ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN XUÂN HIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỎ
QUẶNG ILMENIT CÂY CHÂM, HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên, 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN XUÂN HIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỎ
QUẶNG ILMENIT CÂY CHÂM, HUYỆN PHÚ
LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học : TS.TRẦN THỊ MINH HƯƠNG
Thái Nguyên, 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày....... tháng...... năm 2016
Học viên thực hiện
Trần Xuân Hiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô cũng như
sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trần Thị Minh Hương, người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho
tôi.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy cô trong Khoa Môi
trường và Phòng QLĐT Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động
viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn để luận văn của tôi
được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày....... tháng...... năm 2016
Học viên thực hiện
Trần Xuân Hiệp
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................3
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................6
1.3. Tiềm năng Titan trên thế giới và tại Việt Nam ....................................................7
1.4. Tình hình chung về hoạt động khai thác titan tại Việt Nam ................................ 9
1.5. Các tác động của quá trình khai thác Ilmenit đến môi trường. .......................... 12
1.6. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên ..............14
1.7. Các giải pháp phục hồi môi trường trong khai thác lộ thiên tại Việt Nam ........15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................21
2.3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 21
2.3.4.. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .........................................................21
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu ............................................................. 21
2.3.6. Phương pháp so sánh .......................................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 24
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên ...........24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................24
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất ..........................................................................25
3.1.1.3. Điều kiện về khí tượng .................................................................................25
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn........................................................................................28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực mỏ Cây Châm ..........................................28
3.1.2.1. Điều kiện về kinh tế .....................................................................................28
3.1.2.2. Điều kiện về xã hội ......................................................................................30
3.2. Hiện trạng khai thác mỏ Ilmenit gốc phía Tây mỏ Ilmenit Cây Châm ..............31
3.2.1. Vị trí địa lý, địa hình địa mạo khu khai thác ilmenit Cây Châm ....................31
3.2.2. Tình hình khai thác imenit tại mỏ imenit phía Tây mỏ ilmenit Cây Châm ....34
3.2.3. Sản lượng khai thác imenit tại mỏ imenit phía Tây mỏ ilmenit Cây Châm....35
3.2.4. Quy trình, công nghệ khai thác .......................................................................35
3.2.4. Quy trình, công nghệ khai thác .......................................................................36
3.3. Hiện trạng thành phần môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại mỏ Ilmenit
gốc phía Tây mỏ Ilmeit Cây Châm ...........................................................................40
iv
3.3.1. Hiện trạng các thành phần môi trường của mỏ. ..............................................40
3.3.1.4..Hiện trạng các thành phần môi trường đất ..................................................53
3.3.1.5.Đánh giá chất lượng môi trường không khí ..................................................56
3.3.2. Hiện trạng việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và công tác hoàn
phục môi trường tại mỏ. ............................................................................................ 59
3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và hoàn phục môi trường tại mỏ
Ilmenit gốc phía Tây mỏ Ilmenit Cây Châm. ............................................................ 64
3.4.1. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ ............................ 64
v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Tên ký hiệu
1
BVMT
Bảo vệ Môi trường
2
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
3
BTCT
Bê tông cốt thép
4
COD
Nhu cầu oxy hóa học
5
CTR
Chất thải rắn
6
CTNH
7
CPM
Cải tạo phục hồi môi trường
8
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
9
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
10
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
11
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
12
UBND
Ủy ban nhân dân
13
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
Chất thải nguy hại
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp loại trữ lượng tinh quặng ilmenite các nước trên thế giới ..................8
Bảng 1.2. Danh mục các dự án khai thác titan tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 .....11
Bảng 2.1: Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 19
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu không khí ..........................................................................22
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu nước mặt ...........................................................................22
Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu nước thải ............................................................................22
Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu nước ngầm ........................................................................22
Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu đất .....................................................................................23
Bảng.3.1.Toạ độ các điểm khống chế diện tích khai thác .........................................31
Bảng 3.2. Công suất khai thác của mỏ ......................................................................35
Bảng 3.3. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác .............................................37
Bảng 3.4. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
(chưa xử lý) ...............................................................................................................38
Bảng 3.5. Lưu lượng nước mưa chảy tràn và lượng chất bẩn tích tụ tại các khu vực
trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động .....................................................................39
Bảng 3.6. Ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác ............................... 40
Bảng3.7 : Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại cửa xả ra ngoài môi trường .....41
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực khai thác năm 2016 ......................42
Bảng3.9 : Diễn biến chất lượng nước thải moong khai thác từ năm 2014 đến năm
2016. .......................................................................................................................... 44
Bảng3.10.: Diễn biễn nước thải tại hồ lắng của bãi đổ thải từ 2014 -2016 ..............46
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực khai thác năm 2016 .............48
Bảng 3.12: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm năm 2016 ........................... 50
Bảng 3.13: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm tại nhà dân ven mỏ năm
2014-2016..................................................................................................................51
Bảng 3.14: Kết quả phân tích môi trường đất ........................................................... 54
Bảng3.15.: Kết quả phân tích mẫu đất tại khai trường khai thác năm 2014-2016....55
Bảng 3.16: Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực mỏ năm 2016 ......57
Bảng3.17. : Kết quả phân tích mẫu không khí tại bãi thải, moong khai thác và khu
văn phòng năm 2014-2016. .......................................................................................57
Bảng 3.18.Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác ..................................59
Bảng3.19.: Phương án cải tạo phục hồi môi trường được cam kết tại dự án cải tạo
phục hồi môi trường của dự án. ................................................................................63
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có nguồn tài nguyên quặng titan khá phong phú và được phân bố
rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ. Quặng titan ở Việt Nam có hai loại: quặng gốc và
quặng sa khoáng.Các điểm và mỏ quặng gốc titan thường tập trung trong nội địa và
phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Trong số hơn 10 điểm và
mỏ quặng gốc đã được phát hiện, chỉ có mỏ Cây Châm đã được thăm dò và có trữ
lượng khoảng 4,83 triệu tấn và trữ lượng dự báo khoảng trên 15 triệu tấn.
Quặng titan sa khoáng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam, còn sa
khoáng nội địa có quy mô không đáng kể. Sa khoáng ven bờ biển Việt Nam được
phân bố trải dài suốt dọc bờ biển, từ Bắc tới Nam.
Hoạt động khai thác titan trong những năm qua gây ra ô nhiễm môi trường
như: Nguy cơ ảnh hưởng nguồn nước mặt xung quanh, có thể gây cạn kiệt, suy
giảm tầng nước ngầm. Mặt khác, một số dự án khi đi vào khai thác thực tế sử dụng
nước biển để tuyển quặng gây nhiễm mặn nhiều giếng nước, đất canh tác nông
nghiệp của dân. - Khu vực dự án khai thác titan có nguy cơ hoang mạc hoá cao do
việc phá vỡ lớp thực vật bản địa sẽ xảy ra các hiện tượng cát bay, cát nhảy lớn vào
mùa khô làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư xung quanh khu vực dự án. Người dân
thường xuyên có khiếu kiện về môi trường.
Vì vậy, cần có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ và có các giải
2
pháp hiệu quả để giảm thiểu, khắc phục tình trạng trên, đặc biệt là vấn đề cải
tạo, phục hồi môi trường (CPM) và đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức
“khai thác tận thu”, đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư nửa vời,
tách được ilmenit, phần còn lại giàu zircon rutin và momazit được bán ra nước
ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực chuyên
môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây lãng phí
tài nguyên, tác động xấu đến môi trường, dẫn đến tình trạng tranh chấp trong sản
xuất và thị trường. Thái Nguyên và Tuyên Quang là hai tỉnh là nơi tập trung chủ yếu
các điểm và mỏ quặng gốc titan, trong đó có mỏ Cây Châm tại huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên đã được thăm dò và có trữ lượng khoảng 4,83 triệu tấn và trữ
lượng dự báo khoảng trên 15 triệu tấn. Trong một số năm trở lại đây, nhờ định
hướng phát triển của tỉnh, việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực
khai thác quặng gốc titan trên địa bàn huyện Phú Lương đã tạo ra công ăn việc làm,
góp phần cải thiện cuộc sống cho một số lượng lao động địa phương nơi có mỏ khai
thác. Tuy nhiên, các dự án khai thác titan tiềm ẩn nhiều tác động môi trường, cảnh
quan, nguồn nước ở các mức độ khác nhau. Hoạt động khai thác quặng gốc titan tác
động không nhỏ tới đời sống nhân dân và môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi hệ sinh thái, trong khi công tác
bảo vệ môi trường tại các điểm mỏ khai thác còn nhiều hạn chế, cần có sự quản lý,
kiểm tra chặt chẽ và có các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu, khắc phục.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu, lựa chọn thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường đối với mỏ
quặng Ilmenit Cây Châm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết và
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường đối với khu
vực mỏ khai thác Ilmenit Cây Châm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2.2. Mục tiêu cụ thể
3
- Đánh giá và xác định được hiện trạng khai thác và các tác động chính của
dự án khai thác mỏ Ilmenit Cây Châm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến
môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình thực hiện các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm và phục hồi môi trường của mỏ Ilmenit Cây Châm, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phục hồi môi
trường phù hợp, hiệu quả nhất nhằm trả lại cảnh quan, môi trường của dự án đã bị
khai thác.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất giải pháp phục hồi môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ
môi trường đối với khu vực triển khai dự án khai thác Ilmenit Cây Châm, xã Động
Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Từ những kết quả nghiên cứu, đưa ra các khuyến cáo đối với các Chủ dự
án và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý môi trường để hoạt động bảo vệ môi
trường và phục hồi môi trường đối với mỏ Ilmenit Cây Châm mang lại hiệu quả,
bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau khi ra trường;
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học có liên quan;
- Đây là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý môi trường tại địa phương
4
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngườ i và sinh
vật”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản
bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên bởi vì sự sống
của con người và động thực vật phụ thuộc vào đất. Trên quan điểm sinh thái học
thì đất là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái khác trên trái
đất.
5
“Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và
lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm
không khí lắng xuống đất (theo nước mưa)....”(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển.
Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con
người. Thế nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số
lượng và chất lượng.
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao gồm
hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi
nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện bình thường,
không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1%
Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro, Ozôn, hơi nước...
Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến
cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên
bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô
nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu
trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử
vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ
vật liệu .
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và
khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có
thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân
6
cư, từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ
châu lục này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều
này.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả
thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm,
con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời,
cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm
lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới
thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình.
Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất
lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không
khí”.(Luật bảo vệ môi trường 2014[9])
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 1 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2011.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
7
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
Các quy chuẩn áp dụng:
- QCVN 08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi
trường không khí xung quanh.
1.3. Tiềm năng Titan trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Tổng quan về Titan
Titan, ký hiệu Ti, là nguyên tố hoá học nhóm VI hệ tuần hoàn Mendeleev, số
thứ tự 22, khối lượng nguyên tử 47,90. Hàm lượng trong vỏ trái đất chiếm 0,57%
khối lượng. Để lấy được kim loại titan phải trải qua nhiều khâu công nghệ tuyển
tách hết sức phức tạp từ quặng titan gốc và từ quặng sa khoáng.
Hiện nay, công nghiệp sử dụng chủ yếu 3 khoáng vật để lấy oxit titan gồm:
ilmenit FeTiO3 (31,6% Ti), rutil TiO2 (60% Ti) và Leucoxen TiO2.nH2O. Ngoài
ra, còn có thể thu hồi titan khi chế biến các khoáng vật chứa titan khác như
peroovkit, titanomagnetit, loparit (Cao Văn Hồng, 2006).[2]
1.3.2. Tiềm năng titan trên thế giới
Số liệu do U.S Geological Survey, 2010 công bố, tổng trữ lượng thế giới là
684 triệu tấn tinh quặng ilmenite, các nước có trữ lượng lớn nhất vẫn là: Trung
Quốc, Úc, Ấn Độ, Nam Phi... và Việt Nam được USGS đánh giá có trữ lượng 1,6
triệu tấn, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng. Chi tiết xếp loại trữ lượng tinh quặng
ilmenite các nước trên thế giới được trình bày tại Bảng 1.1.
Theo số liệu tại Bảng 1.1 cho thấy Trung Quốc là nước có trữ lượng lớn nhất
về tinh quặng Titan, tuy nhiên Trung Quốc là nước hiện đang nhập khẩu rất lớn
8
ilmenite từ Việt Nam. Mỹ tuy có trữ lượng ilmenite không cao nhưng hiện đang là
nhà sản xuất, chế biến các sản phẩm titan lớn nhất thế giới. Đây là một trong những
vấn đề Việt Nam ta đã và đang rút kinh nghiệm để đưa ra chiến lược lâu dài khai
thác và chế biến titan. (U.S.Geological Survey 2010.[13])
Bảng 1.1: Xếp loại trữ lượng tinh quặng ilmenite các nước trên thế giới
Nước
STT
Trữ lượng
1
China
20.000
2
Australia
130.000
3
India
85.000
4
South Africa
63.000
5
Brazin
43.000
6
Madagasca
40.000
7
Norway
37.000
8
Canada
31.000
9
Mozambique
16.000
10
United States
6.000
11
Ukraine
5.900
12
Việt Nam
1.600
13
Khác
26.000
Nguồn: (U.S.Geological Survey 2010.[13])
1.3.3. Tiềm năng titan của Việt Nam
Theo kết quả điều tra thăm dò trong hàng chục năm qua và các chuyên gia về
titan đã cho biết, Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng titan của thế giới,
đứng sau các nước Canada, Mỹ, Na Uy, Ấn độ và Úc (Hồng Liên, 2004)[8]. Cùng
với sự hội nhập của đất nước, các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ tạo
ra nhu cầu về khoáng chất công nghiệp, đặc biệt những sản phẩm từ quặng titan
đang có tốc độ tăng trưởng rõ rệt. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đang phải nhập
khẩu từ nước ngoài với giá trị mỗi năm lên đến trên 40 triệu. Chính vì thế, tài
nguyên khoáng sản titan là một trong những tiềm năng lợi thế của nước ta. Vấn đề
9
là chúng ta cần phải khai thác, chế biến thế nào để đạt được mục đích phát triển
kinh tế một cách bền vững.
Quặng titan-zircon ở Việt Nam gồm 2 loại hình quặng gốc và quặng sa
khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, quặng sa
khoáng tập trung ở vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bà Rịa- Vũng Tàu
(Uông Đình Khanh, Trần Hằng Nga, Ngô Anh Tuấn, 2006)[12]. Quặng sa khoáng
được chia thành 2 loại: sa khoáng lục địa và sa khoáng ven biển.
Sa khoáng ven biển là nguồn cung cấp titan chủ yếu hiện nay. Dọc ven biển
Việt Nam, điểm quặng titan sa khoáng phân bố từ Quảng Ninh đến Bà Rịa – Vũng
Tàu nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Có 4 vùng
có trữ lượng sa khoáng titan ven biển lớn là: Hà Tĩnh, Quảng Bình - Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Bình định - Khánh Hòa, Bình Thuận (Bộ Tài nguyên và Môi
trường (2012)[1])
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam đủ điều kiện để phát triển ngành titan
đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp không lớn, đáp
ứng nhu cầu trong nước, có hiệu quả hơn nhiều so với xuất khẩu quặng và nhập
khẩu pigment, ilmenit hoàn nguyên và zircon mịn. Phương hướng phát triển ngành
công nghiệp này trong thời gian tới là hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ khai
tuyển, nâng cao chất lượng ilmenit, ziricon... từng bước xây dựng các cơ sở chế
biến ilmenit và các khoáng sản cộng sinh thành các sản phẩm có giá trị cao như rutil
nhân tạo, xỉ titan, ziricon sạch, bột màu TiO2, hạn chế bán các sản phẩm thô không
chế biến.
1.4. Tình hình chung về hoạt động khai thác titan tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và tận thu sa khoáng titan tại
Việt Nam diễn ra hết sức phức tạp trên quy mô lớn, gây tổn thất về tài nguyên
khoáng sản, làm suy thoái các thành phần môi trường và gây lộn xộn, mất trật tự an
ninh xã hội.
Do thị trường tiêu thụ titan và các khoáng sản đi kèm trên thế giới biến động
mạnh theo chiều hướng gia tăng về giá cả nên tình hình khai thác sa khoáng titan ở
nước ta trở nên biến động và khó kiểm soát. Tình trạng khai thác không phép ở một
10
số địa phương (Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình định…) đã làm ảnh
hưởng tới môi trường và gây tổn thất tài nguyên quốc gia
Đặc biệt, do kim loại titan có những đặc tính quý, sử dụng được trong nhiều
lĩnh vực công nghiệp trên thế giới nên nhiều nước có nền công nghiệp phát triển lại
hạn chế khai thác trong nước mà chủ yếu nhập khẩu tinh quặng thô về để chế biến,
do vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã ồ ạt khai thác và buôn bán loại nguyên liệu
này, gây thất thu lớn cho nền kinh tế nước ta.
Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 2 triệu tấn quặng đã được khai thác,
trong đó một phần đáng kể bán ra thị trường ở dạng thô, chưa qua chế biến. Tính từ
trước năm 2012, hầu hết các đơn vị trên địa bàn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình
Thuận đều khai thác và xuất khẩu quặng thô, chủ yếu là sang Nhật Bản và Trung
Quốc... với sản lượng bình quân hàng năm là 100 - 150 ngàn tấn. Sau khi Chỉ thị số
02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, việc khai
thác titan đã chuyển sang hướng chế biến sâu sau đó mới được phép thực hiện các
bước tiếp theo.
Việc quản lý hoạt động khoáng sản được thực hiện thông qua các giấy phép
khai thác do 2 cấp quản lý cấp cho các doanh nghiệp, trong đó Bộ Công nghiệp
(trước năm 2002) hoặc Bộ Tài nguyên &Môi trường (sau năm 2002) cấp giấy phép
khai thác cho các mỏ lớn, còn Sở Công nghiệp (trước năm 2002) hoặc Sở Tài
nguyên và Môi trường (sau năm 2002) cấp GPKT cho các mỏ nhỏ.
11
Bảng 1.2. Danh mục các dự án khai thác titan tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
Giấy phép Thời
Tên mỏ
TT
số, ngày
hạn
Trữ
lượng
Ghi chú
tháng cấp (năm) (103 tấn)
I
Tỉnh Thái Nguyên
1
Các dự án đã cấp phép
5.603
2.609
khai thác
a
b
Mỏ Cây Châm, xã Động
325/GP-
Đạt và Phủ Lý, huyện Phú
BTNMT
Lương (quặng gốc)
25/3/2005
Mỏ Cây Châm, xã Động
153/GP-
Đạt và Phủ Lý, huyện Phú
BTNMT
Lương (quặng sa khoáng)
08/02/2006
Công ty cổ phần
24
15,5
1.053 Ban Tích
556
Công
ty
nhiệm
hữu
trách
hạn
xây dựng và phát
triển miền núi
c
Phía Tây mỏ Cây Châm, xã
Động Đạt, huyện Phú Lương
Công ty cổ phần
1179GPBTNMT
9
1.000 khoáng
20/6/2011
2
Các dự án dự kiến cấp
Khu vực Na Hoe, xã Phú
Lạc, huyện Đại Từ
An
Khánh
2.994
mới
a
sản
Thăm dò
xong
Công ty cổ phần
4,2
33,2
Kim loại màu Thái
Nguyên
b
Khu vực Làng Lân - Hái
Hoa, thuộc các xã Động Đạt và
xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương
583
Công
ty
nhiệm
hữu
trách
hạn
xây dựng và phát
triển nông
thôn
miền núi
c
Khu Làng Cam thuộc các xã
Động Đạt và Phủ Lý, huyện
250
Công ty cổ phần
Ban Tích
12
Phú Lương
d
Khu vực Hữu Sào thuộc các
xã Đức Lương và Phú Lạc,
huyện Đại Từ và khu vực Sơn
Đầu thuộc các xã Sơn Phú, Bình
1.300
Yên, Bình Thành, Phú Đình và
Công
ty
nhiệm
hữu
hạn
thành
viên
một
trách
Đầu tư và Phát
triển Thái Dương
Trung Lương, huyện Định Hóa
đ
Khu vực titan Nam Cây
Công
Châm, xã Động Đạt, huyện Phú
Lương; Khóm Mai, xã Tân Linh
và khu vực Phú Thịnh thuộc các
ty
liên
doanh Kim loại
578
màu Việt Bắc
xã Phú Thịnh, Phú Lạc và Phú
Cường thuộc huyện Đại Từ
e
Khu Làng Cam thuộc các
xã Động Đạt và Phủ Lý, huyện
Phú Lương
Công ty cổ phần
250
khoáng
sản
An
Khánh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ) [10]
1.5. Các tác động của quá trình khai thác Ilmenit đến môi trường.
1.5.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác Ilmenit tới môi trường không khí
Tác động tới môi trường không khí của hoạt động khai thác Ilmenit chủ yếu
là tạo ra bụi và các khí độc hại. Bụi thường xuyên phát sinh trong quá trình nổ mìn,
đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển Ilmenit. Các khí độc hại này gồm CO2, CO,
NOx và nhiều loại khác và vật liệu nổ mìn. Trong quá trình khai thác Ilmenit nếu
không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây ô nhiễm.
1.5.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác Ilmenit tới môi trường nước
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến Ilmenit đang
phát triển, những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy
thoái nguồn gây nước sản xuất nông nghiệp.
13
Trong quá trình khai thác, nước thải phát sinh chủ yếu từ tháo khô moong, đổ
thải, v.v..., gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu
vực xung quanh khai trường, làm thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện
tàng trữ và thoát nước (tác động cơ học), làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần
hoá học của nước (tác động hoá học).
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường
bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bói thải được tâng cao.
Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của
dòng chảy trong khu mỏ như thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc
dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng,v.v...
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể
làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn
nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền kề với cỏc
khu khai thác mỏ.
Khi tiến hành khai thác Ilmenit sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm
mét, là nơi tập trung nước cục bộ. Ngược lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải
thường xuyên bơm tháo khô nước ở đáy moong, hình thành các phễu hạ thấp mực
nước dưới đất với độ sâu mực từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính phễu hàng
trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khô các công trình chứa nước trên mặt như hồ ao,...
xung quanh khu mỏ. Kèm theo đó là ảnh hưởng do hoạt động của các phương tiện
máy móc khai thác và sản xuất Ilmenit như: máy xúc, máy ủi, nổ mìn…
Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung và nguồn
nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hoá học đối với nguồn nước cũng rất
đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan
nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa khô các thành phần chứa trong quặng và
đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi
thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước
chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,... là những tác động hoá học làm thay
đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Mức độ ô nhiễm hoá học các nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm
14
thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng, phương
pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và xử lý
chất thải,... Nước ở các mỏ Ilmenit thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng,
á kim, các hợp chất hữu cơ cao.
Khai thác khoáng sản còn là nguyên nhân gây suy thoái nguồn nước. Nguồn
nước mặt và nước ngầm xung quanh các khu vực khai khoáng sử dụng làm nguồn
cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đang bị suy giảm về trữ lượng và ô
nhiễm, suy thoái về chất lượng.
1.5.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác Ilmenit tới môi trường nước
Vì các mỏ quặng gốc Ilmenit hiện nay khai thác bằng phương pháp lộ thiên
nên có tác động trực tiếp tới môi trường đất trong và sau khi khai thác. Ngoài việc
chiếm dụng đất để mở mỏ khai thác thì các mỏ ilmenit đều chiếm dụng một diện
tích đất đáng kể sử dụng làm bãi thải. Đất đá thải trong quá trình khai thác và tuyển
rửa được thải một cách bừa bãi, không có quy hoạch đã gây ra sự xáo trộn làm ô
nhiễm đáng kể tới môi trường đất. Do không có người tổ chức quản lý hợp pháp nên
công tác phục hồi môi trường sau khai thác tại khu vực này không được thực hiện.
Điều này đã làm thu hẹp diện tích canh tác giảm chất lượng đất và không ai khác,
chính người dân địa phương phải gánh chịu... Ngoài ra, nước thải sau khi tuyển rửa
do hoạt động khai thác trái phép theo các khe suối, con sông... gây ô nhiễm nghiêm
trọng tới môi trường đất.
1.6. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên
1.6.1. Thực trạng hoạt động các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa
dạng về chủng loại, trong đó có loại khoáng sản có ý nghĩa đối với cả nước như
khoáng sản Vonfram đa kim, sắt, than, đá vôi...
Hiện trên địa bàn tỉnh có 169 giấy phép khai thác khoáng sản, gồm 22 giấy phép
do Bộ, ngành Trung ương cấp, 147 giấy phép do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp.
Hoạt động khai thác khoáng sản đã góp một phần tích cực vào ngân sách của tỉnh,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
15
1.6.2. Thực trạng môi trường do hoạt động của các mỏ khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh
Do các mỏ khai thác khoáng sản trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên hầu hết đều áp
dụng phương thức khai thác lộ thiên, chỉ một số ít áp dụng phương pháp hầm lò, với
công nghệ khai thác cơ giới, bán cơ giới và thủ công, đã và đang tác động xấu đến
môi trường ở nhiều khu vực dân cư cụ thể:
Gây tổn thất tài nguyên khoáng sản: do khai thác, chế biến chưa tuân thủ đúng
trình tự hoặc không tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt, không có kết quả
điều tra thăm dò chi tiết, sử dụng tài nguyên không đúng mục đích hoặc do khai
thác trái phép, như mỏ Làng Cẩm (tổn thất tài nguyên có thể lên đến 50%); mỏ
đôlômít Làng Lai; tình trạng khai thác trái phép tại khu vực quản lý của mỏ sắt Trại
Cau. Mặt khác, với diện tích mở moong khai thác, đổ thải đất đá đã làm mất đi hàng
ngàn ha đất rừng, đất nông nghiệp.
Tạo nên sự biến đổi đáng kể bề mặt địa hình và dòng mặt: do khai thác lộ
thiên, nhiều mỏ đã tạo ra các moong khai thác sâu tới hơn 100m so với mực nước
biển và đổ thải cao hơn 100m so với mặt địa hình khu vực, như mỏ than Khánh
Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau đã làm biến dạng địa hình và tác động
xấu tới môi trường và hệ sinh thái khu vực. Một số dòng chảy mặt bị bồi lấp, thậm
chí bị phủ lấp hoàn toàn, hoặc bị sạt lở vào mùa mưa lũ.
Ô nhiễm môi trường, như: ô nhiễm bụi do khai thác, chế biến, vận chuyển tại
các mỏ khai thác than, mỏ đá, mỏ sắt Trại Cau; ô nhiễm phenol, sunfat, độ pH thấp
tại các nguồn nước xung quanh các mỏ khai thác than; ô nhiễm các kim loại nặng
tại các mỏ khai thác và chế biến khoáng sản kim loại, nhất là khu vực lưu giữ bùn
thải.
1.7. Các giải pháp phục hồi môi trường trong khai thác lộ thiên tại Việt
Nam
1.7.1. Các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi trường đang được áp dụng ở các
vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoàn thổ phục hồi môi trường vẫn còn là vấn đề mới mẻ cả về
cơ chế chính sách cũng như về công nghệ và giải pháp tổ chức thực hiện. Trước
16
năm 1996, vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường chưa được đặt ra một cách nghiêm
túc đối với các hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Nhiều mỏ sau khi kết
thúc khai thác vẫn để lại nguyên trạng đất đá ngổn ngang, ngay cả việc khôi phục lại
địa hình địa mạo cũng không được tiến hành.
Từ khi Luật Khoáng sản ra đời, vấn đề hoàn thổ phục hồi môi trường được
đề cập nhiều hơn và được xem như một nhiệm vụ bắt buộc đối với các hoạt động
khai thác khoáng sản. Theo đó, mọi tổ chức cá nhân được phép hoạt động khai thác
khoáng sản phải chịu mọi chi phí và thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường sau khi
kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản. Theo
Luật Bảo vệ môi trường các dự án mới về khai thác và chế biến khoáng sản đều
phải lập báo cáo ĐTM, trong đó phải đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường
trong quá trình hoạt động của dự án cũng như các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi
trường sau khi kết thúc các hoạt động khai thác khoáng sản. Các giải pháp về bảo vệ
môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường, các yêu cầu về kinh phí bảo vệ môi
trường và hoàn thổ phục hồi môi trường phải được xác định trong báo cáo ĐTM, và
tiến hành ký quỹ phục hồi môi trường trước khi được cấp giấy phép khai thác. Tuy
nhiên, chúng ta chưa có được những chế tài cụ thể cho vấn đề này vì vậy kết quả
vẫn còn rất hạn chế.
Kết quả điều tra hiện trạng môi trường và hoạt động phục hồi môi trường tại
các vùng khai thác khoáng sản ở Việt Nam cho thấy công tác hoàn thổ phục hồi môi
trường ở các vùng khai thác khoáng sản còn chưa được chú trọng thực hiện đúng
mức, thiếu chế tài cụ thể và thiếu những nghiên cứu để đưa ra được mô hình và quy
trình hoàn thổ thích hợp. Việc triển khai công tác hoàn thổ phục hồi môi trường tại
các cở sở khai thác còn chậm và bị xem nhẹ. Các giải pháp hoàn thổ phục hồi môi
trường được áp dụng tại các vùng khai thác khoáng sản còn rất hạn chế, phần lớn đó
là các giải pháp đơn giản về mặt kỹ thuật và chi phí thấp. Có thể tạm chia các giải
pháp hoàn thổ phục hồi môi trường theo hai nhóm như sau:
1.7.1.1. Nhóm các giải pháp được áp dụng tại các mỏ hoạt động sau khi có Luật
Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản
17
Về cơ bản, các mỏ hoạt động sau khi có Luật Bảo vệ môi trường và Luật
Khoáng sản đã chú ý đến việc thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường ở các mức độ
khác nhau, trong đó có nhiều mỏ thực hiện tương đối tốt công tác cải tạo, phục hồi
môi trường.
Đối với các mỏ khai thác lộ thiên các vỉa quặng mỏng với lớp đất đá phủ
không dày đã tiến hành hoàn thổ phục hồi môi trường song song với quá trình khai
thác. Đó là các mỏ khai thác và chế biến quặng inmenit thuộc Hiệp hội Titan Việt
Nam như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Phát triển khoáng sản 4, Tổng
công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Công ty khoáng sản thanh niên Cửa
Hội, Công ty khoáng sản Thừa Thiên Huế, Công ty Liên doanh Bimal, Công ty
khoáng sản Bình Định…Nhìn chung sau khi trồng cây ở các đơn vị này được chăm
sóc trong những năm đầu và bảo đảm cho cây cối có thể tự phát triển được. Một số
khu vực sau khi cải tạo mặt bằng được xây dựng thành các khu dân cư mới khá
khang trang đẹp đẽ và tiện nghi hoặc xây dựng hồ nuôi tôm giống, khu chăn nuôi
lợn siêu nạc .
Đối với các mỏ lớn thân quặng dày, phải khai thác xuống sâu việc hoàn thổ
phục hồi môi trường chỉ có thể tiến hành được sau khi đã khai thác xong (như ở Xí
nghiệp liên doanh đồng Lào Cai, mỏ antimon Mậu Duệ…) nhưng các giải pháp
hoàn thổ phục hồi môi trường cũng đã được đề xuất trong các báo cáo đánh giá tác
động môi trường, mặt khác để xin được giấy phép khai thác các doanh nghiệp này
cũng đã tiến hành ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định hiện hành.
1.7.1.2. Nhóm các giải pháp được áp dụng tại các mỏ hoạt động trước khi có
Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khoáng sản ra đời
Các mỏ hoạt động vào thời kỳ này không lập kế hoạch tổng thể về công tác
cải tạo, phục hồi môi trường, không phải ký quỹ hoàn thổ phục hồi môi trường. Vì
vậy thực trạng hoàn thổ phục hồi môi trường ở các đơn vị này rất khác nhau. Nhiều
mỏ đã đóng cửa nhưng vẫn chưa thực hiện công tác hoàn thổ phục hồi môi trường,
vẫn chiếm dụng đất và tiếp tục làm suy thoái đất đai. Một số mỏ để lại nguyên hiện
trạng đất đá ngổn ngang, một số mỏ khác có tiến hành hoàn thổ phục hồi môi
trường ở những khu vực thuận lợi với diện tích còn hạn chế. Các giải pháp hoàn thổ