Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề Án Kiện Toàn Tổ Chức Và Hoạt Động Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Trực Thuộc Sở Tài Nguyên Và Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.74 KB, 37 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------

ĐỀ ÁN
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
TRỰC THUỘC
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tháng 9 năm 2015


MỤC LỤC
PHẦN I:
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ HIỆN TRẠNG TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT, BAN
BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG.........................................................................5
................................................................................................................................................5
I. Căn cứ pháp lý của việc tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất.............................5
II. Hiện trạng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Ban bồi thường giải phóng
mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:..............................................................7

1/ Hiện trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất và các
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng.....................................................................7
2/ Trung tâm Phát triển quỹ đất - Trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường:....8
3/ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc các quận, huyện:...............13
4. Đánh giá hoạt động và sự cần thiết phải tổ chức lại Trung tâm Phát triển
quỹ đất.................................................................................................................... 16
PHẦN 2...............................................................................................................................20
ĐỀ ÁN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA....................................20


TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT.............................................................................20
..............................................................................................................................................20
I. Yêu cầu của Đề án :........................................................................................................20
III. Tên Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Chi nhánh:............................................21
IV. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Phát triển quỹ đất
Thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................................21

1. Vị trí, chức năng:..........................................................................................22
3. Tổ chức bộ máy :...........................................................................................................23

Tổ chức bộ máy bao gồm :...............................................................................23
4. Mối quan hệ công tác:..................................................................................25
4.1 Quan hệ giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh, Chi
nhánh trực thuộc Trung tâm với các Sở, Ban, ngành của Thành phố; UBND các
quận - huyện; UBND các phường, xã, thị trấn:..................................................25
4.2 Quan hệ giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh và các
phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh.................................................................................................26
4.3 Quan hệ giữa các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các Chi nhánh trực thuộc
Trung tâm:............................................................................................................26
V. Tài chính.........................................................................................................................26

1. Cơ chế tài chính:...........................................................................................26
2. Nguồn tài chính sử dụng..............................................................................26
3. Nội dung chi:.................................................................................................27
2


PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG, NHÂN SỰ,.............................28
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TÀI CHÍNH KHI TIẾN HÀNH TỔ CHỨC LẠI TRUNG TÂM

PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................28
I. Phương án về tiếp nhận, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn:...............................29
II. Phương án về nhân sự, số lượng người làm việc:.......................................................30
III. Phương án tổ chức bộ máy:.......................................................................................30

1. Ban Giám đốc:..............................................................................................30
2. Các phòng chuyên môn:................................................................................................30
3. Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh.........................30
IV. Phương án tài chính, trụ sở và trang thiết bị...........................................................31

1. Cơ chế tài chính:...........................................................................................31
2. Nguồn kinh phí:............................................................................................31
3. Trụ sở:...........................................................................................................31
4. Trang thiết bị................................................................................................32
V. Lộ trình thực hiện.........................................................................................................32
TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................................................33
I. Trách nhiệm thực hiện:..................................................................................................33

1. Sở Tài nguyên và Môi trường......................................................................33
2. Sở Nội vụ.......................................................................................................34
3. Sở Tài chính..................................................................................................34
4. Ủy ban nhân dân các quận - huyện.............................................................35
5. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan........................................................35
6. Trung tâm Phát triển quỹ đất.....................................................................36
II. Tiến độ thực hiện đề án...............................................................................................36
I.KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................37
Để Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố sớm hoạt động theo quy định, Sở Tài
nguyên và Môi trường kính đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố :.............................37

- Cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, bố trí trụ sở hoặc thuê trụ

sở... cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố để thực hiện việc tổ chức lại
Trung tâm Phát triển quỹ đất đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc được giao.37
II. KẾT LUẬN..................................................................................................37
Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động Trung tâm Phát triển quỹ đất là phù
hợp với quy định hiện hành của pháp luật. Đồng thời, khắc phục được những
hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng để nâng cao hiệu quả quản lý công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất...............................37
Đề án có tính kế thừa nhân lực, vật lực và các điều kiện làm việc của các
ban bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay trên địa bàn thành phố. Đảm
3


bảo tính thống nhất trong việc quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chức
năng nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh các mặt công tác chuyên môn về bồi
thường giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng;
nâng cao hoạt động chỉ đạo điều hành, phù hợp với cơ chế quản lý, phân cấp
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh./................................................37

4


ĐỀ ÁN
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TRỰC THUỘC
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHẦN 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ HIỆN TRẠNG TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ
ĐẤT, BAN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

I. Căn cứ pháp lý của việc tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất
Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 68 đã quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư”.
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất và cụ thể là Khoản 2, Điều 5 đã qui định:
“Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy
định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt
động theo quy định của pháp luật, có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp
tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.”
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Quyết định số 223/QĐ-TNMT-VP ngày 06/3/2012 của Sở Tài nguyên và
Môi trường thành phố Hồ Chí Minh về Quy chế hoạt động của Trung tâm Phát
triển quỹ đất.
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy
định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ triển
khai thi hành Luật đất đai năm 2013: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng văn bản quy định về chức năng, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát
triển quỹ đất...”;

5


Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/08/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tại Điểm b, Khoản 3,
Điều 3 về Cơ cấu tổ chức có qui định Trung tâm Phát triển quỹ đất là một trong
các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
Thủ tướng Chính phủ kết luận về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực quản lý đất đai tại văn bản số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 có
nêu rõ: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tập
trung đôn đốc, hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc kiện toàn
và tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp
trước ngày 31/12/2014.”
Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường, trong đó (Mục 9) Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương: “Tập trung chỉ đạo và khẩn trương thành lập,
kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp theo
quy định của pháp luật về đất đai”.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn
số 2172/VPCT-KTN ngày 1/4/2015 của Văn Phòng Chính phủ về việc kiên toàn
và tổ chức lại Văn phòng Đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất và Công
văn số 2507/VPCP-KTN ngày 14/4/2015 về việc kiện toàn và tổ chức lại Trung
tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư Liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4

năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung
tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
Chỉ thị số 16/2014/CT-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về việc triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 4963/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Thông báo số 6200/TB-TNMT-VP ngày 29/8/2014 của Sở Tài nguyên và
Môi trường về Nội dung kết luận cuộc họp nghiên cứu, thống nhất nhận thức tháo
6


gỡ vướng mắc về Pháp luật Đất đai năm 2013, trong đó yêu cầu Trung tâm Phát
triển quỹ đất xây dựng đề án hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện.
II. Hiện trạng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
1/ Hiện trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất và
các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có :
+ 01 Trung tâm Phát triển quỹ đất - trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường;
+ 24 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc Ủy ban nhân dân các
quận - huyện (Các quận, huyện đều chưa chuyển Ban bồi thường, giải phóng mặt
bằng thành Tổ chức phát triển quỹ đất theo Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của

Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Về nhân sự, theo khảo sát như sau:

Số
TT

Đơn vị

Tổng số cán
bộ, nhân
viên hiện có
mặt

A

B

(1)=(2)+…(5)

1
2

Trung tâm PTQĐ (số liệu
30/6/2015)
Ban Bồi thường GPMB 24
quận, huyện (01/8/2014)
Tổng cộng

Lao động hợp đồng
Công chức Viên chức


Dài
hạn

Tạm
tuyển

Nghị
định
68/2008

(2)

(3)

(4)

(5)

67

42

18

861

437

337


60

27

928

479

355

60

34

7

(Chi tiết về nhân sự tại Phụ lục 01 kèm theo)
Về cơ chế tài chính, căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 (Hiện nay áp dụng theo
Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14/2/2015), các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính
như sau:
- Trung tâm Phát triển quỹ đất - trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường:
Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính một phần. Nguồn kinh phí hoạt động
chủ yếu do ngân sách Thành phố cấp, một phần từ thu hoạt động sự nghiệp.
- Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc Ủy ban nhân dân 24 quận,
huyện : Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động
được trích từ 1,5 - 2% chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
và từ nguồn tạm ứng ngân sách địa phương (nếu nguồn thu không đủ trang trải).


7


2/ Trung tâm Phát triển quỹ đất - Trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường:
2.1/ Chức năng, nhiệm vụ :
Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường,
được thành lập theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 03/7/2003 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi Trung tâm thu hồi và Khai thác quỹ
đất phục vụ đầu tư. Ngày 06 tháng 7 năm 2006 được đổi tên thành Trung tâm
Phát triển quỹ đất theo Quyết định 94/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
Thành phố.
Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo kinh
phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu và mở
tài khoản để giao dịch. Hoạt động theo Quy chế được ban hành kèm theo Quyết
định số 223/QĐ-TNMT-VP ngày 06/3/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của Trung tâm là các công tác liên
quan đến việc quản lý, thu hồi quỹ đất, tạo quỹ đất cho thành phố, quản lý quỹ đất
công hoán đổi; bồi thường, giải phóng mặt bằng; đầu tư dự án tái định cư, đầu tư
hạ tầng kỹ thuật các khu đất, khai thác ngắn hạn, tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất… Cụ thể như sau:
a) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất;
b) Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để : đấu giá quyền sử dụng đất; phục
vụ phát triển hạ tầng, giao thong; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ sự
nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường
và các nhu cầu khác của thành phố; ổn định thị trường bất động sản;
c) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi

đất thực hiện các dự án và nhà ở xã hội phục vụ các chương trình, mục tiêu, chính
sách về nhà ở của Thành phố;
đ) Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được
giao quản lý để đấu giá;
e) Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng; quỹ đất đã nhận chuyển
nhượng; quỹ đất đã tạo lập và phát triển; quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái
định cư và quỹ đất thu hồi theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
và 12 Điều 38 của Luật Đất đai thuộc khu vực đô thị, khu vực có quy hoạch phát
triển đô thị nhưng chưa giao dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất;
g) Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng
đất theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; bàn

8


giao quỹ đất hiện có (hoặc đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng) cho
các nhà đầu tư theo chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố;
h) Lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý và các phương án, đề
án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường
để trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
i) Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng;
cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất, quỹ đất cho các tổ chức, cá
nhân theo yêu cầu;
k) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch,
phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực
chuyên môn được giao;
l) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực
hiện nhiệm vụ được giao;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Sở Tài nguyên và
Môi trường để trình Ủy ban nhân dân Thành phố.

2.2/ Tổ chức bộ máy
Bao gồm Ban Giám đốc và 06 phòng, ban chuyên môn.
Tổng số cán bộ viên chức là 67 người, trong đó : 01 công chức, 41 viên
chức, 07 hợp đồng theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP, 18 hợp đồng dài hạn.
STT

Phòng, ban

1

Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức – Hành
chính
Phòng Kế hoạch –
Tổng hợp
Phòng Kế toán – Tài
chính

2
3
4
5
6
7

Phòng Thu hồi đất
Phòng Đầu tư và Khai
thác
Ban Bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư

TỔNG CỘNG

Số
CBVC
04
14
4
6
18
11
10

Nhiệm vụ
01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
Hành chính, công nghệ thông tin, quản trị,
tổ chức nhân sự.
Kế hoạch, báo cáo, tổng hợp, theo dõi tiến
độ thực hiện.
Nghiệp vụ tài chính, kế toán, thanh quyết
toán dự án, chi phí hoạt động.
Thu hồi đất, điều tra khảo sát các khu đất,
đo đạc, đấu giá quyền sử dụng đất.
Đầu tư, quy hoạch, khai thác ngắn hạn, đất
công hoán đổi, bảo vệ khu đất.
Theo dõi dự án bồi thường, giải phóng mặt
bằng, lập kinh phí bồi thường dự án.

67

Về trình độ, đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ Đại học và sau Đại học là

56 người (chiếm 84%), Trung cấp - Cao đẳng 05 người và lao động phổ thông 06
9


người. Hầu hết cán bộ viên chức đều có trình độ chuyên môn phù hợp với chức
năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm như : quản lý đất đai, trắc địa, luật, kinh
tế, thẩm định giá, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, tài chính kế toán…
Về Chi bộ có 18 Đảng viên, Công đoàn có 60 Công đoàn viên, Chi đoàn có
21 Đoàn viên.
2.3/ Tài chính
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần tài chính.
- Kinh phí thực hiện năm 2013 : 7,007 tỷ đồng. Trong đó :
+ Kinh phí tự chủ

: 4,455 tỷ đồng.

+ Kinh phí không tự chủ

: 2,552 tỷ đồng.

- Dự toán năm 2014 là : 10,770 tỷ đồng. Trong đó :
+ Kinh phí tự chủ

: 5,336 tỷ đồng.

+ Kinh phí không tự chủ

: 5,434 tỷ đồng.

- Thu hoạt động sự nghiệp (tỷ đồng) :


Số TT

Thực hiện
2013

Nội dung thu

Thực hiện
2014

1

Kinh phí phục vụ bồi thường

1,830

0,975

2

Các khoản khác

0,196

0,281

1,978

1,256


TỔNG CỘNG

Nộp Ngân
sách

- Thu khai thác ngắn hạn các khu đất đang tạm quản lý chờ bàn giao
cho chủ đầu tư, cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất (tỷ đồng):
Số
TT

Nội dung thu

Thực hiện
2013

1

Thu khai thác ngắn hạn các khu đất
đang tạm quản lý.

Thực hiện
2014

3,125

5,653

Thực hiện 06
tháng 2015

4,320

2.4/ Tài sản.
- Trụ sở chính : số 8-12 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận I.
- Nơi làm việc : số 2 Phạm Ngũ Lão, Quận I.
- Tổng giá trị tài sản tính đến 31/12/2014:
+ Nguyên giá

: 7,208 tỷ đồng.

+ Giá trị còn lại

: 5,170 tỷ đồng.

Về trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đi lại : Trung tâm được trang bị một
số máy móc chuyên môn, thiết bị văn phòng phục vụ công tác như : máy tính,

10


máy in, máy photocopy, máy chiếu, thiết bị mạng, phần mềm quản lý, máy chụp
ảnh, 02 ô tô 05 chỗ và một số trang biết bị, tài sản khác…
(Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)
2.5/ Một số dự án thực hiện bằng Nguồn ngân sách
Số
TT

Tên dự án

Quy mô


Tổng mức
đầu tư
(tỷ đồng)

Năm
hoàn
thành

Ghi chú

1

Bồi thường, gpmb khu 97 ha
phường Phước Long B, Q.9

97 ha

1.244

Đang thực
hiện

2

Bồi thường, gpmb khu 325 ha
xã Phước Kiển, H.Nhà bè.

325 ha


4.554

-nt-

Giá trị đã kiểm
toán là
1.725/2.500 tỷ.

3

Khu Ngầm hóa tuyến điện
220 KV (Nhà bè).

17,8 ha

172

-nt-

Đang tiến hành
kiểm toán.

4

Xây dựng khu TĐC xã Phước
Kiển, H.Nhà bè.

25,8 ha

666


Ngưng
thực hiện

5

Quy hoạch 1/2000 khu Nhơn
Đức – Phước Lộc, h.Nhà bè.

89 ha

0,624

2011

6

Quy hoạch 1/2000 khu Long
Thới - Nhơn Đức, h.Nhà bè.

151 ha

0,939

2014

7

Quy hoạch 1/500 khu Phước
Kiển, h.Nhà bè.


25,8 ha

0,499

2012

Đã thanh quyết
toán
-Nt-Nt-

2.6/ Kết quả hoạt động
Từ khi thành lập đến 30/6/2015, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã đạt được
các kết quả như sau :
a/ Công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Đấu giá thành 22 khu đất, diện tích 66,2385 ha, với số tiền đấu giá thành
là 3.055,16 tỷ đồng.
b/ Công tác thu hồi đất
Trung tâm đã tổ chức thực hiện bồi thường, thu hồi, xử lý đối với 183 khu
đất, tổng diện tích 2.159,32 ha, Trong đó:
- Đấu giá thành 22 khu, Tổng diện tích 66,2385 ha.
- Chuyển giao 45 khu đất, tổng diện tích 491,9522 ha.
- Đang quản lý 50 khu, tổng diện tích 230,8457 ha.
- Chưa hoàn thành thu hồi nhưng chuyển giao cho các tổ chức hoặc địa
phương tiếp tục thực hiện thu hồi theo chỉ đạo TP 30 khu, TDT: 102,3963 ha.
- Đang xử lý để tổ chức thu hồi 36 khu, tổng diện tích 1.267,8873 ha.
c/ Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất
- Ủy ban nhân dân Thành phố giao Trung tâm làm chủ đầu tư thực hiện bồi
thường giải phóng mặt bằng 04 khu đất với tổng diện tích 449,3975 ha, gồm khu
11



đất 6,6 ha phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức; khu đất Ngầm hóa tuyến điện 220
kv 20ha xã Phước Kiển; khu đất 97 ha phường Long Bình, Quận 9 và khu Đô thị
mới 325 ha xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè để bàn giao cho nhà đầu tư.
- Hiện nay, Trung tâm đã hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng và bàn giao nhà đầu tư (Công ty GS E&C, Trung tâm Điều hành chống ngập
Thành phố, …) với diện tích là 388,70 ha. Phần còn lại Trung tâm hiện đang phối
hợp với UBND quận 9, Thủ Đức và huyện Nhà Bè tập trung thực hiện bồi
thường, dự kiến hoàn tất trong năm 2015.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện điều tra khảo sát, đề xuất
thu hồi tạo quỹ đất hoàn vốn xây dựng tuyến đường Vành đai 2 (giai đoạn đầu
trên địa bàn quận 2 khoảng 28 ha, quận 9 khoảng 145 ha); quỹ đất tạo vốn đầu tư
xây dựng Cầu Bình Tiên; quỹ đất đường nối Đại lộ Võ Văn Kiệt- đường cao tốc
Hồ Chí Minh-Trung Lương; quỹ đất đường song hành Hà Huy Giáp, Q12.
d/ Công tác lập quy hoạch và đầu tư dự án.
- Trung tâm được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất diện tích 7,9 ha tại P.Tân Chánh Hiệp, Q.12.
- Hoàn thành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 đối với 02 khu
đất tại huyện Nhà Bè gồm khu đất 89 ha xã Nhơn Đức-Phước Lộc và khu đất 151
ha xã Long Thới - Nhơn Đức (khu Đại học tập trung).
- Hoàn tất lập đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đối với khu đất
25,8 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
e/ Công tác quản lý và khai thác quỹ đất
- Từ năm 2013 Trung tâm được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận
cho tạm khai thác ngắn hạn các khu đất đang tạm quản lý trong khi chờ bàn giao
cho chủ đầu tư theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và cho người trúng
đấu giá, nhằm tăng thu cho ngân sách, tiết kiệm chi phí trông coi bảo vệ cũng như
trách tình trạng để đất hoang phí và bị lấn chiếm. Tính đến 31/12/2014, Trung
tâm thực hiện thu là 8,778 tỷ đồng. Trong 06 tháng đầu năm 2015, Trung tâm đã

thu thêm 4,32 tỷ đồng khai thác ngắn hạn.
- Trung tâm Phát triển quỹ đất được Ủy ban nhân dân thành phố giao
nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp nhận, quản lý và đề
xuất phương án sử dụng quỹ nền đất đã có hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận từ các dự án
có nghĩa vụ bồi thường đất do Nhà nước trực tiếp quản lý. Đến nay, Trung tâm đã
phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận – huyện tổ chức tiếp nhận được 130 nền
đất từ 23 dự án với tổng diện tích 22.118m2 và 01 khu đất xây chung cư có diện
tích 10.945m2 (tại Quận 7) trên địa bàn các Quận 2, 6, 7, 8, 9; quận Thủ Đức, Tân
Phú, Bình Thạnh; huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn
số 551/UBND-ĐTMT ngày 30/ 01/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Hội đồng Thẩm định bồi thường thành
phố và Ủy ban nhân dân các quận – huyện nơi có dự án, tiếp tục tổ chức kiểm tra
tiến độ thực hiện của các dự án có nghĩa vụ bồi thường đất do Nhà nước trực tiếp
12


quản lý nhằm đánh giá việc thực hiện, đề xuất tháo gỡ khó khăn cũng như có kế
hoạch tiếp nhận, quản lý và đề xuất phương án sử dụng quỹ nền đất đã có hạ tầng
kỹ thuật từ các dự án phục vụ cho nhu cầu của Thành phố.
3/ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc các quận, huyện:
3.1/ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ :
Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng các quận-huyện là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện do Ủy ban nhân dân các
quận - huyện ra quyết định thành lập theo Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND
ngày 11/11/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố về kiện toàn tổ chức Ban bồi
thường, giải phóng mặt bằng thuộc Ủy ban nhân dân quận – huyện. Hiện nay có
24 Ban bồi thường trực thuộc quận – huyện.
Nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận
– huyện là các công tác liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản

lý và bố trí tái định cư trên địa bàn quận – huyện.
Nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư báo cáo
thẩm định và trình duyệt theo quy định;
b) Giúp Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án thực hiện
nhiệm vụ tại điểm a khoản 4 Điều 43 của Quy định kèm theo Quyết định số
17/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; chịu trách
nhiệm trước Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án về tính chính
xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề
liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư; kiểm kê thực tế so sánh với tờ
khai có sự tham gia của người được bồi thường và chủ sử dụng đất. Xác định
tổng mức phải bồi thường cho toàn bộ diện tích thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có
trên đất và các khoản bồi thường hỗ trợ khác. Xác định mức bồi thường, hỗ trợ
cho từng đối tượng, lưu trữ hồ sơ bồi thường, hỗ trợ của dự án theo quy định;
d) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo,
đề xuất Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án hoặc Ủy ban nhân
dân quận – huyện xem xét giải quyết.
e) Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị có
liên quan để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất chính xác, đúng đối tượng;
f) Phối hợp các ban, ngành, Ủy ban nhân dân phường – xã, thị trấn và các
đơn vị có liên quan trên địa bàn quận – huyện để nghiên cứu, đề xuất giải quyết
các trường hợp xin cứu xét hoặc khiếu nại;
g) Phối hợp với các đơn vị có liên quan lập dự án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư (nếu có) báo cáo thẩm định và trình duyệt theo quy định;

13


h) Lập bản vẽ hoặc hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn có chức năng đo vẽ

hiện trạng nhà đất để làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện;
i) Tổng hợp nhu cầu tái định cư của các dự án công ích trên địa bàn quận
– huyện cho từng giai đoạn và kế hoạch giải quyết tái định cư cho các dự án này;
j) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận – huyện thực hiện việc rao mua
quỹ nhà, đất tái định cư theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố tại Chỉ thị
số 32/2006/CT-UBND, Quyết định số 118/2007/QĐ-UBND, Quyết định số
47/2008/QĐ-UBND và các quyết định sửa đổi, bổ sung khác của Ủy ban nhân
dân thành phố;
k) Thường xuyên cập nhật giá cả liên quan đến công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng (nhà ở, đất ở, giá vật liệu xây dựng…);
l) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan thuộc Ủy ban nhân dân
quận – huyện rà soát quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý, quỹ đất dôi dư sau
khi xử lý thu hồi từ các doanh nghiệp, tổ chức; các dự án phát triển nhà thương
mại có sử dụng quỹ đất công để xác định quỹ nhà, đất có thể sử dụng bố trí tái
định cư;
m) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công các dự án tái định cư trên địa bàn,
báo cáo các khó khăn vướng mắc và đề xuất hướng tháo gỡ;
n) Phối hợp các cơ quan chuyên môn liên quan, Ủy ban nhân dân phường
– xã, thị trấn thuộc Ủy ban nhân dân quận – huyện và sở - ngành, để theo dõi, hỗ
trợ các hộ dân ổn định cuộc sống sau khi di dời theo Quyết định số 156/2006/QĐUBND ngày 27/10/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố;
o) Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện và các sở - ngành liên quan;
p) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
3.2/ Tổ chức bộ máy
Bao gồm Lãnh đạo Ban và các Phòng hoặc Tổ chuyên môn như: Tổ chức –
Hành chính quản trị, Kế toán tài vụ, Nghiệp vụ, Tái định cư, Tiếp dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo, Kiểm tra hồ sơ bồi thường… với quy mô tùy theo điều kiện thực
tế từng quận- huyện.
Biên chế được giao định mức biên chế khung và sử dụng một phần kinh

phí ngân sách (nếu có, đối với đơn vị có nguồn thu không đủ trang trải).
- Lãnh đạo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có Trưởng ban và các Phó
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện quyết định bổ nhiệm.
Qua khảo sát sơ bộ, tổng số cán bộ, viên chức Ban bồi thường, giải phóng
mặt bằng 24 quận- huyện là 861 người. Một số quận-huyện có đội ngũ cán bộ viên chức khá nhiều là Quận 2 (81 người), Quận 9 (95 người), Bình Thạnh (59
người), huyện Bình Chánh (72 người), Nhà bè (53 người). Đây là những quậnhuyện đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, có số lượng dự án nhiều.
14


(Xem chi tiết Phụ lục 1 đính kèm).
3.3/ Tài chính:
- Đều là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính hoạt động theo Nghị
định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
- Nguồn kinh phí hoạt động :
+ Trích từ chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (2%).
+ Nguồn tạm ứng ngân sách (nếu nguồn thu không đủ trang trải).
3.4/ Trụ sở và tài sản.
Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận, huyện được bố trí trụ sở riêng
(14 đơn vị - diện tích 6.369 m2) hoặc được bố trí sử dụng chung trong khuôn viên
trụ sở Ủy ban nhân dân các quận – huyện. Nhìn chung, đáp ứng được nhu cầu
hoạt động với tổng diện tích sử dụng hơn 11.424 m2.
Tổng giá trị tài sản tính đến 31/8/2014 các đơn vị đang quản lý khoảng
6,61 tỷ đồng (chưa đầy đủ các đơn vị).
(Xem chi tiết Phụ lục 2 đính kèm).
3.5/ Các dự án đang thực hiện.
Qua khảo sát sơ bộ, các Ban bồi thường quận - huyện đang triển khai thực
hiện trên 618 dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng với tổng số tiền trên 79.125
tỷ đồng; trong đó, số dự án chưa quyết toán hơn 303 dự án với số kinh phí trên
47.314 tỷ đồng (Trong đó, đã thực hiện xong nhưng chưa quyết toán 204 dự án,
kinh phí hơn 33.977 tỷ đồng; đang thực hiện 99 dự án, kinh phí 13.337 tỷ đồng).

Một số quận – huyện có dự án đang triển khai với số lượng và giá trị bồi
thường GPMB cao như: Quận 1 (33 dự án - 7.492 tỷ), Quận 2 (170 dự án –
21.430 tỷ), Quận 4 (17 dự án - 3.005 tỷ), Quận 8 (16 dự án - 3.058 tỷ), Quận 9
(69 dự án - 13.716 tỷ), Quận Thủ Đức (21 dự án - 4.899 tỷ), huyện Nhà Bè (19 dự
án - 6.239 tỷ), Bình Chánh (3.368 tỷ), huyện Củ Chi (91 dự án - 3.858 tỷ)…
Các quận – huyện ít dự án là : Quận 3 (29 dự án – 361 tỷ), Quận 5 (03 dự
án – 266 tỷ), Quận 6 (01 dự án – 2,16 tỷ), Quận 7 (02 dự án – 792 tỷ), Quận 11
(02 dự án – 572 tỷ), huyện Hóc Môn (35 dự án – 611 tỷ)…
Các quận – huyện có số dự án tồn đọng cần quyết toán lớn như : Quận 1
(20 dự án – 4.544 tỷ), Quận 2 (71 dự án – 21.361 tỷ), Quận 9 (17 dự án – 4.596
tỷ), Quận Bình Thạnh (29 dự án – 3.171 tỷ), Quận Gò Vấp (6 dự án – 2.250 tỷ),
huyện Nhà Bè (18 dự án – 3.844 tỷ)…
(Xem chi tiết Phụ lục 3 đính kèm).
3.6/ Kết quả hoạt động
Nhìn chung hoạt động của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận –
huyện đã đóng góp rất lớn trong công cuộc đổi mới, phát triển và công tác chỉnh
trang đô thị của Thành phố trong thời gian qua.
15


4. Đánh giá hoạt động và sự cần thiết phải tổ chức lại Trung tâm Phát
triển quỹ đất.
4.1/ Đánh giá hoạt động
a/ Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
- Trung tâm Phát triển quỹ đất được thành lập trước khi có Luật Đất đai
2003, bước đầu đã phát huy được nhiều mặt tích cực, góp phần thúc đẩy việc tạo
ra nguồn quỹ đất đầu tư lâu dài cho Thành phố.
- Công tác thu hồi đất đạt kết quả khả quan góp phần khai thác và phát huy
có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của
Thành phố. Thành công của việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm gần

đây đã góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ
đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá QSD đất,
quỹ đất quản lý theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 củaThủ tướng
Chính phủ nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất thông qua hình thức tổ chức
khai thác ngắn hạn các khu đất do Trung tâm đã hoàn thành công tác thu hồi
nhưng chưa đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất hoặc chuyển giao cho các nhà đầu
tư, tạo nguồn thu cho ngân sách Thành phố.
- Tổ chức bộ máy và nhân sự của Trung tâm không ngừng được củng cố,
từng bước chuyên nghiệp hóa, tổ chức triển khai các nhiệm vụ thông thạo theo
đúng các quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Việc thu thập thông tin
toàn diện về khu đất và việc lập kế hoạch thu hồi đã đi vào nề nếp, hỗ trợ tích cực
cho lãnh đạo địa phương, Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân Thành phố trên nhiều
mặt nhằm đề ra các biện pháp chỉ đạo thích hợp cho quá trình tổ chức thu hồi các
khu đất.
- Việc phối hợp với các cấp, các ngành được thực hiện thường xuyên, chặt
chẽ; công tác giám sát, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện
và đề xuất các biện pháp giải quyết tích cực. Trung tâm đã không ngừng cải tiến
và tích cực ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý và điều hành, tích cực khai
thác các nguồn tài nguyên địa chính đã được tin học hóa để thực hiện các nghiệp
vụ chuyên môn.
b/ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc các quận – huyện
- Hoạt động của các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã góp phần
đẩy mạnh việc thực hiện tiến độ giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án, nhất là đối
với các dự án trọng điểm quốc gia và của Thành phố. Thông qua hoạt động thực
tiễn, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ chuyên trách giải phóng mặt bằng
từng bước được nâng cao, năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác giải
phóng mặt bằng ngày càng có hiệu quả rõ rệt.
- Có sự phối hợp tốt trong thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng giữa các cấp chính quyền, Đảng, đoàn thể địa phương (hệ thống chính trị).

Trong những năm qua, nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng ngày càng có ý
16


nghĩa cấp thiết, quan trọng đối với yêu cầu đầu tư phát triển của Thành phố và các
quận, huyện. Đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ
Thành phố đến các quận, huyện và các xã, phường. Để tạo điều kiện chủ động
trong việc lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng
mặt bằng, Thành phố đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu
trách nhiệm quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện các khâu trong qui trình
thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Thông báo thu hồi đất, tổ
chức điều tra khảo sát, tổ chức tuyên truyền vận động, lập và phê duyệt phương
án, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quyết định thu hồi đất, cưỡng chế
thu hồi đất,…); các Sở, ban, ngành – nhất là Hội đồng thẩm định bồi thường
Thành phố - tập trung vào việc giúp Ủy ban nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành chung công tác giải phóng mặt bằng thông qua việc xây dựng và
ban hành cơ chế, chính sách khung trên địa bàn, xử lý giải quyết các vướng mắc,
khó khăn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Các Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có bộ máy tổ chức ổn định,
phù hợp nhờ các địa phương chủ động sắp xếp theo tình hình thực tế; cũng như
được quan tâm bố trí nơi làm việc phù hợp, thuận lợi; mua sắm trang thiết bị phục
vụ tốt nhất cho công tác. Đồng thời, các địa phương hỗ trợ để cán bộ viên chức an
tâm công tác, như hỗ trợ (tạm ứng) kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương
trong giai đoạn nguồn thu không đủ bù chi, bổ sung cán bộ kịp thời...
4.2/ Sự cần thiết kiện toàn tổ chức và hoạt động TTPTQĐ:
a/ Một số bất cập, hạn chế :
- Về nhân lực và cơ sở vật chất.
Chính việc hình thành nhiều tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các
cấp trên địa bàn Thành phố, nhiều đầu mối có cùng chức năng, nhiệm vụ, nhưng
chịu sự quản lý của các cơ quan, đơn vị khác nhau, độc lập với nhau, có cơ chế tài

chính khác nhau nên việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố và
quận - huyện có nhiều khó khăn trong việc tập trung bố trí, điều phối các nguồn
lực cho phù hợp với yêu cầu cấp bách trên địa bàn Thành phố và các quận huyện. Đồng thời, cũng làm phát sinh tình trạng lãng phí nguồn lực ở các Ban bồi
thường ít dự án giải phóng mặt bằng và tình trạng quá tải ở các Ban bồi thường
phải tổ chức thực hiện nhiều dự án có khối lượng công việc lớn, phức tạp. Việc
quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách, đầu tư quản lý trang thiết bị, cơ sở
vật chất bị phân tán, dàn trải ở nhiều địa bàn, phụ thuộc vào sự quản lý của từng
cơ quan chủ quản.
- Về hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố.
Nhiều dự án trọng điểm, nhất là các dự án liên quan đến nhiều quận – huyện...
không đảm bảo được yêu cầu bàn giao mặt bằng theo tiến độ kế hoạch đề ra ban
đầu. Có dự án phải lùi tiến độ nhiều lần do gặp nhiều khó khăn về năng lực, điều

17


kiện tổ chức thực hiện, không dự báo được hết hoặc mất nhiều thời gian ở các cấp
để xử lý giải quyết các vướng mắc về vốn, về chính sách, về bố trí tái định cư,…
- Về tính thống nhất, tập trung.
Việc có nhiều tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng thiếu vài trò điều
hành, chỉ huy thống nhất xuyên suốt từ thành phố đến các quận - huyện cũng dẫn
tới khó khăn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng trên toàn địa bàn Thành phố đảm bảo có tính khả thi, sát với điều
kiện thực tiễn về bố trí nguồn vốn, điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ và khả
năng bố trí nguồn nhân lực cụ thể hàng năm, cũng như việc xây dựng công tác dự
báo kế hoạch trung, dài hạn 3 – 5 năm. Mặt khác, việc tổ chức nhiều đầu mối thực
thi nhiều dự án giải phóng mặt bằng cũng làm cho việc kiểm tra, đôn đốc, thực
hiện tổng hợp chung, đánh giá tình hình hoạt động trên toàn địa bàn Thành phố

của các sở, ngành có nhiều khó khăn, thiếu thông tin chính xác, nhanh nhạy, kịp
thời phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b/ Cơ sở pháp lý :
- Về nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo Luật Đất đai 2013, Tổ chức dịch vụ công về đất đai là Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau đó, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
xác định đơn vị sự nghiệp công thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai là Tổ
chức phát triển quỹ đất. Đồng thời, Thông tư Liên tịch số 50/2014/TTLTBTNMT-BNV và Thông tư Liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy
định rõ Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định đơn vị thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư là Tổ chức dịch vụ công về đất đai – với tên gọi Trung tâm
phát triển quỹ đất, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đồng thời, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển quỹ
đất phải trực tiếp thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (với tư cách là
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng bồi thường của Dự án) theo Quyết định số
23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của Ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh (Tại
Điều 44 quy định về Thành lập Hội đồng bồi thường của Dự án, thành phần Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có “Lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng - Phó Chủ tịch Thường trực của Hội đồng”).
- Về mô hình tổ chức hoạt động.
Trước đây, thực hiện Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng ở các tỉnh, thành trong cả nước
đã được chuyển thành Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện.
Theo quy định hiện hành (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Thông tư Liên
tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm kiện toàn và tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất theo mô hình 1 cấp
18



trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có ở
địa phương.
c/ Cơ sở thực tiễn
Các Tỉnh/Thành trong cả nước đã triển khai việc thành lập Tổ chức phát
triển quỹ đất tại địa phương và đạt được kết quả bước đầu. Tổ chức phát triển quỹ
đất cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường; cấp huyện trực thuộc Ủy
ban nhân dân quận - huyện. Theo báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ
năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, “hiện đã có 62/63 tỉnh, thành phố
(trừ tỉnh Lào Cai) thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh; 338/696 huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện”.
Hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai tổ chức lại Trung tâm Phát triển
quỹ đất theo mô hình 1 cấp như : Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ…
Do đó, việc kiện toàn tổ chức và hoạt động Trung tâm Phát triển quỹ đất
thành phố Hồ Chí Minh thành một hệ thống trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường trên cơ sở chuyển đổi Ban bồi thường giải phóng mặt bằng các quận –
huyện hiện có trên địa bàn Thành phố thành các Chi nhánh trực thuộc theo yêu
cầu của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành vừa là một
yêu cầu cấp thiết trên cơ sở thực tiễn hoạt động nhằm khắc phục những hạn chế,
tồn tại về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường giải phóng mặt bằng vừa là một yêu cầu khách quan có căn cứ khoa học
để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát
triển quỹ đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
III. Quá trình xây dựng Đề án.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tổ chức nghiên cứu xây dựng Đề
án nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để thực hiện các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ các công
trình phúc lợi, mở rộng và phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư, tổ chức đấu
giá quyền sử dụng đất,… cũng như yêu cầu phải quản lý và đề xuất phương án sử

dụng quỹ đất được giao để xây dựng các khu, điểm tái định cư nhằm ổn định cuộc
sống cho các hộ dân phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất, tăng cường giám sát
việc thực hiện sử dụng đất, khắc phục tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong đầu
tư cũng như cơ sở pháp luật hiện hành và tình hình thực tế Thành phố.
Sau khi Nghị định 43/2014/NĐ-CP được ban hành, trong thời gian từ ngày
23/9 đến 24/9/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp với Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng 24 quận – huyện cùng sự tham gia của Hội đồng
thẩm định bồi thường thành phố, về việc kiện toàn và tổ chức lại Tổ chức phát triển
quỹ đất theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai.
Tại cuộc họp, cơ bản đã xác định việc kiện toàn và tổ chức lại Tổ chức phát triển
quỹ đất cần thiết phải thực hiện theo như quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP,
cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 347/TB-VPCP ngày
19


14/8/2014. Việc thực hiện tuy có một số thuận lợi như về cơ sở pháp lý, tổ chức
dịch vụ công, mở rộng chức năng nhiệm vụ; điều phối nhân lực, dự án; sử dụng
tài sản, cơ chế tài chính… nhưng cũng gặp không ít khó khăn như quyết toán dự
án, kinh phí hoạt động, công nợ, nhân sự… nhất là trách nhiệm và sự phối hợp
với địa phương trong công tác liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ
chức tái định cư. Do đó, trong thời gian chờ các Bộ ban hành Thông tư Liên tịch
hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất, các đơn vị liên quan cần tiếp tục
nghiên cứu xây dựng đề án và đề xuất lộ trình thực hiện cho phù hợp với đặc thù
của thành phố Hồ Chí Minh.
Vừa qua, Thông tư Liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC được
ban hành, đồng thời tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2015, Thủ
tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (Mục 9): “Tập trung chỉ đạo và khẩn trương thành lập, kiện toàn Văn

phòng đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp theo quy định của
pháp luật về đất đai”, là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án
báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
PHẦN 2
ĐỀ ÁN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
I. Yêu cầu của Đề án :
Đề án tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất phải tuân thủ
theo đúng các qui định của pháp luật đảm bảo công khai, minh bạch đồng thời
đảm bảo tính hoạt động thường xuyên liên tục trong thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm Phát triển quỹ đất sau khi được tổ chức lại phải có tính kế thừa
nhân lực, vật lực và các điều kiện làm việc của các Ban bồi thường giải phóng mặt
bằng hiện nay trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, phải kiện toàn lại bộ máy, cán bộ
và các điều kiện làm việc khác theo hướng tinh gọn tăng hiệu quả công việc.
Tạo điều kiện chủ động xây dựng được kế hoạch thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng cụ thể nhằm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành và các Ủy
ban nhân dân quận - huyện đảm bảo cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện giải
phóng mặt bằng phù hợp với thực tế và yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Thành phố
và các quận - huyện hàng năm.
Đề án cần đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý, điều hành tổ chức
thực hiện các chức năng nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh các mặt công tác chuyên
môn về bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt
bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu
giá QSD đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển
quỹ đất theo quy định của Luật đất đai.

20


Quản lý có tính hệ thống thống nhất từ Thành phố đến các đầu mối để nâng

cao hoạt động chỉ đạo điều hành, phát huy được tối đa hiệu quả các nguồn lực từ
con người đến cơ sở vật chất trong phục vụ công tác và phù hợp với cơ chế quản
lý, phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Nội dung thực hiện Đề án.
Kiện toàn tổ chức và hoạt động Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ
Chí Minh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với các bước thực hiện chủ
yếu như sau :
(1) Chuyển đổi Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các quận – huyện
thành 24 Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất.
(2) Hợp nhất 24 Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Trung tâm
Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, lấy tên là Trung tâm
Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Chuyển nguyên trạng kế hoạch, nhiệm vụ, kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp và các nguồn khác, tài sản, văn phòng làm việc, trang thiết bị, hồ sơ, tài
liệu, thông tin dữ liệu có liên quan của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng các
quận – huyện về Trung tâm Phát triển quỹ đất.
III. Tên Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Chi nhánh:
Trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất và đổi tên mới như sau:
Tên giao dịch
: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH – trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
Tên tiếng Anh

: Hochiminh city Land Fund Development Center.

Tên viết tắt

: HLAND.

Trụ sở chính


: Số 02 Phạm Ngũ Lão, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1

Các Chi nhánh, của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh
tại các quận, huyện trước mắt lấy tên theo địa bàn hoạt động : CHI NHÁNH
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT … (Ví dụ: Chi nhánh Phát triển quỹ đất Quận 1, Chi
nhánh Phát triển quỹ đất Quận 2, Chi nhánh Phát triển quỹ đất Tân Bình…).
Trong giai đoạn sau, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh
sẽ kiện toàn các chi nhánh theo hướng tổ chức các Chi nhánh theo khu vực (gồm
một hay nhiều quận, huyện) để đảm bảo việc bố trí nguồn nhân lực, cơ sở vật
chất, thực hiện các nhiệm vụ công tác phù hợp với thực tế ở các khu vực. Khi đó,
Chi nhánh của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh tại các khu
vực sẽ có tên là: CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT KHU VỰC… (ví dụ:
Chi nhánh PTQĐ Khu vực 1, Chi nhánh PTQĐ Khu vực 2,…)
IV. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Phát
triển quỹ đất Thành phố Hồ Chí Minh1
1

Nhiệm vụ, quyền hạn: Căn cứ Thông tư Liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất;

21


1. Vị trí, chức năng:
a) Vị trí : Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và
được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

b) Chức năng : Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh có
chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và
thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1) Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của quận - huyện để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
2) Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất;
3) Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức
đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân Thành phố giao;
4) Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà,
đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương khi được Ủy ban nhân dân Thành phố giao;
5) Thực hiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật;
6) Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển
nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã
thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy
định của Luật Đất đai;
7) Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật;
8) Lập phương án sử dụng, khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng
chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất;
9) Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ
các trường hợp Nhà nước xác định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư,
giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu;
10) Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất;
11) Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;
quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;
22


12) Được ký hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
13) Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
14) Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản theo quy định; thực
hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.
3. Tổ chức bộ máy :
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất và các Ban
bồi thường giải phóng mặt bằng hiện có trên địa bàn Thành phố để hình thành
một hệ thống tổ chức mới với vai trò là một trung tâm đầu mối tổ chức thực hiện
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm
Phát triển quỹ đất phải đảm bảo sự vận hành thống nhất của một hệ thống hoạt
động xuyên suốt từ Thành phố đến địa bàn các quận - huyện, đồng thời để phù
hợp với việc phân cấp quản lý đối với của Thành phố đối với các quận - huyện.
Hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất đòi hỏi vừa phải đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở, ban, ngành,
vừa phải đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành của Cấp ủy, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của các
quận - huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Do vậy, Trung tâm Phát triển quỹ đất Tp. Hồ Chí Minh sau khi tổ chức lại
sẽ bao gồm hai bộ phận chính như sau:
+ Bộ phận quản lý điều hành chung (Ban Giám đốc và các phòng chuyên

môn): tập trung vào chức năng là đầu mối chỉ huy, điều hành chung các hoạt động
của Trung tâm; đồng thời là bộ phận có chức năng giải quyết các vấn đề phát sinh
liên quan đến trách nhiệm giải quyết thuộc thẩm quyền của các Sở, Ban, ngành và
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ của Trung tâm và là bộ phận có trách nhiệm tổng hợp chung các thông
tin về kế hoạch, về nguồn vốn, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, khai thác quỹ đất,
đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đấu giá quyền sử dụng đất, về các điều kiện tổ chức thực
hiện các dự án Giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất, quỹ nhà tái định cư trên
địa bàn Thành phố và các quận - huyện và thực hiện một số nhiệm vụ do Giám
đốc giao.
+ Bộ phận quản lý, tổ chức thực hiện trực tiếp (các Chi nhánh) là các đơn vị
tổ chức thực hiện cụ thể các nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lý
bảo vệ quỹ đất trên địa bàn các quận - huyện được giao, có trách nhiệm triển khai
các công việc theo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Hội đồng
bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tại các quận - huyện và Giám đốc Trung
tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh; là đầu mối liên hệ chặt chẽ với
chính quyền và các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên môn nghiệp vụ tại các địa
phương trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức bộ máy bao gồm :
a) Ban Giám đốc: gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
23


Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm2. Giám đốc Trung tâm chịu trách
nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về toàn bộ hoạt
động của Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc Giám đốc Trung tâm do Giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm . Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám

đốc Sở và Giám đốc Trung tâm về thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc được ủy
quyền phụ trách.
b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm : gồm 06 phòng:
1) Phòng Tổ chức - Hành chính;
2) Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
3) Phòng kế toán Tài chính;
4) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;
5) Phòng Thu hồi đất;
6) Phòng Đầu tư và Khai thác;
Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm có: Trường phòng và các
Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
do Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Tài
nguyên và Môi trường về công tác cán bộ.
c) Các Chi nhánh : Bao gồm 24 Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại
các quận – huyện. Gồm Chi nhánh: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5,
Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Phú Nhuận, Tân
Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn,
Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí
Minh và các Chi nhánh trực thuộc.
Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở
và con dấu theo quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu sự quản lý, chỉ
đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh
và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật. Các Chi
nhánh có chức năng giúp Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện nhiệm
vụ theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất
Thành phố trong phạm vi địa bàn được giao phụ trách.
Cơ cấu của Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất có Giám đốc và không

quá 02 Phó Giám đốc.
Căn cứ Khoản 5, Điều 6, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhan dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Căn cứ điểm đ, khoản 1, Điều 3 Thông tư
liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014.
2

24


Các bộ phận trực thuộc Chi nhánh gồm có: bộ phận Hành chính - Tổng
hợp; bộ phận Quản lý quỹ đất, quỹ nhà ; bộ phận Bồi thường và Giải phóng mặt
bằng; bộ phận Kiểm tra, Tiếp dân.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Chi nhánh Trung
tâm Phát triển quỹ đất do Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố quyết
định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Tài nguyên và Môi
trường về công tác cán bộ.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các bộ phận trực thuộc Chi nhánh
Trung tâm Phát triển quỹ đất do Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ
đất quyết định sau khi có sự đồng ý của của Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ
đất thành phố Hồ Chí Minh.
(Dự thảo chức năng nhiệm vụ các phòng chuyên môn và Chi nhánh tại phụ
lục số 04 kèm theo).
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TRUNG TÂM :
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TP.HCM

GIÁM ĐỐC

PHÓ

GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

PHÓ
GIÁM ĐỐC

PHÓ
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KẾ HOẠCH
TỔNG HỢP

PHÒNG
THU HỒI ĐẤT

-

PHÒNG
ĐẦU TƯ &
KHAI THÁC

PHÒNG
BỒI THƯỜNG
HT, TĐC

PHÒNG

KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH

24 CHI NHÁNH (Giai đoạn 1)
CHI NHÁNH CÁC KHU VỰC (Giai đoạn 2)

4. Mối quan hệ công tác:
4.1 Quan hệ giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hồ Chí Minh,
Chi nhánh trực thuộc Trung tâm với các Sở, Ban, ngành của Thành phố;
UBND các quận - huyện; UBND các phường, xã, thị trấn:
- Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất
chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Ủy ban nhân dân quận - huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc quận –
huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền theo quy định.
25


×