Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 2015 (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG DƢƠNG TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, S DỤNG ĐẤT CỦA CÁC
CÔNG T NÔNG, LÂM NGHIỆP TR N ĐỊA ÀN
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

LU N V N THẠC S QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG DƢƠNG TUẤN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, S DỤNG ĐẤT CỦA CÁC
CÔNG T NÔNG, LÂM NGHIỆP TR N ĐỊA ÀN
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2015
N
Quả
ất
Mã số 60 85 01 03

LU N V N THẠC S QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
N ƣờ



ƣớ

dẫ k o

ọc PGS.TS. N uyễ N ọc Nô

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Lạng sơn, ngày

tháng 11 năm 2016

Tác ả uậ vă

Ho

Dƣơ

Tuấ



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS N uyễ N ọc Nô



người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo,
công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn; Phòng Tài
nguyên và Môi trường các huyện: Lộc Bình, Đình Lập, Hữu Lũng; các cơ quan ban
ngành khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin
cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 11 năm 2016

Tác ả uậ vă

Ho

Dƣơ


Tuấ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
C ƣơ

1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHI N CỨU ...........................................4

1.1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của công tác quản lý, sử dụng đất
đai tại các nông, lâm trường sau chuyển đổi ...............................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................7
1.1.3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................9
1.2. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam và
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................10
1.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam ..........................10

1.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..15
1.3. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất của các
nông lâm trường ở Việt Nam ....................................................................................20
C ƣơ

2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHI N CỨU .........................................................................................................23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................23
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015 ...........................................................23
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các
Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015 ...........24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................24
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp ...................................24
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................25
C ƣơ

3: KẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LU N ..................................26


3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................................26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ...................................................................26
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................26
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................27
3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn .........31
3.1.2. Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..........32
3.1.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Lạng Sơn .........................32
3.1.2.2. Đánh giá chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai của tỉnh Lạng Sơn .......33
3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Lạng Sơn .............................................34
3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015 ...........................................................37
3.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn trước năm 2006 .........................................................................................37


v

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng của các Công ty nông, lâm
nghiệp giai đoạn 2006 - 2015 ....................................................................................40
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp giai
đoạn 2006 - 2015 .......................................................................................................44
3.2.3.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất tại Công ty nông, lâm nghiệp ...................44
3.2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp 45
3.2.3.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty nông
lâm nghiệp .................................................................................................................63
3.2.3.4. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quản lý, sử dụng đất sai mục
đích, không sử dụng đất của các Công ty nông, lâm nghiệp.....................................63
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các

Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006-2015. ...........65
3.3.1. Giải pháp về chính sách pháp luật ..................................................................65
3.3.2. Giải pháp về kinh tế ........................................................................................66
3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................................66
3.3.4. Giải pháp về công tác quản lý, sử dụng đất ....................................................66
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................67
1. Kết luận .................................................................................................................67
2. Kiến nghị ...............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NLT

: Nông lâm trường

NLTQD

: Nông lâm trường quốc doanh

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất


QĐGD, TĐ

: Quyết định giao đất, thuê đất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXKDPNN

: Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...............28
Bảng 3.2. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.......28
Bảng 3.3. Tổng sản phẩm theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...............29
Bảng 3.4. Thu ngân sách và GRDP bình quân đầu người của tỉnh Lạng Sơn ..........29
Bảng 3.5. Dân số của các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ......30
Bảng 3.6. Diện tích, dân số và mật độ dân số địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2015......31
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Lạng Sơn năm 2015 ........................35
Bảng 3.8. Tình hình biến động đất đai tỉnh Lạng Sơn từ năm 2005 đến 2015 .........36
Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng

Sơn tính đến ngày 31/12/2005 ..................................................................37
Bảng 3.10. Tình hình giao đất cho các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
tính đến ngày 31/12/2005 ..........................................................................38
Bảng 3.11. Diện tích đất của các nông lâm trường phân theo đơn vị hành chính trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn tính đến ngày 31/12/2005 .....................................39
Bảng 3.12. Hiện trạng diện tích đất các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................41
Bảng 3.13. Diện tích đất các Công ty nông, lâm nghiệp để lại sử dụng trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................42
Bảng 3.14. Diện tích đất các Công ty nông, lâm nghiệp dự kiến trả lại trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................43
Bảng 3.15. Tình hình giao đất cho các Công ty nông, lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn ...45
Bảng 3.16. Kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại 04 Công ty nông, lâm nghiệp
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015 ........................................................46
Bảng 3.17. Kết quả điều tra, phỏng vấn 12 nhà quản lý đất đai về tình hình quản lý,
sử dụng đất đối với các Công ty nông, lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2006 - 2015 .......................................................................................47


viii

Bảng 3.18. Kết quả điều tra, phỏng vấn 80 hộ gia đình, cá nhân tại một số xã, thị
trấn của các huyện: Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập nơi có đất Công ty
nông, lâm nghiệp về tình quản lý, sử dụng ...............................................49
Bảng 3.19. Kết quả điều tra, phỏng vấn 40 hộ gia đình, cá nhân tại một số xã, thị
trấn của các huyện: Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập nơi có đất Công ty
nông, lâm nghiệp về tình quản lý, sử dụng đất giao khoán .......................50
Bảng 3.20. Diện tích sử dụng đúng mục đích của các Công ty nông, lâm nghiệp tỉnh
Lạng Sơn ...................................................................................................51
Bảng 3.21. Diện tích đất các Công ty nông, lâm nghiệp đang giao khoán trên địa

bàn tỉnh Lạng Sơn .....................................................................................53
Bảng 3.22. Nghĩa vụ tài chính về đất đai các Công ty nông lâm nghiệp phải thực
hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................54
Bảng 3.23. Diện tích đất các Công ty nông lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi, chuyển
nhượng, thế chấp, liên doanh liên kết, góp vốn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .56
Bảng 3.24. Diện tích đất cho thuê, chuyển nhượng trái pháp luật, cho mượn trong
các Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................57
Bảng 3.25. Diện tích đất đai đang bị tranh chấp, lấn chiếm trong các Công ty nông
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .....................................................59
Bảng 3.26. Diện tích đất các Công ty nông lâm nghiệp sử dụng vào mục đích khác ...60
Bảng 3.27. Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các Công ty nông lâm nghiệp .....61
Bảng 3.28. Tổng số Công ty nông lâm nghiệp đã bị thanh, tra kiểm tra trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015 ........................................................62


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn .............................................................26
Hình 3.2. Cơ cấu đất đai của tỉnh Lạng Sơn .............................................................34


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết củ

ề tài

Nông lâm trường quốc doanh là lực lượng nòng cốt quản lý, sử dụng đất đai

và tài nguyên rừng vùng trung du miền núi của Việt Nam từ sau cải cách ruộng đất
ở Miền Bắc và sau năm 1975 giải phóng ở Miền Nam. Việc hình thành Nông lâm
trường không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế khách quan, mà còn là yêu
cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng, ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng
trung du miền núi.
Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, nông lâm trường quốc doanh đã được
tổ chức, điều chỉnh sắp xếp lại nhiều lần và luôn đóng vai trò chủ đạo trông việc thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, phát triển rừng, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh
xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh kết quả đạt được, hơn 60 năm
qua dưới áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và những biến cố lịch sử,
cùng với nhận thực về giá trị sinh thái môi trường của rừng còn hạn chế nên việc
quản lý, sử dụng đất đai nói chung của các nông lâm trường quốc doanh chưa hiệu
quả, tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể cả về quy mô diện tích và chất lượng rừng,
đặc biệt là từ sau thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường đã làm nẩy sinh
nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý, sử dụng đất đai với người dân địa phương.
Trước tình hình đó Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày
16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28, việc quản lý, sử dụng đất
đai tại các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi, sắp xếp từ các nông lâm
trường quốc doanh vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém như hiệu quả sử dụng đất đai còn
thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn
nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông, lâm
trường xảy ra ở nhiều nơi,… Do đó Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số
30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm
trường quốc doanh; Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014


2
về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông,

lâm nghiệp.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có diện tích đất nông lâm
nghiệp chiếm 82,83% tổng diện tích tự nhiên. Trước năm 2006, Lạng Sơn có tổng
số 14 nông, lâm trường được phân bố trên địa bàn 10 huyện và thành phố của tỉnh;
quản lý, sử dụng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất phi
nông nghiệp là 48.318,53ha (gồm 12 Lâm trường và 02 Nông trường). Tuy nhiên,
thực hiện Quyết định số 317/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới Nông, Lâm trường Quốc doanh, hiện
nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn 04 Công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi
từ nông, lâm trường tại các huyện: Đình Lập, Lộc Bình, Hữu Lũng. Nhưng việc
quản lý, sử dụng đất của các Công ty còn nhiều bất cập, yếu kém; tình trạng lấn
chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân ngày càng diễn ra phức tạp mà đến nay các
cấp chính quyền chưa có phương án, biện pháp giải quyết dứt điểm dẫn đến gây mất
ổn định xã hội,…
Đứng trước những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các công
ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015” nhằm đề
xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
2. Mục tiêu của ề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối với quỹ đất của các nông, lâm
trường sau chuyển đổi thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015



3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của
các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2015.
3. Ý

ĩ củ

ề tài

- Ý nghĩa khoa học: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp
nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối với quỹ đất của các nông, lâm trường
sau chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những
bất cập tồn tại trong quản lý, sử dụng đất tại các Công ty nông, lâm nghiệp được
chuyển đổi từ nông, lâm trường; giải quyết được tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp
đất đai tại các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; từ đó góp phần
nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.


4
C ƣơ

1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luậ , cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của công tác quản lý, sử dụng
ất


tại các nông, lâm trƣờng sau chuyể

ổi

1.1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm về đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất
đai như ngày nay [16].
Vai trò của đất đai đối với các ngành: Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất
đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá
trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản);
quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì
nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất,
là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự
tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và công cụ hay phương tiện
lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...); quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp
luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu, quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ
thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng
đất. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều này có
nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển,



5
cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc
sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong
các khu vực kinh tế phát triển.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu thông
qua việc quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục
đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định
thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để thực hiện được quyền đại diện chủ sở hữu,
Nhà nước chịu trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản
đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều
tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất
đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng
hệ thống thông tin đất đai; quản lý tài chính về đất đai và giá đất; quản lý, giám sát
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, giám
sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh
chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; quản
lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Điều 5, Điều 6 Luật Đất đai năm 2003; Điều 4,
Điều 13, Điều 22 Luật Đất đai năm 2013) [17] [19].
Để quản lý, sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, Nhà
nước quy định người sử dụng đất, đề ra các nguyên tắc sử dụng đất, quy định người

chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất giao để quản
lý và những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng đất như: Sử dụng đất


6
đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung
quanh…; người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp
vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục
đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động
văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa
địa và công trình công cộng khác của địa phương…; tổ chức được giao quản lý
công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống
cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường,
tượng đài, bia tưởng niệm; tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực
hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức
khác theo quy định của pháp luật về đầu tư…; lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất
không đúng mục đích… (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 11 Luật Đất đai năm
2013) [19].
Khái niệm về nông lâm trường: Nông lâm trường quốc doanh là đơn vị kinh
tế quốc doanh chủ lực của ngành nông lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng. Với chức năng
nhiệm vụ là doanh nghiệp nhà nước, do vậy cũng như các doanh nghiệp nhà nước
khác, nông lâm trường quốc doanh phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu
là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận

cho nông lâm trường và Nhà nước. Sự khác biệt của nông lâm trường quốc doanh
với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao đất, giao rừng với diện
tích lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, vừa tham
gia hoạt động công ích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở vùng trung du miền núi,
đặc biệt ở vùng sâu vùng xa [21].


7
Vai trò của nông lâm trường: Nông lâm trường là trung tâm kinh tế - kỹ
thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật
nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông sản cho nông dân trong vùng; thực
hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ
nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt nhiều nông, lâm trường
quốc doanh đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành các tụ
điểm văn hóa, trung tâm kinh tế - xã hội, thị trấn, thị tứ trên địa bàn. Qua đó đã làm
thay đổi diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên
giới, góp phần tích cực và phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội [21].
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai năm 2013; Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng năm 2004;
- Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành bản quy định
về việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
- Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành

Luật Đất đai.
- Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp,
đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới
và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh.
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc
giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.


8
- Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.
- Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ
Chính trị.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng
cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các
Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân khác sử dụng.
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường
quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các Công
ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân khác sử dụng.

- Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng
đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất đối với công ty nông, lâm nghiệp.
- Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Lạng
Sơn Quy định thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) và đăng ký biến
động sau khi cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Lạng
Sơn về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước
thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.


9
- Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh Lạng
Sơn về việc ban hành Quy định hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn,
ao gắn liền với nhà ở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh về
Ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Nghị định số
47/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Nông, lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai
hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm
sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản xuất
giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp;
làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp phát triển
kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn. Trong
quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của

Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có
những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt
động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động.
Nông, lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường đã
trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng, hình
thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng
cơ sở chế biến nông, lâm sản…
Tuy nhiên, các nông, lâm trường còn những yếu kém sau đây: Hiệu quả sử
dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài
nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ
dân với nông trường xảy ra ở nhiều nơi. Chủ trương giao khoán đất đai, vườn cây,
rừng ổn định lâu dài cho hộ thành viên chậm được thực hiện, hoặc thực hiện không
đúng; một số nông, lâm trường đã khoán trắng cho người nhận khoán. Sản xuất,
kinh doanh đạt hiệu quả thấp, số nông, lâm trường làm ăn có lãi chưa nhiều, mức
nộp ngân sách hàng năm ít, công nợ phải trả lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã


10
hội trong nông, lâm trường xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống cán bộ, công nhân
viên còn nhiều khó khăn, việc đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên
trong nông, lâm trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số nông trường chưa
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số gắn bó với nông trường, ổn định sản xuất, đời sống. Bộ máy quản lý của
các nông, lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước, nhưng vẫn còn lớn, hiệu quả
điều hành thấp [1] [2].
Sau quá trình sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết
số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị; hiện nay trên cả nước còn có 408
nông trường, lâm trường (gồm 156 doanh nghiệp nông nghiệp, 163 doanh nghiệp
lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng) đang quản lý, sử dụng là 3.794.850 ha; trong đó

diện tích đất nông nghiệp là 3.623.539ha (chiếm 95,49% tổng diện tích); đất phi
nông nghiệp là 71.706 ha (chiếm 1,89%); đất chưa sử dụng là 99.065 ha, chiếm
2,62%.; diện tích đã bàn giao cho địa phương quản lý 529.415 ha. Tuy nhiên, việc
sử dụng đất còn kém hiệu quả; việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường
theo Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện còn chậm, chất lượng và hiệu quả đạt
được thấp; việc quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập [6].
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay còn có 04 Công ty nông, lâm nghiệp
được chuyển đổi tư nông lâm trường đang quản lý, sử dụng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp khoảng 31.525,39ha tại các huyện:
Đình Lập, Lộc Bình, Hữu Lũng; diện tích còn lại khoảng 6.053,67ha đã bàn giao về
cho địa phương quản lý. Nhưng hiện nay tình hình quản lý, sử dụng đất của các
Công ty còn nhiều bất cập, yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa
hộ dân với các Công ty ngày càng diễn ra phức tạp; do đó cần nghiên cứu để đưa ra
các giải pháp, kiến nghị phù hợp với pháp luật đai hiện hành và phù hợp với tình
hình từng địa phương [33].
1.2. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụ
và tỉnh Lạ

ất của các tổ chức ở Việt Nam



1.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam
Báo cáo kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử
dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cả nước của Bộ Tài nguyên và Môi


11
trường theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ
[3]. Thì cả nước có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng 338.450 khu đất với diện

tích đất 7.833.142,70ha, chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Tuy
nhiên, riêng nông, lâm trường đã có 653 tổ chức; quản lý, sử dụng 3.025 khu đất với
diện tích 6.100.432,74ha, chiếm đến 77,88% tổng diện tích đất của các tổ chức được
giao đất, thuê đất và từ báo cáo trên cho thấy tình hình như sau:
- Tình hình sử dụng đúng mục đích được giao, được thuê: Cả nước có
141.812 tổ chức sử dụng đúng mục đích đất được giao, được thuê với diện tích
7.148.536,47ha đạt 91,26%; số tổ chức sử dụng đất để cho thuê, cho mượn trái phép
hoặc để đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích chiếm tỷ lệ 2,74%.
Trong đó riêng nông, lâm trường có 641 tổ chức sử dụng đúng mục đích với diện
tích 5.615.419,33ha đạt 92,05%; sử dụng đất sai mục đích, để bị lấn chiếm, tranh
chấp, cho thuê, cho mượn trái phép chiếm 7,95%. Như vậy, từ kết quả trên cho thấy
các tổ chức (bao gồm cả nông, lâm trường) sau khi được nhà nước giao đất, cho
thuê đất đã tích cực, chủ động để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích theo các quy
định của pháp luật đất đai [3].
- Tình hình cho thuê trái phép, cho mượn, chuyển nhượng trái phép: Cả nước
có 1.205 tổ chức cho thuê trái pháp luật với diện tích 2.918,65ha; cho mượn 1.647
tổ chức với diện tích 6.740,76ha; chuyển nhượng trái phép 188 tổ chức với diện tích
375,28ha. Như vậy, trường hợp cho thuê trái phép tập trung chủ yếu ở UBND cấp
xã với 271 tổ chức trên diên tích 1.278,69ha chiếm đến 72,79% diện tích cho thuê
trái phép là do UBND cấp xã lấy đất nông nghiệp (sử dụng cho mục đích công ích),
đất phi nông nghiệp (đã giao cho UBND cấp xã quản lý, sử dụng vào mục đích
công cộng của địa phương) cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất kinh
doanh,…; trường hợp chuyển nhượng trái phép chủ yếu tập trung ở các tổ chức kinh
tế là do các tổ chức lấy các khu đất không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không
hết, bỏ hoang gần các khu vực trung tâm có giá trị kinh tế cáo để chuyển nhược cho
các tổ chức, cá nhân làm nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh,…; trường hợp cho mượn
tập trung chủ yếu ở nông, lâm trường với 24 tổ chức trên diện tích 3.912,43ha
chiếm 58,04% diện tích cho mượn trái phép, là do các nông lâm trường được giao



12
quản lý, sử dụng quỹ đất lớn trong khi nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất không có
nên đã sử dụng quỹ đất để cho các tổ chức, cá nhân mượn sản xuất kinh doanh [3].
- Tình hình bị lấn, bị chiếm: Cả nước có 3.915 tổ chức đang quản lý, sử dụng
đất để bị lấn, bị chiếm với tổng diện tích 254.033,19ha. Trong đó trường hợp nông,
lâm trường để bị lấn, chiếm nhiều nhất với 185 tổ chức trên diện tích 240.395,92ha
chiến đến 94,63% diện tích bị lấn, chiếm; còn lại các trường hợp để diện tích đất bị
lấn, chiếm chủ yếu tập trung vào tổ chức kinh tế, UBND cấp xã,… nhưng tỷ lệ rất
thấp. Như vậy, việc các tổ chức nói chung để đất bị lấn, chiếm là do trước đây việc
giao đất không được đo đạc, cắm mốc, xác định ngoài thực địa dẫn đến ranh giới
không rõ ràng, không có mốc và các tổ chức không thường xuyên kiểm tra ranh
giới. Riêng nông, lâm trường do diện tích giao quản lý rất lớn, địa bàn quản lý
thường là khu vực vùng sâu, vùng xa, địa hình đi lại khó khăn, lực lượng cán bộ
công tác tại các nông lâm trường còn mỏng, trong địa bàn quản lý thường có các
khu vực dân cư sinh sống xen kẽ ngoài ra các cấp chính quyền địa phương, các ban
quản lý nông lâm trường và cán bộ làm công tác quản lý tại các nông lâm trường
còn thiếu tính chủ động quản lý, làm ngơ trước tình trạng lấn, chiếm của người dân
địa phương [3].
- Tình hình sử dụng vào mục đích khác: Cả nước có 3.311 tổ chức sử dụng
đất không đúng mục đích được giao, được thuê với tổng diện tích 25.587,82ha.
Trong đó, trường hợp nông, lâm trường sử dụng không đúng mục đích 20.861,99ha
chiếm 81,53% tổng diện tích sử dụng vào mục đích khác (sử dụng làm nhà ở
1.335,44ha; sử dụng vào mục đích làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh
19.526,55ha); tổ chức kinh tế sử dụng không đúng mục đích 3.672,70ha chiếm
15,52% tổng diện tích sử dụng vào mục đích khác (sử dụng làm nhà ở 2.370,55ha;
sử dụng vào mục đích làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh 1.302,14ha); diện
tích còn lại 1.053,13ha của các tổ chức khác. Như vậy, các tổ chức chủ yếu lấy các
khu nhà tập thể, khu trụ sở văn phòng, khu đất có vị trí tiếp giáp với đường giao
thông (đất nông, lâm nghiệp của các tổ chức nông, lâm trường) để giao cho các hộ
gia đình cán bộ công nhân viên sử dụng làm nhà ở hoặc các tổ chức sử dụng làm

mặt bằng sản xuất kinh doanh,… [3].


13
- Tình hình tranh chấp, lấn chiếm: Cả nước có 5.261 tổ chức đang với diện
tích đất tranh chấp, lấn chiếm là 59.935,84ha; trong đó diện tích đất tranh chấp là
34.232,63ha với 1.184 tổ chức, diện tích đất lấn chiếm là 25.703,21ha với 4.077 tổ
chức. Tuy nhiên việc tranh chấp, lấn chiếm lại chủ yếu tập chung chủ yếu ở tổ chức
kinh tế với diện tích 13.940,52ha/2.505 tổ chức, chiếm 23,26% tổng diện tích tranh
chấp, lấn chiếm; quốc phòng, an ninh với diện tích 10.205,46ha/84 tổ chức, chiếm
17,03% tổng diện tích tranh chấp, lấn chiếm; nông, lâm trường với diện tích
35.155,13ha/76 tổ chức, chiếm 58,65% tổng diện tích tranh chấp, lấn chiếm; còn
các tổ chức khác chỉ có diện tích 634,73ha, chiếm 1,06% tổng diện tích tranh chấp,
lấn chiếm. Như vậy, việc tranh chấp, lấn chiếm chủ yếu xảy ra ở tổ chức kinh tế;
quốc phòng, an ninh; nông, lâm trường với tổng diện tích 59.301,11 chiếm đến
98,94%; còn lại ở các tổ chức khác; nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, chủ yếu
do khi thực hiện giao đất cho các tổ chức, hồ sơ lập chưa đầy đủ, không chặt chẽ,
mô tả ranh giới, mốc giới không rõ ràng, cụ thể; một số khu đất đã có mốc giới
nhưng qua quá trình xây dựng các công trình làm thất lạc mốc hoặc có sự dịch
chuyển vị trí ngoài ý muốn (đặc biện là nông, lâm trường chỉ giao đất trên hồ
sơ,…); dẫn đến khi phát sinh tranh chấp, việc giải quyết rất khó khăn; ngoài ra, còn
có nguyên nhân do thiếu kiên quyết trong xử lý các trường hợp lấn chiếm, giải
quyết tranh chấp kéo dài hoặc tái chiếm đất đã bồi thường,... [3].
- Tình hình chưa đưa đất vào sử dụng: Cả nước có 4.120 tổ chức chưa đưa
đất vào sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất với diện tích đất là
299.719,46ha chiếm 3,83% tổng diện tích đất các tổ chức đang quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên việc chưa đưa đất vào sử dụng lại chủ yếu tập chung chủ yếu ở tổ chức
sự nghiệp công với diện tích 120.345,44ha/856 tổ chức, chiếm 40,15% tổng diện
tích chưa đưa đất vào sử dụng; tổ chức kinh tế với diện tích 20.619,90ha/1.922 tổ
chức, chiếm 6,88% tổng diện tích chưa đưa đất vào sử dụng; nông, lâm trường với

diện tích 153.926,13ha/129 tổ chức, chiếm 51,36% tổng diện tích chưa đưa đất vào
sử dụng; còn các tổ chức khác chỉ có diện tích 4.891,47ha, chiếm 1,61% tổng diện
tích chưa đưa đất vào sử dụng. Như vậy, tổng diện tích 294.891,47ha chưa đưa vào
sử dụng, chiếm 98,39% chủ yếu tập chung ở tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh
tế, nông, lâm trường; còn các tổ chức khác chiếm tỷ lệ rất ít; nguyên nhân chậm đưa


14
đất vào sử dụng là do thiếu vốn đầu tư, có nhiều khó khăn, vướng mắc trong công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư,… (đặc biệt tình trạng thiếu vốn
đầu tư sản xuất trong các nông, lâm trường; các chủ đầu tư thực hiện dự án phát
triển khu đô thị mới, dự án xây dựng các khu công nghiệp,…) [3].
- Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức tính đến
ngày 01/4/2008: Cả nước đã có 52.004 tổ chức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đạt 35,99% số tổ chức cần cấp giấy; số lượng Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp là 83.299 giấy và diện tích đã cấp là 3.100.040,38ha đạt 39,58% diện
tích cần cấp. Như vậy, phần lớn diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là của các tổ chức nông, lâm trường; tổ chức kinh tế; quốc phòng an ninh; tổ
chức sự nghiệp công và đất của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ
diện tích đã được cấp giấy chứng nhận với tổng diện tích cần cấp của từng loại hình
sử dụng đất thì tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp chiếm tỷ lệ diện tích đã cấp cao
nhất (395,48 ha, chiếm 54,83% diện tích đang quản lý, sử dụng), tổ chức kinh tế
(237.868,55 ha, chiếm 46,94%), nông, lâm trường (2.736.185,70 ha chiếm 44,85%),
và thấp nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã (2.397,91 ha, chiếm 0,73%). Qua kiểm kê
quỹ đất của các tổ chức năm 2008, cho thấy nhiều trường hợp các tổ chức được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện đang có sự chênh lệch diện tích giữa
quyết định giao, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng đang sử dụng đất,
đây cũng là một trong những khó khăn cần phải có biện pháp xử lý nhằm hoàn thiện
hồ sơ của các tổ chức phục vụ quản lý đất đai ngày một tốt hơn (đặc biệt là các nông,
lâm trường hiện nay nhà nước đang cấp kinh phí cho công tác đo đạc, xác định ranh

giới, mốc giới và lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất [3].
- Nhận xét chung:
+ Kết quả kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đã xây dựng được tài liệu điều tra
cơ bản về tài nguyên đất của các tổ chức phục vụ cho việc xác định nhu cầu sử dụng
đất đáp ứng cho việc thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, của các ngành nói chung và của từng địa phương nói
riêng; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Nhà nước; qua đó
đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai.


×