Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị công nghệ thông tin tại tổng cục thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.43 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----- o0o -----

GIÁP THỊ VÂN HUỆ

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TỔNG CỤC THUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----- o0o -----

GIÁP THỊ VÂN HUỆ

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TỔNG CỤC THUẾ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số

: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS Bùi Xuân Nhàn

HÀ NỘI, NĂM 2017


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoanLuận văn Thạc sỹ kinh tế “Quản lý hoạt động mua sắm tài
sản thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế” là do chính tơi nghiên cứu và
hồn thiện.Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong Luận văn là có
nguồn gốc rõ ràng và do bản thân tơi thu thập, xử lý mà khơng có bất cứ sự sao
chép khơng hợp lệ nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Giáp thị Vân Huệ


4

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại
học Thương Mại và Khoa Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đao, cán bộ công
chứcTổng cục Thuế, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các
thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tơi trong q trình tìm tư liệu tại

đơn vị.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Giáp Thị Vân Huệ


5

MỤC LỤC


6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


7

STT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1
2

BTC

CBCC

Bộ Tài chính
Cán bộ cơng chức

3
4
5
6
7
8

CNTT
HCNN
KBNN
NSNN
TVQT
UBND

Cơng nghệ thơng tin
Hành chính nhà nước
Kho bạc nhà nước
Ngân sách nhà nước
Tài vụ quản trị
Ủy ban nhân dân


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm, ngân sách nhà nước (NSNN)dành cho việc mua sắm tài sản công
phục vụ bộ máy quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là rất lớn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính trong những năm gần đây, mỗi năm Việt
Nam chi khoảng 200.000 tỷ đồng cho hoạt động mua sắm tập trung tài sản cơng, đó
là chưa kể các khoản chi cho hoạt động mua sắm phân tán, nhỏ lẻ. Việc mua sắm tài
sản là nhu cầu hết sức thiết thực đối với các cơ quan quản lý nói chung cũng như
Tổng cục Thuế nói riêng nhằm duy trì hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được Đảng và
nhà nước giao phó nhưng mua sắm sao cho tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh
bạch là vấn đề hết sức quan trọng nhất là trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang
gặp nhiều khó khăn thách thức, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng
như hiện nay.


Có thể hiểu, tài sản cơng là những tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nói rộng
ra chúng thuộc sở hữu của toàn dân. Do vậy, quản lý và sử dụng tài sản công được
coi là nghĩa vụ và trách nhiệm khơng chỉ đối với Chính phủ mà đối với tất cả các
Bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức, đơn vị và nhân dân. Mua sắm công là
khâu đầu tiên của quá trình quản lý và sử dụng tài sản cơng, do đó, quản lý tốt hoạt
động mua sắm có thể coi là tiền đề phát huy hiệu quả sử dụng của tài sản công trong
hoạt động quản lý nhà nước.Thực tế những năm qua cho thấy, việc mua sắm tài sản
công tại các cơ quan HCNN còn nhiều bất cập, vẫn tồn tạinhững tiêu cực, lợi dụng
kẽ hở của pháp luật để tham ô, tham nhũng biến của cơng thành của riêng gây thất
thốt, lãng phí cho NSNN. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Nhà nước là cần xây dựng
hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ để công tác quản lýhoạt động mua
sắmđược hiệu quả, giảm thiểu những tiêu cực. Việc nghiên cứu quản lý hoạt động
mua sắm tài sản nhà nước nhằm tìm hiểu về thực trạng cơng tác quản lý trong lĩnh

vực này, những tồn tại, hạn chế để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao
năng lực quản lý và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm.
Tổng cục Thuế là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, thực
hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chinh quản lý nhà nước về các
khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước bao gồm: thuế, phí, lệ phí, các khoản thu
của ngân sách Nhà nước. Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung
ương đến địa phương theo đơn vị hành chính bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống
nhất. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương, 63 Cục Thuế
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gần 700 Chi cục Thuế các Quận, huyện
và hơn 6.000 Đội Thuế xã, phường, thị trấn.


Hoạt động mua sắm tài sản ngành Thuế được thực hiện theo phân cấp tại
Quyết định số 1588/QĐ-TCT ngày 01/10/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
về việc phân cấp, uỷ quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản,
đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
(CNTT), mua sắm tập trung trong các đơn vị thuộc hệ thống Thuế,theo đó Tổng cục
Thuế tổ chức mua sắm tập trung và cấp phát cho toàn ngành Thuế đối với các danh
mục tài sản, hàng hóa do Bộ Tài chính quy định với số lượng mua sắm nhiều, tổng
giá trị mua sắm lớn và có yêu cầu được trang bị đồng bộ, hiện đại gồm các danh
mục như: Ơ tơ, máy phát điện, thiết bị công nghệ tông tin, ấn chỉ,… Trong đó, hoạt
động mua sắm trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin là hoạt động chủ yếu, triển khai
định kỳ hàng năm theo kế hoạch, danh mục do Bộ Tài chính phê duyệt với tổng
nguồn kinh phí triển khai lớn nhất.
Trong những năm gần đây,công tác mua sắm thiết bị công nghệ thông tin của
ngành Thuế được tổ chức mua sắm theo phương thức tập trung tại Tổng cục Thuế
nhằm đảm bảo sự trang bị đồng bộ, hiện đại và để đạt được mục tiêu cải cách, hiện
đại hóa ngành Thuế. Với nguồn kinh phí cho chi ứng dụng cơng nghệ thơng tin
hàng năm tương đối lớn, do đó, công tác quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị
công nghệ thông tin ngành Thuế tại cơ quan Tổng cục Thuế nhằm đạt được hiệu quả

cao nhất là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Thuế trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
hoạt động mua sắm tài sản nói chung và tài sản thiết bị cơng nghệ thơng tin của
ngành Thuế nói riêng, tơi đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết
bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế” cho luận văn thạc sỹ của mình với
mong muốn góp phần hồn thiệnhơn hoạt động quản lý mua sắm tài sản thiết bị
cơng nghệ thơng tin nói riêng và tài sản khác nói chung tại đơn vị nơi tơi đang cơng
tác.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan


Trong những năm qua, nghiên cứu về quản lý hoạt động mua sắm tài sản tại
các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) ở Trung ương cũng như địa phương đã
có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả đề cập. Các cơng trình nhiên cứu
chủ yếu đi sâu phân tích pháp luật mua sắm cơng và quản lý hoạt động đấu thầu
mua sắm tài sản, hàng hóa, nhấn mạnh tầm quan trọng của mua sắm công và đề
xuất kiến nghị, giải pháp đối với vấn đề này, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu
biểu gồm:
- Trần Thị Đông Anh: “Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước,kinh
nghiệm và khả năng áp dụng vào Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, 2009, Đại học Luật
TP Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về đấu thầu điện tử
trong các văn bản pháp luật của một số nước như Hàn Quốc, Anh, Philippin, các
quy định của liên hợp quốc có liên quan đến đấu thầu điện tử, trên cơ sở đó có so
sánh khung p háp lý liên quan đến đấu thầu điện tử của Việt Nam để từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm và đề ra giải pháp hoàn thiện.
- TS Nguyễn Thị Thủy Chung: “Mua sắm công ở Việt Nam, thực trạng và giải
pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2016, Viện chiến lược và chính sách tài
chính. Tác giả tập đã khái quát diễn biến tình hình mua sắm cơng ở Việt Nam trong
những năm gần đây, những kết quà đạt được và những tồn tại hạn chế. Từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm công.

- Nguyễn Thị Thùy Dung: “ Quy chế đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa”,
luận văn thạc sĩ, 2004, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đưa ra những giải pháp, tình
huống cụ thể để hồn thiện pháp luật đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa trong mối
quan hệ các quy định của Việt Nam và các tổ chức quốc tế.


- Phạm Trung Kiên: “Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng
hóa trong khu vực cơng ở Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ,2014, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Nội dung luận văn tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của nhà nước
về hoạt động đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực
tiến, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu
trong mua sắm công ở nước ta.
- Lương Thị Thùy Linh: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu mua sắm cơng.
Hướng hồn thiện từ kinh nghiệm của Cộng Hịa Pháp, luận văn thạc sĩ, 2011, Đại
học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung phân tích thực trạng về
hoạt động đấu thầu mua sắm cơng tại Việt Nam, những bất cập, hạn chế và hướng
hoàn thiện từ kinh nghiệm mua sắm cơng tại Cộng Hịa Pháp.
- Lê Thanh Sang: “Quản lý hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị tin học
tại Tổng cục Thuế”, luận văn thạc sĩ, 2013, Trường Đại học Thương mại. Luận văn
tập trung trình bày các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, đưa ra những dự báo
khái quát những thay đổi của môi trường đầu tư, các quan điểm về việc tăng cường
quản lý hoạt động đấu thầu mua sắm trang thiết bị tin học tại Tổng cục Thuế.
- Nguyễn Thị Như Trang: “Pháp luật về đấu thầu mua sắm công. Những vấn
đề lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ, 2011, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận
văn tập chung đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động đấu thầu mua sắm và đưa ra các quy định của một số nước như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Cam pu chia làm tiêu chuẩn để định hướng sự hoàn thiện pháp luật đấu
thầu mua sắm công của Việt Nam trong thời gian tới



Nhìn chung, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung
quản lý hoạt động mua sắm tại cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu ở tầm vĩ mô; nghiên cứu tập trung về hoạt động
đấu thầu, pháp luật đấu thầu mua sắm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về đấu thầu. Trong luận văn này, học viên có sự kế thừa cơ sở lý luận về quản lý
hoạt động mua sắm tài sản nhà nước của các cơng trình nghiên cứu trên và tập trung
đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động mua sắm tài sản là thiết
bị công nghệ thông tin tạiTổng cục Thuế.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt
động mua sắm tài sản cơng, luận văn đề xuất một số giải pháp hồn thiện công tác
quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động mua sắm tài sản
trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị
công nghệ thông tin tại cơ quan Tổng cục Thuế qua đó chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó làm có sở cho đề xuất các giải
pháp, kiến nghị.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động mua
sắm tài sản thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan Tổng cục Thuế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý hoạt động mua sắm tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Tại cơ quan Tổng cục Thuế.



- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn từ 2013-2015 và đề
xuất đến năm 2020.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài sản nhà
nước; cơ quan HCNN; đặc điểm, phân loại, vai trò của tài sản trong cơ quan
HCNN; các phương thức mua sắm; nguyên tắc quản lý và nội dung công tác quản lý
hoạt động mua sắm tài sản nhà nước; đề xuất giải pháp đến năm 2020.


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn tài liệu sau:
+ Nguồn bên trong: Các báo cáo tổng kết công tác chi ngân sách nhà nước
(nội dung chi mua sắm tài sản) hàng năm của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính từ năm
2013 đến năm 2015.
+ Nguồn bên ngoài: Sách, báo, tạp chí, website của Bộ Tài chính, website của
Tổng cục Thuế, các luận văn, nghiên cứu về quản lý hoạt động mua sắm tài sản nhà
nước.
- Đối với dữ liệu sơ cấp, đề tài sử dụng 02 phương pháp:
+ Phương pháp điều tra khảo sát:
Chuẩn bị khảo sát: Xây dựng phiếu khảo sát và phát phiếu tới cán bộ công
chức(CBCC) thuộc Vụ Tài vụ Quản trị (TVQT) và Cục ứng dụng công nghệ thông
tin làm công tác mua sắm tài sản thiết bị cơng nghệ thơng tin tại Tổng cục Thuế.
Kích thước mẫu: 100 người: Phiếu khảo sát này gồm phần chung liên quan đến vị
trí, chức vụ, thâm niên cơng tác, các công việc đảm nhiệm khi thực hiện mua sắm
tài sản cơng nghệ thơng tin, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ,…
Thời gian khảo sát: Tháng 9/2016
Kết quả, số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về 88 phiếu, số phiếu đủ
điều kiện phân tích: 85 phiếu.
Xử lý kết quả khảo sát: Thực hiện phân tích dữ liệu, tổng hợp và phân loại dữ
liệu khảo sát trên bảng Excel, từ đó tổng hợp tất cả các phiếu khảo sát thành một

bảng tổng hợp kết quả khảo sát.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đặc điểm, vai
trò của hoạt động quản lý việc mua sắm tập trung thiết bị công nghệ thông tin tại
Tổng cục Thuế và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động mua
sắm tài sản thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế.


Tiến hành phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với các lãnh đạo
Vụ Tài vụ Quản trị và Cục Ứng dụng Công nghệ Thông tin thuộc Cơ quan Tổng cục
Thuế (05 người).
Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2016.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: đề tài sử dụng các phương pháp gồm thống kê, phân
tích, tổng hợpdữ liệu.
+ Phương pháp thống kê: Nguồn dữ liệu sau khi thu thập được từ nguồn bên
trong, bên ngoài, tác giả tiến hành phân loại, thống kê theo các tiêu chí đánh giá
nhằm phục vụ q trình viết luận văn.
+ Phương pháp phân tích: Từ dữ liệu thu thập được, tác giá tiến hành phân tích
dữ liệu từ đó phát hiện ra những vấn đề trong quản lý hoạt động mua sắm tài sản
thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế.
+ Phương pháp tổng hợp: Sau khi thống kê, phân tích dữ liệu, tác giả thực hiện
tổng hợp để có cái nhìn tổng thể của vấn đề quản lý hoạt động mua sắn tài sản thiết
bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế.
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
+ Phân tích kết quả khảo sát: Trên cơ sở các thông tin thu được từ phiếu khảo
sát, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông và tổng hợp thành
bảng kết quả khảo sát.
+ Phân tích kết quả phỏng vấn: Kết quả phỏng vấn sẽ được bổ sung cho những
nội dung mà phiếu khảo sát chưa làm rõ, từ đó đánh giá một cách chính xác, khách

quan cho vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động mua sắm tài sản
trong các cơ quan hành chính nhà nước; phân tích và đánh giá thực trạng làm rõ
thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị
công nghệ thông tin ngành Thuế tại Tổng cục Thuế.


Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện cơng tác quản lý góp phần
nâng cao năng lực quản lý đối với hoạt động mua sắm tài sản nhà nước tại Tổng cục
Thuế
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt
động mua sắm tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị công nghệ
thông tin tại cơ quan Tổng cục Thuế.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản
lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị công nghệ thông tin tại Tổng cục Thuế.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TÀI SẢN TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò và phương thức mua sắm tài sản
trong cơ quan HCNN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Mua sắm

Mua sắm là các hoạt động mua hàng hóa, có thể dưới các hình thức mua sắm
trực tiếp, hay mua sắm trực tuyến gián tiếp qua Internet. Các chứng chỉ xác nhận
các hoạt động mua sắm có thể là hóa đơn, hợp đồng mua sắm. Có các dạng hoạt
động mua sắm chính sau:
Mua sắm cá nhân: Cá nhân thực hiện hoạt động mua sắm nhằm mục đích tiêu
dùng cho cá nhân.
Mua sắm (dự án), mà chủ thể của hoạt động là một tổ chức trong một dự án:
như chính phủ của một quốc gia trong mua sắm chính phủ, chủ đầu tư trong dự án
đầu tư, nhà thầu (tổng thầu) trong các loại dự án tổng thầu xây dựng như: dự án chìa
khóa trao tay (turn key),...
Tài sản nhà nước


Bất cứ một cơ quan tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có tài sản.
Tài sản có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để duy trì
hoạt động của các cơ quan, tổ chức nói chung cũng như bộ máy quản lý tại các cơ
quan hành chính nhà nước nói riêng. Tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính nhà
nước là những tài sản Nhà nước giao cho các cơ quan đó quản lý, sử dụng. Theo
Nghị định số 14/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 3 năm 1998 về Quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước: “Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành
từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản
được sác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai,
rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất ở vùng biển, thềm lục địa
và vùng trời.[4]
Ở Việt Nam, tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản
khu vực hành chính sự nghiệp; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích cơng
cộng, lợi ích quốc gia như hệ thống các cơng trình thủy lợi, hệ thống các cơng trình
giao thơng vận tải, các cơng trình văn hóa…; tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp;
tài sản được xác lập sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật; tài sản dự trữ
nhà nước. Tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp là những tài sản nhà

nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội quản lý, sử dụng, bao gồm đất đai, nhà và
cơng trình xây dựng gắn liền với đất, các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết
bị làm việc và các tài sản khác.


Tại các cơ quan, tổ chức, đơn vịthuộc khu vực hành chínhnhà nước, tài sản
được hình thành chủ yếu thơng qua hoạt động mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước (NSNN). Nhà nước có quyền sở hữu các loại tài sản này song từ khâu mua
sắm đến khâu quản lý và đưa vào sử dụng nhà nước không trực tiếp tham gia mà
giao cho các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn
vị sự nghiệp trực tiếp thực hiện để phục vụ cho hoạt động của mình theo quy định
của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao cho sử dụng tài sản đều
chịu sự quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước.
Thiết bị Công nghệ thông tin
Thuật ngữ Công nghệ thông tin (CNTT) được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04/8/1003: “Cơng nghệ thơng tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu
là kỹ thuật máy tính và viễn thơng nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực xã
hội.” Lĩnh vực CNTT bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm
thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa
máy tính và truyền thơng.
Từ định nghĩa Cơng nghệ thơng tin, có thể hiểu Tài sản CNTT bao gồm các
phương tiện và cơng cụ kỹ thuật có chức năng khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực xã hội. Tài sản CNTT được phân làm 02 loại là
các phần mềm dữ liệu và các thiết bị hữu hình để truyền tải, vận hành, chuyển đổi,
lưu trữ dữ liệu. Khác với các loại tài sản thông thường khác trong cơ quan HCNN,
tài sản thiết bị CNTT là những tài sản có giá trị cao và việc tiêu chuẩn hóa các

thơng số kỹ thuật để đưa vào hồ sơ khi tổ chức đấu thầu mua sắm rất khó đồng thời
để kiểm tra đánh giá chất lượng cơng tác mua sắm cũng địi hỏi trình độ cao về
chun mơn. Do đó, quản lý hoạt động mua sắm tài sản thiết bị CNTT thường đòi
hỏi nhiều thời gian cũng như con người. Đối với cán bộ làm công tác quản lý hoạt


động mua sắm tài sản thiết bị CNTT cũng cần phải có trình độ hiểu biết nhất định
về tin học.
Cơ quan hành chính nhà nước


Theo giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội:
Cơ quan hành chính nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo
những ngun tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao
những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để
thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước [9, tr.8].
Các Cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể
thống nhất đó chính là bộ máy nhà nước.
Theo giáo trình Luật Hành chính trường Đại học Luật Hà Nội: Cơ quan hành
chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp
hoặc gián tiếp Cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động
chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm
quyền do pháp luật quy định [8, tr12].
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước.Mỗi
cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, nhiệm vụ khác nhau theo quy định của
pháp luật hiện hành.Các cơ quan hành chính nhà nước có quan hệ mật thiết với
nhau tạo thành một thể thống nhất, bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát được thành lập để thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan

quyền lực nhà nước,được tổ chức trên nguyên tắc tập trung dân chủ;có chức năng,
nhiệmvụ và hoạt động trên cơ sở pháp luật; có thẩm quyền trong phạm vi hoạt động
chấp hành, điều hành. Trong q trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định
hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản cá biệt, có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan.
Các Cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào
cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát của các cơ quan quyền lực
nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó


Tại Việt Nam, theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992: Chính phủ là Cơ quan chấp hành của Quốc hội, Cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Uỷ ban nhân dân do
Hội đồng nhân dân bầu là Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Cơ quan
hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của các Cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân
dân.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò, phân loại tài sản trong cơ quan Hành chính
nhà nước
1.1.2.1.Đặc điểm
Tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
- Được mua sắm từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của các dự án, vốn vay
của các qũy hỗ trợ phát triển hoặc vay từ các ngân hàng.
- Có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sở hữu tài sản
thuộc về nhà nước còn quyền sử dụng tài sản thuộc về các cơ quan, đơn vị thuộc bộ
máy nhà nước.
- Được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của đất nước.
-Tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước được giao cho các cơ quan, các tổ
chức thuộc bộ máy nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước. Tuy
nhiên, các cơ quan, tổ chức này lại khơng phải là người có quyền,sở hữu tài sản.

- Các loại tài sản này có số lượng nhiều, giá trị lớn, phân bổ rộng khắp trong
phạm vi cả nước. Mỗi loại tài sản có cơng dụng và được sử dụng với mục đích khác
nhau.
- Tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước cịn mang tính đặc thù theo
ngành, lĩnh vực mà đơn vị đó hoạt động.
1.1.2.2. Vai trị


- Tài sản có vai trị rất quan trọng, là nền tảng cơ sở vật chất cơ bản và cần
thiết để điều duy trì hoạt động cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức.
Dựa trên nền tảng cơ sở vật chất này, các cơ quan, tổ chức triển khai các hoạt động
của mình để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được xã hội phân công. Mọi hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương đều gắn liền
với việc sử dụng tài sản. Tài sản là công cụ trực tiếp giúp cho hoạt động của bộ máy
nhà nước được duy trì một cách liên tục và thơng suốt. Nó cũng là cơ sở vật chất để
đem tri thức đến với con người, đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công cuộc
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước là nơi hiện diện của bộ máy nhà
nước, nơi diễn ra các giao dịch giữa bộ máy quản lý nhà nước với nhân dân và cũng
là nơi mà ở đó quyền lực nhà nước được thực thi. Bên cạnh đó, tài sản trong cơ
quan hành chính nhà nước cịn là phương tiện để truyền tải thông tin, là công cụ để
nhà nước kiểm tra, kiểm soát những diễn biến của nền kinh tế xã hội theo mục tiêu
đã định trước.
Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc trang bị tài sản
cho bộ máy cơ quan hành chính nhà nước khơng chỉ đơn giản với mục đích duy trì
hoạt động mà cịn nhằm mục tiêu cải cách, hiện đại hóa nền hành chính. Việc trang
bị tài sản sao cho đồng bộ, hiện đại cũng góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực và
hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò quản lý của bộ máy nhà nước, tăng cường
giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế.
1.1.2.3. Phân loại

Việc phân loại tài sản giúp các cơ quan tổ chức có biên pháp quản lý hiệu quả.
Về cơ bản, tài sản trong cơ quan hành chính nhà nước được phân loại theo các tiêu
thức sau:
Theo công dụng của tài sản


×