Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một số giống chè tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HUY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ
GIỐNG CHÈ TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HUY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ
GIỐNG CHÈ TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử
dụng cho bảo vệ học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận
văn này đều được cảm ơn. Các trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hoàng Văn Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo giảng dạy, được sự giúp đỡ của các
cơ quan, các cá nhân và người dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Tôi xin chân

thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Đào Thanh Vân người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Các thầy, cô giáo và cán bộ trong Khoa Nông học, Phòng Đào tạo,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Trung tâm nghiên cứu Cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam
– Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Lãnh đạo và cán bộ UBND xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả

Hoàng Văn Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu - Yêu cầu .................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................... 3
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
1.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè ......................................... 5
1.2.1. Nguồn gốc cây chè ........................................................................... 5
1.2.2. Phân loại cây chè .............................................................................. 6
1.2.3. Sự phân bố của cây chè .................................................................... 6
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trên thế giới ............................... 7
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ................................................. 7
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới ............................................ 9
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trong nước ............................... 13
1.4.1. Tình hình sản xuất chè tại Việt Nam.............................................. 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chè tại Việt Nam ......................................... 18
1.4.3. Tình hình sản xuất chè của tỉnh Cao Bằng..................................... 23
1.4.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Phia Đén, xã Thành Công,
huyện Nguyên Bình .................................................................................. 26
Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 27
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 28
2.1.3. Vật liệu thí nghiệm ......................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.4. Phương pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm .............................................. 29
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ............................... 31
2.6. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 35
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 36
3.1. Đặc điểm nông sinh học của một số giống chè tại Phia Đén, huyện
Nguyên Bình ............................................................................................... 36
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè ........................... 36
3.1.2. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè ........................................ 38
3.1.3. Khả năng sinh trưởng của các giống chè ...................................... 39
3.1.4. Năng suất và chất lượng của các giống chè tham gia thí nghiệm .. 44
3.1.5. Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống ................ 48
3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến giống chè PH8 .................... 51
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian hình thành búp đủ tiêu
chuẩn hái của giống chè PH8 ................................................................... 51
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng
của giống chè PH8.................................................................................... 52
3.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số loại sâu hại
chính ở giống chè PH8 ........................................................................... 55
3.3. Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến giống chè PH8 ............ 56
3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến thời gian hình thành
búp đủ tiêu chuẩn hái của giống chè PH8 ................................................ 56
3.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến năng suất và chất
lượng của giống chè PH8 ......................................................................... 57
3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến một số loại sâu hại
chính ở giống chè PH8 ............................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61
1. Kết luận ................................................................................................... 61
2. Đề nghị .................................................................................................... 61
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

Đ/C

: Đối chứng

ĐV

: Đơn vị

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

KL

: Khối lượng

KT


: Kim Tuyên

KTCB

: Kiến thiết cơ bản

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

: Năng suất

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản


PVT

: Phúc Vân Tiên

TB

: Trung bình

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

: Thí nghiệm

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2003-2012 ...... 7
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trồng chè chính
trên thế giới năm 2012 ..................................................................... 8
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2003-2012 ...... 14
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số tỉnh năm 2006
và 2012 ........................................................................................... 15
Bảng 1.5: Bảng giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2011 2014 ................................................................................................ 17
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng chè giai đoạn 2010 - 2014
tại Cao Bằng ................................................................................... 24
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè ........................... 36
Bảng 3.2: Đặc điểm kích thước lá của các giống chè ..................................... 38
Bảng 3.3: Chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao cây của các giống chè .................. 40
Bảng 3.4: Chỉ tiêu sinh trưởng chiều rộng tán của các giống chè ................. 41
Bảng 3.5: Chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc của các giống chè ............... 42
Bảng 3.6: Thời gian hình thành búp đủ tiêu chuẩn hái của các giống chè ..... 43
Bảng 3.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
chè .................................................................................................. 45
Bảng 3.8: Thành phần cơ giới búp các giống chè tham gia thí nghiệm ......... 47
Bảng 3.9: Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống chè tham gia thí
nghiệm ............................................................................................ 48
Bảng 3.10: Mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính của các giống .............. 50
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian hình thành búp đủ
tiêu chuẩn hái của giống chè PH8 .................................................. 51
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè PH8 .................................... 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thành phần cơ giới
búp của giống chè PH8 .................................................................. 54
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng tích lũy vật
chất khô của giống chè PH8 ........................................................... 54
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số loại sâu hại
chính ở giống chè PH8 ................................................................... 55
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến thời gian hình
thành búp đủ tiêu chuẩn hái của giống chè PH8 ............................ 56
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PH8 ................... 57
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến thành phần cơ
giới búp của giống chè PH8 ........................................................... 58
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm khả năng tích lũy
vật chất khô của giống chè PH8...................................................... 59
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của biện pháp tủ gốc, giữ ẩm đến một số loại sâu
hại chính ở giống chè PH8 ............................................................. 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu

ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới có sự khác biệt so với
nơi nguyên sản của nó.
Hiện nay, trên thế giới có trên 40 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ
yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Sản phẩm từ cây chè được sử dụng rộng rãi
trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến vẫn là đồ uống.
Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức hương vị độc đáo của nó mà còn do
uống chè để có lợi cho sức khỏe.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện ưu thế về địa lý thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Chè trồng tập trung chủ yếu
ở vùng núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản
phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt
là nông nghiệp nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc góp phần xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chè đạt 228 triệu USD, trong
những năm tới Việt Nam có chủ trương phát triển chè trên cả hai hướng: Ổn
định diện tích, thay thế giống chè cũ bằng các giống chè chọn lọc, trồng các
nương chè theo kỹ thuật thâm canh, gắn với công nghệ và kỹ thuật chế biến
mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường
trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Trong những năm gần đây diện tích chè ngày một tăng, đặc biệt ở các

vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó tỉnh Cao Bằng là nơi có điều
kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Với điều kiện đặc thù
của vùng đất dốc, nhiều diện tích còn trống chưa sử dụng khai thác đem lại
nguồn thu nhập cho người dân, riêng đối với huyện Nguyên Bình - Cao Bằng
với diện tích nông nghiệp là 4.896,6 ha, diện tích trống là 894,86 ha, về điều
kiện tự nhiên, đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè.
Định hướng của huyện trong thời gian tới đưa các giống chè chất lượng cao
vào sản xuất đại trà. Nhất là vùng Phia Đén xã Thành Công là nơi có khí hậu
phù hợp với việc sản xuất chè chất lượng cao, với độ cao từ 1.000m đến
1.600m so với mực nước biển, theo quy hoạch của xã lựa chọn chè là cây
trồng chính để đầu tư phát triển, mở rộng diện tích từ 35,2 ha (2014) lên
khoảng 200 ha (2020). UBND huyện cũng đã xác định lựa chọn cây chè trở
thành một trong những sản phẩm hàng hóa chính của huyện. Tuy nhiên trình
độ dân trí không đồng đều, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu khoa học kỹ thuật,
một số giống trong những năm trước đã được đưa vào thử nghiệm, tuy nhiên
cần nghiên cứu thêm để xác định giống phù hợp với điều kiện của vùng nhằm
tăng năng suất, chất lượng chè. Đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định góp
phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người nông dân.
Vì vậy, để mở rộng diện tích các giống chè mới đòi hỏi phải giải quyết
nhiều vấn đề, trong đó việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống
chè có triển vọng và một số biện pháp kỹ thuật áp dụng là rất quan trọng. Trên
cơ sở đó xác định các yếu tố hạn chế cũng như ưu điểm của giống, đề xuất các
biện pháp kỹ thuật thích hợp để áp dụng tạo ra nương chè có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt đạt năng suất, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh và đáp
ứng cho thị trường. Xuất phát từ những thực tiễn đòi hỏi trên chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ
thuật đối với một số giống chè tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3
2. Mục tiêu - Yêu cầu
2.1. Mục tiêu của đề tài
Lựa chọn được giống chè có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao và
một số biện pháp kỹ thuật trong thời kỳ kiến thiết cơ bản phù hợp với điều
kiện sinh thái của vùng để mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng chè tại
Cao Bằng.
2.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng
của một số giống chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Cao Bằng.
Xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống chè PH8 trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản tại Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xác định lựa chọn giống chè phù hợp
với điều kiện sinh thái của vùng.
Bổ sung dữ liệu khoa học về giống chè có triển vọng và một số biện
pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định được giống chè có khả năng sinh trưởng phát triển tốt phù
hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy
trình kỹ thuật chăm sóc chè tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Sử dụng giống chè và các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện
sinh thái của vùng nhằm khuyến cáo mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và
chất lượng chè, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho
người nông dân giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế, chính vì vậy trong những năm gần
đây cây chè luôn được quan tâm và đầu tư phát triển trên mọi phương diện
nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Cây chè là một loại cây trồng mà đối tượng thu hoạch là búp (cơ quan
sinh dưỡng) do vậy để có năng suất và chất lượng tốt cần lựa chọn các giống
phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, kích thích quá trình sinh trưởng tạo búp mới.
Trong nghiên cứu các giống chè phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát
triển của vùng cần phải theo dõi một số chỉ tiêu của giống cho năng suất chất
lượng nhất.
Trong canh tác chè, những biện pháp kỹ thuật cơ bản thường được
nghiên cứu, áp dụng là các biện pháp tủ gốc giữ ẩm và bón phân. Trong đó
bón phân qua lá là một biện pháp kỹ thuật thường được sử dụng.
Lựa chọn các giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, bón
phân hợp lý và tủ gốc giữ ẩm cho cây chè không những có ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng chè. Tuy nhiên tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thời gian gần
đây mới bắt đầu mở rộng diện tích trồng chè. Nhất là mới đưa vào trồng thử
nghiệm một số giống chè chất lượng cao. Việc lựa chọn giống chè phù hợp và
các biện pháp kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần thiết phải nghiện cứu
đặc điểm nông sinh học của một số giống phù hợp với điều kiện của vùng và

một số biện pháp kỹ thuật hợp lý cho cây chè của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
1.2. Nguồn gốc, phân loại và sự phân bố cây chè
1.2.1. Nguồn gốc cây chè
Nghiên cứu về nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến
nay còn rất nhiều quan điểm chưa được thống nhất. Trong số đó, một số quan
điểm đáng tin cậy và được nhiều người công nhận nhất là:
* Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo Dalaselia (Gruzia) và các nhà khoa học Trung Quốc như
Suchenpen, Jaodinh... cho rằng cây chè có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc. Sự phân bố cây chè tại các vùng biên giới Việt Nam, Lào,
Campuchia là do các con sông lớn chảy qua các địa phận trên đều được bắt
nguồn từ cao nguyên Vân Nam – Trung Quốc, do vậy các cây chè dại mọc ở
Vân Nam, hạt được vận chuyển đến các vùng nói trên và lan dần đến các khu
vực khác. Cũng theo Daraselia dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi
nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc men
theo các khu vực: Phía Đông, Nam và Đông Nam cao nguyên Tây Tạng.
* Chè có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ)
Năm 1923, nhà khoa học người Anh là Robert Bruce phát hiện thấy ở
cao nguyên Assam Ấn Độ có những cây chè dại lá to hoàn toàn khác với cây
chè Trung Quốc. Suốt dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, những cây chè như
vậy được tìm thấy rất nhiều. Từ đó tác giả đi đến kết luận: Ấn Độ là nơi
nguyên sản của chè.
* Chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Năm 1970 nhà sinh hóa người Nga Djemukhatze, qua công trình

nghiên cứu sự tiến hóa về sinh hóa của cây chè, tác giả thấy rằng các
Catechin đơn giản (thành phần của Tanin) ở cây chè Suối Giàng chiếm 90%,
trong khi đó cây ở chè Tứ Xuyên, Quý Châu - Trung Quốc chỉ chiếm 18 20%. Từ đó tác giả cho rằng nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Những quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng của nó,
điều này đi đến những kết luận khác nhau nhưng tóm lại chúng ta có thể đưa
ra một nhận định chung nhất về nguồn gốc của cây chè: Nguyên sản của cây
chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm.
1.2.2. Phân loại cây chè
Khi nghiên cứu về cây chè, năm 1753 nhà thực vật học nổi tiếng Line
đã đặt tên cho cây chè là: Thea Sinensis, sau lại đặt là Camellia Sinensis. Vấn
đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận và cũng có rất nhiều cách
đặt tên. Theo Nguyễn Ngọc Kính thì cách phân loại của Cohen Stuart (1919)
được các nhà thực vật học thống nhất đến nay:
Cây chè thuộc:

Ngành hạt kín:

Angiospermae

Lớp 2 lá mầm:

Dicotilelonae

Bộ chè:


Theales

Họ chè:

Theacea

Chi chè:

Camellia

Dựa vào các đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh hóa, nguồn gốc phát
sinh cây chè Cohen Stuart chia Camellia Sinensis ra làm bốn thứ:
- C.S Var. Bohea (chè Trung Quốc lá nhỏ)
- C.S Var. Macrophylla (chè Trung Quốc lá to)
- C.S Var. Shan (chè Shan)
- C.S Var. Assamica (chè Ấn Độ)
1.2.3. Sự phân bố của cây chè
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của cây
chè. Tất cả các công trình nghiên cứu trước đây đã kết luận: Vùng khí hậu
nhiệt đới và á nhiệt đới đều thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây chè.
Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ, Srilanka, Indonesia và Việt Nam. Đây là những nơi có điều kiện khí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay cây
chè có thể được trồng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới, từ 42 0 vĩ Bắc
(XoChi - Liên Xô cũ) đến 270 vĩ Nam ( Coriente - Achentina).
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trên thế giới
1.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000), thì Trung Quốc là nước
đầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất chè, sau đó được truyền bá sang Nhật
Bản vào những năm 805 sau Công nguyên, Indônexia năm 1654, Ấn Độ năm
1780, Nga năm 1833, Malaysia năm 1914 và các nước châu Phi những năm
1920 (Kênia, Malavi, Ghinê.)... Đến nay chè đã được trồng trên 40 quốc gia
với những diện tích khác nhau, phân bố ở khắp các châu lục [22].
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2003-2012
STT

Năm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

2003
2004
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích
(1.000 ha)
2.499,95
2.579,37
2.687,02
2.738,93
2.929,75
2.992,31
3.028,45
3.129,83
3.267,71
3.275,99

Năng suất
(Tạ khô/ha)
13,04
13,36
13,59
13,52
13,58
14,06
14,07

14,61
14,15
14,71

Sản lượng
(1.000 tấn khô)
3.258,68
3.446,77
3.650,52
3.703,18
3.978,84
4.207,70
4.261,73
4.572,25
4.624,40
4.818,12

Nguồn: http:// FAOSTAT.FAO.ORG (Last update: 04/8/2014) [28]
Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè trong giai đoạn
từ năm 2003-2012 cho thấy:
Tình hình sản xuất chè thế giới 10 năm qua (2003 - 2012) cho thấy:
Diện tích, năng suất và sản lượng chè thế giới 10 năm qua tăng đều. Đến nay
(năm 2012) diện tích chè thế giới đã đạt 3.275,99 nghìn ha, năng suất đạt
14,71 tạ khô/ha, sản lượng đạt 481,81 nghìn tấn chè búp khô. Nếu so với 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

năm về trước (2003) thì tổng diện tích, năng suất và sản lượng chè thế giới
(2012) tăng 776,04 nghìn ha (77,60 nghìn ha/năm); 1,67 tạ khô/ha (0,17 tạ
khô/ha/năm); 155,94 nghìn tấn búp khô (15,59 nghìn tấn búp khô/năm).
Ngày nay trên thế giới có trên 40 quốc gia trồng chè. Tuy nhiên chè tập
trung nhiều nhất ở châu Á sau đó đến châu Phi. Các nước có diện tích trồng
chè lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Kenia, Srilanka và Việt Nam.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trồng chè chính
trên thế giới năm 2012

11,33

Sản lượng
(1.000 tấn
khô)
1.714,90

% so
thế
giới
35,59

18,47

16,53

1.000,00

20,75

221,97


6,78

14,87

330,00

6,85

Kenya

190,60

5,82

19,38

369,40

7,67

Việt Nam

115,96

3,54

18,70

216,90


4,50

3.275,99

100

14,71

4.818,12

100

Năng suất
(Tạ khô/ha)

1.513,00

% so
thế
giới
46,18

Ấn Độ

605,00

Sri Lanka

Diện tích

(1.000 ha)

Nước
Trung Quốc

Toàn thế giới

Nguồn: http:// FAOSTAT.FAO.ORG (Last update: 04/8/2014) [28]
Theo số liệu thống kê cho thấy:
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích đạt 1.513
nghìn ha (46,18% diện tích thế giới). Tuy năng suất chè của Trung Quốc
không cao, chỉ đạt 11,33 tạ khô/ha, nhưng do diện tích cao nên sản lượng
chè của Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới đạt 1.714,90 nghìn tấn (35,59%
sản lượng chè thế giới).
Ấn Độ với diện tích chè là 605 nghìn ha (18,47%), năng suất đạt 16,53
tạ khô/ha, sản lượng đạt 1.000 nghìn tấn (20,75%) và đứng thứ hai thế giới.
Tiếp đến lần lượt là Sri Lanka và Kenya với diện tích, năng suất và sản
lượng lần lượt đạt 221,97 ha (6,78%), 190,6 ha (5,82); 14,87 tạ khô/ha, 19,38
tạ khô/ha; 330 nghìn tấn (6,85%), 369,40 nghìn tấn (7,67%). Ở đây có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
thấy rõ Kenya tuy diện tích trồng chè thấp hơn Sri Lanka, nhưng với năng
suất cao hơn hẳn và cao nhất trong tất cả các nước có diện tích chè lớn của thế
giới, cho nên sản lượng chè của Kenya cao hơn Sri Lanka.
Như vậy tổng diện tích chè của 4 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka
và Kenya) là: 2.530,57 nghìn ha (77,25%), sản lượng là 3.414,30 nghìn tấn

(70,86%) so với thế giới.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
1.3.2.1. Nghiên cứu về giống và các đặc điểm nông sinh học
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giống được coi là tiền
đề của sản xuất, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 1966 điều tra giống toàn quốc ở Trung Quốc có trên 1.000 giống
chè trong đó xác định được 50 giống chè tốt đưa ra sản xuất. Một số giống
chè tốt của Trung Quốc mà Việt Nam đặt tên như Đại Bạch Trà; Hùng Đỉnh
Bạch; Phúc Vân Tiên; Hoa Nhật Kim...[10], [24].
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu đời, hiện nay Trung Quốc có nhiều
giống chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và
chè đen như: Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch
(Phúc Kiến), Phú Thọ 10 (Vân Nam), Long Vân 2000 (Triết Giang)... [5].
Hiện nay, ở tỉnh Triết Giang - Trung Quốc đang xây dựng nhiều vùng
chè sinh thái (đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ) từ các giống chè Long Tỉnh 43,
Long Tỉnh lá dài, Phúc Đỉnh, Đại Bạch Trà. Năm 2001, 50% sản phẩm sản
xuất theo kế hoạch xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU, Mỹ.
Công tác giống chè ở Trung Quốc được đặc biệt chú trọng, Trung Quốc
tập trung chọn giống chè theo hướng chất lượng cao để cung cấp nguyên liệu
chất lượng cao cho chế biến, tạo ra những sản phẩm chè đặc biệt, nổi tiếng
trong nước và thế giới (Hoàng Văn Chung, 2011) [5].
Viện nghiên cứu chè Đài Bắc ở Đài Loan đã chọn lọc được 100 giống
chè quốc gia trong đó có 5 giống: Ôlong Thanh Tâm, Ôlong Trà Phả, Kim
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Tuyên, Thuý Ngọc, Tứ Quý Xuân… là những giống chè có chất lượng tốt.
Nguyên liệu từ các giống chè trồng ở Đài Loan chủ yếu phục vụ công nghệ
chế biến chè Olong, trong đó có giống Olong trắng có chất lượng tốt nhất
(Đặng Văn Thư, 2010) [33].
Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000), thì từ những năm 50 của thế
kỷ 20, Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có
102 giống chè được nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2003 Ấn Độ
đã có trên 80% diện tích chè được trồng bằng các giống tốt. Trong đó có trên
20% giống được trồng bằng cây con được nhân giống bằng phương pháp
giâm cành [22].
Theo K. E. Bakhơtatde (1971), nghiên cứu quan hệ giữa lá chè và năng
suất chè đã đề ra các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như: màu sắc,
kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá... diện tích lá to hay nhỏ thường đi đôi với
cấu tạo giải phẫu và liên quan đến năng suất và khả năng chống chịu [39].
Nghiên cứu của I. G. Kerkadze (1980), đưa ra nhận xét: Dạng lá có
màu vàng tương quan có lợi cho các chỉ tiêu sinh hoá. Màu sắc lá khác nhau
là do sự khác nhau của hàm lượng clorophyll, tanin và một số chỉ tiêu khác.
Khi nghiên cứu dạng lá dựa trên góc nghiêng của lá: góc lá tối ưu cho cường
độ quang hợp là 450 [41].
Theo Bakhtadze К. E. (1958), Trung Quốc quan tâm nghiên cứu nhân
giống bằng hình thức giâm cành từ rất lâu, sau đó được phổ biến ra các nước
khác, tuy nhiên mãi tới 1958 Trung Quốc mới phổ biến rộng rãi việc trồng
chè bằng hình thức giâm cành vào thực tiễn sản xuất [38].
K. E. Bakhơtatde (1971), K. M. Djemukhatde (1970) nghiên cứu về sự
sinh trưởng của búp chè cho rằng sự sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu. Ở những nước có mùa đông rõ rệt, búp chè sẽ ngừng sinh trưởng
vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên. Ngược lại ở những nước
nhiệt đới (quần đảo Giava, Srilanca hay nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng liên
tục, thời vụ thu hoạch búp chè kéo dài quanh năm [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
Khi nghiên cứu quan hệ giữa búp chè và năng suất đã chỉ ra rằng:
Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là tương
quan chặt: r = 0,965±0,004 [35], [38].
Nghiên cứu về sinh trưởng của búp chè K. E. Bakhơtatde (1971) [39], K.
M. Djemukhatde (1970) [40], Carr - Squir (1979) [36], M. K. V (1997) [37] nghiên
cứu về sự sinh trưởng của búp chè cho rằng sự sinh trưởng của búp chè phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu [21].
1.3.2.2. Nghiên cứu về phân bón cho chè
Phẩm chất chè do nhiều yếu tố quyết định như giống, điều kiện tự
nhiên, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp kỹ thuật khác. Trong đó chế độ
dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất chè. Do vậy ngoài
việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất, thì việc bón phân cho chè
là một biện pháp mang lại hiệu quả cao.
Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8-13% tổng lượng chất khô mà
cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Trong 100 kg
chè thương phẩm có chứa lượng dinh dưỡng là 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg
K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g Al; 6g Cl; 8g Na [25].
Theo tác giả Eden (1958) khi nghiên cứu về hàm lượng các nguyên tố
trong búp chè cho rằng: Trong búp chè non có 4,5% N, 1,5 - 2,5% K2O và 0,7
- 1,0% P2O5, ngoài ra còn cành, thân đốn hàng năm cũng lấy đi một lượng lớn
NPK, do đó bón phân khoáng cho chè là rất quan trọng. [21].
Hiện nay căn cứ vào độ phì nhiêu của đất, đặc điểm và yêu cầu phân
bón của cây chè, ngoài phân khoáng còn cần coi trọng phân hữu cơ, cả bón lót
và bón thúc [1].
Theo M.L Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng,

song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế
cao nhất [21]. Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn
Độ, Srilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón
đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy
liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan trong
búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì
phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá
tăng lên.
Những kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho
thấy: Ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp
là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 3,4% và 4,7 - 5,0% .
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: ở
cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là
0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 - 0,39%
và 0,82 - 0,86%. nếu trong đất hàm lượng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là
thiếu nhiều lân.
Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân và liều lượng 126 - 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp
5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm
về sau là 60-78%. Ở Liên Xô (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những năm
sau thường cao hơn năm trực tiếp bón [15].
Kết quả nghiên cứu của Curxanốp (1954) và J.C.Nigaloblis Vili (1966)
ở Liên Xô (cũ) đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Katechin

trong búp chè có lợi cho chất lượng chè.
Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30-32 mg/100g đất thì cây chè sinh
trưởng bình thường, nếu là 10-12 mg/100g đất thì thiếu lân.
1.3.2.3. Nghiên cứu về tủ gốc giữ ẩm và tưới nước cho chè
Theo A.A Imanova (1959), K.B Talakvatze (1959), V.P Gvaxalia, RV
Voronxova (1975) và nhiều tác giả khác thì tưới nước làm cho búp chè non,
mềm và từ đó làm tăng chất lượng chè nguyên liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Theo M.K.Daraselia (1989) thì những nghiên cứu của tủ rác và tưới
nước cho chè ở Liên Xô lần đầu tiên được tiến hành ở Viện nghiên cứu chè và
cây trồng á nhiệt đới ở Gludia vào những năm 1934 - 1936 sau đó vào những
năm 1936 - 1937 đều cho thấy hiệu quả của tủ rác và tưới nước đối với năng
suất và chất lượng chè, (Lê Tất Khương, 1997) [4].
Các tác giả CFKozopkin (1950) G.V.Lêbeedep (1954, 1957)
N.X.Petinop bằng nghiên cứu của mình đã cho thấy: Vùng cận nhiệt đới chỉ
có thể trồng chè khi tưới nước đều đặn, các tác giả cho rằng: Tưới nước cho
chè làm tăng thời gian thu hoạch búp, làm tăng chất lượng chè nguyên liệu
[11]. Theo M.K.Daraselia (1989) thì tưới nước đã làm thay đổi điều kiện
quang hợp, thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả men polifenol
oxydaza là men có mặt trong việc tạo ra tanin trong chè. Cũng theo tác giả,
hiện nay ở tây Grudia có khoảng 10% diện tích chè được tưới nước, trên 50%
diện tích chè ở Adebaidan và 1/3 diện tích chè ở Krasnoda được tưới nước(Lê
Tất Khương,1997) [11].
M.Tamang (1978) cho biết ở Iran trong điều kiện lượng mưa từ 350650mm thì hiệu quả của tưới nước cao hơn cả phân bón. Tưới nước làm tăng
sản lượng 35% trong khi đó bón phân chỉ làm tăng sản lượng 15%.

1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chè trong nước
1.4.1. Tình hình sản xuất chè tại Việt Nam
Việt Nam cũng là một trong những nước có diện tích, năng suất và
sản lượng chè lớn trên thế giới và được xuất khẩu.
Đến hết năm 2013, Việt Nam có khoảng 130.000 ha chè, trong đó
diện tích chè kinh doanh khoảng 105.000 ha, năng suất bình quân
khoảng 7,7 tấn búp tươi/ ha; có trên 455 cơ sở chế biến chè với tổng
công suất chế biến trên 450.000 tấn chè khô/năm, sản lượng chè khô
khoảng 180.000 tấn; xuất khẩu 145.000 tấn (hơn 80%), kim ngạch đạt
khoảng 250.000.000 USD; tiêu thụ trong nước khoảng 35.000 tấn, doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt gần 100
quốc gia và vùng lãnh thổ và đã đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới về sản
lượng và thứ 5 về xuất khẩu [8].
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2003-2012

2003

Diện tích
(1.000 ha)
86,10

Năng suất
(Tạ khô/ha)
12,11


Sản lượng
(1.000 tấn khô)
104,30

2

2004

92,40

12,93

119,50

3

2005

97,70

13,56

132,53

4

2006

102,10


14,79

151,00

5

2007

107,40

15,27

164,00

6

2008

108,80

15,95

173,50

7

2009

111,40


16,67

185,70

8

2010

113,20

17,53

198,47

9

2011

114,40

18,06

206,60

10

2012

115,96


18,70

216,90

STT

Năm

1

Nguồn: http:// FAOSTAT.FAO.ORG (Last update: 04/8/2014) [28]
Theo số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng chè của
Việt Nam giai đoạn 2003 - 2012 tăng đều qua từng năm. Trong vòng 10
năm qua diện tích chè tăng 29,86 nghìn ha, tăng từ 86,10 nghìn ha lên
115,96 nghìn ha (tăng 34,68% so với 2003, bình quân mỗi năm tăng
3,47%).
So với các nước có diện tích chè lớn trên thế giới Việt Nam thuộc
những nhóm những nước có năng suất chè cao đạt 18,70 tạ búp khô/ha
và cao hơn 27,12% năng suất bình quân trên thế giới (năm 2012).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Cây chè hiện nay được phân bố trên địa bàn 40 tỉnh thành trong cả
nước, tập trung chủ yếu ở những vùng chè trọng điểm như: Thái Nguyên,
Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lâm Đồng…[2].
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số tỉnh năm 2006

và 2012
Năm 2006

Năm 2012

Lâm Đồng

Diện
tích
(1.000
ha)
23,50

95,20

Sản
lượng
(1.000
tấn)
209,40

Thái Nguyên

14,70

88,40

129,90

17,00


108,80

184,90

Hà Giang

12,60

31,60

39,80

15,60

37,60

58,70

Phú Thọ

11,30

69,60

78,70

14,10

90,70


127,90

Yên Bái

10,60

61,50

65,20

10,70

85,00

91,00

Tuyên Quang

5,70

63,20

36,00

7,80

69,70

54,40


Nghệ An

4,30

74,70

32,10

5,30

113,40

60,10

Lào Cai

1,80

61,70

11,10

3,20

42,80

13,70

Tỉnh


72,60

Sản
lượng
(1.000
tấn)
170,50

Diện
tích
(1.000
ha)
22,00

Năng
suất
(Tạ/ha)

Năng
suất
(Tạ/ha)

Nguồn: [30]
Về diện tích, năng suất và sản lượng chè năm 2006 và năm 2012 đối
với một số tỉnh trồng chè lớn tại Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể
theo số liệu thống kê Lâm Đồng, Hà Giang, Thái Nguyên và Phú Thọ là 4 tỉnh
có diện tích chè lớn nhất của Việt Nam, trong đó Lâm Đồng là tỉnh có diện
tích lớn và sản lượng cao nhất, tiếp theo là tỉnh Thái Nguyên.
Đối với Hà Giang là có diện tích đứng thứ ba của nước, tuy nhiên vì

năng suất chè của tỉnh thấp nhất trong số những tỉnh có diện tích chè lớn đạt
37,60 tạ búp tươi/ha, nên sản lượng chè búp tươi của Hà Giang chỉ đứng thứ 6
ở cả hai năm 2006 và 2012.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16
Về năng suất chè búp tươi của các tỉnh có diện tích trồng chè lớn thì
Nghệ An là tỉnh có năng suất cao thứ hai cả nước đạt 74,70 tạ búp tươi/ha,
cao nhất là tỉnh Thái Nguyên với 88,40 tạ búp tươi/ha (2006), đến năm 2012
Nghệ An là tỉnh có năng suất đạt cao nhất cả nước 113,40 tạ/ha, ngược lại
Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ hai đạt 108,80 tạ/ha.
So sánh giữa hai năm 2006 và 2012 thì năng suất đa số các tỉnh đều
tăng, duy chỉ có Lâm Đồng giảm 1,50 nghìn ha, do chuyển đổi cơ cấu sang
một số cây trồng khác. Về năng suất đa số các tỉnh cũng đều có tăng năng
suất, tăng cao nhất là tỉnh Nghệ An tăng 38,70 tạ/ha, thấp nhất là tỉnh Hà
Giang chỉ tăng 6 tạ/ha, duy nhất có tỉnh Lào Cai là giảm năng suất giảm 18,90
tạ/ha giảm từ 61,70 tạ/ha (2006) xuống còn 42,8 tạ/ha (2012).
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam đều
tăng qua các năm, từ đó có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại
cho người dân là rất lớn. Góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo nhanh cho
người dân.
Bên cạnh những mặt đạt được trong những năm vừa qua, cũng đang tồn
tại một số khó khăn như: Diện tích và năng suất chè của Việt Nam chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có và so với một số nước trong khu vực. Nguồn vốn
phục vụ cho sản xuất chưa nhiều để thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè.
Chất lượng chè chế biến đa phần chưa cao, do công nghệ sau thu hoạch
và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được ngiên cứu và đầu tư

đúng mức, chất lượng chè nguyên liệu còn thấp, chủng loại (chẳng hạn chè
đen xuất khẩu chiếm tới 78%), còn kém đa dạng mẫu mã bao bì chưa đẹp,
giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết với nhau, vì vậy chè Việt
Nam trên thị trường quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2% sức cạnh tranh
còn yếu [4].
Theo Hiệp hội chè Việt Nam để giữ vững và ổn định thị trường chè,
hiệp hội và các tỉnh sẽ đưa ra một số giải pháp: xác định các giống chè mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×