Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG KHANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI KCN
TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG KHANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI KCN
TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên - 2016




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Lê Hồng Khanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý
báu của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Dư Ngọc Thành là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận
văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Lào Cai, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường;
Ban quản lý khu kinh tế; các cơ sở sản xuất kinh doanh khu công nghiệp Tằng
Loỏng và các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập
số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó!

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Hồng Khanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................4
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4
3. Ý nghĩ của đề tài .....................................................................................................4
3.1.Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ......................................................................4
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................5
1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................5
1.1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................5
1.2. Tổng quan hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................ 7
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới ........................7
1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam .........................9

1.3.Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam .........11
1.3.1. Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới ...........................11
1.3.2.Quản lý ô nhiễm môi trường KCN tại Việt Nam .............................................15
1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai...................................................................................................21
1.4.1. Công tác quan trắc kiểm soát khí thải, nước thải ............................................22
1.4.2. Công tác thanh, kiểm tra .................................................................................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24


iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu ............................................................24
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa .......................................................................25
2.4.3. Phương pháp thống kê.....................................................................................25
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích ......................................................................25
2.4.5. Các thiết bị quan trắc và phân tích ..................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................28
3.1. Thực trạng môi trường khu công nghiệp Tằng Loỏng ......................................28
3.1.1. Đặc điểm nguồn thải các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp Tằng Loỏng ....28
3.1.2. Thực trạng môi trường không khí ...................................................................29
3.1.3. Thực trạng môi trường nước ...........................................................................39

3.1.4. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn ..........................................................45
3.2. Thực trạng công tác quản lý và BVMT tại KCN Tằng Loỏng ..........................49
3.2.1. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các sở ban, ngành chính
quyền địa phương ......................................................................................................49
3.2.2. Công tác quản lý và BVMT của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN .......51
3.2.3. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc.........................................................................56
3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nguồn thải KCN Tằng Loỏng ..........57
3.3.1. Giải pháp Đầu tư cơ sở hạ tầng .......................................................................57
3.3.2. Giải pháp quản lý và BVMT KCN Tằng Loỏng .............................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Kiến nghị ...............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BQL:


Ban Quản lý

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

KCN:

Khu công nghiệp

KCX:

Khu chế xuất

KKT:

Khu kinh tế

KHCN&MT:

Khoa học Công nghệ và Môi trường

QLNN:

Quản lý Nhà nước


UBND:

Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu môi trường không khí KCN Tằng Loỏng .........................25
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nước mặt KCN Tằng Loỏng ..............................................26
Bảng 3.1a: Lưu lượng khí thải các Nhà máy sản xuất hóa chất đang vận hành trong
KCN Tằng Loỏng,huyện Bảo Thắng ......................................................29
Bảng 3.1b: Lưu lượng khí thải các nhà máy sản xuất phân bón và phụ gia thức ăn
gia súc đang vận hành trong KCN Tằng Loỏng,huyện Bảo Thắng........30
Bảng 3.1c: Lưu lượng khí thải các nhà máy sản xuất luyện kim đang vận hành trong
KCN Tằng Loỏng,huyện Bảo Thắng ......................................................31
Bảng 3.2a: Lưu lượng khí thải quan trắc các nhà máy sản xuất hóa chất đang vận
hành trong KCN Tằng Loỏng ..................................................................32
Bảng 3.2b: Lưu lượng khí thải quan trắc các nhà máy sản xuất phân bón và phụ gia
thức ăn gia súc đang vận hành trong KCN Tằng Loỏng .........................33
Bảng 3.2c: Lưu lượng khí thải quan trắc các nhà máy sản xuất luyện kim đang vận
hành trong KCN Tằng Loỏng ..................................................................34
Bảng 3.3: Kết quả phân tích môi trường không khí Quý I năm 2015 KCN Tằng
Loỏng .......................................................................................................35
Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường không khí Quý II năm 2015 KCN Tằng
Loỏng .......................................................................................................35
Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí Quý III năm 2015 KCN Tằng
Loỏng .......................................................................................................36
Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường không khí Quý IV năm 2015 KCN Tằng
Loỏng .......................................................................................................36

Bảng 3.7: Kết quả phân tích môi trường không khí KCN Tằng Loỏng tháng 4/2016 ..... 37
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước suối Khe chom KCN Tằng Loỏng .............40
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước suối Cống Cù-KCN Tằng Loỏng ...............41
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước suối Trát KCN Tằng Loỏng .....................42
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước suối Mã Ngan – KCN Tằng Loỏng ..........43
Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước suối thôn Phú Hà, xã Phú Nhuận .............44
Bảng 3.13: Danh sách các dự án KCN Tằng Loỏng được thẩm định và phê duyệt
công nghệ .................................................................................................52
Bảng 3.14. Danh sách các nhà máy được phê duyệt kế hoạch phòng ngừa ứng phó
sự cố hóa chất ..........................................................................................56


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN ....... 18
Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý tại KCN Tằng Loỏng ...............................................21


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào Cai đang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ. Quan điểm của tỉnh là tập trung ưu tiên đầu tư phát triển những ngành
kinh tế mũi nhọn, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm
đến phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật
liệu xây dựng, phân bón, hóa chất gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó, KCN Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng là KCN trọng điểm của tỉnh Lào Cai tập trung nhiều nhà
máy sản xuất hóa chất và luyện kim bao gồm: sản xuất phốt pho vàng, Apatit; luyện

đồng; luyện gang thép, sản xuất axit, phân,... hoạt động sản xuất của các cơ sở trong
KCN đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho
người lao động địa phương.
Khu công nghiệp Tằng Loỏng được thành lập tại Quyết định số: 601/QĐUBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập KCN Tằng
Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích: 1.100 ha theo Quyết định
số 285/QĐ-UBND ngày 10/2/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch
chi tiết và điều chỉnh mở rộng khu công nghiệp Tằng Loỏng, tỷ lệ 1/2000. Trong đó
đất quy hoạch cho khu công nghiệp là 653,21ha. Tính đến thời điểm hiện nay Khu
công nghiệp có 28 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 16.699 tỷ đồng, với
15 dự án thuộc thành phần sản xuất chế biến sâu khoáng sản đã đi vào hoạt động
sản xuất ổn định.
Với tổng lượng chất thải được tổng hợp của 15 dự án đang hoạt động ổn định
trong KCN Tằng Loỏng được tính toán sơ bộ như sau: Tổng lượng nước thải phát
sinh tại KCN Tằng Loỏng 23.385 m3/ngày đêm, trong đó: Nước thải sinh hoa ̣t
662,472 m3/ngày đêm; nước thải công nghiê ̣p 214.417,08 m3/ngày.đêm; tổng lượng
chất thải rắn phát sinh tại KCN Tằng Loỏng là 1.253.961 tấn/năm (chủ yếu là xỉ
thải). Cụ thể khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường được thống kê theo
Báo cáo ĐTM của các cơ sở theo nhóm như sau: Nhóm sản xuất hóa chất (gồm các
nhà máy sản xuất phốt pho và axit): 138.860 tấn/năm; Nhóm sản xuất phân bón và


2

phụ gia thức ăn gia súc: 957.120 tấn/năm; Nhóm sản xuất luyện kim: 36.688
tấn/năm; Nhóm khác (gồm: nhà máy tuyển Apatit, Nhà máy xử lý và chế biến chất
thải rắn, nhà máy sản xuất bao bì): 121.293 tấn/năm.
Về tổng lượng khí thải: Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ĐTM của các cơ sở
thì tổng lưu lượng khí thải của các cơ sở trong KCN Tằng Loỏng đến năm 2015 là
925.972 Nm3/h. Trong đó: Nhóm sản xuất hóa chất 198.700 Nm3/h; Nhóm sản xuất
phân bón và phụ gia thức ăn gia súc 592.102 Nm3/h; Nhóm sản xuất luyện kim

135.100 Nm3/h
Hầu hết mỗi cơ sở đã đầu tư công trình xử lý môi trường, toàn bộ chất thải ra
môi trường yêu cầu phải được xử lý đạt tiêu chuẩn thải. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
một số cơ sở trong quá trình hoạt động để xảy ra sự cố môi trường tại một số thời
điểm (rò rỉ khí thải, nước thải chưa được xử lý triệt để hoặc sự cố tràn hồ thải...) gây
ô nhiễm môi trường cục bộ. Bên cạnh đó, vị trí khu công nghiệp nằm trong thung
lũng lòng chảo có dãy đồi, núi vây quanh, tập trung các nhà máy có loại hình sản
xuất cũng như chất thải tương đồng, mặc dù từng cơ sở đã có biện pháp xử lý môi
trường xong cới các loại hình sản xuất công nghiệp nặng, chế biến sâu khoáng sản,
cùng thời điểm các nhà máy đều hoạt động không tránh khỏi tác động cộng hưởng
giữa các nhà máy về chất thải (bụi, khói, khí, nước thải) gây ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh, tác động tới cuộc sống của dân cư quanh khu vực, tạo ra nhiều
xung đột giữa người dân và doanh nghiệp.
Các sự cố đã xảy ra tạo xung đột giữa giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
và giữa doanh nghiệp với người dân đã xảy ra các trường hợp như: Sự cố cháy phốt
pho của các nhà máy sản xuất phốt pho vàng (trong quá trình vệ sinh lò, đổ tràn ra
ngoài môi trường,...); Sự cố nước thải sản xuất của nhà máy phốt pho vàng Đức
Giang làm chết cá tại hồ của Nhà máy phốt pho vàng Đông Nam Á; Sự cố nước thải
sản xuất sau xử lý của Nhà máy tuyển Apatit, Supe lân và các nhà máy sản xuất
phốt pho vàng,... đã gây ra chết gia súc, cá và lúa của người dân; Hiện tượng cháy,
táp lá thực vật của các hộ dân khu vực thôn Khe Khoang (năm 2011) được xác định
là do khí SO2 của 06 nhà máy hoạt động sản xuất tại thời điểm đó thải ra môi trường;
Hiện tượng cây bồ đề bị rụng lá, thân khô ủa các hộ dân thôn Khe Chom (10/2012)


3

được xác định là do sự cộng hưởng của tất cả các loại khí thải của các nhà máy
trong KCN Tằng Loỏng, trong đó 02 khí SO2 và CO phát sinh ở hầu hết trong quá
trình sản xuất của các nhà máy, có tính độc hại và nhạy cảm cao không chỉ với con

người mà còn với cây cối, nhất là những loại cây bồ đề có sức chống chịu kém;...
Và còn không ít sự cố đã xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp trong KCN Tằng Loỏng từ trước đến nay, liên quan đễn xung đột về lĩnh
vực môi trường, Để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan
phân tích hợp lý, hợp tình để giải quyết xung đột giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp và giữa doanh nghiệp với người dân, phân tích một cách khoa học, khách
quan để các doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ bị thiệt hại.
Trong thời gian tới, KCN Tằng Loỏng sẽ có thêm nhiều dự án sản xuất chế
biến sâu khoáng sản lớn đi vào hoạt động càng khẳng định sự lớn mạnh của ngành
công nghiệp Lào Cai, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì KCN
Tằng Loỏng cũng phải đối mặt với nguy cơ sự cố môi trường ngày càng lớn. Do
hoạt động sản xuất luôn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và
môi trường xung quanh. Các loại chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất của
các nhà máy đều có khả năng phát tán nhanh trên diện rộng sẽ gây ra những sự cố
môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, để giảm thiểu những tác động tiêu cực về môi trường
trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN Tằng Loỏng, đồng thời
nhằm đánh giá một cách khách quan mức độ ô nhiễm trên cơ sở khoa học kết hợp
với thực tiễn, hướng tới xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống xung quanh KCN. Được sự nhất
trí của Nhà trường và dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý
tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng môi trường KCN Tằng Loỏng, thực trạng công tác quản lý
và bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong KCN từ đó đề xuất giải pháp quản lý
nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng môi trường: Không khí, nước thải, chất thải rắn tại
KCN Tằng Loỏng.
- Thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại KCN Tằng Loỏng:
Các cơ sở sản xuất kinh doanh khu công nghiệp Tằng Loỏng; các cơ quan quản
lý Nhà nước và chính quyền địa phương về môi trường đối với khu công nghiệp
Tằng Loỏng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường.
3. Ý nghĩ của đề tài
3.1.Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế phục vụ cho công tác
quản lý và bảo vệ môi trường.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về các giải pháp
bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng môi trường, những kết quả đạt được và những tồn
tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường từ đó đề xuất các giải pháp xử lý
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại KCN Tằng Loỏng.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học

1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Các khái niệm về môi trường
- Môi trường: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Sức chịu tải môi trường: Là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các
nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.
- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường: Bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường.
- Khu công nghiệp (KCN): là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
- Khu chế xuất (KCX): Là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN đã quy định.


6


- Khu kinh tế (KKT): Là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi
trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa
lý xác định,... KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan,
khu bảo thuế, KCX, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.
1.1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính
phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. [25].
Các quy chuẩn áp dụng: QCVN 08 - MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.



7

- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi
trường không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
1.2. Tổng quan hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới
và Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN
nói riêng đã gây tác động xấu tới môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước
thải sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt
hại đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
Hóa chất độc hại: Các chất gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Nãm 2004 ở Bắc Mỹ các cơ sở công nghiệp đã tạo ra trên 5 triệu tấn hóa chất độc
hại. Giai đoạn 1998-2004, tông số sự phát thải của chất gây ung thư và các chất độc
hại giảm 26% ở Hoa Kỳ và Canada, so với mức giảm 15% trong tất cả các hóa chất
theo dõi. [20].
Khí nhà kính: Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O,
O3, các khí CFC. Công nghiệp năng lượng ở Bắc Mỹ đã thải ra khí CO2, gần ngang
bằng với lượng khí thải CO2 phát sinh từ việc sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực
thương mại. Tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Bắc Mỹ lên tới hơn 8,5 tỷ tấn CO2
trong nãm 2005. [20]. Ngân hàng thế giới đã ước tính các KCN ở Tây Nam Nigiêria
đã thải ra 6.970 tấn /nãm chất gây ô nhiễm không khí (SO2, NO2, CO, VOC).
Chất thải nguy hại là chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính khác. Lượng chất thải nguy hại
được tạo ra rất lớn trong các KCN. Tại Hoa Kỳ, gần 34,8 triệu tấn chất thải nguy hại
đã được tạo ra vào năm 2005, chủ yếu dưới dạng chất thải lỏng. Tại Canada Chính
phủ ước tính hàng năm cũng tạo ra khoảng 6 triệu tấn chất thải nguy hại. Ớ Mexico,

hơn 35.000 cơ sở trong năm 2004 đã phát thải khoảng 6.170.000 tấn. [20].
Gujarat và Maharashtra ở Ấn Độ: Các KCN ở Gujarat đang gây ô nhiễm
nghiêm trọng tới môi trường. Nước thải chưa qua xử lý được đo thẳng ra sông khiến
các dòng sông ở Gujarat trở nên ô nhiễm. Mẫu nước lấy tại sông Khari nơi mà nó


8

chảy qua Lali có pH = 2 cho thấy tính axit rất cao, chỉ số BOD5 cao gấp 14 lần,
COD cao gấp 16 lần so với giới hạn cho phép. Khi các KCN đi vào hoạt động nó
còn làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm và làm giảm năng suất lúa, hoa màu. Tháng 8
năm 1999 mẫu nước ngầm lấy tại làng Lali phân tích tại Viện Công nghệ Ản Độ
cho thấy hàm lượng thủy ngân cao 211 lần so với giới hạn cho phép. Thủy ngân là
một kim loại nặng rất độc hại, nó gây tổn thương thận và hệ thần kinh trung ương.
Bờ biển Maharashtra của Ản Độ có một ngành công nghiệp dầu khí phát
triển tốt, thu hút nhiều công ty hóa chất. Maharashtra chiếm một phần tư doanh thu
hàng năm của ngành hóa chất quốc gia. Hoạt động công nghiệp đã thúc đẩy GDP
tăng cao và tạo các khoản thu, nhưng nhà nước bắt đầu phải trả một chi phí lớn do
suy thoái môi trường. Công nghiệp hóa chất cũng đã làm ô nhiễm cả bờ biển. Ban
kiểm soát ô nhiễm Maharashtra chỉ ra rằng không khí của thành phố cũng đã bị ô
nhiễm. [21].
Ở Mỹ: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa đưa ra một bản báo cáo
khá dày về tình trạng ô nhiễm chất thải từ các KCN tại nước này. Theo đó, trong
năm 2001, lượng chất thải công nghiệp được đưa ra môi trường có giảm khoảng
15% so với các năm trước. Tuy nhiên, mức chì có trong đó lại cao hơn rất nhiều và
vẫn còn tồn tại trong môi trường. Theo tính toán, nền công nghiệp khổng lồ của Mỹ
hàng năm thải ra môi trường khoảng 6,2 tỷ pound (chừng 2,81 triệu tấn) hoá chất
độc hại. Tuy có giảm về lượng so với trước, nhưng chúng ngày càng mang nhiều
độc tính hơn và khó phân huỷ trong môi trường hơn. Miền Tây nước Mỹ luôn đứng
đầu trong danh sách các bang thải nhiều chất hoá học độc hại. Đây cũng là khu tập

trung nhiều vùng khai thác khoáng sản và dầu mỏ trong cả nước. Theo thống kê, một
nửa trong số lượng kim loại nặng của cả nước Mỹ xuất phát từ miền Tây. Bang Nevada
đứng đầu với 355,5 nghìn tấn hoá chất, Utah tiếp sau với 348,3 nghìn tấn, Arizona
275,1 nghìn tấn. Hầu hết chúng đều được sử dụng để phục vụ ngành khai khoáng.
Các cơ sở sản xuất điện cũng "đóng góp" 17% vào số lượng hoá chất độc hại
thải ra môi trường. Đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện ở Ohio và Indiana. Các cơ sở
sản xuất hoá chất khác như dược phẩm và một số ngành khác cũng đưa ra môi
trường khoảng 1/10 tổng số lượng rác thải hoá chất.


9

Hoá chất thải ra từ các cơ sở công nghiệp đều có tác động không tốt đối tới
sức khoẻ người dân. Chúng là nguyên nhân của các căn bệnh ung thư, thần kinh và
khả năng sinh sản. Hàng năm, EPA đều có các bản báo cáo về môi trường trong
nước. Theo các báo cáo này, mức độ ô nhiễm của nước Mỹ đều có xu hướng tăng
về sự nguy hại. Mặc dù lượng chất thải có giảm nhẹ, nhưng các thành phần hợp chất
của số chất thải đó lại trở nên nguy hiểm hơn.
Chính phủ Mỹ luôn bị coi là thủ phạm số một trong việc thải khí nhà kính, tác
động đến toàn cầu. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình. Bên
cạnh đó, các vấn đề ô nhiễm của riêng nước Mỹ cũng đã đủ làm họ đau đầu. [27]
1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Tính từ năm 1991 đến năm 2009, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả
nước đã thành lập được 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố
trên 56/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó diện tích đất sử dụng cho
phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm
khoảng 65% diện tích đất quy hoạch các KCN.
Theo quy hoạch tại Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch
phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 xác

định sẽ hình thành hệ thống KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công
nghiệp Quốc gia, đồng thời hình thành hệ thống KCN có quy mô hợp lý để tạo điều
kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương
có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Kế hoạch đến năm 2015: Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có,
thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng
20.000 – 25.000 ha; nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 –
70.000 ha. Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô
lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng. Phấn đấu thu hút thêm
khoảng 6500 – 6800 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng trên 36 – 39 tỷ USD.
Định hướng đến năm 2020: Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện
tích đất dự trữ cho xây dựng KCN; Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn


10

lãnh thổ với tổng diện tích các KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020; Quản lý,
chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ
hoá. [1].
1.2.2.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hình thành lực lượng công
nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước, các KCN đóng góp đáng kể vào tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của các nước, hàng năm đạt tỷ trọng trung bình khoảng
20%. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê tạo ra giá trị xuất khẩu
khoảng 700.000 USD. Giá trị xuất khẩu của các KCN liên tục tăng trong những
năm gần đây (năm 2006 đạt khoảng 8 tỷ USD, năm 2007 đạt 10,8 tỷ USD, năm
2008 đạt 16,2 tỷ USD chiếm tỷ trọng 25,8% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả
nước). Với vai trò quan trọng của mình, trong năm 2008, các doanh nghiệp KCN đã
nộp ngân sách nhà nước khoảng 2,6 tỷ USD. Thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy,
giá trị sản xuất kinh doanh trên 1 ha diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt 1,68

triệu USD/năm. Các KCN đã thu hút trên 1,17 triệu lao động trực tiếp, nếu tính cả
số lao động gián tiếp thì số lao động được thu hút vào các hoạt động của các KCN
còn lớn hơn nhiều. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút trên 70
lao động trực tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ 10 - 12 lao
động). Thống kê cho thấy, phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao động
trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương
thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến.[1].
1.2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ
người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần đó.
Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây
ra những tổn thất kinh tế không nhỏ. Từ năm 1976 đến 1990 nước ta mới chỉ có
5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp nhưng đến năm 2004 số người mắc bệnh
đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Tổng số tiền chi trợ cấp bệnh nghề
nghiệp từ năm 2000 đến 2004 là hơn 50 tỉ đồng. Môi trường khu vực bị ô nhiễm
khiến gánh nặng bệnh tật của cộng đồng tại đó cũng gia tăng, điều này gây ảnh


11

hưởng nghiêm trọng tới đời sống của chính những người lao động trong KCN và cả
cộng đồng dân cư sống gần đó.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất
do ô nhiễm MT lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ
USD trong 71 tỉ USD của GDP năm 2007, và khoảng 4,2 tỉ USD trong 76 tỉ USD
của GDP năm 2008. Cũng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt
Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi
trường. Tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Nước thải chứa chất hữu cơ vượt giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng, làm giảm lượng ô xy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ô xy dẫn đến

một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng,
các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh đi vào chuỗi
thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới
sức khỏe con người.
1.3.Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Quản lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp trên thế giới
Sự tăng lên của các KCN đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên nó
cũng mang lại những tác động xấu tới môi trường. Trong lịch sử phát triển KCN,
các tác động gây ra do hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức
trong một thời gian dài. Tuy nhiên gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp nhằm ngăn ngừa các hậu quả môi trường về
lâu dài, các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp đã và đang có chiều
hướng phát triển.
Hiện nay trên thế giới có 3 mô hình quản lý môi trường KCN chính là: mô
hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải, mô hình quản lý KCN mô phỏng theo
hệ sinh thái tự nhiên và mô hình KCN theo chuỗi sản xuất.
- Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải: Theo mô hình này, tại
mỗi KCN có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tập trung. Các nhà máy nằm trong
KCN phải xử lý chất thải sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống xử lý tập trung nếu chất
thải có chất độc hại ảnh hưởng tới hệ thống xử lý tập trung. Chất thải của từng nhà


12

máy phải đạt tiêu chuẩn nhất định trước khi đổ vào hệ thống xử lý chung, tiêu chuẩn
này được định bởi cơ quan quản lý hệ thống xử lý chung, thông thường là cơ quan
quản lý môi trường KCN. Chất thải sau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải đạt
tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường, thông thường là Bộ
Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường.
Nhà máy phải trả chi phí sử dụng tỷ lệ với thể tích và nồng độ chất thải cần

xử lý. về phương diện không khí, giữa các nhà máy trong KCN có thể tiến hành
chuyển nhượng giấy phép ô nhiễm không khí. Qua đó, nhà máy nào có khả năng
giảm thiểu ô nhiễm dưới mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần tiêu chuẩn còn lại
cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Như vây, đôi bên đều
có lợi và nhà quản lý môi trường KCN cũng có lợi trong việc bảo đảm chất lượng
môi trường không khí xung quanh của KCN ở mức cho phép.
Đa số các KCN ở các nước Đông Nam Á đều được quản lý theo mô hình
này. Có thể lấy KCN ở Thái Lan làm ví dụ điển hình. Các KCN ở Thái Lan được
đặt dưới sự quản lý của ban quan lý KCN Thái Lan. Ban quản lý chịu trách nhiệm
chung về quản lý và phát triển KCN, kiểm soát ô nhiễm, quản lý môi trường kể cả
quan trắc chất lượng môi trường KCN. Tất cả các KCN ở Thái Lan đều có hệ thống
xử lý nước thải tập trung, các nhà máy đo nước thải vào các hệ thống xử lý chung
phải đạt tiêu chuẩn quy định bởi Ban quản lý, nếu không các nhà máy phải xử lý sơ
bộ. Các nhà máy sử dụng hệ thống xử lý chung phải trả phí tương ứng với thể tích
và nồng độ chất thải. Nước thải sau xử lý của hệ thống chung phải đạt tiêu chuẩn
của Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
Việc theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thải, khí thải và tiếng ồn trong KCN
được thực hiện bởi các công ty ký hợp đồng với Ban quản lý KCN. Ban quản lý
KCN Thái Lan ký hợp đồng với công ty B.J.T Water Co. Ltd để phân tích chất
lượng nước thải của từng nhà máy trước khi đổ vào hệ thống xử lý chung, công ty
này làm việc với sự theo dõi và đôn đốc của nhân viên Ban quản lý. Để thực hiện
kiểm chứng, các nhà máy có phòng thí nghiệm riêng có thể phân tích nước thải của
chính nhà máy mình. Các nhà máy không có phòng thí nghiệm riêng có thể gửi mẫu
tới các trung tâm dịch vụ môi trường để kiểm chứng. Việc kiểm tra chất lượng


13

không khí và tiếng ồn KCN do công ty S.G.S Thailand. Ltd đảm nhiệm. Ban quản
lý KCN Thái Lan có phòng thí nghiệm di động có thể lấy mẫu và phân tích tại chỗ

chất lượng không khí trong trường hợp khẩn cấp hay có khiếu nại. [26])
- Mô hình quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên: Mô hình này
giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ
thống xử lý cục bộ có thể đạt được tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên
trách môi trường, mặt khác giúp cải thiện chất lượng môi trường chung của KCN.
Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình sơ khởi, có tính chất đối phó với qui định và luật lệ
môi trường. Khi giá nguyên liệu, năng lượng gia tăng; khi tiêu chuẩn môi trường
ngày càng khắt khe nghiêm ngặt, mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải
không còn thích hợp. Giải pháp cho vấn đề sẽ là mô hình quản lý KCN mô phỏng
theo hệ sinh thái tự nhiên.
Theo mô hình này thì KCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệu tiêu
thụ sẽ giảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến mức tối
thiểu. Để thực hiện được việc giảm thiểu chất thải trong KCN, bản thân mỗi nhà
máy phải áp dụng quy trình ngăn ngừa chất thải của từng công đoạn sản xuất, tiết
kiệm và tiêu thụ nước, nguyên liệu một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Công cụ kinh
tế như phí ô nhiễm sẽ giúp nhà máy thay đổi thái độ hành vi ứng xử, mục tiêu của
nhà máy không còn là vấn đề xử lý chất thải mà phải thay đổi quy trình công nghệ
hay cách quản lý để có thể giảm thiểu chất thải càng nhiều càng tốt, để phí ô nhiễm
phải trả ở mức thấp nhất.
Nhà quản lý KCN có thể hỗ trợ cho các nhà máy bằng cách thu thập và
truyền bá thông tin về công nghệ sạch, thí dụ Ban quản lý KCN Thái Lan dự định sẽ
thành lập một trung tâm môi trường cho KCN cung cấp các thông tin cần thiết về
biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho từng loại công nghệ, công nghệ sạch, hệ thống
quản lý môi trường theo ISO, các biện pháp an toàn lao động. Ban quản lý KCN
Jebal Ali ở Dubai đã tổ chức cung cấp thông tin về công nghệ sạch, các phương
pháp tái sử dụng chất thải cho các nhà máy trong KCN. Những hoạt động kể trên
của Ban quản lý KCN Thái Lan và Dubai là ví dụ điển hình cho công cụ truyền
thông một chiều. Nếu như các KCN có thể thành lập được quỹ môi trường dựa trên



14

số tiền thu phí ô nhiễm, phí sản phẩm. nhà quản lý KCN có thể sử dụng quĩ này
phân phối cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ đầu tư vào công nghệ sạch
bằng hình thức tài trợ hay cho vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, để giảm thiểu đồng
thời nguyên liệu tiêu thụ và chất thải, chất thải của nhà máy này sẽ được sử dụng
làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy khác cùng nằm trong KCN.
Đã có những công trình nghiên cứu cho biết nước thải của nhà máy chế biến
thực pham có thể làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc; dịch đen
từ nước thải nhà máy giấy có thể làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bê tông;
tương tự đối với chất thải rắn và khí... Nếu các nhà máy có tiềm năng trao đổi chất
thải cùng nằm trong địa bàn KCN và có thể thực hiện được việc trao đổi chất thải
như vậy, hoạt động sản xuất của KCN sẽ đi theo một chu trình gần như kín và môi
trường sẽ được cải thiện rất nhiều.
Mô hình này mô phỏng theo sự hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên và dựa
vào khái niệm hệ sinh thái công nghiệp, hệ trao đổi chất công nghiệp và sinh thái
công nghiêp. KCN Kalundborg ở Đan Mạch là một trong những ví dụ nổi tiếng về
tiếp cận các khái niệm đã nêu, và là một trong những ví dụ của mô hình quản lý
KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên. Những nhà máy chủ yếu ở KCN
Kalundborg là nhà máy điện, nhà máy tinh luyện dầu, nhà máy sản xuất tấm thạch
cao và công ty dược pham sinh học. Chất thải được trao đổi giữa các nhà máy này
bao gồm tro, sulphur, thạch cao, nước làm nguội, hơi nước. Chất thải từ các nhà
máy này còn được tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp (bùn từ hệ thống xử
lý nước của công ty dược pham), hơi nước thặng dư từ nhà máy điện dẫn đến hệ
thốngu sưởi ấm trong thành phố lân cận.
Việc trao đổi chất thải, tái sử dụng chất thải KCN Kalundborg đã đưa đến lợi
nhuận bất ngờ cả về kinh tế lẫn môi trường. về mặt môi trường, KCN này đã giảm
3700 tấn/năm hay 13% lượng khí thải SO2; giảm 600.000 m3/năm hay 20% lượng
nước thải. về mặt kinh tế, các nhà máy tham gia vào dây chuyền trao đổi chất thải
đã tiết kiệm được 129 triệu USD.

Hiện nay, ngoài Kalundborg, một số KCN ở Pháp, Thụy Điển, Canada, cũng
được xem là những ví dụ quản lý môi trường theo mô hình này.


15

Công cụ truyền thông hai hay đa chiều với hình thức thỏa hiệp tự nguyện sẽ
tạo điều kiện để các nhà máy trong KCN thảo luận phương pháp trao đổi chất thải,
và nhà quản lý môi trường KCN sẽ đóng vai trò khởi xướng và là chiếc cầu nối
trong các cuộc thảo luận. Nhà quản lý môi trường KCN phải lập chương trình kiểm
soát chất thải, hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng tiềm năng trao đổi chất thải giữa các
nhà máy, liên lạc và thông tin cho các nhà máy để thực hiện chương trình kiểm toán
và tổ chức ứng dụng trao đổi chất thải. [26].
- Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất: Mô hình quản lý KCN theo
chuỗi sản xuất chỉ thực sự cần thiết khi có yêu cầu về tiêu chuẩn sinh thái của thị
trường thế giới hay nội địa, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm sạch với nhãn
hiệu sinh thái. Một sản phẩm sạch là sản phẩm được sản xuất theo một quy trình
không gây tác hại môi trường từ giai đoạn đầu cho tới khi thải bỏ, từ quá trình khai
thác nguyên liệu, chuyên chở nguyên liệu để tạo sản phẩm, quá trình sản xuất sản
phẩm, quá trình bảo quản, sử dụng và cho đến khi bị thải bỏ và toàn bộ các quá
trình này phải hạn chế đến mức tối thiểu những tác hại cho môi trường. [26].
Để thực hiện được điều này cần có sự hợp tác chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau
giữa các thành viên trong chuỗi sản xuất. Nhà quản lý môi trường KCN sẽ đóng vai
trò cung cấp thông tin về yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái, tổ chức phối hợp với nguồn
cung cấp nguyên liệu, tìm thị trường hay đăng ký thị trường sản phẩm sạch. Nếu các
nhà máy có liên hệ với nhau trong chuỗi sản xuất cùng nằm trong một KCN thì đó
là cơ hội tốt để tổ chức KCN theo mô hình này. Công cụ truyền thông đóng vai trò
quan trọng trong việc thông tin và thảo luận các phương pháp cải tiến công nghệ;
thay đổi công nghệ cho phù hợp với dây chuyền sản xuất sạch; mối liên hệ giữa
công ty cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuất sản phẩm và người tiêu dùng. Tuy

nhiên, thực hiện tổ chức mô hình này không phải dễ dàng và cho đến nay có rất ít ví
dụ minh họa triển khai mô hình này trên thực tế. [26].
1.3.2.Quản lý ô nhiễm môi trường KCN tại Việt Nam
1.3.2.1. Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN
Trong quá trình CNH-HĐH đấ t nước, nhiê ̣m vu ̣ bảo vệ môi trường luôn
đươ ̣c Đảng và Nhà nước coi tro ̣ng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998, tiếp đến


16

là Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bô ̣ Chính tri ̣về tăng cường công tác
Bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã đưa ra những định hướng
rất quan trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực hiện tốt phương
án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Quan điể m phát triể n đấ t nước của
Đảng ta cũng đã được khẳng định trong Chiế n lươ ̣c phát triể n KTXH giai đoạn
2001-2010 đươ ̣c Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u toàn quố c lầ n thứ IX của Đảng thông qua là "Phát
triể n nhanh, hiê ̣u quả và bề n vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiê ̣n tiế n bô ̣,
công bằ ng xã hô ̣i và BVMT".
Thực hiện các định hướng trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và nay là
Luật Bảo về môi trường (sửa đổi) 2014 đã được Quốc hội thông qua, hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và
bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Những vấn đề bức xúc và các điểm nóng
về môi trường đang từng bước được giải quyết.
Những hạn chế, tồn tại cùng với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn
cầu và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường nhiều thách thức
lớn cả trước mắt và lâu dài. Ngày 21/01/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và
xác định rõ “không đưa vào vận hành, sử dụng các KCN, khu công nghệ cao, khu
đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về
BVMT. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở
các khu dân cư do chất thải của các KCN, CCN, các làng nghề...”.

Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg. Một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm
2010, 70% các KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường; thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên
60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. Định hướng đến năm 2020 là
100% đô thị, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng,
phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế. Trong danh mục 36 chương trình, kế


×