Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ chì kẽm Nà Tùm, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến môi trường (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

LÊ THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TẠI MỎ CHÌ –
KẼM NÀ TÙM, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên -2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

LÊ THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
TẠI MỎ CHÌ – KẼM NÀ TÙM, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Thế Hùng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học
vị nào, phần trích dẫn tài liều đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày….. tháng …. Năm 2016
Tác giả

Lê Thị Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến
hành thực hiện luận văn “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản tại mỏ chì - kẽm Nà Tùm, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến
môi trường”. Sau gần một năm nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, thầy
giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường, các đồng nghiệp tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, Công ty
TNHH Khai khoáng Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập, nghiên cứu thực hiện luận văn lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác Giả

Lê Thị Nhung

năm 2016


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................................ii
Mục lục.................................................................................................................................ii
Dang mục các chữ viết tắt.................................................................................................vi
Danh mục bảng..................................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4

1.1.1. Một số khái niệm về môi trường............................................................4
1.1.2. Khái quát loại hình, nguồn gốc và phân bố quặng chì kẽm ....................5
1. 2. Cơ sở pháp lý của đề tài ......................................................................................6
1.3. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới và ở Việt Nam .7
1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm trên thế giới..................................7
1.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam ................................11
1.3.3. Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn .................................12
1.4. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến chì – kẽm đến môi
trường. .......................................................................................................................16
1.5. Những ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến chì – kẽm đến môi
trường...........................................................................................................................16
1.5.1. Tác động đến môi trường không khí ...............................................................17
1.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước....................................................................18


iv

1.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan. ...........................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................20
2.1. Đối tượng, phạm vi ............................................................................................20
2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................20
2.1.2. Phạm vi............................................................................................................20

2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ................................21
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và đánh giá nhanh ............................21
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh...................................................................22
2.3.4. Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường ............................................22
2.4.5. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường........................28
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29
3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến mỏ chì – kẽm Nà Tùm ...................................29
3.1.1. Khái quát về mỏ chì kẽm Nà Tùm .................................................................29
3.1.2. Đặc điểm khu mỏ khai thác và chế biến mỏ chì - kẽm Nà Tùm ....................31
3.1.3. Trữ lượng, công nghệ khai thác, chế biến và vận hành mỏ chì - kẽm Nà Tùm ...32
3.2. Đánh ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Nà Tùm đến môi
trường ........................................................................................................................38
3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ............................................................38
3.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ....................................................................44
3.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất.......................................................................55
3.2.4. Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, xã hội .....................................................57
3.3. Ý kiến của người dân về tác động của hoạt động khai thác và chế biến mỏ chì kẽm Nà Tùm tới môi trường xung quanh..................................................................57


v

3.4. Khó khăn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường........................................................................................................................61
3.4.1. Khó khăn, tồn tại............................................................................................61
3.4.2. Giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.............................61
3.4.2.1. Hiện trạng thực hiện công tác bảo vệ môi trường........................................61
3.4.2.2. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường...........61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................75
1. Kết luận .................................................................................................................75
2. Kiến nghị..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Chữ viết đầy đủ bằng tiếng việt

1

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học

3

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

4

DO (Dissolve oxygen)


Oxy hòa tan

5

MPN (Most Probable Number)

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

6

TSS (Total Suspended Solid)

Tổng chất rắn lơ lửng

7

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

8

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

9

KPHĐ


Không phát hiện được

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

WHO (World Health Organization)

Tổ chức y tế thế giới

12

NXB

Nhà xuất bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lượng khai tuyển quặng chì – kẽm trên thế giới giai đoạn 2003-2013. .........8
Bảng 1.2. Trữ lượng quặng chì – kẽm của một số quốc gia trên thế giới ..................9
Bảng 2.1. Các thông số và vị trí lấy mẫu .................................................................23
Bảng 2.2. Các thiết bị quan trắc, phân tích ..............................................................23
Bảng 2.3. Các phương pháp lấy và bảo quản mẫu không khí............................................24

Bảng 2.4. Các phương pháp phân tích mẫu không khí.......................................................24
Bảng 2.5. Các phương pháp lấy và bảo quản mẫu nước...........................................25
Bảng 2.6. Các phương pháp phân tích mẫu nước...............................................................26
Bảng 2.7. Các phương pháp lấy và bảo quản mẫu đất........................................................27
Bảng 2.8. Các phương pháp phân tích mẫu đất...................................................................28
Bảng 3.1. Phân khu chức năng của mỏ.....................................................................28
Bảng 3.2. Tọa độ khép góc khu vực được cấp phép ................................................29
Bảng 3.3. Tọa độ các điểm góc toàn bộ khu vực mỏ ...............................................30
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực mỏ chì kẽm Nà Tùm năm 2014 - 2015 ......39
Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực mỏ Nà Tùm tháng 12/2015...........41
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí khu vực xung quanh
mỏ chì - kẽm Nà Tùm năm 2014 - 2015 ................................................43
Bảng 3.7. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .........44
Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn ........................45
Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại mỏ chì kẽm Nà tùm năm 2014, 2015 .....45
Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại mỏ chì kẽm Nà Tùm tháng
12/2015 ...................................................................................................47
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại mỏ chì kẽm Nà Tùm tháng
12/2015 ...................................................................................................46
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước thải sản xuất tại khu vực mỏ năm 2014-2015 .......49
Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước thải sản xuất tại khu vực mỏ tháng 12/2015 ...51
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại khu vực mỏ tháng 12/2015 ..54
Bảng 3.15. Nguồn gây tác động đến môi trường đất ...............................................55
Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực mỏ tháng 12/2015 ...............55
Bảng 3.17. Ý kiến của người dân về các hoạt động khai thác chì – kẽm tới môt
trường......................................................................................................58
Bảng 3.18. Sức khỏe của người dân sống gần khu vực mỏ chì – kẽm Nà Tùm ......60


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Khu vực khai thác và chế biến mỏ chì – kẽm Nà Tùm .............................31
Hình 3.2. Sơ đồ tổng quát các khâu sản xuất trong dây truyền công nghệ ...............33
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng chì kẽm Nà Tùm .......................................34
Hình 3.4. Sơ đồ đãi quặng chì kẽm bằng phương pháp tuyển trọng lực...................35
Hình 3.5. Sơ đồ tuyển quặng chì kẽm bằng tuyển từ khô .........................................36
Hình 3.6. Sơ đồ tuyển từ ướt trên máy tuyển từ đa hướng .......................................36
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ tuyển nổi quặng chì kẽm ...............................................36
Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ tách bạc bằng phương pháp clo hóa ..............................37
Hình 3.9. Sơ đồ dây chuyền công nghệ luyện đa kim bằng lò điện hồ quang kín ..........37
Hình 3.10. Biểu đồ nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực mỏ tháng 12/2015 ..........41
Hình 3.11. Biểu đồ mức ồn tại một số vị trí khu vực mỏ tháng 12/2015 .................41
Hình 3.12. Biểu đồ hàm lượng bụi tại một số vị trí khu vực mỏ qua các năm .........42
Hình 3.13. Biểu đồ mức ồn tại một số vị trí khu vực mỏ qua các năm ....................42
Hình 3.14. Biểu đồ nồng độ chì trong nước thải sản xuất tại một số vị trí khu
vực mỏ tháng 12/2015 .............................................................................52
Hình 3.15. Biểu đồ nồng độ kẽm trong nước thải sản xuất tại một số vị trí khu
vực mỏ tháng 12/2015 .............................................................................52
Hình 3.16. Biểu đồ nồng độ chì tại trong nước thải sản xuất tại một số vị trí khu
vực mỏ qua các năm..................................................................................53
Hình 3.17. Biểu đồ nồng độ kẽm trong nước thải sản xuất tại một số vị trí khu
vực mỏ qua các năm ................................................................................53
Hình 3.18. Biểu đồ nồng độ chì tại trong đất tại một số vị trí khu vực mỏ ..............56
Hình 3.19. Biểu đồ nồng độ kẽm tại trong đất tại một số vị trí khu vực mỏ ............56
Hình 3.20. Mô hình bể tự hoa ̣i Bastaf 5 ngăn ...........................................................64
Hình 3.21. Sơ đồ mô tả hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn ...............................65
Hình 3.22. Mô hình hệ thống bể lắng .......................................................................69



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và
trong điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường, các hoạt động khai thác khoáng sản
đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn. Công nghiệp khai thác khoáng sản
đã có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực
vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng
sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, chì, kẽm....ngành công nghiệp
khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công
nghiệp Việt Nam và nền kinh tế quốc dân, khoáng sản chì kẽm đã cung ứng đủ cho
ngành luyện kim. Khoáng sản và sản phẩm chế biến khoáng sản đã có một phần
xuất khẩu. Khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào sự
phát triển kinh tế và công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Nghành công nghiệp
khai thác khoáng sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt
Nam, tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi
trường xung quanh, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của
cộng đồng.
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi có nhiều khoáng sản, tài nguyên
khoáng sản được thăm dò và khai thác đã phát huy tối đa lợi thế của địa phương,
các sản phẩm chì kim loại, kẽm kim loại, bột oxit kẽm, sắt xốp, phôi thép, bột
CaCO3 siêu mịn là các sản phẩm chủ lực phát triển công nghiệp của địa phương.
Các loại khoáng sản có giá trị cao tập trung ở các huyện: Chợ Đồn, Pác Nặm, Ngân
Sơn, Ba Bể. Trong đó, quặng chì - kẽm phân bố nhiều nhất ở huyện Chợ Đồn với
nhiều mỏ có trữ lượng lớn như mỏ chì kẽm Chợ Điền, mỏ chì kẽm Nà Tùm....
Hoạt động khai thác khoáng sản chì - kẽm trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong
những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách của địa phương, nâng



2

cao một phần thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân. Song bên cạnh đó, hoạt
động khai thác cũng có thể gây ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường như
không khí, cảnh quan, nước mặt, nước ngầm, đất, các vấn đề kinh tế - xã hội, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động….Chính vì vậy, việc nghiên
cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác của các mỏ kim loại chì - kẽm đến môi
trường mang tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay đó là gắn kết giữa
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ chì - kẽm Nà
Tùm, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến môi trường”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến tại mỏ chì kẽm Nà Tùm huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn tới môi trường và đề xuất một số giải
pháp giảm thiểu tác động đến môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng khai thác và chế biến tại mỏ chì – kẽm Nà Tùm;
- Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường đất, nước và không khí khu vực mỏ chì
– kẽm Nà Tùm.
- Đánh giá của người dân về tác động của hoạt động khai thác và chế biến mỏ
chì - kẽm Nà Tùm tới môi trường xung quanh;
- Tìm hiểu những khó khăn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường.


3


3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học.
- Tạo cho học viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện khả
năng tổng hợp, phân tích số liệu.
- Nghiên cứu sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác và
chế biến tại mỏ chì kẽm Nà Tùm huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đưa
ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời kết
quả nghiên cứu làm cơ sở cho các cơ quan quản lý thấy được thực trạng môi trường
của công tác khai thác khoáng sản.
b. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Những kết quả của đề tài là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường ở địa phương có những biện pháp quản lý công tác bảo vệ môi trường
có hiệu quả hơn.


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2014“Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật” [23].
* Khái niệm thành phần môi trường:
Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2014 “Thành phần môi
trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” [23].
* Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo Khoản 8, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2014 “Ô nhiễm môi trường là sự

biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [23].
* Tiêu chuẩn môi trường:
Theo Khoản 6, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2014 “Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường” [23].
* Khai thác khoáng sản
Theo Khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11
năm 2010 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ
bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan” [24].


5

1.1.2. Khái quát loại hình, nguồn gốc và phân bố quặng chì kẽm
Trong tự nhiên có khoảng 180 khoáng vật chứa chì, 60 khoáng vật chứa kẽm
và chúng thường đi kèm với nhau tạo nên quặng chì kẽm. Các khoáng vật chứa chì
kẽm được khai thác và chế biến chủ yếu gồm: Galenit (PbS), Sphalerit, (ZnS),
bulanjerit (Pb5Sb4S11), burnonit (CuPbSbS3), djexmonit (Pb4FeSb6S14); các khoáng
vật thứ sinh trong đới oxy hóa chủ yếu là cerucit (PbCO3), anglezit (PbSO4),
smitconit (ZnCO3), calamin [Zn(Si2O7),(OH)2H2O] và hyđrozinkit [Zn5(CO)3(OH)6].
Trên cơ sở hàm lượng và đặc điểm của khoáng vật, quặng chì kẽm được chia
thành một số kiểu sau: Quặng chì (chì chiếm ưu thế gần tuyệt đối), quặng kẽm (kẽm
chiếm ưu thế gần tuyệt đối), quặng chì kẽm và quặng đa kim. Trong quặng chì kẽm
thành phần có ích chính là kẽm, chì, lưu huỳnh, bạc (bạc thường có hàm lượng
không cao). Quặng đa kim chì kẽm công nghiệp thường bao gồm các thành phần có
ích là chì, kẽm, đồng, bạc, vàng và barit. Các nguyên tố đi kèm trong quặng chì kẽm

thường gặp là Cd, Ga, In [1].
Theo thành phần khoáng vật, quặng chì kẽm được chia thành 02 loại quặng
chính: Sulfur và Oxyt. Quặng sulfur chủ yếu gồm các khoáng vật galenit (PbS) và
sphalerit (ZnS). Quặng Oxyt chủ yếu gồm các khoáng vật Carbonat, sulphat hoặc
silicat chì kẽm hình thành trong đới oxy hóa. Ngoài ra, trong một số trường hợp
phân bố quặng còn có thể gặp loại quặng oxy hóa dở dang (trong quặng tồn tại cả
sulfur và Oxyt) còn gọi là quặng hỗn hợp nhưng không đáng kể và không được
khoanh định, xác định trữ lượng và tài nguyên riêng biệt.
Quặng sulfur chiếm ưu thế chủ đạo trong nguồn quặng chì kẽm của nước ta
thường có thành phần khoáng vật quặng khá đơn giản, gồm chủ yếu là: Galenit và
sphalerit. Các khoáng vật chalcopyrit và nhóm đồng xám có hàm lượng không đáng
kể. Còn khoáng vật pyrit, pyrotin có hàm lượng lớn hơn 10% chỉ gặp trong một số
thân quặng nhỏ. Hàm lượng tổng chì và kẽm trong quặng Sulfur giàu đạt 10 – 19%,
trong quặng Sulfur nghèo đạt 5 – 10%. Quặng sphalerit (còn gọi là quặng kẽm)
thường chứa cadimi (0,2 – 0,4%), gali (0,001 – 0,003%) và Indi (0,00, - 0,1%).
Quặng galenit (còn gọi là quặng chì) thường chứa bạc, đôi khi đạt đến 2,7kg Ag/tấn
quặng. Các nguyên tố nêu trên có thể thu hồi được. còn các nguyên tố khác như Sn,
Sb, As không hoặc ít có ý nghĩa [1].


6

Quặng oxyt thường có hàm lượng kẽm cao (giàu), chì không đáng kể, sắt và
mangan khá cao, tương ứng đạt tới 20 - 30% và 3 - 7%. Quặng oxyt được chia
thành quặng giàu khi hàm lượng kẽm đạt 10 – 20% và chì đạt 2 - 4%, quặng oxyt
nghèo khi hàm lượng kẽm đạt 3 - 4% và chì đạt 2 - 4%.
Tỷ lệ kim loại chì so với kim loại kẽm (Pb/Zn) trong quặng thay đổi theo
từng vừng, mỏ và biểu hiện quặng này qua vùng, mỏ và biểu hiện quặng khác. Tỷ lệ
Pb/Zn đạt 0,3 trong vùng Chợ Điền (tỉnh Bắc Kạn) và Lang Hich (tỉnh Thái
Nguyên), đến 0,58 trong vùng Tràng Đà (tỉnh Tuyên Quang) và đạt đến 2,6 trong

vùng Na Sơn- Suối Thâu (tỉnh Hà Giang) [1].
Nguồn gốc quặng chì kẽm của nước ta nhìn chung chưa được nghiên cứu đầy
đủ, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất về nguồn gốc quặng chì kẽm nước
ta thuộc kiểu nhiệt dịch nhiệt độ trung bình hoặc thấp, phân bố chủ yếu trong tầng
đá vôi, lục nguyên carbonat, ít hơn là trong núi đá lửa và đá xâm nhập.
Quặng chì – kẽm nước ta phân bố tương đối tập trung trong vùng Đông Bắc,
trong đó chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang và
Yên Bái. Ngoài ra, chúng còn phân bố rải rác trong các vùng Tây Bắc, Bắc và
Trung Trung Bộ, Tây Nguyên [1].
1. 2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH11, được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 17/11/2010 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc không khí xung quanh và tiếng ồn;


7

- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc nước mặt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định quy trình quan trắc nước dưới đất;
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường
+ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
+ QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ QCVN 40:2011: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ QCVN 05:2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
+ QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
1.3. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng chì – kẽm trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm trên thế giới.
Nguồn cung cấp quặng chì kẽm đáp ứng nhu cầu của thế giới chủ yếu là châu
Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Các quốc gia giàu có về tài nguyên quặng chì kẽm
đều là những quốc gia có sản lượng khai thác, chế biến quặng chì kẽm lớn hàng đầu
thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Mỹ, Peru, Canada, Mexico và Úc.
Sản lượng khai tuyển quặng chì – kẽm thế giới trong giai đoạn 2004 – 2013 tăng
trưởng bình quân đạt 3,5%/năm về quặng, quặng tinh chì 9,1%/năm về quặng, quặng


8


tinh kẽm. Sản lượng tuyển quặng chì – kẽm thế giới năm 2014 ước đạt 5,56 triệu tấn
kim loại chì và 13,3 tấn kim loại kẽm trong quặng, quặng tinh chì và kẽm [1].
Bảng 1.1. Sản lượng khai tuyển quặng chì – kẽm trên thế giới giai đoạn 2003-2013.
Đơn vị tính: 1.000 tấn Pb. Zn trong quặng, tinh quặng
Tên nước

2003

2004

2005

2008

Quặng chì

3.200

3.150

3.470

3.880

a

3.816

a


4.168

a

4.644

a

5.035

a

Trung Quốc

955

998

1.140

1.500

1.600

1.850

2.350

2.800


3.000

Úc

688

674

767

645

566

625

621

648

690

Mỹ

460

445

437


410

406

369

342

345

340

Peru

309

306

319

345

302

262

230

249


250

TG còn lại

788

727

807

980

942

1.062

1.101

993

1.155

Quặng kẽm

9.530

9.610

10.000


Trung Quốc

2.030

2.390

2.550

3.200

3.100

3.700

4.310

4.900

5.000

Úc

1.479

1.334

1.367

1.519


1.290

1.480

1.520

1.510

1.400

Peru

1.373

1.209

1.203

1.603

1.509

1.470

1.260

1.280

1.290


Mỹ

768

739

748

778

736

748

769

738

760

3.880

3.938

4.132

4.782

4.970


4.948

4.731

4.342

4.741

TG còn lại

a

11.882

2009

a

11.605

2010

a

12.346

2011

a


12.590

2012

a

12.770

2013
5.435

a

13.191

(Nguồn: Bộ Công thương (2015), Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 [1])
Sản lượng của 04 quốc gia Trung Quốc, mỹ, Peru và Úc luôn chiếm 75 –
80% và 59 – 66% sản lượng khai tuyển quặng chì – kẽm tương ứng của thế giới
trong giai đoạn 2003 – 2013, xem bảng 1.1. Đặc biệt, khai tuyển quặng chì – kẽm
của Trung Quốc tặng rất mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, năm 2003 đã chiếm
30% và 21% sẳn lượng quặng, quặng tinh chì và kẽm thế giới, tương ứng, tăng lên
đến 55% và 38% trong năm 2013.
Theo Cục địa chất Mỹ, tài nguyên xác định quặng chì – kẽm trên thế giới
hiện có hơn 02 tỷ tấn chì và khoảng 1,9 tỷ tấn kẽm tăng lên đáng kể trong những
năm gần đây. Điều này có thể thấy qua số liệu trữ lượng khai thác kinh tế của Cục
địa chất Mỹ đưa ra năm 2014 và của tổ chức nghiên cứu chì – kẽm Quốc tế đưa ra
năm 2003 trong bảng 1.1.
Trữ lượng quặng chì – kẽm khai thác kinh tế của 7 nước Úc, Trung Quốc,
Peru, Mexico, Mỹ, Kazakhstan và Canada chiếm 72,1% và 62,7% tổng trữ lượng



9

quặng chì – kẽm khai thác kinh tế của toàn thế giới, tương ứng theo Cục địa chất
Mỹ (2014) và Tổ chức nghiên cứu chì kẽm Quốc tế (2003). Trong các quốc gia trên,
Úc là nước giàu có nhất thế giới về quặng chì – kẽm, chiếm 29,5% trữ lượng quặng
chì – kẽm khai thác kinh tế năm 2014 của thế giới [1].
Bảng 1.2. Trữ lượng quặng chì – kẽm của một số quốc gia trên thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn kim loại
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trữ lượng khai thác kinh tế
Chì
Kẽm a
Chì b
Kẽm b
Úc
36.000
64.000
15.000
33.000

Trung Quốc
14.000
43.000
11.000
33.000
Peru
7.500
24.000
3.500
16.000
Mexico
5.600
18.000
1.500
8.000
Mỹ
5.000
10.000
8.100
30.000
Kazakhstan
10.000
5.000
Canada
450
7.000
2.000
11.000
Các nước khác 20.450
74.000

20.900
89.000
Toàn thế giới
89.000
250.000 67.000
220.000
Tên quốc gia

a

Tổng trữ lượng
Chì b
Kẽm b
28.000
80.000
36.000
92.000
4.000
20.000
2.000
25.000
20.000
90.000
7.000
9.000
31.000
34.000
122.000
140.000 460.000


(Nguồn: Bộ Công thương (2015), Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng quặng chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030 [1])
Chú thích: a Cục địa chất Mỹ (2014) và b Tổ chức nghiên cứu chì kẽm Quốc tế (2003)
Hiện nay, Phương pháp khai thác quặng chì – kẽm trên thế giới vẫn là các
phương pháp truyền thống: Hầm lò (chiếm trên 80% số mỏ) còn lại là lộ thiên và
hỗn hợp. Tương tự, các phương pháp tuyển/làm giàu quặng chì – kẽm cũng hầu như
không thay đổi. Thông thường quặng kẽm chỉ chứa từ 5% đến 15% kẽm. Trong
quặng kẽm thường chứa một số kim loại khác như đồng, chì và sắt, do đó để tuyển
quặng, trước hết cần tiến hành nghiền sau đó thực hiện tách kẽm.
* Công nghệ khoan, nổ mìn phá vỡ đá phủ, bao quanh và quặng:
- Ngoài hai phương pháp khoan xoay cầu và khoan đập – xoay thì phương
pháp khoan nghiêng/xiên được áp dung rổng rãi để giảm chi phí và khi nổ mìn thì
cỡ hạt đất đá phủ đồng đều hơn, giảm tác động địa chấn so với khi khoan đứng
trong khai thác lộ thiên.
- Trong khai thác hầm lò, khoan từ buồng, khai thác và đường lò khác, ngày
càng sử dụng các dàn khoan nhiều mũi điều khiển từ xa với các búa khoan vận hành
bằng sức nước (thủy lực) đảm bảo lỗ khoan thẳng với chiều sâu lớn (tới 40-60m).


10

- Công nghệ bơm nạp thuốc và đặt kíp nổ bằng robot hoặc điều khiển từ xa,
không chỉ nâng cao năng suất mà còn nâng cao độ an toàn đến mức gần tuyệt đối.
- Công nghệ nổ mìn lượng thuốc nổ lớn áp dụng cho tầng cao, góc dốc bờ
moong lớn để giảm khối lượng khoan, tăng hệ số sử dụng lỗ khoan.
- Công nghệ nổ mìn tạo màn chắn, mặt phẳng để giảm hậu xung, đá văng
cũng như các tác động xấu khác do nổ mìn tạo ra đã được áp dụng phổ biến ở các
nước có nền công nghiệp khai thác mỏ phát triển như: Nga, Úc, Mỹ...
* Công nghệ xúc bốc và vận tải trong và ngoài mỏ:
- Các xu hướng chủ yếu trong khai thác lộ thiên như sau:

+ Sử dụng các thiết bị có công suất lớn, hiện đại và cơ cấu hoạt động liên tục
như máy xúc nhiều gầu, rải đổ thải liên hợp,... thay thế các máy móc, thiết bị hoạt
động theo chu kỳ.
+ Sử dụng các loại máy xúc thủy lực gàu thuận, gàu ngược, nhất là máy xúc
tải đảm nhiệm đồng thời công tác bốc xúc và chuyển tải ngắn như các máy xúc tải.
+ Lựa chọn trọng tải ô tô vận tải phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn đặc
điểm cơ lý đất đá nền.
+ Vận tải liên tục bằng băng tải được áp dụng ngày càng phổ biến, nhất là ở
các mỏ có quy mô sản lượng lớn.
+ Sử dụng vận tải đường sắt khổ rộng, có tải lượng lớn, tự động hóa mức cao.
- Trong khai thác hầm lò ngoài 03 xu hướng vận tải ngoài mỏ nên trên, đó là:
+ Sử dụng thiết bị xúc bốc có người điều khiển hoặc điều khiển từ xa với
năng lực ngày càng lớn.
+ Vận tải đường sắt khổ lớn và tự động hóa cao.
+ Nâng cao tải trọng, tốc độ và mức tự động hóa của trục tải skip trong các
giếng đứng vận tải.
* Hệ thống khai thác:
- Xu hướng áp dụng phương pháp khấu theo lớp đứng hoặc hỗn hợp ngang –
dọc để giảm thời gian xây dựng, khối lượng đá bóc và số lượng máy xúc tại các mỏ
có chiều dài theo phương lớn được khai thác lộ thiên.


11

- Khai thác chọn lọc sử dụng máy xúc thủy lực gàu thuận hoặc ngược nhằm
giảm tổn thất quặng và giảm độ làm bẩn (nghèo hóa) quặng.
- Hệ thống khai thác buồng cột chèn lò (không để lại trụ bảo vệ) được sử
dụng phổ biến trong khai thác quặng chì – kẽm bằng hầm lò.
- Vận tải ôtô tải trọng lớn trong đường lò vận tải nghiêng và vòng xoáy có độ
dốc cao trong khai thác hầm lò.

* Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa trong
thiết kế, quản trị, điều hành hoạt động mỏ ngày càng cao.
Phương pháp chế biến quặng chì – kẽm (tuyển và luyện bột kẽm)
* Các xu hướng phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
công đoạn tuyển quặng chì kẽm nói chung trên thế giới như sau:
- Lựa chọn sơ đồ công nghệ tuyển (khép kín) và thuốc tuyển có tính chọn
riêng cao, thân thiện với môi trường nhằm nâng cao khả năng thu hồi tối đa các
nguyên tố có ích trong quặng, tăng hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất, sử dụng tiết
kiệm và tổng hợp tài nguyên.
- Xây dựng các tổ hợp nhà máy tuyển, luyện bột oxyt kẽm và chế biến tiếp
theo (luyện kim chì, kẽm) gần mỏ nhằm giảm chi phí vận tải; xây dựng nhà xưởng
tích hợp với dây chuyền, thiết bị công suất lớn và tự động hóa cao [1].
1.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì – kẽm ở Việt Nam
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm
thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong
công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã
phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra,
khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong
phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm,
apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng, trong đó có chì kẽm.
Hiện nay, ở nước ta có 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn
khoáng sản chì kẽm, nhưng chỉ có 13 tỉnh, thành phố đã, đang có hoạt động khai
thác và chế biến quặng chì kẽm đó là: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Bắc
Kạn, Điện Biên, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Thanh Hóa,
Nghệ An. Theo thống kê trong tài nguyên khoáng sản Việt Nam có tất cả 105 mỏ,


12

biểu hiện quặng, biểu hiện khoáng hóa chì kẽm, trong đó có 87 mỏ, biểu hiện

quặng, biểu hiện khoáng hóa chì kẽm đã được địa phương cấp phép khai thác chiếm
83,7% của cả nước. Hầu hết đều thuộc loại mỏ nhỏ và trung bình với tổng trữ lượng
khoảng 97 triệu tấn quặng chì-kẽm [1].
Ở miền Đông Bắc Bộ đã ghi nhận được nhiều mỏ, điểm quặng chì-kẽm dạng
giả tầng như Sỹ Bình, Bản Lìm, Phia Đăm, Bản Bó, Khuổi Giang và Yên Thổ.
Các mỏ chì, kẽm dạng giả tầng miền Đông Bắc Bộ phân bố gần theo đứt gãy
sâu phân đới, các đứt gãy chủ yếu có phương Tây Bắc - Đông Nam, đóng vai trò
như những kênh dẫn quặng, tạo thành các mỏ, điểm quặng phân bố ở các tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang. Các thân quặng dạng vỉa
được thành tạo chủ yếu trong các tầng đá vôi bị biến đổi nhiệt dịch (dolomit hóa,
calcit hóa, thạch anh hóa), là tầng đá thuận lợi cho tạo quặng chì-kẽm. Đa số các mỏ
này phân bố ở cánh của nếp lồi nằm gần những đứt gãy nhánh có thế nằm thoải,
trong các đới dập vỡ, mặt ép, mặt lớp, nằm chỉnh hợp với đá vây quanh có cấu trúc
đơn nghiêng dạng tuyến hoặc trong các tập đá carbonat nằm dưới các lớp đá phiến
sét-sericit, đá phiến thạch anh - mica có vai trò là màn chắn.
Khoáng sản được chia thành 5 nhóm: Khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim
loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng, nước khoáng. Trong đó một số
loại có tiềm năng tương đối lớn như khoáng sản chì-kẽm, sắt, vàng …. [1]
1.3.3. Phân bố và khai thác khoáng sản chì - kẽm ở Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn được đánh giá là vùng có trữ lượng chì kẽm lớn nhất Việt Nam,
quặng chì kẽm trong địa phận tỉnh Bắc Kạn được phân bố chủ yếu trên các huyện:
Chợ Đồn, Ngân Sơn, Bạch Thông, Pác Nặm, với trữ lượng tài nguyên dự báo là 1,9
triệu tấn kim loại. Trong đó mỏ Nà Tùm đã hoàn thành tính lại trữ lượng thân quặng
IV và cấp phép khai thác với trữ lượng khai thác 345.000 tấn quặng [27].
Mỏ Chợ Điền có trữ lượng là 1.819 nghìn tấn quặng.
Mỏ Nà Bốp - Pù Sáp có trữ lượng cấp 121+122 là 454.360 tấn quặng.
Mỏ Lũng Váng có trữ lượng cấp 121 +122 là 24.700 tấn quặng.
Mỏ Nà Lẹng - Nà Cà có trữ lượng cấp 121 +122 là 82.261 tấn quặng.



13

Quặng chì kẽm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thuộc 03 vùng chính: Vùng Nà
Tùm - Chợ Đồn, vùng Pác Nặm và vùng Ngân Sơn, tập trung nhiều nhất ở huyện
Chợ Đồn. Cụ thể như sau:
* Vùng quặng Nà Tùm - Chợ Đồn.
Kết quả điều tra vùng Nà Tùm - Chợ Đồn có 46 mỏ và điểm quặng chì kẽm
(22 mỏ và 24 điểm quặng) phân bố ở nút quặng Nà Tùm và nút quặng Chợ Đồn.
Trong số đó đã thăm dò 12 mỏ (Suối Teo, Khuổi Khem thuộc xã Đồng Lạc; Bình
Chai, Lũng Hoài, Phia Khao, Mouflon, Po Pen, La Poanh, Đèo An, Bản Thi thuộc
xã Bản Thi; Pô Luông, Bó Pia (gồm Khuổi Chừn và Bó Nặm) thuộc xã Quảng
Bạch), 10 mỏ đã tìm kiếm đánh giá (Kéo Nàng, Cao Bình, Đầm Vạn, Than Tàu xã
Bản Thi; Lũng Cháy xã Đồng Lạc; Ba Bồ, Nà Tùm xã Ngọc Phái; Nam Bằng Lũng
thuộc thị trấn Bằng Lũng; Nà Bốp-Pù Sáp xã Bằng Lãng; Nà Quản xã Lương Bằng)
các điểm còn lại mới được tìm kiếm tỷ lệ 1/10.000 bằng lộ trình địa chất, lấy mẫu
địa hoá, đo địa vật lý, đào hào [26].
- Nút quặng Chợ Đồn
Nút quặng Chợ Đồn: Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã Ngọc Phái, thị
trấn Bằng Lũng, xã Bằng Lãng, Lương Bằng với 14 mỏ và điểm quặng.
Trữ lượng và tài nguyên dự báo theo kết quả thăm dò và điều tra đánh giá nút
quặng Chợ Đồn là 998.539 tấn cấp B+C1+C2; cấp P1 là 938.819 tấn (Pb+Zn).
- Nút quặng Nà Tùm
Nút quặng Nà Tùm: Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã Đồng Lạc,
Quảng Bạch, Bản Thi với 26 mỏ và điểm quặng.
Trữ lượng và tài nguyên dự báo theo kết quả thăm dò và điều tra đánh giá nút
quặng Nà Tùm là 957.794 tấn cấp B+C1+C2, cấp P1 là 1.635.810 tấn Pb+Zn.
Tóm lại quặng chì kẽm vùng Nà Tùm - Chợ Đồn có trữ lượng cấp B= 109.858 tấn
(Pb+Zn), cấp C1= 817.664 tấn (Pb+Zn), cấp C2= 1.028.811 tấn (Pb+Zn) và tài nguyên dự
báo là 2.574.629 tấn (Pb+Zn), là vùng có trữ lượng chì kẽm lớn nhất Việt Nam [26].
* Vùng quặng Pác Nặm.

Gồm 6 điểm quặng mới được phát hiện trong quá trình khảo sát phổ tra như chì kẽm
Khuôn Túng, Nhạn Môn thuộc xã Nhạn Môn; Khuổi Nạn, Lũng Páng, Phia Đăm thuộc xã


14

Bằng Thành; Nà Mun xã An Thắng. Các điểm này đang được Liên đoàn ĐCĐB tìm kiếmđánh giá, kết quả bước đầu cho thấy triển vọng quặng chì kẽm khá tốt [26].
* Vùng quặng Ngân Sơn - Bạch Thông.
Vùng quặng Ngân Sơn - Bạch Thông: Bao gồm diện tích thuộc địa phận các xã
Trung Hoà, Vân Tùng, Thượng Quan, thị trấn Nà Phặc, xã Lãng Ngâm, Bằng Vân,
Đức Vân, Sỹ Bình. Gồm 20 điểm quặng phân bố ở cánh đông nam nếp lồi Ngân Sơn
và dọc cánh đông đứt gãy phân đới cấu tạo (đứt gãy quốc lộ 3).
Quặng chì kẽm khu Ngân Sơn chủ yếu dạng lấp đầy các đới dập vỡ (đới cà
nát). Hàm lượng chì kẽm thay đổi với biên độ lớn, quy mô các thân quặng qua đo vẽ
tỷ lệ 1/50000 chưa được làm rõ. Các điểm quặng chì kẽm ở huyện Bạch Thông có
chiều dài khá ổn định, tuy nhiên hàm lượng và chiều dày thay đổi biên độ lớn.
Ngoài 3 vùng quặng trên còn một số điểm chì kẽm ở huyện Na Rì: Côn
Minh, Trà Lầu, Lũng Soòm, Cốc Keng thuộc xã Côn Minh. Huyện Chợ Mới có 2
điểm là: Cao Kỳ, xã Cao Kỳ và điểm Quảng Cố, xã Quảng Chu.
Tóm lại Bắc Kạn là tỉnh có trữ lượng và tài nguyên dự báo kim loại chì kẽm
lớn nhất trong cả nước với trữ lượng cấp B+C1+C2 là 1.956.333 tấn (Pb+Zn),
TNDB là 2.943.459 tấn (Pb+Zn). Đây là cơ sở định hướng phát triển ngành khai
thác, chế biến quặng chì kẽm của tỉnh [26].
* Các mỏ chì – kẽm đã và đang khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn có 58 mỏ và điểm khoáng sản chì – kẽm tập trung chủ yếu ở các
huyện: Chợ Đồn, Ngân Sơn, một số điểm ở huyện Pác Nặm, huyện Na Rì, huyện Chợ
Mới. Hiện nay, có 12 mỏ chì – kẽm được cấp phép khai thác. Trong đó, có 02 mỏ
được bộ công nghiệp, bộ tài nguyên và môi trường cấp phép khai thác: Mỏ Chợ Điền
có trữ lượng là 1.819 nghìn tấn quặng (theo Quyết định chuyển đổi trữ lượng ngày

30/12/2011); Mỏ Nà Tùm có trữ lượng khai thác 345 nghìn tấn quặng và có 10 mỏ
được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp phép khai thác: Mỏ Pác Ả, mỏ Bó Liều; mỏ Cốc Lót,
mỏ Sáo Sào; mỏ Nà Diếu; mỏ Cốc Chặng; mỏ Bản Két (Bản Khét); mỏ Nà Quản; mỏ
Nà Duồng và mỏ Lũng Cuổi [26].


15

Bảng 1.3. Các điểm mỏ hiện đang khai thác
TT

Nhóm
khoáng
sản

Loại
khoáng sản

Tên mỏ
Mỏ Chợ
Điền
Mỏ Nà
Tùm
Mỏ Lũng
Cuổi

1
2
3


Ngọc Phái, Chợ Đồn

7,85

Đồng Lạc, Chợ Đồn

10,5

Sáo Sào

TT Nà Phặc, Ngân Sơn

26

8

Nà Diếu

9

Cốc Chặng
Mỏ Bản
Két (Bản
Khét)

10

1 640

102,5

10

5
6

Chì kẽm

Chợ Đồn (3khu)

Bó Liều
Cốc Lót

Mỏ Pác Ả

7

Diện tích (ha)

Thượng Quan, Ngân
Sơn
Đồng Lạc, Chợ Đồn
TT Nà Phặc, Ngân Sơn

4
Kim loại
thông
thường

Vị trí điểm mỏ


Thượng Quan, Ngân
Sơn
TT Nà Phặc, Ngân Sơn

9,63

18,7
28,5

Lãng Ngâm, Ngân Sơn

21,6

11

Nà Quản

Lương Bằng, Chợ Đồn

15,71

12

Nà Duồng

Bằng Lãng, Chợ Đồn

10,1

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn (2013), Quy hoạch thăm dò, khai thác và

sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2020 [27])
1.4. Một số cứu về tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi
trường ở Việt Nam.
Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động khai thác khoáng
sản đến môi trương đã có kết quả rất hữu ích về mặt khoa học và thực tiễn từ đó đưa
ra được nhiều giải pháp bảo vệ môi trường. Cụ thể như:
- Đề tài của Viện địa chất do TS. Phạm Tích Xuân làm chủ nhiệm đề tài (2009
– 2010), Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các bãi thải khai thác và chế biến
khoáng sản kim loại đến môi trường và sức khoẻ con người và đề xuất biện pháp
giảm thiểu [28]. Đề tài đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng và các chất
độc hại ở các khu mỏ, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe con người ở


×