Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá khả năng mở rộng ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LÃ DUY ĐẠT

LÃ DUY ĐẠT
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ
THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------

LÃ DUY ĐẠT
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ
THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học : QH - 2009 - X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NCVC. Phạm Văn Vu

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong
khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo trong suốt 4 năm học.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ hai thư viện : Đại học
Tài chính ngân hàng Hà Nội và Trường phổ thông liên cấp quốc tế Wellspring đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn cá nhân anh Lê Bá Lâm, Nguyễn Quốc Uy và cộng
đồng Dreamlib đã giúp đỡ tôi tận tình trong việc tìm hiểu, nghiên cứu Koha để phục
vụ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biêt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo –Phạm Văn Vu
người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận này.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp
ý kiến của các thày cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên

Lã Duy Đạt


DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT


CSDL: Cơ sở dữ liệu.
ILS: Integrated library system – Hệ thống thư viện tích hợp,


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................
1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................
5.Những đóng góp về mặt thực tiễn của đề tài..................................................
6.Tình hình nghiên cứu của đề tài......................................................................
7.Cấu trúc của khóa luận....................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ HỆ QUẢN TRỊ THƯ VIỆN
TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA.........................................................
2.1. Khái quát lịch sử ra đời hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha..............................................................................................................13
2.2. Các tiêu chuẩn về công nghệ, nghiệp vụ hệ quản trị thư viện tích hợp mã
nguồn mở Koha đang sử dụng......................................................................16
2.2.1. Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin.......................................................
2.2.2. Các tiêu chuẩn truyền thông và giao thức mạng....................................
2.2.3. Các tiêu chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện.........................................
2.3. Cấu trúc hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha .....................23
2.3.1. Cấu trúc hệ thống ..................................................................................
2.3.2. Các phân hệ chính của hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha.................................................................................................................



2.4. Đánh giá hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.....................38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ
THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM.......
3.1. Khái quát tình hình ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn
mở Koha tại Việt Nam..................................................................................41
3. 2. Khảo sát thực tế ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha tại một số thư viện ViệtNam...............................................................43
3.2.1. Khảo sát Thư viện Trường phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring
Hà Nội..............................................................................................................
3.2.2. Khảo sát Thư viện Trường Đại học tài chính ngân hàng Hà Nội..........
3.3. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã
nguồn mở Koha trong các thư viện ở Việt Nam...........................................48
3.3.1. Khó khăn khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha.................................................................................................................
3.3.2. Thuận lợi khi ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha..............................................................................................................51
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
GÓP PHẦN MỞ RỘNG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƯ
VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT NAM.................
4.1. Đánh giá khả năng mở rộng việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp
mã nguồn mở Koha tại Việt Nam.................................................................53
4.2. Kiến nghị - Giải pháp góp phần mở rộng việc ứng dụng phần mềm hệ
quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam.......................57
KẾT LUẬN.....................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................



KHÓA
LUẬN


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đã gần mười năm kể từ khi các thư viện Việt Nam tiếp xúc với các phần
mềm thư viện điện tử. Việc ứng dụng các phần mềm này cùng với việc áp dụng
công nghệ mới vào các hoạt động thư viện đã thực sự đưa hoạt động các thư viện
sang một trang mới. Các chu trình công việc trong thư viện được kết nối với nhau,
tính chuyên nghiệp trong công việc cũng được nâng cao. Thư viện đã có một công
cụ hữu hiệu phục vụ việc quản lý tất cả các công việc trong thư viện.
Hiện nay, các phần mềm thư viện điện tử mà hệ thống thư viện Việt Nam
đang sử dụng chủ yếu là các phần mềm do các công ty tin học trong nước sản xuất,
như iLib, Libol, Vebrary… Điều này nói lên rằng, các công ty tin học Việt Nam đã
đáp ứng được nhu cầu của các thư viện. Nhưng có một vấn đề là giá thành của các
phần mềm này không hề nhỏ, không phải thư viện nào cũng có ngân sách để có thể
mua phần mềm về để sử dụng. Đó là chưa kể đến việc, nếu muốn nâng cấp lên phiên
bản mới các thư viện phải trả thêm tiền và không được tùy biến phần mềm nếu
không được sự đồng ý của các nhà sản xuất.
Cùng với việc ứng dụng tin học hóa vào hoạt động các thư viện, các chương
trình đào tạo cử nhân thông tin – thư viện có môn: phần mềm trong hoạt động thông
tin thư viện (hoặc một môn khác nhưng bản chất là giới thiệu các phần mềm trong
hoạt động thông tin thư viện). Đồng thời, trong hệ thống môn học cũng có giới thiệu
rất nhiều các giải pháp phần mềm thư viện điện tử của các công ty khác nhau.
Nhưng do vấn đề bản quyền, không một cơ sở đào tạo nào có thể mua phần mềm về
cho sinh viên trực tiếp thực hành. Chỉ khi đến năm cuối các sinh viên khi đi thực tập
mới có cơ hội thực sự tiếp xúc với phần mềm. Trong khi đó, khi đi xin việc có rất
nhiều nơi yêu cầu kỹ năng sử dụng phần mềm thư viện điện tử từ 1 – 2 năm.


1 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Tất cả những khó khăn nêu trên có thể được khác phục bằng việc sử dụng các
phần mềm nguồn mở. Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha có thể là
một lựa chọn tốt cho vấn đề trên. Bởi vì nó hoàn toàn miễn phí và có khả năng tuy
biến tự do cho các thư viên, đáp ứng đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ thư viên thế giới,...
Dù những tin tức về Koha đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3 đến 4 năm nay
trong các hội thảo chuyên ngành, nhưng việc ứng dụng phần mềm này ở Việt Nam
thực sự chưa có nhiều khởi sắc. Có một vài cá nhân đã Việt hóa Koha và số ít thư
viện ứng dụng Koha vào hoạt động của mình, nhưng việc quan tâm mở rộng ứng
dụng Koha trên diện rộng tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
Nhận thức được vấn đề đó, nên tôi chọn đề tài “Đánh giá khả năng mở rộng
ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng mở rộng ứng dụng hệ quản trị thư viện
tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam.
Khóa luận cố gắng đề xuất một số giải pháp mở rộng ứng dụng Koha trong
hệ thống các trung tâm thông tin - thư viện ở Việt Nam.
Khóa luận hy vọng có thể góp phần làm thay đổi cái nhìn của các nhà quản lý
trong cộng đồng thông tin – thư viện về việc sử dụng mã nguồn mở trong hoạt động

thông tin - thư viện nói chung và việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp nguồn
mở KOHA nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu : Tổng quan về hệ quản trị thư viện tích hợp mã
nguồn mở Koha và việc ứng dụng Koha của một số thư viện tại Việt Nam.

2 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha và
các thư viện có sử dụng phần mềm Koha.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
-

Sưu tầm, thu thập các tài liệu về hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn
mở Koha.

-

Khảo sát thực tế: Để nắm được thực trạng việc ứng dụng Koha tại một số

thư viện ở Việt Nam, thông qua việc trực tiếp đến thư viện tiếp cận cán bộ
thư viện để lấy thông tin.

-

Phương pháp thống kê và so sánh.

5. Những đóng góp về mặt thực tiễn của đề tài.
-

Về mặt lý luận: Cung cấp những thông tin về hệ quản trị thư viện tích
hợp, phầm mềm nguồn mở, lịch sử ra đời của Koha, cấu trúc của Koha...

-

Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng Koha tại một số thư
viện tại Việt Nam trong thời gian qua, nhằm phân tích được những thuận
lợi và khó khăn khi ứng dụng trong thực tế. Qua đó đề ra giải pháp mở
rộng ứng dụng Koha tại Việt Nam

6. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
-

Đã có một số báo cáo, bài viết giới thiệu và đánh giá khả năng ứng dụng
Koha vào Việt Nam, nhưng chưa có một nghiên cứu nào phân tích một
cách cụ thể Koha, tình hình ứng dụng Koha trong thực tế để thấy được

3 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt



KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM
những thuận lợi và khó khăn khi muốn mở rộng ứng dụng Koha tại Việt
Nam.

7. Cấu trúc của khóa luận.
Ngoài phần: Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ
viết tắt, phụ lục. Nội dung khóa luận chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Giới thiệu, đánh giá hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.
Chương 3: Thực trạng việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha tại Việt Nam.
Chương 4: Một số đánh giá, kiến nghị và giải pháp góp phần mở rộng việc ứng
dụng hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha tại Việt Nam.

4 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm phầm mềm nguồn mở.
Phầm mềm nguồn mở (Open source software) là phần mềm máy tính với mã
nguồn được công bố và một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho bất kỳ ai cũng
có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối dưới dạng chưa thay
đổi hoặc đã thay đổi.
(Nguồn Wikipedia.com)
Xét trên khía cạnh giấy phép sử dụng, có nghĩa là tự do sử dụng, tự do sửa đổi,
cải tiến, tự do phát hành. Nếu xét trên góc độ phát triển, phần mềm nguồn mở nghĩa
là phải đảm bảo tính mở, độ minh bạch và có sự tương tác rộng trong quá trình phát
triển phần mềm. Còn nếu xét dưới góc độ người sử dụng thì nó có thể hiểu như sau:

5 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Phần mềm nguồn mở là một phần mềm, có mã nguồn mở, được sử dụng một cách tự
do và miễn phí bản quyền.
Tuy nhiên, sự tự do nói trên cũng phải tuân theo một số điều kiện nhất định. Mỗi
phần mềm nguồn mở được công bố kèm theo một giấy phép sử dụng (license). Có
hàng chục loại giấy phép phần mềm nguồn mở khác nhau (Giấy phép Công cộng
GNU, Giấy phép Công cộng Mozilla, Giấy phép Apache...), tuân thủ các điều kiện

cơ bản trên và khác nhau về các quy định chi tiết. Một trong các loại giấy phép phổ
biến nhất là GNU (GNU General Public License- Giấy phép công cộng GNU).
Trào lưu phần mềm tự do bắt đầu năm 1983 do Richard Stallman khởi xướng
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các phần mềm theo mục đích cá nhân. Đến nay,
phần mềm tự do đã thực sự lớn mạnh, thực sự đang là một cuộc cách mạng trong
ngành công nghệ thông tin. Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tin học như IBM,
Oracle, Dell, Intel, Google..đang tham gia với các mức độ, quy mô khác nhau.
Phầm mềm nguồn mở đang được sử dụng một cách mạnh mẽ nhất ở các phát
triển như: Mỹ (NASA, Bộ quốc phòng, Chính phủ...), Anh, Pháp, Đức, Nga.... Bởi
họ nhìn thấy những ưu thế của việc tiết kiệm chi phi sở hữu phần mềm, an ninh và
bảo mật minh bạch hơn nhờ minh bạch mã nguồn, nhanh chóng được sửa lỗi, cải
tiến và chống độc quyền...
Tại Việt Nam, phần mềm nguồn mở đang được coi là một chiến lược trong phát
triển tin học quốc gia, và được bắt đầu bằng Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày
2/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể "Ứng dụng và phát
triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004- 2008".
Đặc biệt, từ sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hướng
người sử dụng những phần mềm nguồn mở - tự do thay thế cho việc sử dụng các
bản lậu của các phần mềm độc quyền một cách rộng rãi như hiện nay. Cộng đồng sử
dụng mã nguồn mở đang phát triển mạnh ở Việt Nam với tổ chức đại diện là: “Câu

6 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT

NAM

lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA)” ra đời tháng 11/2011 thuộc hội Tin
học Việt Nam. Cùng với chính phủ, cộng đồng mã nguồn mở đang cố gắng dần thay
đổi văn hóa sử dụng phầm mềm ở Việt Nam
1.2. Khái niệm hệ thống thư viện tích hợp.
Hệ thống thư viện tích hợp (Integrated library system) là một hệ thống thư viện
đã tự động hóa mà trong đó tất cả các phân hệ chức năng chia sẻ một CSDL thư
mục dùng chung. Trong một hệ thống thư viện tích hợp, chỉ một biểu ghi thư mục
cho một cuốn sách. Tất cả các giao dịch liên quan đến cuốn sách đều được kết nối
tới biểu ghi thư mục này.
Trước khi có quá trình ứng dụng tin học hóa vào thư viện, các công đoạn nghiệp
vụ trong thư viện được thực hiện thủ công và độc lập với nhau. Sau này, sự ra đời
của tiêu chuẩn biên mục MARC và sự phát triển của công nghệ máy tính trong
những thập niên 60 của thế kỷ trước đã làm xuất hiện việc tự động hóa trong hoạt
động thư viện.
Đến những năm 1970, có những cải tiến mới trong việc lưu trữ của máy tính và
lĩnh vực viễn thông đã dẫn tới sự xuất hiện của hệ thống thư viện tích hợp (ILS). Hệ
thống này bao gồm phần cứng và phần mềm, cho phép kết nối các nhiệm vụ lưu
thông. Cho đến khi công nghệ phát triển hơn, hệ thống thư viện tích hợp cho phép
thực hiện tốt một số công đoạn khác như: thống kê, biên mục, kiểm soát ấn phẩm
xuất bản định kỳ...
Với sự phát triển của Internet, trong suốt những năm thập niên 90 thế kỷ trước
cho tới năm 2000, hệ thống thư viện tích hợp cho phép người dùng tin tham gia một
cách tích cực hơn vào các thư viện của họ thông qua các OPAC (Mục lục truy cập
công cộng trực tuyến). Người dùng có thể đăng nhập vào các tài khoản thư viện của
mình để đặt trước sách, gia hạn mượn hay tra cứu CSDL trực tuyến của thư viện.

7 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt



KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Trong thời gian này, thị trường bán các hệ thống thư viện tích hợp tăng theo cấp
số nhân. Đến năm 2002, ngành công nghiệp sản xuất hệ thống thư viện tích hợp
trung bình thu khoảng 500 triệu đô la Mỹ mỗi năm, so với chỉ 50 triệu đô la Mỹ vào
năm 1982.
Cũng trong thời điểm này các nhà cung cấp hệ thống thư viện tích hợp không chỉ
phát triển số lượng các dịch vụ mà tăng cả giá cả phần mềm, dẫn đến nhiều bất mãn
của các thư viện nhỏ. Đồng thời cùng lúc đó, một số hệ thống thư viện tích hợp mã
nguồn mở được triển khai thử nghiệm. Một số thư viện đã chuyển sang các hệ
thống thư viện tích hợp nguồn mở như Koha hay Evergreen. Lý do phổ biến của
việc này là họ có thể tùy chỉnh hệ thống, thoát khỏi các vấn đề về bản quyền và tự
mình tham gia phát triển phần mềm.
Một cuộc khảo sát hàng năm của Librarytechnology.org với 2400 thư viện trên
khắp thế giới cho thấy, năm 2008 chỉ có 2% số thư viện sử dụng hệ thống thư viện
tích hợp nguồn mở, đến năm 2009 con số này là 8%, tăng lên 12% vào năm 2010,
giảm xuống còn 11% vào năm 2011.
1.3. Tiêu chí đánh giá một phần mềm thư viện điện tử tích hợp ở Việt Nam.
Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm điện tử ở Việt Nam đã được nhóm
tác giả: Tạ Bá Hưng ; Nguyễn Điến; Nguyễn Thắng đưa ra năm 2005 và được đăng
trên Tạp chí Thông tin tư liệu - Số 2.
Tuy đã cách thời điểm hiện tại một khoảng thời gian gần mười năm, nhưng đây
vẫn có thể coi là một trong những hướng dẫn cơ bản và đầy đủ nhất cho việc đánh

giá và lựa chọn một phần mềm thư viện điện tử ở Việt Nam. Vì vậy, tôi xin phép
lược trích để làm cở sở để so sánh với Koha. Do phần tiêu chí của từng phân hệ quá
dài nên xin phép không đưa vào bản toàn văn.

8 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Có 3 nhóm tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử: nhóm
tiêu chí về CNTT, về tiêu chuẩn nghiệp vụ TT-TV và nhóm tiêu chí đối với các
phân hệ chức năng. Lưu ý việc sử dụng các tiêu chí trên trong điều kiện ở Việt Nam.
Sau đây sẽ đề cập một cách khái quát tới từng nhóm tiêu chí. Trong một
chừng mực nhất định, có thể nêu một cách tương đối chi tiết các tiêu chí đối với một
số module chức năng phức tạp và quan trọng hàng đầu.
-

Nhóm tiêu chí về công nghệ thông tin và truyền thông:
TVĐT là một hệ thống TT-TV được thiết kế, triển khai và vận hành trên cơ

sở áp dụng những thành tựu tiên tiến của CNTT và truyền thông. Ngoài ra, TVĐT
sinh ra và phát triển để hoạt động trong môi trường nối mạng. Do vậy, các tiêu chí
về CNTT và truyền thông dưới đây có thể được coi là các tiêu chí cơ bản cần được
đáp ứng đối với hệ thống phần mềm cho TVĐT ở nước ta.

1. Nguyên tắc thiết kế mở: Phần mềm phải được thiết kế, xây dựng và vận
hành theo các chuẩn công nghệ mở để đảm bảo khả năng nâng cấp, thay đổi, bổ
sung, kết nối thêm các module mới mà không kéo theo sự đổ vỡ hệ thống, cũng như
phải đảm bảo được sự kế thừa các thành quả đã đạt được.
2. Xây dựng theo mô hình khách/chủ (client/server).
3. Làm việc trên mạng TCP/IP: Phần mềm phải hỗ trợ các giao thức TCP/IP
để đảm bảo khả năng kết nối mạng toàn cầu và triển khai các dịch vụ liên quan tới
chia sẻ và khai thác các nguồn tin điện tử trên thế giới.
4. Làm việc trong môi trường Web, bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một số
ngôn ngữ phổ biến khác.
5. Xây dựng theo kiến trúc nhiều lớp, hệ thống bao gồm các phân hệ chức
năng và được tích hợp thành một hệ thống thống nhất.

9 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

6. Sử dụng hệ quản trị CSDL mô hình quan hệ.
7. Máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows 2000 Advanced Server,
Windows NT Server và có thể chuyển sang Linux một cách dễ dàng.
8. Máy trạm có thể sử dụng bất cứ hệ điều hành nào để hỗ trợ Web.
9. Quản trị và giám sát: Cho phép theo dõi và giám sát được mọi hoạt động
trên hệ thống (Ai? Làm gì? Vào lúc nào?)

10. An ninh hệ thống: Phần mềm phải hỗ trợ nhiều mức và cơ chế đảm bảo
an ninh hệ thống khác nhau.
11. Ngôn ngữ giao diện: Ngôn ngữ sử dụng trên giao diện các phân hệ của
chương trình là tiếng Anh và Việt.
12. Bảng mã lưu trữ dữ liệu trong hệ thống: là Unicode tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6909 với bảng mã dựng sẵn (pre-compound), có bộ chuyển đổi (convertor)
để chuyển đổi sang bảng mã tổ hợp (compound) khi cần thiết.
13. Bảng mã hiển thị dữ liệu trên giao diện phải hỗ trợ đồng thời các bảng mã
TCVN 6909 (dựa trên Unicode); VNI; TCVN 5712.
14. Sắp xếp tiếng Việt: Phần mềm phải có khả năng sắp xếp dữ liệu tiếng
Việt theo đúng trật tự từ điển (chữ cái, dấu thanh), không hoặc có phân biệt chữ
hoa/thường.
15. Vận hành hiệu quả trên CSDL liệu lớn: Đảm bảo làm việc ổn định và tốc
độ truy cập cao với CSDL lớn (trên 5 triệu biểu ghi).
16. Khả năng sao lưu/khôi phục dữ liệu: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho hệ
thống.
17. Khả năng mở rộng: Khả năng bổ sung thêm các phân hệ, tính năng, máy
trạm và máy chủ với số lượng người dùng không hạn chế.

10 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM


18. Khả năng tự quản cao: Cài đặt dễ dàng, người dùng có khả năng tự đặt
cấu hình cho hệ thống với trợ giúp tối thiểu của nhà cung cấp.
19. Hỗ trợ mã vạch: Cho phép in mã vạch trực tiếp theo số liệu trong CSDL
theo các khuôn dạng mã vạch khác nhau. Sử dụng mã vạch trong các nghiệp vụ liên
quan (bổ sung, lưu thông).
20. Khả năng tùy biến cao trong việc tạo khuôn dạng báo cáo dữ liệu: Cán bộ
thư viện có thể tự định dạng cho các loại báo cáo dữ liệu khác nhau: các sản phẩm
thư mục, thư từ, hợp đồng, nhãn, phích phiếu, thẻ đọc mà không cần sự can thiệp
của đơn vị cung cấp phần mềm.
21. Liên kết với các phần mềm khác như E-mail trong một mạng.
- Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ thông tin-thư viện:
Các chuẩn nghiệp vụ TT-TV tiên tiến và các chuẩn hiện hành phải được tính
đến để đảm bảo sự tương thích trong giao dịch và vận hành các quá trình TT-TV và
trao đổi các sản phẩm, dịch vụ TT-TV trong môi trường nối mạng toàn cầu. Các tiêu
chí được trình bày dưới đây là rất căn bản đối với bất cứ phần mềm cho TVĐT nào
trong điều kiện Việt Nam và bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
1. Hỗ trợ MARC21, MARC21 VN: Phần mềm sử dụng khổ mẫu biên mục
theo chuẩn MARC 21, MARC21VN.
2. Hỗ trợ chuẩn ISO 10161 cho việc mượn liên thư viện: Phần mềm phải hỗ
trợ chuẩn ISO 10161 cho nghiệp vụ mượn liên thư viện (Inter-library Loans), bao
gồm việc tuân thủ cả giao thức và định dạng dữ liệu.
3. Hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại: Phần mềm hỗ trợ các khung phân
loại đang được sử dụng phổ biến trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam. Các khung
phân loại cần hỗ trợ gồm: BBK, DDC, LC, UDC, Khung đề mục quốc gia.

11 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA

LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

4. Hỗ trợ subject heading và hệ thống từ khóa không kiểm soát.
5. Hỗ trợ các quy tắc biên mục và chuẩn hiển thị thông tin biên mục: Phần
mềm tuân thủ các chuẩn ISBD, AACR-2, LC In-publication Catalog, TCVN 474389.
6. Trao đổi dữ liệu với các phần mềm hỗ trợ UNIMARC và MARC 21: Phần
mềm có khả năng trao đổi dữ liệu biên mục hai chiều với các phần mềm hỗ trợ
UNIMARC và MARC21.
7. Trao đổi dữ liệu với phần mềm CDS/ISIS.
8. Trao đổi dữ liệu với các hệ quản lý siêu dữ liệu ( MetaData) theo chuẩn
Dublin Core, RDF/XML, chuẩn truy cập các kho lưu trữ mở, ...
9. Áp dụng quy tắc sinh số Cutter theo chuẩn của Thư viện Quốc gia với tên
ấn phẩm/tên tác giả tiếng Việt: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
10. Áp dụng quy tắc sinh số Cutter của OCLC cho tên sách/tên ấn phẩm tiếng
nước ngoài: Phần mềm tự động sinh số Cutter theo xâu nhập vào.
11. Thích hợp với các kiến trúc kho khác nhau.
12. Thích hợp với các thư viện có nhiều kho, điểm cho mượn.
13. Phần mềm phải gồm các module chức năng Bổ sung, Biên mục, Số hoá
tài liệu, Quản lý kho, Ấn phẩm định kỳ, Quản lý lưu thông, OPAC, Mượn liên thư
viện, Xuất bản, Tạp chí điện tử, Cung cấp tài liệu điện tử, Tìm kiếm toàn văn, Quản
trị hệ thống.

12 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt



KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ HỆ QUẢN TRỊ
THƯ VIỆN TÍCH HỢP MÃ NGUỒN MỞ KOHA.
2.1. Khái quát lịch sử ra đời hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha.

Từ “KOHA” trong ngôn ngữ Maori có nghĩa là “món quà”. Trong xã hội truyền
thống Maori, khi đến một sự kiện như: đám tang, đám cưới, hay các cuộc hội họp
họ mang một Koha như thức ăn hoặc đặc sản của vùng mình đến góp chung. Và
ngược lại khi bạn tổ chức sự kiện những người khác sẽ làm điều tương tự. Việc này
giảm bớt gánh nặng cho người tổ chức các sự kiện. Từ ý nghĩa cúa hành động đó
mà từ “Koha” được đặt tên cho một dự án phần mềm nguồn mở.
Koha là một hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới,
được phát triển bởi sự hợp tác của cộng đồng những người sử dụng để đạt được
những mục tiêu công nghệ của họ. Hiện nay, Koha được liên tục phát triển và mở
rộng để đạt được những mục tiêu của người sử dụng.

Bản đồ những thư viện sử dụng “Hệ quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở
Koha”
(Nguồn: )

13 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt



KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Hệ quản trị thư viện tích hợp nguồn mở Koha được sử dụng trong các thư viện
công cộng; thư viện trường học và những loại hình thư viện khác ở rất nhiều nước
trên thế giới.
Koha là hệ thống thư viện tích hợp trên nền Web, với hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL phụ trợ với việc biên mục dữ liệu theo chuẩn MARC và truy cập thông qua
cổng Z39.50. Giao diện người dùng dễ tùy biến và có khả năng tương thích cao, đã
được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Koha có hầu hết các tính năng mong chờ
cho một hệ thống thư viện tích hợp, bao gồm:


Giao diện đơn giản, rõ ràng cho các cán bộ thư viện và bạn đọc.



Giao diện Web nên có thể dễ dàng tích hợp với website, cổng thông tin.



Hỗ trợ đa ngôn ngữ (có khoảng trên 40 ngôn ngữ hiện được hỗ trợ trong
Koho).




Tuân theo những tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện thế giới như: MARC21/
UNIMARC, DDC, ISBD, Z39.50 server, ISO2709….



Mang nhiều tính năng khác nhau của web 2.0 như: gắn thẻ, bình luận,
chia sẻ xã hội và cung cấp RSS (Really Simple Syndication- Dịch vụ
cung cấp thông tin cực kỳ đơn giản)



Khả năng đáp ứng nhu cầu với bất kỳ số lượng chi nhánh, bạn đọc, loại
bạn đọc, tài liệu, loại tài liệu, tiền tệ và các kiểu dữ liệu khác.



Đầy đủ các phân hệ của một hệ thống thư viện tích hợp hiện đại như: bổ
sung, biên mục, OPAC, lưu thông, ấn phẩm định kỳ, báo cáo…



Tích hợp các thiết bị đọc mã vạch, máy in, sóng radio (RFDI), thiết bị
từ...



Khả năng lưu trữ ổn định, không hạn chế dung lượng.

14 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt



KHÓA
LUẬN


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM
Có khả năng trao đổi thông tin – dữ liệu với mọi hệ thống thư viện tích
hợp khác.

Koha được tạo ra vào năm 1999 bởi Katipo Communications cho thư viện
Horowhenua Trust ở New Zealand, và cài đặt lần đầu tiên vào năm 2000. Năm
2001, Paul Poulain (Marseille, Pháp) bắt đầu bỏ sung thêm nhiều tính năng mới cho
Koha, đáng kể nhất đó là việc hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Đến năm 2010, Koha được dịch từ nguyên bản tiếng Anh sang các thứ tiếng
khác như : Pháp, Trung Quốc, Ả Rập và một số ngôn ngữ khác. Hỗ trợ cho việc
biên mục và tìm kiếm theo tiêu chuẩn MARC và Z39.50 được bổ sung vào năm
2002.
Năm 2005, công ty Metavore Inc được thành lập tại Ohio để hỗ trợ và bổ sung
thêm nhiều tính năng mới, bao gồm việc bổ sung hỗ trợ Zebra – được tài trợ bởi hệ
thống thư viện Crawford County Federated. Zebra hỗ trợ tăng tốc độ tìm kiếm, cũng
như nâng cao khả năng mở rộng để hỗ trợ hàng triệu biểu ghi thư mục.
Koha đã giành được rất nhiều giải thưởng như:


Giải thưởng “Phi lợi nhuận” của Interactive New Zealand Awards năm 2000.




Giải thưởng “Đổi mới trong thư viện” của LIANZA/3M (Hiệp hội thư viện
và thông tin New Zealand) năm 2000.



Giải thưởng “Tổ chức công cộng” của Les Trophées du Libre.



Giải thưởng “Sử dụng CNTT trong tổ chức phi lợi nhuận” của Computer
world Excellence Awards.

Một số hội nghị quốc tế của Koha.


KohaCon, ngày 2/3/2006, Paris, Pháp.



KohaCon, ngày 15-17/4/2009, Texas, Mỹ.

15 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN

TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM



KohaCon, ngày 25/10-2/11/2010, Wellington, NewZealand.



KohaCon, 31/10-6/11/2011, Thane, Ấn Độ.



KohaCon, 5/11/2012, Edinburgh, Scotland, Vương quốc Anh.

Koha hiện nay có khoảng hơn 1000 người tham gia phát triển trên khắp thế giới
với trang chủ hiện nay là Cứ đều đặn 6 tháng Koha cho
ra một phiên bản mới. Gần đây nhất, tháng 11-2012 là phiên bản 3.10 (phiên bản
Squeeze) với rất nhiều tính năng mới, mà nhiều người chưa từng nghĩ đến. Phiên
bản này sẽ được chỉnh lỗi liên tục trong 6 tháng với 6 bản cập nhật (mỗi tháng 1 bản
từ 3.10.1 đến 3.10.6). Cuối tháng 4 năm 2013, phiên bản này sẽ được hoàn thiện
(stable 3.10.7) và thay thể phiên bản Stable 3.8.7 hiện nay. Phiên bản đang được
phát triển là phiên bản 3.12.0 sẽ ra mắt tháng 5 năm 2013.

2.2. Các tiêu chuẩn về công nghệ, nghiệp vụ hệ quản trị thư viện tích hợp mã
nguồn mở Koha đang sử dụng.
2.2.1. Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin.
2.2.1.1. Ngôn ngữ lập trình Perl.
PERL (Practical Extraction and Report Language - ngôn ngữ kết xuất và báo cáo
thực dụng) được Larry Wall xây dựng từ năm 1987, với mục đích chính là tạo ra

một ngôn ngữ lập trình có khả năng chắt lọc một lượng lớn dữ liệu và cho phép
xử lí dữ liệu nhằm thu được kết quả cần tìm.
Perl là ngôn ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hệ thống và xử lí các
trang Web do có các ưu điểm sau:
-

Có các thao tác quản lí tập tin, xử lí thông tin thuận tiện;

-

Thao tác với chuỗi kí tự rất tốt;

16 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA
LUẬN
-

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM
Đã có một thư viện mã lệnh lớn do cộng đồng sử dụng Perl đóng góp
(CPAN);

-

Cú pháp lệnh của Perl khá giống với C, từ các kí hiệu đến tên các hàm, do
đó, nhiều người (đã có kinh nghiệm với C) thấy Perl dễ học;


-

Perl khá linh hoạt và cho phép người sử dụng giải quyết với cùng một vấn
đề được đặt ra theo nhiều cách khác nhau.

2.2.1.2. Web server Apache.
Apache hay là chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành cho
máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache chạy trên các hệ điều hành
tương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành
khác. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng
web thế giới (tiếng Anh: World Wide Web).
Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở
duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự của
Netscape Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên
thương mại Sun Java System Web Server. Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng
tiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chương
trình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú. Từ tháng 4 nãm
1996, Apache trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất. Hơn
nữa, Apache thường được dùng để so sánh với các phần mềm khác có chức năng
tương tự.
Tính đến tháng 12 năm 2012, ước tính Apache đã được sử dụng trong 63,7%
của tất cả các hoạt động trang web và 58,49% của các máy chủ hàng đầu trên tất
cả các lĩnh vực.

17 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


KHÓA

LUẬN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN
TRỊ THƯ VIỆN TÍCH HỢP NGUỒN MỞ KOHA TẠI VIỆT
NAM

Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự
bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát hành với giấy phép
Apache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.
2.2.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì
MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển,
hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích
rất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng
dụng có truy cập CSDL trên internet. MySQL miễn phí hoàn toàn nên ta có thể
tải về MySQL từ trang chủ. Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác
nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X,
Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS, ... MySQL
là một trong những ví dụ rất cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng
ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl và nhiều ngôn ngữ khác, nó
làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl,...
2.1.4. Công cụ tìm kiếm Zebra.
Zebra là phần mềm miễn phí, có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai theo giấy
phép của GLP (General Public License - Giấy phép công cộng) mà không mất
một khoản phí nào.
Zebra là hệ thống quản lý thông tin nhanh chóng, thân thiện. Nó có thể liệt kê
các biểu ghi trong XML/ SGML, MARC, e-mail và nhiều định dạng khác, và
nhanh chóng tìm thấy chúng bằng cách kết hợp việc sử dụng toán tử boolean và

xếp hạng thích hợp. Việc tìm kiếm và lấy các ứng dụng có thể được viết bằng

18 Giảng Viên Hướng Dẫn: NCVC. Phạm Văn Vu
Sinh Viên Thực Hiện: Lã Duy Đạt


×