Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non khai quang vĩnh yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRẦN THỊ THAO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NÉM BÓNG
TRONG PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON
KHAI QUANG - VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm Giáo dục Mầm non
Hƣớng dẫn khoá luận:

ThS. Nguyễn Thị Hà
HÀ NỘI- 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nhiên cứu, tôi luôn nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Hà và sự động viên, khích
lệ của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hà cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, cũng như các cô giáo ở trường
Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho
cá nhân tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những
thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các quý
thầy cô cùng bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Sinh viên

Trần Thị Thao


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: TRẦN THỊ THAO
Sinh viên lớp: K38B - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề
tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại trường
mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề đưa ra
bàn luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính thời sự, cấp bách và đúng
thực tế tại trường mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thao


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích từ viết tắt

ĐC

Đối chứng


GDTC

Giáo dục thể chất

GDMN

Giáo dục mầm non

GDMN

Giáo dục mầm non

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

STT

Số thứ tự

TCTL

Tố chất thể lực

TCVĐ

Trò chơi vận động

TDTT


Thể dục thể thao

TN

Thực nghiệm

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 4
1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu ................................................. 4
1.1.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc
dân..................................................................................................................... 4
1.1.2. Giáo dục thể chất trong trường mầm non ............................................... 5
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................................... 14
1.2.1. Đặc điểm tâm lý .................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm về sinh lý ............................................................................... 16
1.3. Một số nét đặc trưng về trò chơi ném bóng ............................................. 18
1.3.1. Đặc điểm về trò chơi ném bóng ............................................................ 18
1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của trò chơi ném bóng ............................................. 19
1.4. Cơ sở giáo dục sức mạnh ......................................................................... 20
1.4.1. Khái niệm và phân loại về sức mạnh .................................................... 20
1.4.2. Phương pháp giáo dục sức mạnh .......................................................... 21
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU23
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu chính ................................................................ 23

2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu .................................. 23
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm ......................................................... 23
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 24
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 24
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 24
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê[9] ....................................................... 25
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 26
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 27
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 28
3.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất trong trường mầm non Khai
Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh phúc ....................................................................... 28
3.1.1. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất trong trường mầm non Khai
Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ....................................................................... 28
3.1.2. Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên ...................................... 28
3.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường ........................................ 30
3.2. Thực trạng sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc..... 31
3.2.1. Thực trạng giảng dạy và sử dụng trò chơi ném bóng trường mầm non
Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc trong giờ học chính khoá..................... 31
3.2.2. Thực trạng quá trình sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức
mạnh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Khai Quang - Vĩnh YênVĩnh Phúc trong giờ học ngoại khoá............................................................... 32
3.2.3. Thực trạng quá trình sử dụng trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức
mạnh cho trẻ .................................................................................................... 32
3.3. Lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ 5-6
tuổi trường mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ........................... 34
3.3.1. Cơ sở lựa chọn một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh

cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Khai Quang .............................................. 34
3.3.2. Lựa chọn test đánh gía sức mạnh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm
non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.......................................................40
3.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của trò chơi đã chọn nhằm phát triển sức
mạnh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 41
3.4.1. Tổ chức trò chơi thực nghiệm ............................................................... 41
3.4.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ..................................................... 42
3.4.3. Xây dựng tiến trình thực nghiệm .......................................................... 43
3.4.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ........................................................ 44
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Thực trạng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Khai
Quang (n=19)

29

Bảng 3.2


Bảng 3.3

Bảng 3.4

Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc sử dụng trò chơi ném
bóng nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ 5-6 tuổi trường
mầm non Khai Quang
Kết quả phỏng vấn các giáo viên về lựa chọn một số trò
chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ mẫu
giáo lớn trường mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh
Phúc (n=19)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrường mầm non Khai Quang- Vĩnh
Yên- Vĩnh Phúc

33

35

40

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và
TN (
,
)

42

Tiến trình giảng dạy TCNB nhằm phát triển sức mạnh cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrường mầm non Khai Quang- Vĩnh
Yên- Vĩnh Phúc

43

Bảng 3.7

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN
,
)

44

Biểu đồ 1

Thành tích ném trúng đích của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng

45

Biểu đồ 2

Thành tích ném bóng xa của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng

45

Bảng 3.5

Bảng 3.6



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi “Giáo dục là cốt sách hàng
đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người luôn nhắc nhở toàn
Đảng, toàn dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Người căn dặn: “Phải
xây dựng con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Đó là tinh thần, tình cảm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, giáo dục đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu của toàn xã hội. Chất lượng giáo dục tốt khi đào tạo được chú trọng
một cách có hệ thống từ mầm non cho đến đại học, các cấp học phải có sự kế
thừa và liên thông. Điều đó được thể hiện rõ hơn thông qua những định hướng
về quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo: “Giáo dục và đào tạo à quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục à đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Giáo dục mầm non (GDMN) có một vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát
triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của
giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm
mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước
vào lớp một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ
“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, đó là nền tảng cho việc học tập ở
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì thế, giáo dục con người ở
lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với

xã hội, đối với cộng đồng.


2

Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ
em là cơ thể đang lớn, đang phát trển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự
phát triển bình thường ở cơ thể trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông
thường như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ
thể. Điều đó cho thấy, việc tác động tích cực vào các chỉ số trên sẽ giúp trẻ có
sức khỏe tốt, có trí tuệ minh mẫn và cơ thể được phát triển một cách toàn diện.
Giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ mầm non là quá trình tác động đến sự
phát triển và hoàn thiện về thể chất ở trẻ. Trong giai đoạn này, GDTC có
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, giúp trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức…” (Nghị quyết
tại Đại hội TW 2 khóa VIII về công tác GD&ĐT). Ở trẻ nhỏ, trẻ chủ yếu “học
mà chơi, chơi mà học”, để phát triển thể lực cho trẻ thì phương tiện chủ yếu là
những bài tập vận động được tích hợp trong các giờ học hay trong thời gian
chơi của trẻ.
Một trong những phương pháp để phát triển yếu tố sức mạnh cho trẻ là
sử dụng trò chơi ném bóng. Khi chơi trò chơi ném bóng, trẻ được hoạt động
một cách linh hoạt, được phát triển các tố chất thể lực. Việc lựa chọn và ứng
dụng các trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh sẽ tạo cho trẻ sự hứng
thú trong khi chơi. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu việc phát triển sức
mạnh cho trẻ mầm non thông qua trò chơi ném bóng ở trường mầm non,
chúng tôi thấy nội dung đó vẫn chưa được chú trọng nhiều.
Trên thực tế, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu về việc hiệu quả sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển
sức mạnh cho trẻ mầm non. Song đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về
đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho

trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.


3

Xuất phát từ lí do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu:“Đánh giá hiệu quả
sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức mạnh cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc”.
 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng trò chơi ném bóng trong phát triển sức
mạnh cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần nâng cao thể lực cho trẻ ở trường mầm non
Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc.
 GIẢ THÍẾT KHOA HỌC
Hiệu quả của việc phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò
chơi ném bóng phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Nếu giáo viên có kỹ năng
lựa chọn và sử dụng các trò chơi ném bóng dựa trên cơ chế, đặc điểm của tố
chất sức mạnh, đặc điểm tâm - sinh lý và khả năng vận động của trẻ 5 - 6 tuổi
thì hiệu quả của việc phát triển sức mạnh cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi
ném bóng sẽ được nâng cao.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu

1.1.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc
dân
1.1.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục à đầu tư cho phát triển,
được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội”,[10]. Trong đó, GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình
GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ.
Theo nhà giáo dục người nga A.S.MaKerenko: “Những cơ sở căn bản
của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy cho
trẻ trong thời kỳ đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo
dục đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng
những nụ hoa thời đó được vun trồng trong 5 năm đầu tiên”.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp
GDMN. Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ
cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt dạy trẻ
tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Lời dạy của người vẫn được ngành
GDMN khắc ghi và biến thành phương châm hành động. GDMN là mắt xích
đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong những năm gần đây GDMN
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng để khẳng định chỗ đứng của
mình trong xã hội. GDMN là giai đoạn đầu tiên để hình thành và phát triển


5

nhân cách, đây được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời.
1.1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục mầm non
GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng
tuổi [13].
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí

tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một [14].
1.1.2.Giáo dục thể chất trong trường mầm non
1.1.2.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non
Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn
diện, là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị
trí vô cùng quan trọng trong mối quan hệ mật thiết với giáo dục trí tuệ, giáo
dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và lao động.
GDTC không những có thể bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh
mà còn làm cho tinh thần con người mạnh khỏe, cuộc sống văn minh, vui vẻ,
có ý nghĩa tạo nên hành vi văn minh như tôn trọng tập thể, tôn trọng trật tự
công cộng. Là cầu nối để con người giao lưu, học hỏi, đoàn kết lại với nhau,
khích lệ lòng tự tin, dũng cảm của bản thân.
Ở độ tuổi mầm non cơ thể trẻ đang phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng
còn yếu, các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện. Vì vậy, giai đoạn này GDTC
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng để: Bảo vệ, tăng cường sức khỏe nhằm
đảm bảo sự phát triển toàn diện ngaytừ những năm tháng đầu của cuộc đời. Nó
tạo tiền đề cho trẻ có đủ sức khoẻ, tinh thần sảng khoải để bước vào lớp một.
GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần. GDTC làm
cho tinh thần của trẻ khoẻ mạnh, sảng khoái, vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Luyện
tập thể thao cũng giúp trẻ hình thành cho trẻ thói quen văn minh như trọng kỷ


6

luật, sống có trách nhiệm với tập thể, tinh thần đoàn kết, tự tin và dũng cảm
vượt qua những khó khăn trong mọi hoàn cảnh. Khi tham gia vào các trò chơi
hay các bài tập thể chất, nhân cách của trẻ được phát triển một cách cân đối
và toàn diện hơn.
Ở nước ta hiện nay, GDTC đang ngày càng được quan tâm và chú trọng.

Đây được coi là những nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục nói chung và trường
mầm non nói riêng. Bởi lẽ, sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn
của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi một dân tộc yếu ớt là
làm cho cả nước yếu đi một phần, mỗi một dân tộc khoẻ mạnh sẽ làm cho cả
nước khoẻ mạnh”.
1.1.2.2. Chương trình giáo dục thể chất ở trường mầm non[15]
Nội dung giáo dục phát triển thể chất bao gồm: Phát triển vận động và
giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
a. Phát triển vận động
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong
vận động.
- Tập các cử động bàn tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
Nội
dung
1. Tập
các

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

- Hô hấp: hít vào, thở ra
- Tay:

- Tay:

- Tay:


+ Đưa 2 tay

+ Đưa 2 tay lên cao, ra

+ Đưa 2 tay lên cao,

tác phát lên cao, ra phía phía trước, sang 2 bên

ra phía trước, sang 2

động

triển

trước, sang 2

(kết hợp với vẫy bàn

bên (kết hợp với vẫy

các

bên.

tay, nắm, mở bàn tay).

bàn tay, quay cổ tay,

+ Co và duỗi


+ Co và duỗi tay, vỗ 2

kiễng chân).

nhóm


7

cơ và

tay, bắt chéo 2

hô hấp

tay trước ngực. trước, phía sau, trên

tay vào nhau (phía

+ Co duỗi từng tay,
kết hợp kiễng chân.

đâu)

Hai tay đánh xoay
tròn trước ngực, đưa
lên cao.

- Lưng, bụng,

lườn:

- Lưng, bụng, lườn:

- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi phía trước, ngửa + Ngửa người ra sau

+ Cúi phía

người ra sau.

kết hợp tay giơ lên

trước.

+ Quay sang trái, sang

cao, chân bước sang

+ Quay sang

phải.

phải, sang trái.

trái, sang phải. + Nghiêng người sang  +Quay sang trái,
+ Nghiêng

sang phải kết hợp


trái, sang phải.

người sang

tay chống hông hoặc

trái, sang phải.

hai tay dang ngang,
chân bước sang phải,
sang trái.


+Nghiêng người
sang hai bên, kết
hợp tay chống hông,
chân bước sang phải,
sang trái.

- Chân:



- Chân:



- Chân:


+ Bước lên



+Nhún chân.



+Đưa ra phía trước,

phía trước,



+Ngồi xổm, đứng lên, đưa sang ngang, đưa

bước sang
ngang; ngồi

bật tại chỗ.


về phía sau.

+Đứng, lần lượt từng
 +Nhảy lên, đưa 2

xổm, đứng lên; chân co cao đầu gối.

chân


sang

ngang;


8

bật tại chỗ.

nhảy lên đưa một

+ Co duỗi

chân về phía trước,

chân

một chân về sau.



- Đi và chạy:

- Đi và chạy:



+Đi kiễng gót. +Đi bằng gót chân, đi




+Đi, chạy thay khuỵu gối, đi lùi.



- Đi và chạy:



+Đi bằng mép ngoài
bàn chân, đi khuỵu

đổi tốc độ theo +Đi trên ghế thể dục, đi gối.
hiệu lệnh.

trên vạch kẻ thẳng trên +Đi trên dây (dây

2. Tập +Đi, chạy thay sàn.

đặt trên sàn), đi trên

luyện

đổi hướng theo +Đi, chạy thay đổi tốc

các kỹ

đường dích


độ theo hiệu lệnh, dích +Đi nối bàn chân

dắc.

dắc (đổi hướng) theo

+ Đi trong

vật chuẩn.

năng
vận



ván kê dốc.
tiến, lùi.


+Đi, chạy thay đổi

động cơ đường hẹp.

+Chạy 15m trong

tốc độ, hướng, dích

bản và

khoảng 10 giây.


dắc theo hiệu lệnh.



phát

+Chạy chậm 60-80m.



+Chạy 18m trong
khoảng 10 giây.

triển


các tố

+Chạy chậm khoảng
100-120m.

chất
trong  - Bò, trườn,
vận

trèo:




- Bò, trườn, trèo:



-Bò, trườn, trèo:



+Bò bằng bàn tay và



+Bò bằng bàn tay và

động  + Bò, trườn
theo hướng

bàn chân 3-4m.


thẳng, dích
dắc.




điểm.


+Bò chui qua

cổng.

+Bò dích dắc qua 5

bàn chân 4m-5m.
điểm.

+Bò chui qua cổng, ống +Bò chuiqua ống dài
dài1,2m x 0,6m.



+Bò dích dắc qua 7

+Trườn theo hướng

1,5mx0,6m.


+Trườn kết hợp trèo


9



+Trườn về
phía trước.






+Bước lên,

thẳng.

qua ghế dài1,5m x

+Trèo qua ghế dài1,5m

30cm.

x 30cm.



xuống bục cao +Trèo lên, xuống 5
(cao 30cm).




- Tung, ném,



- Tung, ném, bắt:

bắt:




+Tung bóng lên cao và +Tung bóng lên cao

+Lăn, đập,

- Tung, ném, bắt:
và bắt.



người đối diện.

+Tung, đập bắt bóng
tại chỗ.

+Ném xa bằng +Đập và bắt bóng tại



+Đi và đập bắt bóng.

chỗ.



+Ném xa bằng 1 tay,

1 tay.

+Ném trúng



đích bằng 1
tay.




bắt.

với cô.



gióng thang.

gióng thang.

tung bắt bóng  +Tung bắt bóng với



+Trèo lên xuống 7

tay.


+Chuyền bắt

bóng 2 bên

+Ném xa bằng 1 tay, 2
+Ném trúng đích bằng

+Ném trúng đích
bằng 1 tay, 2 tay.



+Chuyền, bắt bóng

+Chuyền, bắt bóng qua

qua đầu, qua chân.

1 tay.




2 tay.

đầu, qua chân.

theo hàng
ngang, hàng
dọc.



-Bật - nhảy:



- Bật - nhảy:



- Bật - nhảy:



+Bật tại chỗ.



+Bật liên tục về phía



+Bật liên tục vào



+Bật về phía



trước.


vòng.

trước.



+Bậtxa 35 - 40cm.

+Bật xa 20 -



+Bật - nhảy từ trên cao + Bật - nhảy từ trên

25 cm.




+Bậtxa40 - 50cm.

xuống (cao 30 - 35cm).

cao xuống (40 -

+Bật tách chân, khép

45cm).



10

chân qua 5 ô.




+Nhảy lò cò 3m.

+Bật qua vật cản 15
- 20cm.




+Bật tách chân, khép

+Bật qua vật cản cao10 chân qua 7 ô.
- 15cm.





+Nhảy lò cò5m.

- Gập, đan các - Vo, xoáy, xoắn, vặn,  - Các loại cử động

3. Tập


ngón tay vào

búng ngón tay, vê, véo,

bàn tay, ngón tay và

các cử

nhau, quay

vuốt, miết, ấn bàn tay,

cổ tay.

động

ngón tay cổ

ngón tay, gắn, nối ...



Bẻ, nắn.



Gập giấy.




Lắp ráp.



Lắp ghép hình.



Xé, cắt đường



Xé, cắt đường thẳng.

của bàn tay, cuộn cổ
tay,

tay.

ngón  Đan, tết.
tay-



mắt và

Xếp chồng các Tô,vẽ hình.
hình khối khác

sử dụng nhau.


vòngcung.


Cài, cởi cúc, xâu, buộc Cài, cởi cúc, kéo
dây.

một số Xé, dán giấy.
đồ



dùng,

Tô, đồ theo nét.

Sử dụng kéo,

khoá (phéc mơ
tuya), xâu, luồn,
buộc dây.

bút

dụng  Tô vẽ nguệch
ngoạc.

cụ.



Cài, cởi cúc.

b, Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của
chúng đối với sức khoẻ.
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.


11

Nội dung

3-4 tuổi
Nhận biết

4-5 tuổi


một số thực
1. Nhận biết phẩm và
một số món
ăn, thực

Nhận biếtmột số

5-6 tuổi


thực phẩm thông


loại một số thực phẩm

thường trong các

thông thường theo 4

món ăn quen nhómthực phẩm (trên
thápdinh dưỡng).

thuộc.


phẩm thông

Nhận biết, phân



Nhận biết dạng chế

nhóm thực phẩm.
Làm quen với một
số thao tác đơn

thường và

biến đơn giản của một giảntrong chế biến một

lợi ích của


số thực phẩm, món

chúng đối

ăn.

với sức



số món ăn, thức uống.

Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ
lượng và đủ chất.

khoẻ.


Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu
răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).

2. Tập làm
một số việc
tự phục vu
trong sinh
hoạt

- Làm quen


- Tập đánh răng, lau

- Tập luyện kỹ năng:

cách đánh

mặt.

đánh răng, lau mặt, rửa

rang lau mặt.

- Rèn luyện thao tác

tay bằng xà phòng.

- Tập rửa tay

rửa tay bằng xà

- Đi vệ sinh đúng nơi

bằng xà

phòng.

quy định, sử dụng đồ

phòng.


- Đi vệ sinh đúng

dùng vệ sinh đúng

- Thể hiện bằng nơi quy định.

cách.

lời nói về nhu
cầu ăn ngủ và
vệ sinh.

3. Giữ gìn
sức khoẻ và

Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ.
Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường


12

đối với sức khoẻ con người

an toàn.

Nhận biết

Lựa chọn trang phục

Lựa chọn và sử dụng


trang phục

phù hợp với thời tiết.

trang phục phù hợp với

theo thời

Lợi ích của mặc trang thời tiết.

tiết.

phục phù hợp với thời Lợi ích của mặc trang
tiết

phục phù hợp với thời
tiết



Nhận biết



Nhận biết một số



Nhận biết một số


một số

biểu hiện khi ốmvà

biểu hiện khi ốm,

biểu hiện

cách phòng tránh đơn

nguyên nhân và cách

khi ốm.

giản.

phòng tránh.

Nhận biết và phòng tránh những hoạt động nguy hiểm, những
nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
1.1.2.3. Nhiệm vụ của Giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non
Tại Quyết định số 55 của Bộ GD&ĐT đã quy định: “…Hình thành ở trẻ
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam:
- Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối.
- Giàu òng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người
gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo).
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.

- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng
sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận,….) cần thiết để vào trường
phổ thông, thích đi học” [16].
Thực hiện những mục tiêu trên để tạo tiền để cho trẻ phát triển một cách


13

toàn diện và thực hiện tốt được các mục tiêu lâu dài về sau. Để thực hiện
được các mục tiêu trên cần chú trọng nhiều hơn tới nhiệm vụ của GDTC
trong trường mầm non, gồm 3 nhiệm vụ:
-Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài
hoà của trẻ.
+ Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ
thường mắc phải và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn
chỉnh của trẻ.
+ Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý, phù hợp với
từng độ tuổi, từng trẻ.
+ Tổ chức vận động, rèn luyện sức khoẻ cho trẻ một cách hợp lý nhằm
nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng cho trẻ giúp cơ thể trẻ phát triển một cách
cân đối, hài hoà và tăng cường khả năng miễn dịch.
+ Củng cố cơ quan vận động hình thành tư thế, thân người hợp lý.
+ Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật.
- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động.
+ Hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ
bản như: Đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, lăn, bò, trườn... Rèn luyện kỹ năng
phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận động của các bộ phận với
nhau để vận động của trẻ được nhanh nhẹn, chính xác hơn.
+ Từng bước rèn luyện những phẩm chất của vận động, giúp trẻ vận
động ngày càng nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng, ngày càng chính

xác và khéo léo hơn.
- Giáo dục các mặt còn lại trong giáo dục toàn diện cho trẻ:
+ Giáo dục cho trẻ có nếp sống theo giờ, có thói quen và rèn luyện để
hình thành thói quen trong sinh hoạt.
+ Giáo dục thói quen sinh hoạt có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ,
thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt


14

động khác.
+ Rèn cho trẻ kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
việc bảo vệ sức khoẻ và tăng cường thể lực.
+ Trong quá trình GDTC, có thể kết hợp giải quyết các nhiệm vụ giáo
dục đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ và lao động.
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối của trẻ em ở tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn
này những đặc điểm, cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình
thành trước đây vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với sự giáo dục của người
lớn thì những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện để
hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.
Một nhà thơ nổi tiếng của Đaghextan là Ganzalop đã nói: “Khi chết,
người cha để lại cho con cái mình nhà cửa, ruộng vườn, thanh kiếm và cây
đàn pandua. Nhưng một thế hệ khi mất đi thì để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng
nói. Ai có tiếng nói người ấy sẽ xây dựng nhà mình, sẽ cày được ruộng, đúc
kiếm, ên được dây đàn pandua và gẩy được nó”. Một trong những thành tựu
lớn lao nhất của GDMN là làm cho trẻ sử dụng được một cách thành thạo
tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày.
Trẻ lứa tuổi này đã thực sự hiểu và nói được tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên trẻ

còn phải học thêm nhiều ở trường phổ thông, trong sách báo và trong cuộc
sống. Đó cũng là cơ sở để trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp 1 và các lớp
học tiếp theo.
Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:
- Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.
- Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4- 5 tuổi, mức độ
phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người
xung quanh như quan hệ với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, cô giáo và những


15

người thân xung quanh trẻ.
- Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới
đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham
hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực.
- Tình cảm đạo đức: Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện
để vui lòng mọi người. Do đã lĩnh hội được ý nghĩa chuẩn mực hành vi tốt,
xấu qua các hoạt động hàng ngày.
- Tình cảm thẩm mỹ: Trẻ ý thức rõ được cái đẹp, cái xấu theo chuẩn
mực, xúc cảm thẩm mĩ và óc thẩm mĩ phát triển thông qua các tiết học nghệ
thuật như tạo hình, âm nhạc,…
Ở trẻ 5 - 6 tuổi ý thức về bản ngã (cái tôi) của trẻ là rất quan trọng:
- Trẻ bắt đầu phân biết rõ ràng giữa bản thân với những người xung
quanh. Trẻ ý thức được bản thân mình có gì và cái gì là của người khác. Từ
đó trẻ có thái độ so sánh, ganh tị hay tự tin hơn và thường có những suy nghĩ
nhận định độc lập và muốn tự làm mà không cần ai giúp đỡ.
- Trẻ biết chăm sóc cho bản thân mình và phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ muốn chứng tỏ bản thân mình với người lớn và mong muốn được
người lớn khen ngợi và công nhận điều đó.

-Trẻ cũng đã ý thức và nhận biết được giới tính. Những tấm gương
người lớn sẽ tác động rất lớn đến trẻ. Trẻ trai sẽ học theo những hành vi, cử
chỉ của đàn ông còn các bé gái sẽ bắt chước những hành vi, điệu bộ điệu đà
của người phụ nữ.
- Ý thức bản ngã xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội. Từ
đó những hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước.
Sự phát triển ý chí:
- Trẻ đã dần dần xác định rõ được mục đích của hành động.


16

- Tính mục đích ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc.
- Trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi cũng như phụ giúp cha mẹ một
cách hợp lý để cha mẹ vui lòng.
- Tinh thần trách nhiệm của trẻ cũng được hình thành.
- Sự phát triển ý chí mạnh mẽ hay yếu đuối tuỳ thuộc phần lớn vào sự
giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, giáo viên và những người xung
quanh.
- Tư duy của trẻ: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có một bước phát triển mạnh mẽ.
Ở trẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố tư duy logic. Trẻ đã có những hình tượng và biểu tượng
trong đầu để giải quyết các vấn đề một cách chính xác và nhanh gọn.
1.2.2. Đặc điểm về sinh lý
- Hệ thần kinh: Sự phát triển của hệ thần kinh ở lứa tuổi này đã ở mức
cao hơn so với lứa tuổi nhà trẻ. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của
đại não kết thúc... Tuy nhiên, ở trẻ em quá trình hưng phấn và ức chế chưa
cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Do đó, phải đối xử thận trọng
với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo

dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi. Hệ thần kinh có tác dụng chi
phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ
có hai tác dụng: Thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc
đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể của trẻ có thể
cải thiện tính không công năng của quá trình thần kinh ở chúng. Song cần chú
ý tới sự luân phiên giữa vận động và nghỉ ngơi, tình trạng quá trình vận động
của trẻ.
- Hệ vận động: Bao gồm xương, cơ và khớp.
Bất kỳ hoạt động nào của cơ thể được hoàn thành đều thông qua hệ vận
động.
- Hệ xương: Trẻ chưa hoàn toàncốt hoá, thành phần hóa học xương của


17

trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên
có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong gãy. Ở trẻ 5-6 tuổi xương cột
sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh viễn ở cổ và ở ngực, lồng ngực đã hẹp hơn,
đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, xương sườn chếch theo
hướng dốc nghiêng.
- Hệ cơ: Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ
nhỏ mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp
còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó, trẻ lứa tuổi này không thích nghi với sự
căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp
trong thời gian luyện tập. Khi trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể
lực hợp lý sẽ tăng cường hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức
mạnh và sức bền cơ bắp phát triển.
- Khớp: Trẻ lứa tuổi này ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn
yếu, dây chằng lỏng lẻo. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ
giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng tính vững chắc của khớp.

- Hệ tuần hoàn: Là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạnh
cấu tạo thành, còn gọi là hệ tim mạnh. Hệ tuần hoàn của trẻ đang phát triển và
hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn thiện, tần số co bóp của tim
là 80 - 110 lần/phút. Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập
nên đa dạng hóa các dạng bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường
độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhẹ nhàng.
- Hệ hô hấp: Được cấu thành bởi đường hô hấp gồm mũi, mồm, họng,
khí quản, nhánh phê phán và phổi. Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm
mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm.
Khí quản của trẻ em nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng
trao đổi không khí của phổi kém. Khi trẻ lên 6 tuổi, thể tích hô hấp của phổi
là khoảng 215 - 220 ml. Trẻ 5-6 tuổi mỗi phút hít thở khoảng 20 - 22 lần. Bộ


18

máy hô hấp của trẻ nhỏ, không chịu được những vận động quá sức kéo dài
liên tục, không làm cho các cơ đang vận động bị thiếu oxi cần thiết. Vì vậy,
việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyện là rất quan trọng.
- Hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung liên tục
năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và
mô. Ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho
hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi
dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ
bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao
đổi chất, điều đó làm ảnh hưởng tới cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm sự nhạy
cảm. Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của các cơ, chọn hình thức
vận động phù hợp với trẻ.
Từ những đặc điểm tâm, sinh lý trên và qua việc nghiên cứu tìm hiểu vai
trò của GDTC đối với trẻ mầm non, trong quá trình thực tập chúng tôi đã lựa

chọn và sử dụng một số trò chơi ném bóng nhằm phát triển sức mạnh cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc với
mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất trong trường
mầm non Khai Quang.
1.3. Một số nét đặc trƣng về trò chơi ném bóng
1.3.1. Đặc điểm về trò chơi ném bóng
Ném bóng là một trò chơi trong TCVĐ cho trẻ mầm non. Đây là một
trong những phương tiện GDTC tốt để giáo viên lựa chọn trong quá trình tổ
chức hoạt động GDTC cho trẻ mầm non. TCVĐ rất phong phú về số lượng và
chủng loại. Do vậy,cần phải lựa chọn phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và
khả năng phát triển vận động của trẻ.
Ném bóng là vận động không có chu kì, khi thực hiện vận động này
phần trên của cơ thể như các nhóm cơ bắp, cẳng tay, cổ tay và toàn thân đều
tham gia vận động cho nên đòi hỏi trẻ phải có cảm giác thăng bằng và khả


×