Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thư mục toàn văn về di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.35 KB, 17 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn hóa của mỗi địa phương là một bộ phận quan trọng cấu thành nền
văn hóa của một quốc gia, làm nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa
của dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn các giá trị văn hóa của
các vùng, miền, các địa phương.
Người xưa có câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Phố Hiến
nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cạnh sông Hồng. Nhắc đến Phố Hiến là
nhắc đến cả một thương cảng nổi tiếng của mấy thế kỉ trước. Phố Hiến giàu
và đẹp. Nhưng chưa hết… Đây còn là mảnh đất văn hiến. Vùng đất có linh
khí của sơng nước, của nền văn minh sông Hồng đã sinh ra nhiều danh nhân
đất Việt, sống mãi trong lịch sử dân tộc như Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, Phạm
Ngũ Lão một danh tướng đời Trần, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác - một
danh y trác tuyệt thời Lê - Trịnh...
Mảnh đất ấy còn là trung tâm văn hố, tín ngưỡng dân gian, với hàng
trăm di tích lịch sử văn hố có giá trị như: Đền Mây, đền Ngọc Thanh, đền
Tống Trân - Cúc Hoa, đền Đa Hoà…
Tuy nhiên, trải qua biến cố của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử,
hình ảnh về một Phố Hiến buôn bán sầm uất đã bị phai mờ, những thương
điếm, thành quách, những khu phố cổ đã bị mài mòn theo năm tháng. Để bảo
tồn các giá trị văn hóa Phố Hiến, để văn hóa Phố Hiến ăn sâu vào tiềm thức
mỗi người dân địa phương cũng như với người dân Việt Thư viện tỉnh Hưng
Yên đã biên soạn “Thư mục tồn văn về di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến”

1


CHƯƠNG 1
KHÁI QT CHUNG VỀ
SẢN PHẨM THƠNG TIN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
1.1 Khái niệm thông tin
Trong đời sống xã hội, thông tin là một hệ thống kiến thức được mọi


người tích lũy và trao đổi với nhau trong q trình giao tiếp (theo PGS.TS.
Nguyễn Hữu Hùng).
Theo nghĩa thông thường, thông tin được hiểu là tất cả những sự kiện,
phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người (theo PGS.TS.Đồn
Phan Tân).
Theo quan điểm của lý thuyết thơng tin, cho rằng sự vật luôn vận động
ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu nhiên. Vì thế, khi gia tăng thơng
tin về một hiện tượng nào đó là giảm đi độ chưa biết và độ bất định của nó.
Thơng tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên.
1.2 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang tính nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người.
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn (GS.Viện sĩ
Trần Ngọc Thêm).
Theo 2 định nghĩa này, văn hóa là những sản phẩm có giá trị do con
người sáng tạo ra.
1.3 Khái niệm nghệ thuật
Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể và phi vật thể chứa
đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mĩ mang tính chất văn hóa làm rung
động những cảm xúc, tư tưởng, tình chảm cho người thưởng thức, chiêm

2


nghiệm từ đó ngưỡng mộ trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo trên mức bình
thường.
Nghệ thuật được gắn với một nghề nghiệp nào đó: nghệ thuật viết báo,
nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật giao tiếp…

Có 7 loại hình nghệ thuật: thơ văn, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, khiêu
vũ và sân khấu, kiến trúc, điện ảnh.
1.4 Thông tin văn hóa nghệ thuật
Thơng tin văn hóa nghệ thuật là tồn bộ tri thức về các lĩnh vẹc văn hóa
nghệ thuật cho các đối tượng người dùng tin.
Thơng tin văn hóa nghệ thuật gồm:
- Lịch sử truyền thống văn hóa
- Thơng tin về quan điểm, quan niệm, đường lối, chủ trương, chính
sách của nhà nước về văn hóa nghệ thuật.
- Các loại hình văn hóa nghệ thuật
- Các thành tựu và hạn chế trong hoạt động văn hóa nghệ thuật
- Nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dùng tin.
1.5 Sản phẩm và dịch vụ thơng tin văn hóa nghệ thuật
- Sản phẩm thông tin được xác định là kết quả của q trình xử lý thơng
tin và các cơng cụ giúp cho việc tìm kiếm thơng tin.
- Dịch vụ thơng tin được xác định là tồn bộ các cơng việc, hoạt động,
q trình hay giao thức mà cơ quan đưa ra nhằm giúp đáp ứng các loại nhu
cầu thông tin trong xã hội.

CHƯƠNG 2
3


SẢN PHẨM THƠNG TIN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
2.1 Giới thiệu Thư viện tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng năm 1954, năm 1957 Thư
viện Hưng Yên được thành lập. Nhưng để trở thành một thư viện Hưng Yên
như ngày nay, bản thân Thư viện đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài

và phức tạp. Sự phát triển đó gắn với sự phát triển của tỉnh và có thể chia
thành 3 giai đoạn.
*Giai đoạn 1957-1968
Đây là giai đoạn tiền thân của Thư viện Hưng Yên. Mặc dù được gọi là
Thư viện, nhưng trên thực tế đó chỉ là một phịng nhỏ mượn tạm của nhà dân
với diện tích chưa đầy 20 m2 . Vốn tài liệu bạn đầu của Thư viện chỉ có 780
bản sách, với 5 tên báo, với 1 cán bộ chuyên đảm nhiệm. Số sách báo này
được cung cấp bởi rất nhiều nguồn khác nhau như từ nhân dân, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, thư viện bạn…
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Thư viện thời kỳ này hầu như khơng
có gì ngồi một giá sách, một bộ bàn ghế cho bạn đọc ngồi và 1 tủ nhỏ đựng
dụng cụ cá nhân cho thủ thư.
Đến cuối năm 1963, đầu năm 1964, được sự quan tâm hướng dẫn
nghiệp vụ của Thư viện Quốc gia, Thư viện Hưng Yên đã bước đầu tiến hành
phân loại tài liệu dựa trên bảng phân loại dành cho các thư viện khoa học tổng
hợp Việt Nam do Thư viện Quốc gia biên soạn năm 1961. Tài liệu lúc này đã
được xếp lên giá theo từng môn loại tri thức, giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong
việc tra tìm và lựa chọn tài liệu.
Số lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng tăng, trung bình có 5.507 lượt
bạn đọc/1 năm. Số lượng tài liệu huy động trong nhân dân cũng ngày càng

4


lớn. Tính đến năm 1967, Thư viện đã có 35.100 cuốn với 26.746 lượt bạn
đọc/1 năm.
* Giai đoạn từ 1968 -1997
Năm 1968 do chủ trương của Chính phủ, 2 tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên sát nhập thành một tỉnh Hải Hưng. Thư viện Hưng Yên cũng được sát
nhập với Thư viện Hải Dương thành Thư viện Hải Hưng. Trụ sở đóng tại số

nhà 12 phố Nguyễn Du, thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương).
Toàn bộ vốn tài liệu của Thư viện Hưng Yên lúc đó được chuyển qua tập
trung vào Thư viện Hải Hưng, phục vụ đông đảo bạn đọc của tỉnh.
* Giai đoạn 1997 – nay
Năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, theo Quyết định số 198/QĐ –
UB của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 14/3/1997, Thư viện Hưng Yên cũng
được thành lập lại.
Ngay sau ngày thành lập, Thư viện Hưng Yên đã nhanh chóng đưa các
bộ phận vào hoạt động. Một mặt Thư viện tiến hành kiện toàn cơ sở vật chất,
củng cố cơ cấu tổ chức. Mặt khác, Thư viện bắt tay vào việc chấn chỉnh lại
tuyến thư viện cơ sở từ thư viện cấp huyện đến các thư viện xã, phường, khu
phố. Mọi hoạt động của Thư viện lúc này đều nhằm phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên nói riêng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Thư viện là kho tàng tri thức và văn hóa của nhân loại, một thiết chế
văn hóa đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Thư viện tồn tại như
một đơn vị sự nghiệp độc lập, có con dấu và tài khoản giao dịch riêng. Các
mặt tổ chức hoạt động từ xây dựng cơ sở vật chất, thay đổi nhân sự, kinh phú
và hoạt động nghiệp vụ đều được lên kế hoạch. Kế hoạch này được Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch duyệt và quản lý trực tiếp dưới sự điều hành của
UBND tỉnh.

5


Mơ hình quản lý của Thư viện hiện nay là mơ hình quản lý kết hợp trực
tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Hưng Yên gồm có Ban
Giám đốc và các phịng chun mơn nghiệp vụ.
* Ban Giám đốc
Bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm

Giám đốc, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thực hiện theo đúng quy định về quản lý cán bộ, cơng chức của
Nhà nước.
* Các phịng chun mơn nghiệp vụ
+ Phịng Hành chính tổng hợp
Thực hiện cơng tác văn thư, văn phòng, xây dựng kế hoạch, thống kê
báo cáo, cung ứng vật tư cho hoạt động sự nghiệp và các hoạt động nội bộ của
thư viện, đảm bảo an toàn, vệ sinh khu vực làm việc và nơi cơng cộng.
+ Phịng nghiệp vụ
Xây dựng kế hoạch và thực hiện bổ sung tài liệu bằng ngân sách được
cấp hàng năm, nhận bản lưu chiểu xuất bản phẩm địa phương, tặng biếu, tài
trợ, trao đổi giữa các thư viện và các hình thức khác. Thực hiện các chu trình
xử lý kỹ thuật vốn tài liệu (đăng ký, phân loại tài liệu…) theo đúng yêu cầu về
tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện; tổ chức kho và các hệ thống mục lục; Xây
dựng cơ sở dũ liệu thư mục sách.
- Phòng phục vụ bạn đọc
Phịng có nhiệm vụ hướng dẫn tra tìm thơng tin thơng qua hệ thống
mục lục, cung cấp các dịch vụ đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có
trong hoặc ngồi thư viện thơng qua các bộ phận: Phịng mượn, phịng Báo –
tạp chí, phịng Thiếu nhi, phịng Tra cứu – Địa chí. Ngồi ra cịn có nhiệm vụ
báo cáo, thống kê, theo dõi nghiên cứu về bạn đọc định kỳ, bảo quản, vệ sinh
kho sách và trang thiết bị các phòng phục vụ.

6


2.1.3 Nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, bao gồm các loại hình tài liệu
in ấn và tài liệu điện tử về hầu hết các lĩnh vực.
Hàng năm, Thư viện tỉnh Hưng Yên bổ sung vốn tài liệu cho thư viện

bằng các nguồn như mua, tài trọ, cho, tặng biếu. Hiện nay, Thư viện tỉnh
Hưng Yên có 40.560 tên sách, tương đương 100.110 cuốn với tỷ lệ mơn loại
như sau:
Chính trị - xã hội: 21%
Khoa học - kỹ thuật: 18%
Văn học nghệ thuật: 49%
Các lĩnh vực khác: 12%
Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng, có giá trị thông tin cao và đáng tin
cậy cho bạn đọc. Bên cạnh đó, thư viện cịn chú trọng bổ sung nguồn lực báo,
tạp chí. Hiện nay, mỗi năm thư viện bổ sung gần 150 loại báo, tạp chí. Báo
tạp chí cũ mỗi năm được đóng quyển và lưu trên kho.
Đồng thời thư viện có 42.163 cuốn sách đang luân chuyển cho 10
huyện, thành phố để phục vụ tại thư viện và để thư viện các huyện lấy vốn tài
liệu đó để tổ chức luân chuyển xuống thư viện, tủ sách cơ sở.
Ngồi vốn tài liệu truyền thống trên thì thư viện còn bổ sung một số đĩa
CD luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung về tỉnh và
nhiều đĩa CD đính theo tài liệu mà thư viện bổ sung về. Hiện nay thư viện có
khoảng 150 đĩa CD.
2.1.4 Đặc điểm bạn đọc
Thư viện tỉnh Hưng yên là một thư viện công cộng, đối tượng phục vụ
của Thư viện tỉnh là mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ các ngành, các giới của
địa phương, vì vậy thành phần bạn đọc của Thư viện tỉnh cũng rất đa dạng.
Nhưng chủ yếu được chia thành 4 nhóm chính:
* Nhóm bạn đọc là học sinh, sinh viên

7


Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ bạn đọc là học sinh, sinh viên
chiếm tỷ lệ cao khoảng 54% tổng số bạn đọc thư viện. Trong đó đối tượng

bạn đọc là học sinh, sinh viên có thể chia làm 2 nhóm:
Nhóm học sinh là thiếu niên nhi đồng: Nhóm này nhu cầu đọc chưa
cao, chủ yếu đọc để giải trí. Các em thích đọc truyện truyện tranh, truyện cổ
tích và một số em tích đọc những sách khoa học thường thức cho thiếu nhi.
Nhóm học sinh cấp 3 và sinh viên: Nhóm bạn đọc này đã có ý thức
trong việc đọc, đọc có định hướng, có mục đích cụ thể. Những tài liệu họ yêu
cầu chủ yếu là những sách tham khảo, bổ trợ cho chuyên ngành mình đã và
đang theo học, ngồi ra họ cịn có nhu cầu về những vấn đề mà xã hội đang
yêu cầu như những tài liệu ngoại ngữ, tin học…
* Nhóm bạn đọc là cán bộ, viên chức
Nhóm bạn đọc này gồm nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nên nhu cầu đọc cũng rất đa dạng. Nhóm bạn đọc này thường có ít thời
gian đọc hơn, thơng tin cần cho họ thường là những vấn đề nóng hổi, các tài
liệu mang tính chất chỉ đạo như: các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện và các tài
liệu mang tính chất pháp luật. Ngồi ra, họ cịn quan tâm đến các vấn đề thuộc
lĩnh vực họ quan tâm như tài liệu chuyên ngành, chuyên sâu, tài liệu nghiên
cứu… với mục đích bổ sung kiến thức chun ngành, nâng cao trình độ
chun mơn.
* Nhóm bạn đọc là cán bộ hưu trí
Cán bộ hưu trí là nhóm bạn đọc chiếm số lượng khá cao khoảng 15%
tổng số bạn đọc thư viện. Cán bộ hưu trí là những cán bộ đã nghỉ hưu nên có
nhiều thời gian rảnh rỗi và là đối tượng bạn đọc có trình độ hiểu biết nhất
định. Do đặc điểm là những người lớn tuổi nên yêu cầu thông tin thường là
phải ngắn, dễ đọc do đó tài liệu phù hợp với họ chủ yếu là báo, tạp chí, sách
tiếng Việt. Với nhóm bạn đọc này thường sử dụng tài liệu với nhu cầu giải trí

8


cao, một số ít cần hoại thơng tin nhanh về những vấn đề chính trị xã hội, an

ninh, văn học, lịch sử.
* Nhóm bạn đọc là cơng nhân, người làm nghề tự do
Nhóm bạn đọc này chiếm tỷ lệ nhỏ tại thư viện, thành phần đa dạng:
người làm nội trợ, người buôn bán… Do điều kiện công việc không ổn định,
thường họ ít có thời gian đến thư viện. Nhu cầu đọc chủ yếu của nhóm bạn
đọc này là giải trí. Nhóm bạn đọc này trình độ khơng đồng đều, ngại tra cứu
tài liệu qua hệ thống phích mục lục nên thường thì họ vào kho trực tiếp chọn
sách hoặc hỏi mượn sách thông qua cán bộ thư viện.
Việc phân chia các đối tượng bạn đọc như trên căn để nắm được những
quy luật của sự phát sinh, phát triển nhu cầu đọc của từng nhóm người. Từ đó
có những định hướng cụ thể trong hoạt động thông tin thư viện nhằm đáp ứng
được tối đa nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện.
2.2 Sản phẩm thông tin văn hóa nghệ thuật tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
2.2.1 Ý nghĩa
Việc sưu tầm biên soạn Thư mục toàn văn về di tích lịch sử - văn hóa
Phố Hiến” này góp phần vào việc bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa của địa
phương, giúp nhân dân địa phương hiểu rõ hơn về Phố Hiến và cũng góp
phần cho đề án tái tạo, khôi phục Phố Hiến xưa mà tỉnh đã đề ra trong năm
vừa qua.
2.2.2 Nội dung
Thư mục toàn văn về di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến bao gồm 313
bài viết được sưu tầm trên sách, báo – tạp chí địa phương và trung ương về
các di tích, lễ hội, văn hóa ẩm thực của mảnh đất Phố Hiến.

9


"Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"
Phố Hiến là đơ thị cổ, hình
thành và phát triển từ thế kỷ 16, cực

thịnh vào thế kỷ 17. Là một thương
cảng lớn, đầu mối giao lưu quốc tế
rất sầm uất và phồn thịnh, chỉ đứng
sau kinh đơ Thăng Long. Chính vì
vậy mà đã có câu ca 'Thứ nhất Kinh
kỳ, thứ nhì phố Hiến'. 'Phố Hiến là nơi dừng lại của tất cả thuyền bè nước
ngồi từ bốn phương đến bn bán ở đàng ngoài...'. Hằng năm, lễ hội phố
Hiến vào tháng ba âm lịch, cả quần thể di tích phố Hiến lại giăng đèn, kết hoa,
tạo nên một khơng khí lễ hội dân gian truyền thống phong phú và đậm nét cổ
truyền phố Hiến. Trên mặt hồ Bán Nguyệt, người ta lại tổ chức hát giao duyên
trên thuyền rồng, đua thuyền... Trên bờ hồ, tổ chức thi kéo co, đấu vật, biểu
diễn hát ả đào, hát chèo, hát trống quân... mang đậm nét bản sắc phố Hiến
xưa.
Chùa Chng – ngơi chùa có chng bằng vàng
Một trong những hiện vật
có giá trị nhất còn lưu giữ lại
chùa là tấm bia đá dựng năm
Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi
tên những người công đức tu sửa
chùa. Phần đặc biệt của bia ghi
lại cảnh đẹp của Phố Hiến và
một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng
Thịt... mà ngày nay khó có thể tìm thấy trên bia đá.
Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ
chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương.
10


Cùng với sự phát triển, mở rộng của Thị xã Hưng Yên, Chùa Chuông sẽ được
đầu tư, quy hoạch trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách về với

Hưng Yên.
Đền mẫu - Linh thiêng và hấp dẫn du khách
Đền Mẫu được toạ lạc trên một
vùng đất rộng gần 3000m2, quay về
hướng Tây Nam, phía trước là Hồ
Bán Nguyệt, xa xa là đê sơng Hồng
tạo cho di tích một vẻ đẹp linh thiêng
và cổ kính. Tồn bộ cơng trình được
bài trí hài hào và được xây dựng
bằng ngun liệu bền vững như: gỗ lim, vôi mật, xi măng tạo nên một khu di tích
khang trang thống đãng. Đền Mẫu có khơng gian và kiến trúc đẹp, đã được Bộ
Văn hố Thơng tin cơng nhận là di tích “kiến trúc nghệ thuật” năm 1990. Đền
Mẫu đang là chính là điểm đến của du lịch văn hoá tâm linh, đến với đền mẫu du
khách cịn có thể đi thăm quan nhiều n ững di tích lịch sử khác, nằm trong quần
thể khu du lịch Phố Hiến.
Văn miếu Xích Đằng - cơng trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị
Văn miếu Xích Đằng nằm
tại phường Lam Sơn, thành phố
Hưng Yên, biểu tượng về học
vấn của nền văn hiến Hưng Yên.
Trải qua hàng trăm năm
tồn tại, văn miếu Hưng Yên vẫn
luôn là biểu tượng của tinh thần
hiếu học và nền văn hiến Hưng Yên, trở thành địa chỉ quen thuộc của du
khách gần xa khi đến thăm Phố Hiến. Đó cũng là niềm tự hào của mỗi người

11


con xứ nhãn khi được sinh ra, lớn lên trên quê hương văn hiến, cách mạng

anh hùng.
Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm, là chuỗi những lễ
hội được tổ chức trong
khơng gian văn hố Phố
Hiến cổ xưa như: Văn
miếu Xích Đằng, Đơng
Đơ Quảng Hội, chùa
Chng, chùa Phố, đền
Mẫu, đình- chùa Hiến,
đền Trần, đền Mây, đền
Thiên Hậu…
Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là lễ hội lớn và có quy mơ trong cả
nước, với sự tham gia của nhân dân ở 12 xã, phường ở thành phố Hưng Yên
cùng hàng vạn lượt du khách trong nước và nước ngoài tham dự.
Ngoài phần lễ đặc sắc, mang đậm nét văn hoá của quê hương Hưng
Yên văn hiến như: phần rước kiệu có hàng nghìn người tham gia, đồn rước
ln kéo dài 2 km, rước kiệu qua các tuyến phố chính và các đền, chùa, miếu
mạo của thành phố Hưng Yên. Phần hội bảo lưu nhiều yếu tố văn hoá bản địa
với nhiều trò chơi dân gian cổ được người dân phố Hiến bảo lưu đến nay như:
thả đèn trời, đua thuyền, chọi gà, đi cầu kiều, kéo co, hát đối…các hoạt động
này sẽ khắc hoạ, tái hiện một cách sống động.Tất cả điều này đều được hội tụ
gần như đầy đủ trong không gian của lễ hội dân gian Phố Hiến.
Nhãn lồng - quà tặng của trời cho đất Phố Hiến
Kỳ lạ thay, cũng là đát bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới
được coi là vua của lồi nhãn. Nhà bác học Lê Q Đơn đã từng mô tả: “Mỗi

12



lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh
trời cho”.
Những yếu tố vi lượng nào
đã làm cho nhãn có hương vị
đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở
những vùng đất khác? Chưa
ai khám phá ra điều bí ẩn đó
nhưng mời bạn thử đến Phố
Hiến vào mùa nhãn nếm thử.
Cùi nhãn trong như hổ
phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại
nhãn đại trà của xứ nhãn, ở đây cịn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực
quý.
Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa
Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Gỗ nhãn rắn chắc, đóng đồ gia dụng bền
chắc. Than đốt rất đượm,nếu dùng để sắc thuốc thì nhanh có nước cốt, chất
thuốc khơng lạc vị. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Vào ngày
trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm toả nhẹ
ngây ngất lòng người. Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến
(thường quen gọi nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.

13


Chả gà Tiểu quan - Ẩm thực Phố Hiến

Chả gà Tiểu
Quan là món ăn
nổi tiếng, có
xuất xứ từ thơn

Tiểu Quan,
thuộc xã Phùng
Hưng, huyện
Khoái Châu, Hưng Yên.
Từ những nguyên liệu từ đồng quê, chả gà Tiểu Quan nay là một trong những
món ăn hấp dẫn của văn hóa ẩm thực Hưng Yên. Trong thời buổi hiện đại, dù
không thiếu sơn hào hải vị và cơng cụ làm món chả gà Tiểu Quan cũng được
cải tiến nhiều, nhưng một đĩa chả gà có giá trị hơn hẳn vì đó là tình cảm của
mẹ, của bà dành cho cả gia đình vào mỗi dịp gia đình đồn tụ.
Chè hạt sen long nhãn – hương vị Phố Hiến
Ở đâu trên mảnh đất Việt
Nam cũng có thể trồng nhãn. Nhưng
cây nhãn cũng như người, phải thực
sự bén duyên đất mới cho ra thứ quả
ngọt nhất, hương thơm nhất, cùi dầy
nhất. Nhãn lồng Hưng Yên là thế:
thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn,
ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào
trồng ở những vùng đất khác.
Chè hạt sen long nhãn có thể dùng cùi nhãn, hạt sen tươi hoặc khô để
nấu. Điều này phụ vào từng mùa. Mùa nhãn chín và mùa sen tàn (giữa hè

14


hoặc cuối mùa thu) sẽ được thưởng thức đồ tươi; các mùa khác thì phải dùng
đồ khơ.
Mà cũng lạ, khơng hiểu sao đất trời lại để hai thứ hoa quả quý phái,
thơm tinh túy cùng chọn cuối mùa thu để vào độ chín, độ thơm. Nhãn lồng
Hưng Yên và chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên được tôn là nhãn tiến vua; sen

được tơn ở hàng tứ q trong những lồi hoa thanh quý.
Thật tinh tế khi ai đó chọn đúng nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen, đường
cát, nước mưa, hoa bưởi, hoa nhài để nấu thành chè. Làm chè hạt sen cần sự
khéo léo thực sự của người phụ nữ. Bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến
cách tách long nhãn. Người làm cần tỉ mẩn, khéo léo dùng con dao nhọn như
dao bổ cau ngày xưa tách long nhãn sao cho cùi nhãn không bị rách, nát. Như
thế nó mới có thể ơm trọn lấy hạt sen, để hạt sen nằm e ấp trong cùi nhãn,
quyện hương vào nhau.

15


CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VỀ SẢN PHẨM THƠNG TIN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
3.1 Nhận xét
3.1.1 Ưu điểm
Thư viện tỉnh có khối lượng tài liệu khá lớn, có nhiều sản phẩm và dịch
vụ thơng tin đáp ứng nhu cầu tin của mọi đối tượng bạn đọc đến thư viện.
“Thư mục tồn văn về di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến” là một trong những
sản phẩm thơng tin văn hóa nghệ thuật có giá trị, được biên soạn một cách
cơng phu.
- Thư mục có kết cấu hợp lý thuận lợi cho bạn đọc tra tìm thơng tin một
cách dễ dàng.
- Nội dung của thư mục đã phản ánh được hầu hết các khía cạnh về di
tích lịch sử, văn hóa của mảnh đất Phố Hiến xưa được sưu tầm trên sách, báo
– tạp chí địa phương và cả Trung ương.
3.1.2 Nhược điểm
Mặc dù các sản phẩm thông tin của Thư viện khá phong phú đa dạng và
có giá trị thơng tin cao như “Thư mục tồn văn về di tích lịch sử văn hóa Phố

Hiến”, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được bạn đọc đến Thư viện. Nhiều bạn đọc
chưa biết tới các sản phẩm của Thư viện.
3.2 Giải pháp
Thư mục là một sản phẩm thông tin, thư viện mà phần chính là tập hợp
các biểu ghi thư mục được sắp xếp theo một trật tự xác định phản ánh các tài
liệu có chung một/một số dấu hiệu về nội dung và/hoặc hình thức.
- Nâng cao chất lượng và tăng cường nguồn lực thông tin của trung tâm.

16


- Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo lập,
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện.
- Xây dựng kế hoạch marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện.

17



×