Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở Phường Trưng Nhị Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.7 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................3
1. Lời giới thiệu về đề tài........................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu..........................................................................4
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..........................................5
6 .Kết cấu đề tài.......................................................................................5
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA, SỰ CÀN THIẾT,
CƠ SỞPHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ.......................................6
VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CƠ SỞ.......................................................6
1.1.Khái quát chung về văn hóa..............................................................6
1.1.1.khái niệm văn hóa..........................................................................6
1.1.2.Chức năng của văn hóa..................................................................6
1.1.3.Vai trò của văn hóa........................................................................6
1.2.Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhà nước quản lý và xây dựng văn
hóa cơ sở................................................................................................................7
1.2.1.Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với văn hóa........................7
1.2.2.Cơ sở pháp lý của nhà nước về quản lý và xây dựng văn hóa cơ
sở...........................................................................................................................8
1.3.Tổng quan về ủy ban nhân dân phường Trưng nhị - Thị xã Phúc
yên.........................................................................................................................8
1.3.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường Trưng nhị.....8
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Trưng
nhị........................................................................................................................16
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Văn hóa Ủy ban nhân dân Phường
Trưng Nhị............................................................................................................17
1



2.1. Thực trạng văn hóa cơ sở đánh giá chung......................................19
2.2. Công tác xây dựng đời sống văn hóa của Phường Trưng Nhị.......23
2.2.1.Tình hình thực hiện......................................................................23
2.3. Đánh giá công tác xây dựng đời sống văn hóa của ủy ban nhân dân
phường Trưng Nhị...............................................................................................30
2.3.1.Ưu điểm........................................................................................30
2.3.2.Hạn chế.........................................................................................31
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ.............32
3.1. Mục tiêu.........................................................................................32
Các giải pháp cụ thể..............................................................................32
KẾT LUẬN..............................................................................................34

2


MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu về đề tài
Văn hoá luôn là một đề tài nhạy cảm, tế nhị và vô cùng quan trọng. Công
tác quản lý văn hoá là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản
lý hành chính nhà nước, công tác này được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc, cụ thể là đã có những
văn bản pháp quy quy định đầy đủ, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý văn hoá. Như nghị định 11/2006/NĐ – CP
ngày 18/012006 của chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá và
kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng… Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm
quan trọng của công tác chuyên môn này. Nói như vậy vì tầm ảnh hưởng của
văn hoá là rất lớn trong đời sống của cộng đồng dân cư của một khu vực dân cư,
một quốc gia, một dân tộc, một vùng dân cư nó là một thói quen một tập quán,
một cách thức của người dân truyền lại từ thế hệ trước hay đó là văn minh, là

nếp sinh hoạt vừa mới được hình thành của cộng đồng dân cư phù hợp với điều
kiện sống sinh hoạt phát triển kinh tế của họ. Vì vậy qua đó có thể nói tầm quan
trọng của văn hoá trong đời sống chính trị và quản lý đất nước cần hiểu về văn
hoá thì mới quản lý tốt. Đó là chìa khoá của quản lý cũng như tranh thủ sự ủng
hộ của mọi người bắt đầu từ văn hoá. Không chỉ có chính trị mới cần tìm hiểu
văn hoá mà ngay cả các doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu văn hoá của nước
mình đầu tư và xuất khẩu biết được đặc điểm văn hoá thì sẽ biết thị hiếu thói
quen phong tục mà nơi mình quan tâm và có sự cân nhắc để có quyết định thích
hợp, văn hoá còn là món ăn tinh thần của mọi người dân sau những giờ làm việc
vất vả, con người cần vui chơi giải trí để tái tạo sức lao động.
Phường Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên có bề dày truyền thống lịch sử, văn
hoá và cách mạng. Để phát huy những giá trị văn hoá của vùng đất này chính
quyền các cấp đã có những chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hoá đặc sắc, riêng có của địa phương.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của văn hoá như vậy, Trong quá trình thực
3


tập tại UBND phường, được về ban văn hoá thông tin của quý phường làm việc
tôi có thời gian tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của phường nói chung và của
ban văn hoá nói riêng tôi nhận thấy việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là
rất quan trọng do đó tôi đã chọn đề tài “ Công tác xây dựng đời sống văn hoá
ở Phường Trưng Nhị - Thị xã Phúc Yên” làm báo cáo thực tập của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được Đảng, Nhà Nước và
nhân dân ta đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua công tác này được rất nhiều
người quan tâm, tiêu biểu như các bài viết của các nhà nghiên cứu, những người
có uy tín trong lĩnh vực văn hoá như bài viết “ tổ chức và quản lý các hoạt động
văn hoá cơ sở hiện nay” của Ông Nguyễn Đạo Toàn – cục trưởng cụ văn hoá cơ
sở, các bài viết trên trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí văn hoá nghệ

thuật, tạp chí xây dựng đời sống văn hoá…
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở - cụ thể là công tác xây dựng đời sống văn hoá ở phường Trưng
Nhị - Thị xã Phúc Yên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hoá và công tác xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đưa ra thực trạng công tác xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở của UBND phường Trưng Nhị, tìm ra ưu nhược điểm và
các vấn đề cần giải quyết.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta, là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được Đảng và Nhà nước xác
định trên địa bàn rộng lớn và từ lâu tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài tôi chỉ giới hạn trong địa bàn phường Trưng nhị và khoảng thời gian năm
2013.
4


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận: báo cáo dựa trên cơ sở lý luận quan điểm của Đảng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa
Phương pháp nghiên cứu: báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương
pháp phân tích thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phương pháp xã hội học.
6 .Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo bản báo cáo
thực tập này gồm các phần:

Chương I: Khái quát chung về văn hóa, sự cần thiết, cơ sở pháp lý của
nhà nước về quản lý và xây dựng văn hóa cơ sở
Tổng quan về ủy ban nhân dân phường Trưng Nhị - Thị xã phúc yện
Chương II:
Thực trạng văn hóa cơ sở công tác xây dựng văn hóa cơ sở của ủy ban
nhân dân phường Trưng nhị.
Chương III: những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả
quản lý và công tác xây dựng văn hóa cơ sở trên địa bàn phường Trưng nhị.

5


Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA, SỰ CÀN THIẾT,
CƠ SỞPHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ
VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CƠ SỞ
1.1.Khái quát chung về văn hóa.
1.1.1.khái niệm văn hóa.
Văn hóa là tất cả những gì con người sản xuất ra, công cụ thiết chế hoạt
động, các quan niệm tín ngưỡng. đó là những sản phẩm do con người tạo ra và
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.1.2.Chức năng của văn hóa.
a. Chức năng giáo dục: xây dựng con người theo mẫu mực nhất định phù
hợp với tình hình và điều kiện sống hiện tại giúp con người theo một khuôn
phép chuẩn mực nhất định.
b. Chức năng nhận thức: chức năng này giúp phân biệt giữa con người và
con vật, trang bị cho con người những tri thức cần thiết để làm chủ thiên nhiên,
làm chủ xã hội và bản thân.
c. Chức năng thẩm mỹ: là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái
đẹp như lĩnh vực văn học nghệ thuật sáng tác thơ văn
d. Chức năng giải trí: là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm văn hóa

của con người.
1.1.3.Vai trò của văn hóa.
Văn hóa đóng vai trò là động lực trong phát triển kinh tế xã hội về mọi mặt
trong đời sống kinh tế - xã hội làm cho nó trở nên hoàn thiện hơn, văn minh hơn
trên nền tảng của cái đã có đồng thời phát triển thêm những cái mới văn hóa có
vai trò điều tiết và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng hoàn thiện.
Văn hóa là giá trị tinh thần giúp con người vượt qua mọi mệt mỏi căng
thẳng của cuộc sống thường ngày, tái tạo sức lao động.


Nâng cao chất lượng con người thay cho tư duy.



Tính đồng bộ về kinh tế và văn hóa.
6




Tiềm năng trí tuệ của con người trong phát triển văn hóa.

Động lực phát triển kinh tế và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược văn hóa là
yếu tố đồng hành chỉ dẫn chất lượng sống trong các quan hệ của con người với
thực tại.
Văn hóa xã hội phát triển nhân tố con người, tạo ra nhiều hơn những con
người sáng tạo năng động góp phần phát triển kinh tế, định hướng phát triển
theo cái đúng cái đẹp, cái tốt, khắc phục khuyết tật của thị trường.
1.2.Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhà nước quản lý và xây dựng văn
hóa cơ sở

1.2.1.Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với văn hóa.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta
quản lý về văn hóa đã đưa ra những quan điểm về sự cần thiết phải có sự quản lý
của nhà nước về văn hóa
Xuất phát từ mối quan hệ 3 chân vững chắc gồm: Văn hóa – Kinh tế Chính trị. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, kinh tế phát triển đi đôi với phát
triển về văn hóa và đổi mới cải cách chính trị mới tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế phát triển ngang tầm với các nước bạn bè. Ngược lại sự không phù hợp
sẽn kéo lùi sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam với Thế giới.
Đảm bảo tính dân chủ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa với mọi
người dân. Thực hiện đúng Cương lĩnh chính trị của Đảng, dân chủ về mọi mặt
của đời sống.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chỉ
hòa nhập chứ không hòa tan. Kế thừa phát triển các giá trị văn hóa dân tộc gắn
liền với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, tiếp thu văn hóa nhân loại
làm đẹp văn hóa dân tộc nâng cao tính chiến đấu của văn hóa , phát triển văn
hóa tốt đẹp, nhân tố mới, những giá trị cao đẹp phê phán lên án cái xấu, cái ác,
độc hại.
Đảng lãnh đạo trong đội ngũ trí thức và vai trò quan trọng, coi đây là sự
nghiệp của toàn dân.
7


1.2.2.Cơ sở pháp lý của nhà nước về quản lý và xây dựng văn hóa cơ sở.


Hiến pháp năm 1992



Luật số 32/2009/QH12 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật di


sản văn hóa.


NĐ 55/2010/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định

142/2004 ngày 08/07/2004 của chính phủ về quy định xử phạt hành chính vè
bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện.


NĐ 56/2010/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định

107/2007 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật cư trú.


NĐ 71/2009/NĐ – CP ngày 28/08/2009 nghị định về tổ chức và

hoạt động của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch.


Luật thi đua khen thưởng ngày 02/12/2008, luật thi đua khen

thưởng sửa đổi và bổ sung năm 2005.
Trên đây là một số văn bản pháp luật điều chỉnh trong một số lĩnh vực
thuộc văn hóa, ngoài ra còn nhiều văn bản luật khác.
1.3.Tổng quan về ủy ban nhân dân phường Trưng nhị - Thị xã Phúc
yên.
1.3.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường Trưng nhị.
1.3.1.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội.

Phường Trưng nhị được tách từ thị trấn Phúc yên cũ theo nghị định số
153/2003/NĐ – CP của chính phủ ngày 09/12/2003 chính thức đi vào hoạt động
từ 01/01/2004. Từ một phường cơ bản là nông nghiệp với số hộ là 1.370, dân số
khoảng 7.000 khẩu ( trong đó hộ nông nghiệp là 293 hộ ) với diện tích gieo
trồng 115 ha đất 2 vụ lúa.
Cơ sở hạ tầng khi mới thành lập đều thiếu thốn ( điện – đường – trường –
trạm ) hầu như từ con số không. Nguồn thu của địa phương chủ yếu là thuế
chuyển đổi sử dụng đất và thuế nhà đất, thu không đủ chi, mọi chi phí đều trông
chờ vào ngân sách nhà nước.
8


Bên cạnh khó khăn trên phường cũng có những thuận lợi cơ bản với sự
thuận tiện về địa lý, mặc dù là phường thuần nông xong diện tích đất đai nhiều
so với một số phường bạn, vị trí cạnh Ga, cạnh chợ Phúc Yên nên có điều kiện
phát triển tốt hơn về dịch vụ
Hệ thống giáo dục trên địa bàn phường có nhiều trường cấp tỉnh, cấp thị xã
như trường Công nghiệp 3, trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh phúc, trường cấp 2
Hai Bà Trưng.
Nguồn lao động dồi dào và cơ bản là cần cù chịu khó. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, có sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong toàn phường với truyền
thống tinh thần yêu nước khắc phục mọi khó khăn nỗ lực phấn đấu trên mặt trận
sản xuất, nhất là việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mặc dù trong 10 năm qua diện
tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp hơn 20 ha để cho phát triển đô thị, xong sản
lượng lương thực luôn đạt năng suất cao, thêm vào đó 250 hộ trong hộ nông
nghiệp đã có hướng xây nhà trọ cho sinh viên thuê, mở thêm cửa hàng, cửa hiệu,
bán hàng tạp hóa tăng thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình.
Tốc độ phát triển kinh tế cao – chính trị ổn định, An ninh quốc phòng được
giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, khối đại đoàn kết toàn dân được
củng cố và mở rộng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của

Phường

9


1.3.1.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường Trưng nhị.
a.Nhiệm vụ chung của ủy ban nhân dân
Điều 111
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ
chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo
Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và
báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy
định của pháp luật;
5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Điều 112.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ
công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
10


khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi;
2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,
bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão
lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo
vệ rừng tại địa phương;
3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật;
4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
Điều 113
Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo
phân cấp;
2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp

luật;
4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.

Điều 114
11


Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện
các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;
tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở
địa phương.
Điều 115
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp

luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn
12


luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
Điều 116
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 117
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;
3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử

lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 118
Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật này và thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc
bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ
13


gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và
cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường
theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân
cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật
theo quy định của pháp luật;
4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường;
lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có
giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
b.

Nhiệm vụ của ủy ban phường trưng nhị:

Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ủy ban nhân
dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn

bản đó.
Uỷ ban nhân dân phối hợp với các ban ngành chuẩn bị nội dung các kỳ họp
hội đồng nhân dân, xây dựng đề án trình hội đồng nhân dân xét và quyết định.
Quy định chung:
Điều 1: UBND phường trưng nhị là cơ quan chấp hành theo Nghị quyết của
HĐND, nghị quyết của Đảng ủy phường và cấp trên, chịu sự lãnh đạo trực tiếp
toàn diện của Đảng ủy phường Trưng nhị.
UBND phường Trưng nhị thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo
luật HĐND – UBND, theo nghị định 107/2004/NĐ – CP ngày 01/04/2004 của
chính phủ. Theo hướng dẫn số 963/HĐ-UB ngày 04/05/2004 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc.
UBND phường Trưng nhị làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy sức mạnh tập thể đồng thời đề cao sức mạnh cá nhân trong việc điều hành
14


giải quyết các công việc cụ thể thuộc lĩnh vực mình phụ trách, chịu trách nhiệm
trước Đảng ủy – HĐND – UBND cùng cấp và cấp trên.
Điều 2: Mỗi thành viên ủy ban, mỗi cán bộ nhân viên ủy ban trong định
biên hoặc trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của
mình được phân công trước HĐND – UBND, Đ/c chủ tịch UBND phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của UBND trước HĐND – UBND cùng cấp và
cấp trên.
Điều 3: UBND phường làm việc theo kế hoạch tuần, tháng, quý, năm
Các thành viên ủy ban, các ban ngành lập kế hoạch công tác tuần, tháng,
quý, năm thông qua UBND phường quyết định.
- Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban và kế hoạch công tác của từng thành
viên ủy ban, các ban ngành hàng tuần, tháng, quý, năm. Văn phòng ủy ban ra
thông báo và hướng dẫn các ban ngành, khu phố tổ chức thực hiện.
Điều 4: trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tất cả các thành viên ủy

ban, các ban ngành phải tuân thủ theo nội quy làm việc theo chức năng và quyền
hạn của mình được giao. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kế
hoạch đề ra. Làm việc phải có kiểm tra, kiểm tra phải có kết luận và báo cáo với
người có thẩm quyền, đồng thời đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện.

15


1.3.2. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Trưng nhị.
1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức.

CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

PHỤ TRÁCH KINH TẾ -

PHỤ TRÁCH VĂN HÓA

ĐÔ THỊ

– XÃ HỘI

XÂY

MÔI


QUY

VĂN

VĂN

CHÍNH

DỰNG

TRƯỜNG

TẮC

PHÒNG

HÓA

QUÂN

TÀI

SỰ

CHÍNH

ĐỊA

TB -XH



PHÁP

THUẾ

ĐOÀN THỂ, HỘI ĐẶC THÙ
HỘI PHỤ NỮ

CHỮ THẬP ĐỎ

MẶT TRẬN TỔ

CỰU CHIẾN

QUỐC

BINH

DA CAM

KHUYẾT TẬT

16

NÔNG DÂN

KHUYẾN HỌC


1.3.2.2.Nguyên tắc hoạt động:

1.

Ủy ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,

phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng
tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được
giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban
nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công, phụ
trách.
2.

Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự

lãnh đạo của Đảng ủy, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân phường với
UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân phường trong quá trình triển khai
thực hiện mọi nhiệm vụ.
3.

Giải quyết các công việc của tổ chức và công dân theo đúng pháp luật,

đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp
thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình,
kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân phường.
4.

Cán bộ, công chức cấp phường phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý

kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước
đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ngày càng chính quy, hiện đại, vì
mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Văn hóa Ủy ban nhân dân Phường
Trưng Nhị
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể
thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo
dục theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao,
du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
17


b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương;
c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,
tổng hợp, báo cáo vềsố lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách
lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các
chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và ngườicó công; quản lý nghĩa
trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ
xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo
dục tại địa bàn cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

18


Chương 2: MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TRÊN CẢ NƯỚC.
2.1. Thực trạng văn hóa cơ sở đánh giá chung.
Văn hóa là bao gồm rất nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau, nhưng nếu
nói về văn hóa thì thực trạng văn hóa cơ sở là cái đáng nói, đó là vấn đề nổi cộm
hiện nay trong xã hội, hội nhập nền kinh tế thế giới.
Ưu điểm của văn hóa trong thời kỳ hiện nay
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đến nay đã trở nên rất quen thuộc
đối với người dân ở mọi miền đất nước, nhưng nó cũng là mối quan tâm hàng
đầu của những người làm công tác văn hóa nói chung, nhất là cán bộ văn hóa
các địa phương đặc biệt là cấp huyện và cơ sở xã phường.
Trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ ra rằng: phải
đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở, bảo
đảm mỗi nhà máy, công trường, nông thôn, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công
an nhân dân, mỗi cơ quan trường, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã phường, hợp tác
xã đều có đời sống văn hóa. Quán triệt tinh thần trên của bộ văn hóa thông tin
khi đó đã chủ trương phát động trong cả nước phong trào mạnh mẽ xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở ( 1981 – 1985 )có những nội dung, chỉ tiêu rõ ràng với 6
mặt công tác chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ của Bộ được xác định là:
thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, đọc sách báo thư viện, nếp sống văn
hóa, giáo dục truyền thống, hoạt động nhà văn hóa – câu lạc bộ.
Cả nước cũng được chia thành các cụm tỉnh, thành thuộc từng khu vực có
hoàn cảnh địa lý tương đồng để thi đua với nhau, tự đánh giá kết quả, tiến hành
kiểm tra chéo, bình chọn đơn vị dẫn đầu đề nghị Bộ trao cờ thưởng luân lưu hàng
năm.
Quan niệm về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở xác định phải chú trọng
cả 3 lĩnh vực là xây dựng phong trào, xây dựng bộ máy và xây dựng thiết chế
văn hóa.
Càng về sau khi cơ chế quản lý theo lối hành chính, bao cấp cũ dần bị phá
19



vỡ, từ thực tiễn nảy sinh vấn đề tự chủ về kinh tế, đặc biệt là ở nông thôn. Vấn
đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như hoạt động văn hóa nói chung
cũng như hoạt động văn hóa nói chung cần phải thực hiện theo hướng xã hội
hóa, ở nhiều địa phương đã thực hiện với cách gọi là nhà nước và nhân dân cùng
làm.
Xác định là công tác rất quan trọng nên ngay từ đầu bộ văn hóa – thông tin
( nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch ) đã thành lập một bộ phận thường
trực (kiêm nhiệm) giúp việc cho lãnh đạo Bộ công tác xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở và do đích thân Bộ trưởng chỉ đạo, khi công tác này đã đi vào nền
nếp và ngày càng thấy đây là công tác lâu dài nên cơ quan thường trực này được
giao hẳn về cục văn hóa thông tin cơ sở, kiêm nhiệm cả trách nhiệm văn phòng
thường trực Ban chỉ đạo Trung Ương phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa và hiện nay là Cục văn hóa cơ sở.
Có thể nói từ khi có phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hệ
thống thiết chế văn hóa thông tin ở cơ sở từng bước được phát triển hoàn thiện,
trước đây các thiết chế này ở mỗi địa phương chỉ đếm được trên đầu ngón tay,
theo thống kê của Bộ Văn hóa Thông tin đến năm 1999 ( năm cuối thế kỷ XX )
đã có 833 thiết chế văn hóa thông tin cở sở trong đó có 76 trung tâm văn hóa
thông tin, Nhà Văn hóa ( hoặc thể thao )cấp quận, huyện; 597 đài thông tin lưu
động các cấp và 19.535 đội văn nghệ quần chúng các loại. Nhờ có các cơ sở vật
chất và phương tiện chuyên dùng được tạo dựng trong thời gian đó đã góp phần
quyết định tới việc nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân ở khắp mọi miền tổ
quốc.
Hàng loạt các văn bản quản lý nhà nước đã lần lượt ra đời, từ quy chế,
thông tư, đến chỉ thị, nghị định, pháp lệnh…liên quan đến lĩnh vực văn hóa
thông tin cơ sở đã tạo hành lang pháp lý cần có cho hoạt động văn hóa thông tin
ở cơ sở, đảm bảo cho các hoạt động phong phú, đa dạng này được quản lý, đúng
hướng góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đội ngũ cán bộ văn
hóa thông tin cơ sở đã hình thành và phát triển lên rất nhiều, cán bộ các cấp

20


được đào tạo, có chức danh tiêu chuẩn, có chế độ chính sách để thực thi nhiệm
vụ mà trước đó chưa hề có.
Các hoạt động bề nổi như liên hoan thông tin lưu động, hội diễn văn nghệ
quần chúng, lễ hội hoặc tổ chứ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở địa phương
hay vùng miền nở rộ, ngày càng sâu đậm bản sắc dân tộc với những khai thác,
chọn lọc sáng tạo, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập của thời kỳ đổi mới của
đất nước và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Đỉnh ca của hoạt động này có thể kể đến lễ hội Đền Hùng – giỗ Tổ Hùng Vương
( Phú Thọ). Sau gần 20 năm nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn mới được hoàn
thiện như hiện nay với tất cả các quy trình, lễ thức cần có một lễ hội cấp Quốc
gia.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đến nay đã trải qua hơn 30
năm, như vậy là đã vắt qua 2 thế kỷ, từ những thập niên của cuối thế kỷ 20, thập
niên đầu thế kỷ này. Đó là một hành trình phấn đấu bề bỉ, liên tục và bao thăng
trầm, biến đổi nhưng rất phấn khởi, tự hào với nhiều thành tựu, cùng với những
ưu điểm và nhược điểm khó tránh khỏi, một trong những cái được cái đáng kể,
cũng là tâm đắc nhất của cán bộ làm văn hóa cơ sở là xây dựng Làng văn hóa,
phong trào này thực sự phát triển từ cơ sở lên, đi từ không đến có bởi lúc đầu là
tự phát, làm chui ở một số địa phương, chủ yếu ở một số tỉnh khu vực đồng bằng
bắc bộ như Nam Định, Hà Tây, Bắc Ninh…
Sau hội nghị đổi mới công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở khu vực
đồng bằng và trung du bắc bộ họp tại Bắc Giang năm 1991 rồi sau đó họp tại
Thái Bình năm 1992 cuộc vận động xây dựng làng văn hóa chính thức được Bộ
Văn hóa – Thông tin phát động, từ 20 làng văn hóa được ghi nhận ban đầu năm
1991qua thời gian phong trào đã phát triển cả nước với những tên gọi khác nhau
là ấp văn hóa, bản văn hóa, thôn văn hóa…rồi ở đô thị cũng có khu phố văn hóa,
tổ dân phố văn hóa, như chúng ta đã thấy ở khắp mọi miền từ Bắc chí Nam.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa thông tin đầu năm 2009, cả nước đã có 53.321
làng ( ấp, bản, khu phố ) văn hóa. Có 45.220 cơ quan, đơn vị văn hóa;
21


13.442.100 gia đình văn hóa. Đó là một trong những kết quả của quá trình xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thời gian qua.
Điều đánh lưu ý ở đây là phong trào làng văn hóa khởi phát từ nông thôn,
đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người nông dân chiếm 80% dân số cả nước,
phục vụ có hiệu quả cho mặt trận nông nghiệp từ đói kém đã trở thành nước xuất
khẩu gạo thứ 3 trên thế giới. Xây dựng Làng văn hóa hỗ trợ đắc lực cho việc xây
dựng Gia đình văn hóa vốn ra đời từ lâu trước đó, cả 2 việc xây dựng làng văn
hóa và gia đình văn hóa có tác động tích cực lẫn nhau tạo nên một môi trường
văn hóa lành mạnh cần thiết ở 2 cơ sở được coi là tế bào của xã hội.
Xây dựng làng văn hóa có tác dụng quy tụ các hoạt động khác, các phong
trào khác ở cộng đồng có tính chất hạt nhân này, đáp ứng tinh thần văn hóa vừa
là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội như kết luận của hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa IX về tiếp tục xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhược điểm của văn hóa cơ sở trong thời kỳ hội nhập hiện nay
Tập trung vào những vấn đền đô thị hóa nông thôn – số người nhập cư quá
đông, mục đích và phương tiện sử dụng cây xanh giữa đô thị và nông thôn, hiện
trạng xây dựng quy hoạch ở nước ta, lối kiến trúc không gian sống thay đổi. đời
sống của người dân khó khăn về mặt sinh hoạt hàng ngày.
Văn hóa làng xã là một thành tố trong văn hóa truyền thống Việt Nam bên
cạnh những thành tố khác như văn hóa biển, văn hóa cung đình, văn hóa tây
nguyên…văn hóa làng xã là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam,
một chế độ thống nhất trong cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con
người trong khung cảnh làng xã ở nông thôn, trong làng xã có đủ sĩ – nông –
công – thương, có đình, có chùa, có trường học. từ đó mà văn hóa làng xã có

tính đa dạng cao, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất
đến tinh thần chủ yếu xuất phát từ làng, xã.
Văn hóa làng xã mang bản sắc của lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi
của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của
22


cộng đồng, văn hóa làng xã được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã
được chuẩn mực hóa từ lâu, được thể hiện bởi một nền văn hóa dân gian phong
phú, cuộc sống lễ hội sống động. về cảnh quan vật chất, văn hóa làng xã thể hiện
bằng cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, hàng tre lả lướt,
tiếng sáo diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình chùa.
Sự chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị làm cho đất nông nghiệp
trở thành một thứ hàng hóa, những mảnh ruộng để sản xuất, là hương hỏa trước
đây trở thành một thứ của cải có giá trị to lớn của gia đình, tình cảm gia đình bị
lung lay nặng nề qua các cuộc tranh chấp đất đai, là dấu ấn sâu sắc của chuyển
động đô thị hóa lên trên nếp sống văn hóa truyền thống, một nếp sống vốn được
xây dựng trên nền tảng cơ bản là gia đình gia tộc. tác động ngày càng mạnh ở
những gia đình có gia phong lỏng lẻo, không biết giữ gìn sự đoàn kết của gia
đình gia tộc.
Sự chuyển đổi giá trị đất cũng ảnh hưởng đến một số làng nghề thủ công
truyền thống mà tiêu biểu là nghề trồng hoa, nghề trồng thuốc lá, nghề đan
chiếu…
2.2. Công tác xây dựng đời sống văn hóa của Phường Trưng Nhị
2.2.1.Tình hình thực hiện.
Thực chất của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là thực hiện các hoạt động
trên nhiều khía cạnh của văn hóa, giúp văn hóa cơ sở hoàn thiện phù hợp với đời
sống văn minh hiện nay, lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp mang đậm bản sắc của người Việt Nam.
Hoạt động tuyên truyền cổ động thông tin kịp thời đường lối chính sách

của Đảng trong từng thời kỳ khác nhau, tuyên truyền đường lối pháp luật cho
người dân hiểu về pháp luật, hành động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tạo
trật tự xã hội, tuyên truyền người dân rời xa tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, cờ
bạc, rượu chè và những trò mê tín dị đoan phản khoa học và mù quáng gây thiệt
hại cho bản thân. Đập tan âm mưu chống phá các thế lực thù địch chống phá
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Về công tác tuyên truyền: tuyên truyền cổ động
23


kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động phục
vụ Tết Nguyên đán. Biên soạn 04 bài phát thanh tuyên truyền cổ động kỷ niệm:
40 năm Ngày ký Hiệp định Paris (27/01/1973 – 27/01/2013); 45 năm cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2013); Mừng tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Quận/ huyện tuyên truyền cổ động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng
Sản Việt Nam, 45 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
và các hoạt động Chào đón Tết cổ truyền Ất mùi 2015.Tiếp tục tuyên truyền
phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, môi trường Tuyên truyền cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cổ
động trực quan: 100 pano, 100 banderole, 500 cờ các loại, 100 paner, 100 áp
phích, 60 lượt xe loa, các suất văn nghệ tuyên truyền. Nhìn chung, các hoạt động
Văn hóa, văn nghệ trong việc triển khai công tác tuyên truyền cổ động Mừng
Đảng - Mừng Xuân, chào đón Tết cổ truyền 2015 với nhiều hình thức phong
phú, phục vụ nhân dân vui Tết thành công, tốt đẹp. Biên tập 02 bài phát thanh
tuyên truyền cổ động kỷ niệm 197 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 –
5/5/2013), Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2013. truyên truyền “Phòng chống tác hại thuốc lá”. Thiết thực chào mừng
Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975 – 30/4/2015) và 129 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 –
1/5/2015) tập trung công tác tuyên truyền cổ động chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng
Vương

tập trung công tác tuyên truyền cổ động Ngày Báo chí Cách mạng Việt
Nam 21/6, tuyên truyền An toàn giao thông năm 2015, các hoạt động Hè năm
2015; Triển khai công tác tuyên truyền Ngày Gia Đình Việt Nam (28/6);Tiếp tục
tuyên truyền phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, môi trường, Tuyên
truyền cổ động kỷ niệm: Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7; Ngày thành lập Công
Đoàn Việt Nam 28/8; kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
(20/8/1888 – 20/8/2015), biên tập bài phát thanh “Chủ tịch Tôn Đức Thắng 24


Người cộng sản mẫu mực biểu tượng của đại đoàn kết”; kỷ niệm 70 năm Cách
mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2013) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2015). Biên tập 02 bài phát thanh:
tuyên truyền cổ động Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 4/10 ; tuyên
truyền “Tuần lễ hưởng ứng Học tập suốt đời ”. Sáng tác mẫu tranh cổ động
tuyên truyền cổ động các ngày lễ, kỷ niệm trong Quý III và IV năm 2015, tuyên
truyền kỷ niệm: Ngày toàn dân Phòng cháy chữa cháy 4/10; Ngày thành lập Hội
Nông dân Việt Nam 14/10; Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
20/10; Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam 15/10; Kỷ niệm
98 năm Ngày Cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1917 – 7/11/2015); Ngày thành
lập Quận đội Nhân dân Việt Nam 22/12; kỷ niệm 69 năm Ngày toàn quốc kháng
chiến (19/12/1946 – 19/12/2015)… Xây dựng kế hoạch tuyên truyền Ngày
Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Trong tháng
11/2015 tập trung tuyên truyền cổ động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2015); kỷ niệm 98 năm Ngày
cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/ 1917 – 7/11/2013); kỷ niệm 85 năm Ngày
thành lập mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015); kỷ
niệm 33 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2015); Kỷ niệm 75
năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2015). Biên tập 03 bài phát
thanh: tuyên truyền cổ động Thành phố Hồ Chí Minh tích cực hưởng ứng “Ngày
pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2015; tuyên truyền

cổ động phòng chống lụt bão năm 2015; tuyên truyền cổ động Ngày Thế giới
tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Xây dựng 02 Kế hoạch:
tuyên truyền, cổ động Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2015; Tuyên truyền cổ động vệ sinh, an toàn lao động phòng chống
cháy nổ năm 2015; kế hoạch – đề cương chi tiết Tập ảnh thông tin tuyên truyền
Quý I năm 2016.
Hoạt động câu lạc bộ: là hoạt động theo nhóm, sở thích, nghề nghiệp, giới
tính… hoạt động này mang tính tự nguyện và phụ thuộc vào thời gian rỗi của
25


×