LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long”
là công trình nghiên cứu riêng của tác giả.
Các số liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực, nguồn trích dẫn có
thực và đáng tin cậy. Các kết quả của luận văn chưa được công bố ở bất cứ nơi nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Huy
1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin được nói lời cảm ơn sâu sắc nhất với thầy Chử Bá Quyết
- người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này trong thời gian sớm
nhất. Trong quá trình thực hiện luận văn thầy Chử Bá Quyết đã tận tình bảo ban,
giúp em định hướng trong việc xây dựng và hoàn thiện luận văn để có được kết quả
tốt nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn trường Ban lãnh đạo trường Đại học thương mại
Khoa sau Đại học và tập thể các thầy cô giáo nhà trường đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thiện đề tài
nghiên cứu này.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên,
các Phòng, Ban thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tham
khảo số liệu và tìm hiểu các thông tin về phục vụ việc nghiên cứu luận văn.
Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của
em thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp từ các thầy cô giáo để luận văn “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng
Long” được hoàn thiện.
Em xin trân trọng cảm ơn!
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
NH
NHTM
DN
TMCP
NHNN
SXKD
TCTD
TSĐB
KTXH
Diễn giải
Ngân hàng
Ngân hàng Thương mại
Doanh nghiệp
Thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Tài sản đảm bảo
Kinh tế xã hội
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tếxã hội. Những năm qua kết quả từ hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng đã
đóng góp một phần hết sức quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh
trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vi và sản
phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, nhu
cầu của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ hết sức đa
dạng, phức tạp. Khách hàng đòi hỏi những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện
ích, giá cả hợp lý từ phía Ngân hàng. Trong các dịch vụ của Ngân hàng thì dịch vụ
thẻ là một trong số dịch vụ được ưa chuộng nhất hiện nay.
Thẻ thanh toán đã được đưa vào giao dịch ở nước ta từ những năm đầu thập kỷ
90. Thẻ Ngân hàng là một trong những phương thức thanh toán hiện đại dựa trên
nền tảng của hệ thống thông tin, xử lý của mỗi Ngân hàng, nên dễ được thị trường
chấp nhận nhất và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi ở Việt nam.
Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ đã đem lại nhiều
thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và các NH tham gia thanh toán thẻ nói
riêng. Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các Ngân hàng đã đem lại cho nền
kinh tế một lượng vốn đầu tư khá lớn, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh toán ra đời là một tất yếu của một nền
kinh tế phát triển.
Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long thuộc NHTM Cổ phần Công thương
Việt Nam, một Ngân hàng chú trọng nhiều vào dịch vụ thanh toán thẻ ngay từ
những năm đầu tiên mới thành lập. Những năm vừa qua, mặc dù hoạt động thanh
toán thẻ của Vietinbank Nam Thăng Long đã đạt được những kết quả nhất định, tuy
nhiên chi nhánh cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Hơn nữa, trong
thời gian tới Vietinbank Nam Thăng Long không những phải lo khắc phục những
7
bất cập chung mà còn phải cạnh tranh với những chi nhánh Ngân hàng trong và
ngoài nước cùng tham gia phát hành và thanh toán thẻ.
Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán cho Ngân hàng
TMCP Công thương nói chung và Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long nói
riêng, sau quá trình thực tập em đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh Nam Thăng Long” để làm đề
tài cho luận văn Thạc sỹ của mình
2. Các công trình nghiên cứu liên quan
Trong nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, dịch vụ thẻ thanh toán ngày càng trở nên
quan trọng hơn. Cũng chính vì thế, đã có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài
nước về vấn đề này.
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Douglas Akers, Jay Golter, Brian Lamm, and Martha Solt. (2005). Overview
of Recent Developments in the Credit Card Industry. Cuốn sách coi dịch vụ thẻ là
một ngành công nghiệp, và có nhiều kiến thức thú vị về việc phát triển thẻ tín dụng.
Thông qua thực trạng phát triển thẻ tín dụng, với nhiều con số và bằng chứng hùng
hồn, cuốn sách cũng đã đưa ra một vài định hướng trong công tác phát triển thẻ, cả
về số lượng, chất lượng, để mang lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất.
Foscht et al. (2010). Debit and credit card usage and satisfaction-Which uses
which and why–evidence from Austria. International Journal of Bank Marketing.
Tác phẩm này xứng đáng là cuốn sách bỏ túi của những nhà quản trị, và phát triển
thẻ. Để phát triển dịch vụ thẻ, không có cách gì hiệu quả hơn là làm cho thẻ dễ sử
dụng hơn, tạo được sự hài lòng của khách hàng. Những kinh nghiệm của tác giả
khiến cho việc trình bày không khô khan, trừu tượng mà rất cụ thể, dễ hiểu.
Mena Report. (2014). Belgium: New Report on Card Fraud Shows Online
Fraud Increased in 2012. Một báo cáo ngắn của HighBeam research, nhưng những
thông tin rất có ý nghĩa và giá trị. Thông qua điều tra tổng hợp, nhóm đã đưa ra, và
chứng minh bằng con số rằng: lừa đảo trong thanh toán online đang tăng lên nhiều
lần so với trước, và không có dấu hiệu dừng lại. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tất
8
cả các ngân hàng về việc củng cố hạ tầng công nghệ, chống gian lận song song với
hiện đại hóa nghiệp vụ ngân hàng; không chỉ chạy theo danh hão, mà đánh mất uy
tín và tài sản của mình.
National Instituted For Finance. (2013). Card Market: Growth potential is
even great. Viện Tài chính đã có nghiên cứu về thị trường và đưa ra kết luận: tiềm
năng tăng trưởng của thị trường thẻ ngân hàng chưa bao giờ lớn hơn. Những nhận
định của Viện khái quát được về bối cảnh, tình hình phát triển thẻ. Các Ngân hàng
có thể vận dụng để đưa ra được định hướng, và những sự ưu tiên đúng đắn cho
nghiệp vụ này.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiệp Vụ Ngân hàng hiện đại của Nguyễn Minh Kiều năm 2012. Cũng xoay
quanh nội dung về nghiệp vụ của Ngân hàng tuy nhiên tác phẩm của Nguyễn Minh
Kiều có bổ sung, chỉnh lý và cập nhật thông tin mới nhất sát thực với tình hình hoạt
động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Tác phẩm gồm 30 chương, phân bổ cho 8 phần lớn với bố cục hợp lý, trình
bày rõ ràng, giúp cho cả những người không chuyên cũng dễ dàng đọc hiểu được.
Tác giả cũng có 1 phần riêng trình bày về dịch vụ thẻ của ngân hàng, tuy nhiên do
bao hàm nhiều nội dung nên phần này không phải là trọng tâm.
GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị NHTM. Tác giả khẳng định, trong công
tác quản trị NHTM, đặc biệt là trong nền kinh tế hiện đại, cần đề phòng rủi ro ở mọi
hoạt động, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng
dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Quản trị ngân hàng thương
mại cần chú trọng thêm về quản trị hoạt động kinh doanh thẻ - hoạt động đang
mang lại thêm nhiều doanh thu, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn.
Điểm nổi bật của lần xuất bản này là đã cập nhật những kiến thức mới nhất
với nội dung tân tiến và hiện đại về quản trị kinh doanh ngân hàng đang được áp
dung phổ biến trên thế giới; đồng thời chỉ ra khả năng vận dụng và những gợi lý
cho các NHTM Việt Nam.
9
Luận án tiến sỹ, trường đại học Kinh tế quốc dân của TS Nguyễn Danh
Lương, đề tài: “Những giải pháp góp phần phát triển hình thức thanh toán thẻ ngân
hàng ở Việt Nam”, và luận án tiến sỹ: “Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường
thẻ ngân hàng tại Việt Nam” của Trần Tấn Lộc, trường Đại học kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh. Cả hai tác phẩm đều nghiên cứu về thẻ ngân hàng nói chung, và thực
trạng thẻ ngân hàng tại Việt Nam. Tác giả tham khảo nhiều phần lý thuyết vào
chương 1 luận văn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng triển khai dịch vụ thẻ thanh toán tại
Vietinbank Nam Thăng Long. Qua đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ
thẻ thanh toán, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt sao cho xứng với tiềm năng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân
hàng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán, và dịch vụ thẻ thanh toán. Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định dùng thẻ của khách hàng để có định hướng
phát triển dịch vụ thẻ.
+ Nghiên cứu tình hình, thực trạng dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. Chỉ ra những ưu
điểm và tồn tại trong việc triển khai dịch vụ này của Ngân hàng, từ đó đưa ra đánh
giá chung.
+ Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của chi nhánh nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng
thương mại, cụ thể hơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh
Nam Thăng Long.
10
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về thời gian và trình độ, khóa luận của em có giới hạn như
sau:
+ Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long.
+ Phạm vi về mặt thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu dịch vụ thẻ thanh
toán của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long
trong thời gian 4 năm, từ năm 2012 tới năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn số liệu, dữ liệu
- Các số liệu sơ cấp thu thập từ các nhân viên, khách hàng cá nhân của
Vietinbank Nam Thăng Long bằng phương pháp quan sát và phỏng vấn. Mục đích
để trực tiếp thu thập được tình hình dịch vụ thẻ của Chi nhánh, đứng từ phía khách
hàng. Đồng thời, tác giả tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc chi nhánh để hiểu thêm
về định hướng phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh trong thời gian tới.
- Các số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu từ các báo cáo qua các năm của
Vietinbank Nam Thăng Long: Báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo về thẻ và kinh doanh thẻ…
5.2. Phương pháp xử lý
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích
thống kê nhằm mục đích phân tích thực trạng dịch vụ thẻ thanh toán tại Vietinbank
Nam Thăng Long nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra.
Các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp so sánh truyền thống:
+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối lượng,
quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ.
+ So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy
mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính:
11
với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ
tiêu này đối với yếu tố, chỉ tiêu khác.
- Phương pháp đồ thị, biểu đồ:
Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu,
vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long.
12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn
liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều
khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ cho rằng: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên
cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc
của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng
tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính".
Từ lịch sử hình thành hệ thống ngân hàng thương mại cho thấy, các ngân hàng
thương mại chỉ xuất hiện trong điều kiện nền kinh tế đã phát triển đến một trình độ
nhất định, dẫn đến tính tất yếu khách quan của việc hình thành hệ thống ngân hàng
gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng
thương mại chỉ xuất hiện sau khi có Nghị định số 53/HĐBT về việc tổ chức hệ
thống Ngân hàng thành hai cấp: NHNN và các NH trực thuộc.
Theo Điều 4.3, Luật các Tổ chức Tín Dụng của Việt Nam số 47/2010/QH12:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Từ các định nghĩa trên, chúng ra có thể khái quát: NHTM là tổ chức tài chính
và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các
hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn.
Hiện nay, ở Việt Nam có các loại NHTM bao gồm: NHTM Quốc doanh,
NHTM Cổ phần, NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
13
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
NHTM. NHTM một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác
nó dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế
trong xã hội, hay nói cách khác là một tổ chức đóng vai trò “cầu nối” giữa các đơn
vị thừa vốn với các đơn vị thiếu vốn.
Thông qua sự điều chuyển này, NHTM có vai trò quan trong trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, cải thiện mức sống dân cư, ổn định thu chi
Chính phủ. Đồng thời chức năng này còn góp phần quan trọng trong việc điều hoà
lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Từ đó cho thấy rằng, đây là chức năng cơ bản
nhất của NHTM.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Nếu như mọi
khoản chi trả của xã hội đều được thực hiện bên ngoài NH thì chi phí thực hiện là
rất lớn, bao gồm: chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền... Với sự ra đời của
NHTM, phần lớn các khoản chi trả trong hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá dịch
vụ của xã hội dần được thực hiện qua NH, với những hình thức thanh toán phù hợp,
thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện với công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Chính nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội ở NH nên việc lưu thông
hàng hoá dịch vụ trở nên nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm hơn. Không những vậy, do
thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NH có điều kiện huy động tiền gửi của
toàn xã hội nói chung và của DN nói riêng tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho đầu tư
phát triển, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của NH.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với
mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển
14
của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô
hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng này xuất phát từ khả năng thay thế lượng tiền giấy bạc trong lưu
thông bằng những phương tiện thanh toán khác như séc, uỷ nhiệm chi... Nó được
thực hiện thông qua nghiệp vụ tín dụng và đầu tư của hệ thống NHTM, trong mối
liên hệ chặt chẽ với hệ thống dự trữ quốc gia. Hệ thống tín dụng là điều kiện cần
thiết cho phát triển kinh tế theo hệ số tăng trưởng vững chắc. Mục đích của chính
sách dự trữ quốc gia là đưa ra một khối lượng tiền cung ứng phù hợp với chính sách
ổn định về giá cả, tăng trưởng kinh tế ổn định và tạo được việc làm.
1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản
thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. NHTM bản chất là một tổ chức trung gian
tài chính có đặc điểm hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì
vậy để có nguồn vốn hoạt động, cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngoài nguồn vốn
chủ sở hữu, NHTM phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế thông qua các hoạt đông nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay
từ các tổ chức tín dụng khác hay từ NH Trung ương.
1.1.3.2. Nghiệp vụ cho vay
NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như
cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bão lãnh, cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong đó, hoạt động cho vay
là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cho vay là một chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng, nó hỗ trợ cho
các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính Phủ, tạo ra sức sống cho nền kinh
tế. Đồng thời, thông qua các khoản cho vay của NH, thị trường sẽ có thêm thông tin
về hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, mang lại cho NH một nguồn thu lớn
về lãi tiền vay. Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của
NH.
Nghiệp vụ cho vay được thực hiện dưới các loại hình sau:
Cho vay trực tiếp: loại hình tín dụng phổ biến của NHTM
15
-
* Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay gồm:
Cho vay ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm.
Cho vay trung hạn: thời hạn từ 1-5 năm.
Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm.
Cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, cho vay trung và
dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế.
• Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo của khoản vay:
- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: đây là loại cho vay đối với những khách hàng
-
chưa quen hoặc khách hàng chưa có uy tín với NH.
Cho vay không đảm bảo bằng tài sản: loại cho vay này áp dụng đối với những
khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với NH, đồng thời đó là những khách
hàng có tình trạng tài chính vững chắc, sản xuất kinh doanh có lãi ổn định, có quan
hệ tốt trong giao dịch với khách hàng và NH.
• Nếu căn cứ vào tính chất sử dụng vốn vay:
- Cho vay sản xuất kinh doanh (đối với các đơn vị kinh tế)
- Cho vay tiêu dùng (mua xe, nhà cửa, đất đai…)
Cho vay gián tiếp: một khoản cho vay được thực hiện bằng các chiết khấu
giấy tờ có giá hoặc mua lại các chứng từ nợ thương mại theo thỏa thuận giữa NH
-
với khách hàng.
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá là hình thức NH mua lại các thương
phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán. Nếu khách hàng là
người chủ sở hữu các thương phiếu và chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán cần
có tiền ngay thì có thể đến NH xin chiết khấu tức nhận tiền trước theo cách khấu trừ
tiền lãi và phải chuyển quyền sở hữu chứng từ cho NH chiết khấu. Khi chứng từ
đến hạn NH sẽ xuất trình cho người trả tiền và người trả tiền thanh toán toàn bộ số
tiền theo chứng từ cho NH chiết khấu. Hình thức này giúp người chủ sở hữu chứng
-
từ khôi phục năng lực thanh toán.
Bao thanh toán: trong nghiệp vụ này NHTM thông qua các công ty con của mình sẽ
đứng ra mua nợ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ của người bán (giá mua bao giờ cũng
nhỏ hơn giá trị thực của khoản nợ), nhờ đó người bán có được tiền ngay để đáp ứng
nhu cầu. Khi đến hạn người mua phải thanh toán toàn bộ số tiền cho NH. Hình thức
này gần giống với hình thức chiết khấu nhưng số tiền khấu trừ trong hình thức này
cao hơn so với hình thức chiết khấu vì nó có hệ số rủi ro cao
1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian
16
Những dịch vụ NH ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho
nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập
cho NH bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn
phát triển hiện nay của NHTM. Các hoạt động này gồm:
– Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc,
dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…)
– Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của
công chúng
– Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng
– Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí
– Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái
phiếu…
Các hoạt động trung gian này không phải đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho
NHTM nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc mở Khái quát về NHTM mở
rộng hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn, đồng thời đa dạng hoá hoạt động,
giảm bớt rủi ro và tăng thu nhập cho NH.
Ba nhóm hoạt động cơ bản của NHTM có những đặc điểm khác nhau song có
quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong quản trị NH, không
được coi nhẹ hoạt động nào mà phải luôn đặt mối quan hệ giữa chúng trong khi đề
ra chiến lược cũng như lập kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quả trong hoạt động.
17
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm thẻ và thẻ thanh toán
Thẻ NH là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức
mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ
tin học trong lĩnh vực tài chính NH.
Thẻ NH là công cụ do NH phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh
toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của
mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ NH còn là công cụ để thực hiện các
dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ
ATM.
Nếu như thẻ tín dụng thông thường cho phép khách hàng có thể trả một phần
số dư nợ cuối kỳ vào ngày đến hạn với điều kiện đảm bảo mức thanh toán tối thiểu
thì đối với thẻ thanh toán, chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn số tiền phát sinh cho NH
khi vào ngày đến hạn. Tuy nhiên, để đổi lại, khi sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng
được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao và không bị chi phối bởi hạn mức
tín dụng.
Như vậy, thẻ thanh toán là một loại thẻ NH, có khả năng thanh toán tiền mua
hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể
dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các NH hay các máy rút tiền tự động.
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật
tin học ứng dụng trong NH. Thẻ thanh toán do NH phát hành và bán cho khách
hàng của mình (các doanh nghiệp, cá nhân) để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ,
thanh toán nợ và lĩnh tiền mặt tại các NH đại lý thanh toán hoặc các ATM. Hiện nay
các loại thẻ thanh toán có thể được phát hành bởi các NH, các tổ chức tài chính và
một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.
1.2.2. Phân loại thẻ
Thẻ được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau bao gồm: phân loại theo
tính chất thanh toán của thẻ, phân loại theo đặc tính kỹ thuật thẻ, phân loại theo hạn
mức tín dụng, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo mục đích sử dụng.
Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
Theo tính chất thanh toán của thẻ thì thẻ được phân làm 3 loại: Thẻ tín dụng,
thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt.
18
Thẻ tín dụng (Credit Card)
Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép
sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại các cơ
sở kinh doanh, cửa hàng, siêu thị, khách sạn, sân bay, khu vui chơi giải trí...chấp
nhận loại thẻ đó. Thẻ tín dụng thường do NH phát hành và NH quy định một hạn
mức tín dụng cụ thể căn cứ theo khả năng tài chính hay tài sản thế chấp của chủ thẻ.
Chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong phạm vi hạn mức tín dụng.
Tính chất tín dụng của thẻ được thể hiện ở chỗ chủ thẻ được ứng trước một
hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ phải thanh toán sau một kì hạn
nhất định, chủ thẻ cũng sẽ không phải trả lãi nếu thanh toán đúng hạn.
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Là loại thẻ có quan hệ gắn liền với tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền thanh
toán của chủ thẻ. Khi mua hàng hoá, dịch vụ giá trị những giao dịch sẽ được khấu
trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua các thiết bị điện tử đặt tại các cơ sở
chấp nhận thẻ đó và đồng thời sẽ ghi có vào tài khoản của các đơn vị chấp nhận thẻ
đó. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên
tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản sau:
Thẻ on-line: Là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch được khấu trừ ngay
lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ off- line: Là loại thẻ ghi nợ mà giá trị giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài
khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card)
Là loại thẻ dùng đẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở NH
và các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản,
chi trả các khoản vay...). Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng đẻ rút tiền, chủ thẻ
phải kí quỹ tiền gửi vào tài khoản NH hoặc chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng
thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền kí quỹ.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: Chỉ dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động của NH phát hành thẻ.
Loại 2: Được sử dụng để rút tiền không chỉ ở NH phát hành mà còn được sử
dụng để rút tiền ở các NH cùng tham gia tổ hợp thanh toán với NH phát hành thẻ.
Phân loại theo đặc tính kỹ thuật
19
-
Thẻ khắc chữ nổi: Tấm thẻ đầu tiên được chế tạo theo công nghệ này, loại
thẻ này được chế tạo dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi
các thông tin cần thiết. Hiện nay người ta không sử loại thẻ này nữa vì nó được chế
tạo quá thô sơ, dễ bị làm giả, không an toàn cho chủ thẻ.
- Thẻ băng từ: Được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa
hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20
mươi năm nay nhưng hiên nay dễ bị lợi dụng vì thông tin trên thẻ không tự mã hoá,
thẻ mang thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng các kỹ thuật
mã đảm bảo an toàn.
- Thẻ thông minh: Là thế hệ thẻ mới nhất hiện nay, được chế tạo dựa trên kỹ
thuật vi xử lí tin học nhờ gắn vào thẻ một “Chip” điện tử có cấu trúc như một máy
tính hoàn hảo, dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau. Do có con chip gắn
trên thẻ nên ngoài khả năng lưu trữ số liệu còn có thêm một tính năng quan trọng là
xử lí dữ liệu. Thẻ chip còn có khả năng đóng vai trò một tấm thẻ đa chức năng: vừa
đóng vai trò thẻ thanh toán, vừa đóng vai trò thẻ nhận dạng, thẻ điện thoại, thẻ ra
vào... Đây thực sự là công nghệ thẻ của tương lai.
Phân loại theo hạn mức tín dụng:
- Thẻ vàng (Gold Card): Là loại thẻ phục vụ cho các đối tượng khách hàng
có thu nhập cạo có uy tín đối với NH, có khả năng tài chính vững mạnh và có nhu
cầu chi tiêu lớn…
- Thẻ chuẩn (Standard Card): Đây là loại thẻ được sử dung phổ biến thích
hợp với nhiều đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau. Loại thẻ này khác căn
bản so với thẻ vàng là hạn mức tín dung tối thiểu thấp hơn, tuỳ thuộc vào mỗi NH
phát hành quy định ( thông thường khoảng 1000 USD).
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ nội địa: Là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi sử dụng một quốc
gia, do đó đồng tiền giao dịch phải là đông bản tệ của nước đó. Hoạt đông của loại
thẻ này rất đơn giản bởi nó chỉ do một tỏ chức hay một NH điều hành từ việc tổ
chức phát hành, xử lí trung gian đến thanh toán thẻ.
- Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được sử chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, sử dụng
đồng ngoại tệ mạnh để thanh toán. Do phạm vi sử dụng trê toàn thế giới nên hoạt
đông của thẻ rất phức tạp. Tuy nhiên, thẻ quốc tế vẫn được ưa thích do tính tiện lợi
20
của nó. Thẻ được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn,
uy tín như: Master Card, Visa...hoạt động trong một hệ thông liên hoàn, đồng bộ.
Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do NH phát hành: là loại thẻ do NH phát hành giúp cho khách hàng
sử dụng linh hoạt tài khoản của mình tại NH hoặc sử dụng một số tiền do NH cấp
tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới.
- Thẻ do tổ chức phi NH phát hành: Đó là loại thẻ du lịch giả trí của các tập
đoàn kinh doanh lớn phát hành như thẻ Diner Club, Amex... được lưu hành trên
toàn thế giới.
1.2.3. Khái niệm dịch vụ thẻ thanh toán
Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác tại các cơ sở chấp nhận thẻ do tổ chức
phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng.
Theo Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001
về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: Dịch vụ
thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán
trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân
hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của người
sử dụng dịch vụ thanh toán.
Các dịch vụ thanh toán gồm có: cung ứng dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thanh
toán trong nước; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Dịch vụ thu hộ, chi hộ và dịch vụ
thanh toán khác do NHNN quy định.
Các bên tham gia trong dịch vụ thẻ thanh toán
Các bên tham gia trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ thanh toán bao gồm:
Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)
Là đơn vị bán hàng hoá dịch vụ có ký kết với NH thanh toán về việc chấp
nhận thẻ thanh toán thẻ như: Cửa hàng, khách hàng …Các đơn vị này được trang bị
máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ thay tiền
mặt.
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)
21
NHPH là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế, là NH chuẩn bị (cung
cấp) thẻ cho khách hàng. NH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và
phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối
cùng với chủ thẻ, cung cấp các thiết bị máy móc đơn vị chấp nhận thẻ. Ngoài ra
NHPH, trong một số trường hợp còn đóng vai trò là NHTT. Vì vậy nó có thêm trách
nhiệm và quyền hạn của NHTT trong những trường hợp đó.
Ngân hàng thanh toán hay ngân hàng đại lý (Aquirer)
NHTT là NH trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các
chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một NH có thể vừa đóng vai
trò NHTT vừa đóng vai trò là NHPH.
Chủ thẻ (Cardholedr)
Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả, thanh toán tiền hàng,
dịch vụ thay tiền mặt. Chỉ có chủ thẻ mới sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi
thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ về hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải
xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo quy định và lập biên lai thanh toán. Một chủ
thẻ có thể sử dụng một hoặc nhiều thẻ.
Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức cho phép NH phát hành thẻ và làm trung tâm
xử lý, cấp phép, thông tin giao dịch, thanh toán của các NH thành viên trên toàn thế
giới. Mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình. Khác với NH
thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị
chấp nhận thẻ, mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy
trình thanh toán, cấp phép cho NH thành viên một cách nhanh chóng.
1.2.4. Lợi ích của dịch vụ thẻ thanh toán
1.2.4.1. Đối với kinh tế xã hội
Giảm khối lượng tiền mặt, tăng khối lượng và tốc độ chu chuyển vốn
Dịch vụ thẻ thanh toán giúp loại bỏ một khối lượng lớn tiền mặt lẽ ra phải lưu
chuyển trực tiếp trong lưu thông để thanh toán mua hàng, trả tiền dịch vụ trong cơ
chế thị trường đang ngày càng sôi động.
Dịch vụ thẻ thanh toán không đòi hỏi nhiều thủ tục, do đó tiết kiệm được các
chi phí phát sinh như in ấn, bảo quản vận chuyển đồng thời giao dịch được xử lý
22
qua hệ thống máy móc điện tử và thanh toán trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển
nhanh hơn nhiều so với các dịch vụ thanh toán khác như séc, ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi…..Với hình thức này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thực hiện các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước
Thẻ là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện các biện pháp
kích cầu của nhà nước. Nhà nước thông qua hệ thống NH kiểm soát mọi giao dịch
về tiền tệ, tạo cơ sở để quản lý thuế - một nguồn thu quan trọng góp phần thực hiện
những chính sách tiền tệ của quốc gia.
Các NHTM kích thích khách hàng phát hành thẻ bằng việc nới lỏng các chính
sách phát hành và phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa khuyến khích
người tiêu dùng thông qua việc cung cấp phương tiện thanh toán hiện đại và chính
sách ưu đãi, giảm giá hàng hóa, dịch vụ.
Sự tiện lợi mà dịch vụ thẻ ngân hàng nói chung, thẻ thanh toán nói riêng,
mang lại cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, NH… khiến cho ngày càng có
nhiều người ưa chuộng sử dụng dịch vụ thẻ, điều này làm cho thẻ trở thành một
công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến
khích dịch vụ thẻ thanh toán cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này
cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của NHTM.
1.2.4.2. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ
Mang đến sự tiện lợi, linh hoạt
Thẻ thanh toán là một ví tiền hết sức gọn nhẹ, nó mang lại sự linh hoạt và tiện
lợi trong thanh toán tiền hàng hóa trong nước và ngoài nước. Khi mua sắm, chủ sở
hữu thẻ không cần phải mang theo tiền mặt, không mất thời gian kiểm, đếm tiền,
mà còn có thể dễ dàng trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản…..bất cứ lúc
nào.
Dịch vụ thẻ thanh toán mang lại sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các
phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được điều này khi đi
du lịch hay công tác tại nước ngoài. Thẻ thanh toán như: Visa, Master được chấp
nhận trên toàn thế giới.
Với dịch vụ thẻ thanh toán, chủ thẻ hoàn toàn có thể chi tiêu mua hàng trước,
rồi trả tiền sau, mà không bị trả lãi trong thời gian nhất định. Ngoài ra còn giúp
23
khách hàng điều chỉnh được chi tiêu một cách hợp lý với hạn mức tín dụng nhất
định.
Sở hữu giải pháp thanh toán an toàn
Dịch vụ thẻ thanh toán giúp khách hàng không cần mang theo một lượng tiền
mặt lớn, giảm thiểu rủi ro bị mất cũng như việc bảo quản cũng rất phức tạp. Dịch vụ
thẻ thanh toán có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn.
Các loại thẻ được cung cấp một mã số cá nhân kèm theo các thông tin được
mã hóa khác nên đảm bảo bí mật rất cao, thẻ từ và thẻ chip đều khó làm giả.
Ngày nay, với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, việc làm thẻ giả trở nên khó
khăn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ có thể yên tâm hơn về tiền của
mình. Thêm nữa, khi những cơ sở thanh toán thẻ ngày càng nhiều, các máy ATM
ngày càng trở nên phổ biến, dịch vụ thẻ thanh toán được kỳ vọng là phương thức
thanh toán chính.
24
1.2.4.3. Đối với Ngân hàng
Hơn ai hết, NH chính là người được hưởng lợi từ dịch vụ thẻ thanh toán nhiều
nhất. Điều này thể hiện ở các mặt sau:
Lợi nhuận ngân hàng
Lợi ích lớn nhất mà dịch vụ thẻ thanh toán đem lại cho NH là lợi nhuận, thu
nhập từ thẻ mà NH có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi
suất cho thẻ tín dụng và chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ
dịch vụ NH và đầu tư kèm theo.
Ngoài ra, dịch vụ thẻ thanh toán còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả
cho NH. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ dịch vụ thẻ thanh toán có thể bù đắp cho
những hoạt động kém sinh lời hơn của NH, để hoạt động của Ngân hàng được đánh
giá cao.
Tạo uy tín trên thị trường
Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán, NH sẽ
thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho NH nhiều lợi ích:
Thực hiện số giao dịch ít hơn, nhưng thông tin thường nhật được cung cấp bởi các
tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ
tương ứng vào các khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn…Hoạt
động của NH nhờ đó cũng có hiệu quả hơn.
NH nhận được uy tín, danh tiếng trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh,
đặc biệt là kinh doanh tiền tệ thì uy tín là điều đặc biệt quan trọng. NH có thể mở
rộng các quan hệ với khách hàng và các đối tác (như NH khác và ĐVCNT) thông
qua phát hành thẻ liên kết. Điều này quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như khả
năng cạnh tranh của NH trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Hiện đại hóa công nghệ NH, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
Thẻ thanh toán ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ NH, mang lại cho NH
một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đưa ra dịch vụ thẻ thanh toán buộc NH phải không ngừng hoàn thiện nâng cao
trình độ, trang bị thêm công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt
nhất. Do đó, NH có điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới,
đồng thời phát triển các kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.
1.2.4.4. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Các CSCNT là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển dịch vụ thẻ
thanh toán. Thẻ sẽ trở nên vô dụng nếu như không có hay thiếu chủ thể này. Khi
25