Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LỘC VƯỢNG TP. NAM ĐỊNH TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.51 KB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***

NGUYỄN QUANG ĐÔNG

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, TP.NAM ĐỊNH,
TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, TP.NAM ĐỊNH,
TỈNH NAM ĐỊNH

Tên sinh viên
Chuyên ngành

: NGUYỄN QUANG ĐÔNG


: PTNT

Lớp

: K57- PTNTB

Niên khóa

: 2012 – 2016

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. BẠCH VĂN THỦY

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Quang Đông

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận tốt
nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, cá
nhân và các tổ chức.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam nói chung và khoa Kinh tế và PTNT nói riêng đã truyền
dạy cho tôi những kiến thức cơ bản, cũng như chuyên sâu về lĩnh vực Phát
triển nông thôn. Và đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo ThS. Bạch Văn Thủy,
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ về chuyên môn cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ Ủy ban nhân dân phường
Lộc Vượng, Tp. Nam Định đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số liệu cần
thiết, tạo điều kiện trong quá trình tôi thực tập tại cơ sở. Và hơn nữa là những
người dân đã tham gia các cuộc phỏng vấn, cung cấp cho tôi những số liệu
cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã
chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Quang Đông
ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (2015), hiện có tới 232 triệu lao
động di cư ra khỏi biên giới quốc gia, hiện con số này đã tăng tới 50% so với
năm 1990. Đối với Việt Nam, hiện tượng nhập cư diễn ra phổ biến và có xu
hướng gia tăng đặc biệt là nhập cư từ khu vực nông thôn tới khu vực đô thị,
theo số liệu Tổng điều tra năm 2009, số người nhập cư giữa các tỉnh trong 5
năm 1994 - 1999 là 2 triệu người, 5 năm 2004 - 2009 là 3,4 triệu người, tăng
1,4 triệu người, như vậy, cứ mỗi năm số người nhập cư tăng trung bình từ 8 10%.
Hiện nay quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng đang diễn ra mạnh
mẽ nên chất lượng đời sống của người dân địa phương đã và đang có sự thay
đổi nhanh chóng. Do những người lao động hiện nay trên địa bàn phường
nhập cư từ nơi khác đến nên tính chất của công việc cũng như mức thu nhập
ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định làm việc của người họ. Nhiều người do
công việc không ổn định, mức thu nhập lại không cao hoặc do công việc quá
nặng nhọc không theo được đã bỏ về giữa chừng,… Việc này đã tạo ra áp lực
lớn và gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa
phương. Để biết được công tác quản lý người lao động nhập cư tự do đến
phường được thực hiện như thế nào và đã đạt được kết quả ra sao? Để trả lời
và làm rõ được các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản
lý lao động nhập cư trên địa bàn phường Lộc Vượng, Tp.Nam Định, Tỉnh
Nam Định”.
Để đạt được mục tiêu chung nói trên thì tôi đưa ra các mục tiêu cụ thể
sau: (i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động
nhập cư; (ii) Đánh giá thực trạng công tác quản lý lao động nhập cư tại
phường Lộc Vượng; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
lao động nhập cư tại phường Lộc Vượng; (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm
iii



tăng cường công tác quản lý lao động nhập cư trên địa bàn phường Lộc
Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự quản lý của các cấp chính quyền
phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đối với lao động
nhập cư về quản lý hộ khẩu/ tạm trú tạm vắng, tiếp cận an sinh xã hội, quản lý
về việc làm. Chủ thể nghiên cứu chính là những lao động nhập cư đang làm
việc và sinh sống trên địa bàn nghiên cứu, bên cạnh đó phỏng vấn ý kiến của
cán bộ phường và chủ các nhà trọ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu như thu thập thông tin qua các tài liệu đã đăng trên sách báo, đề
tài khoa học, ấn phẩm, internet, các báo cáo của địa phương kết hợp với thu
thập số liệu trực tiếp qua điều tra bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn. Các số
liệu thu thập được xử lý và tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp PRA, phương pháp chuyên gia.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi thu được một số kết
quả cụ thể như sau:
Lao động nhập cư đến phường có xu hướng ngày càng tăng với
năm 2013 số lao động nhập cư đến phường là 1.750 người thì đến năm
2015 số lao động nhập cư đến phường là 2.038 người cho thấy sự thu hút
lao động từ thành phố ngày càng gia tăng. Lao động nhập cư đến địa bàn
phường làm việc chủ yếu là lao động nam với năm 2013 khi tổng số lao
động nhập cư đến phường là 1.750 người thì trong đó có tới 1.120 người
là lao động nam, năm 2015 với tổng số lao động nhập cư đến phường là
2.038 người thì trong đó tổng số lao động nam là 1.182 người. Lao động
nữ nhập cư đến phường làm việc ngày cũng có xu hướng tăng lên với
năm 2013 có 630 người lao động nữ thì đến năm 2015 số lao động nữ
nhập cư đến phường tăng lên tới 856 người.
năm 2013 có 572 người đăng ký tạm trú/tạm vắng chiếm 32,69% người
iv



lao động nhập cư đến phường và 61,2 % người lao động không đăng ký tạm
trú/tạm vắng đến năm 2015 có 1058 lao động đã đăng ký tạm trú/tạm vắng
chiếm 51,91% tổng số lao động nhập cư đến phường, có 40,33% số lao động
nhập cư vẫn chưa đăng ký tạm trú/tạm vắng trên địa bàn phường Lộc Vượng.
Mọi thủ tục từ đăng ký tạm trú đều do chủ nhà trọ đăng ký, những
người lao động này dường như chịu sự quản lý chính từ chủ nhà trọ. Điện sinh
hoạt tại Phường hiện nay đã đầy và đủ 100% và những công nhân cũng như
người lao động đến làm việc cũng đã được cung cấp đầy đủ 100% điện sinh
hoạt. Người lao động còn phần lớn chưa được tiếp cận với những dịch vụ y tế
cũng như chưa có sự hỗ trợ tư chính quyền, chủ lao động giúp cho những
người lao động dễ dàng tiếp cận với các dịch y tế hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lao động nhập cư trên địa
bàn phường gồm: cơ chế, chính sách, đặc điểm của lao động nhập cư, năng
lực của người quản lý, ý thức người lao động và tính chất công việc. Qua đó
ta rút ra được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý lao động nhập cư
trên địa bàn phường Lộc Vượng: Về đăng ký tạm trú/ tạm vắng; Về quản lý
an sinh xã hội; Về nhà ở; An ninh trật tự; Việc làm; Giải quyết khiếu nại, tố
cáo

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i

v


LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..............................................................................iii

MỤC LỤC........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, HỘP.....................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................xi
PHẦN I.............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
PHẦN 2.............................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ.....................................4
LAO ĐỘNG NHẬP CƯ...................................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm liên quan....................................................................4
2.1.2 Đặc điểm của lao động nhập cư...........................................................11
2.1.3 Vai trò của lao động nhập cư...............................................................12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý lao động nhập cư..................................14
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý lao động nhập cư..........................26
2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................29
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý lao động nhập cư trên thế giới.........................29
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý lao động nhập cư ở Việt Nam..........................31
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra...................................................................36
PHẦN III........................................................................................................39
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................39

vi



3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................39
3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội.....................................................................41
3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................47
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................47
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu........................................................................47
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................48
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................49
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................50
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................50
PHẦN IV........................................................................................................53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................53
4.1 Thực trạng tình hình lao động nhập cư đến phường Lộc Vượng.........53
4.2 Thực trạng quản lý lao động nhập cư đến địa bàn phường Lộc Vượng
......................................................................................................................... 58
4.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý lao động trên địa bàn phường Lộc Vượng...58
4.2.2. Quản lý đăng ký hộ khẩu / tạm trú tạm vắng....................................59
4.2.3 Quản lý việc tiếp cận an sinh xã hội cho lao động nhập cư................64
4.2.4. Quản lý các vấn đề về việc làm............................................................74
4.2.5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động 78
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lao động nhập cư đến Phường Lộc
Vượng.............................................................................................................79
4.3.1 Về cơ chế, chính sách............................................................................79
4.3.2 Đặc điểm của lao động nhập cư...........................................................81
4.3.3 Năng lực của người quản lý..................................................................82
4.3.4 Ý thức người lao động...........................................................................83
4.3.5 Tính chất công việc...............................................................................84
4.4 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý người lao động nhập cư

đến Phường Lộc Vượng.................................................................................85
4.4.1 Định hướng............................................................................................85
4.4.2 Giải pháp tăng cường quản lý lao động nhập cư................................88

vii


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................93
5.1. Kết luận....................................................................................................93
5.2 Kiến nghị...................................................................................................94
5.2.2 Đối với địa phương................................................................................95
5.2.3 Đối với người lao động nhập cư ngoại tỉnh.........................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................96
PHỤ LỤC.......................................................................................................98

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình biến động đất đai từ năm 2013 đến năm 2015............42
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế chính của thành phố Nam Định giai đoạn
2013 - 2015......................................................................................................46
Bảng 3.3 Tiêu chí chọn mẫu..........................................................................48
Bảng 3.4 Thu thập thông tin thứ cấp............................................................48
Bảng 4.1 Tình hình lao động nhập cư ngoại tỉnh tại phường Lộc Vượng 3
năm gần đây...................................................................................................56

viii


Bảng 4.2 Biến động lao động đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú tại
Phường Lộc Vượng qua các năm từ 2013 - 2015.........................................59

Bảng 4.3 Đánh giá của lao động về thủ tục đăng ký tạm trú/tạm vắng.....61
Bảng 4.4 Phỏng vấn chủ thuê trọ về tình hình thực hiện đăng ký cư trú
cho người thuê trọ..........................................................................................62
Bảng 4.5 Tình hình thực hiện đăng ký tạm trú của người lao động nhập cư
đến Phường Lộc Vượng.................................................................................63
Bảng 4.6 Tình hình thông báo lưu trú của người lao động nhập cư khi mới
đến Phường Lộc Vượng.................................................................................63
Bảng 4.7 Quản lý các lĩnh vực về đời sống...................................................64
Bảng 4.8 Loại hình nhà ở của người lao động nhập cư...............................65
Bảng 4.9 Tình hình kiểm tra nhà ở của chủ nhà trọ và cán bộ quản lý của
Phường............................................................................................................67
Bảng 4.10 Cách thức chữa bệnh của người lao động..................................68
Bảng 4.11 Tình trạng sức khỏe của lao động nhập cư đến địa bàn phường
Lộc Vượng......................................................................................................69
Bảng 4.12 Khó khăn trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế............................71
Bảng 4.13 Đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại và mong muốn
của lao động nhập cư tự do trong thời gian tới............................................72
Bảng 4.14 Bảng thống kê số vụ gây rối an ninh trật tự...............................73
Bảng 4.15 Bảng thống kê số vụ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự..........74
Bảng 4.16 Số lượng lao động tiếp cận với Trung tâm giới thiệu việc làm..75
Bảng 4.17 Khó khăn trong việc tiếp cận với trung tâm giới thiệu việc làm
......................................................................................................................... 75
Bảng 4.18 Tình trạng tìm kiếm việc làm của lao động nhập cư đến phường
Lộc Vượng......................................................................................................76
Bảng 4.19 Mức thu nhập/tháng của người lao động trước khi nhập cư....77
Bảng 4.20 Mức thu nhập/tháng của lao động nhập cư sau khi nhập cư....78
Bảng 4.21 Đặc điểm của người lao động nhập cư đến phường Lộc Vượng
......................................................................................................................... 81
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến công tác quản lý...............83
Bảng 4.23 Thống kê về số vi phạm của lao động nhập cư đến Lộc Vượng

trong năm 2015...............................................................................................84
Bảng 4.24 Đánh giá của người lao động về tính chất công việc ảnh hưởng

ix


đến cư trú của người lao động nhập cư........................................................85

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, HỘP
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu lao động phân theo nơi đến của phường Lộc Vượng
qua các năm 2013 – 2015...............................................................................57

SƠ ĐỒ

HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Biểu đồ biến động dân số qua các năm 2011 - 2015.....................43

HỘP
Hộp 4.1 Quy định của Phường về quản lý cư trú........................................61
Hộp 4.2 Một số khó khăn khác trong khám chữa bệnh..............................71
Hộp 4.3 Đánh giá của người lao động với thái độ phục vụ của cán bộ y tế
tại Trạm y tế Phường Lộc Vượng.................................................................71

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Ký hiệu
ANQP
BHYT
CATP
CC
CHDCND
EU
HCSN
HĐND
KCN
LĐ- TB & XH
QL

SL
THCS
THPT
TN
TP. HCM
TTANXH
UBND

Chú giải
An ninh quốc phòng
Bảo hiểm y tế
Công an thành phố
Cơ cấu
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Châu Âu
Hành chính sự nghiệp
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Lao động- Thương binh và xã hội
Quốc lộ
Số lượng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thu nhập
Thành phố Hồ Chí Minh
Trật tự an ninh xã hội
Ủy ban nhân dân

xi



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng
tăng lên, sự phân công lại lao động ngày càng sâu sắc đã tạo nên sự chênh
lệch và khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ. Theo thống
kê của Liên Hợp Quốc (2015), hiện có tới 232 triệu lao động di cư ra khỏi
biên giới quốc gia, hiện con số này đã tăng tới 50% so với năm 1990. Châu
Âu có số dân nhập cư đang sinh sống đông nhất chiếm khoảng 34%, tiếp đó là
châu Á và Bắc Mỹ. Nhập cư của các lao động châu Á sang các nước đang
phát triển có xu hướng gia tăng, cứ 10 lao động nhập cư thì có 1 lao động
Trung Quốc, cứ 5 người nhập cư thì có 1 người đến từ châu Á.
Đối với Việt Nam, hiện tượng nhập cư diễn ra phổ biến và có xu hướng
gia tăng đặc biệt là nhập cư từ khu vực nông thôn tới khu vực đô thị, theo số
liệu Tổng điều tra năm 2009, số người nhập cư giữa các tỉnh trong 5 năm
1994 - 1999 là 2 triệu người, 5 năm 2004 - 2009 là 3,4 triệu người, tăng 1,4
triệu người, như vậy, cứ mỗi năm số người nhập cư tăng trung bình từ 8 10%. Kết quả từ các công trình nghiên cứu gần đây về hiện tượng nhập cư lao
động tự do tại Việt Nam, người lao động sẽ di chuyển tới các nơi có điều kiện
tìm kiếm việc làm tốt hơn với kỳ vọng tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn, ổn định
hơn để đảm bảo cuộc sống được cải thiện hơn cả về vật chất và tinh thần. Mặt
khác, nhập cư lao động tự do cũng được coi là hệ quả của quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp thuần túy ở khu vực nông thôn, miền núi sang lĩnh vực sản xuất
phi nông nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố, đồng bằng.
Phường Lộc Vượng thuộc TP. Nam Định, phường được thành lập trên
cơ sở toàn bộ 4,2 km2 diện tích tự nhiên và 7.962 người (UBND phường Lộc
Vượng, 2015). Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên chất



lượng đời sống của người dân địa phương đã và đang có sự thay đổi nhanh
chóng.Do những người lao động hiện nay trên địa bàn phườngnhập cư từ nơi
khác đến nên tính chất của công việc cũng như mức thu nhập ảnh hưởng rất
nhiều đến quyết định làm việc của người họ. Nhiều người do công việc không
ổn định, mức thu nhập lại không cao hoặc do công việc quá nặng nhọc không
theo được đã bỏ về giữa chừng,…Việc này đã tạo ra áp lực lớn và gây ra rất
nhiều khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa phương. Để biết
được công tác quản lý người lao động nhập cư tự do đến phường được thực
hiện như thế nào và đã đạt được kết quả ra sao? Để trả lời và làm rõ được các
câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý lao động nhập cư
trên địa bàn phường Lộc Vượng, Tp.Nam Định, Tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất
giải pháp tăng cường công tác quản lý lao động nhập cư trên địa bàn phường
Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động nhập cư;
- Đánh giá thực trạng quản lý lao động nhập cư tại phường Lộc Vượng;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lao động nhập cư tại
phường Lộc Vượng;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý lao động nhập cư
trên địa bàn phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý lao
động nhập cư.
- Đối tượng điều tra: Người lao động nhập cư làm việc tại địa phương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về không gian:



Nghiên cứu tại địa bàn phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.
 Phạm vi về thời gian:
+ Thông tin thứ cấp: thu thập thông tin, báo cáo từ năm 2015 trở về
những năm trước
+ Thông tin sơ cấp: Thông tin thu thập qua nghiên cứu, phỏng vấn trực
tiếp năm 2016
 Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự quản lao động nhập cư đến phường
sinh sống, làm việc tại phường và khu vực thành phố Nam Định qua các vấn
đề: Quản lý về cư trú, quản lý lao động việc làm, quản lý về đời sống. Trong
đó quản lý về cư trú thì gồm quản lý về hộ khẩu và quản lý về an ninh trật tự
xã hội. Đồng thời, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lao
động nhập cư từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý lao động nhập
cư trên địa bàn phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm quản ly
a) Khái niệm
“Quản lý là gì?”, “Quản lý có những đặc điểm nào?”, “Phương pháp
quản lý ra sao? “Đó cũng là những câu hỏi chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà
còn có rất nhiều người đang thắc mắc, muốn biết và mong muốn được lý
giải.Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản

lý thường được hiểu là việc phụ trách hay chủ trì một công việc nào đó tùy
thuộc vào bản thân từ đó được hiểu và sử dụng theo nghĩa rộng nghĩa hẹp mà
có ý nghĩa nhất định. Xét trên những góc độ nghiên cứu khác nhau, cũng có
rất nhiều những lý luận khác nhau. Nhiều học giả và các trường phái quản lý
học trong và ngoài nước đã đưa ra những giải thích và lý luận không giống
nhau về quản lý như sau:
Theo Henrry Fayor (1886 – 1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý
theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng
quản lý từ thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản ly là một tiến
trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển
và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra
Theo J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn
mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản
ly là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp
các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành
động riêng rẽ không thể nào đạt được.


Stephan Robbins quan niệm: Quản ly là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soátnhững hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
đề ra.
Từ những năm 1950 trở lại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản
lý đối với sự phát triển kinh tế, đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu
về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể
nêu ra một số cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận theo kinh nghiệm
Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm,
mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể. Những người theo cách

tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc
những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người
nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả
trong trường hợp tương tự
- Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân
Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên lý tưởng cho rằng
quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người, và do đó,
việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối quan hệ giữa người với người.
+ Tiếp cận theo ly huyết quyết địnhcho rằng: người quản lý là người
đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định. Sau
đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý.
+ Tiếp cận toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem
xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu
và mô hình toán học. Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng
tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình logic, thì nó có thể
biểu thị được các ký hiệu và các mô hình toán học. Vì vậy, việc ứng dụng
toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt
nhất


+ Tiếp cận theo các vai trò quản ly: Là một tiếp cận mới đối với lý

thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và các
nhà thực hành. Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà
thưc tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận
xác định hoạt động (vai trò) quản lý là gì…
Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về
quản lý như:
• Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người
khác


• Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các

quyết định
• Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những
cộng sự trong cùng một tổ chức
• Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức. Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái
gì đó.
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,…) đều có thể xem như một hệ thống gồm hai
phân hệ: chủ yếu quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng
hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).
Từ đó có thể đưa ra khái niệm:
Quản ly là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản ly
lên đối tượng và khách thể quản ly nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường
luôn biến động.
b) Đặc điểm của quản lý
Quản lý có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến
+ Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa conngười với con
người.

+ Quản lý là tác động có ý thức.
+ Quản lý là tác động bằng quyền lực.


+ Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực
+ Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung.

+ Quản lý hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ

thuật

+ Quản lý và tự quản là hai mặt đối lập của một chỉnh thể.

c) Các phương pháp quản ly
- Các phương pháp chung
 Phương pháp biện chứng duy vật: là phương pháp xem xét các sự
vật, hiện tượng và quá trình của thế giới khách quan trong mối liên hệ tác
động qua lại, trong sự vận động biến đổi và phát triển theo quy luật của chúng
 Phương pháp logic – lịch sử: Là phương pháp kết hợp giữa logic với
lịch sử, hoặc thống nhất giữa logic và lịch sử. Nó xem xét các sự vật, hiện
tượng của thế giới trong mối liên hệ nội tại, tất yếu cũng như những cái
chung, cái giống nhau, có tính lặp lại của sự vận động, biến đổi và phát triển
của chúng.Bằng phương pháp logic – lịch sử, khoa học quản lý chỉ ra rằng
mỗi một loại hình và cấp độ đều có quá trình phát sinh, hình thành, phát triển
và mất đi của nó; đồng thời các loại hình quản lý khác nhau (quản lý kinh tế,
quản lý hành chính, quản lý nhân lực…) đều có mỗi liên hệ mật thiết với
nhau, đều có những cái chung, cái giống nhau, cái lặp lại hay là tính quy luật
riêng.
 Phương pháp trừu tượng hóa: Là phương pháp xem xét các sự vật
hiện tượng của thế giới khách quan không phải ở tất cả các mặt, các yếu tố,
các thuộc tính của nó, mà nó gạt bỏ những hiện tượng bên ngoài đa dạng,
phong phú, những yếu tố ngẫu nhiên để hướng tới cái điển hình, cái cốt lõi
nhằm vạch ra bản chất và các cấp độ bản chất của sự vật.
- Các phương pháp cụ thể
Ngoài những phương pháp chung như đã trình bày ở trên, khoa học
quản lý còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như:
 Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực:



+Phương pháp quản lý chuyên quyền: Là việc sử dụng quyền lực một
cách tối đa ở mọi lúc mọi nơi. Chuyên quyền được biểu hiện ở các dấu hiệu:
Không san sẻ, không ủy quyền, không giao quyền hay không chấp nhận sự
tham gia của người khác vào quá trình sử dụng quyền lực, nhất là trong việc
ra quyết định. Là sự tác động cưỡng chế, áp đặt của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách tối đa trong điều kiện,
hoàn cảnh đặc biệt, với những công việc đặc thù, nhàm đạt tới hiệu quả tối ưu
+Phương pháp quản lý dân chủ: Là tác động qua lại, hài hòa của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách phù
hợp nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu
+Phương pháp quản lý “tự do”: Là tác động khuyến khích, động viên
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một
cách tối thiểu với những công việc đặc thù nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu
 Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính vật
chất:
+Phương pháp quản lý bằng kinh tế: là tác động của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng các nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế để
tạo ra động cơ thúc đẩy, phát huy tiềm năng và năng lực của họ nhằm đạt tới hiệu
quả tối ưu.
+Phương pháp quản lý bằng hành chính: là sự tác động của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sơ sử dụng các công cụ tổ chức – hành
chính để duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu
 Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có
tính phi vật chất:
+Phương pháp chính trị tư tưởng: là tác động tuyên truyền giáo dục của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để xác lập nhận thức đúng đắn về sứ
mệnh của tổ chức, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên nhằm thực
hiện công việc một cách tối ưu.



+Phương pháp tâm lý – xã hội: là tác động bằng tâm lý, tình cảm của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ và gắn
bó giữa các thành viên nhằm xây dựng “bầu không khí hữu ích” của tổ chức
2.1.1.2 Lao động và lao động nhập cư
a. Lao động
Người lao động là một hay một nhóm người có tư liệu săn xuất và sử
dụng tư liệu sản xuất đó để tạo ra của cải vật chất.
Người lao động là những người làm công ăn lương, có thể là:
+ Lao động phổ thông: công nhân, thợ, người làm thuê, người giúp
việc, osin, lái, phụ đò,…
+ Lao động trí thức: nhân viên (công chức, tư chức), cán bộ,…
Một người lao động đóng góp lao động và chuyên môn để nỗ lực tạo ra
sản phẩm cho người chủ (người sử dụng lao động) và thường được thuê với
hợp đồng làm việc (giao kèo bằng miệng hoặc giấy) để thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể được đóng góp vào một công việc hay chức năng. Trong hầu hết các
nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ “nhân viên”, “công nhân” đề cập đến một mối
quan hệ được xác định cụ thể giữa một cá nhân và một công ty.
Nguồn lao động: Trong đề tài này, nguồn lao động bao gồm toàn bộ
những người tham gia lao động. Tức là, bao gồm cả những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động (theo quy định của nhà nước: Nam có tuổi
từ 16 – 60; Nữ tuổi từ 16 – 55) và cả những người ngoài độ tuổi lao động
nhưng vẫn tham gia lao động.
b. Nhập cư
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về nhập cư, song mỗi định nghĩa về
nhập cư lại được xuất phát từ những khía cạnh khác nhau.
Nhập cư theo đề tài này được hiểu là hiện tượng người dân dịch chuyển
từ nơi này đến nơi khác để sinh sống, nhập cư theo nghĩa này còn được hiểu
đồng nghĩa với di dân.

Di dân có hai loại là di dân tự do và di dân bất hợp pháp
+ Di dân tự do:


Theo quy định tại thông tư số 05/NN/ĐCĐC – TM ngày 26/3/1996 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: “Di dân tự do (di cư tự do) là do
đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của nhà nước”, có nhiều
quan điểm khác nhau về di cư tự do. Quan điểm phổ biến được các nhà
nghiên cứu công nhận: Di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng
trong trường hợp này một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết
định hành vi đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên
ngoài. Có thể hiểu di dân tự do là sự di chuyển đến nơi ở mới hoàn toàn do
người dân tự quyết định, bao gồm việc lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di
chuyển, tự do các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở
thực hiện một số các thủ tục đối với chính quyền sở tại nơi họ chuyển đến.
Ngoài ra, nó còn thể hiện sức hút của nơi đến và lực đẩy của nơi đi.
+ Di dân bất hợp pháp:

Là sự di chuyển đến nơi cư trú mới có đặc điểm gần giống di cư tự do
nhưng bỏ đi sự kiểm soát và không trình diện với chính quyền địa phương nơi
đến. Hình thức này thường gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường đến
c. Lao động nhập cư
Lao động nhập cư là những người nhập cư tham gia lao động và có
nhu cầu tìm kiếm việc làm. Họ có thể là những người trong độ tuổi lao động
(16 – 60 đối với lao động nam và 16 – 55 đối với lao động nữ) hoặc cũng có
thể là những người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia lao động
tại thời điểm hiện tại. Họ có xu hướng di chuyển từ khu vực này đến khu vực
để tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho bản thân
cũng như cho gia đình. Những người này họ tự do di chuyển nơi ở từ nơi này

đến một nơi ở khác mà không có sự can thiệp của chính quyền địa phương
nơi đi, cũng không phải di chuyển theo chương trình di cư của quốc gia, họ
di chuyển đến nơi ở mới chỉ cần thực hiện một số các thủ tục đối với chính


quyền sở tại nơi họ chuyển đến như đăng kí tạm trú,tuân thủ các quy định về
an ninh, an toàn lao động, cư trú…
Có thể phân biệt giữa lao động nhập cư với những người nhập cư tự do
như sau: Lao động nhập cư cũng giống như tình trạng di dân tự do, nhưng
khác ở chỗ đó là những người dân nhập cư tự do có thể là cả gia đình hoặc là
chỉ vài cá nhân, không phân biệt độ tuổi có thể bao gồm cả trẻ nhỏ, người già
và những người trong độ tuổi lao động. Còn người lao động nhập cư thì chỉ
gồm những người tham gia lao động họ có thể nằm trong độ tuổi lao động
hoặc ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia lao động, họ có nhu
cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhằm nâng cao mức thu nhập, ổn định và
cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình.
2.1.1.3 Quản ly lao động nhập cư
Quản lý lao động nhập cư được hiểu là công tác quản lý của các cấp
chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, chủ lao động đối với người lao
động nhập cư hiện có tại địa phương trong một khoáng không gian và thời
gian nhất định, công tác quản lý này có thể do một hoặc một vài chủ thể đứng
ra quản lý và chịu trách nhiệm quản lý chính. Trong phạm vi của đề tài này,
công tác quản lý lao động nhập cư sẽ bao gồm công tác quản lý cư trú, quản
lý về đời sống, quản lý về việc làm đối với nhóm người lao động nhập cư.
2.1.2 Đặc điểm của lao động nhập cư
Nhập cư lao động tự do là một quá trình chọn lọc. Theo Ma Thị Hằng
(2015), quá trình chọn lọc được thể hiện qua một số khía cạnh sau đây:
- Sự chọn lọc về tuổi tác: Ở những người trong độ tuổi trưởng thành và
người mới lớn có sự di cư nhiều hơn. Họ dễ dàng hơn để thích nghi và hòa
nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, dễ dàng thay đổi hơn.

Cũng chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà những vùng nhập cư có cơ cấu
tuổi trẻ hơn.


- Sự chọn lọc theo giới tính: Thông thường nam giới có xu hướng di cư
nhiều hơn, tuy nhiên các dòng di cư theo nam hay nữ còn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau.
- Tình trạng hôn nhân: Ở những nước đang phát triển, thường người trẻ
chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước đang
phát triển thời kỳ trước.Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát triển, những
người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình.
- Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những lao động lành nghề thường di
cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả.Có một số
nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc di cư.Những
nghiên cứu này tập trung vào sự giống và khác nhau giữa những người có
trình độ học vấn cao và những người ít học liên quan đến khoảng cách di cư,
tỷ lệ và hướng di cư.
2.1.3 Vai trò của lao động nhập cư
Lao động nhập cư có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế
giới. Đây là một hiện tượng mang tính tất yếu và nó tác động mạnh mẽ tới sự
phát triển của kinh tế - xã hội – văn hóa.
Theo Phạm Hoàng Dũng (2009) lao động nhập cư có những vai trò sau:
- Lao động nhập cư góp phần phân bố lại lao động một cách tự nhiên
(bù đắp vào phần thiếu hụt trong lực lượng lao động ở thành phố), mở ra các
điểm kinh tế mới ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy kinh tế địa
phương (nơi nhập cư) phát triển. Đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp,
dịch vụ nhờ vào nguồn lao động dồi dào và chính bản thân họ cũng là những
khác hàng có nhu cầu về các loại hình dịch vụ khác nhau (dịch vụ cho thuê
nhà, cung cấp nước sạch, chăm sóc sức khỏe…)
- Lao động nhập cư đã tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động nhập

cư và phần đông trong số họ có nguồn thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ.


×