ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MAI THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MAI THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 60.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chƣa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên,Ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Mai Thị Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của phòng Đào Tạo - Trƣờng đại học Nông lâm
Thái nguyên và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân
các xã và đông đảo bà con nhân dân của huyện Định Hóa.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Phòng đào tạo, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái nguyên, đặc
biệt là thầy PGS.TS. Lê Sỹ Trung, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng tôi
trong việc hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của
Huyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa; xin cản
ơn các Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân đã giúp đỡ, cộng tác
cùng cúng tôi để Đề tài đƣợc thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Mai Thị Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
2.1. Mục tiêu chung của đề tài .................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài .................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
1.1. Cơ sơ khoa học .....................................................................................................4
1.1.1. Giới tính và Giới................................................................................................ 4
1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới ...........................................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới: ...............................................5
1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới ..........................................................6
1.1.1.4. Vai trò của giới ...............................................................................................6
1.1.1.5. Quan điểm về giới ..........................................................................................7
1.1.1.6. Phân tích giới trong lĩnh vực nông nghiệp .....................................................7
1.1.2. Phát triển kinh tế hộ .......................................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế ................................................7
1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân .................................7
iv
1.1.2.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ .............................8
1.1.3. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ...................................................... 8
1.1.3.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ ......................................9
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
nông hộ ......................................................................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................12
1.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nƣớc trên thế giới ........ 12
1.2.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông thôn .............................................................................................. 13
1.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn ........................................................17
1.3.1. Về vấn đề sức khoẻ .......................................................................................... 17
1.3.2. Về chuyên môn kỹ thuật .................................................................................. 19
1.3.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực và ra quyết định ................... 20
1.4. Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu ..........................................................27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 28
2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
2.1.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, xã hội huyện
Định Hóa ............................................................................................................... 28
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Định Hóa ảnh hƣởng tới vai trò
của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ .............................................................28
2.1.1.2. Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Định Hóa ...................28
2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông hộ huyện Định Hóa ...................................................................... 28
2.1.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế nông hộ huyện Định Hóa ...................................................................... 28
2.2. Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................28
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 29
2.2.2.1. Chọn vùng nghiên cứu .................................................................................29
2.2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................................29
v
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 30
2.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................................30
2.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................................30
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đáng giá và xử lý số liệu .............................31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 33
3.1. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế nông
hộ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 33
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................33
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện giai đoạn 2013-2015 ..........37
3.1.2. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên .............................................................................................................. 39
3.1.3. Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ tại huyện Định Hóa ............. 42
3.1.3.1. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất ..............................42
3.1.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập ..........................43
3.1.3.3. Vai trò phụ nữ trong gia đình .......................................................................49
3.1.3.4. Vai trò trong tham gia công tác xã hội .........................................................51
3.1.3.5. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kĩ thuật ....................................53
3.1.3.6. Vai trò trong kiểm soát các nguồn lực của hộ ..............................................55
3.1.3.7. Vai trò trong việc nâng cao trình độ ............................................................57
3.1.3.8. Vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe gia đình .....................................57
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển
kinh tế ........................................................................................................................59
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông hộ huyện Định Hóa ..............................................................................63
3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ......................................................................... 63
3.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách đối với phụ nữ nông thôn .............................. 65
3.3.3. Nhóm giải pháp về kinh tế.............................................................................. 67
vi
3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và chất lƣợng hoạt động của Hội
đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình .............. 69
3.3.5. Nhóm giải pháp về giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho phụ
nữ trong phát triển kinh tế ........................................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 72
1. Kết luận .................................................................................................................72
2. Kiến nghị ...............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
-
BCH
: Ban chấp hành
-
CĐ, ĐH
: Cao đẳng, Đại học
-
CNVC
: Công nhân viên chức
-
ND
: Nông dân
-
TN
: Thanh niên
-
UBND
: Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra ...........................................................30
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá giai đoạn 2013-2014 .....36
Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2015 ..........................37
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá giai đoạn 2013-2015 .....38
Bảng 3.4. Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kì 2011 - 2015 ..........................39
Bảng 3.5. Phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền nhiệm kỳ 2011-2015...........40
Bảng 3.6. Phân loại hộ khu vực nông thôn huyện Định Hóa ....................................41
Bảng 3.7. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ phân theo nhóm hộ ............42
Bảng 3.8. Phân công lao động sản xuất trồng trọt trong các hộ nghiên cứu (n=90) .44
Bảng 3.9. Phân công lao động trong hoạt động lâm nghiệp (n=37) .........................47
Bảng 3.10. Phân công lao động trong hoạt động buôn bán (n=20) ..........................48
Bảng 3.11. Phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất của gia đình phân theo
nhóm hộ ....................................................................................................50
Bảng 3.12. Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các xã
vùng nghiên cứu .......................................................................................51
Bảng 3.13. Phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng tại điểm nghiên cứu ..................52
Bảng 3.14. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại vùng nghiên cứu .....................53
Bảng 3.15. Tình hình quản lý tài chính tại vùng nghiên cứu ....................................55
Bảng 3.16. Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..............................56
Bảng 3.17. Trình độ văn hóa của nam và nữ ở vùng nghiên cứu .............................57
Bảng 3.18. Công tác chăm sóc sức khỏe gia đình .....................................................58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ lao động sản xuất
trong xã hội, ngoài chức năng làm mẹ, ngƣời phụ nữ còn thể hiện nhiều vai trò của
mình trên các mặt của đời sống xã hội. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế hộ gia đình và quyết định điều hành sản xuất điều này cho thấy họ phải gánh
vác rất nhiều trong công việc cũng nhƣ trong trách nhiệm trong gia đình của họ.
Tuy nhiên, hiện nay ngƣời phụ nữ chƣa thực sự bình đẳng trong việc quyết
định các vấn đề lớn trong gia đình nhƣ việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất,
việc nắm giữ các nguồn lực của hộ mặc dù họ đƣợc đánh giá cao trong việc quản lý
tài chính trong gia đình, điều này đã hạn chế năng lực của ngƣời phụ nữ, chƣa phát
huy đƣợc tiềm năng của ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Có thể nói rằng, trong cuộc sống hiện đại, ngƣời phụ nữ có vai trò rất lớn.
Nếu gia đình đƣợc coi là tế bào của xã hội thì ngƣời phụ nữ đƣợc coi là hạt nhân
của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị
của ngƣời phụ nữ. Bên cạnh đó, ngƣời phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách
rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trƣờng này, ngƣời phụ nữ
mới thể hiện, thực hiện đƣợc những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao
để gia đình và xã hội tạo đƣợc những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy
đƣợc khả năng của mình. Đó là: ngƣời phụ nữ có công việc ổn định để đảm bảo
cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tham gia
ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời
gian hƣởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho bản thân....
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện có tỷ lệ nữ chiếm
50,6% dân số, trong đó phụ nữ nông thôn chiếm 50,58%. Đặc biệt, dân số trong
huyện chủ yếu là ngƣời dân tộc do đó trình độ dân trí của huyện còn thấp, ảnh hƣởng
tới nhận thức của ngƣời dân đối với vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình. Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế cần phải đƣợc khắc phục
trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tƣ tƣởng, quan điểm của con ngƣời
2
trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chƣa nhận thức hoặc
có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều
phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách
giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị
trí về giới của mình
Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu thực trạng và đánh giá về vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế nông hộ ở nông thôn rất quan trọng. Là khu vực miền núi,
tìm hiểu những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ cũng nhƣ
trong công cuộc phát triển của địa phƣơng, tìm ra những khó khăn phụ nữ đang gặp
phải và giải pháp nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ là một vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và nhận thấy những tiềm năng của phụ nữ cần
đƣợc khai thác, những khó khăn của phụ nữ cần đƣợc tháo gỡ, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu v i tr c
đị bàn hu n ịnh
ph n trong ph t tri n inh t n ng h trên
, t nh h i Ngu ên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. M c tiêu chung c
đề tài
Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, phi nông nghiệp, các hoạt động quản lý hộ và phát triển kinh tế nông hộ tại
huyện Định Hóa. Đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm phát huy vai trò, nâng cao vị
thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ nông thôn miền núi trên địa bàn
huyện Định Hóa.
2.2. M c tiêu c th c
đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ nông thôn miền núi.
- Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ nông thôn tại huyện Định Hóa.
- Tìm hiểu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ nông thôn.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn Định Hóa
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tượng nghiên cứu
Vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế
nông hộ trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế nông thôn.
- Về không gian nghiên cứu: đề tài đƣợc thực hiện tại một số cơ quan, tổ
chức kinh tế chính trị- xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ
trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa.
Về thời gian nghiên cứu: tổng quan về vai trò của phụ nữ đƣợc phân tích
thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, kinh tế- xã hội
trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2013 đến năm 2015. Các số liệu điều tra
thực hiện trong năm 2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩ
ho học c
đề tài
Cung cấp các dẫn liệu khoa học góp phần hoàn thành hệ thống nghiên cứu
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế
nông hộ nói riêng.
4.2. Ý nghĩ thực tiễn c
đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin quan trọng giúp chính quyền
địa phƣơng tham khảo để hoạch định và đề xuất các giải pháp giúp phụ nữ tham gia
hiệu quả nhất trong phát triển kinh tế nông hộ.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sơ khoa học
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Khái niệm Giới tính và Giới
* Giới tính: chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam giới và nữ giới mang tính
toàn cầu và không thay đổi [23].
Các đặc trƣng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền. Ví dụ, ngƣời nào có cặp nhiệm sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ
giới, ngƣời nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới. Nữ giới
vốn có chức năng sinh lý học nhƣ tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú
bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ
giới khác với nam giới.
* Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai
và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, đƣợc hình thành và khác nhau ngay trong
một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này
đƣợc nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn
thuận lợi của các giới tính [23].
Khái niệm về "Giới" đƣợc xuất hiện ban đầu là các nƣớc nói tiếng Anh, vào
khoảng những năm 60 của thế kỷ XX... Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện
vào khoảng thập kỷ 80.
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai
trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. "Giới" đề cập đến
việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ
trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
"Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng nhƣ tƣơng quan về địa vị trong xã hội của
nữ giới và nam giới, không phải là hiện tƣợng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. "Giới" là sản phẩm của xã hội,
có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ
sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội.
5
1.1.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới:
* Đặc điểm về giới:
- Không tự nhiên mà có.
- Học đƣợc từ gia đình và xã hội.
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền).
- Có thể thay đổi đƣợc.
* Nguồn gốc giới:
Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ đƣợc đối xử tuỳ theo nó là trai
hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh
chị. Đứa trẻ đƣợc dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình.
Trong nhà trƣờng, các thầy cô giáo cũng định hƣớng theo sự khác biệt về giới
cho học sinh. Học sinh nam đƣợc hƣớng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, các ngành
cần có thể lực tốt. Học sinh nữ đƣợc hƣớng theo các ngành nhƣ may, thêu, trang
điểm, các ngành cần sự khéo léo, tỷ mỷ.
* Sự khác biệt về giới:
Phụ nữ đƣợc xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành
phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm
vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối
quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới [23].
Nam giới đƣợc coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình
cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trƣng này cho phép họ dồn
hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái
và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới trong xã hội [23].
Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp
cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau để
tham gia vào các chƣơng trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã
hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội đƣợc học tập, tiếp
cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác
động của định kiến xã hội, các hệ tƣ tƣởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới
cũng khác nhau [23].
6
1.1.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ
công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này
đƣợc đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình [1].
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu đƣợc hình thành từ những điều kiện
cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công
lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con ngƣời.
Khác với nhu cầu chiến lƣợc, chúng đƣợc chính phụ nữ đƣa ra từ vị trí của họ chứ
không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy nhu cầu giới thực tế thƣờng là sự
hƣởng ứng đối với sự cần thiết đƣợc nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn
cảnh cụ thể.
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và
nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi
đƣợc đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hƣớng bình đẳng [1].
* Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới đƣợc coi trọng nhƣ nhau, cùng đƣợc
công nhận và có vị thế bình đẳng [1].
Nam giới và nữ giới đƣợc bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hƣởng lợi trong quá trình phát triển.
- Quyền tự do và chất lƣợng cuộc sống.
1.1.1.4. Vai trò của giới
- Vai trò sản xuất: đƣợc thể hiện trong lao động sản xuất dƣới mọi hình thức
để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội.
- Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi
giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học,
mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lƣợng lao động cho hiện tại và tƣơng
lai nhƣ: nuôi dạy con cái, nuôi dƣỡng các thành viên trong gia đình, làm công việc
nội trợ… vai trò này hầu nhƣ của ngƣời phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức
cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu
cầu, mục tiêu chung của cộng đồng.
7
1.1.1.5. Quan điểm về giới
Quan điểm giới khẳng định và đánh giá cao vai trò của ngƣời phụ nữ. Quan
điểm này cho rằng để đạt đến bình đẳng nam nữ cần thay đổi cơ chế phân công lao
động hiện đang quá nhấn mạnh đến mức khác biệt giữa phụ nữ và nam giới [1].
Vào những năm 1970 ngƣời ta đã tìm cách đƣa các vấn đề của phụ nữ vào
các chính sách phát triển nhƣng nhìn chung, các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các nhà
làm chính sách đã không thấy hết đƣợc vai trò kinh tế to lớn của phụ nữ. Nhà kinh
tế ngƣời Đan Mạch là Ester Boserup với cuốn “Vai trò của người phụ nữ trong phát
triển kinh tế” (1970) đƣợc coi là ngƣời đầu tiên đặt lại vấn đề về cách nhìn nhận vai
trò của ngƣời phụ nữ. Điểm hạn chế của cách tiếp cận này là coi phụ nữ nhƣ một
nhóm đặc thù và những giải pháp đƣợc đƣa ra cũng là những giải pháp đặc thù [1].
1.1.1.6. Phân tích giới trong lĩnh vực nông nghiệp
Phân tích giới là quá trình thu thập và phân tích thông tin về điều kiện, địa vị
kinh tế xã hội của nam và nữ bằng cách xem xét những hoạt động mà mỗi giới làm
đảm bảo những lợi ích của các nguồn lực phát triển đƣợc sử dụng một cách có hiệu
quả và tác động một cách bình đẳng đối với cả nam và nữ. Xem xét sự khác biệt
giữa họ và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó để tìm ra các biện pháp tránh
những tác động tiêu cực đối với phụ nữ hay mối quan hệ giới có thể xảy ra trong
quá trình phát triển [1].
1.1.2. Ph t tri n inh t h
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
Phát triển: Là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng
thêm về quy mô sản lƣợng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao
chất lƣợng cuộc sống.
Phát triển kinh tế: có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất ñịnh. Trong ñó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
lƣợng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội
1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân
Hộ gia đình: có ba tiêu thức chính thƣờng đƣợc nói đến khi định nghĩa khái
niệm hộ gia đình:
8
- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân
- Cùng cƣ trú
- Có cơ sở kinh tế chung
- Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế, từ điển ngôn ngữ thì hộ đƣợc
hiểu là: tất cả những ngƣời cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những ngƣời có
cùng huyết tộc và những ngƣời làm công.
- Về phƣơng diện thống kê, các nhà nghiên cứu Liên hợp quốc cho rằng hộ là
những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân
Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những ngƣời có quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống. Vì vậy khái niệm hộ thƣờng đƣợc hiểu đồng nghĩa với gia
đình, nhiều khi đƣợc gộp thành khái niệm chung là hộ gia đ ình.
Kinh tế hộ nông dân:
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu hoạch
các phƣơng tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất
nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng
bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng, hoạt động với một trình độ không
hoàn chỉnh cao
Kinh tế hộ nông dân đƣợc phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong
nền kinh tế thị trƣờng bởi các đặc điểm sau:
- Đất đai: nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những ngƣời sản xuất có
tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.
- Lao động: Lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự
đảm nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không ñƣợc xem là lao động
dƣới hình thái hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lƣơng.
- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ. Mục đích chủ
yếu của sản xuất trong hộ nông dân là đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của
hộ, sau đó phần dƣ thừa mới bán ra thị trƣờng.
1.1.2.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ
1.1.3. Vai trò c
ph n trong gi đình và xã h i
Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội.
9
Ngƣời phụ nữ là ngƣời thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan
trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại. Qua các chặng đƣờng lịch sử loài
ngƣời, vai trò ngƣời phụ nữ trong gia đình có những biến đổi rõ rệt [28].
Phụ nữ vừa là ngƣời công dân, ngƣời lao động, vừa là ngƣời mẹ và ngƣời
thầy đầu tiên của con ngƣời; Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình
cần tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng
ngƣời mẹ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trƣớc cho biết: Phụ nữ là
ngƣời tạo ra phần lớn lƣơng thực tiêu dùng cho gia đình. 1/4 số hộ gia đình trên thế
giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của
lao động nữ [7]. Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nƣớc trên thế
giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt, đời sống,
điều kiện sống và làm việc khó khăn, địa vị trong xã hội thấp. Trong số hơn 1,3 tỷ
ngƣời trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là nữ. Có ít nhất 1/2
triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ…
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã
hội. Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ đƣợc thực hiện tốt
là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài
của đất nƣớc. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa
học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng
hơn trong các lĩnh vực của xã hội.
1.1.3.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông hộ
Phụ nữ luôn là ngƣời đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản
xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân
lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển
kinh tế nông thôn thể hiện nhƣ sau:
- Trong lao động sản xuất: phụ nữ là ngƣời làm ra phần lớn lƣơng thực, thực
phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết
quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình,
10
phụ nữ còn đảm nhận chức năng ngƣời vợ, ngƣời mẹ. Họ phải làm hầu hết các công
việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại,
phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng
đồng tại xóm, thôn bản.
Nhƣ vậy, dù đƣợc thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bƣớc tiến của nhân loại. Phụ nữ cùng lúc
phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần đƣợc chia sẻ, thông cảm cả về hành
động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt
hơn vai trò của mình.
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
nông hộ
* Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một số nước
Á Đông: phụ nữ trƣớc hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc gì,
thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nƣớc ta từ
nhiều năm nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài
năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình.
Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi
vai ngƣời phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào
sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều chị em trở nên không
mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong
giao tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham
gia vào quá trình phát triển kinh tế [5].
* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn
nhiều hạn chế: Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phƣơng tiện thông tin nghe nhìn
và sách báo đến với ngƣời dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp
cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó
khăn. Ngoài thời gian lao động sản xuất, ngƣời phụ nữ dƣờng nhƣ ít có thời gian
dành cho nghỉ ngơi hoặc hƣởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết
11
kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình.
Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ ở
độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là
10% [7]. Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840
triệu ngƣời bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em
không đƣợc đi học thì có tới 70% là trẻ em gái. Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho
thấy tỷ lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao
động không qua đào tạo trong cả nƣớc; chỉ có 0,63 % công nhân kỹ thuật có bằng là
nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46%. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại
học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ
giới) [10]. Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ
nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới.
Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít
khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị
trƣờng, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất lao động của họ thấp.
* Yếu tố về sức khoẻ: với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải
thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu
sữa của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị
giảm sút. Điều này không những ảnh hƣởng đến khả năng lao động mà còn làm vai
trò của phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên
thấp hơn.
* Khả năng tiếp nhận thông tin: do phụ nữ phải đảm nhận một khối lƣợng
công việc lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để
nắm thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh ngƣời dân còn
chƣa hề đƣợc tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác.
* Các yếu tố chủ quan: một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là
nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về
giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho
rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái… là việc của phụ nữ. Họ
12
tỏ ra không hài lòng về ngƣời đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên
tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy
nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ
mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kh i qu t về thực trạng v i tr c
ph n ở m t số nước trên th giới
Tại châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dƣơng, trung bình một tuần phụ nữ làm
việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn. Hầu hết mọi
nơi trên thế giới, phụ nữ đƣợc trả công thấp hơn nam giới cho cùng một loại công
việc. Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50%-90% thu nhập của nam giới [2].
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ tham gia
hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao. Một số tài liệu thống kê sau đây sẽ
chứng minh cho nhận định đó:
- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động so
với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
(28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 3049, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nông
thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lƣợng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ
thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham
gia lực lƣợng lao động [7].
- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động cao nhất
từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn.
Giống nhƣ ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn
32,53% tham gia lực lƣợng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị
cùng nhóm tuổi [7].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lao động nữ nông thôn ở các nƣớc đang phát triển còn rất thấp. Ở các nƣớc
đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không đƣợc học hành, 5,2%
mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì ít có điều kiện học
hành nên những ngƣời phụ nữ này không có điều kiện tiếp cận một cách bài bản với
13
các kiến thức về công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phƣơng thức tiên tiến,
những kiến thức họ có đƣợc chủ yếu là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh
nghiệm của những ngƣời thân của mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm
đƣợc truyền đạt theo phƣơng pháp này thƣờng ít khi làm thay đổi đƣợc mô hình,
cách thức sản xuất của họ [7].
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu
hết các nƣớc đang phát triển. Điều đó trƣớc hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có
trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những
định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã đƣợc hình thành ở hầu hết các nƣớc
đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì
những công việc họ làm vẫn không đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng.
Đấu tranh để đạt đƣợc sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội ta
nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử
thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu. Đất nƣớc
ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tƣ tƣởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn
ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn
nặng nề về hủ tục lạc hậu… Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính,
kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Việc bồi
dƣỡng phát triển cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm
chí không muốn nhận lao động nữ… Nhƣ vậy, mặc dù đã đạt đƣợc những thành quả
nhất định nhƣng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn
phải tiếp tục phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng thật sự.
1.2.2. hực trạng ph n n ng th n Vi t N m và v i tr c
ph n trong ph t
tri n inh t n ng thôn
* Thực trạng phụ nữ Việt Nam: là một nƣớc có nền công nghiệp chƣa phát
triển, Việt Nam hiện có khoảng gần 80% số ngƣời trong độ tuổi lao động sống ở
nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%, nhƣng họ là nhóm ngƣời yếu thế và
thiệt thòi nhất trong xã hội, không đƣợc nhƣ đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ
nông thôn bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhƣng họ lại là lực lƣợng chính tham
gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: cấy lúa, nhổ mạ, chăm
14
sóc cây lúa, sát gạo… [6].
Hiện tƣợng tăng tƣơng đối của lực lƣợng lao động nữ nông thôn những năm
gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự gia tăng tự nhiên số ngƣời trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng
năm nƣớc ta có khoảng 80 - 90 vạn ngƣời bƣớc vào tuổi lao động, trong đó: lao
động nữ chiếm 55% [6].
- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức
của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm
biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.
- Do sự tan rã của thị trƣờng Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90, khiến
cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất nguồn tiêu thụ hàng
hoá, đa số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nông nghiệp.
- Ngoài ra, trong cơ chế thị trƣờng, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác
xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng phá sản. Kết quả
là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về
nghề nông.
* Vai trò và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tếxã hội
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ
luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quyền bình
đẳng của phụ nữ đã đƣợc ghi trong Điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến
pháp năm 1992 (đã đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2002) một lần nữa khẳng định:
"Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia
đình. Nhà nƣớc và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không
ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội". Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ
nữ đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ
vị trí quan trọng.
Phụ nữ trong hệ thống dân cử:
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý
Nhà nƣớc. Chỉ thị 37- CT/TƢ ngày 16/5/1994 khẳng định "nâng cao tỷ lệ nữ tham
15
gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền
bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao
địa vị của phụ nữ" [14]. Nƣớc ta đƣợc đánh giá là có số đại biểu nữ cao trong Quốc
hội, đứng đầu Châu Á và đứng thứ hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và xếp
thứ 9/135 các nƣớc trên thế giới. Trong chặng đƣờng 60 năm, Quốc hội nƣớc ta đã
trải qua 12 nhiệm kỳ, đội ngũ cán bộ nữ trƣởng thành cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Tính đến nhiệm kỳ 2002- 2007, 1.038 nữ đại biểu đƣợc bầu vào Quốc hội. Khoá I
có 3% đại biểu nữ thì đến khoá XI đã tăng lên 27,31%, cán bộ nữ giữ chức chủ
nhiệm, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội chiếm 25%. Nhiệm kỳ 1999-2004,
số nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh chiếm 22,33%, cấp huyện chiếm 20,12%,
cấp xã chiếm 16,56%. Tuy nhiên so với nam giới tỷ lệ này vẫn thấp [17].
Phụ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng: Trong các kỳ đại hội Đảng gần đây, tỷ
lệ phụ nữ trong các cấp uỷ tăng lên không đáng kể. So với các cấp, số lƣợng phụ nữ
tham gia Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng chiếm tỷ lệ thấp nhất, khoá VII có 12
đồng chí, khoá VIII tăng lên là 18 đồng chí nhƣng đến khoá IX lại còn 12 đồng chí.
Phụ nữ tham gia các cấp uỷ địa phƣơng có từ 10- 11%, trong đó uỷ viên ban thƣờng
vụ trở lên đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị em trong ban thƣờng vụ cấp uỷ
thƣờng đƣợc phân công làm công tác kiểm tra và dân vận [17].
Phụ nữ tham gia các cấp chính quyền:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lãnh đạo nữ ở cấp Trung ƣơng thấp. Năm
2008, tỷ lệ phó chủ tịch nƣớc là 25%, bộ trƣởng 4,55%, tƣơng đƣơng bộ trƣởng là
11,43%, thứ trƣởng 2,75%, tƣơng đƣơng thứ trƣởng là 9,21%, vụ trƣởng và tƣơng
đƣơng là 20,74% [17].
Tỷ lệ nữ là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành nhiệm kỳ 1999- 2004 chỉ
có 1,64%, đến nhiệm kỳ 2004-2009 tăng lên là 3,12%, nhƣng ở cấp huyện lại có xu
hƣớng giảm, từ 5,27% ở cả 2 cấp giảm xuống còn 3,62% [17].
Trong các doanh nghiệp: Trong hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, có 15% phụ nữ đứng đầu hoặc nắm cƣơng vị chủ chốt. Tỷ
lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp ở một số ngành dệt, may mặc, giầy dép, thực
phẩm… chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông, vận tải, xây dựng, khai khoáng…