i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Bách Khoa. Số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Thân Ái Thảo Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng viên của
Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế tại Nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Bách Khoa đã tận tình hướng
dẫn và đóng góp ý kiến giúp tôi rút ra nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Và tôi không thể không cảm ơn gia đình, các cơ quan, tổ chức, đồng
nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện
luận văn.
Do thời gian và năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đều có hạn
nên luận văn không tránh khỏi một số điểm thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô và tất cả mọi người.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Tác giả
Thân Ái Thảo Vân
iii
MỤC LỤC
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
a. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................5
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận.........................................................................49
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................50
2.2.1.3. Phương pháp phân tích.......................................................................51
vi) Phát triển vành đai công nghiệp phụ trợ và dịch vụ vệ tinh.....................111
vii) Tăng cường giải pháp phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho các doanh
nghiệp có vốn FDI.........................................................................................111
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
CCN
: Cụm công nghiệp
CNHT
: Công nghiệp hỗ trợ
DN
: Doanh nghiệp
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GCNĐKĐT : Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
GCNĐT
: Giấy chứng nhận đầu tư
KCN
: Khu công nghiệp
KCN
: Khu công nghiệp
KCNC
: Khu công nghệ cao
KTXH
: Kinh tế xã hội
LĐLĐ
: Liên đoàn lao động
NLĐ
: Người lao động
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
QLNN
: Quản lý Nhà nước
SXCN
: Sản xuất công nghiệp
TCHQ
: Tổng cục Hải quan
UBND
: Ủy ban Nhân dân
XNK
: Xuất nhập khẩu
ix
DANH MỤC BẢNG
Hình 2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 20112015.................................................................................................................46
Hình 2.2. Thu NSNN giai đoạn 2011-2015.....................................................47
Hình 2.3. Giá trị xuất nhập khẩu của nhóm ngành điện tử - máy tính trong khu
vực FDI............................................................................................................47
Hình 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực FDI giai đoạn
2011-2015........................................................................................................48
Hình 2.5. Giá trị SXCN theo nhóm ngành trong khu vực FDI.......................49
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra........................................................................69
Bảng 2.2: Đánh giá tổng hợp hiệu suất thực hiện nội dung quản lý nhà nước
địa phương đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện tại
.........................................................................................................................70
Bảng 2.3: Đánh giá chất lượng hoạch định triển khai nội dung quản lý nhà
nước địa phương đối với các doanh nghiệp FDI tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh....71
Bảng 2.4: Đánh giá chất lượng triển khai thực thi, kiểm soát chính sách quản
lý nhà nước địa phương đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.................................................................................................................72
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 20112015..............................................................Error: Reference source not found
Hình 2.2. Thu NSNN giai đoạn 2011-2015..Error: Reference source not found
Hình 2.3. Giá trị xuất nhập khẩu của nhóm ngành điện tử - máy tính trong khu
vực FDI.........................................................Error: Reference source not found
Hình 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực FDI giai đoạn
2011-2015.....................................................Error: Reference source not found
Hình 2.5. Giá trị SXCN theo nhóm ngành trong khu vực FDI.Error: Reference
source not found
xi
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận rất quan trọng trong tổng
nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát
triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần đưa đất nước hội nhập
sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài không
những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ hiện đại và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa
phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, kể từ khi tái lập (năm 1997) đến nay, khu vực
kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có nhiều đóng góp tích
cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo định hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguồn vốn FDI đã góp phần tăng cường tổng vốn
đầu tư toàn xã hội của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh; đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi
nhọn của tỉnh như: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử; góp phần
tăng thu ngân sách của tỉnh, tăng cường kim ngạch xuất khẩu và ổn định cán
cân thương mại của tỉnh; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở
địa phương và các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông
qua phương thức quản lý tiên tiến và việc tiếp cận công nghệ hiện đại, khơi
dậy các nguồn lực đầu tư đối với khu vực kinh tế đầu tư trong nước. Sự liên
kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước cũng đã góp phần thúc
đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý kinh doanh tiên tiến. Ngoài ra,
2
khu vực FDI cũng đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành,
lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể trên, khu vực FDI tại tỉnh Bắc
Ninh còn bộc lộ những mặt hạn chế như: Chất lượng nguồn vốn FDI vào tỉnh
chưa cao; Nhiều dự án lớn sử dụng nhiều đất, thâm dụng nhiều lao động nhưng
đóng góp vào ngân sách của tỉnh rất hạn chế, đa số các dự án thuộc lĩnh vực sản
xuất các sản phẩm công nghiệp đều nhập khẩu linh kiện, thiết bị để lắp ráp, tận
dụng ưu đãi về thuế, mặt bằng và lao động giá rẻ để thu lợi; Hoạt động chuyển
giao công nghệ cho phía Việt Nam diễn ra rất chậm; Nhiều dự án hoạt động
không hiệu quả đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sức
thu hút và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh; Tình trạng tranh chấp lao động
và đình công còn diễn ra gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư; Đã xuất
hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số dự án.
Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý nhà nước địa phương đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua làm cơ sở cho việc
đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm tới và tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng góp
nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn, tác giả đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước địa phương đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh” làm luận văn tốt nghiệp.
3
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có thể thấy ở Việt Nam có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề tài
QLNN đối với lĩnh vực FDI. Với những phương pháp khác nhau, mỗi tác giả
đã tìm ra cho mình những hướng đi riêng để đạt hiệu quả cao trong nghiên
cứu. Có thể kể đến một số công trình của một số tác giả như sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, lấy ví dụ ở Đồng Nai” của các tác giả: Th.S Ngô Văn Hiền
(chủ nhiệm đề tài), GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Th.S
Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân (2007). Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà nước
đối với các doanh nghiệp có vốn FDI và thực trạng hoạt động quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, lấy ví dụ từ Đồng Nai, đề tài dự
kiến đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn mở
rộng hội nhập kinh tế hiện nay ở nước ta.
4
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010” của Vương Đức
Tuấn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007). Đề tài đã tập trung đi sâu
giải quyết các vấn đề sau: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về
cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; Phân tích, đánh giá
thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI, chỉ ra những
nhân tố cơ bản tác động đến kết quả thu hút FDI ở Hà Nội trong thời gian
qua; Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những tổn tại, hạn chế và
nguyên nhân của nó để có định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút
FDI trong thời gian tới; Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề xuất
phương hướng và các giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính
sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội đến 2010.
Tác giả Nguyễn Thùy Dương (2015), luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp thành phố Hà Nội”,
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn trên cơ sở đánh
giá thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trong các KCN thành phố
Hà Nội đã đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN đối với
doanh nghiệp FDI.
Nguyễn Thị Lan Phương (2013), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh”, trường Đại
học Nông nghiệp, đã đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn hiện việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh những năm tới.
5
Tác giả Nguyễn Thị Vui (2013), luận văn thạc sĩ, với đề tài “Quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc
Ninh”, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong phạm vi của
luận văn, tác giả đã giới hạn và chỉ tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất
về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, những tác động tích cực cũng như
tiêu cực của doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển KTXH của tỉnh Bắc
Ninh. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích thực trạng QLNN, đánh giá những kết
quả đạt được, chỉ ra những vấn đề tồn tại trong QLNN về hệ thống pháp luật,
cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát….đối với các doanh nghiệp FDI.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả QLNN địa phương đối với các doanh nghiệp FDI cho tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
Một là, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về QLNN đối với các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn một địa phương.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua (từ năm 2010 đến 2015).
Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN
đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn một địa phương (tỉnh Bắc Ninh).
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Các dự án FDI trong và
6
ngoài khu công nghiệp).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng 5 năm
2010-2015, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.
- Phạm vi nội dung :
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực của bản thân, luận văn
không nghiên cứu toàn bộ, chi tiết các nội dung QLNN mà tập trung nghiên
cứu một số nội dung cơ bản nhất về hoạch định, thực thi QLNN ở cấp độ một
địa phương. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Cụ thể như :
+ Tạo lập môi trường thu hút đầu tư
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp FDI
+ Thanh tra giám sát các dự án FDI
+ Các nội dung khác
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để phân tích các cơ sở lý luận cũng như thực trạng, giải pháp về vấn đề
QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, luận văn kết
hợp sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản nghiên cứu đề tài như : phương
pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lích sử trên quan điểm tiếp cận hệ thống
và toàn diện. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như :
a. Phương pháp chuyên gia
Từ những chuyên gia và những cá nhân có kinh nghiệm, thông qua gặp
gỡ trao đổi tiếp cận các số liệu thực tế để có hướng giải quyết đề tài.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm và phương pháp
phỏng vấn
7
- Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Tác giả đã phát ra 180 phiếu điều tra, trong đó 90 phiếu dành cho cán bộ
thuộc cơ quan QLNN về doanh nghiệp FDI, 90 phiếu dành cho các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh. Kết quả là có 155 phiếu thu về hợp lệ ( trong đó
80 phiếu phỏng vấn các cán bộ thuộc cơ quan QLNN và 75 phiếu phỏng vấn
các doanh nghiệp FDI).
- Phương pháp phỏng vấn
Tác giả đã phỏng vấn 16 cán bộ thuộc các cơ quan : Sở Kế hoạch và Đầu
tư Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, Sở Công thương Bắc
Ninh bằng các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua internet, báo chí,
báo cáo của các cơ quan, các doanh nghiệp
8
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh có ý nghĩa hết sức quan trọng:
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu
những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn
Đối với các doanh nghiệp FDI : Việc QLNN đối với các doanh nghiệp
FDI có vai trò to lớn trong việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm
bảo được hiệu quả trong kinh doanh.
Đối với công tác quản lý : Những nghiên cứu, kết luận và giải pháp mà
đề tài đưa ra đã góp ích không nhỏ vào công tác QLNN đối với các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trên cả nước nói chung.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước địa
phương đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn một địa phương.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
địa phương đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn tới.
9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TRÊN ĐỊA BÀN MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ sở
1.1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước địa phương đối với doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. (18, tr47).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.
Quản lý nhà nước là tổng thể các phương thức và biện pháp sử dụng
quyền lực Nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người theo mục tiêu của nhà nước.
Phạm vi quản lý nhà nước bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh,… Trong đó, quản lý nhà
nước về kinh tế là một trong các lĩnh vực quan trọng nhất của mọi quốc gia.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tham gia hoặc can thiệp của nhà nước
ở mức độ khác nhau đối với nền kinh tế nhằm tác động vào thị trường và các
tác nhân tham gia thị trường, trước hết là các doanh nghiệp nhằm tạo lập môi
trường kinh doanh ổn định và phát triển.
10
Nhà nước luôn đóng một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, trong xu thế chung của thời đại, nhà nước chỉ tập trung
vào chức năng tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; hỗ trợ cho việc
hình thành và tạo điều kiện để các loại thị trường vận hành có hiệu quả. Nhà
nước hình thành khung khổ pháp lý khuyến khích đầu tư và tạo lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh
tế. Nhà nước hiện đại phải là một nhà nước phục vụ và cung cấp các dịch vụ
công, hoạt động quản lý nhà nước chỉ thực sự hiệu quả khi nhà nước chỉ còn
can thiệp vào thị trường một cách vĩ mô.
1.1.1.2. Mục đích, nguyên tắc, yêu cầu quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính mệnh lệnh đơn
phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan
hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”. Quản lý nhà nước mang tính tổ chức cao và
điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập
những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình
quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ
pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội
khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản
lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được
vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên
các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động
biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra
thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của quản lý nhà
nước phải có tính ổn định không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của
11
các quyết định của nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện
toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.
1.1.1.3. Phân cấp quản lý nhà nước và thẩm quyền quản lý nhà nước địa
phương với doanh nghiệp
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp số 78/2015/NĐ-CP ngày
14/09/2015 là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai việc giao quyền cho các
địa phương trong việc quản lý doanh nghiệp. Việc phân cấp mạnh mẽ cho các
địa phương đã đem lại sự chủ động sáng tạo, linh hoạt cho địa phương trong
công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp; thể hiện rõ nét trong chương II
của Nghị định này.
i. Cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Ở cấp tỉnh, cơ quan đăng ký kinh doanh là
phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ở cấp huyện,
phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản
và con dấu riêng
ii. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
- Trực tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu đăng ký
doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp
12
- Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan liên quan.
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật
Doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
theo quy định, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục
đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục
đăng ký doanh nghiệp
- Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật
iii. Quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản
quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn
bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ
công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử
- Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp cho
cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội
dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh
nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ
quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
13
- Hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chuẩn hóa dữ
liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế;
- Phát hành ấn phẩm thông tin doanh nghiệp để thực hiện đăng thông
tin về đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp trên toàn quốc;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
Bộ Tài chính
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệ thống
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký
thuế nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh
nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh phục vụ đăng ký doanh nghiệp và trao đổi
thông tin doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chế độ
thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ
kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăng ký doanh nghiệp.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn
việc xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện pháp luật
về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các
14
điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; rà soát và công bố
trên trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nhân
lực, kinh phí và nguồn lực khác cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định
1.1.1.4. Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước địa phương với doanh nghiệp
i. Khái niệm quản lý nhà nước địa phương với doanh nghiệp
Ở mỗi quốc gia, nền kinh tế khi vận hành theo cơ chế thị trường đều chịu
sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế và các quy luật đặc thù của
mỗi chế độ xã hội. Nhà nước nhận thức và vận dụng các quy luật đó vào quản
lý, điều hành nền kinh tế bằng hệ thống chính sách, pháp luật. Tùy theo bản
chất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về sự nhận thức,
vận dụng các quy luật kinh tế của Nhà nước mà nền kinh tế cũng như hệ
thống các doanh nghiệp của nước đó phát huy hiệu quả khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu: "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác
động có tổ chức bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống
các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát
triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế
đã đặt ra".
ii. Nội dung quản lý nhà nước
Thứ nhất: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp
15
Nhà nước cần phải thực hiện vai trò chủ thể trong quản lý đối với các
doanh nghiệp bằng những văn bản được thể chế hóa bằng pháp luật một cách
đồng bộ, thống nhất và ổn định. Như vậy mới có thể hướng được toàn bộ
hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế - xã hội nói
chung đi đúng hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định,
mới tạo ra được những điều kiện để thu hút, tổ chức và hướng dẫn các doanh
nghiệp hoạt động đúng pháp luật.
Thứ hai: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát
triển doanh nghiệp
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong
từng thời kỳ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng chiến lược phát triển cho
từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong từng thời kỳ
đó. Trên cơ sở phát triển chiến lược doanh nghiệp đó, các cơ quan quản lý nhà
nước sẽ tiếp tục lập ra các văn bản quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư
cụ thể để từng bước thực hiện những chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược
phát triển doanh nghiệp
Thứ ba: xây dựng các doanh nghiệp nhà nước khi cần thiết.
1.1.2. Khái quát doanh nghiệp FDI
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI trên địa bàn địa phương
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã đưa ra định nghĩa về FDI như
sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài
sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu
tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con.
16
Còn tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014 thì “Tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài
là thành viên hoặc cổ đông”.
1.1.2.2. Đặc điểm và phân loại tổ chức và hoạt động doanh nghiệp FDI
trong so sánh với doanh nghiệp trong nước
Pháp luật quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo
quy định của Luật Doanh nghiệp.
Bên cạnh các quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và để thuận lợi cho công tác quản
lý đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và về đầu tư áp dụng riêng đối với đầu tư
nước ngoài về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, về quy định trong việc thành lập
công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, về thủ tục đầu tư, về đầu mục hồ sơ
dự án đầu tư và về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Luật Đầu tư 2014 đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, quyền chủ động, tự
quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư và từng bước thống nhất
điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng chung đối với doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, để phù hợp với lộ trình đã cam kết trong
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với đặc thù của
nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư quy định một số nội dung áp dụng
riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khác biệt so với dự
án đầu tư trong nước, cụ thể về 5 quy định sau:
- Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Về thẩm quyền chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
17
- Quy định áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập
tổ chức kinh tế
- Về thủ tục đầu tư
- Về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
1.1.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt trong quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước theo Luật Doanh nghiệp
hiện hành.
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
trước hết đều là là sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền của Nhà nước và
thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ
thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các
mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra.
Quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu
là người nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng của bên nước ngoài nhiều hơn.
Các doanh nghiệp FDI ra đời và hoạt động theo luật pháp không chỉ
của Nhà nước Việt Nam mà còn theo luật pháp quốc tế (bao gồm luật pháp
của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế).
1.2. Phân định nội dung và mô hình nghiên cứu quản lý nhà nước
địa phương đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn địa phương
1.2.1. Các yếu tố cấu thành nội dung quản lý nhà nước địa phương
1.2.1.1. Quản lý quá trình đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI
Các địa phương thẩm định, đánh giá sự cần thiết của các dự án đầu tư
FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mình dựa trên sự phù hợp
về quy hoạch.
18
Trong quá trình thẩm định, các cơ quan cấp giấp phép thường xem xét
kỹ các nội dung như: năng lực tài chính, tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước
ngoài; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ
khoa học kỹ thuật được áp dụng và hiệu quả kinh tế - xã hội do doanh nghiệp
FDI hoạt động tạo ra.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong quá trình thực
hiện dự án, nhà đầu tư có quyền tiến hành điều chỉnh các nội dung tại giấy
chứng nhận đầu tư đã được cấp.
1.2.1.2. Quản lý đăng ký kinh doanh doanh nghiệp FDI
- Nhà nước quy định về các hình thức tổ chức doanh nghiệp; thủ tục
đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp; hình thành bộ máy và tổ chức thực
hiện việc đăng ký kinh doanh; xác lập địa vị pháp lý cho doanh nghiệp sau khi
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nhà nước quy định về các ngành, nghề cấm kinh doanh; kinh doanh có
điều kiện; các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; tổ chức quản lý hoạt động cấp
giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề.v.v...
- Nhà nước ban hành khung khổ pháp luật để các doanh nghiệp tự chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi doanh nghiệp; xem xét tính hợp pháp
và công nhận việc chuyển đổi và tổ chức lại doanh nghiệp.
- Nhà nước ban hành quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải thể
doanh nghiệp; công nhận và thực hiện chức năng giám sát các doanh nghiệp
bị giải thể quy định pháp luật.
- Nhà nước ban hành khung pháp luật chung về phá sản đối với doanh
nghiệp; quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ phá sản; trình tự,
thủ tục và các bước tiến hành phá sản doanh nghiệp.