TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC
Hà Nội, 26/3/2015
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của Đức
Thời gian: 26/03/2014, 8h00 -17h00
Địa điểm: Đại học Luật Hà Nội, Phòng A.402
Thành phần tham dự: Chuyên gia pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của CHLB Đức,
Viện FES Hà Nội, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia về bảo vệ người tiêu
dùng của Việt Nam.
Đón tiếp đại biểu
08h00 – 08h45
08h45 – 09h00
Khai mạc
- Đại diện Ban giám hiệu Trường Đại học
Luật Hà Nội
- Đại diện viện FES Hà Nội
- Trung tâm Pháp luật Đức
Thời gian
Diễn giả
Tham luận
9h00 – 10h00
GS. Juergen Kessler –
Tổng quan pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Đại học Kỹ thuật và Kinh
và thực trạng năng lực các thiết chế bảo vệ
tế Berlin
quyền lợi người tiêu dùng của Cộng hịa liên
bang Đức.
10h00 – 10h05
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
10h05 – 10h25
Giải lao
10h25 – 11h05
Ths. Hoàng Minh Chiến –
Thực trạng pháp luật Việt Nam về các thiết
Giám đốc Trung tâm PL
chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người
CT và bảo vệ NTD –
tiêu dùng.
Trường Đại học Luật
Hà Nội
11h05- 11h10
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
11h:10 – 11h30
Thảo luận
11h30 – 13h00
Nghỉ ăn trưa
13h00 – 13h30 Ths. Ngô Vĩnh Bạch Dương Tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế
– Viện Khoa học xã hội
thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
của các thiết chế đó.
13h30 – 13h35
13h35 – 14h05
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
TS Nguyễn Thị Vân Anh –
Đánh giá thực trạng năng lực của các tổ chức
Trường Đại học Luật Hà
xã hội trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
Nội
14h05 – 14h10
14h10 – 14h40
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
Ths. Nguyễn Văn Thành
Đánh giá thực trạng năng lực của hệ thống cơ
– Ngun phó phịng bảo
quan quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật
vệ NTD, Cục quản lý
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.
cạnh tranh
14h40 – 14h45
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
14h45 – 15h00
Giải lao
15h00 – 15h30
TS Vũ Thị Lan Anh -
Đánh giá thực trạng năng lực của hệ thống tòa
Trường Đại học Luật
án trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
Hà Nội
người tiêu dùng ở Việt Nam.
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
15h30 – 15h35
15h35 – 16h05 GS. Juergen Kessler - Đại Kinh nghiệm tăng cường năng lực của các
học Kỹ thuật và Kinh tế
Berlin
thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Đức.
16h05 – 16h10
Bình luận của các đại biểu tham gia Hội thảo
16h10 – 16h45
Thảo luận
16h45 – 17h00
Bế mạc
- Đại diện ban tổ chức
- Trung tâm pháp luật cạnh tranh và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
MỤC LỤC
Chuyên đề 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC
TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA
CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC ............................................................................................... 1
GS. Juergen Erich Kessler
Chuyên đề 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ................................................... 5
ThS. Hoàng Minh Chiến, ThS. Nguyễn Ngọc Quyên, ThS. Phạm Phương Thảo
Chuyên đề 3: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐĨ ..................................................... 31
Ngơ Vĩnh Bạch Dương
Chuyên đề 4: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG THỰC
THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ................ 48
PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Chuyên đề 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 62
ThS. Nguyễn Văn Thành
Chuyên đề 6: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN
TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG .................... 93
TS. Vũ Thị Lan Anh, Ths. Trần Quỳnh Anh
HIỆP HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG, CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC.................... 105
Chuyên đề 1
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
GS. Juergen Erich Kessler
Trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin
1. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
Trong luật pháp Đức khơng có một “Luật Bảo vệ người tiêu dùng” riêng
chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu dùng. Các quy phạm pháp
luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng
nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ. Thường thường có sự giao thoa giữa
mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng với các mục tiêu khác. Lý do là chỉ trong
những mối quan hệ xã hội nhất định thì người tiêu dùng mới được xem là
“người tiêu dùng”. Cũng những người nhất định có thể phải chịu cùng một mối
đe dọa cả trong một mối liên quan khác, chẳng hạn như với tư cách là người lao
động. Một quy định về cách thức sử dụng bảo quản một hóa chất vì thế có thể
nhằm mục đích bảo đảm an toàn lao động cũng như bảo vệ người tiêu dùng và
cũng có thể cả mục đích bảo vệ mơi trường. Khơng thể phân định rạch rịi một
lĩnh vực luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, danh mục liệt kê các quy
định về bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật của Đức dưới đây không phải đã
bao gồm tất cả và trong pháp luật công đặc biệt bao gồm cả những quy phạm
vừa phục vụ những mục tiêu khác nữa.
- Trong Bộ luật Dân sự có các chế định về thực hiện lao vụ khơng có đặt
hàng (Điều 241a), các quy định về những nguyên tắc trong các hợp đồng với
người tiêu dùng và các hình thức bán hàng đặc biệt (các điều 312 đến 312k), các
chế định về quyền hủy bỏ trong các hợp đồng với người tiêu dùng (các điều 355
đến 361), các quy định về mua hàng tiêu dùng (các điều 474 đến 479), về các
hợp đồng chia sẻ thời gian ở, các hợp đồng về các sản phẩm kỳ nghỉ dài hạn, các
hợp đồng môi giới và các hợp đồng hệ thống trao đổi (các điều 481 đến 487), về
các hợp đồng cho vay tiêu dùng (các điều 491 đến 505), cũng như các chế định
1
về hỗ trợ tài chính giữa một doanh nhân và một người tiêu dùng (các điều 506
đến 509) và về các hợp đồng cung ứng trả góp (Điều 510), cũng như các quy
định về bản chất bắt buộc và áp dụng đối với những người khởi sự doanh nghiệp
(các điều 511 đến 512), các chế định về việc môi giới các hợp đồng cho vay tiều
dùng (các điều 655a đên 655e), về các cam kết giải thưởng (Điều 661a), về ngày
ghi giá trị và tính khả dụng của khoản tiền (Điều 675t). Thậm chí các quy định
về tiền thuê chỗ ở (các điều 549 đến 577a) cũng được tính vào pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng theo nghĩa rộng. Nhiều quy định khác trong pháp luật dân sự
không quy được một cách rõ ràng vào lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, bởi vì
những quy định đó nhằm cân bằng những đối ngược lợi ích mang tính đặc trưng
giữa các bên hợp đồng và như vậy không chỉ là những quy phạm bảo vệ có lợi
cho người tiêu dùng, mà bảo vệ các đối tác hợp đồng nói chung. Trong số các
quy định như vậy chẳng hạn có các quy định về Các điều kiện kinh doanh chung
(các điều 305 đến 310).
- Nhiều quy định về thể thức cũng mang động cơ bảo vệ người tiêu dùng,
ví dụ như bắt buộc phải để công chứng viên lập văn bằng hợp đồng mua bán đất
(Điều 311b Khoản 1 Bộ luật Dân sự. Qua đó sẽ đảm bảo được sự tư vấn chuyên
môn thông qua công chứng viên lập văn bằng đối với những hợp đồng được ký
kết với những khoản giá trị lớn và với ý định mua tài sản mang tính chất lâu dài.
Bên cạnh đó cịn có những quy định về thể thức có thể quy rõ ràng vào pháp luật
bảo vệ người tiêu dùng, chẳng hạn như hình thức văn bản đối với các hợp đồng
chia sẻ thời gian ở và các hợp đồng cho vay tiêu dùng cũng như hình thức văn
bản đối với các động tác giải thích trước cho người tiêu dùng về quyền hủy bỏ
đối với những loại hợp đồng nhất định (hợp đồng cho vay tiêu dùng, hợp đồng
chia sẻ thời gian ở) cũng như những phương thức bán hàng nhất định (bán hàng
trước cửa nhà, hợp đồng tiêu thụ từ xa).
- Nhiều quy định trong pháp luật công nằm rải rác ở nhiều luật khác nhau,
có mục đích bảo vệ người tiêu dùng (thường là liên quan đến sức khỏe). Những
luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất và người bn bán hàng hóa
phải tn thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định liên quan đến nguyên liệu, các
2
loại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia hoặc cũng liên quan đến
công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức, quy phạm quan
trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực phẩm, các sản
phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế tục luật này
là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật này, một
loạt các nghị định với những quy định rất chi tiết đã được ban hành, ví dụ như
Nghị định về Mỹ phẩm. Một số luật quan trọng khác từ lĩnh vực này ví dụ như
là Luật Vệ sinh thực phẩm thịt (nay đã bỏ) và Luật Dược phẩm.
- Kể từ khi Luật Phá sản có hiệu lực vào đầu năm 1999, có thể có việc giải
tỏa nghĩa vụ thanh tốn (Miễn khoản nợ còn lại theo các điều từ 286 Luật Phá
sản) theo quyết định của tòa án đối với người tiêu dùng vỡ nợ sau khi kết thúc
một thủ tục phá sản đối với người tiêu dùng kéo dài ít nhất 6 năm.
- Pháp luật cạnh tranh (được điều chỉnh trước hết là trong Luật chống cạnh
tranh không lành mạnh), trước đây chỉ nhằm bảo vệ các đối thủ cạnh trạnh với
nhau và chỉ gián tiếp đề cập đến lợi ích người tiêu dùng, theo tình hình pháp lý
hiện hành cũng đã có nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng (ghi rõ trong Điều 1 của
luật này).
2. Các hoạt động
Trong những năm vừa qua, nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng trong công
chúng đã tăng lên nhiều. Những vụ tai tiếng về thực phẩm, các đồ gia dụng nguy
hiểm, việc giảm điều tiết các độc quyền nhà nước trước đây (như bưu chính,
điện thoại, đường sắt) cũng như các thơng đồng hạn chế cạnh tranh theo lĩnh vực
(ví dụ điện lực), những hình thức hợp đồng mới (như các hợp đồng thuê bao
điện thoại di động) là những thách thức mới đối với người tiêu dùng. Các cơ
quan hoạch định chính sách và lập pháp của EU, Liên bang và các bang ngày
càng chú trọng đến chủ đề này. Trong quá trình xảy ra những vụ tai tiếng về
thực phẩm, chẳng hạn Bộ Lương thực thực phẩm, Nông nghiệp và Lâm nghiệp
Liên bang năm 2001 được đổi tên thành Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Lương
thực thực phẩm và Nông nghiệp Liên bang. Trong những năm vừa rồi đặc biệt
là cả các hành vi kinh doanh phần nào không nghiêm chỉnh của các doanh
3
nghiệp viễn thông trở thành một chủ đề trọng tâm trong lĩnh vực bảo vệ người
tiêu dùng.
Tại Berlin từ năm 2002, một sở của Bang trong tên gọi có khái niệm bảo vệ
người tiêu dùng. Khoảng 200 tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động ở thành
phố này được tập hợp trong một mạng lưới bảo vệ người tiêu dùng và được giới
thiệu trong một cuốn sách chỉ dẫn cho người tiêu dùng, một kiểu Những trang
vàng trên internet. Một Đêm dài để bảo vệ người tiêu dùng, một sự kiện được
hàng nghìn người tham dự, đã đánh dấu sự khởi đầu. Kể từ đó, sở của bang phụ
trách việc bảo vệ người tiêu dùng tổ chức đều đặn các chợ cho người tiêu dùng
nhân Ngày quốc tế người tiêu dùng, lần đầu tiên đã tổ chức khắp nước Đức
những ngày bảo vệ người tiêu dùng thanh thiếu niên và các hội nghị người cao
tuổi, đưa các tổ chức người tiêu dùng vào đóng ở các khu dân cư có tỷ lệ thất
nghiệp cao và tỷ lệ người có nguồn gốc nhập cư cao và với Lễ hội người tiêu
dùng Berlin giới thiệu một cái nhìn tổng quan tất cả những dịch vụ tư vấn và hỗ
trợ cho người tiêu dùng dưới dạng lễ hội đường phố ở đường Kurfürstendamm,
khu tập trung mua sắm của Berlin.
Về mặt khoa học, bảo vệ người tiêu dùng đến nay đã thành một bộ môn ở
các trường đại học khác nhau. Bộ môn giảng dạy này (kết hợp với môn luật
ngân hàng và luật thị trường vốn) lần đầu tiên được lập vào năm 2008 tại Đại
học Hamburg. Năm 2010, Đại học Bayreuth đã cho thành hình một bộ mơn
giảng dạy về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, do Bộ Lương thực thực phẩm,
Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang tài trợ. Tại Đại học Tổng hợp
Humboldt Berlin, từ năm 2010 có một chức danh giáo sư trẻ về luật dân sự và
luật tư châu Âu với sự chú ý đặc biệt đến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và
pháp luật về cạnh tranh.
4
Chuyên đề 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
ThS. Hoàng Minh Chiến
ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
ThS. Phạm Phương Thảo
Trường Đại học Luật Hà Nội
1. Khái quát quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về các thiết chế
thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) và các
văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các thiết
chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quan trọng nhất hiện đang tồn tại ở Việt
Nam, bao gồm:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1.
- Các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng (chủ yếu bao gồm Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở
các tỉnh)
- Hệ thống tòa án.
1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1 Bộ Công Thương
Điều 47 khoản 1 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) quy định:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như
các bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc
ngành cơng thương (Bộ Cơng Thương, các Sở Công thương và các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện) đóng vai trị
có tính nịng cốt.
1
Bao gồm các cơ quan sau: Cục quản lí cạnh tranh (Bộ cơng thương); Cục quản lí thị trường (Bộ cơng thương);
Các chi cục, đội quản lí thị trường ở các địa phương; Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ y tế); Cục khám chữa
bệnh; Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Bộ khoa học và công nghệ); Các chi cục tiêu chuẩn đo
lường và chất lượng ở các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp.
5
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ
Công Thương được Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trao cho các nhiệm
vụ, bao gồm:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội,
tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định
tại Điều 19 của Luật này.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.2
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ
Công thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao
dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai
tỉnh trở lên.
Ngoài quy định kể trên, tại Điều 22 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(2010) có quy định Bộ Cơng Thương cũng là cơ quan tiếp nhận việc báo cáo kết
quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành
trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.
2
Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
6
Bộ Cơng thương được Chính phủ giao trách nhiệm như vậy trong công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bởi vì Bộ Cơng thương có những nhiệm vụ,
quyền hạn khác liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Cụ thể, theo Điều 64 Luật an
toàn thực phẩm (17/6/2010), Bộ Công Thương cũng là đơn vị được giao nhiệm
vụ quan trọng liên quan tới công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Cục
quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý Cạnh tranh là đơn vị có tư cách pháp nhân, được thành lập
trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) từ
năm 2004. Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 và Quyết định số
848/QĐ-BCT ngày 05/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh thì Phịng bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và Phịng kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung chính
là đơn vị trực tiếp phụ trách về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh
có những nhiệm vụ và quyền hạn, bao gồm:
a. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng
dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c. Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những
quy định không phù hợp với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hưởng dẫn
các Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;
đ. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng và đề xuất Cục trưởng xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
7
e. Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng;
g. Đề xuất Cục trưởng giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của
pháp luật.
h. Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong
trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;
i. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
và theo sự phân công của Cục trưởng.
Mặc dù được thành lập chưa lâu, tuy nhiên những thành quả mà Cục quản lý
cạnh tranh, cụ thể là Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Phịng kiểm sốt
hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đạt được rất đáng ghi nhận:
(i). Với tư cách là đơn vị được giao chủ trì xây dựng các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLCT đã chắp bút
soạn thảo các văn bản như: Nghị định số 99/2011/NĐ –CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Nghị định số 19/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này hiện đã được thay thế bởi Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung. Việc ban hành các văn bản này không chỉ giúp đưa các
quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào cuộc sống mà còn
tạo hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng tại Việt Nam.
(ii). Để triển khai các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách có hiệu quả, cũng như thiết lập một
Trung tâm hỗ trợ người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, Cục QLCT đã xây dựng Trung tâm
8
hỗ trợ người tiêu dùng qua điện thoại (Call - Center) cũng như xây dựng website
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ().
(iii). Về vấn đề đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.
Cho đến năm 2012, sau một (01) năm triển khai thực hiện quy định mới
của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, mới chỉ có 80 hồ sơ đăng ký
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại các Sở Công
Thương. Địa phương tiếp nhận nhiều hồ sơ nhất là Đăklăk, Đăk Nơng (6 bộ) cịn
lại các Sở Công Thương ở địa phương khác mới chỉ tiếp nhận 1-3 bộ hồ sơ,
thậm chí có Sở Cơng Thương còn chưa tiếp nhận được hồ sơ nào như: Lâm
Đơng, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Hải Phịng, Thái Ngun3. Cũng theo Báo
cáo năm 2013 của Cục quản lý cạnh tranh thì trong năm 2013, Cục quản lý cạnh
tranh đã tiếp nhận và xử lý 78 bộ hồ sơ đăng kí hợp đồng theo mẫu và điều kiện
giao dịch chung. Đối với mỗi bộ hồ sơ đăng kí, Cục đều tiếp nhận và xử lý theo
đúng quy định pháp luật, trong đó tập trung loại bỏ các nội dung vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng trong các hồ sơ đăng kí với Cục.
Về Quy trình đăng kí, Cục cũng đã trình lãnh đạo Bộ Cơng thương ký và
ban hành Thơng tư số 10/2013/TT – BCT ngày 30/05/2013 về ban hành mẫu
đơn đăng kí hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
(iv). Trong công tác thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD.
Chỉ riêng năm 2011, thông qua phản ánh của người tiêu dùng, các cơ quan,
tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng Cục QLCT đã can thiệp, giải
quyết nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong đó có những
vụ việc có tác động lớn đến xã hội như: vụ thu hồi xe ô tô của Công ty Toyota
Việt Nam, vụ thu hồi xe máy Honda Lead của Công ty Honda Việt Nam, vụ thu
hồi sản phẩm máy sấy tóc hiệu Philips,...Các hoạt động này nhận được sự hưởng
ứng, khích lệ của người tiêu dùng và xã hội.
Bên cạnh Cục quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý Thị trường là cơ quan trực
thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ
3
Hội thảo“Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam” tổ chức
ngày 18/7/2012 tại Hà Nội
9
Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương
mại ở thị trường trong nước, từ đó góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh cho
người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày
6/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, Cục
Quản lý thị trường có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Cơng Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt hoặc ban hành dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự
thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác kiểm tra, kiểm
soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương
mại ở thị trường trong nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Cơng Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ
trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, chiến lược phát triển,
chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về
cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; chính sách, chế
độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường,
đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường
trong nước sau khi được phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
kiểm tra, kiểm soát thị trường.
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp
vụ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp
luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; các văn bản cá biệt,
văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình vi
phạm trong hoạt động thương mại, chất lượng hàng công nghiệp của tổ chức, cá
nhân kinh doanh; hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của
10
lực lượng quản lý thị trường cả nước. Theo dõi, dự báo đề xuất giải pháp phòng
ngừa và đấu tranh ngăn chặn.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh
chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật
- Làm nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng
giả, gian lận thương mại.
Khác với Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường là cơ quan được
thành lập sớm hơn và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương,
với đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo (gần 6.000 cán bộ). Các hoạt động của
Cục quản lý thị trường rất đa dạng và phong phú, như kiểm tra xử lý hàng giả,
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng trốn thuế… nhằm tạo dựng một thị
trường lành mạnh, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Ngồi Bộ Cơng thương, khi đánh giá các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta cũng phải kể đến những cơ quan quản lý
ngành khác, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng như Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn…. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu các
tác giả không tỉm hiểu sâu các quy định pháp luật về hệ thống những cơ quan
này mà chỉ tập trung phân tích vị trí, chức năng nhiệm quyền hạn của những cơ
quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định tại Điều 47 khoản 4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(2010), Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010),
trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban
nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng tại địa phương.
11
- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã
hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại
địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ở địa phương. Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa
phương bao gồm:
a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;
c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ
người tiêu dùng thực hiện;
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp
giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng hoạt động;
e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;
12
h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên;
i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định
của pháp luật;
k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.4
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (2010), cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp
tỉnh cũng là cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật
của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân cấp huyện quyết định đơn vị
giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Như vậy, khác với Ủy ban nhân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân cấp huyện được tự mình chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của địa
phương mình. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rất cụ thể trách nhiệm của
đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng:
a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo
quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và các quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các
chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi
mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;
4
Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP
13
d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa,
sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung
tâm thương mại;
đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;
e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền cấp trên;
g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.5
Đối với nhiệm vụ thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, theo quy định tại Điều 25 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(2010), trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích cơng cộng
thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản
đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện
nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ
cung cấp thơng tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc giải quyết yêu cầu này của người tiêu
dùng hoặc của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 26 Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (2010), bao gồm:
- Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm u cầu các bên
giải trình, cung cấp thơng tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập
thơng tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện
có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi
5
Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP
14
người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung
sau đây: a) Nội dung vi phạm; b) Biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc
ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh
doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; hoặc buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra
khỏi hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung); c) Thời hạn thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả; d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường
hợp vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
Ngồi các biện pháp khắc phục hậu quả như trên, tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm cịn bị đưa vào Danh sách công khai tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2011/NĐ –CP, Ủy ban nhân
dân cấp xã, trong phạm vi địa bàn mình quản lý, cũng có trách nhiệm trong
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân
cấp xã, bao gồm:
1. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh
doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã
được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh
doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ,
trung tâm thương mại.
2. Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã
ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại,
quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong
việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương
mại trên địa bàn.
15
4. Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo
quy định của pháp luật.
5. Tun truyền, khuyến khích các cá nhân khơng hoạt động thương mại
ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt
động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
1.2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Về mặt pháp lý, vai trò của các hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo
vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày
2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (1999), sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số
55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1999).
Để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn
xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) khuyến khích mọi tổ chức
xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ
quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham gia vào công
tác bảo vệ người tiêu dùng. Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định rõ các tổ
chức xã hội nói chung và hội bảo vệ NTD nói riêng sẽ thực hiện các hoạt động
để giúp NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu (2010), tổ chức xã hội tham
gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích
cơng cộng;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ;
d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất
lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thơng tin, cảnh báo cho người tiêu
dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin,
16
cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế
hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều
29 Luật này;
g) Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Có thể nói, quy định tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích cơng cộng là một trong những quy định
mang tính đột phá của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010). Việc tổ
chức xã hội có quyền đứng ra tự khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng đã giải
quyết được những vướng mắc trong thực tiễn đối với những vụ việc vi phạm
làm ảnh hưởng đến số đông người tiêu dùng như vụ việc nước tương có chứa
chất gây ung thư 3MCPD, vụ việc sữa nhiễm melanine… Bởi theo pháp luật
hiện hành, Việt Nam chưa có quy định về “khởi kiện tập thể”. Tại Điều 162 Bộ
luật Tố tụng dân sự (2004) sửa đổi bổ sung năm 2011, về quyền khởi kiện vụ án
dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích cơng cộng,
lợi ích nhà nước, chỉ quy định “ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền
hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích
cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Tuy nhiên, để
có thể tự mình đứng ra khởi kiện, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, bao gồm:
1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Có tơn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng hoặc vì
lợi ích cơng cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng.
3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã
hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.
4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.6
6
Điều 24 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
17
Ngoài việc phải đảm bảo quyền lợi của những người tiêu dùng có liên quan
đến vụ án, tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, Luật cũng yêu cầu tổ chức
xã hội tham gia khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải chịu các chi phí
phát sinh trong quá trình khởi kiện.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cũng quy định tổ chức xã
hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được hưởng hỗ trợ kinh
phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ
quan nhà nước giao, bao gồm các nhiệm vụ:
(i) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người
tiêu dùng.
(ii) Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
(iii) Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
(iv) Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh
nhu cầu của người tiêu dùng.7
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Cơng Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh là các chủ thể có thẩm quyền quyết định trong việc giao nhiệm vụ cho các
tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một trong những nhiệm vụ chính của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng đó là hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng, trở
thành cầu nối giúp giải quyết những khó khăn vướng mắc giữa người tiêu dùng và
tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, có thể thấy việc quy định
cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền thành
lập các tổ chức hịa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh
doanh là hoàn toàn hợp lý.8 Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định chi tiết trách
nhiệm, quyền hạn của các tổ chức hịa giải này.
Có thể nói, những quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan
trọng cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
7
8
Điều 27 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP
Điều 31 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP
18
Trong những năm qua, ở nước ta tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được biết đến trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là Hội Khoa học
và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việt Nam (gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tên
giao dịch: Vinastas). Bên cạnh đó, các Hội bảo vệ quyền lợi NTD các tỉnh cũng
có những hoạt động tích cực tham gia bảo vệ quyền lợi NTD. Tính đến nay, cả
nước có 48 tỉnh có Hội bảo vệ quyền lợi NTD, góp phần giải quyết được khoảng
3000 vụ khiếu nại/năm, tỷ lệ thành công lên đến 80 – 82%. Riêng một số hội
ở Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang, tỷ lệ giải quyết thành công là trên 90%. Đặc
biệt , 07 Hội bao gồm Hội bảo vệ quyền lợi NTD Bình Dương, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đak Lak, Cà Mau và Bến Tre đã được cơng nhận là hội
đặc thù, được cấp kinh phí thường xuyên để hoạt động. Trong năm 2013, 02 Hội
mới được thành lập là Hội bảo vệ quyền lợi NTD Lai Châu và Bắc Kạn; 01 Hội
chuyển đổi mơ hình quản lý trực thuộc Sở Công Thương là Hội bảo vệ quyền lợi
NTD Phú Yên. Đặc biệt, Hội tiêu chuẩn và BVQLNTD Việt Nam (Vinastas) là
Hội hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động tích cực trong cơng tác
BVQLNTD. Bên cạnh đó, mặc dù nhận thức rõ vai trị của các tổ chức xã hội
tham gia và hoạt động BVQLNTD nói chung và các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng nói riêng rất quan trọng, nhưng cho đến thời điểm này, việc triển khai các
quy định pháp luật nói trên còn nhiều lúng túng và các tổ chức BVQLNTD vẫn
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong q trình hoạt động.
1.3. Hệ thống tòa án
Theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (2002), hệ thống tòa án
của Việt Nam được tổ chức thành các cấp, bao gồm Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tịa án nhân dân tình thành phố trực thuộc
trung ương và Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, chỉ có tịa án nhân dân từ cấp
tỉnh trở lên mới chia thành các tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tịa dân sự,
Tịa kinh tế, Tịa lao động, Tịa hành chính. Các vụ án về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng khơng có tịa án chun trách riêng để xử lý mà được xếp vào loại vụ
kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật
19