Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.43 KB, 51 trang )

1

Tóm tắt
Bài luận văn này xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh
nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam. Trong đó, bài
luận văn xét đến ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, hình thức sở hữu doanh
nghiệp và khuôn khổ pháp lý đối với việc đo lường hiệu quả của 29 tổ chức tài
chính vi mô ở Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng, trong đặc điểm hội đồng quản trị,
việc phân quyền giữa người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp (phân quyền giám
đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị) cho hiệu quả xã hội tốt hơn nhưng
không mang lại hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành là phụ nữ cũng
mang lại hiệu quả xã hội nhưng đối với hiệu quả tài chính thì không. Kết quả tiếp
theo đưa ra rằng, các tổ chức tài chính vi mô sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận sẽ
hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực này. Và cuối cùng, khuôn khổ pháp lý qui định phù
hợp hơn đối với các tổ chức tài chính vi mô, làm gia tăng khả năng mở rộng hoạt
động và tiếp cận những người nghèo của các tổ chức này.
Từ khóa: tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, quản trị, hiệu quả


2

Giới thiệu
Việt Nam đã xác định ba vấn đề cốt lõi để đảm bảo con đường phát triển bền vững
của đất nước là: tăng trưởng cao về kinh tế gắn với công bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu này, hoạt động tài chính vi mô của Việt
Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng, tăng cường hỗ trợ tài chính cho khu
vực nông thôn và các hộ gia đình thu nhập thấp. Vấn đề đặt ra là, chúng ta không dễ
đo lường hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Thật vậy, chúng ta xem xét tính
bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chỉ cho thấy một trong những
đặc điểm trong hiệu quả hoạt động. Các tổ chức tài chính vi mô được thành lập để
giúp đỡ những người nghèo nhất, đó là khía cạnh tiếp cận cộng đồng trong hoạt


động của các tổ chức này. Vì vậy, hiệu quả của một tổ chức tài chính vi mô có thể
xem là đa chiều.
Trong bài luận văn này, tập trung vào các mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và
quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô. Hầu hết, các tổ chức tài
chính vi mô tuyên bố có một nhiệm vụ kép là: tiếp cận khách hàng là những người
nghèo và bền vững về tài chính. Do đó, hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô
nên được đo lường theo cả hai khía cạnh này.
Quản trị doanh nghiệp tốt được xác định là một nút thắt quan trọng trong việc tăng
cường hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô và gia tăng tiếp cận cộng
đồng (Rock và các cộng sự, 1998; Labie, 2001; Helms, 2006; United Nations, 2006;
Otero và Chu, 2002). Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ có nghiên cứu của Hartarska
(2005) ở các tổ chức tài chính vi mô Đông Âu, xét đến ảnh hưởng của quản trị
doanh nghiệp đối với hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Do đó, bài nghiên
cứu của Roy Mersland và Reidar Oystein Strom “Performance and corporate
governance in microfinance institutions” năm 2007, đã phân tích rõ hơn mối quan
hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô.
Trong đó, Mersland và Strom (2007) đã khai thác dữ liệu công bố gần đây của các


3

tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới, để thiết lập dữ liệu bảng cho các tổ chức tài
chính vi mô ở 57 quốc gia. Bài luận văn này, dựa trên những nghiên cứu của hai tác
giả trên, xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong
các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam.
Trong năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức nhiều chương trình nghị sự về tài
chính vi mô. Thêm vào đó, giải Nobel Hòa Bình cho Mohammed Yunus và Ngân
hàng Grameen trong năm 2006, đã chứng tỏ thế giới ngày càng quan tâm đến hoạt
động và lợi ích mang lại của tài chính vi mô. Báo cáo của Christen và các cộng sự
(2004) cho thấy con số đáng kinh ngạc 500 triệu lượt vay, chủ yếu là với các tài

khoản tiết kiệm. Trong khi đó, Hội nghị Thượng đỉnh Tín dụng vi mô trong các
cuộc họp năm 2006 tại Halifax kỷ niệm cột mốc 100 triệu người vay. Tuy nhiên,
lĩnh vực tài chính vi mô vẫn chỉ đạt một phần nhỏ của người nghèo trên thế giới
(Robinson, 2001; Christen và cộng sự, 2004). Do đó, việc cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ của lĩnh vực tài chính vi mô vẫn còn nhiều thách thức (Helms, 2006; CGAP,
2004, 2006).
Chúng ta thấy rằng có một sự khác biệt trong quản trị giữa các công ty trong lĩnh
vực ngân hàng và các công ty sản xuất. Trong đó, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và
người quản lý gần như tìm thấy trong tất cả các công ty. Tuy nhiên, mối quan hệ
giữa công ty và khách hàng trong ngành ngân hàng thì quan trọng hơn trong ngành
sản xuất. Đặc biệt, trong các tổ chức tài chính vi mô, điều này càng trở cần thiết, bởi
vì các tổ chức này không chỉ quan tâm đến quá trình hoàn trả vốn vay của các khách
hàng, mà còn đến đời sống cá nhân của họ.
 Mục tiêu nghiên cứu

Bài luận văn này xem xét đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến hiệu quả của các
tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam. Các đặc điểm này bao gồm: việc
phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành là
nữ, hình thức sở hữu doanh nghiệp tác động đến việc đo lường hiệu quả trên hai


4

khía cạnh của các tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, bài luận văn cũng xem xét
các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trên phương diện
lý thuyết và thực nghiệm. Trong đó nổi bật lên các nhân tố như: phương pháp cho
vay (cho vay theo cá nhân hay theo nhóm), thị trường tiếp cận (thành thị hay nông
thôn), khuôn khổ pháp lý quy định và số lượng nhân viên trong một tổ chức tài
chính vi mô ảnh hưởng như thế nào đến việc đo lường hiệu quả của các tổ chức tài
chính vi mô.


 Câu hỏi nghiên cứu
Bài luận văn đi vào lý giải hai câu hỏi quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mô mà
còn có nhiều tranh luận trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là:
Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả của các tổ chức tài chính
vi mô được điều tra tại Việt Nam?
Câu hỏi thứ hai: Quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và tiếp
cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam như thế
nào?

 Bố cục luận văn
Bố cục bài luận văn gồm 7 chương. Chương 1 nêu lên tổng quan về tài chính vi mô,
cũng như lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô trên thế
giới và Việt Nam. Chương 2 xem xét một số nghiên cứu có liên quan và chương 3
phát triển giả thuyết. Sau đó, chương 4 đưa ra mô tả về nguồn dữ liệu thu thập,
trong khi báo cáo thống kê mô tả được trình bày trong chương 5. Chương 6 đưa ra
các kết quả chính của bài luận văn cũng như các kiểm định thống kê, và cuối cùng
kết luận ở chương 7.


5

1. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô
1.1. Tài chính vi mô là gì?

Tài chính vi mô – theo nghị định 28/2005/NĐ - CP – được định nghĩa là khoản cho
vay có giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá
nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều
kiện sống.
Như vậy, định nghĩa tài chính vi mô thường bao gồm 2 yếu tố: trung gian tài chính

và trung gian xã hội. Tài chính vi mô không đơn giản chỉ là công cụ ngân hàng, nó
còn là một công cụ phát triển.
Tài chính vi mô thường đề cập đến:
 Các khoản vay nhỏ, đặc biệt là các khoản vay để làm vốn luân chuyển.
 Thẩm định phi chính thức về người vay và các hoạt động đầu tư của họ.
 Các hình thức ký quỹ thay thế tài sản thế chấp như bảo lãnh nhóm và tiết

kiệm bắt buộc.
 Vay nhiều lần và số tiền vay lớn dần dựa trên quá trình hoàn trả vốn vay, giải

ngân nhanh gọn và có sự giám sát.
 Các sản phẩm tiết kiệm an toàn và tạo sự tin tưởng cho người gửi tiền.

Theo những điều trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về các tổ chức tài chính vi
mô. Các tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung
cấp một số dịch vụ tài chính - ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình và cá nhân có
thu nhập thấp. Sự phát triển của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô thường được đánh
giá qua hai nhóm chỉ tiêu chính: mức độ tiếp cận cộng đồng và tính bền vững của tổ
chức.


6

 Mức độ tiếp cận cộng đồng là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có

chất lượng của các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là đối với khách hàng nghèo
và dễ bị tổn thương (tiếp cận những người nghèo và nghèo nhất).
 Tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô là khả năng các tổ chức đó cung


ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính – ngân hàng một cách có lợi nhuận và
phát triển lâu dài. Tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô được đo bằng
các tỷ lệ tự bền vững và các hệ số sinh lời. Có ba mức độ bền vững là: tự bền
vững về hoạt động OSS (Operation Self – Sustainability), tự bền vững về tài
chính FSS (Financial Self – Sustainability) và tự bền vững về thể chế ISS
(Institutional Self – Sustainability). Và hai hệ số sinh lời là: ROA (Return on
Asset) và ROE (Return on Equity).
1.2. Đối tượng của các tổ chức tài chính vi mô

Đối tượng của ngành tài chính vi mô là người nghèo. Một đối tượng mà dưới góc
nhìn của khu vực tài chính chính thức, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại là
nhóm người có đặc điểm sau:
 Đối tượng cho vay có rủi ro tín dụng rất cao (tỷ lệ vỡ nợ rất cao). Họ là
những người có thu nhập thấp, người nghèo, các nông dân không có tài sản
thế chấp, thậm chí không có đất sản xuất. Rồi họ được phác họa như những
người không có khả năng làm ăn, phát triển sản xuất, thậm chí có những
nhận thức tiêu cực hơn là những người lười biếng.
 Người nghèo là những người không có khả năng tiết kiệm và khả năng trả nợ
của họ rất hạn chế. Theo góc nhìn này, người nghèo là những người đáng
thương và cần những sự giúp đỡ mang tính chất từ thiện nhiều hơn. Việc cho
họ vay chỉ mang ý nghĩa phúc lợi và nhân đạo là chính, chứ không được coi
là đối tượng vay (khách hàng thực sự) một cách sòng phẳng.
 Đối tượng cho vay có chi phí cấp xét tín dụng rất cao. Với những quy trình
cấp xét tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, các hợp đồng tín dụng
5 tỷ và 10 tỷ thì các thủ tục cấp xét là như nhau. Nhân viên ngân hàng có tâm
lý và xu hướng muốn cho vay những khoản vay lớn nhằm tăng hiệu quả kinh


7


tế theo quy mô, giảm thiểu chi phí thủ tục trên một đơn vị tiền cho vay. Điều
này làm cho khu vực này không mấy để tâm đến những khoản vay vi mô
(khoản vay nhỏ) cho các doanh nghiệp nông thôn quy mô nhỏ, các hộ gia
đình thu nhập thấp, người nghèo, các nông dân không có đất thế chấp. Chính
vì vậy, các đối tượng này không có cơ hội tiếp cận những dịch vụ tài chính
để họ phát triển sản xuất, tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Rõ ràng
rằng, vấn đề như vậy sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn của người
nghèo, làm cho thực trạng nghèo đói khó có thể được cải thiện.
Với sự thành công của mô hình tài chính vi mô, mà điển hình là ngân hàng
Grameen đã thay đổi nhận thức về người nghèo một cách triệt để:
 Người nghèo có các kỹ năng mà chưa được tận dụng hết, họ hoàn toàn có
khả năng phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh. Từ đó, họ có thể gia tăng
cuộc sống gia đình khi được tiếp cận các nguồn vốn với một cơ chế cho vay
thích hợp và linh hoạt (thuộc về mô hình hoạt động của các tổ chức tài chính
vi mô). Họ coi trọng việc được tiếp cận tín dụng và họ chấp nhận cơ chế lãi
suất sòng phẳng như các đối tượng vay khác, thậm chí họ tự nguyện trả thêm
để được vay.
 Ý thức vươn lên thoát nghèo của họ là rất mãnh liệt, tiềm năng của họ nếu
như được khai thác và có cơ chế cung cấp dịch vụ tài chính thích hợp thì
nhất định họ sẽ thoát nghèo thành công và tiến đến cuộc sống trung bình và
khá giả trong tương lai.
 Với tỉ lệ thu hồi nợ gần 100% của ngân hàng Grameen và các tổ chức tài
chính vi mô khác trên thế giới, người nghèo không phải là những người hạn
chế về khả năng trả nợ. Mặt khác, nếu xem xét tỷ trọng tiết kiệm trên mức
thu nhập thì khả năng tiết kiệm của họ là rất phi thường và thậm chí cao hơn
rất nhiều so với một số đối tượng khác.
Rõ ràng là, không phù hợp nếu xem người nghèo là những người đáng thương và
cần những sự giúp đỡ mang tính chất từ thiện. Chúng ta cần xem họ như những
khách hàng thực sự, đối tượng vay bình đẳng về lãi suất.



8

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của tài chính vi mô
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô trên thế

giới
Ý niệm về tài chính vi mô không phải là mới, các nhóm tín dụng và tiết kiệm đã
hoạt động cách đây hàng thế kỷ.
Cách đây 200 năm, quỹ tín dụng vi mô đầu tiên được Jonathan Swift lập ra tại
Ailen. Đầu tiên ông bỏ ra 500 bảng tiền túi để xoay vòng cho các chủ của hàng vay
trong lúc khó khăn với điều kiện là có hai người hàng xóm đứng ra bảo lãnh rằng:
ông ta là người tốt bụng, chăm chỉ và không nghiện ngập (Aidan Hollis, 1999). Mô
hình này sau đó phát triển thành quỹ Irish Loan fund, được nhân rộng và phát triển
rất mạnh tại Ailen trong thời kỳ này.
Trong thế kỷ 19, các nhóm tiết kiệm và tín dụng đã phát triển khắp các khu vực
nông thôn và các thành phố nghèo đói ở Châu Âu dưới các hình thức: ngân hàng
nhân dân (People’s Bank), liên hiệp tín dụng (Credit Unions), và hợp tác xã tín dụng
(Savings and Credit Cooperatives).
Friedrich Wilhelm Raiffeisen và cộng sự của ông đã phát triển hình thức liên hiệp
tín dụng. Họ đã thúc đẩy sự quan tâm đến việc hỗ trợ người dân ở khu vực nông
thôn thoát khỏi sự phụ thuộc vào người cho vay và tăng cường phúc lợi cho người
nghèo. Từ năm 1870, các liên hiệp tín dụng phát triển mạnh, mở rộng ra khỏi vùng
Rhine và các bang khác của nước Đức và phát triển nhanh chóng sang các nước
Châu Âu và Bắc Mỹ, cuối cùng được nhân rộng sang các nước đang phát triển. Tại
Indonesia ngân hàng Perkreditan Rakyat (BPR) được lập ra năm 1895. BPR trở
thành mạng lưới tài chính vi mô lớn nhất Indonesia với gần 9,000 thành viên.
Đầu những năm 1900, hàng loạt các ngân hàng tương tự BPR ra đời tại khu vực
nông thôn ở Châu Mỹ Latinh, với mục tiêu là hiện đại hóa nông thôn. Họ đưa ra các
tiêu chí như sau: phát triển thương mại khu vực nông thôn; tập trung các nguồn tiết

kiệm nhàn rỗi; gia tăng đầu tư thông qua tín dụng; và xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Đa


9

số các ngân hàng cho ngời nghèo này thì không thuộc sở hữu của người nghèo như
ở Châu Âu mà được sở hữu bởi chính phủ hoặc tư nhân. Qua một thời gian hoạt
động thì các ngân hàng này càng không hiệu quả.
Giai đoạn những năm 1950 đến năm 1970, chính phủ và các nhà tài trợ quan tâm
đến việc hỗ trợ tín dụng cho các nông dân với mục tiêu tăng năng suất và thu nhập
cho họ. Các chương trình này cố gắng hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận các khoản
vay bằng việc tài trợ lãi suất. Tuy nhiên các chương trình tài trợ này hiếm khi thành
công. Các ngân hàng nông nghiệp bị tổn thất lớn về vốn do lãi suất thấp và khả
năng hoàn trả kém của người nghèo nên nguồn vốn này nhiều khi không đến tay
người nghèo thực sự mà tập trung vào các đối tượng khá giả.
Trong khi đó, vào những năm 1970, tại Bangladesh, Brazil và một vài nước khác đã
thực hiện chương trình cho vay nhỏ đối với nhóm phụ nữ nghèo để đầu tư sản xuất
nhỏ. Cơ sở của mô hình này là sự đoàn kết trong nhóm, cả nhóm sẽ phải đứng ra
bảo đảm việc chi trả cho từng thành viên trong nhóm. Các chương trình cho vay
theo nhóm nhỏ này đặt trọng tâm vào tín dụng cho các hoạt động tạo thu nhập (đôi
khi bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc) cho các đối tượng rất nghèo, thường là phụ nữ.
Các tổ chức tín dụng vi mô tiêu biểu trong giai đoạn này là: ACCION, SEWA Bank,
Grammeen Bank.
Trong suốt những năm 1980, chính sách bao cấp tín dụng nông nghiệp đã bộc lộ các
điểm yếu trong các chương trình tín dụng, đặc biệt là khả năng thu hồi nợ và chi phí
quản lý cao. Các ngân hàng nông nghiệp bị vỡ nợ, hướng tiếp cận tín dụng trực tiếp
bị thấp bại, thay thế đó là phương pháp tiếp cận một cách hệ thống hơn và cách thức
giám sát phù hợp hơn.
Đến những năm 1990, khái niệm tài chính vi mô (microfinance) đã bắt đầu xuất
hiện và thay thế cho khái niệm tín dụng vi mô (microcredit). Hệ thống tài chính vi

mô phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nó không chỉ cung cấp các dịch vụ tín


10

dụng mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính khác như: tiết kiệm, bảo hiểm và
chuyển tiền.
1.3.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt

Nam
Các tổ chức tài chính – ngân hàng khác nhau hướng đến từng đối tượng khách hàng
mục tiêu khác nhau. Các đối tượng cầu tài chính được cung cấp sản phẩm và dịch
vụ tương ứng bởi các tổ chức cung tài chính sơ đồ dưới đây. Đặc biệt với sự ra đời
của các tổ chức tài chính vi mô, có thể đảm bảo gần như tất cả mọi tầng lớp trong
xã hội đều có thể tiếp cận với dịch vụ tài chính – ngân hàng.
Hình 1: Sơ đồ cung cầu dịch vụ tài chính ngân hàng ở Việt Nam

(Nguồn: báo cáo đánh giá Rating GIRAFE – Quỹ TYM Việt Nam, năm 2010)
Dưới đây, là một số tổ chức tài chính vi mô đang phục vụ cho người nghèo ở Việt
Nam.


11

 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)

Đây là loại hình ngân hàng chuyên doanh ở Việt Nam, thành lập theo quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngân hàng có nhiệm

vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người Nghèo được thành lập theo
Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 1/9/1995 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước
bảo đảm khả năng thanh toán, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
 Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm thành phố Hồ Chí Minh

(Quỹ trợ vốn CEP)
Quỹ trợ vốn CEP được thành lập bởi Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 02/11/1991, theo mô hình Ngân hàng Grameen. Mục tiêu của quỹ trợ vốn
CEP nhằm giảm tình trạng nghèo của công nhân và người lao động, bằng việc giúp
họ tự tạo việc làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính.
Sứ mệnh của quỹ trợ vốn CEP là hoạt động vì lợi ích của người nghèo và nghèo
nhất, nhằm giúp họ đạt được những cải thiện về an sinh lâu dài thông qua cung cấp
các dịch vụ tài chính và phi tài chính một cách bền vững, trung thực và hiệu quả.
Quỹ trợ vốn CEP hoạt động không vì lợi nhuận, kiên trì và nhất quán với tôn chỉ là
phục vụ thành phần lao động nghèo khó.
Về đối tượng phục vụ, quỹ trợ vốn CEP ưu tiên phục vụ người nghèo, tập trung vào
đối tượng nữ và cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho những
khách hàng sinh sống và làm việc tại các cộng đồng. Khách hàng của quỹ trợ vốn
CEP được chia làm 3 nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo. Quỹ trợ vốn
CEP tập trung vào phục vụ người nghèo và những người dễ bị tổn thương, những
khách hàng tương đối nghèo có mức độ ưu tiên thấp hơn.


12

 Quỹ Tình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ (TMY)


Tổ chức này được hình thành bắt đầu từ Dự án Quỹ Tình Thương (TMY) theo
quyết định số 11/QĐ và trình thủ tướng chính phủ cho cấp phép hoạt động thử
nghiệm trên địa bàn huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội vào ngày 7/1/1992. Ngày
20/2/1992, Chính phủ đã ban hành văn bản số 563/KTĐN cho phép Hội thực thi dự
án trên các vùng miền nghèo.
Sứ mệnh của TYM là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện
địa vị cho phụ nữ nghèo, nghèo nhất và gia đình họ thông qua các dịch vụ tài chính
và phi tài chính phù hợp cho các nhóm phụ nữ ở cộng đồng. TYM tạo cơ hội cho
phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế và nâng cao vai trò của họ trong xã hội.
Với phương châm cam kết phục vụ người nghèo, TYM luôn nghiên cứu và thiết kế
các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người nghèo về mục đích sử dụng và khả năng
hoàn trả của họ.
 Mạng lưới tổ chức tài chính vi mô M7

Ngày 05/07/2006, thành phố Điện Biên Phủ, Mạng lưới tài chính vi mô Quốc gia nhóm M7 được thành lập, gồm 7 chương trình tài chính vi mô hợp thành mạng lưới
M7. Mạng lưới trải dài trên 52 xã thuộc địa bàn 7 huyện với 31,492 hội viên tham
gia, trong đó 7,289 người là dân tộc thiểu số. Vào tháng 12/2007, tổng doanh số cho
vay của M7 đạt 2,865,862 USD, giá trị bình quân mỗi khoản vay là 113 USD.
Thành viên của mạng lưới M7 gồm 7 tổ chức đang cung cấp dịch vụ tiết kiệm tín
dụng cho người nghèo. Mạng lưới M7 theo mô hình do ActionAid thiết kế và hỗ trợ
hoạt động từ năm 1993 tới năm 2003 và một tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
Sau đây, là một số thống kê các chỉ số của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam
có thể cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quan trong hoạt động tài chính vi mô ở
Việt Nam.


13

Hình 2: Các chỉ số thống kê về các tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại
Việt Nam


(Nguồn: Thông tin của Planet Rating tới tháng 12/2008: số liệu của Mix Market
dành cho các tài chính vi mô Việt Nam tới tháng 12/2008)


14

Qua hình trên, chúng ta có thể thấy được phần nào hoạt động của các tổ chức tài
chính vi mô ở Việt Nam. Và điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau khi đi
vào so sánh các số liệu thống kê của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam.
Chương tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lý thuyết và các nghiên cứu
trước đây, để đo lường hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức
tài chính vi mô trên thế giới.

2. Các lý thuyết trước đây
Giovanni Ferro Luzzi và Sylvain Weber (2006) đã cung cấp những hiểu biết mới và
phương pháp luận về chủ đề quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của các tổ
chức tài chính vi mô. Theo đó, các tổ chức tài chính vi mô có hai khía cạnh trong đo
lường về sự hiệu quả là: hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng. Luzzi và Weber
(2006) còn sử dụng phân tích nhóm, để chia các tổ chức tài chính vi mô thành 4
nhóm: nhóm đạt được cả hai hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng; nhóm chỉ đạt
hiệu quả tài chính nhưng tiếp cận cộng đồng thì không; nhóm đạt được tiếp cận
cộng đồng nhưng không đạt hiệu quả tài chính và nhóm không đạt được trên cả hai
đo lường.
Một nghiên cứu khác, Zeller và các cộng sự (2003) đã đưa ra chỉ số đo lường hiệu
quả xã hội (Social Performance Indicators Initiative – SPI), để phát triển một khung
lý thuyết nhằm xác định hiệu quả xã hội trong lĩnh vực tài chính vi mô. Các tác giả
đã phân biệt bốn khía cạnh chính của hiệu quả xã hội như sau:
 Thứ nhất, tiếp cận cộng đồng cho người nghèo và sự loại trừ. Các tổ chức tài


chính vi mô được thành lập để tiếp cận những người bị loại ra khỏi hệ thống
ngân hàng cổ điển. Lý do cho điều này bởi vì hiệu quả kinh tế theo qui mô,
nên các ngân hàng cổ điển không chú trọng vào các khoản vay nhỏ lẻ. Độ
sâu của tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mô được đo lường
dựa trên sự tập trung vào phục vụ những người nghèo và nghèo nhất.


15

 Thứ hai, sự phù hợp của các dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng mục tiêu.

Các tổ chức tài chính vi mô phải thiết kế của các dịch vụ tài chính có thể phù
hợp với nhu cầu và những khó khăn của khách hàng. Chỉ số hoạt động xã hội
phân tích mức độ mà các tổ chức tài chính vi mô có thể đáp ứng những nhu
cầu này của khách hàng.
 Thứ ba, cải thiện đời sống của khách hàng và cộng đồng. Đối với các tổ chức
tài chính vi mô, sự tin tưởng của khách hàng có thể làm giảm chi phí giao
dịch và nâng cao tỉ lệ hoàn trả. Đối với các khách hàng, các dịch vụ của các
tổ chức tài chính vi mô giúp khách hàng gia tăng sự tự tin, hòa nhập tốt hơn
vào các hoạt động cộng đồng. Chỉ số hoạt động xã hội được đo lường bằng
mức độ minh bạch, sự nỗ lực của các tổ chức tài chính vi mô theo hướng
nâng cao đời sống của khách hàng.
 Thứ tư, trách nhiệm xã hội của các tổ chức tài chính vi mô. Trách nhiệm xã
hội đòi hỏi phải có một sự phù hợp của văn hóa doanh nghiệp với bối cảnh
văn hóa và kinh tế - xã hội của khách hàng. Các tổ chức tài chính vi mô chú
trọng xây dựng văn hóa tổ chức trên cơ sở tôn trọng, đồng cảm và chia sẻ đối
với khách hàng.
Trong khi đó, bài nghiên cứu của Schreiner (2002) đã đưa ra sáu biến trong việc đo
lường tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mô là: Worth, Cost, Depth,
Breadth, Length, Scope. Tác giả cũng đưa ra hai phương pháp tiếp cận là: phương

pháp tiếp cận chuẩn nghèo (poverty approach) và phương pháp tiếp cận bền vững
tài chính (self-sustainability approach) để đo lường hiệu quả của các tổ chức tài
chính vi mô. Trong đó, Worth (giá trị của phần vượt trội cho khách hàng) được định
nghĩa là việc sẵn sàng chi trả của các khách hàng; Cost (chi phí tiếp cận khách
hàng) là tổng chi phí giá cả và chi phí giao dịch; Depth (độ sâu tiếp cận cộng đồng)
là giá trị mà xã hội gắn với lợi ích ròng của một khách hàng nhất định; Breadth (bề
rộng của tiếp cận cộng đồng) là số lượng khách hàng; Length (chiều dài của tiếp cận
cộng đồng) là thời gian của việc cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ tài chính vi
mô; Scope (phạm vi tiếp cận cộng đồng) là số lượng các loại sản phẩm và dịch vụ


16

mà các tổ chức tài chính vi mô cung cấp. Biến đầu tiên - biến Worth - rất khó để đo
lường giá trị phần vượt trội cho khách hàng. Lý do cho điều này là: một phần vì, giá
trị gia tăng của khách hàng phụ thuộc vào mức tăng chủ quan mà một khách hàng
nhận được từ hợp đồng tài chính vi mô; một phần vì, chúng ta rất khó để biết những
gì sẽ xảy ra, trong trường hợp khách hàng đó không được phục vụ bởi các tổ chức
tài chính vi mô.
Tiếp đến, Hartarska (2005) đã xem xét mối quan hệ giữa cơ chế quản lý và hiệu quả
của các tổ chức tài chính vi mô ở các nước Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1998
đến năm 2002. Trong đó, hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng là các biến phụ
thuộc, và cơ chế quản lý bao gồm các đặc điểm hội đồng quản trị và hình thức sở
hữu là các biến độc lập. Tác giả phát hiện ra rằng, trong một tổ chức tài chính vi mô
có một hội đồng quản trị tách biệt với người quản lý có ROA tốt hơn. Nhưng một tổ
chức tài chính vi mô với giám đốc là một thành viên trong hội đồng quản trị, cho
hiệu quả tài chính thấp hơn và tiếp cận cộng đồng cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, sự
khác biệt giữa các loại hình sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mô đối với hiệu
quả tài chính và tiếp cận cộng đồng là không đáng kể.
Một nghiên cứu nữa của Cull và các cộng sự (2007) cũng xem xét hiệu quả tài

chính và tiếp cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô. Nhưng khác với các
nghiên cứu trước, các tác giả chú trọng vào phương pháp cho vay, kiểm soát vốn và
chi phí lao động cũng như các đặc điểm về thể chế của từng quốc gia, tác động đến
hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Cull và các cộng sự (2007) sử dụng dữ
liệu từ 124 tổ chức tài chính vi mô được xếp hạng đánh giá. Trong đó, bài nghiên
cứu này đã đưa ra một kết quả quan trọng, hiệu quả tài chính được cải thiện khi sử
dụng phương pháp cho vay theo cá nhân hơn là phương pháp cho vay theo nhóm.
Qua những nghiên cứu trên, chúng ta thấy được rằng có nhiều nhân tố để đo lường
hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô. Và vấn đề,
thống nhất nhân tố nào là cần thiết và quan trọng trong việc đo lường này vẫn đang
còn nhiều tranh luận. Tương tự như vậy, việc xem xét hiệu quả công ty và quản trị


17

doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô cần có nhiều những nghiên cứu
trong tương lai để có thể làm rõ được điều này. Chương tiếp theo, bài luận văn trình
bày những hiểu biết sâu hơn trong lĩnh vực tài chính vi mô.

3. Quản trị và hiệu quả trong các tổ chức tài chính vi mô
3.1. Thách thức của tài chính vi mô
Trước khi thảo luận về cơ chế quản lý, chúng ta cần phải xem xét tính chất đặc biệt
của các tổ chức tài chính vi mô. Như một nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, các tổ
chức tài chính vi mô là đối tượng lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức từ các khách
hàng tín dụng. Thêm vào đó, Stiglitz và Weiss (1981) chỉ ra rằng lựa chọn bất lợi
phát sinh kể từ khi các tổ chức tài chính vi mô không có đủ thông tin để xác định rủi
ro tốt và xấu. Lý do là vì khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô thường có một
lịch sử tín dụng ngắn hoặc là khách hàng lần đầu tiên, với ít hoặc không có tài sản
thế chấp (Armendariz de Aghion và Morduch, 2005). Rủi ro đạo đức là vấn đề mà
người vay sẽ không nổ lực cần thiết để hoàn trả khoản vay, khi mà các tổ chức tài

chính vi mô không có khả năng giám sát. Điều này thúc đẩy các tổ chức tài chính vi
mô cần có những cách làm mới như: cho vay nhóm, cho vay theo đặc điểm khu vực
và từng bước xây dụng một lịch sử tín dụng cho khách hàng. Từ đó, các tổ chức tài
chính vi mô đã thiết lập mô hình kinh doanh hoàn toàn khả thi.
Việc lựa chọn bất lợi và câu chuyện rủi ro đạo đức của các tổ chức tài chính vi mô,
cần được mở rộng đến các vấn đề của người gửi tiền và người đi vay. Câu hỏi đặt
ra: làm thế nào để biết được, các tổ chức tài chính vi mô không sử dụng lợi thế
thông tin trong thị trường tài chính, để tính lãi suất cho vay quá cao, hoặc đem đến
quá nhiều rủi ro với tiền của người gửi? Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng trong thị
trường tài chính vi mô, nơi trình độ học vấn của khách hàng ở mức độ vừa phải.
Chính vì vậy, Macey và O'Hara (2003) cho rằng các mối quan hệ giữa các tổ chức
tài chính vi mô với người gửi tiền và người đi vay, cũng quan trọng như mối quan
hệ giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý. Vì vậy, các tổ chức tài chính vi


18

mô đối mặt với hai bất cân xứng thông tin: một là, giữa chủ sở hữu và người quản
lý; hai là, giữa tổ chức tài chính vi mô và khách hàng. Hơn nữa, do tính chất đặc
biệt của ngành ngân hàng, nên các nhà làm chính sách đòi hỏi quy định công khai
mối quan hệ ngân hàng - khách hàng, để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Do đó,
việc giám sát trong các tổ chức tài chính vi mô không phải là đơn giản như trong
các công ty sản xuất. Chính vì vậy, bài luận văn đã đưa khuôn khổ pháp lý đối với
các tổ chức tổ chức tài chính vi mô vào xem xét.

3.2. Đo lường hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô
Các tổ chức tài chính vi mô có mục tiêu kép. Mục tiêu thứ nhất là góp phần vào sự
phát triển. Các tổ chức tài chính vi mô cần tiếp cận nhiều khách hàng và tầng lớp
dân cư nghèo (Helms, 2006; Johnson và cộng sự, 2006). Mục tiêu thứ hai là các tổ
chức tài chính vi mô cần đạt được sự bền vững tài chính và độc lập từ các nhà tài

trợ (Mersland và Strom, 2007). Bài luận văn phân tích mối quan hệ giữa quản trị
doanh nghiệp phù hợp với cả hai mục tiêu là: hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng
đồng. Đối với biện pháp đo lường hiệu quả tài chính, bài nghiên cứu sử dụng lợi
nhuận trên tài sản (ROA), cũng như các biến chi phí hoạt động và sản lượng danh
mục như trong đề xuất của Christen (2000). Các biện pháp đo lường tiếp cận cộng
đồng là dư nợ cho vay trung bình của các tổ chức tài chính vi mô và số lượng khách
hàng phục vụ (Schreiner, 2002). Trong đó, dư nợ cho vay trung bình là thước đo
cho độ sâu của tài chính vi mô, có nghĩa là dư nợ càng thấp tiếp cận với những
người nghèo nhất. Số lượng khách hàng tín dụng là thước đo chiều rộng của tiếp
cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mô.


19

Bảng 1: Bảng miêu tả các biến phụ thuộc
Biến

Miêu tả

Hiệu quả tài chính
ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

PORYIELD

Sản lượng trên tổng danh mục cuối kỳ thực

OPECOSTS


Chi phí hoạt động được chia cho tổng tài sản trung bình
hàng năm

DEBTRATIO

Tổng nợ, bao gồm cả tiết kiệm chia cho vốn chủ sở hữu

Tiếp cận cộng đồng
AVERAGELOAN

Dư nợ cho vay trung bình khách hàng/ Thu nhập quốc dân
bình quân đầu người (GNI per capita)

NUMCUSTOMERS

Số lượng khách hàng tín dụng

Trong khi Rhyne (1998) xem xét hai mục tiêu chính của hiệu quả tài chính và tiếp
cận cộng đồng là một tình huống "win-win". Tác giả cho rằng, các tổ chức tài chính
vi mô hoạt động hiệu quả sẽ giảm bớt đói nghèo. Tuy nhiên, Woller và các cộng sự
(1999); Morduch (2000) lại cho rằng các tổ chức tài chính vi mô cần được trợ cấp
để tiếp tục hoạt động, và các tổ chức tài chính vi mô không phải là các tổ chức duy
nhất để phục vụ các khách hàng nghèo. Trong bài luận văn này, tác giả cũng làm
một thử nghiệm của tình huống "win-win" trong mối quan hệ giữa hiệu quả tài
chính và tiếp cận cộng đồng. Cách thức là, tác giả so sánh các kết quả hồi quy của
dư nợ cho vay trung bình khách hàng của biến tiếp cận cộng đồng, với hồi quy ROA
của biến hiệu quả tài chính.


20


3.3. Cơ chế quản trị nội bộ và bên ngoài
Trong phần này, chúng ta cần tìm ra giả thuyết về mối liên hệ giữa hiệu quả công ty
và quản trị doanh nghiệp. Bảng 2 tóm tắt các biến phụ thuộc, định nghĩa và giả
thuyết cho các biến trong bảng 1.
Bảng 2: Bảng miêu tả các biến độc lập và các tác động trên lý thuyết của chúng
đối với hiệu quả tài chính (FinP) và tiếp cận cộng đồng (Outreach)

Biến
DUALITY

Lý thuyết

Giải thích

FinP

Outreach

+

-

giám đốc

+

+

Biến giả là 1 nếu có kiểm toán


+

-/+

-

-

-

-

-/+

+

Biến giả là 1 nếu giám đốc điều
hành là thành viên trong HĐQT

FEMALECEO

Biến giả là 1 nếu
điều hành là nữ

AUDITOR

viên nội bộ báo cáo trực tiếp
cho HĐQT
MAKET


Biến giả là 1 nếu các khách
hàng của tổ chức tài chính vi
mô chủ yếu là ở thành thị

LOANMETHO

Biến giả là 1 nếu phương pháp
cho vay chủ yếu là cá nhân

REGULATION

Biến giả là 1 nếu có khuôn khổ
pháp lý được quy định bởi các
cơ quan chức năng

YEAR

Năm thành lập


21

LABOR
PRODUCTIVITY

ASSET

Tổng số khách hàng cho vay
chia cho tổng số nhân viên

Logarit của tổng tài sản

Quản trị thành công sẽ giảm bớt lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức. Ở
đây, chúng ta phân biệt giữa cơ chế quản trị nội bộ và bên ngoài. Cơ chế quản trị nội
bộ bao gồm các đặc điểm của giám đốc điều hành và hội đồng quản trị, và các hình
thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mô. Cơ chế quản trị bên ngoài như các
khách hàng và khuôn khổ pháp lý quy định đối với các tổ chức tài chính vi mô. Cả
hai loại cơ chế quản trị nội bộ và bên ngoài đều được đưa vào trong phân tích. Qua
đó, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị
doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô.

3.4. Cơ chế quản trị nội bộ
Tầm quan trọng của cơ chế quản trị nội bộ được công nhận trong các tài liệu tài
chính vi mô (Rock và cộng sự, 1998; Otero và Chu, 2002; Helms, 2006). Trong cơ
chế quản trị nội bộ, biến đầu tiên là mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và người
quản lý doanh nghiệp. Trong tổ chức tài chính vi mô nên có sự phân quyền giữa
giám đốc điều hành và các thành viên trong hội đồng quản trị. Trong khi đó, một
giám đốc điều hành được kiêm nhiệm bởi thành viên trong hội đồng quản trị, có thể
dẫn đến, giám đốc điều hành theo đuổi các chính sách cho lợi ích cá nhân (Hermalin
và Weisbach, 1998). Tuy nhiên, Brickley và các cộng sự (1997) đã không thấy bằng
chứng rằng, các tổ chức tài chính vi mô có một sự phân quyền giám đốc điều
hành/thành viên hội đồng quản trị, đạt kết quả vượt trội hơn so với các tổ chức có
kiêm nhiệm vị trí này.
Biến thông tin trong cơ chế quản trị nội bộ của các tổ chức tài chính vi mô còn bao
gồm: biến thứ nhất là, giám đốc điều hành có phải là nữ; biến thứ hai là, trong các
tổ chức tài chính vi mô có hay không các kiểm toán viên nội bộ báo cáo trực tiếp
cho hội đồng quản trị.


22


Một trong những đổi mới trong tài chính vi mô là hướng đến khách hàng mục tiêu
là nữ, những người cần được quan tâm nhiều hơn trong xã hội (Armendariz de
Aghion và Morduch, 2005). Chính vì vậy, trong một tổ chức tài chính vi mô có
giám đốc điều hành là nữ, sẽ giúp các tổ chức tài chính vi mô hiểu khách hàng của
mình tốt hơn và đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn.
Trong khi đó, chúng ta cũng xét đến trong các tổ chức tài vi mô, có kiểm toán viên
nội bộ báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị hay không. Kiểm toán viên nội bộ
cung cấp các đánh giá khách quan, độc lập về hiệu quả hoạt động của các tổ chức
tài chính vi mô. Các tổ chức tài chính vi mô cần nâng cao tầm quan trọng của kiểm
toán viên nội bộ, và đề nghị kiểm toán viên nội bộ thường xuyên báo cáo trực tiếp
cho hội đồng quản trị (Steinwand, 2000). Do đó, trong một tổ chức tài chính vi mô,
yêu cầu kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị sẽ hiển
thị kết quả kinh doanh cao hơn.
Biến thông tin tiếp theo là, các hình thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mô,
có thể đóng vai trò trong hiệu quả công ty. Tương tự như trong ngành ngân hàng,
chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô khá rộng (Rasmussen, 1988; Hansmann
1996; Labie, 2001). Tổ chức tài chính vi mô được sở hữu bởi các tổ chức phi lợi
nhuận (NPO), các công ty cổ phần (SHFs) hay các nhà cung cấp tư nhân thường
dưới hình thức hợp tác xã (HTX). Trong đó, hình thức sở hữu NPO thường được
xem là có cấu trúc yếu hơn vì thiếu chủ sở hữu có quyền lợi tài chính (Jansson và
Westley, 2004). Điều này, dẫn đến một vấn đề là hiệu quả tài chính của các tổ chức
tài chính vi mô sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận thì thấp hơn khi sở hữu bởi các
công ty cổ phần. Gutierrez - Nieto và các cộng sự (2007) đã cho thấy điều này khi
điều tra 30 tổ chức tài chính vi mô ở Mỹ Latinh. Chính vì vậy, các nghiên cứu khác
nữa của Ledgerwood và White (2006), Hishigsuren (2006), Fernando (2004) lập
luận cho rằng cần thiết chuyển đổi hình thức sở hữu NPO trở thành SHF. Tuy nhiên,
các tổ chức tài chính vi mô còn có nghĩa vụ phải tiếp cận với khách hàng người
nghèo. Do đó, hình thức sở hữu SHF trong các tổ chức tài chính vi mô có hiệu quả



23

tài chính tốt hơn nhưng tiếp cận khách hàng nghèo ít hơn hình thức sở hữu NPO. Vì
vậy, việc chuyển đổi hình thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mô cần thiết có
những nghiên cứu thêm.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính vi mô có thêm những tranh luận cho
vấn đề này. Trước hết, các tổ chức tài chính vi mô cần thực hiện tốt để tồn tại trong
kinh doanh. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vi mô sở hữu bởi các tổ chức phi lợi
nhuận (NPO) có một lợi ích bù đắp là làm giảm lựa chọn bất lợi của khách hàng và
rủi ro đạo đức (Hansmann, 1996; Desrochers và Fischer, 2002). Bởi vì, hình thức sở
hữu NPO giúp cho các tổ chức tài chính vi mô có thể để khai thác tốt hơn vào các
mạng lưới thông tin địa phương.
Trong khi đó, Crespi và các cộng sự (2004), Bohren và Josefsen (2007) cho thấy
hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng tiết kiệm là ngang bằng với các
ngân hàng thương mại ở Tây Ban Nha và Na Uy. Bên cạnh đó, Valnek (1998) báo
cáo rằng những tổ chức xã hội hỗ tương đã vượt trội so với các cổ phiếu ngân hàng
bán lẻ ở Anh. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát của các ngân hàng tại 15 quốc gia
châu Âu, Iannotta và các cộng sự (2007) thấy rằng các ngân hàng tương hỗ và các
tổ chức tài chính vi mô sở hữu nhà nước, thể hiện một lợi nhuận thấp hơn so với các
ngân hàng tư nhân.
Bằng chứng lịch sử cung cấp trong Cull và các cộng sự (2006) cho thấy, trong các
quốc gia Bắc Đại Tây Dương, xuất hiện các trung gian tài chính khác ngoài các tổ
chức tài chính vi mô, để cung cấp các khoản vay đối với doanh nghiệp nhỏ và cá
nhân. Ở Pháp, công chứng viên đóng vai trò này. Trong khi đó, ở các nước Anh và
Mỹ vai trò này được đảm nhận bởi các ngân hàng thương mại nhỏ cũng như các
công đoàn tín dụng. Và ở Đức và các nước Bắc Âu, chức năng này được lấp đầy bởi
các ngân hàng tiết kiệm.
Tóm lại, những so sánh trong hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô với các loại
hình sở hữu khác nhau đều cho thấy kết quả khả quan. Chính vì vậy, một giả thuyết



24

có thể là cả hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi
mô của hai loại hình sở hữu NPO và SHF đều tốt.
Ở Việt Nam các tổ chức tài chính vi mô còn khá non trẻ nên chỉ chủ yếu là được sở
hữu bởi các tổ chức phi chính phủ, còn các hình thức sở hữu khác là ít hơn nhiều.
Chính vì vậy, bài luận văn chia các hình thức sở hữu các tổ chức tài chính vi mô ở
Việt Nam làm hai loại: một là, các tổ chức tài chính vi mô được sở hữu bởi các tổ
chức phi lợi nhuận; hai là, các loại hình thức sở hữu khác. Do đó, bài luận văn thực
hiện hồi quy với biến giả, các tổ chức tài chính vi mô có hình thức sở hữu khác nếu
biến giả là 1 và hình thức sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận nếu biến giả là 0.

3.5. Cơ chế quản trị bên ngoài
Chúng ta hãy cùng xem xét khuôn khổ pháp lý quy định đối với các tổ chức tài
chính vi mô. Khi một tổ chức tài chính vi mô được quy định bằng một khuôn khổ
pháp lý chặt chẽ, có thể đem lại sự tin tưởng của khách hàng, từ đó dẫn đến hiệu
quả tài chính cao hơn. Mặt khác, Macey và O'Hara (2003) cho thấy một vấn đề
khác: các tổ chức tài chính vi mô có thể theo đuổi một thực tế cho vay rủi ro hơn,
khi biết rằng chính phủ sẽ đảm bảo tiền gửi. Như vậy, chi phí đại diện cao hơn có
thể dẫn đến hoạt động tài chính vi mô vào hướng ngược lại.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý còn quy định tài chính vi mô trong việc tiếp cận
với nguồn tài trợ chi phí thấp và quyền huy động tiết kiệm. Điều này, cho phép các
tổ chức tài chính vi mô cơ hội để tăng số lượng khách hàng, đưa ra mức lãi suất hợp
lý, đem lại hiệu quả cho các tổ chức tài chính vi mô.

3.6. Biến kiểm soát
Cuối cùng, chúng ta sẽ đề cập đến các biến kiểm soát cụ thể cho các tổ chức tài
chính vi mô. Các biến này sẽ làm rõ hơn các tranh luận đang diễn ra trong các lý

thuyết tài chính vi mô về các vấn đề đo lường hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng


25

đồng trong các tổ chức tài chính vi mô (Morduch, 2000). Bài luận văn cũng sẽ đưa
ra những nhận xét về các kết quả của các biến này.
Đầu tiên là các phương pháp cho vay sử dụng trong các tổ chức tài chính vi mô. Các
tổ chức tài chính vi mô sử dụng hai phương pháp cho vay cơ bản là: cho vay cá
nhân và cho vay theo nhóm. Tài chính vi mô đã tạo ra một sự đổi mới trong phương
pháp cho vay có thể vượt qua những lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức,
đó là cho vay theo nhóm. Aghion và Morduch (2005) chỉ ra rằng cho vay theo nhóm
có thể làm tăng tỷ lệ trả nợ. Điều này xảy ra, bởi vì cho vay nhóm dẫn đến các
khách hàng có bảo lãnh tín dụng lẫn nhau, các nhóm gắn kết với nhau một cách tự
nhiên, cùng đôn đốc nhau thực hiện tốt quá trình hoàn trả vốn vay. Trong bài luận
văn, sử dụng biến giả là 1 nếu phương pháp cho vay chủ yếu là cho vay cá nhân và
0 nếu phương pháp chủ yếu là cho vay theo nhóm.
Biến kiểm soát thứ hai là, các tổ chức tài chính vi mô thường nhắm đến mục tiêu
cho vay các khách hàng ở khu vực nông thôn (Johnson và các cộng sự, 2006). Tỷ lệ
khác nhau của các nhóm khách hàng ở thành thị và nông thôn cũng có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Đặc điểm các khách hàng ở
nông thôn có mức sống thấp hơn ở thành thị và điều kiện sống cũng khó khăn hơn.
Chính vì vây, tiếp cận càng nhiều khách hàng ở nông thông sẽ mang đến hiệu quả
cho tiếp cận cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, mật độ dân số ở khu vực nông thôn thấp
hơn nhiều so với thành thị nên đòi hỏi chi phí tiếp cận nhiều hơn. Điều này làm ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô. Bài luận văn đưa ra
biến giả cho biến kiểm soát này. Trong đó, biến giả là 1 nếu như các tổ chức tài
chính vi mô hoạt động chính ở khu vực thành thị và 0 nếu như hoạt động chủ yếu ở
nông thôn.
Biến kiểm soát thứ ba là mức vay trung bình khách hàng. Các tổ chức tài chính vi

mô có mức vay trung bình khách hàng thấp có nghĩa là tiếp cận những khách hàng
là những người nghèo hơn. Những đồng vốn nhỏ nhưng thực sự cần thiết giúp cho
những khách hàng vượt qua những khó khăn hiện tại.


×