Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Ảnh hưởng của tannin chiết xuất từ thân và lá chè kết hợp với biochar bổ sung vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện in vitro (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH THÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA TANNIN CHIẾT XUẤT
TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ KẾT HỢP VỚI BIOCHAR
BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN CƠ SỞ ĐẾN
TIÊU HÓA DẠ CỎ TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ĐÌNH THÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA TANNIN CHIẾT XUẤT
TỪ THÂN VÀ LÁ CHÈ KẾT HỢP VỚI BIOCHAR
BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN CƠ SỞ ĐẾN
TIÊU HÓA DẠ CỎ TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Mai Anh Khoa
2. PGS. TS. Từ Trung Kiên


THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Thân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn
và cảm ơn chân thành tới:
TS.Mai Anh Khoa và PGS.TS Từ Trung Kiên - Thầy đã tận tình, chu
đáo,đã luôn cổ vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo, khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo trong phòng thí
nghiê ̣m đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của trương
trình học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân

viên chức Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện
chăn nuôi giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nơi tôi công tác
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Đình Thân


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung của đề tài ....................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Hệ sinh thái dạ cỏ .................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa dạ cỏ của gia súc nhai lại ....................................................3
1.2. Đặc điểm của các loại thức ăn thí nghiệm ...........................................................7
1.2.1. Một số đặc điểm và tính chất của chè xanh ......................................................7
1.2.2. Ure .....................................................................................................................9
1.2.3. Biochar ............................................................................................................10
1.3. Ảnh hưởng của tannin đến thu nhận thức ăn, tiêu hóa và sự lên men ...............10
1.3.1. Kỹ thuật sinh khí in vitro ................................................................................12
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh khí trong các thí nghiệm in vitro
gas production ..................................................................................................13
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................20


iv
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................20
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
2.5. Phương pháp.......................................................................................................20
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................29
3.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng của các mức tannin chiết xuất từ thân, lá
chè và biochar khác nhau với ure bổ sung vào làm chất nền đến tổng lượng
khí sản sinh và tỷ lệ tiêu hóa trong điều kiện in vitro. .....................................29
3.1.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn thí nghiệm .....................................29

3.1.2. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro của các loại thức ăn .............................33
3.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng tannin đến năng lượng trao đổi (ME), các axit
béo mạch ngắn (SCFA), tỷ lệ tiêu hóa của các khẩu phần trong điều kiện in
vitro...................................................................................................................40
3.1.4. Ảnh hưởng của tannin và biochar đến tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô ..................48
3.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của các mức tannin chiết xuất từ thân, lá
chè và biochar khác nhau với ure bổ sung vào làm chất nền đến một số chỉ
tiêu của dung dịch dạ cỏ. ..................................................................................50
3.2.1. Ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau đến chỉ tiêu pH của
dung dịch dạ cỏ .................................................................................................50
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau đến vi sinh vật của
dung dịch dạ cỏ .................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABBH

: Axit béo bay hơi

ADF

: Xơ tan trong môi trường axit

Ash


: Khoáng tổng số

ATP

: Chất mang năng lượng cần thiết

C

: Cacbon

CHC

: Chất hữu cơ

Cs

: Cộng sự

CT
GC

: Tannin ngưng tụ
: Gas Chromatography

GE

: Năng lượng thô

h


: Giờ

HT

: Tannin dễ hòa tan

ME
N

: Năng lượng trao đổi
: Nitơ

NDF

: Xơ tan trong môi trường trung tính

SEM

: Sai số tiêu chuẩn của các số trung

TN

: Tannin tinh khiết

V1, V2

: Thể tích

VCK


: Vật chất khô

VCKI

: Chất khô ăn vào

VK

: Vi khuẩn


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng pha chế các dung dịch đệm 1, dung dịch khoáng đa lượng,
dung dịch khoáng vi lượng cần thiết và dung dịch resazurin....... 23
Bảng 2.2: Bảng pha chế dung dịch đệm 2 .................................................... 23
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm in vitro .................................................... 24
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của các khẩu phần thí nghiệm ..................... 31
Bảng 3.2: Tốc độ sinh khí của các khẩu phần thí nghiệm (ml) .................... 34
Bảng 3.3: Động thái sinh khí của mẫu thức ăn ............................................ 39
Bảng 3.4: Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các khẩu phần ................... 40
Bảng 3.5: Các axit béo mạch ngắn (SCFA) của các khẩu phần ................... 42
Bảng 3.6: Tỷ lệ phân giải protein của các mẫu thức ăn ................................ 44
Bảng 3.7: Ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của các khẩu phần (%)......... 46
Bảng 3.8: Tỷ lê ̣ tiêu hóa vâ ̣t chấ t khô của các khẩu phần ............................. 49
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau đến chỉ
tiêu pH của dung dịch dạ cỏ ở thời điểm 0, 3 và 6 giờ ................ 51
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau đến vi sinh

vật của dung dịch dạ cỏ ................................................................ 54


vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1:

Lượng khí sinh ra trong 96 giờ ................................................... 35

Hình 3.2:

Đồ thị giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các khẩu phần ....... 41

Hình 3.3:

Đồ thị các axit béo mạch ngắn (SCFA) của các khẩu phần ....... 43

Hình 3.4:

Đồ thị ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của các khẩu phần (%) ..... 47

Hình 3.5:

Đồ thị ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau đến chỉ
tiêu pH của dung dịch dạ cỏ ở thời điểm 0, 3 và 6 giờ ........................ 52

Hình 3.6:


Đồ thị ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau
đến vi sinh vật của dung dịch dạ cỏ ............................................ 55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có một khối lượng lớn phụ phẩm có thể làm thức ăn cho gia
súc nhai lại. Tuy nhiên, muốn sử dụng nguồn phụ phẩm một cách có hiệu quả
cần có những biện pháp tác động phù hợp như xử lý bằng hóa chất, bổ sung
các loại dưỡng chất thoát qua, thêm chất béo vào khẩu phần để làm tăng tỷ
trọng năng lượng hoặc cải thiện tỉ số protein/năng lượng của dưỡng chất hấp
thu bằng cách giảm bớt protozoa trong dạ cỏ.
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước
(17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi
về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè.
Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất
cao. Trong quá trình sản xuất, hàng năm, có một lượng lớn thân và lá chè già
được đốn chặt để tạo búp mầm mới, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để
có thể chiết xuất tannin bằng phương pháp thủ công, đơn giản và rẻ tiền.
Nguồn tannin này kết hợp với biochar được phối trộn vào khẩu phần ăn của
gia súc như là nguồn thức ăn bổ sung sẽ cải thiện khả năng thu nhận thức ăn và tỷ
lệ tiêu hóa cũng như năng suất vật nuôi. Tannin có thể ảnh hưởng gián tiếp
thông qua việc giảm số lượng động vật nguyên sinh và vi khuẩn phân giải xơ
trong dạ cỏ. Có rất ít thông tin về việc sử dụng tannin kết hợp với biochar
(than sinh học) trong khẩu phần của bò ở Việt Nam, vì vậy, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:“Ảnh hưởng của tannin chiết xuất từ thân và lá chè
kết hợp với biochar bổ sung vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ trong
điều kiện in vitro”.



2

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung tannin chiết xuất từ thân, lá
chè và biochar vào khẩu phần ăn đến khả năng tiêu hóa VCK và chất hữu cơ
của bò trong điều kiện in vitro.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định ảnh hưởng của các mức tannin và biochar khác nhau khi có
ure bổ sung làm chất nền ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện
in vitro.
Xây dựng được khẩu phần bổ sung tannin và biochar hợp lý cho bò
nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa các chất trong dạ cỏ, giảm thiểu sự phân giải các
chất hữu cơ có giá trị sinh học cao như protein trong dạ cỏ nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng protein ở bò.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về
khả năng tiêu hóa ở dạ cỏ của một số phụ gia bổ sung.
- Kết quả của đề tài được ứng dụng trong chăn nuôi bò như là một biện
pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng của thức ăn.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Tận dụng được nguồn phế phụ phẩm rẻ tiền từ ngành sản xuất chè để
chế biến thành chất phụ gia bổ sung vào thức ăn cho gia súc nhai lại nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ sinh thái dạ cỏ
1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa dạ cỏ của gia súc nhai lại
1.1.1.1 Đặc điểm của dạ dày kép
Hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4
túi: 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) còn túi thứ 4 gọi là dạ múi khế.
- Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái xoang bụng, từ cơ hoành

đến xoang chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85 - 92% dung tích dạ dày, 75% dung tích
đường tiêu hóa, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn.
Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn được lên men bởi hệ vi sinh
vật cộng sinh nơi đây. Chất chứa trung bình trong dạ cỏ có khoảng 850 - 930g
nước/kg nhưng tồn tại ở hai tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần
thức ăn mịn, lơ lửng trong đó và tầng trên khô hơn chứa nhiều thức ăn kích
thước lớn. Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit
béo bay hơi (AXBBH) sinh ra từ quá trình lên men vi sinh vật được hấp thu
qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành
nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi sinh vật cùng với những tiểu
phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ đi xuống dạ múi khế và ruột để
được tiêu hóa tiếp bởi men của đường tiêu hóa.
- Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông

giống như tổ ong và có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn
chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào
dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực
quản lên miệng để nhai lại.
- Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc),



4

có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước cùng các
ion Na+, K+…, hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chất đi qua.
- Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng

tương tự như dạ dày của gia súc dạ dày đơn, tức là tiêu hóa thức ăn bằng dịch
vị (chứa HCl và men pepsin).
1.1.1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ
a. Môi trường sinh thái dạ cỏ
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ,
các sản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách
dạ cỏ. Đây là một hệ sinh thái rất phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác
giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho
vi sinh vật (VSV) yếm khí sống và phát triển. Đáp lại, VSV dạ cỏ đóng góp
vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của vật chủ, đặc biệt là
nhờ chúng có các enzyme phân giải liên kết β-glucosid của xơ trong vách
tế bào thực vật của thức ăn và có khả năng tổng hợp đại phân tử protein từ
ammonia (NH3).
Ngoài dinh dưỡng môi trường dạ cỏ có những đặc điểm thiết yếu cho
sự lên men của vi sinh vật cộng sinh như sau: độ ẩm cao (85-90%), pH trong
khoảng 6,4-7,0; nhiệt độ khá ổn định (38 - 42oC), áp suất thẩm thẩu ổn định
và là môi trường yếm khí (nồng độ oxy <1%).
b. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và được gọi
chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có ba nhóm chính là vi
khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn
có mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể
thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Quần thể vi

sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc và tính chất của khẩu


5

phần thức ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng
năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng.
- Vi khuẩn (bacteria)
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng được nuôi tách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn
chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình
tiêu hóa xơ. Năm 1941 Hungate công bố những công trình nghiên cứu đầu
tiên về VSV dạ cỏ, đến nay đã có hơn 200 loài vi khuẩn dạ cỏ đã được mô tả
(Theodorou và France, 1993) [66]. Tổng số vi khuẩn dạ cỏ thường vào khoảng
109 - 1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm
khoảng 25- 30%, còn lại bám vào thức ăn, biểu mô và protozoa.
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật
thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa.
Protozoa không thích ứng với môi trường bên ngoài và bị chết rất nhanh.
Trong dạ cỏ protozoa có số lượng vào khoảng 105 - 106 tế bào/g chất chứa dạ
cỏ, ít hơn vi khuẩn nhưng kích thước lớn hơn nên có thể tương đương về sinh
khối. Có hơn 100 loài protozoa đã được xác định. Mỗi loài gia súc có số loài
protozoa khá đặc thù.
Protozoa trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau gồm họ
Isotrichidae có cơ thể rỗng được phủ các tiêm mao, họ kia là Ophryoscolecidae
gồm nhiều loại khác nhau về kích thước, hình thái và diện mạo.
Protozoa có một số tác dụng sau:
+ Tiêu hóa tinh bột và đường.
+ Xé rách màng tế bào thực vật.
+ Tích lũy polysaccarid.

+ Bảo tồn mạch nối đôi các axit béo không no.
Tuy nhiên có vài ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại
nhất định:


6

+ Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn. Nguồn nitơ
đáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều
nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các axit
amin được. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một lượng lớn vi khuẩn bị
thực bào bởi protozoa. Mỗi protozoa có thể thực bào 600 - 700 vi khuẩn trong
một giờ ở mật độ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Protozoa cũng góp phần làm
tăng nồng độ NH3 trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng.
+ Protozoa không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức
ăn hay do vi khuẩn tạo nên nên làm giảm rất nhiều vitamin của vật chủ.
- Nấm (Fungi)
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là :
+ Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt
của cấu trúc này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại,
sự phá vỡ này tạo điều kiện cho Bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục
phân giải xơ.
+ Mặt khác, bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải gluxit.
Phức hợp men tiêu hóa xơ của nấm dễ dàng hòa tan hơn của men vi khuẩn.
Chính vì thế nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên
men chúng với tốc độ nhanh hơn so với vi khuẩn.
Như vậy, sự có mặt của nấm làm tăng tốc độ tiêu hóa xơ. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa đối với việc tiêu hóa thức ăn thô xơ bị lignin hóa.
1.1.1.3. Quá trình tiêu hóa thức ăn
- Phân giải gluxit

Quá trình phân giải các gluxit phức tạp tạo ra các đường đơn. Những
phân tử này là sản phẩm trung gian và được lên men tiếp theo bởi vi sinh vật
dạ cỏ. Quá trình này sinh ra năng lượng dưới dạng ATP và các AXBBH cho
vật chủ. Đó là các axit acetic, propionic và butyric theo một tỷ lệ tương đối
khoảng 70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric.


7

- Phân giải protein
Khoảng 40%-60% protein thức ăn đầu tiên được lên men phân giải
trong dạ cỏ thành các peptit, sau đó thành các axit amin và được giải phóng
vào môi trường dạ cỏ. Trong môi trường dạ cỏ hầu hết các axit amin được
khử trong các tế bào vi sinh vật thành các α - xetoaxit, amoniac, axit béo bay
hơi mạch ngắn, CO2. Một sản phẩm của quá trình này sau đó được vi sinh vật
sử dụng để tổng hợp thành các phần hữu cơ khác, gồm protein và các axit
nucleic. Đây chính là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình tổng hợp lên đại
phân tử protein của sinh khối vi sinh vật, lượng sinh khối vi sinh vật này lại
cung cấp protein cho vật chủ.
- Phân giải lipit
Lipit trong thức ăn khi vào môi trường dạ cỏ thường có dạng
trixylglyxerol và glactolipit, chúng bị thủy phân bởi lipaza của vi sinh vật.
Glyxerol và galactoza được lên men ngay thành các AXBBH. Các AXBBH
giải phóng ra được trung hòa ở pH dạ cỏ chủ yếu dưới dạng muối canxi có độ
hòa tan thấp và bám vào bề mặt vi khuẩn và các tiểu phần thức ăn. Chính vì
thế tỷ lệ mỡ quá cao trong khẩu phần thường làm giảm khả năng tiêu hóa xơ ở
dạ cỏ. Tuy nhiên khả năng tiêu hóa mỡ của vi sinh vật dạ cỏ rất hạn chế, cho
nên khẩu phần nhiều mỡ sẽ làm giảm tiêu hóa xơ và thu nhận thức ăn. Đối với
các thức ăn phụ phẩm xơ hàm lượng mỡ trong đó rất thấp nên dinh dưỡng của
gia súc nhai lại ít chịu ảnh hưởng của tiêu hóa mỡ trong dạ cỏ (Nguyễn Xuân

Trạch, 2003) [13].
1.2. Đặc điểm của các loại thức ăn thí nghiệm
1.2.1. Một số đặc điểm và tính chất của chè xanh
Cây chè tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae. Sinh
trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên có đặc tính sinh học tiêu biểu là


8

chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn. Trong quá trình sản xuất, hàng
năm, có một lượng lớn thân và lá chè già được đốn chặt để tạo búp mầm mới,
đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để có thể chiết xuất tannin bằng phương
pháp thủ công, đơn giản và rẻ tiền nhất.
Thành phần sinh hóa của chè biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào
giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác, mùa thu hoạch...
Những thành phần sinh hóa chủ yếu trong búp chè gồm có:
a.Tannin:
Tannin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm
chất chè. Tannin còn gọi chung là hợp chất phenol, trong đó 90% là các dạng
catechin. Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tannin chè không giống
nhau và tùy theo từng giống chè mà thay đổi. Những hợp chất này dựa vào
tính chất của chúng có thể phân thành:
- Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320 - 360.
- Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420 - 450.
- Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để
xử lý, mới có thể hòa tan trong dung dịch).
Tannin giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cây, nó tham
gia vào quá trình oxy hóa khử trong cây. Các dạng catechin như epicatechin
galat, epigalocatechin galat tham gia vào quá trình sinh trưởng của cây.
Về mặt phẩm chất chè, tannin giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo

thành màu sắc, hương vị của chè (nhất là đối với việc chế biến chè đen),
vì vậy trong quá trình trồng trọt cần chú ý nâng cao hàm lượng tannin
trong nguyên liệu.


9

Ngoài ra cây chè còn có các thành phần khác như ancaloit, protein và
axit amin, gluxit và pectin. Lá chè xanh còn có chất diệp lục, carotin và
xantofin, dầu thơm và một số vitamin như vitamin A, B1, B2, PP, C...
1.2.2. Ure
Ure là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, oxy và hydro, với công
thức CON2H hay (NH2)2CO.
Trong một số động vật, các phân tử ure được tạo ra từ cacbon dioxit,
nước, muối aspartat và amoniac trong quá trình trao đổi chất được biết đến
như là chu trình ure, một chu trình đồng hồ. Sự tiêu hao năng lượng này là
cần thiết do amoniac, một chất thải phổ biến trong quá trình trao đổi chất, là
một chất độc và cần được trung hòa. Việc sản xuất ure diễn ra trong gan và
dưới sự điều chỉnh của N-axetylglutamat. Cơ thể người sản xuất ra ít axit uric
do kết quả của sự phân hủy purin, do việc sản xuất axit uric dư thừa có thể
dẫn đến một loại chứng viêm khớp gọi là bệnh gút.
Trong công nghiệp ure được sử dụng như là một thành phần của phân
hóa học và chất bổ sung vào thức ăn cho động vật, nó cung cấp một
nguồn đạm cố định tương đối rẻ tiền để giúp cho sự tăng trưởng.
Cũng như các loại gia súc nhai lại, bò có khả năng sử dụng nguồn nitơ phi
protein có trong khẩu phần để đáp ứng nhu cầu về protein của chúng. Trong dạ
cỏ, nitơ phi protein này được phân giải thành amoniac. Các vi sinh vật khu trú
trong dạ cỏ sẽ dùng amoniac để tạo nên cơ thể chúng sẽ tổng hợp ra protein của
vi sinh vật. Những vi sinh vật này đi từ dạ cỏ vào phần dưới hệ thống tiêu hoá dạ
dày, ruột và được tiêu hoá tại đây, chúng sẽ giải phóng ra các axit amin. Các axit

amin này sau đó sẽ được hấp thụ vào máu gia súc.
Nhưng dùng ure làm thức ăn cho gia súc rất dễ gặp rủi ro, nếu người
dùng không có hiểu biết đầy đủ về cách sử dụng và những hạn chế.


10

1.2.3. Biochar
Biocarbon hay Biochar là than sinh học, có hạt mịn được sản xuất bằng
phương pháp nhiệt phân từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối thực vật (rơm,
rạ, cây cối, bã mía, xơ dừa) và rác thải. Nhiệt phân là sự phân hủy hóa học của
vật liệu hữu cơ bằng cách đun nóng không có oxy.
Phương pháp nhiệt phân có thể sản xuất bằng lò thủ công hoặc sản xuất
trong các nhà máy lớn, cũng có thể bằng Biochar Reactor kéo đi lưu động.
Chẳng hạn ở Indonesia có công ty sản xuất ở quy mô công nghiệp với công
suất tới 200 tấn biocarbon/ngày.
Biocarbon được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như để hấp
thụ CO2 góp phần làm giảm khí nhà kính, làm chậm sự biến đổi khí hậu hoặc
để sản xuất biofilter dùng lọc nước uống trong các gia đình, hoặc dùng xử lý
nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt
1.3. Ảnh hưởng của tannin đến thu nhận thức ăn, tiêu hóa và sự lên men
Tannin là một hợp chất ester giữa đường glucose và một nhóm chất
khác, thường là một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu
đem thủy phân ra ta thu được đường glucose và các axit gallic và m - digallic,
gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tannin khác gọi
là "ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit ellagic. Tannin
trong thực vật được chia làm 2 loại: một loại tannin có khả năng thủy phân
gọi là tannin dễ hòa tan (HTs) và một loại không có khả năng thủy phân gọi là
tannin ngưng tụ (CTs).
Tannin đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng động vật nói chung và

trong dinh dưỡng gia súc nhai lại nói riêng. Khi gia súc nhai thức ăn có chứa
tannin, phức hợp tannin-protein sẽ tạo thành phức hợp này ổn định trong môi
trường dạ cỏ nhưng chúng sẽ bị phân tách trong dạ múi khế và phần trước của


11

tá tràng nơi có pH thấp. Quá trình này bảo vệ chất đạm chống lại sự phân giải
của vi khuẩn và làm tăng tỷ lệ các axit amin có trong thức ăn thoát qua khỏi
dạ cỏ (Waghorn, 2002)[69]. Tuy nhiên, tannin làm giảm tính ngon miệng của
thức ăn và có thể trở thành chất kháng dinh dưỡng trong dạ cỏ. Tannin có ảnh
hưởng bất lợi trong quá trình lên men dạ cỏ và tiêu hóa thức ăn. Một số
nghiên cứu cho rằng tannin tách chiết và các cây chứa tannin làm giảm tỷ lệ
tiêu hóa trong cả in vitro (Bhatta và cs., 2009]; Patra và cs, 2006) [16] và in
vivo (Animut và cs, 2008 [14]; Grainger và cs, 2009)[29]. Khi trong khẩu
phần ăn có hàm lượng tannin trên 5% DM thì sẽ làm giảm lượng thu nhận
thức ăn, tỷ lệ tiêu hoá xơ trong dạ cỏ, thậm chí giảm tiêu hoá cả protein, làm
bất hoạt các enzyme tiêu hóa (McNaughton, 1987) [41].
Đối với các thức ăn chứa tannin, việc ức chế quá trình sinh methan
chủ yếu là do tannin đậm đặc (Martin và cs, 2008) [37]. Có hai cơ chế về
hoạt động của tannin (Tavendale và cs., 2005) [65] đó là tannin ảnh hưởng
trực tiếp đến hình thành methan và ảnh hưởng gián tiếp đến giảm tạo ra
hydro do tỷ lệ phân giải thức ăn ở dạ cỏ thấp hơn. Tannin trong khẩu phần
ăn của gia súc nhai lại làm giảm methan thông qua việc ức chế trực tiếp
hoạt động của các vi khuẩn sản sinh methan, đồng thời tác động gián tiếp
đến việc hình thành methan trong dạ cỏ bằng cách ngăn cản sự phát triển
của protozoa và các vi sinh vật khác sản sinh khí hydro (Patra, 2010[53];
Tavendale và cs, 2005) [65].
Tannin ở tỷ lệ cao hơn 5% trong khẩu phần có thể gây ảnh hưởng xấu
đến thu nhận thức ăn trong khi tỷ lệ tannin thấp hơn không ảnh hưởng đến thu

nhận thức ăn của động vật nhai lại. Ở tỷ lệ tannin cao sẽ làm giảm tính ngon
miệng của khẩu phần, giảm tỷ lệ tiêu hóa trong dạ cỏ và phát triển các cảm
giác có điều kiện (Mueller Harvey, 2006) [45]. Tannin ức chế hoạt động của
vi sinh vật trong dạ cỏ, từ đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự lên men trong
dạ cỏ và sự tiêu hóa thức ăn. Một số lượng lớn các nghiên cứu đă chỉ ra rằng
chiết suất của tannin hoặc các thực vật có chứa tannin làm giảm khả năng tiêu


12

hóa thức ăn trong cả môi trường in vitro (Patra và cs, 2006 [54]; Bhatta và cs,
2009) [16] và in vivo (Grainger và cs, 2009) [29]. Thường các kết quả cho
rằng tỷ lệ tannin cao hơn 5% trong khẩu phần có ảnh hưởng xấu đến khả năng
sử dụng dinh dưỡng và sức sản xuất của động vật, nhưng ảnh hưởng này còn
phụ thuộc vào loại tannin (Waghorn, 2008) [68]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng khả năng tiêu hóa không bị ảnh hưởng bởi tannin ví dụ như ethanol chiết
xuất từ Terminalia belerica (Patra và cs, 2006) [54], nhưng khí methan sinh ra
bị giảm đi. Việc giảm khả năng phân giải protein trong dạ cỏ gây ra là do
phức hợp tannin- protein ngăn cản protein được phân giải bởi vi sinh vật dạ
cỏ. Một ảnh hưởng có lợi khác của tannin được báo cáo đó là do sự bảo vệ
protein khỏi sự phân giải trong dạ cỏ nên đã làm tăng nguồn protein
metaboliza đưa đến tá tràng, ngăn chặn hiện tượng chướng hơi dạ cỏ và làm
tăng nồng độ axit linoleic liên hợp trong sản phẩm của động vật nhai lại
(Waghorn, 2008[68]; Mueller Harver, 2006) [45].
Tannin ở nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn và sự lên
men ở dạ cỏ. Do đó, xem xét để đưa ra một tỷ lệ tannin thích hợp là rất quan
trọng, để có thể không ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của dạ cỏ.
Nghiên cứu của Makkar và cs, (1995) [36] cho thấy khi gia súc ăn khẩu
phần có chứa tannin của cây mẻ rìu thì tổng số protozoa trong dạ cỏ giảm đi
đáng kể. Các loài cây nhiệt đới chứa nhiều tannin như Lotus pedunculatus khi

sử dụng trong khẩu phần đã làm giảm tới 30% lượng methan thải ra
(Waghorn và cs, 2002 [69]; Woodward và cs, 2004) [73] và có thể thay thế
các loại thức ăn thô khác trong khẩu phần.
1.3.1. Kỹ thuật sinh khí in vitro
Kỹ thuật sinh khí in vitro được sử dụng để mô phỏng quá trình lên men
dạ cỏ trong phòng thí nghiệm từ lâu. Trong kỹ thuật sinh khí in vitro, thức ăn
được ủ với hỗn hợp dịch dạ cỏ, dung dịch đệm và các khoáng chất ở 390C
trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 3, 6, 9, 12, 24, 36, 48, 72 và


13

96 giờ với ba lần lặp lai. Tổng lượng khí sinh ra được ghi chép đầy đủ, kỹ
thuật này cũng xác định được tỷ lệ phân giải in vitro của thức ăn. Kết quả của
các thí nghiệm này được thể hiện bằng gam vật chất khô, vật chất khô tiêu
hóa hay mỗi gam NDF tiêu hóa.
Ưu điểm của phương pháp này là phương pháp được sử dụng phổ biến,
đơn giản, chi phí thấp. Một lúc ta có thể chạy hàng trăm nghiệm thức. Chúng
ta cũng có thể tăng số lần lặp lại của mỗi nghiệm thức để đảm bảo được độ tin
cậy cao của các số liệu thu được. Phương pháp này rất phù hợp với các nước
đang phát triển, nơi mà nguồn kinh phí phục vụ cho nghiên cứu chưa nhiều.
Một nhược điểm lớn của phương pháp này là chỉ mô phỏng sự lên men dạ cỏ
của thức ăn mà không phải là quá trình tiêu hóa thức ăn của con vật. Hơn nữa,
hệ vi sinh vật không có thời gian thích nghi chuẩn.
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh khí trong các thí nghiệm
in vitro gas production
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp in vitro
gas production đã được Wilkins (1974) [71] và Rymer và cs (2005) [59] tổng
kết: Các yếu tố này gồm: Khối lượng, kích thước mẫu và chuẩn bị mẫu, dịch
dạ cỏ, thành phần dung dịch đệm, sử dụng mẫu trắng (Blank), thiết bị, dụng

cụ sử dụng trong thí nghiệm. Theo Theodorou và cs (1994) [66] tăng khối
lượng mẫu (chất nền) sẽ làm thể tích khí tăng lên, nhưng tốc độ sinh khí
không bị ảnh hưởng. Khối lượng phù hợp với các thức ăn dễ lên men nên là
200mg, với các thức ăn lên men chậm khối lượng nên là 300mg để đảm bảo
rằng lượng khí sinh ra khi ủ mẫu không lớn hơn 100ml (Menke và Steingass,
1988) [42]. Kích thước mẫu có ảnh hưởng đến tốc độ sinh khí trong thời gian
ủ. Các mẫu được nghiền nhỏ có khả năng lên men nhanh hơn các mẫu không
được nghiền (Menke và Steingass, 1988) [42] giải thích rằng: Nghiền nhỏ
mẫu đã làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của các mảnh thức ăn với vi sinh
vật trong môi trường ủ. Dehority và Johnson (1961) [26] chỉ ra rằng độ nghiền


14

nhỏ của hạt thức ăn thí nghiệm tốt nhất là không lớn hơn 1mm. Menke và
Steingass (1988) [42] thấy lượng khí sinh ra trong cả hai trường hợp mẫu
được làm lạnh - khô và sấy khô bằng tủ sấy ở 600 C trong 48 giờ là như nhau.
Cone và Van Gender (1998) [24] cũng chỉ ra rằng làm lạnh - khô mẫu và sấy
mẫu bằng lò sấy không làm thay đổi lượng khí sinh ra trong quá trình ủ. Tuy
nhiên, khi ủ mẫu cỏ tươi thì lượng khí sinh ra khác so với các mẫu đã được
làm khô (Cone và Van 12 Gender, 1998) [24]. Theo Sanderson và cs (1997) [61],
tốc độ lên men của mẫu ủ trong điều kiện in vitro chính xác hơn so với các
mẫu chưa qua xử lý. Lowman và cs (2002) giải thích rằng ở các mẫu được sấy
khô, vi sinh vật có thể tấn công sớm và mãnh liệt hơn so với các mẫu tươi, vì
vậy, quá trình lên men phân giải diễn ra nhanh hơn. Nồng độ của dịch ủ cao
làm tăng thể tích khí sinh ra khi ủ cùng một khối lượng mẫu với thời gian ủ
như nhau. Theo Rymer và cs (2005) [59], tốc độ sinh khí trong thí nghiệm in
vitro có mối quan hệ với nồng độ dịch dạ cỏ trong dung dịch ủ. Pell và
Schofield (1993) [55] đề nghị nên dùng dung dịch ủ với thức ăn thí nghiệm có
nồng độ dịch dạ cỏ/dung dịch ủ tối thiểu là 20ml/100ml (tỷ lệ 1/5). Thời gian

lấy dịch dạ cỏ cũng có ảnh hưởng đến kết quả sinh khí trong các thí nghiệm
sinh khí in vitro. Nên lấy dịch dạ cỏ trước khi cho gia súc ăn sáng (Menke và
Steingass, 1988) [42]. Cone và cs (1996) [23] chỉ ra rằng, tốc độ lên men của
thức ăn tăng dần khi dịch dạ cỏ được lấy sau khi cho gia súc ăn sáng mặc dù
tổng lượng khí sinh ra không thay đổi. Nagadi và cs (2000) [46] không thấy
có sự khác nhau về hoạt động của vi sinh vật trong dịch dạ cỏ khi lấy dịch
cách nhau 72 giờ. Thức ăn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thành phần và thể
tích khí sinh ra. Theo Trei và cs (1970) [67], khi mẫu ủ là rơm non thì lượng khí
sinh ra cao hơn so với mẫu ủ là hạt ngũ cốc. Menke và Steingass (1988) [42];
Nagadi và cs (2000) [46] thấy rằng khẩu phần ăn của bò lấy dịch dạ cỏ ảnh
hưởng đáng kể đến thành phần và thể tích khí sinh ra. Calabro và cs (2005)


15

[20] thấy có ảnh hưởng của loài lấy dịch đến thành phần và thể tích khí sinh
ra. Dịch dạ cỏ được làm lạnh với dung dịch đệm làm giảm thời gian phân huỷ
chất hữu cơ tức là tăng tốc độ sinh khí. Menke và Steingass (1988) [42] đưa ra
các yêu cầu trong chuẩn bị mẫu dịch ủ như sau: Dịch ủ phải luôn được giữ
trong bình nước ấm 390C và được sục khí CO2 để đảm bảo yếm khí, dung
dịch ủ được pha chế theo tỷ lệ giữa dung dịch đệm 2 và dung dịch dạ cỏ là
2/1. Việc sử dụng mẫu trắng - mẫu chỉ có dịch dạ cỏ trong quá trình thí
nghiệm sinh khí in vitro (thường là 3 mẫu) chỉ chứa 30 ml dung dịch ủ trong
xylanh không chứa mẫu là rất quan trọng. Đo đạc, tính toán lượng khí sinh ra
từ các xylanh này để có thể hiệu chỉnh lượng khí sinh ra từ các mẫu thức ăn
đem ủ một cách chính xác hơn. Cone và Van Gender (1998) [24] chỉ ra rằng
tốc độ khí sinh ra từ các mẫu trắng không giống như các mẫu ủ thức ăn thí
nghiệm. Rymer và cs (2005) [59] so sánh ba loại thiết bị được sử dụng trong
các thí nghiệm sinh khí in vitro và thấy rằng có sự sai khác về lượng khí sinh
ra khi dùng các thiết bị khác nhau. Davies và cs (2000) [25] khi so sánh thiết

bị của Theodorou và cs (1994) [66] với thiết bị của Cone và cs (1996) [23]
cũng có kết luận tương tự. Như vậy, khi sử dụng các dụng cụ khác nhau phải
lưu ý để hiệu chỉnh cho phù hợp trong việc tính toán kết quả sinh khí của các
mẫu thức ăn thí nghiệm.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ trước đến nay, trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chúng ta có hai
quan điểm trái chiều nhau về vai trò cũng như tác dụng của tannin. Một số
nhà khoa học cho rằng tannin là một hợp chất kháng dinh dưỡng vì tannin kết
hợp với protein của thức ăn và với cả enzyme đường tiêu hoá làm giảm tỷ lệ
tiêu hoá protein thức ăn, giảm thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng, giảm sản
lượng của vật nuôi và cần phải khắc phục ảnh hưởng có hại của tannin bằng


16

cách xử lý kiềm (bổ sung ure) hoặc phối hợp thức ăn chứa tannin với sunphat
sắt hoặc polyethilene glycol - 4000 (PEG-4000) (Vũ Duy Giảng, 2001) [5].
Ngược lại, theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [13] lại cho rằng bổ sung tannin
vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại ở mức thấp (20-40 g/kg vật chất khô
thức ăn) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng protein của gia súc. Để đạt được hai
mục tiêu giảm thiểu methan và duy trì được tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần,
chúng ta cần phải xác định được nguồn tannin cũng như tỷ lệ bổ sung thích
hợp vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại.
Trong cây, ở các bộ phận càng được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt
trời thì hàm lượng tannin càng cao. Trong khi đó, Việt Nam là nước nằm
trong khu vực nhiệt đới, thời gian chiếu sáng hằng năm lớn. Hầu hết các loài
thực vật đều chứa một hàm lượng tannin nhất định. Đặc biệt các loài thực vật
có vị chát thì hàm lượng tannin khá cao. Ví dụ như tannin của lá chè chiếm
12,68% vật chất khô (Lê Tự Hải, 2010) [9], trong cây keo lá tràm (Acacia

auriculiformis) và cây kim phượng (Bonducpina pulcierrina) có hàm lượng
tannin lần lượt là 16,63 và 7,69% vật chất khô (Hồ Thị Liễu, 2004) [8]. Như
vậy ta có thể sử dụng nguồn tannin sẵn có từ thực vật để bổ sung vào khẩu
phần ăn của gia súc nhai lại.
Tại miền Bắc, trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Vương quốc
Bỉ, một hệ thống dinh dưỡng cho bò sữa cũng đã được nghiên cứu, xây dựng
dựa trên kết quả các thí nghiệm in vivo trên cừu, thí nghiệm in vitro với
enzyme pepcine-cellulose kết hợp với việc phân tích thành phần hóa học của
hàng trăm mẫu thức ăn.
Năm 2005, sau khi Viện Chăn nuôi được trang bị hệ thống buồng trao
đổi chất hiện đại, tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu xác định giá trị năng
lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần cho duy trì (NEm), tỷ lệ tiêu hóa hồi
tràng của một số loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho gia súc, gia cầm” từ


×