ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS GÂY BỆNH
TAI XANH Ở LỢN, ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GPS VÀ
GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DỊCH TỄ, ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TAI XANH CHO LỢN
TẠI TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Thái nguyên 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS GÂY BỆNH
TAI XANH Ở LỢN, ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GPS VÀ
GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DỊCH TỄ, ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TAI XANH CHO LỢN
TẠI TUYÊN QUANG
Ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN QUANG
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Đề tài luận văn được thực hiện bằng kinh phí của đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu
sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn, ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây
dựng bản đồ dịch tễ, đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tai xanh cho lợn tại tỉnh
Tuyên Quang” do TS. Nguyễn Văn Quang làm chủ nhiệm.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu, triển khai thí nghiệm và viết luận
văn đã được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Hồng Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã nhận
được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học
Nông Lâm, khoa Chăn nuôi Thú y, Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang và Bộ môn Vi
trùng, Virus, Viện Thú y Quốc gia. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của bạn
bè, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn
Quang và cô giáo GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện thành công đề tài và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, khoa
Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện
đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn tới Bộ môn Vi trùng, Virus - Viện Thú y Quốc gia, Trung Tâm
Chẩn Đoán Thú y Trung Ương và Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, các anh chị tại cơ
sở thực tập đã sự hợp tác, giúp đỡ bố tôi trí thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu và thu
thập số liệu làm để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày
tháng
năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Vân
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn ..............................................3
1.1.1. Một số đặc điểm của virus PRRS ..........................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học PRRS ..................................................................................................9
1.1.3. Triệu chứng..........................................................................................................10
1.1.4. Bệnh tích ..............................................................................................................11
1.1.5. Chẩn đoán ............................................................................................................13
1.2. Vai trò của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, Pastaurella multocida và Streptoccus
sui trong hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn ...................................................15
1.2.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn ..............15
1.2.2. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi ở lợn do P. multocida gây ra ...........17
1.2.3. Vi khuẩn S. suis và bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn S. suis gây ra .................21
1.3. Những nghiên cứu về PRRS ...................................................................................24
1.3.1. Những nghiên cứu về PRRS trên thế giới ........................................................... 24
1.3.2. Những nghiên cứu về PRRS trong nước ............................................................. 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........29
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................. 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 29
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 29
2.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................29
2.2.1. Động vật thí nghiệm ............................................................................................ 29
2.2.2. Mẫu bệnh phẩm ...................................................................................................29
2.2.3. Các loại hoá chất, môi trường và nguyên vật liệu khác ......................................29
iv
2.2.4. Máy móc thiết bị ..................................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 30
2.3.1. Nghiên cứu sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại 4 huyện, thành của
tỉnh Tuyên Quang (TP. Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn và huyện
Chiêm Hóa)....................................................................................................................30
2.3.2. Ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành virus
PRRS ở tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 30
2.3.3. Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tai xanh cho lợn trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................31
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ........................................................31
2.4.2. Phương pháp xây dựng bản đồ dịch tễ ................................................................ 38
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................39
3.1. Nghiên cứu sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại 4 huyện, thành phố của
tỉnh Tuyên Quang ..........................................................................................................39
3.1.1. Xác định sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại 4 huyện, thành phố của
tỉnh Tuyên Quang ..........................................................................................................39
3.1.2. Xác định sự lưu hành virus gây bệnh Tai xanh ở lợn theo lứa tuổi. ...................40
3.1.3. Xác định sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh theo mùa vụ................................ 42
3.2. Ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành virus PRRS
ở tỉnh Tuyên Quang .......................................................................................................43
3.3. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả bệnh tai xanh trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang ..........................................................................................................45
3.3.1. Phân lập một số vi khuẩn thường gây viêm phổi kế phát trong bệnh tai xanh
(vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis) ở phổi và cuống họng của
lợn nuôi tại Tuyên Quang .............................................................................................. 45
3.3.2. Xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được ...........................................53
v
3.3.3. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được ...............................................................................58
3.3.4. Kết quả xác định độc lực các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được ...............................................................................62
3.3.4. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được ...........................................66
3.3.5. Kết quả sử dụng phác đồ cho lợn mắc bệnh viêm phổi tại Tuyên Quang ...........71
3.3.6. Đề xuất các biện pháp phòng bệnh tai xanh cho lợn tại Tuyên Quang ...............73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................74
1. Kết luận......................................................................................................................74
2. Đề nghị ......................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 76
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN: Acid Deoxyribonucleic
A. pleuropneumoniae: Actinobaccillus pleuroneumoniae
CAMP: Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson
CFU: Colony Forming Unit
CPS: Capsule polysaccharide
Cs: Cộng sự
DNT: Dermanecrotic toxin
ELISA: Enzyme - linked Immuno sorbant assay
NAD: Nicotinamide Adenine Dinucleotide
OMPs: Outer membrane proteins
PCR: Polymerase Chain Reaction
P. multocida: Pasteurella multocida
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
PRRSV: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
Sta. aureus: Staphylococcus aureus
S. suis: Streptococcus suis
TSA: Tryptic Soya Agar
TSB: Tryptone soya broth
VK: Vi khuẩn
VP: Voges Prokauer
YE: Yeast Extract
GPS: Global Poritioning System
GIS: Geographic Information System
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh ........... 37
Bảng 3.1. Xác định sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở tại 4 huyện, thành của tỉnh
Tuyên Quang........................................................................................................ 39
Bảng 3.2. Xác định sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn theo lứa tuổi................. 41
Bảng 3.3. Sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh theo mùa vụ ........................................... 42
Bảng 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis ở
mẫu bệnh phẩm lợn thu thập tại Tuyên Quang ............................................... 46
Bảng 3.5. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida .................... 48
Bảng 3.6. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida .................... 51
Bảng 3.7. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của chủng vi khuẩn A.
pleuroneumoniae phân lập được ....................................................................... 53
Bảng 3.8. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn
P. multocida phân lập được ............................................................................... 55
Bảng 3.9. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn
S. suis phân lập được........................................................................................... 57
Bảng 3.10. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn ....................................... 58
A. pleuropneumoniae phân lập được ................................................................ 58
Bảng 3.11. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn ....................................... 59
Bảng 3.12. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn ....................................... 61
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae
phân lập được .................................................................................................... 62
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida .................. 64
phân lập được ..................................................................................................... 64
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được .... 65
Bảng 3.16. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được .................................................. 67
Bảng 3.17. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi
khuẩn P. multocida phân lập được ................................................................. 69
Bảng 3.18. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được ............................................................................ 70
Bảng 3.19. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi ........ 72
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ chế sinh bệnh của virus PRRS .........................................................9
Hình 2.1: Các bước xây dựng bản đồ dịch tễ ................................................................ 38
Hình 3.1: Biểu đồ sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại 4 huyện, thành của tỉnh
Tuyên Quang .................................................................................................................39
Hình 3.2: Biểu đồ sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh tại Tuyên Quang theo lứa tuổi .......41
Hình 3.3: Biểu đồ sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh tại Tuyên Quang theo mùa vụ .......42
Hình 3.4: Bản đồ dịch tễ sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh tại PRRS tại Tuyên Quang..44
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis..........47
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida ...........49
Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S.
suis ở mẫu bệnh phẩm lợn dương tính và âm tính với PRRS .......................................52
Hình 3.8. Biểu đồ serotype của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ........59
Hình 3.9. Biểu đồ serotype của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ........60
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ serotype của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ........61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng có nhiều chuyển biến để theo kịp với những nước có nền
chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới. Những năm gần đây, ngành chăn
nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc về chất lượng con giống, chất lượng thịt và
năng xuất chăn nuôi. Song song với sự phát triển đó thì dịch bệnh trên gia súc ngày
càng phức tạp và là vấn đề nóng mà các nhà khoa học, cán bộ thú y và người chăn
nuôi quan tâm. Một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nhiều
cho chăn nuôi lợn là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine
Reproductive and Respiratory Sydrome - PRRS) hay bệnh tai xanh ở lợn. Bệnh làm
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở lợn nái, gây sảy thai hoặc đẻ non, lợn con
sơ sinh yếu, chết thai, thở khó, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, lợn thịt
giảm ăn, sút cân, lợn đực chất lượng tinh giảm… Từ năm 2007 - 2013, bệnh đã bùng
phát mạnh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Lần đầu tiên dịch lợn Tai xanh bùng phát
ở Hải Dương vào ngày 12/3/2007, sau đó dịch lây lan nhanh và rộng khắp các tỉnh
miền Bắc. Các năm tiếp theo dịch PRRS tiếp tục bùng phát ở hầu hết các tỉnh, thành
trong cả nước, trong đó có các tỉnh ven đồng bằng sông Hồng. Tuyên Quang là tỉnh
miền núi có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Tính đến tháng 4/2015, tỉnh Tuyên
Quang có tổng số 529 nghìn con lợn. Mặc dù tỉnh Tuyên Quang chưa có dịch bệnh tai
xanh xảy ra, song ở các tỉnh lân cận đã có dịch, vì vậy lợn nuôi tại Tuyên Quang vẫn
có nguy cơ nhiễm virus PRRS.
Điều nguy hiểm là khi dịch PRRS bùng phát và lây lan thì lợn dễ mắc bệnh và
chết do viêm phổi kế phát. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho thấy khi lợn mắc PRRS
thường gặp các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát trong đường hô hấp như Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis làm cho bệnh trầm trọng
với tình trạng bệnh lý nặng, và tỷ lệ lợn chết cao (Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn Thị
Lan, 2007 [22]; Bùi Quang Anh và cs, 2008 [2]; Cù Hữu Phú, 2011 [30]).
Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu để có biện pháp giám sát, phòng
chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn là việc làm rất cần thiết. Xuất phát
2
từ yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi lợn ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn, ứng dụng kỹ thuật GPS và
GIS xây dựng bản đồ dịch tễ, đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tai xanh cho lợn
tại tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
-Xác định sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại tỉnh Tuyên Quang.
-Ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh tai xanh.
-Xác định biện pháp phòng chống bệnh tai xanh cho lợn.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học
về sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn tại tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng
chống bệnh có hiệu quả.
* Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu, đề tài có những khuyến cáo có ý
nghĩa cho những hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các địa phương
khác về biện pháp phòng chống dịch bệnh tai xanh cho lợn.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn
Trong những năm gần đây, một trong những bệnh được nhắc đến nhiều là bệnh
tai xanh - hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS). Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào đầu những
năm 1980, sau đó bệnh xuất hiện ở Châu Âu, Châu Á. Bệnh được xác định là do một
loại virus thuộc họ Arteriviridae, có khả năng xâm nhiễm vào đại thực bào và mô bào
(Bùi Quang Anh và Nguyễn Văn Long (2007) [2]. Thông thường thì đại thực bào sẽ
tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Song virus PRRS có
khả năng nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới
40%). Đại thực bào bị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm
tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn lợn vỗ
béo hoặc chuẩn bị giết thịt, ở chúng có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi, gây nhiều
thiệt hại cho người chăn nuôi. Khi mắc PRRS lợn nái thường có biểu hiện sốt, kém ăn,
thở khó, sảy thai. Bệnh ở lợn nái chửa kỳ cuối làm tăng số lượng con chết khi đẻ hoặc
vẹo chân, yếu và tử vong ở lợn con. Ở lợn nuôi thịt, triệu chứng hô hấp thường nặng,
thường kết hợp với các bệnh khác (Thành Thuận, 2002) [39]. Khi có ổ dịch cấp tính
xảy ra, tổng đàn bị giảm 5 - 20%, lợn nái đẻ giảm từ 1 - 3,8 lợn con/nái/năm, thiệt hại
khoảng 100 - 155 USD/nái/năm (Hoàng Văn Năm, 2002) [25]. Thể mãn tính của
PRRS làm cho lợn thịt chậm lớn, tăng chi phí thuốc để điều trị các bệnh kế phát.
1.1.1. Một số đặc điểm của virus PRRS
1.1.1.1. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do virus thuộc họ Arteriviridae,
giống Nidovirales. Virus PRRS có cấu trúc ARN mạch đơn, có đường kính 40 - 70
nm, có vỏ bọc, kích thước genome dài 14,5 kb mã hoá cho việc tái tạo virus (Jeong-Ki
Kim và cs, 2005) [57]. Chuỗi hệ gen đầy đủ của virus PRRS được xác lập vào năm
1993, nó có kích thước khoảng 15,1 đến 15,5 kb và chứa ít nhất 8 khoang đọc mở
(ORFs) để mã hóa 20 protein đã định sẵn của virus. Tuy nhiên chỉ có 3 khung ORFs
4
có ý nghĩa quan trọng trong định danh virus, đó là ORFs 7,6 và 5 quy định tổng hợp
các protein tương ứng: nucleocapsid (N) 15-kDa, matrix (M) 19-kDa và glycoproteins
envelope (protein GP5) 25-kDa. Đây là những protein cấu trúc quan trọng nhất, chúng
chiếm 90 - 95% lượng protein cấu trúc của virus (Kwang Soo Lyoo, 2015) [61].
Virus có 8 cấu trúc đọc mật mã (ORFs) đã được xác định chức năng. Đó là:
ORF 1a và 1b được báo trước để lập mã ARN polymerase bởi vì các yếu tố của chuỗi
được bảo quản trong ARN polymerase như của các ARN virus tương tự. ORF 2 đến 6
được báo trước để lập mã các protein kết hợp với màng của virus. ORF 7 được báo
trước để lập mã các protein vỏ nhân.
Trong các tế bào bị nhiễm virus PRRS, virus sinh ra 6 mARN. Tất cả 6 mARN
chứa trình tự sắp xếp chung nhận được từ đầu 5' của hệ ARN trong gen và tất cả chúng
đều có đuôi 3' polyA. Muelenberg kết luận rằng dựa trên chuỗi nucleotit, tổ chức hệ gen,
cách nhân lên của virus thì có thể xếp chúng vào nhóm virus động mạch (arterivirus) mới.
Trong đó ORF1a và ORF1b nằm ở đầu 5 'của gen và mã hóa các protein với
hoạt động enzyme nhân và polymerase. NSP9 là một ARN phụ thuộc vào giả định
ARN polymerase và đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép virus. ORFs 2-7 được
đặt tại các 3' của bộ gen và mã hóa các protein cấu trúc. ORF5 mã hóa các protein
GP5, một protein thụ thể ràng buộc mà là một kháng nguyên phong bì glycoprotein
chính. GP5 là mục tiêu của các phản ứng miễn dịch tế bào và rất quan trọng đối với
chức năng trung hòa virus như ORF7 mã hóa các protein nucleocapsid N nó quan
trọng cho việc lắp ráp và tháo gỡ của các virion (Longlong Zheng và cs, 2015) [62].
Protein N là một protein nhân capsit nhỏ (15 kDa) và có tính kiềm cao, điều này
có thể giúp nó tương tác dễ dàng hơn với bộ gen ARN. Protein N hiện diện ở mức độ
cao trong những tế bào bị nhiễm virus PRRS và chiếm từ 20 - 40% lượng protein của
phân tử virus. Hiện nay protein N được dùng như là một kháng nguyên để phát hiện
kháng thể trong huyết thanh của lợn.
Protein M có trọng lượng phân tử khoảng 18 kDa. Mặc dù chức năng của nó được
biết rất ít nhưng nó được xem như có vai trò trong sự kết hợp với thụ thể trên tế bào đích,
vì protein M kết hợp GP5 tạo phức hợp M-GP5 để kết hợp với thụ thể trên tế bào đích.
Kháng thể đơn dòng kháng protein N là chủ yếu, đồng thời cũng kháng
5
một số protein khác mà người ta chưa xác định được về mặt cấu trúc. Những
nghiên cứu của (Benfield, Nelson và cs 1999) [49] cho thấy các chủng virus Châu Âu
tương tự nhau về cấu trúc kháng nguyên nhưng chúng có những sai khác nhất định so
với chủng virus của Châu Mỹ. Tương tự, dòng virus Châu Mỹ cũng có sự tương đồng
nhau về cấu trúc kháng nguyên.
Các virus PRRS gây bệnh hiện nay tại một số nước tại Châu Á và một số
quốc gia ở Nam Mỹ, Úc, New Zealand, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã được xác
định là từ hai chủng virus trên.
Về mặt di truyền, khi phân tích gene của các dòng virus PRRS gây bệnh khác
nhau, người ta xác định được 2 dòng virus riêng biệt: dòng Châu Âu (Lelystad) và
dòng Châu Mỹ (VR-2332), hai dòng virus này không những khác biệt về đặc tính gây
bệnh mà khác nhau về mức độ nhất định về kiểu gene (Allende R và cs 1999) [47].
Qua phân tích gene và theo dõi sự thay đổi trình tự Nucleotit của các dòng PRRS,
người ta đã xác định rằng ở dòng Châu Mỹ, các ORFs 7 và 6 có tính ổn định rất cao,
chúng gần như không thay đổi trong suốt quá trình tiến hoá của dòng virus này. Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa dòng virus Châu Âu và Châu Mỹ ở 2 khung đọc mở này là rất
rõ, chẳng hạn sự tương đồng về trình tự axit amin của ORFs 7 giữa 2 dòng virus này
chỉ vào khoảng 57 - 59% và của ORFs 6 là 70 - 8%. Trong khi đó, khung đọc mở
ORFs 5 lại biến đổi nhiều giữa các chủng trong cùng 1 dòng Châu Mỹ và chỉ tương
đồng với dòng Châu Âu khoảng 51 - 59%. Sự tương đồng về trình tự axit amin quy
định do các khung đọc mở ORFs 2, 3 và 4 giữa các dòng Châu Mỹ và Châu Âu tương
ứng chỉ ở từ 63,58% và 68%. Phân tích trình tự cho thấy các virus đang tiến hoá do đột
biến ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen. Sự khác biệt về kiểu gene đương nhiên sẽ liên
quan đến sự khác biệt về kiểu hình và như vậy có thể dựa vào đặc điểm gene để chẩn
đoán dòng virus và ngược lại.
Nghiên cứu virus ở mức độ phân tử còn cho phép xác định được khả năng sản
xuất và sử dụng virus nhược độc để làm vaccine. Người ta đã ghi nhận nhiều trường
hợp hội chứng PRRS trở nên trầm trọng hơn sau khi đàn lợn được tiêm vaccine virus
PRRS nhược độc vì cấu trúc gene của virus nhược độc thay thế glycine bằng arginine
ở vị trí 151 của ORFs 5 sẽ hoàn nguyên rất nhanh bộ gene của chúng so với bộ gene
của virus nguyên thuỷ ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, và như thế độc lực
6
của chúng cũng được phục hồi (Thomas Blaha và cs 2005) [68].
Sự khác nhau về cấu trúc chuỗi nucleotide của virus thuộc hai chủng Châu Âu
và Bắc Mỹ là khoảng 40% (Han và cs, 2006) [55], do đó có ảnh hưởng đến đáp ứng
miễn dịch bảo hộ chéo giữa 2 chủng này.
Kết quả phân tích cấu trúc gien của virus PRRS gây bệnh tại Việt Nam cho
thấy, virus PRRS tại Việt Nam thuộc chủng Bắc Mỹ. Phân tích cấu trúc gen vùng
NSP2 của virus này phát hiện hai sự thiếu hụt không liên tiếp về amino acid tại các vị
trí 481 và từ 532 - 560. Tất cả các mẫu virus PRRS của Việt Nam đều có mức tương
đồng đồng chủng cao so với virus PRRS chủng độc lực cao của Trung Quốc (99 99,7%) (Văn Đăng Kỳ, 2013) [20].
Khi phân tích các kiểu gen của virus PRRS tại Thái Lan và khu vực Đông Nam
Á, kết quả cho thấy cả hai loại I và II đều lưu hành ở lợn tại Thái Lan và kiểu gen II
phổ biến hơn kiểu gen I. Còn các nước trong khu vực Đông Nam Á chỉ có loại II. Một
phân tích của tất cả các HP-PRRSV trong khu vực Đông Nam Á cho thấy bốn nhánh
riêng biệt - A (SX2009-like), B (09HEN1-like), JXA1-như và GXFCH08 giống - phản
ánh bốn nhánh khác nhau của những loại virus này là ở Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam (Jantafong và cs 2015 [56]).
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước từ năm 2009 đến nay đã nhận định
PRRSV tại Việt Nam hiện nay được xác định thuộc chủng Bắc Mỹ dòng Trung Quốc
(Nguyễn Văn Cảm và cs, 2011 [6]; Cao Văn Thật và cs, 2012 [36]; Lý Thị Liên Khai
và Võ Thị Cẩm Giàng, 2012 [19]).
1.1.1.2. Sức đề kháng
Cũng giống như những virus khác, virus PRRS có khả năng tồn tại lâu ở
môi trường có nhiệt độ thấp, đề kháng kém với nhiệt độ cao và các chất sát
trùng thông thường, môi trường có pH axit.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2013) [16], virus gây PRRS có thể tồn tại một
năm ở nhiệt độ lạnh từ -20 đến -70oC; trong điều kiện 4oC virus có thể sống một tháng.
Với nhiệt độ cao, cũng như các virus khác, PRRS có sức đề kháng kém: 37 oC chịu
được 48 giờ, 56oC bị chết sau một giờ. Với các chất sát trùng thông thường và môi
trường có pH axit, virus dễ dàng bị tiêu diệt. Dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt
7
trời hoặc tia tử ngoại virus nhanh chóng bị tiêu diệt.
1.1.1.3. Khả năng gây bệnh của virus
Người và các động vật khác không mắc PRRS, tuy nhiên trong các loài thuỷ
cầm có vịt trời (Mallard duck) là mẫn cảm. Virus có thể nhân lên ở loài động vật này
và đây chính là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện rộng nên rất khó khống chế (Albina
và cs, 1994) [46]. Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi, nhưng lợn con và lợn
nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Lợn rừng là động vật mang trùng và có thể coi
là nguồn dịch thiên nhiên (Tô Long Thành, 2007) [35].
Về độc lực, người ta thấy virus PRRS tồn tại dưới 2 dạng, đó là dạng cổ điển và
dạng biến thể độc lực cao. Dạng cổ điển có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh
thì tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn. Dạng biến thể độc lực cao gây nhiễm
bệnh cho lợn, lây lan nhanh, trầm trọng và chết nhiều (Kegong Tian, Yu, 2007) [58].
1.1.1.4. Đặc điểm nuôi cấy
Trong phòng thí nghiệm PRRS là virus có tính hướng tế bào cao cả ở invivo và
invitro. PRRS ưu tiên gây nhiễm vào dòng tế bào đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào
phế nang (PAM) của lợn. Bình thường đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus
xâm nhập vào cơ thể. Riêng đối với virus PRRS, virus có thể nhân lên trong đại thực
bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%).
Các dòng tế bào thường được chọn để nuôi cấy PRRS là dòng tế bào MA-104;
MARC-145; tế bào PAM hoặc dòng tế bào BHK-21 và CRFK,...
1.1.1.5. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong đại thực bào ở tiểu phế nang
và trong tế bào nội mô của hệ thống lưới võng nội. Tế bào biểu mô đường hô hấp trên
cũng là nơi thích hợp cho sự nhân lên của virus PRRS. Quá trình virus nhân lên và phá
hủy đại thực bào gây ra bệnh tích ở thành mạch, làm thủy thũng tế bào nội mô của tĩnh
mạch, giảm hàm lượng protein huyết tương đến các mô và tạo các cục huyết khối gây
nhiều hậu quả bệnh lý khác nhau. Những biểu hiện khác nhau của bệnh tuỳ thuộc vào
khả năng nhân lên hay phá hủy, tiểu phế nang, tế bào nội mô và tế bào lympho (Trần
Thanh Phong, 1996) [28].
Khi virus xâm nhập vào cơ thể làm suy giảm miễn dịch, mở đường cho những
8
vi sinh vật cơ hội như: Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Streptococcus
suis, A. pleuropneumoniae, Chlamydia psittaci, Leptospira interrogans, virus giả dại
virus cúm, Enterovirus, Parvovirus,…
Xác định một số vi khuẩn kế phát gây chết lợn trong vùng dịch PRRS ở huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên năm 2010 cho thấy lợn mắc PRRS thường kế phát bệnh do
các nhóm vi khuẩn đường hô hấp, đường ruột như A. pleuropneumoniae, P. multocida,
S. suis, Escherichia coli, Salmonella sp, Clostridium perfringens. Kết quả phân lập
được vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ lệ cao nhất 63,33% và thấp nhất là P.
multocida 10%. Các tác giả nhận định các nhóm vi khuẩn kế phát trên đã làm cho dịch
PRRS trầm trọng và phức tạp hơn Tiêu Quang An và Nguyễn Hữu Nam (2011) [1].
Trên nái mang thai, virus ở dạng tự do hay kết hợp với các tế bào bạch cầu, tế
bào đơn nhân trong dòng máu để đến cơ quan sinh sản. Cảm nhiễm có thể xảy ra ở bất
cứ giai đoạn nào của quá trình mang thai nhưng biểu hiện lâm sàng phụ thuộc phần lớn
vào giai đoạn nhiễm trùng của bào thai và độc lực của chủng virus gây bệnh. Nhiễm
trùng ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của kỳ mang thai không có hay chỉ có tác động
nhẹ so với cảm nhiễm ở giai đoạn sau. Cảm nhiễm xảy ra trong thời kỳ phôi thường có
mức độ biểu hiện bệnh rất thấp vì tế bào phôi chưa biệt hoá, không thích hợp cho sự
nhân lên của virus. Trong khi ở giai đoạn sau của kỳ có mang, nhau thai và mạch máu
nuôi thai rất phát triển, nhau thai trở thành bộ phận trao đổi chất cần thiết, đồng thời là
cầu nối truyền virus và kháng thể chống virus từ mẹ sang thai.
Nhiễm trùng giai đoạn này tạo ra nhiều vết bong tróc nhỏ trên tế bào biểu mô nhau
thai và bệnh tích hoại tử động mạch cuống rốn, từ đó làm cho bào thai bị thiếu dưỡng chất,
thiếu O2, gây sảy thai kỳ cuối, lợn con sinh ra yếu ớt, dị tật và tăng tỷ lệ thai chết khi sinh.
Nhiễm bệnh dai dẳng cũng là một đặc trưng của Arterivirus, sự tồn tại dai dẳng gây ra nhiễm
bệnh âm ỉ, virus hiện diện ở mức độ thấp trong cơ thể thú và giảm dần theo thời gian. Theo
Allende và cs. (2000) [48] vào ngày 150 sau gây nhiễm thực nghiệm không phân lập được
virus bằng nuôi cấy tế bào và không phát hiện được ARN của virus bằng phương pháp RT PCR.
Đối với bào thai virus được truyền từ mẹ sang tuyến ức của bào thai và trong huyết
thanh của bào thai gây đột biến điểm trong chuỗi ORF5 của lợn mẹ và bào thai Ladinig A và
cs (2014) [62].
9
Hình 1.1: Sơ đồ cơ chế sinh bệnh của virus PRRS
1.1.2. Dịch tễ học PRRS
1.1.2.1. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên loài lợn ở mọi lứa tuổi, cả lợn nhà lẫn lợn rừng được cho là loài
mắc bệnh duy nhất, bệnh không lây lan sang người.Tuy nhiên,vịt trời bài thải virus qua
phân khi gây nhiễm thực nghiệm với virus PRRS bằng nước uống, chứng tỏ vịt trời
cũng mẫn cảm với virus PRRS (theo Ausvetplan, 2004) [48].
1.1.2.2. Phương thức lây lan
* Lây lan trực tiếp:
Việc tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe bằng con đường hô hấp trên,
qua giao phối hoặc truyền qua bào thai là con đường truyền lây phổ biến. Ở lợn mẹ
mắc bệnh hoặc mang trùng, virus sẽ được truyền cho lợn con qua tử cung, cũng từ lợn
mẹ virus có thể lây nhiễm cho bào thai ở giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus được bài
thải qua nước bọt và sữa.
Lợn lớn bài thải virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn choai có
thể bài thải virus trong 1 - 2 tháng có khi đến 157 ngày (Theo Jeong - Ki Kim, 2005) [57].
* Lây lan gián tiếp:
10
Lợn có thể mắc bệnh qua chất bài tiết như dịch mũi, phân hoặc qua không khí
(có thể đi xa 3 km) ở môi trường xung quanh một cách hiệu quả đặc biệt khi ẩm độ
cao, nhiệt độ thấp và tốc độ gió mạnh (Thomas Blaha và cs 2005) [68].
Ngoài việc vận chuyển lợn bệnh vào đàn cảm nhiễm và lây lan qua không khí
thì ít có bằng chứng nói về cách truyền lây khác. Tuy nhiên, người ta còn thấy việc lây
lan trong đàn giống còn theo con đường truyền tinh dịch (thụ tinh nhân tạo). Ở những
lợn đực giống nhiễm bệnh, tinh dịch có thể gây bệnh cho đàn chưa có miễn dịch với
mức độ biểu hiện tuỳ thuộc vào kích cỡ đàn, mật độ nuôi và tình trạng vệ sinh. Như
vậy, lợn đực giống cũng là đối tượng truyền lây virus quan trọng trong đàn.
1.1.3. Triệu chứng
* Những biểu hiện triệu chứng thường gặp trên lợn nái
Lợn nái ở giai đoạn mang thai:
Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn biếng ăn từ 7 - 14 ngày, sốt 39 40oC, sảy thai thường vào giai đoạn cuối thai kỳ, tai chuyển màu xanh trong khoảng
thời gian ngắn, đẻ non, động đực giả (3 - 5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm
động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
Lợn nái ở giai đoạn đẻ và nuôi con:
Bỏ ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm
khoảng 2 - 3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ lợn con chết ngay sau khi
sinh (khoảng 30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh và duy trì trong vài giờ, những
trường hợp này được xem là cấp tính và kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ
non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối
trước khi sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ
chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
Các triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai gỗ hàng loạt,
đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng lên theo độ tuổi của
thai như thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5 tháng tỷ lệ chết là
93,75% (Phạm Ngọc Thạch, 2007) [33].
* Những biểu hiện triệu chứng thường gặp trên lợn con theo mẹ
Lợn con theo mẹ khi bị nhiễm bệnh thể trạng gầy yếu do không bú được, mắt
11
có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót,
tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy,..
* Những biểu hiện triệu chứng thường gặp trên lợn sau cai sữa và lợn thịt
Lợn con cai sữa và lợn thịt triệu chứng rõ nhất là chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ,..
tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép
với bệnh khác có thể thấy viêm phổi cấp tính, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy,
hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết trong đàn mắc có thể tới 15% (Phạm Sỹ
Lăng, Phan Đăng Kỳ, 2007) [21].
Theo Dietze và cs (2011) [51] khi lợn con bị nhiễm PRRS biểu hiện như bệnh
đường hô hấp và thường kế phát nhiễm trùng thứ phát với các vi khuẩn Pasteurella
multocida, Porcine Circovirus type 2 (PCV2), Mycoplasma hyopneumonia,
Streptococcus suis, Cholerasuis Salmonella, làm cho tỷ lệ tử vong cao từ 30 - 50%.
* Những biểu hiện triệu chứng thường gặp trên lợn đực giống:
Lợn đực giống biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, một số con có
hiện tượng tai xanh. Triệu chứng chủ yếu là viêm dịch hoàn, bìu dái thấy nóng đỏ,
(chiếm 95%), dịch hoàn có biểu hiện sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm tính hưng phấn
trong hoạt động giao phối (Lê Văn Năm, 2007 [25]). Lượng tinh dịch thường ít, chất
lượng tinh dịch kém, thể hiện: nồng độ tinh trùng (C) thường dưới 8 x 106; hoạt lực
của tinh trùng (A) dưới 0,6; sức kháng của tinh trùng (R) dưới 3000; tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình (K) tăng trên 10%; tỷ lệ sống của tinh trùng giảm xuống còn dưới 70% và độ
nhiễm khuẩn tăng cao trên 2 x 103. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục được khả năng
sinh sản (Nguyễn Văn Thanh, 2007 [34]).
1.1.4. Bệnh tích
1.1.4.1. Bệnh tích đại thể
Mức độ bệnh tích đại thể của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn phụ
thuộc nhiều vào độc lực của virus và quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh tích đặc trưng
của bệnh là viêm phổi hoại tử, các đám phổi bị đặc chắc ở các thuỳ phổi. Thuỳ phổi bị
bệnh thường có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc lại (nhục hoá). Trên bề mặt cắt ngang
của đám phổi bệnh thường lồi ra và khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá
mủ ở mặt dưới của thuỳ đỉnh. Về mặt tổ chức phôi thai học thường thấy dịch thẩm
12
xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào,
một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng
nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (pneumocyse) làm cho phế nang bị
nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang (Nguyễn Hữu Nam
và Nguyễn Thị Lan, 2007 [24]).
Viêm cơ tim rải rác, chủ yếu là bạch cầu đơn nhân tập trung quanh mạch máu
ngoại vi. Lợn mắc PRRS bệnh tích thường thấy như thận xuất huyết lấm tấm như đầu
đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu, amidan sưng hoặc sung huyết; gan sưng, tụ
huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết; loét van hồi manh tràng;
phổi tụ huyết, xuất huyết, cuống phổi chứa đầy dịch nhớt, sầu bọt (Bùi Quang Anh và
cs, 2008 [2]). Theo Nguyễn Tiến Dũng (2011) [9], bệnh tích đặc trưng nhất là viêm
phổi kẽ và viêm hạch lâm ba ở cả 2 dạng (PRRS dạng cổ điển và PRRS dạng sốt cao).
Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa) trên
các thùy phổi. Thùy phổi bị viêm có màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên mặt cắt
ngang của thùy bị viêm lồi ra, khô. Nhiều trường hợp lợn mắc bệnh bị viêm phế quản
phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.
PRRS ảnh hưởng nghiêm trọng đến những lợn mắc bệnh và để lại nhiều bệnh
tích trên các bộ phận như:
Da có thể xuất huyết, thâm tím do chảy máu trong mô, lách nhồi máu, hóa gỗ
và giãn nở tạo nhiều bọt khí.
Thận có nhiều đốm máu, tim có nhiều dịch ở màng bao, gan hoại tử, chảy dịch
màu trắng ngà. Các mạch máu não mềm và mỏng, hạch não rỉ máu. Hạch bạch huyết
có những đốm xuất huyết.
1.1.4.2. Bệnh tích vi thể
Thường thấy dịch thẫm xuất và hiện tượng thâm nhiễm. Trong phế nang chứa
nhiều dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều
nhân. Thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn
lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang đặc biệt là tiểu phế nang.
Theo Nguyễn Tùng và cs. (2012) [41] cho biết khi quan sát bệnh tích vi thể
thấy hiện tượng viêm phổi kẽ tràn lan từ mức độ nhẹ đến nặng với các đặc trưng: thâm
13
nhiễm các quần thể tế bào đơn nhân, dịch thẩm xuất vào phế nang; biểu mô phế nang
tăng sinh, hoại tử, xen kẽ hồng cầu. Tại một số vùng phổi, tế bào biểu mô phế quản tận
trương phồng hoặc hoại tử. Đặc biệt nhiều vùng có hình ảnh các phế nang xẹp, không
quan sát thấy khoảng trống.
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Theo Benfiled (1999) [49], khi trong đàn lợn có dấu hiệu rối loạn hô hấp trên
các lứa tuổi, sinh sản bất ổn và năng suất đàn giảm hơn bình thường thì có thể nghi
ngờ bệnh do virus PRRS và dẫn liệu của Hoàng Văn Năm (2001) [24] có cơ sở nghi
ngờ bệnh khi: tỷ lệ chết lúc sinh >20%, tỷ lệ sảy thai >8%, tỷ lệ lợn con chết trước khi
cai sữa >26%, tỷ lệ lợn con chết trong tuần đầu tiên vượt quá 25%.
Tuy nhiên, để xác định đúng căn bệnh cần thực hiện các phương pháp chẩn
đoán phi lâm sàng khác.
1.1.5.2. Chẩn đoán huyết thanh học
* Phản ứng IPMA (Immuno peroxidase Monolayer Assay)
Đây là phản ứng đầu tiên được sử dụng để phát hiện kháng thể kháng virus
PRRS được gọi là kỹ thuật miễn dịch peroxidase một lớp. Kỹ thuật này có thể thực
hiện trên các dòng tế bào PAM, CL2621, MARC-145. Tế bào sau khi nuôi cấy 24 giờ
sẽ được gây nhiễm với PRRS và được ủ ở 37 oC trong 24 giờ. Sau đó tế bào được gây
nhiễm sẽ được cố định và tác dụng với huyết thanh mẫu, ủ khoảng 1 giờ ở 37oC và
được cho tác dụng tiếp tục với kháng kháng thể lợn cộng hợp HRPO. Nếu mẫu huyết
thanh có chứa kháng thể kháng virus thì 30 - 50% tế bào sẽ có màu đỏ khi cho lớp tế
bào tác dụng với dung dịch chromoge trong 30 phút. Không có sự thay đổi màu của tế
bào khi kết quả là âm tính. IPMA được sử dụng nhiều ở châu âu. Trong chẩn đoán
phát hiện thú nhiễm sớm, người ta thường sử dụng IPMA vì xét nghiệm này cho phép
xác định thú nhiễm sau 7 - 15 ngày và có thể phát hiện kháng thể đến 3 tháng sau khi
nhiễm PRRS. Nhược điểm của phương pháp này là không thể xác định trực tiếp hàm
lượng kháng thể bảo vệ (Nguyễn Ngọc Hải, 2007) [11].
* Phản ứng IFA (Indirect Immunhofloresence Assay)
Giống như trong kỹ thuật IPMA, kỹ thuật IFA (kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang
14
gián tiếp) cũng sử dụng nuôi cấy tế bào. Quá trình thực hiện IFA cũng giống với
IPMA, chỉ khác là kháng kháng thể lợn sử dụng không cộng hợp với HRPO mà cộng
hợp với chất phát huỳnh quang FITC. Việc đọc kết quả cần phải có kính hiển vi huỳnh
quang. Sự hiện diện của màu huỳnh quang trong mẫu xét nghiệm chứng tỏ mẫu có
kháng thể kháng virus. Phản ứng có độ đặc hiệu cao 99,5% và cho phép phát hiện
kháng thể kháng virus đến 3 tháng sau khi nhiễm Nguyễn Ngọc Hải (2007), [11].
Nhược điểm của IFA và IPMA là không thể làm tự động nên khó thực hiện với quy
mô lớn.
* Phản ứng ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)
Để xác định PRRS trong đàn lợn một cách chính xác, cần có sự kiểm tra kháng
thể PRRSV và sự hiện diện của PRRSV. Kháng thể PRRSV được phát hiện thông qua
các kỹ thuật huyết thanh học như ELISA (Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với
enzyme), IFA (xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp)và IPMA (Xét nghiệm
đơn lớp miễn dịch oxy hóa). Nhiều công trình đã chứng minh khả năng phát hiện
kháng thể của các phương pháp này và cho rằng ELISA là phương pháp có độ nhạy
cao nhất trong việc phát hiện kháng thể (Trương Thị Diễm Hằng, 2014) [14].
1.1.5.3. Chẩn đoán phi lâm sàng khác
* Các phương pháp phát hiện kháng nguyên
Phương pháp FA và IHC có thể được sử dụng để phát hiện kháng nguyên virus
trong mẫu mô.
Phương pháp FA có thể thực hiện trực tiếp trên các mẫu đông lạnh, phương
pháp này cho kết quả nhanh và chi phí thấp, tuy nhiên lại có độ nhạy và độ đặc hiệu
không cao để đảm bảo kết quả chẩn đoán, mẫu cần được lấy và làm lạnh nhanh.
Phương pháp IHC cũng được thực hiện trên mẫu mô cắt lát, tuy nhiên phương
pháp này có thể thực hiện với các mẫu mô đã ñược cố định bằng formol, điều này là
khá quan trọng vì rất thuận lợi trong việc bảo quản mẫu bệnh phẩm. IHC có độ nhạy
cao hơn so với FA nhưng mất nhiều thời gian và tốn chi phí hơn (Nguyễn Ngọc Hải
2007) [11].
* Phát hiện gen của virus PRRS
Kỹ thuật PCR được phát triển để phát hiện ARN của virus PRRS trong các mẫu
15
bệnh phẩm. Kỹ thuật này không những có độ đặc hiệu và độ nhạy cao mà thời gian cần
thiết thực hiện xét nghiệm cũng ngắn hơn so với phương pháp nuôi cấy tế bào vì thế
nó được sử dụng khá rộng rãi trong chẩn đoán phát hiện virus. Nhiều dạng khác nhau
của PCR được sử dụng, hầu hết chúng được sử dụng để phát hiện các vùng ORFs 7,
ORFs 6 hay ORFs 1b của virus.
Để gia tăng độ nhạy trong chẩn đoán PRRS, nhất là để phân biệt 2 dòng virus thì
Han-Kook Chung và cs. (2002) [54] đã sử dụng phương pháp multiplex reverse
transcription-nested PCR (RT-nPCR). Tuy nhiên kết quả chẩn đoán chưa đủ làm cơ sở
để kết luận bệnh mà chỉ cho phép xác định tình trạng nhiễm của đàn và kỹ thuật này đòi
hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ kỹ thuật cao. Các quy trình thu nhận và trữ mẫu, quy
trình chiết tách và tinh sạch ARN phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Do đó kết
quả của phản ứng PCR giữa các phòng thí nghiệm khác nhau có thể sẽ khác nhau.
1.2. Vai trò của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, Pastaurella multocida và
Streptoccus sui trong hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
1.2.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn
* Hình thái, cấu trúc
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2013) [16] A. pleuropneumoniae là trực khuẩn
nhỏ, bắt màu Gram âm, có giáp mô với bản chất là các polysaccharide. Ngoài ra cũng
có thể thấy dạng vi khuẩn không có giáp mô, vi khuẩn có hình thái điển hình là dạng
cầu trực khuẩn với kích thước chiều rộng khoảng 0,5 µm nhưng chiều dài rất biến đổi.
Dưới kính hiển vi điện tử phát hiện vi khuẩn có nhung mao với kích thước 0,5 - 2 x 60
- 450 nm. Loại có vỏ (capsule) là polysaccharide được tìm thấy ở hầu hết các serotype
của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, còn loại không có vỏ thì ít tìm thấy hơn.
* Tính chất nuôi cấy
A. pleuropneumoniae là một loại vi khuẩn khó phân lập trên các môi trường
thông thường và thường phụ thuộc vào yếu tố V. Do vậy, khi nuôi cấy A.
pleuropneumoniae cần các môi trường giàu dinh dưỡng. Trên môi trường thạch máu vi
khuẩn không phát triển trên môi trường thạch máu thông thường mà chỉ có thể mọc
trên thạch máu đã được bổ sung NAD hoặc có cấy kèm vi khuẩn Sta. aureus. Sau 24
giờ nuôi cấy, vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc mọc xung quanh đường cấy