Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ODA của ADB tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 16 trang )

Header Page 1 of 166.
I)

TỔNG QUAN VỀ ADB VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA ADB VÀ VIỆT NAM
A) Tổng quan về ADB
1. Thành viên của ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được thành lập năm 1966. Tính đến tháng 2/2007, ADB bao
gồm 67 nước thành viên, trong đó có 48 nước đến từ châu Á và Thái Bình Dương.
Là một ngân hàng phát triển đa phương, hoạt động của ADB nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh
tế, xã hội ở các nước châu Á Thái Bình Dương thông qua các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật.
2. Các nguồn tài chính của ADB
ADB được xây dựng như một bản sao của World Bank, với nguồn vốn thành lập xuất phát từ
Chính phủ các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nguồn tài trợ chính cho các khoản cho vay của ADB
là từ việc phát hành trí phiếu trên thị trường châu Âu.
Các nguồn tài chính của ADB chủ yếu gồm:
-

-

-

Nguồn tín dụng thông thường (OCR)
Hình thành từ 3 nguồn:
+ Vốn góp
+ Vốn huy động thông qua hoạt động vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế
+ Thu nhập giữ lại tích lũy (dự trữ)
Quỹ phát triển châu Á (ADF)
Được hình thành từ năm 1974 dưới dạng một nguồn vay ưu đãi của ADB. ADF được huy
động từ sự đóng góp định kỳ của 26 nhà tài trợ thành viên. Các bên vay ADF là các nước
đang phát triển có tổng thu nhập quốc dân (GNP) trên đầu người thấp và khả năng trả nợ


hạn chế hoặc ít có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp trên thị trường.
Nguồn viện trợ không hoàn lại, gồm:
+ Quỹ Đặc biệt dành cho các hỗ trợ kỹ thuật (TASF)
+ Quỹ Đặc biệt của Nhật Bản (JSF)
+ Quỹ Đặc biệt của Học viện ADB (ADBISF)
+ Các quỹ đặc biệt khác
3. Công cụ cấp vốn và các hình thức tài trợ

Trên lý thuyết, ADB là người cho vay của các Chính phủ và các tổ chức của Chính phủ, song nó
còn tham gia vào quá trình nâng cao tính thanh khoản và tối ưu hóa hoạt động trong các khu vực
tư nhân ở các nước thành viên trong khu vực.
-

Các công cụ tài trợ mà ADB sử dụng gồm:
+ Cho vay
Các nước thành viên vay vốn được phân loại thành 4 nhóm, dựa trên GNP bình quân đầu
người và khả năng hoàn trả nợ:
i)
Nhóm A: Các nước chỉ vay ADF
ii)
Nhóm B1: Vay ADF cùng với một lượng hạn chế OCR (Việt Nam)
iii)
Nhóm B2: Vay OCR với một lượng hạn chế ADF
iv)
Nhóm C: Các nước chỉ được vay OCR

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.

+ Hỗ trợ kỹ thuật
+ Bảo lãnh (dựa trên uy tín và rủi ro chính trị)
-

+ Đầu tư cổ phần
ADB tài trợ cho các nước thành viên đang phát triển theo một vài phương thức khác nhau:
+ Tài trợ cho dự án (dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn vay; dự án đầu tư
và dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại)
+ Hỗ trợ phát triển ngành (các chương trình phát triển ngành)
+ Hỗ trợ ngân sách (khoản vay chương trình và hỗ trợ trực tiếp ngân sách)
B) Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ADB

Việt Nam là thành viên sáng lập ADB. Trong giai đoạn 1966 – 1975, ADB có tài trợ một số hoạt
động ở miền Nam Việt Nam. Vào năm 1975, đất nước thống nhất với việc thành lập nước CHXH
CN Việt Nam. Sau giai đoạn tạm gián đoạn 1979 – 1993, ADB đã nối lại hoạt động tại Việt Nam
vào tháng 10/1993/
Mục đích hỗ trợ của ADB là giúp Chính phủ xây dựng một nền tảng để tăng cường đầu tư tư
nhân và tăng việc làm, bao gồm hỗ trợ để:
-

Tăng trưởng kinh tế định hướng doanh nghiệp và vì người nghèo
Công bằng xã hội và phát triển cân đối
Môi trường
Quản trị nhà nước. Đẩy mạnh hợp tác khu vực nhằm phát triển thương mại xuyên biên
giới và tạo ra các cơ hội kinh tế mới và giải quyêt các vấn đề xuyên biên giới như các
bệnh lây lan và các tác động bất lợi của môi trường và các tác động bất lợi khác tới sự
phát triển

Chiến lược Đối tác quốc gia Việt Nam (CPS) 2016 – 2020
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt chiến lược đối tác mới để hỗ trợ Việt Nam

thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 thông qua việc thúc
đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững với môi trường hơn.
Chiến lược Đối tác Quốc gia nhằm nhấn mạnh rằng việc Việt Nam chuyển đổi từ quốc gia có thu
nhập trung bình thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình đòi hỏi những cải thiện về hiệu quả
chi tiêu công và đầu tư nhiều hơn cho khu vực tư nhân. ADB sẽ khuyến khích cả hai vấn đề trên,
cũng như giúp tăng quy mô đầu tư của khu vực tư nhân thông qua phương thức hợp tác công – tư,
nhằm cải thiện hiệu quả và cung cấp dịch vụ cho người dân, đồng thời tăng cường tiếp cận kiến
thức và công nghệ mới. ADB cũng sẽ hỗ trợ sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng như các biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu để đáp
ứng với các rủi ro đang gia tăng đối với Việt Nam.
CPS đề xuất duy trì vốn vay của ADB vào khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, trong khi áp dụng các biện
pháp để cải thiện tính sẵn sàng và chất lượng các dự án sẽ được hỗ trợ, cũng như việc thực hiện
các dự án hiện tại. ADB sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ của mình, nếu Chính phủ yêu cầu bổ sung
thêm các nguồn lực.
II)

TỔNG QUAN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

Footer Page 2 of 166.


Header Page 3 of 166.
1. Quy định chung của chính phủ Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
Nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng ODA:
- ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện
các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ, công khai,
minh bạch, có phân công, phân cấp, đảm bảo phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt
chẽ.
- Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ

- Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và sử dụng ODA; bảo
đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên qua; hài hòa quy trình thủ tục giữa Chính
phủ và nhà tài trợ.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA
Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo
- Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, dân số và phát triển)
- Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng
cao năng lực nghiên cứu và triển khai
2. Đặc điểm của ODA từ ADB
- ODA của ADB thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển và
giúp Chính phủ các quốc gia này cải tổ chính sách chính trị, kinh tế - xã hội một cách hợp
lý nhằm tạo ra một thế giới mới ổn định về kinh tế và chính trị.
- Lãi suất cho vay tín dụng ODA của ADB là khá thấp (từ 0% - 1%/năm), thời gian cho vay
dài (khoảng 40 năm) và thời gian ân hạn cao (khoảng 10 năm). Đi kèm với khoản vay
luôn tồn tại khoản viện trợ không hoàn lại (tối thiểu là 25%).
- Các điều kiện ràng buộc của ADB khi cung cấp ODA khá đơn giản và không có những
toan tính như một số nhà tài trợ khác.
- ADB đặc biệt quan tâm đến phát triển giới.
- ODA của ADB hỗ trợ khu vực tư nhân, khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường
chính sách để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ hợp tác giữa kinh tế tư nhân và
kinh tế Nhà nước.
- Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực
- Phạm vi hỗ trợ ODA của ADB hẹp, chỉ dành cho các quốc gia đang phát triển trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương
3. Chu trình dự án ODA của Chính phủ Việt Nam và ADB

Footer Page 3 of 166.



Header Page 4 of 166.
Xây dựng CSP

Đánh giá dự
án

Chuẩn bị dự
án

Thực hiện dự
án

Thẩm định và
phê duyệt dự
án

Chu trình dự án của ADB

Xác định dự án

Chấp nhận, hoàn thành về
mặt tài chính và bàn giao
dự án cho người sử dụng
và đánh giá sau dự án

Chuẩn bị và thẩm
định dự án


Thực hiện dự án

Chu trình dự án của Chính phủ Việt Nam
 Cách chia chu trình dự án thành các giai đoạn của Chính phủ Việt Nam (4) có khác với
các giai đoạn trong chu trình dự án của ADB (5), tuy nhiên bản chất 2 chu trình này là
tương tự nhau. Sự khác biệt xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị dự án của phía ADB khi họ có
thêm bước thành lập các nhóm dự án/xác định các vấn đề, liên lạc với cơ quan chủ quản
để chuẩn bị cho Đoàn Tìm hiểu thực tế dự án.

Footer Page 4 of 166.


Header Page 5 of 166.
Tình hình sử dụng ODA của ADB tại Việt Nam
Từ khi ADB nối lại các hoạt động tại Việt Nam vào năm 1993, tính đến cuối năm 2008 ADB đã
phê duyệt 78 dự án vốn vay cho khu vực công với tổng số vốn là trên 6 tỷ USD, gồm trên 4 tỷ
USD từ nguồn ưu đã ADF và 2 tỷ USD từ nguồn OCR ít ưu đãi hơn, 225 dự án hỗ trợ kinh tế
(khoảng 175 triệu USD), 23 dự án viện trợ không hoàn lại với giá trị 135,6 triệu USD. Bên cạnh
đó, ADB đã cung cấp 220 triệu USD cho 8 dự án vốn vay và 60 triệu USD bảo lãnh cho 2 dự án
trong khu vực tư nhân. ADB cũng đã tài trợ nhiều dự án GMS có Việt Nam tham gia. Việt Nam
là một trong những nước nhận hỗ trợ ADF nhiều nhất. Các ngành có tỷ lệ vay vốn ADB lớn nhất
gồm có:
-

Giao thông và thông tin liên lạc (39,3%)
Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (15,1%)
Năng lượng (14,7%)

Một số thành tựu có được từ việc sử dụng nguồn vốn ODA của ADB
gồm:

- Về hạ tầng cơ sở: đã làm được 1.160 km đường quốc lộ trong đó quốc lộ 1A chiếm 1000 km,
cung cấp nước sạch cho 6,7 triệu người, cải tạo hơn 200.000 ha đất nông nghiệp,…
- Đã thực hiện y tế cộng đồng cho các huyện miền núi thuộc 15 tỉnh trên cả nước. Bên cạnh đó,
ADB cũng rất quan tâm đến giảm lượng người nhiễm HIV/AIDS trong toàn xã hội, đã xây dựng
một số chương trình, dự án liên quan đến vấn đề này.
- Về giáo dục, số trẻ được cắp sách tới trường tăng đáng kể, tỷ lệ mù chữ giảm.
- ADB cũng giúp đỡ, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện
Chiến lược giảm đói nghèo thông qua việc tài trợ cho các chương trình, dự án xoá đói giảm
nghèo tại Việt Nam, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và thực thi dự án, cung cấp
các thiết bị tiên tiến phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Những hạn chế:
- Kết thúc chậm, chậm giải ngân và tỷ lệ giải ngân thấp.
- Trong khi thực hiện, một số dự án phải thay đổi định mức mà sự thay đổi này phải thông qua
thời gian trình duyệt quá lâu.
- Thời gian phê duyệt các khoản mục trong dự án của Chính phủ được nhìn nhận là khá lâu, phức
tạp làm chậm trễ tiến độ dự án.
Giải pháp trong sử dụng ODA của ADB:
- Đảm bảo thời gian giải ngân và tỷ lệ giải ngân như cam kết
Cần phối hợp tốt giữa các bên tham gia quản lý Dự án đặc biệt là quan hệ giữa ban quản lý Dự án
với Nhà tài trợ và với địa phương hưởng lợi. Bên cạnh đó phải có kế hoạch sát và quan hệ chặt
chẽ với ngân hàng.
- Đảm bảo hài hòa khung pháp lý
Cần có sự hài hòa khung pháp lý giữa 2 phía Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ ADB để tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực thi dự án:
+ Trước khi tiến hành triển khai dự án, cả 2 phía Chính phủ Việt Nam và ADB cần bàn bạc để
đưa ra những quy trình, quy chế thiết thực phục vụ cho công tác thực hiện và giải ngân dự án,
định hướng phát triển cho dự án.
+ Hai bên cần phát triển mạnh tính linh hoạt để đưa ra những quyết định kịp thời trong những
thời điểm cần thiết.


Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.
+ Không nên áp dụng những qui định về suất đầu tư hiện tại đã quá thấp với vùng Dự án mà cần
điều chỉnh suất đầu tư cho hợp lý khi thực hiện Dự án
+ Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và đối tượng hưởng lợi (người dân trong vùng dự án)
- Đảm bảo đủ vốn đối ứng cho thực thi dự án
+ Chính phủ cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý và phân chia nguồn vốn đối
ứng của Chính phủ
+ Chính phủ cần nâng cao vai trò là đầu mối huy động vốn từ các nguồn trong và ngoài nước
nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguồn vốn tự có cho các dự án.
- Cần có nguồn kinh phí để theo dõi hoạt động sau khi dự án kết thúc để có điều kiện kiểm chứng
tốt hơn.
III)

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN DO ADB HỖ TRỢ

1. Các hoạt động hỗ trợ không cần bảo lãnh:
Kết quả các hoạt động do ADB hỗ trợ 2010-1014









Dự án truyền tải điện Miền Bắc: 504 km: Chiều dài của đường dây truyền tải điện, ống

dẫn khí ga, và dầu (khoảng cách tính theo km). Đối với đường dây truyền tải điện, khoảng
cách được tính từ cột A đến cột B, không tính chiều dài
Dự án hành lang giao thông GMS Kunming-Hải Phòng-Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cao tốc Nội
Bài-Lào Cai; Dự án Cải thiện Đường tỉnh lộ; Dự án cải thiện mạng lưới khu vực miền
Trung; Dự án Cải thiện Sinh kế Khu vực Miền Trung; Dự án Hỗ trợ Tái thiết khẩn cấp
sau thảm họa thiên nhiên : Trung bình hàng ngày hơn 1,75 triệu lượt xe/km lưu thông trên
đường mới làm hoặc được nâng cấp trong năm thông xe đầu tiên; 2.703 km các tuyến
đường bộ mới làm và được nâng cấp; 112 km các tuyến cao tốc và quốc lộ mới làm hoặc
được nâng cấp; 2.591 km các tuyến đường nông thôn, huyện lộ và tỉnh lộ mới làm hoặc
được nâng cấp
Dự án Cấp nước và Vệ sinh cho các Đô thị lần thứ 3; Dự án cải thiện môi trường đô thị
miền Trung; Dự án lưu vực sông Hồng lần 2; Dự án nguồn nước miền Trung: Hơn 31.400
hộ gia đình có nguồn cấp nước mới hoặc nguồn cấp nước được cải thiện tại khu vực nông
thôn; 135.100 hộ gia đình có nguồn cấp nước mới hoặc nguồn cấp nước được cải thiện tại
khu vực đô thị; Gần 23.000 hộ gia đình có hạ tầng vệ sinh mới hoặc hạ tầng vệ sinh được
cải thiện; Hơn 170.500 m3/ngày công suất xử lý nước thải tính thêm hoặc cải thiện; 1.050
km đường ống cấp nước sạch được lắp đặt hoặc được nâng cấp; Hơn 1,38 triệu ha diện
tích đất được cải tạo thông qua tưới tiêu và/hoặc quản lý lũ lụt; Hơn 2,15 triệu hộ gia đình
được giảm bớt nguy cơ lũ lụt
Dự án Cải thiện Sinh kế Khu vực Miền Trung; Khoản vay đối với Ngân hàng Sài gòn
Thương tín: 16.670 tài khoản vay tài chính vi mô được mở/đóng đạt được; 782 tài khoản
vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở hoặc đóng đạt được
Dự án phát triển Giáo dục Trung học cơ sở lần 2; Dự án phát triển Giáo dục phổ thông
Trung học; Dự án Công nghệ và Khoa học Nông nghiệp: 668.700 học sinh được hưởng
lợi từ các điều kiện giáo dục được cải thiện hoặc điều kiện giáo dục mới; Hơn 52.500 học
sinh được giáo dục và đào tạo dưới các hệ thống giáo dục đảm bảo chất lượng được cải
thiện; Hơn 357.800 giáo viên được đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng và chuyên

Footer Page 6 of 166.



Header Page 7 of 166.
môn; 1.129 giảng viên dạy nghề được đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng và chuyên
môn.
Chiến lược vệ sinh đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long ADB đang hỗ trợ 10 thành phố ở
đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai lập kế hoạch về các dự án đầu tư cho quản
lý nước thải thông qua Chương trình Chiến lược Vệ sinh đô thị (CSS) của ADB.

Kênh thoát nước ở Thành phố Bến Tre
Chương trình CSS của ADB được thiết kế để khởi động quá trình chuẩn bị các dự án đầu tư cho
xử lý nước thải tại các thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long. Do chi phí cao của các hệ thống
đường ống cống thoát, bể tự hoại sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ vệ sinh. Tất
cả các chiến lược vệ sinh đều bao gồm quản lý bùn thải để thu gom, xử lý, và tái sử dụng hoặc đổ
bỏ bùn phân một cách an toàn.
Chương trình CSS cũng xem xét các giải pháp thích hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Đồng tài trợ
Dự án đầu tư đồng tài trợ cho Việt Nam:
Chương trình Giao thông đô thị bền vững cho Tuyến Metro số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Footer Page 7 of 166.


Header Page 8 of 166.

Dự án sẽ phát triển một hệ thống giao thông công cộng phức hợp tại 6 quận thuộc thành phố Hồ
Chí Minh nhằm hỗ trợ hiệu quả hoạt động của tuyến Metro số 2 tại thành phố này. Giao thông
công cộng được cải thiện sẽ tạo điều kiện lưu thông và nâng cao mạnh mẽ khả năng tiếp cận với
các dịch vụ giao thông tại 5 quận thành phố HCM cũng như hỗ trợ cho mục tiêu của Kế hoạch
tổng thể Giao thông Đô thị của thành phố về gia tăng lưu lượng sử dụng giao thông công cộng
lên hơn 40% nhu cầu và giảm phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân. Dự án sẽ cung cấp cơ sở

hạ tầng cho việc cải thiện tiếp cận các bến của tuyến Metro số 2, thực hiện các đường nối chuyển
tiếp với xe buýt, các ga tích hợp với các tiện ích “đỗ và đi” phù hợp, cơ sở hạ tầng cho việc cải
thiện tiếp cận tới các ga của tuyến Metro số 2 cũng như kế hoạch bãi đỗ xe của thành phố. Quản
lý dự án và các biện pháp xây dựng năng lực thể chế cùng với các cải cách chính sách và pháp lý
dự kiến cũng sẽ hỗ trợ dự án đạt được một hệ thống giao thông công cộng được cải thiện và giảm
hiệu ứng nhà kính. Các tiểu phần của dự án, các dịch vụ giao thông công cộng và các tiện ích
khác sẽ được thiết kế kết hợp với các tiêu chí nhạy cảm về giới như trong dự án Tuyến Metro số
2.
Đây sẽ là một hệ thống giao thông công cộng bền vững và tích hợp tại 6 quận thuộc thành phố
Hồ Chí Minh:




Cải thiện khả năng tiếp cận nhà ga tuyến metro 2 được thực hiện
Các hệ thống thông tin giao thông công cộng được xây dựng
Chương trình phát triển chính sách giao thông công cộng được ban hành

Footer Page 8 of 166.


Header Page 9 of 166.

Đây là tuyến metro 2 đi trên cao của dài 17,1 km đang dần hoàn thiện
Cán bộ ADB phụ trách Dự án: Robert Valkovic
Vụ phụ trách Dự án: Vụ Đông Nam Á
Ban phụ trách Dự án: Ban Giao thông và thông tin, Vụ Đông Nam Á
Hiệu quả các dự án do ADB và AFD đồng tài trợ tại VN
 Những người giữ dòng điện quốc gia: Một dự án của ADB và AFD đã góp phần cải thiện
điều kiện sống của người dân tại nhiều thành phố của Việt Nam

Việc nâng cấp mạng lưới điện cao thế tại Hà nội và Hải Phòng đã cải thiện hiệu quả
truyền tải điện và đóng góp vào phát triển kinh tế

Trạm biến áp 220 kV Vân Trì và hệ thống đường dây 220 kV Sóc Sơn - Vân Trì có chiều
dài hơn 27 km
Từ khi trạm Vân Trì đi vào hoạt động, việc cung ứng điện cho Hà Nội đã ổn định hơn rất
nhiều.

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.

Trạm Đình Vũ được hoàn thành cuối năm 2008 để truyền tải điện của Nhà máy nhiệt điện
Hải Phòng qua đường dây 220kV Hải Phòng - Đình Vũ có chiều dài 15 km.

 Hiện thực hóa những giấc mơ dài: Ba tiểu dự án tiêu biểu về cải thiện hệ thống tưới tiêu
đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của hàng trăm nghìn hộ nông dân tỉnh Ninh Bình và
Thái Bình.

Tại xã Yên Đồng.
Trước khi con đê này được xây, việc đi lại từ làng này sang làng kia là hết sức khó khăn
vì đất thường xuyên sạt lở.

Footer Page 10 of 166.


Header Page 11 of 166.

Tiểu dự án này cung cấp nước tưới cho 1.250 héc-ta đất nông nghiệp


Đập giúp ngăn chặn nước biển chảy vào sông Cầu Hội.
 Thay đổi từ một dự án: dự án cải thiện môi trường đô thị khu vực miền trung 3 (cruEiP)
đã góp phân nâng cao môi trường sống, sức khỏe và điều kiện vệ sinh của người dân
thành phố tam Kỳ (tỉnh quảng nam) và thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)

Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.
Hồ điều hòa Nguyễn Du.
Việc xây dựng hồ điều hoà Nguyễn Du phòng chống ngập lụt, thoát nước là một trong 3
hợp phần mà tiểu dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (với tổng vốn 15.4 triệu
USD) triển khai tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Nhà máy xử lý nước thải Lăng Cô-Huế
 Bước tiến dài trong đào tạo nghề: nguồn vốn do ADB và AFD đồng tài trợ đã góp phần
đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo tại trường đào tạo nghề Đà Lạt và trường đại học
công nghiệp thành phố Hồ chí minh.

Sinh viên tại phòng thực hành của trường.

Footer Page 12 of 166.


Header Page 13 of 166.

Sinh viên có điều kiện làm quen với các trang thiết bị hiện đại nhất.

Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

V)
1.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG QUỐC GIA 2016 – 2018
Kế hoạch Hoạt động Quốc gia (COBP) giai đoạn 2016–2018 của Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhất quán với Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS)
giai đoạn 2012– 2015; tính đến những định hướng ban đầu về các ưu tiên sẽ được đưa

Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.
vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) giai đoạn 2016–2020; và phản ánh
trọng tâm hoạt động của ADB theo Báo cáo đánh giá Giữa kỳ Chiến lược của ADB
đến 2020.
2.

Danh mục dự án vay chính thức của ADB cho Việt Nam giai đoạn 2016-2018 lên đến
4.159 triệu $, trong đó 1.369 triệu $ là từ COL và 2.790 triệu $ là MOL. Bên cạnh các
dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB, các bộ ngành và cơ quan thực hiện dự án cũng được
khuyến khích cân nhắc sử dụng nguồn lực riêng của mình để hỗ trợ các yêu cầu chuẩn
bị dự án.

3.

Các chương trình trong khu vực tư nhân của ADB sẽ cân nhắc các dự án trong ngành
giao thông, năng lượng, viễn thông, nước sạch và vệ sinh, y tế, nông nghiệp hay
ngành giáo dục. ADB cũng sẽ cân nhắc cung cấp HTKT cho khu vực tư nhân để thực
hiện nghiên cứu khả thi, xây dựng năng lực và các hoạt động quan trọng khác nhằm
hỗ trợ cho các dự án phát triển hạ tầng thách thức hơn, đưa ra các khái niệm mới, công

nghệ mới hoặc xây dựng năng lực tại chỗ. Hoạt động trung gian tài chính, thông qua
các ngân hàng trong nước, các định chế phi ngân hàng và các quỹ vốn cổ phần tư
nhân, nhằm nâng cao tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa, nhà
ở, cho thuê, y tế, nông nghiệp, giáo dục và tài trợ thương mại cũng sẽ được cân nhắc.
CÁC LĨNH VỰC KẾT QUẢ HỖ TRỢ QUỐC GIA

Các Kết quả Phát triển
ADB
chính ở cấp Quốc gia có sự
LĨNH VỰC HỖ TRỢ
đóng góp của ADB
CHÍNH
1. Nước sạch và các dịch vụ hạ tầng đô thị khác
Tiếp cận dịch vụ đô thị được
Cung cấp nước sạch và hạ
nâng cao
tầng, dịch vụ đô thị. Phát triển
đô thị và môi trường đô thị
trên các hành lang kinh tế
GMS. Cung cấp và cải thiện
dịch vụ đô thị cơ bản

2. Quản lý Khu vực Công
Hiệu quả và trách nhiệm giải
trình của các doanh nghiệp
nhà nước tái cấu trúc được cải
thiện
3. Năng lượng

Footer Page 14 of 166.


Tái cấu trúc doanh nghiệp và
tài chính tại một số DNNN
được chọn

Dự kiến Phân bổ Nguồn lực
giai đoạn 2016–2018
Vốn: 555 triệu $ (MOL), 140
triệu $ (COL) và 19,5 triệu $
(đồng tài trợ)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
16,71%

Vốn: 176 triệu $ (MOL) và
240 triệu $ (COL)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
10.00%


Header Page 15 of 166.
Việc sử dụng điện của doanh
nghiệp, thương mại và hộ dân
tiêu dùng điện ở Việt Nam
được tăng cường và hiệu quả
hơn

Phát điện, truyền tải điện,
truyền tải dầu khí hiệu quả và
bảo vệ năng lượng. Phát triển
ngành năng lượng


Vốn: 851 triệu $ (MOL) và
335 triệu $ (đồng tài trợ)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
20,46%

Xây dựng và cải thiện đường
cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ. Cải
thiện giao thông công cộng ở
các đô thị lớn, giao thông
đường sắt, quản lý và cải cách
ngành giao thông

Vốn: 1.101,21 triệu $ (MOL)
and 163,79 triệu $ (COL) and
323 triệu $ (đồng tài trợ)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
30,54%

4. Giao thông
Vận tải người và hàng hóa
hiệu quả hơn, an toàn hơn

5. Nông nghiệp, Tài nguyên và Phát triển nông thôn
Tăng năng suất nông nghiệp;
Cải thiện quản lý hệ thống
tài nguyên thiên nhiên được
thủy lợi và tiêu thoát, hạ tầng
quản lý bền vững, năng lực
nông thôn Chính sách và phát

chống biến đổi khí hậu được
triển ngành nông nghiệp.
tăng cường
Chương trình sinh kế và tạo
việc làm. Quản lý đất đai bền
vững
6. Giáo dục
Kiến thức và kỹ năng học sinh
tốt nghiệp trung học, đại học,
cao đẳng và trường nghề, đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao
động và xã hội

7. Tài chính

Footer Page 15 of 166.

Giáo dục trung học cơ sở, giáo
dục trung học phổ thông, giáo
dục chuyên nghiệp và đào tạo
nghề, giáo dục đại học

Vốn: 340 triệu $ (COL)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
8,34%

Amount: $300 (COL)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
7,21%



Header Page 16 of 166.
Thị trường vốn phi ngân hàng
cung cấp tỉ trọng vốn cao hơn
để hỗ trợ đầu tư trong nước.
Hộ gia đình nghèo và thu nhập
thấp được tăng cường tiếp cận
với các dịch vụ tài chính vi mô
bền vững và hợp lý

8. Y tế
An ninh y tế công cộng ở các
nước GMS được tăng cường.

Hệ thống ngân hàng: Phát
triển thị trường tiền tệ và thị
trường vốn. Các hoạt động tài
trợ thương mại ở cấp địa
phương, doanh nghiệp, tài
chính vi mô. Phát triển thể chế
tài chính vi mô. Chính sách và
chiến lược khu vực tài chính
được tăng cường

Vốn: 100 triệu $ (COL) và
100 triệu $ (MOL)
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
4,81%

Hợp tác khu vực, trao đổi

Vốn: 80 triệu $ (COL)
thông tin về bệnh dịch, các
Tỉ trọng trên tổng vốn COBP:
hoạt động xuyên biên giới.
1,92%
Dân di biến động, dân tộc
thiểu số, dân cư khu vực biên
giới. Tăng cường giám sát và
ứng phó với bệnh dịch Cải
thiện công tác chẩn đoán bệnh
truyền nhiễm
ADB = Ngân hàng Phát triển Châu Á; ADF = Quỹ Phát triển Châu Á; COBP = Kế hoạch hoạt
động quốc gia; COL= vay từ nguồn vốn vay thông thường có ưu đãi CPS = Chiến lược đối tác
quốc gia; GMS = Tiểu vùng sông Mêkong mở rộng; MOL = vay từ nguồn vốn vay thông thường
theo điều kiện thị trường

Footer Page 16 of 166.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×