sách hàng đầ u, là đô ̣ng lực phát triể n kinh
tế - xã hô ̣i. Đầ u tư cho giáo du ̣c là đầ u tư cho sư ̣ phát triể n. Nghành ho ̣c mầ m non
là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong hê ̣ thố ng giáo du ̣c quố c dân, giúp trẻ hình thành và phát triể n
nhân cách toàn diê ̣n.

Giáo du ̣c mầ m non vừa mang tiń h khoa ho ̣c, vừa mang tiń h nghê ̣ thuâ ̣t nên
đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực toàn diê ̣n để phu ̣c vu ̣ trẻ, giáo viên mầ m
non vừa là cô giáo vừa là người me ̣ thứ hai của trẻ. Muố n đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu đó,
chúng ta cầ n phải xây dựng và phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên có đầ y đủ kiế n thức,
năng lực vững vàng, phương pháp linh hoa ̣t sáng ta ̣o trong chuyên môn nhàm
chăm sóc giáo du ̣c các cháu thành những người công dân có ić h cho thế hê ̣ tương
lai mai sau.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:


+ Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Mở các lớp tập huấn chuyên môn về nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo 5 lĩnh vực.
- Duy trì và tăng số lần sinh hoạt chuyên môn các cụm để giúp cán bộ quản
lý và giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham quan học tập các
trường có chất lượng trong và ngoài địa bàn.
- Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết
bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu.
+ Đối với địa phương
- Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng
trưởng cơ sở vật chất cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Từ kết quả của việc bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong năm học 2014 -2015 bước đầu có những
hiệu quả tích cực đối với giáo viên. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề
cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn, để
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường có kết quả tốt. Rất
mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt

hơn nữa nhiệm vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn./.


MỤC LỤC
1.

Phần

mở

dầu: ............................................................................................................................
......Trang 1
1.1.



do

chọn

đề

tài:.......................................................................................................................Trang
1
1.2.

Điểm

mới


và

phạm

vi

áp

dụng

của

đề

tài:............................................................ Trang 2
2.

Phần

nội

dung:...........................................................................................................................
.... Trang 2
2.1.

Thực

trạng


nội

dung

cần

nghiên

cứu: ...................................................................... Trang 2
2.1.1.

Thuận

lợi:................................................................................................................................
..... Trang 2
2.1.2.

Khó

khăn:............................................................................................................................
......... Trang 3
2.2.

Các

biện

pháp

hiện :.................................................................................................... Trang 3


thực


2.2.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng & thực hiện chương trình........ ................
Trang 3
2.2.2. Biện pháp bồi dưỡng thông qua dự giờ, thao giảng:................................
Trang 4
2.2.3. Kế t hơ ̣p lồ ng ghép BDTX vào BDCM hàng tháng: ...............................
Trang 5
2.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin: .................................Trang 6
2.2.5.

Tăng

cường

công

tác

kiểm

tra

đánh

lượng


mũi

giá............................................................... Trang 7
2.2.6.

Đầu



chỉ

đạo

chất

nhọn ................................................................... Trang 9
2.2.7. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua lớp điểm. ........................
Trang 11

2.2.8 Giữ vững và phát huy vai trò của sinh hoạt tổ chuyên

môn. .......... Trang 11
2.3.

Kết

quả

đạt


được:....................................................................................................................
Trang 13
3.

Phần

kết

luận: ............................................................................................................................
. Trang 14
3.1.
tài:......
Trang



nghĩa

của

đề

..........................................................................................................
14

3.2.

Kiến

nghị,


xuất:.................................................................................................................
Trang 15

đề



×