Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Brexit và ảnh hưởng của nó tới Việt NamQuản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 23 trang )

Quản trị kinh doanh quốc tế
Đề tài: Brexit và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Thành viên nhóm 1:
1. Vũ Thị Nhẹ
2. Tạ Thị Thảnh
3. Nguyễn Thị Hoàng Lam
4. Nguyễn Thị Phượng


Liên


1. Liên minh Châu Âu (EU)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Sự ra đời và phát triển
•.

Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ
sở hợp nhất ba tổ chức (Cộng đồng than và thép châu Âu,
Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu).

•.

Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)




Là một tổ chức hợp tác kinh tế chính trị gồm có 28 quốc
gia Châu Âu ( tính đến trước 23/6/2016) với 26 nước cộng
hòa, 6 vương quốc và 1 đại công quốc.





Phát triển trở thành một “thị trường riêng” cho phép hàng hoá
và người dân qua lại, như các quốc gia thành viên nằm trong
một quốc gia lớn, có đồng tiền riêng nghị viện và có các luật
lệ trong nhiều lĩnh vực.



1/1/1973 Anh gia nhập Liên minh Châu Âu EU


1.1.2. Mục đích và thể chế
• Mục đích: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng
hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưư thông giữa
các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về
kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối
ngoại.
• Thể chế: EU có các cơ quan đầu não là: Hội đồng châu Âu,
Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, ủy ban liên minh
chầu Âu, Toà án châu Âu, Cơ quan kiểm toán.


1.2. Vị thế trong nề kinh tế thế giới
1.2.1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
• EU đã tạo ra được một thị trường chung có khả năng đảm bảo
tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn cho các
nước thành viên, sử dụng một đồng tiền chung (Euro).
• Giữa các nước thành viên có sự chênh lệch về trình độ phát

triển


1.2.2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
• Các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn
bán với nhau và có chung một mức thuế quan trong quan hệ
thương mại với các nước ngoài EU.
• EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
• EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển


2. Brexit và nguyên nhân sâu sa
2.1. Brexit
Là cụm từ mang ý nghĩa ủng hộ Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời
khỏi khối Liên minh Châu Âu EU


2.2. Nguyên nhân sâu sa
• Kết quả trưng cầu dân ý ở Anh ngày 23/6/2016 về việc rời
khỏi EU


2.2. Nguyên nhân sâu sa
Theo các nhà chính trị trên thế giới:
“Brexit là kết quả của thực tế khi người dân Anh và
các chính trị gia tại đây quá chia rẽ nhau, tới mức không
thể tìm ra được tiếng nói chung”, bà Grybauskaite-nữ
tổng thống Litva bày tỏ (theo tờ Thời Báo).
Ẩn sâu dưới những bức xúc về tình trạng nhập cư,
phúc lợi xã hội ở Anh... chính là sự giận dữ của người

dân trước tình trạng suy thoái kinh tế dai dẳng; sự yếu
kém của chính phủ trong huy động nguồn lực tài chính,
dịch vụ công và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu thực
tế....


Về phía chính trị gia Anh
Về thương mại, Anh sẽ có thể tự do thương lượng lại tất cả
các thỏa thuận thương mại (về thuế xuất nhập khẩu, luật lệ,…)
với EU và các nước khác mà không bị ràng buộc bởi luật của EU.
Về ngân sách, Anh sẽ không cần phải đóng 18,2 tỷ USD mỗi
năm cho EU nữa. Số tiền này giống như ‘phí tham gia câu lạc bộ'.
Và khi Anh rời cuộc chơi liên minh, số tiền này có thể sẽ được
dành cho y tế và giáo dục
Về quyền tự chủ, Anh có thể giành lại quyền ra luật lao động
và doanh nghiệp, chứ không phải tuân theo luật chung của EU
nữa. Sức ép về hành pháp của EU quá lớn tới luật pháp Anh
Về chính sách nhập cư, Anh có thể ra luật nhập cư chặt
chẽ hơn, tránh nhập cư tràn lan, và cũng để giữ việc làm của Anh
cho người Anh


Về phía người dân ở Anh:
Khi dòng người di cư tràn qua châu Âu, EU thể hiện một vai
trò mờ nhạt khi không điều phối kiềm chế hiện trạng này. Dân
Anh lo ngại làn sóng nhập cư làm xáo trộn không gian văn hóa
của họ, khi họ phải tiếp nhận những cộng đồng mới đem đến trào
lưu văn hóa mới. Nỗi bất an của người dân trước làn sóng người
tị nạn càng gia tăng cùng với sức ép ngày càng lớn từ thị trường
lao động và dịch vụ công.

Họ cũng muốn Anh được quyền kiểm soát đầy đủ biên giới
của mình và giảm số người đến sống và/hoặc làm việc tại Anh


3. Tác động của Brexit
3.1. Tác động của Brexit đe dọa tới kinh tế thế giới và EU
3.1.1. Tác động của Brexit đe dọa tới EU
Anh là một nước đóng góp lớn ngân sách cho EU. Việc rời EU
sẽ khiến EU đang trong tình cảnh khó khăn sẽ càng thêm khó
Anh rời khỏi EU làm dân số EU giảm 65 triệu người (=13% ),
tổng sản lượng kinh tế EU giảm 2,6 nghìn tỷ Euro (=17%), tỷ trọng
trong thương mại của EU từ 22% giảm còn 18%. Như vậy, xét trên
một số khía cạnh thì EU không còn là trung tâm kinh tế lớn nhất
thế giới.
Làm suy yếu đồng Euro. Kéo theo nhiều quốc gia muốn bỏ
EU ngay như nước đã sáng lập nó như Pháp và Hà Lan. Sự tan vỡ
đang hiển hiện trước mắt. Một Liên Bang Châu Âu đã xa vời vì
một cuộc trưng câu dân ý có sự tham gia của Brexit.


3.1.2. Tác động của Brexit đe dọa tới thế giới
Thị trường chứng khoán toàn cầu trong 1 ngày mất hơn 2
nghìn tỷ USD do Brexit


Vàng phi mã, chứng khoán tụt dốc


Euro và bảng anh trượt giá, các nhà đầu tư đua nhau mua
những đồng tiền an toàn như yên Nhật



3.2. Tác động của Brexit đe dọa tới Việt Nam
• Khó khăn, thách thức:
Ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam nếu Anh rời khỏi EU
chính là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt
Nam. Hiệp định thương mại này, với rất nhiều thỏa thuận phức
tạp đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt
Nam với Anh và Việt Nam với EU (không có nước Anh)
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Riêng về tỷ
giá, Anh rời đi khiến Bảng Anh và Euro giảm giá trong khi các
đồng tiền khác tăng lên, trong đó có cả VND dẫn đến không có
lợi cho xuất khẩu của chúng ta”.

Tỷ giá trung tâm những ngày qua. Tổng hợp: BNEWS/TTXVN


Cán cân thương mại hai chiều liên tục duy trì
ở trạng thái xuất siêu, mức tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam vào Anh trong những năm
gần đây luôn duy trì ở hai con số, điều này đang
đặt ra không ít lo ngại


Các mặt hàng điện thoại và linh kiện các loại; máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; da giày; gỗ và sản
phẩm gỗ... Những sản phẩm này đều là các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam nên nếu Anh rời EU, trước mắt sẽ chịu tác
động không nhỏ đến việc xuất khẩu vào thị trường này



Giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng đã
liên tục điều chỉnh tăng mạnh

Giá vàng điều chỉnh liên tục và có mức tăng mạnh trong phiên 24/6. Nguồn sjc.com.vn


Về thị trường lao động: Brexit có thể làm cho các
thành viên ASEAN có sự dịch chuyển lao động có tay
nghề cao giữa các nước trong khối. Do đó có 2 hệ quả,
một là, nếu môi trường làm việc không thuận lợi, một số
lao động có tay nghề cao sẽ sang các nước khác trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) làm việc, gây ra hiện
tượng chảy máu chất xám; hai là, nếu nguồn nhân lực
của Việt Nam không đủ, chất lượng không cao, không
đáp ứng yêu cầu phát triển, lao động có tay nghề cao từ
AEC sẽ sang làm việc tại Việt Nam và đẩy lao động
trong nước ra nước ngoàiDo vậy cần xây dựng và phát
triển một nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ động
trong hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn giữ được bản sắc
văn hóa dân tộc


• Thuận lợi, cơ hội:
Về dài hạn hơn, Brexit có thể là cơ hội cho
Việt Nam và khối ASEAN vì nếu Anh cần đa
dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều
vào các nước láng giềng đang ít thân thiện với
họ hơn, thì họ cần phải đẩy mạnh hơn quan hệ
với các nước ở châu Á





×