Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 94 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

LÊ NGỌC MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN
TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

LÊ NGỌC MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU HỒNG

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liê ̣u, kế t
quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng đươ ̣c
ai công bố trong bấ t kỳ công triǹ h luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Người trực tiếp tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suố t thời gian ho ̣c tâ ̣p và đă ̣c biê ̣t trong thời gian tôi
thực hiện luâ ̣n văn này.
Xin trân thành cám ơn quý thầ y, cô trường Đa ̣i ho ̣c Nông lâm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tiǹ h giảng da ̣y, giúp đỡ và cung cấp cho tôi những kiế n thức hữu
ić h, để tôi có thể vâ ̣n du ̣ng trong quá triǹ h thực hiê ̣n đề tài luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p.

Xin trân trọng cảm ơn Huyện uỷ, HĐND, UBND và các phòng ban huyê ̣n
Tuần Giáo. UBND các xã Quài Cang, Quài Nưa, Pú Nhung và các hộ dân đã ta ̣o
điề u kiê ̣n, cung cấ p thông tin, đóng góp ý kiế n trong quá trình thu thập để tôi hoàn
thành luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p. Đó là những căn cứ hế t sức quan tro ̣ng để đánh giá thực
trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cho điạ bàn nghiên cứu.
Xin cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, đô ̣ng viên, khić h
lê ̣, giúp đỡ tôi trong quá trình học tâ ̣p và hoàn thành luâ ̣n văn này.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Lê Ngọc Minh

năm 2016


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................2

2.2 Mục tiêu cụ thể: ...................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................3
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................3
1.1.2. Vai trò nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội ................................5
1.1.3 Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới ............................................7
1.2 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7
1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM một số nước trên thế giới ..............................7
1.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ..........................................9
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ...................................19
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................19
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................19
2.2 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................19
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................19
2.3.1 Thu thập tài liệu thứ cấp: .............................................................................19
2.3.2 Thu thập tài liệu sơ cấp: ................................................................................20
2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................22
3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên: ........................................................................................22


iv

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ...............................................................................23
3.1.3. Đánh giá chung ..............................................................................................31
3.2 Kết quả xây dựng NTM tại các điểm nghiên cứu .........................................32
3.2.1 Phát triển kinh tế ............................................................................................33
3.2.2 Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ..................................36

3.2.3 Về xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ...............................................40
3.2.4 Phát huy dân chủ trong nông thôn ..............................................................41
3.2.5 Phát triển nguồn lực.......................................................................................44
3.2.6 Về phát triển môi trường nông thôn ............................................................47
3.2.7 Vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong xây dựng NTM ......................49
3.2.8 Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện xây dựng NTM .............53
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thông qua phân tích
bằng công cụ SWOT trong việc xây dựng NTM tại huyện Tuần Giáo ..............68
3.4 Định hướng và giải pháp xây dựng nông thôn mới .....................................69
3.4.1. Chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện ................69
3.4.2 Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện .......................................70
3.4.3. Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện ...............................70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................77
1. Kết luận ................................................................................................................77
2. Đề nghị..................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79


v

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BT

Bổ túc


CN

Công nghiệp

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

DN

Doanh nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KDC

Khu dân cư

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH


Kinh tế xã hội

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

MN

Mầm Non

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TDND

Tín dụng nông dân


TDTT

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

VHTT-DL


Văn hóa thông tin – du lịch


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 : Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tuần Giáo.............................. 24
Bảng 3. 2 :Cơ cấu kinh tế của huyện Tuần Giáo 2013 - 2015 ....................... 25
Bảng 3. 3: Tổ ng hợp một số vật nuôi chủ yế u của huyê ̣n Tuần Giáo ............ 25
Bảng 3. 4: Một số loại phương tiện vận tải chủ yếu của huyện ..................... 27
Bảng 3. 5: Tình hình dân số của huyện 2015 ............................................... 28
Bảng 3. 6: Nguồn lực lao động của huyện Tuần Giáo (2013 – 2015)............ 29
Bảng 3. 7: Một số thông tin cơ bản về xã nghiên cứu .................................... 32
Bảng 3. 8: Một số chỉ tiêu kinh tế của xã qua 03 năm (2013-2015)............... 33
Bảng 3. 9: Tổng hợp các loại hình hợp tác 2015............................................ 35
Bảng 3. 10: Một số chỉ tiêu về hạ tầng nông thôn 2015 ................................. 37
Bảng 3. 11: Tình hình phát triển đời sống văn hoá ........................................ 41
Bảng 3. 12:Người dân tham gia tập huấn ứng dụng tiến bộ KHKT .............. 41
Bảng 3. 13: Mức độ người dân hiểu rõ về chủ trương chính sánh của Đảng
trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. ........................................................... 42
Bảng 3. 14: Sự công bằng trong cộng đồng dân cư nông thôn ...................... 42
Bảng 3. 15: Mức thu nhập bình quân của 3 xã ............................................... 42
Bảng 3. 16: Hoạt động của Ban quản lý cấp xã, huyện.................................. 43
Bảng 3. 17: Tình hình đạt chuẩn giáo dục các điểm nghiên cứu ................... 44
Bảng 3. 18: Nguồn lực hoạt động xây dựng công trình nông thôn 2015 ...... 46
Bảng 3. 19: Tổng hợp trình độ cán bộ chủ chốt 3 xã nghiên cứu ................. 47
Bảng 3. 20: Điểm thu gom rác thải bảo vệ môi trường nông thôn ................ 47
Bảng 3. 21: Bảng tổng hợp kết qủa thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm
2015 tại địa bàn 3 xã nghiên cứu. ................................................................... 49

Bảng 3. 22: Phong trào thi đua SXKD giỏi qua 3 năm .................................. 51
Bảng 3. 23: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí về Quy hoạch .......................... 56
Bảng 3. 24: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội .......... 57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện là một trong hai chương trình
mục tiêu quốc gia về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm làm thay
đổi căn bản bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho việc tái cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
Nhiều xã ở những vùng có điều kiện đã hoàn thành 19 tiêu chí của chương
trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông nghiệp - nông thôn ở các địa phương
này đã có sự thay đổi căn bản, kinh tế xã hội ở nơi đây đã có sự phát triển mạnh mẽ,
tạo động lực cho việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
theo yêu cầu của thị trường, an ninh xã hội được đảm bảo.
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằm tạo ra sự
chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao
chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo giữa nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, thực hiện chủ trương của đảng về
phát triển nông thôn, Bộ NN- PTNT đã phối hợp với các địa phương tiến hành xây
dựng thí điểm một số mô hình nông thôn mới ở quy mô xã, thôn, bản. Nhưng do
nhận thức chưa thống nhất, chỉ đạo, đầu tư còn phân tán,nhỏ lẻ, manh mún cho nên
kết quả đạt được còn hạn chế. Đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu xây dựng, phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH theo
chủ trương đường lối của đảng, Nhà nước ta thì việc xây dựng nông thôn mới hiện

nay còn rất nhiều vấn đề khó khăn đặt ra cần phải giải quyết.
Ở tỉnh Điện Biên, trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã
tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quan tâm chú trọng đầu tư
nhiều cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân các địa phương
tích cực hưởng ứng, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cũng đang trong tiến trình xây dựng nông
thôn mới, tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, có nhiều khó khăn trở ngại nên tốc độ
xây dựng nông thôn mới còn chậm, để chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng nông
thôn mới nhằm tạo niềm tin cho nông dân thì việc làm rõ những tác động tích cực
của tiến trình này đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội là việc làm cần thiết.


2

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng và những tác động của chương trình xây dựng
nông thôn mới đến phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Tuần Giáo, qua đó tìm ra giải
pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới nhanh, mạnh và vững chắc.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá kết quả, các tiêu chí xây dựng nông thôn tại huyện Tuần Giáo, tìm
ra những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục, tháo gỡ trong thời gian tới;
Định hướng và đưa ra các giải pháp để xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu
cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Tuần Giáo.
3. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát với mục tiêu, đánh giá được thực
trạng những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là vấn đề phát
triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông thủy lợi
của huyện Tuần Giáo; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy nhanh tiến
độ hoàn thành các tiêu chí giúp cho kinh tế - xã hội, giao thông thủy lợi tại Tuần
Giáo ngày càng hoàn thiện góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày càng
phát triển trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục
vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của huyện và trong việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình nông
thôn mới ở huyện Tuần Giáo nhanh và bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn,
giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng
tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến đẩy nhanh tiến độ
triển khai trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tuần Giáo.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Nông thôn:
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan
điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thông được coi là khu vực địa lý nơi
đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số quan
điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị.

Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính
của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên
dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng
nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị
trường thấp hơn so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo
thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên Thế giới.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng
sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này
tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể
chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [15].
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho
con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệu
chính là đất đai.
- Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan
điểm khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật ngữ này ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được đề cập và có sự thay đổi
nhận thức qua các thời kỳ. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có sự tổng hợp lý luận về
thuật ngữ này. Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã nghiên cứu và vận dụng thuật
ngữ này ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.


4

Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả trong xã hội.

Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về
kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó
giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn
được hưởng lợi từ sự phát triển [22].
Trong điều kiện của Việt Nam tổng hợp các quan điểm từ các chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu như sau: Phát triển
nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn
và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác [17].
- Nông thôn mới:
Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thị trấn
hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình nông thôn
mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn
theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung
mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông thôn mới
được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ
chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc
điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực
của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực
hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ sở vật chất, diện
mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là
quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương [18].
Nghị quyết 26/NQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề
ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của cư dân ở nông thôn.

Nghị quyết đã xác định rõ mực tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy


5

hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi
trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường” [16].
* Một số đặc trưng của mô hình nông thôn mới:
- Nông thôn là lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị
ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí áp
dụng riêng cho từng vùng của Việt Nam. Bộ tiêu chí cụ thể hóa đặc tính của xây
dựng NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Bộ tiêu chí cũng là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để xác lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí
nông thôn mới. Ngoài ra nó còn là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện

xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã,
huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
1.1.2. Vai trò nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1.Về kinh tế
Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao
lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông thôn phải hiện đại,
tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự
phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và
thành thị.


6

Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các
HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành
nghề ở nông thôn.
Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của
từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản
xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiều lao động vừa
đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
1.1.2.2.Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước
với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huy tính
tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn
thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây

dựng nông thôn mới.
1.1.2.3.Về văn hóa - xã hội
Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự chủ trong thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
1.1.2.4.Về con người
Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình NTM, đó là người nông dân sản
xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là nông dân kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân,
dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.
Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn
thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân vật
trung tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công của mọi cải
cách ở nông thôn.
Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến lược
phát triển NN, NT. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa, doanh nhân hóa nông dân,
doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường hóa nông thôn.
1.1.2.5.Về môi trường
Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ. Bảo vệ
rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ
các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình


7

hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ
trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần. Nhân dân tự nguyện
tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. [11].
1.1.3 Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới

Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thành quốc
gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâm phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Nông sản là sản phẩm thiết yếu cho toàn xã hội và ở
Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số. Thực hiện đường lối mới của
Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp được xem
như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở… Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã
và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Phát triển xây dựng nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế, bình ổn xã hội, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững cho mỗi
quốc gia. Tuy nhiên mỗi quốc gia có một quốc sách phát triển để phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mình.
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và Thế giới ngày càng phát triển, để
nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển mạnh mẽ sánh bước cùng các nước
trên Thế giới thì việc tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông
thôn của các nước trên Thế giới là một việc vô cùng quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy
đến sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay [21].
1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM một số nước trên thế giới
* Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Những năm đầu 60 đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước.
Trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông
thôn. Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân, tích cực sản xuất phát triển,
làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm là phong trào xây
dựng “làng mới” (Seamoul Undong).
Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: Nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với sự đóng
góp của nhân dân. Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệm thu và chỉ đạo

các công trình. Nhà nước Hàn Quốc chú trọng tới nhân tố con người trong việc xây


8

dựng nông thôn mới. Do trình độ của người nông dân còn thấp, việc thực hiện các
chính sách gặp phải khó khăn, vì thế chú trọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa
phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ thảo luận với chủ đề: “ làm thế nào để người dân
hiểu và thực hiện chính sách nhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý
kiến và tìm giải pháp tối ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy nội
lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cải thiện cơ sở hạ tầng
cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh
hoạt người dân.
Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suất cây
trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
phát triển chăn nuôi, trồng xen canh.
Kết quả đạt được: Các dự án được mở rộng đường nông thôn, thay toàn bộ
mái nhà ở, xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành. Sau
7 năm từ triển khai thực hiện, thu nhập bình quân của hộ dân tăng lên khoảng 3 lần
từ 1.000 USD/người/năm tăng lên 3.000 USD/người/năm vào năm 1978.
Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thông nông thôn
đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự thay đổi rõ nét. Hạ tầng
cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình
độ tổ chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người
nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ. Đến đầu
những năm 80, quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển
chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới.
* Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.Cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọng
trong cuộc cải cách kinh tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20. Trung Quốc chọn
hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn, thừa
kế được của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu và phương thức quản lý
để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn, chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp
nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp... ngày càng được đẩy mạnh.
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp
thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường. Chính phủ hỗ trợ
nông dân xây dựng. Với mục tiêu:“ ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đồng thời
thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.


9

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ
khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân. Sau 15 năm thực
hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội
ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp so
với thành thị.
Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân áp
dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so
với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản
chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến nông sản.
Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống của các
vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học
tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa học cho cán bộ
thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân. Sau khi chương trình được
thực hiện, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu người xuống 5 vạn người, diện nghèo

khó giảm tử 47% xuống còn 1,5%.
* Mô hình nông thôn mới ở Nhật Bản
Nhật Bản và phong trào "Mỗi làng, một sản phẩm": Từ năm 1979, Tỉnh
trưởng Oita-Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào
"Mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, o¬ne Product-OVOP) với mục tiêu phát
triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung
của cả Nhật Bản.
Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa
phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn
nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc
hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau
20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị
thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam
Kabosu,... giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương.
1.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.2.2.1 Phong trào xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành
phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi
Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thức
phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".


10

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008. Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt công trình, rà soát
quy hoạch xây dựng nông thôn mới" [19]. Quyết định số 800/QĐ-TTg "phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020"
[20]. Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài
nguyên Môi trường, Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư

hướng dẫn để triển khai thực hiện Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí
cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư
liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới [6].
Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra
diện rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làm
điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin của
nhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các
địa phương đã làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp
hành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các
văn bản của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với
cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và
nội dung của việc xây dựng nông thôn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy
hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển.
Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã,
thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêu
cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo
vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến
nay, đã có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 60,4% xã đã phê duyệt xong đề án;
khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã đạt chuẩn NTM (14,5%);
1.285 xã (14,5%) đạt từ 15-18 tiêu chí; 2.836 xã (32,1%) đạt từ 10-14 tiêu chí;
2.964 xã (33,6%) đạt từ 5-9 tiêu chí; 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn
xã trắng tiêu chí.



11

Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ đúc kết, rút
kinh nghiệm trước khi triển khai rộng hơn. Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt
Nam sẽ xây dựng đề án và phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM” và hình thành cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan Chính phủ với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ
thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong thời gian tới.
1.2.2.2 Phong trào xây dựng nông thôn mới huyện Tuần Giáo
* Về chỉ đạo, điều hành quản lý
Sau khi có nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 18/11/2011 về
xây dựng NTM, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 .
* Thành lập và kiện toàn bộ máy triển khai chương trình
Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2020, gồm 41 thành viên (Trưởng
ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh, 2 phó trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phụ trách lĩnh vực nông, lâm nghiệp và Giám đốc Sở nông nghiệp & PTNT, 38
thành viên còn lại trong Ban chỉ đạo là Giám đốc các Sở, Ban ngành, tổ chức các
đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố). Ngày 07/4/2014 Trưởng
Ban chỉ đạo đã ký Quyết định số 232/QĐ-BCĐXDNTM ban hành Quy chế hoạt
động và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
Văn phòng điều phối giúp Ban chỉ đạo cấp tỉnh, gồm có 10 thành viên,
Chánh văn phòng là Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Trưởng phòng quản
lý kinh tế nông thôn - Chi cục PTNT là Phó văn phòng thường trực, 03 cán bộ
chuyên trách và 05 cán bộ kiêm nhiệm. Các thành viên Văn phòng điều phối chủ
yếu là cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, ngoài ra có 03 thành viên kiêm nhiệm
của 03 Sở: Tài Chính; Kế hoạch - Đầu tư và Xây dựng.
Cấp huyện: 10/10 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập ban Chỉ đạo; Trưởng

ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND huyện, phó Ban chỉ đạo là phó Chủ tịch UBND
huyện và Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, các thành viên là thủ trưởng các
phòng, ban, đoàn thể của huyện. Giúp việc cho Ban chỉ đạo là Phòng nông nghiệp
và PTNT; Phòng kinh tế thị xã, thành phố.


12

Cấp xã: 116/116 xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đạt
100%. Trưởng Ban chỉ đạo là Bí thư Đảng ủy xã, phó Ban chỉ đạo xã là Chủ tịch
UBND xã; thành viên Ban Chỉ đạo cấp xã là Phó bí thư Đảng ủy xã, các Phó chủ
tịch UBND xã, chủ tịch Hội nông dân xã, chủ tịch MTTQ xã, Bí thư Đoàn xã.
116/116 xã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới.
* Các văn bản chính sách hỗ trợ của địa phương đối với xây dựng NTM
Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày 04/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
Điện Biên về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2020;
Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 23/3/2012 phê duyệt Chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 về việc phê duyệt danh sách
20 xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 về quy định mức chi phí
lập quy hoạch nông thôn mới cấp xã;
UBND huyện Tuần Giáo đã ra Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày
14/8/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và ban hành Quy chế hoạt động
của Ban chỉ đạo;
Thành lập tổ giúp việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên giúp
UBND các xã thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2010-2020
tại Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 của UBND huyện Tuần Giáo.
Trưng tập cán bộ, công chức giúp các xã lập “Đồ án xây dựng nông thôn mới

cấp xã, Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã” tại Quyết định số 265/QĐ-UBND
ngày 10/5/2013 của UBND huyện.
Hướng dẫn UBND các xã kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng
NTM cấp xã với số lượng từ 20-30 đồng chí để quản lý, thực hiện chương trình.
* Về tuyên truyền, vận động
Tuyên truyền, vận động về Chương trình xây dựng NTM đã được các cấp ủy
đảng, chính quyền, các cơ quan và tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở quan tâm,
thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua phong trào chung sức xây dựng nông
thôn mới, thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư gắn với xây dựng NTM; tổ chức các cuộc tọa đàm, thi tìm hiểu về NTM...
Ngoài ra, trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền của UBND tỉnh, các cơ quan báo
chí đã phản ánh kịp thời chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


13

Trong 5 năm (2011-2015): Báo Điện Biên Phủ đã đăng tải hơn 80 tin, bài,
ảnh tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM trên 03 ấn phẩm báo thời sự, báo
nguyệt san và báo dành cho đồng bào các dân tộc vùng cao; Báo Điện Biên Phủ
điện tử đăng tải và cập nhật được 180 tin, bài ảnh về Chương trình xây dựng NTM
ở địa phương và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những cách
làm hay, kết quả triển khai mô hình nông thôn mới trên cả nước; Đài Phát thanh –
Truyền hình phát 200 tin, bài trên sóng phát thanh truyền hình và xây dựng chuyên
đề “Nông nghiệp nông thôn” phát sóng định kỳ 2 lần/tháng trên sóng phát thanh
tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó có tuyên truyền về xây
dựng nông thôn mới. Biên dịch và sử dụng 80% số tác phẩm phát sóng bằng tiếng
Thái và tiếng Mông cho đài phát thanh truyền hình huyện Tuần Giáo [2].
Thông qua việc tuyên truyền, vận động bước đầu đã nâng cao nhận thức cho
các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, góp phần tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của

người dân. Nhân dân các xã, bản đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa của việc xây
dựng NTM, có những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất, đóng góp ngày công
lao động để xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, xây dựng nếp
sống văn minh ở công đồng dân cư.
* Đào tạo, tập huấn
Đào tạo, tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM đã được các cấp triển khai thực
hiện. Nội dung tập huấn tập trung vào việc quán triệt chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và bộ
máy quản lý, điều hành Chương trình; hướng dẫn lập quy hoạch và đề án xây dựng
NTM; quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
và phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nông dân.... Trong 3 năm qua, toàn
tỉnh đã tổ chức được 142 lớp tập huấn, đào tạo cho 206 học viên cấp tỉnh, 885 học
viên cấp huyện, 5.272 học viên cấp xã. Trong đó huyện Tuần Giáo tổ chức được 35
lớp cho 1.820 học viên cấp huyện và cấp xã tham gia về các hoạt động NTM [4].
* Những khó khăn thuận lợi trong qua trình triển khai
- Thuận lợi.
Huyện nằm ở vị trí địa lý thuận lợi đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh.
Người dân có cơ hội tiếp cận được những tiến bộ khoa học - kỹ thuật áp
dụng vào thực tiễn nhanh chóng, trình độ dân trí ngày càng nâng cao.


14

Mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao thương
hàng hóa nhân dân trong xã và khu vực phụ cận.
Nguồn nhân lực lớn, đất đai rộng tạo tiền đề cho phát triển ngành nông nghiệp.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Khó khăn.
Địa hình chủ yếu là đồi núi, hàng năm vẫn xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,
hạn hán, rét đậm rét hại hàng năm vẫn xảy ra thường xuyên.

Diện tích đất lâm nghiệp nhiều mà chưa được khai thác triệt để.
Địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối.
1.2.2.3 Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương đã hoàn
thành 19 tiêu chí.
* Kinh nghiệm xây dựng NTM tỉnh Lai Châu:
Ngay sau khi có Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10/2008 của
Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Lai Châu đã xây dựng chương
trình hành động cụ thể và ra chỉ thị về xây dựng NTM, công tác xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh đã được triển khai sâu rộng và tương đối đồng bộ.
Lai Châu đã kiện toàn ban chỉ đạo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; đã thực hiện tốt
công tác tham mưu cho ban chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bản, tài liệu
phục vụ cho công tác chỉ đạo và tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn
mới; Lai Châu đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân về mục
đích, ý nghĩa, trách nhiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Năm 2011, tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia XDNTM tại 93 xã với xuất phát điểm thấp như: Tỷ lệ hộ nghèo cao, thu
nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 605.000 đồng/người/tháng; bình quân tiêu
chí nông thôn mới qua đánh giá toàn tỉnh đạt 2,68 tiêu chí/xã.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay tỉnh ta đã triển khai xây dựng nông
thôn mới tại 96 xã, với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn
thể chính trị và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc
gia XDNTM đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tính đến ngày 30/6/2015, toàn tỉnh có 91/93 xã có đường ô tô đến trung tâm
xã, liên xã, có 22/96 xã đạt tiêu chí giao thông; 38/93 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản
đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Bình quân tiêu chí chung toàn tỉnh đến hết
năm 2015 đạt 11 tiêu chí/xã, tăng 8,12 tiêu chí so với năm 2011. Tính hết năm 2015,
toàn tỉnh có 15 xã đạt 19 tiêu chí; 5 xã đạt 15-18 tiêu chí; 33 xã đạt 10-14 tiêu chí;
43 xã đạt 5-9 tiêu chí.



15

Tổng nguồn vốn đầu tư cho nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 là 6.219 tỷ
đồng. Đến hết ngày 31/12/2013 có 96/96 xã được phê duyệt quy hoạch chung nông
thôn mới; 96/96 xã được phê duyệt đề án nông thôn mới cấp xã. Thông qua các
phong trào thi đua của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM các tổ chức,
doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã ủng hộ được 3.478 triệu đồng và 3 công trình lớp học,
4 nhà văn hóa bản; Nhân dân đã hiến 203.137 m2 đất; 18.812 m3 cát, đá, sỏi…
Tuy nhiên, chương trình còn những hạn chế, yếu kém như: Việc triển khai
thực hiện các nội dung trọng tâm về XDNTM ở nhiều xã còn hạn chế, chưa đảm bảo
đủ nguồn lực để thực hiện các nội dung theo kế hoạch, chưa có nhiều giải pháp hay,
sáng tạo trong tổ chức thực hiện; việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho
người dân ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện lồng
ghép các chương trình, dự án trong XDNTM chưa được đẩy mạnh…[1].
* Kinh nghiệm xây dựng NTM huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình:
Thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM ở Thái Bình, đến tháng 6 2015, huyện Hưng Hà có thêm 4 xã hoàn thành chương trình NTM gồm: Duyên
Hải, Minh Tân, Thái Hưng và Hòa Tiến. Trong đó, những xã thuần nông, nguồn thu
ngân sách của xã cũng như thu nhập của người dân rất hạn hẹp nhưng đã có sự bứt
phá mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM ở địa phương.
Thái Hưng là xã nội đồng nằm ở phía Bắc huyện Hưng Hà. Người dân chủ
yếu sản xuất nông nghiệp. Xã còn nhiều khó khăn về nguồn thu ngân sách, ngay cả
mục tiêu về đích nông thôn mới cũng được xác định là lâu dài. Nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn, xã Thái Hưng đã nhanh chóng triển khai thực hiện xây dựng NTM
và đến nay đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Ông Trần Xuân Của – Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch UBND xã cho biết: “ Thành công trong xây dựng nông thôn mới tại xã chúng
tôi là có sự tuyên truyền vận động nhân dân mạnh mẽ và sự lãnh đạo của Đảng, đảng
viên phải gương mẫu đi trước để nhân dân theo sau. Cái nữa là các thôn trong xã tích cực
vận động nhân dân tham gia hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới” [12].
* Kinh nghiệm xây dựng NTM huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang:

Xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang có 1.277 hộ dân, 5.575
nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Tày, Dao... Năm 2011, xã mới đạt 2/19 tiêu chí trong
Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,5%, thu
nhập bình quân đầu người mới đạt 7,06 triệu đồng/người/năm... Do địa hình đồi núi
chia cắt nên việc triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án, dự án về phát triển sản
xuất tập trung gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ xã và cán bộ thôn, bản còn thiếu
kinh nghiệm, khá lúng túng khi triển khai công việc.


16

Đồng chí Quan Văn Phùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thượng
Lâm cho biết, để thực hiện đạt các tiêu chí trên, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện,
xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nắm rõ về ý nghĩa mục đích, vai
trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xác định rõ
những tiêu chí do người dân thực hiện và các tiêu chí được Nhà nước đầu tư. Quá
trình thực hiện, xã đã coi trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân nên các tầng
lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.
Nhờ tiếp nhận, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với việc huy
động nguồn lực tại chỗ, nhất là sự tham gia của người dân đến nay, xã đã huy động
được gần 65,4 tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất,
giảm nghèo. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư quy củ, đồng bộ. Hệ thống
trường lớp các cấp học được đầu tư khang trang với đầy đủ đồ dùng, đồ chơi… Cả
3 trường học (THCS, tiểu học và mầm non) của xã đạt tiêu chí trường chuẩn Quốc
gia. Xã đã hoàn thành xây dựng mới, cải tạo 14/14 nhà văn hóa thôn bản và nhà văn
hóa trung tâm xã.
Toàn xã đã có 6 hợp tác xã hoạt động lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ và 7
tổ hợp tác chăn nuôi lợn, nuôi cá, chế biến thủy sản... tạo việc làm cho hàng trăm
lao động. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 3 lần (từ 7,06 triệu
đồng/người/năm đầu nhiệm kỳ lên 19,03 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo

giảm từ 58,5% năm 2011 xuống còn 9,22% đầu năm 2015.
Đến nay, chỉ sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới, đến nay xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang
đã hoàn thành 19/19 tiêu chí [13].
1.2.2.4 Các kết luận và bài học kinh nghiệm xây dựng NTM qua phân
tích tổng quan
Qua các thành tựu đạt của một số nước phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp
như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy: Dù là các quốc gia đi trước
trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhưng các nước này đều chú
trọng vào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinh
nghiệm phong phú của các nước tiên tiến để áp dụng vào. Từ đó kịp thời điều chỉnh
mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Thay đổi
kĩ thuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của
người nông dân.
Thực tiễn cho thấy, chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương
đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Chương trình đã hình thành được bộ


17

máy chỉ đạo và quản lý đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, là yếu tố quan trọng thúc
đẩy tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình.
Hiện tại, các tỉnh, thành phố đang triển khai thực hiện Chương trình theo
Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng điều phối
giúp Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
các cấp: Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương; Văn phòng điều phối
nông thôn mới tỉnh; Văn phòng nông thôn mới huyện; cán bộ chuyên trách nông
thôn mới xã.

Công tác tuyên truyền, vận động đã được các cơ quan Trung ương và địa
phương tích cực thực hiện với nhiều hình thức phù hợp. Nhờ đó, nhận thức của
phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt.
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước.
Người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước; tích cực, chủ động tham gia xây dựng quê hương với nhiều cách làm sáng tạo, góp
phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành đã
hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị. Nhiều báo,
đài Trung ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục
tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động của chương trình. Nhờ có sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn xã hội, nên chương trình xây dựng nông
thôn mới có bước chuyển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Xây dựng NTM được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia. Đối với Việt
Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn nhằm phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển về cả kinh
tế và đời sống xã hội.
Nghị quyết X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng
NTM. Xây dựng các làng xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một phong trào quần
chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ
động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị cơ sở, sự hỗ
trợ giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền các cấp [14].
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã tập hợp sức
mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh
nghiệp và toàn thể nhân dân. Xây dựng NTM được thực hiện đã tạo sự chuyển biến



×