Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điểm trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN NINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI 03 XÃ ĐIỂM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN NINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI 03 XÃ ĐIỂM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60620116

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Phạm Văn Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban
Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào tạo để trưởng thành

cũng như tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
- Ban lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn, Ủy ban nhân
dân 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán đã tạo điều kiện cho tôi triển khai đề
tài trên địa bàn.
- Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện về
thời gian và nguồn nhân lực để thực hiện đề tài.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của đông đảo bà con nhân dân thuộc 03 xã nơi tôi triển khai đề tài.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới T.S Bùi Đình Hòa, là người thầy hướng dẫn về khoa học, đã giúp đỡ tôi tận
tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện bản luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp trong quá
trình xây dựng và thực hiện bản luận văn này.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã
tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành
luận văn.
Thái nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tác giả
Phạm Văn Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông thôn .......................................................... 4
1.1.2. Nông thôn mới ........................................................................................ 4
1.2. Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới .................................... 10
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới ......... 10
1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam................................................... 12
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ....................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu tại 03 xã ............................................. 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
3.1.3. Thực trạng trước khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại 03 xã
Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán.................................................................... 32
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng,
Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ................................................ 37
3.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Yên Sơn .................................................................................... 37
3.2.2. Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 03 xã.............. 40
3.2.3. Xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến
năm 2020 ......................................................................................................... 41
3.2.4. Kết quả thực hiện Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020 tại 03 xã Hoàng khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán .................. 42
3.2.5. Kết quả điều tra tại các hộ dân tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng,
Nhữ Hán .......................................................................................................... 59
3.2.6. Kết quả điều tra cán bộ chỉ đạo xây dựng NTM tại 03 xã Hoàng Khai,
Mỹ Bằng, Nhữ Hán ......................................................................................... 65
3.2.7. Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới tại 03 xã ......... 68
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới tại 03
xã huyện Yên Sơn ........................................................................................... 72
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 72
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 75
3.4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại 03 xã .......................... 78
3.4.1. Về môi trường nông thôn: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ
tài nguyên môi trường ..................................................................................... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

3.4.2. Về văn hóa và thiết chế văn hóa ........................................................... 80
3.4.3. Về tiêu chí thu nhập và hộ nghèo .......................................................... 81
3.4.4. Về vấn đề giao thông, thủy lợi và chợ nông thôn ................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
1. Kết luận ....................................................................................................... 84
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

CC

: Cơ cấu

CNH


: Công nghiệp hóa

CN-XD

: Công nghiệp xây dựng

CT/CP

: Chỉ thị Chính phủ

HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

HTX-TTCN

: Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

MTQG XDNTM : Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
NN&PTNT


: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ/TW

: Nghị quyết trung ương

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

SD

: Độ lệch chuẩn

SE

: Sai số chuẩn của số trung bình

TDTT

: Thể dục thể thao

TĐTTK

: Tốc độ tăng trưởng kinh tế


TM-DV

: Thương mại dịch vụ

TT-BGDĐ

: Thông tư Bộ giáo dục đào tạo

TT-BNNPTNT

: Thông tư bộ Nông nghiệp &PTNT

TT-BXD

: Thông tư Bộ xây dựng

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TTr-NN

: Tờ trình nông nghiệp

TW

: Trung ương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích đất tự nhiên tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán .....26
Bảng 3.2: Số hộ, nhân khẩu, cơ cấu lao động và thành phần dân tộc ..................29
Bảng 3.3: Thực trạng 19 tiêu chí trước khi thực hiện xây dựng NTM tại 03 xã
(năm 2011)...........................................................................................32
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về Quy hoạch (Tính đến
tháng 12 năm 2014) .............................................................................42
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến tháng 12 năm 2014).....45
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến tháng 12 năm 2014) .47
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn (Tính đến tháng
12 năm 2014) ............................................................................ 48
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí về trường học (Tính đến tháng 12 năm 2014)..49
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng
12/2014)...............................................................................................49
Bảng 3.10. Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện (Tính đến tháng 12 năm 2014) ...51
Bảng 3.11. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến tháng 12/2014)..........52
Bảng 3.12. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục (Tính đến tháng 12 năm 2014)....54
Bảng 3.13. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường (Tính đến tháng 12/2014)..56
Bảng 3.14. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị (Tính đến
tháng 12/2014) .....................................................................................57
Bảng 3.15. Hộ điều tra phân theo giới tính chủ hộ ..............................................60
Bảng 3.16. Hộ điều tra phân theo nghề nghiệp chính của chủ hộ........................60
Bảng 3.17. Một số thông tin chung về hộ điều tra ...............................................61
Bảng 3.18. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo xã ..................62
Bảng 3.19. Tham gia lập kế hoạch và xây dựng nông thôn mới..........................63

Bảng 3.20. Tham gia trong các hoạt động phát triển của thôn ............................63
Bảng 3.21. Kết quả điều tra cán bộ chỉ đạo xây dựng NTM tại 3 xã (n=30) .......65
Bảng 3.22. Sự công bằng trong cộng đồng dân cư nông thôn .............................71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đất tại 03 xã Hoàng Khai, Mỹ Bằng, Nhữ Hán...........28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Nông thôn nước ta đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế,
xã hội, chính trị, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Nông nghiệp phát triển còn kém
bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản

xuất, chuyển giao khoa học- công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế,
sản xuất nhỏ phân tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp.
Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chương trình xây dựng nông thôn
mới có ý nghĩa rất to lớn.
Để thực hiện chủ trương này tại Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành
Trung ương đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai
trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện,
với nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
môi trường, hệ thống chính trị cơ sở.
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí để làm căn cứ
cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đây là một trong những
chủ trương mang tính chiến lược mở ra vận hội mới vô cùng quan trọng cho
phát triển đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Trong phạm vi toàn quốc, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được
xây dựng thí điểm quy mô cấp xã từ năm 2001 với 11 xã được chọn để thử
nghiệm chương trình này. Kết quả bước đầu rất khả quan đã định hình được hình
thái nông thôn mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát động phong trào thi đua Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn

mới Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khoá XV) đã ban hành Nghị quyết số 27NQ/TU ngày 23/11/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, định
hướng đến năm 2020 và Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và một số
ngành đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cần thiết để triển khai thực hiện
Chương trình.
Tại Tuyên Quang, Tỉnh đã chọn 9 xã làm điểm trong đó có 02 xã (Hoàng
Khai, Mỹ Bằng) thuộc huyện Yên Sơn và huyện chọn 01 xã Nhữ Hán thực hiện
điểm xây dựng nông thôn mới của huyện. Trong năm 2011, đã lồng ghép một số
chương trình vào thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 7 xã như: chương trình bê
tông hoá giao thông nông thôn, xây dựng công trình thuỷ lợi, điện, trường học,
hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà văn hoá thôn, xây dựng các mô hình khuyến nông,
tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động; giữ vững an ninh trật tự xã hội. Thí
điểm hỗ trợ 3 công trình vệ sinh theo Quyết định 272/QĐ-UBND ngày
21/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, việc thực hiện
chương trình nông thôn mới đang gặp nhiều khó khăn: Xuất phát điểm thấp còn
nhiều tiêu chí NTM chưa đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện còn gặp
nhiều lúng túng, sự tham gia của người dân còn hạn chế .... Do đó, chương trình
xây dựng NTM ở địa phương diễn ra chậm chạp, thiếu thống nhất, hiệu quả thực
hiện chương trình chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Thầy
giáo hướng dẫn và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi lựa chọn luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

văn nghiên cứu "Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới
tại 03 xã điểm trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang".

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, tìm ra những khó khăn,
thuận lợi, cơ hội thách thức trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên cơ
sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô
hình nông thôn mới tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm huyện
Yên Sơn theo 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội thách thức trong xây
dựng nông thôn mới tại các xã điểm ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện nông thôn mới trên địa
bàn huyện Yên Sơn được hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là
một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một
nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo

nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự
phát triển” (Mai Thanh Cúc, 2005)[4].
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là một
quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm
mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời
phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn
nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng
khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động
có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công
nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách
độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát
triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước (Mai
Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [8].
1.1.2. Nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”[1].
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu trung về xây dựng mô

hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[15].
* Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái
quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau:
1) Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
2) Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
3) Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
4) Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
5) Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [14].
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo,
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng Nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng Nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng Chính
phủ thì: Xây dựng Nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
* Đơn vị nông thôn mới
Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT - BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo Nông thôn mới Trung
ương kiểm tra việc công nhận xã Nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận
huyện, tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã trong huyện
đạt Nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt Nông thôn mới.
Như vậy đơn vị Nông thôn mới có 3 cấp:
- Xã Nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia Nông
thôn mới);
- Huyện Nông thôn mới (khi có 75% số xã Nông thôn mới);
- Tỉnh Nông thôn mới (khi có 75% số huyện Nông thôn mới).
* Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp
Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng
suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự
cấp, phát huy được đặc sắc của địa phương (đặc sản). Đồng thời với việc này là
phát triển sản xuất ngành nghề, trước hết là ngành nghề truyền thống của địa
phương. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật
thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân
nông thôn...[15]

Chính vì vậy, xây dựng Nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào
xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và
khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc
Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ
gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc
gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nước xung quanh, ngay cả ở
Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê-đê, Ba-na,
Kinh.... Nếu quá trình xây dựng Nông thôn mới làm phá vỡ chức năng này là đi
ngược lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời của
người Việt.[15]
Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn
nên việc xây dựng Nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã
mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ
đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn.
Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có
tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn
hoá truyền thống.
- Chức năng đảm bảo môi trường sinh thái
Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có
giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng

phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh
mông, trang trại cà phê, tiêu..., hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ
dậu... làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên.
Một thực tế hiện nay ở nước ta là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa, bê
tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trường sinh thái. Đã đến lúc
chúng ta phải lấy chức năng bảo vệ môi trường sinh thái làm thước đo cho sự
hoàn thiện mô hình Nông thôn mới ở Việt Nam.[15]
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng
lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái
của nông thôn. Do vậy, phải nên xây dựng Nông thôn mới với những đóng góp
tích cực cho sinh thái.
* Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy
nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn.
Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ
thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng
không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân.
Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông
dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.
Trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới, người nông dân phải tham gia
từ khâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động

sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của Nông thôn mới. Chính vì
vậy, nông dân là chủ thể xây dựng Nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự
nghiệp xây dựng Nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò
tích cực của nông dân.
* Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,
ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết
định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng Nông thôn mới như sau:
1). Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng Nông thôn mới
phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ.
2). Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.
3). Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa

bàn nông thôn.
4). Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo
thực hiện các quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền
xây dựng.
5). Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự
án của Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Phát huy vai trò làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát đánh giá.
6). Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng Nông thôn mới.
* Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông
thôn mới.
Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng

chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia
về Nông thôn mới.
Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm.
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí).
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí).
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
* Các bước xây dựng nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ
Tài chính quy định các bước xây dựng Nông thôn mới như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
- Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây
dựng Nông thôn mới.
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia Nông thôn mới.
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã.
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới của xã.
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
- Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình
1.2. Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau đang là mối quan tâm chung của cả cộng
đồng thế giới. Mỹ với phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp” đã phản ánh
bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ
hiện đại. sự ra đời của kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít
trang trại hơn, nhưng quy mô trang trại thì lớn hơn rất nhiều và các trang trại này
dử dụng máy móc nhiều hơn bàn tay của nông dân. Vào những năm 1940 Mỹ có
6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối
thập niên 90 của thế kỷ XX số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi
trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này số lao
động nông nghiệp giảm đi rất mạnh từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2
triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước dù cho dân số của Mỹ tăng lên
gấp đôi. Hiện nay trong cuộc sống hiện đại, ồn ào, đầy sức ép người Mỹ ở vùng
đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh
đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên để duy trì “trang
trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thật sự là một thách thức.
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước ở miền Tây Nam Nhật Bản đã hình thành
và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng
nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả
nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng
một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi, sự thành công của phong trào này đã
lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà
còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới .
Hàn Quốc với phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù, tự
lực vượt khó và hợp tác. Sau 8 năm bộ mặt nông thôn của Hàn Quốc đã thay đổi
hết sức kỳ diệu, các dự án kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành.
Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,
ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ chợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự
mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin, thắng lợi đó được


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn:
Một là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn.
Hai là: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập.
Ba là: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn.
Bốn là: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn.
Năm là: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng.
Sáu là: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân.
1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất ở Việt Nam
- Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 nước ta chỉ có 3% dân số là địa
chủ chiếm 41,4% ruộng đất; Nông dân lao động chiếm 97% dân số nhưng chỉ có
36% diện tích đất (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim
Chung,1997) [8].
- Từ năm 1954 - 1959, ruộng đất được giao cho người dân với mục tiêu
"người cày có ruộng". Giai đoạn này quan hệ sản xuất chuyển từ địa chủ phong
kiến sang quan hệ sản xuất mới, nông dân làm chủ ruộng đất và sản xuất độc lập
trên ruộng đất của mình (Mai Thanh Cúc, 2005) [4].
- Từ 1960 - 1985: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ là mô hình tổ chức sản xuất
dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân Đình
và Đỗ Kim Chung,1997) [8].
+ Từ 1960 - 1975: Mô hình hợp tác hoá nông nghiệp được triển khai trên

toàn miền Bắc. Trong thời kỳ này Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nông thôn
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu để phát triển HTX: Phát triển các công trình kỹ
thuật (nhà kho, sân phơi, các trại giống…) đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học
kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… đã có những tác động tích cực đến sản xuất
nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

+ Từ 1976 - 1980: Mô hình tổ chức hợp tác xã nông nghiệp được triển
khai trên phạm vi cả nước. Trong đó vai trò của cấp huyện được coi trọng, là cấp
quản lý kinh tế chủ yếu đối với việc thực hiện các chiến lược phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Hình ảnh của người nông dân lúc này là hình ảnh của
người xã viên HTX.
- Từ năm 1981 - 1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao động. Chia làm 2 giai đoạn (Mai Thanh Cúc, 2005) [4], (Phạm Vân
Đình và Đỗ Kim Chung,1997) [8]:
+ Giai đoạn 1981-1984: Chỉ thị 100 CT - TW (13/1/1981) về cải tiến công
tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác
xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón,
phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc
và thu hoạch. Chỉ thị đã tạo ra một không khí mới trong nông thôn: nông dân đã
phấn khởi sản xuất, năng suất tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, người dân vẫn còn
nhiều băn khoăn, không chịu bó buộc ở “5 khâu” do tập thể đảm nhiệm.
Trong giai đoạn này, mục tiêu sản xuất vẫn bị áp đặt bởi kế hoạch từ trên
xuống, nông dân vẫn chưa có quyền làm chủ thực sự.

+ Giai đoạn 1985-1987: Nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm
trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác mô hình chỉ tập trung vào khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu
quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.
Năm 1988-1991, khoán cho nhóm và người lao động.
+ Nghị quyết 10 NQ/TW (5/4/1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế
tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ.
+ Đổi mới của Nghị quyết 10 so với chỉ thị 100 là “một chủ, bốn tự”
“Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Đây là bước đột phá rất
quan trọng trong nghị quyết 10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

“Bốn tự” là hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối,
tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự ra và vào hợp tác xã.
+ Nghị quyết tạm giao trong 5 năm (1988-1993) chủ trương trao
quyền sử dụng ruộng đất cho hộ; Xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo
nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm
đến sản phẩm cuối cùng..
+ Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả
cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân.
- Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ:
+ Từ năm 1993 đến nay, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các

nông hộ, người nông dân được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.
+ Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VIII đã đưa ra
những chủ trương về phát triển 5 thành phần kinh tế và 3 chương trình kinh
tế lớn của nhà nước; Hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện
xóa đói giảm nghèo... mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh
tế nông hộ thay đổi lớn.
Giai đoạn này, nông hộ là đơn vị sản xuất cơ bản. Người nông dân đã chú
trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất và đóng góp nhiều cho phát triển
cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể.
Mô hình này có tác dụng làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch
mạnh theo hướng tích cực. Đời sống của người dân nông thôn đã ngày càng nâng
cao, đẩy mạnh tiến trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
1.2.2.2. Kết quả đạt được và những tồn tại khó khăn
Trong mục tiêu tổng quát của “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011- 2020” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

nghi rõ: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt…”
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và quyết định Số 800/QĐ-TTg về
xây dựng nông thôn mới.

Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng
nông thôn mới.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Thường trực
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới, 6 tháng đầu năm 2015 (ngày 8/7/2015), phong trào xây dựng NTM tiếp tục
được đẩy mạnh trên khắp cả nước. Các địa phương đã cố gắng chỉ đạo đạt mục
tiêu, kế hoạch đề ra (20% số xã đạt chuẩn NTM); đồng thời chủ động triển khai
cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện Chương trình.
Nhiều cơ chế chính sách của địa phương đã phát huy tác dụng, nhất là hỗ
trợ lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các dự án xây dựng NTM.
Xuất hiện nhiều mô hình mới, hiệu quả trong triển khai thực hiện chương
trình như chuyển đổi diện tích ven biển để nuôi tôm của tỉnh Nam Định; mô hình
mỗi làng một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh; phát triển sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao trên vùng cát ven biển của tỉnh Hà Tĩnh… Đến nay, đã có 889 xã
và 5 huyện trong cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Xuân
Lộc, Xuân Long (tỉnh Đồng Nai), Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), Củ Chi (Thành
phố Hồ Chí Minh), Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Bình quân mỗi xã đạt 11,56 tiêu
chí, tăng 6,7 tiêu chí so với năm 2011.
Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng
nông thôn mới đã xây dựng được gần 5.000 mô hình sản xuất góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất lên từ 20 đến 30%. Thành quả rõ nét trong việc triển khai các
tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các địa phương là việc dồn điền đổi thửa gắn
với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa ở hầu hết các tỉnh vùng Đồng bằng sông
Hồng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



×