Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP STARUP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.06 KB, 11 trang )

HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP STARUP: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP
ThS. Trần Thị Thanh Huyền
Khoa Tài chính-Kiểm toán, Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM
Tóm tắt
Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng tìm kiếm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ
chức Doanh nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Vấn đề
khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị khi giải bài toán tăng trưởng của Doanh nghiệp
cần huy động vốn như thế nào, tổng giá trị huy động là bao nhiêu thì phù hợp với khả
năng tăng trưởng, đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đạt mức tối đa và chi phí chi ra ở
mức tối thiểu... Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng cũng như các vấn đề khó khăn
trong quá trình huy động vốn của các Doanh nghiệp Starup từ đó đưa ra các kiến nghị,
giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như môi trường đầu tư cho các
quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư thiên thần nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt
động đầu tư hiệu quả cho Doanh nghiệp.
Từ khóa: quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần
Abstract
The startup is now likely to seek from venture capital funds, business organizations,
angel investors seeking maximum profit. Pose problems for administrators solve the
growth of enterprises to raise more money, how to mobilize the total value is how
much they fit growth potential, ensure the target achieve maximum profitability and
cost spent to a minimum ... this article aims to evaluate the present situation as well as
the problems in the process of raising capital from the Business Startup thereby
offering is recommendations and solutions in order to improve the regulatory
environment and the investment climate for venture capital funds and angel investors
to contribute to the promotion of effective investment activity for the enterprise.
Key word: venture capital, angel investors


1. Bối cảnh chung của các Doanh nghiệp Starup Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập


Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute, các mô hình khởi nghiệp thành
công ở Việt Nam đều được học hỏi và xây dựng từ những mô hình tương tự đã thành
công ở nước ngoài, tuy nhiên thực tế không dễ dàng bê nguyên và áp dụng vào Việt
Nam. Nhưng hiện nay đa phần chúng ta vẫn đang lẫn lộn giữa khái niệm khởi nghiệp
với việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân hay một công ty nhỏ. Chính điều này sẽ
ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình gọi vốn của một Doanh nghiệp khởi
nghiệp và một Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty nhỏ.
Có thể thông qua một vài yếu tố để có thể thấy được sự khác biệt một DN Starup với
một Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty nhỏ như sau:
Yếu tố
Tính đột phá

Doanh nghiệp Starup

Doanh nghiệp tư nhân

Là điều bắt buộc, sản phẩm của Không cần thiết, có thể
Doanh nghiệp Starup phải hoàn dựa trên các mô hình kinh
toàn mới chưa xuất hiện trên thị doanh sẵn có. Ví dụ: kinh
trường hoặc nếu có thì phải tạo ra doanh nhà hàng, vpp, ...
giá trị tốt hơn. Ví dụ:

Tính tăng trưởng

Không giới hạn cho sự tăng Có thể chủ động giới hạn
trưởng

sự tăng trưởng và tập trung
vào phân khúc thị trường
khách hàng nhất định


Tốc độ tăng trưởng

Thường có xu hướng nhân bản Thường có xu hướng mở
mô hình kinh doanh thành công ra rộng công ty trong phạm vi
khắp thế giới

phân khúc thị trường nhất
định

Lợi nhuận

Nếu thành công lợi nhuận sẽ rất Phụ thuộc vào kế hoạch
khổng lồ

Tài chính

mở rộng thị trường

Thông thường gọi vốn từ bản Gọi vốn từ bản thân, gia
thân

hoặc

từ

cộng

đồng đình, bạn bè, vay ngân



(crowdfunding),

nhưng

phần hàng, hoặc vốn góp từ nhà

phần lớn các Starup đều phải gọi đầu tư
vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần
(angel investors) và Quỹ đầu tư
mạo hiểm (Venture Capital).
Công nghệ

Là đặc tính tiêu biểu

Vòng đời

92% các Starups sẽ thất bại trong 32% sẽ thất bại trong ba
ba năm đầu

Kỹ năng lãnh đạo

Không bắt buộc
năm đầu

cần phải liên tục phát triển kĩ phụ thuộc vào kế hoạch
năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý vận hành bạn đã hoạch
để đáp ứng với sự tăng trưởng của định từ trước
Starup


Cuộc sống cá nhân

mức độ rủi ro cao, phải cống hiến mức độ rủi ro sẽ thấp hơn
hết mình cho công việc

Tham vọng

nhiều

Mục tiêu là con đường thoái vốn Mục tiêu của bạn có thể là
khổng lồ như chào bán cổ phiếu truyền lại công ty cho các
ra công chúng (IPO).

thế hệ sau trong gia đình
hoặc cũng có thể bán lại
cho một tập đoàn khổng lồ

( Theo Madela Schumacher-Hodge)
Trên thực tế hiện nay, Starup Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử đang được
tập trung và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm online của giới trẻ.
Có thể điểm qua một vài công ty đang trong giai đoạn ươm mầm hay giai đoạn seed
fun, seria A, seria B.... như sau:
Công ty

Số vốn

Vòng

Lĩnh


đầu tư

gọi vốn

vực
kinh
doanh

Mô tả

Nhà đầu tư


OnOnPay

Không

Ươm

Thương

Cung cấp dịch vụ

Captii

tiết lộ

mầm

mại điện


Top-up – nạp tiền

Venture

tử

điện thoại di động
trực tuyến

Ticket Box

Không

Seed

tiết lộ

Cơ sở hạ Công ty công nghệ Seedcom
tầng

đầu tiên của Việt
Nam hỗ trợ nền tảng
cho

doanh

nghiệp

hoạt động hiệu quả

hơn
Muabannhanh

Không

Seed

tiết lộ

Thương

Sàn thương mại điện Angel

mại điện tử Việt Nam cung cấp Investor
tử

các giao dịch trực (Hung
tuyến

DKT JSC

Không

Seed

tiết lộ

Dinh)

Năng


DKT JSC là cổng Cyberagent

suất

thông tin cho các dịch Ventures
vụ thương mại điện
tử

Vexere.com

1 triệu Series
USD

Du lịch

Dịch vụ đặt vé xe Cyberagent
trực tuyến và cổng Ventures

A

thông tin về vé xe
khách lớn nhất Việt
Nam
TiKi

Không

Series


Giải

Tiki.vn là trang web

Seedcom,

tiết lộ

A

pháp

thương mại điện tử

Cyberagent

doanh

tập trung vào mua

Ventures

nghiệp

sắm các sản phẩm
thông dụng

Sendo

Không


Series

Giao

Trang TMĐT cung

Beenos inc,


tiết lộ

Giaohangnhanh Không
tiết lộ

A

dịch

cấp quần áo, đồ gia

SBI

dụng, mỹ phẩm, phụ

Holdings,

kiện, sản phẩm công

Econtext


nghệ…

Asia

Giaohangnhanh.vn

Seedcom

Series

Thương

A

mại điện cung cấp dịch vụ
tử

logictics cho các đơn
vị bán hàng qua mạng
tại Việt Nam

Foody

Không

Series

Phong


Foody.vn là một ứng Tiger

tiết lộ

C

cách

dụng tìm kiếm đánh Global

sống

giá không gian, món Manament
ăn của các nhà hàng,
quán ăn tại Đông
Nam Á

iCare Benefits

Không

Series

Thanh

Cung cấp dịch vụ tài

Unitus

tiết lộ


C

toán

chính cho ngân hàng,

Impact

người dùng cá nhân
hay các khách hàng
doanh nghiệp
Tìm việc

Không

Thâu

Giải

Trang web tìm kiếm

nhanh

tiết lộ

tóm

pháp


việc làm, tuyển dụng

24h.com

doanh
nghiệp
Taembe.vn

19.650

Không

Thương

USD

tiết lộ

mại điện chuyên cung cấp tả
tử

Siêu thị trực tuyến

JFDI.Asia

lót và các mặt hàng
chăm sóc em bé

Deca.vn


Không

Không

Phong

Siêu thị trực tuyến

24h.com


tiết lộ

tiết lộ

cách

cung cấp các mặt

sống

hàng dành cho mẹ và


Websosanh

Không

Không


tiết lộ

tiết lộ

Dịch vụ

Trang web so sánh

Yello

giá hàng hoá, dịch vụ

Media
Shopping
Group

( Theo doanhnhansaigon.vn)
3. Tổng quan về Quỹ đầu tư mạo hiểm và Nhà đầu tư thiên thần
Theo Bách khoa toàn thư, đầu tư mạo hiểm (Venture capital) là việc cung cấp vốn tài
chính cho các công ty ở giai đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu. Quỹ đầu tư mạo
hiểm làm ra tiền bằng cách sở hữu cổ phần trong các công ty, các công ty này thường
có một công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp công nghệ
cao, chẳng hạn như công nghệ sinh học, CNTT, phần mềm, v.v... Các quỹ đầu tư mạo
hiểm điển hình xảy ra sau vòng cấp vốn, gieo mầm cũng như như vòng tài trợ tăng
trưởng (còn gọi là vòng chuỗi A) trong sự quan tâm của việc tạo ra hoàn vốn thông
qua một sự kiện được hiện thực hóa được xảy ra, chẳng hạn như IPO hoặc bán công
ty. Điều quan trọng là cần lưu ý là đầu tư mạo hiểm là một tập hợp con của vốn chủ sở
hữu tư nhân. Vì vậy tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm đều là vốn chủ sở hữu tư nhân,
nhưng không phải tất cả vốn chủ sở hữu tư nhân đều là đầu tư mạo hiểm.
Theo Gavin Cassar (2004), vai trò của cơ cấu tài sản theo hình tài chính của các công

ty mới thành lập cho thấy tầm quan trọng của hữu hình của tài sản và ảnh hưởng của
nó đối với cơ hội tài chính. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng về quy mô cơ cấu
vốn và tiếp cận thị trường các Doanh nghiệp Startup.
Theo nhóm tác giả Antonio Davila, George Foster, Mahendra Gupta (2003), khi có
các sự kiện tài chính của Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tác động vào mức tăng trưởng của
các Doanh nghiệp Starup và số tiền đầu tư có ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng.
Đồng thời tác động của Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tác động đến mối quan hệ giữa tăng


trưởng trong định giá tài chính Doanh nghiệp khởi nghiệp và làm thay đổi số lượng
nhân viên theo chiều hướng tăng ở các vòng gọi vốn tiếp theo.
Theo Thomas Hellmann & Manju Puri (2000), đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển của các Doanh nghiệp Starup. Sự ảnh hưởng của đầu tư
mạo hiểm không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn của các CEO, mà còn kéo dài tốc độ
tăng trưởng và vòng đời của Doanh nghiệp. Sự hiện diện của quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ
trợ cho việc cung cấp xây dựng nguồn nhân lực của công ty, nhưng đồng thời các quỹ
đầu tư mạo hiểm cũng kiểm soát cả việc thay đổi lãnh đạo Giám đốc điều hành của
Doanh nghiệp Starup.
Theo Stephen Prowse (1998), nhà đầu tư thiên thần là các nhà đầu tư cá nhân giàu có,
có khả năng cấp vốn cho một Doanh nghiệp Starup và thông thường để đổi lại họ sẽ
có quyền sở hữu một phần công ty hoặc sẽ yêu cầu lợi suất rất lớn do mức độ rủi ro
của khoản đầu tư là cao. Các nhà đầu tư thiên thần thường xuất hiện ở vòng gọi vốn
thứ hai khi doanh nghiệp khởi nghiệp đã cạn kiệt tất cả các khoản vốn tự có của mình.
Thực tế, nhà đầu tư thiên thần thường có nền tảng kinh doanh và có xu hướng đầu tư
vào các Doanh nghiệp Start-up hay các công ty tổ chức chặt chẽ nhỏ khác. Họ có thể
có cổ phần sở hữu đáng kể và có thể chủ động tham mưu cho công ty.
Theo Veroniek Collewaert (2011), đối với các nhà đầu tư thiên thần, thoái vốn là một
phần của quá trình đầu tư và lợi nhuận tối đa hóa là một mục tiêu quan trọng để xem
xét trong quyết định thoái vốn đầu tư khi đầu tư vào các Doanh nghiệp khởi nghiệp.
4. Thực trạng và giải pháp cho vấn đề gọi vốn của các doanh nghiệp Starup tại

Việt nam hiện nay
Thực trạng của các Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động và gọi
vốn
Theo đánh giá của các chuyên gia thì cộng đồng Starup Việt nam hiện nay cũng có
những nét tương đồng với thế giới, trong đó bao gồm các quỹ đầu tư Serie A, lượng
vốn đầu tư khoảng 200 nghìn – 2 triệu USD; Serie B rót vốn mỗi vòng khoảng dưới
10 triệu USD.


Hiện tại ở Việt Nam, số lượng các quỹ hoạt động nhiều nhất tại 2 vòng gọi vốn này
chủ yếu rơi vào 3,4 cái tên như CyberAgent, Inspire Ventures… Ngoài ra khá nhiều
quỹ liên tục ra vào để tìm kiếm cơ hội.
Tiếp đến, là một số quỹ Seed đầu tư khoảng dưới 100 nghìn USD. Các vườn ươm hay
bệ phóng doanh nghiệp như FPT Ventures, Dragon Capital Group,Topica, .Egg,
5Desire… Coworking space như Hub.IT cũng khá nổi tiếng, các tổ chức chính phủ hỗ
trợ như Cục Thương mại hóa Công nghệ (Bộ KHCN).
Ngoài ra là các cộng đồng mạng, trong đó cộng đồng Launch là lớn nhất tại Việt Nam
hiện giờ có khoảng 18.000 người, và một số Blog tiếng Việt.
Tuy nhiên theo đánh giá của ông Mai Thanh Phong, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách
khoa TP.HCM thì “Cái khó của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam là chúng ta chỉ
mới bước vào giai đoạn bắt đầu. Do đó, rất cần nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của
Nhà nước cũng như bạn bè quốc tế”.
Rất nhiều trường Đại học thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp ... đều tổ chức
các CLB DN, các vườn ươm DN nhằm thúc đẩy việc kết hợp giữa thực tiễn với lý
thuyết tạo sân chơi cho sinh viên cũng như giảng viên tuy nhiên có khá nhiều công
trình nghiên cứu đạt kết quả cao thế nhưng những nghiên cứu này chỉ ở mức thử
nghiệm chứ không thể mang ra thực tế do thiếu kinh phí. Bên cạnh đó là thiếu đội ngũ
chuyên gia cũng như lượng khách hàng thực sự quan tâm đến những đề tài này.
Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam còn khá
lớn. Một phần do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, một phần do ý thức chủ quan

cũng như năng lực của người khởi nghiệp. Do đó, trước mắt, cần phải nâng cao năng
lực của đội ngũ những người làm khởi nghiệp, làm sao để có thể giảm thiểu rủi ro khi
đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào.
Thực tế cho thấy hiện nay chúng ta có không ít những dự án khởi nghiệp tiềm năng.
Thế nhưng, sự đầu tư từ trong nước không có, các dự án này phải tìm nguồn tài trợ từ
nước ngoài. Theo quy định của họ, đa phần đều yêu cầu phải lập công ty tại nơi có trụ


sở của quỹ đầu tư hỗ trợ. Đây là một sự mất mát lớn của đất nước, bởi khi những dự
án khởi nghiệp này thành công, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của
địa phương.
Vậy, như thế nào thì được gọi là một Starup thành công ở Việt Nam để có thể
tiếp tục các vòng gọi vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Về hình thức thì Doanh nghiệp Startup luôn bắt đầu từ việc gọi vốn lần đầu tiên sau
khi doanh nghiệp sử dụng hết lượng tiền ở giai đoạn đầu, vòng gọi vốn này thường
được gọi là “Seed fund”, thì theo kế hoạch họ sẽ theo kế hoạch họ bước vào vòng gọi
vốn thứ 2, vòng này thường được gọi là “Serie A”. Vòng gọi vốn tiếp theo nữa sẽ
được gọi là “Serie B”, rồi “Serie C”, “Serie D”… Do đó Doanh nghiệp Starup được
coi là thành công nếu được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu đạt ngưỡng 2
triệu USD, hoặc gọi vốn thành công từ vòng Serie B trở lên. Tất nhiên định nghĩa này
chưa hẳn đã đầy đủ, và chưa tính đến những ngoại lệ khác nữa.
Tạm xét tới những tiêu chí kể trên, cho đến nay mới chỉ có khoảng dưới 30 Starup
trong ngành CNTT ở Việt Nam được tạm gọi là thành công. Có thể kể đến những cái
tên như VCCorp, VNG, Cốc Cốc, Joomlart, Eway, Peacesoft, Tiki,…
Cho đến nay, sau các vòng tăng trưởng thì nhìn chung hoạt động các Doanh nghiệp
Star up Việt Nam đa phần đang trong tình trạng một số công ty mới hoạt động đến
vòng Seed đã kết thúc vòng tăng trưởng hoặc một số Doanh nghiệp đang trong các
giai đoạn tăng trưởng ở Serie C cá biệt chỉ có VNG là đã đạt đến giai đoạn giá trị xã
hội – là một công ty đại chúng với các sản phẩm trực tuyến phục vụ 11 triệu
người/tháng ở hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Giải pháp cho vấn đề gọi vốn cho các DN Starup
Đối với Nhà nước


Chính phủ nên thúc đẩy cải cách chính sách và hoàn thiện hệ sinh thái đầy đủ đúng
nghĩa của nó. Luật và chính sách cần thông thoáng trong khi kỹ năng cho các start-up
cũng cần được đào tạo, nâng cao nhiều hơn nữa.
Cơ chế thuế cần ưu đãi cho các Doanh nghiệp Starup về thuế suất thuế thu nhập
Doanh nghiệp, thời gian miễn giảm thuế cho các Doanh nghiệp, các chính sách cụ thể
nhằm thu hút vốn đầu tư từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà đầu tư thiên thần.
Do đa phần các Doanh nghiệp Starup phát triển sản phẩm trên nền tảng công nghệ vì
vậy rất cần Chính phủ hỗ trợ về phầ n kinh phí cung cấ p không gian số, dịch vụ hỗ trợ
trực tuyến; kinh phí sản xuất thử nghiệm, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ
cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổ i mới sáng ta ̣o.
Đối với Doanh nghiệp Starup
Cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cũng như năng lực quản trị, năng lực kinh
doanh, cách tiếp cận thị trường, quảng bá hình ảnh... cho những người làm khởi
nghiệp.
Cần phải có một chương trình đào tạo với cấu trúc rõ ràng và tạo cho các nhà khởi
nghiệp có những cơ hội, kinh nghiệm để phát triển ý tưởng và tăng hiệu quả gọi vốn
qua các vòng gọi vốn tăng trưởng.
3. Kết luận
Với lợi thế của một quốc gia có dân số hơn 90 triệu người, trong đó chủ yếu là thế
hệ Millennials (những người sinh năm 1980 đến 2000, cuộc sống gắn liền với
internet), nền kinh tế internet của Việt Nam đang nắm giữ tiềm năng phát triển rất
lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc trong các năm tiếp theo là sự phát triển làn sóng
Starup ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt trên nhiều lĩnh vực như fintech
(Starup làm về lĩnh vực kinh tế - tài chính), groupon ( mua theo nhóm), đào tạo, mua
bán trực tuyến ... Việc thành công của các Doanh nghiệp Starup còn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố trong đó không thể không nói đến yếu tố gọi vốn từ các vòng gọi vốn của

DN nhằm phát triển vòng đời của DN đáp ứng mong mục tiêu tăng trưởng không giới
hạn – một trong những đặc tính đặc trưng của DN Starup. Để góp phần tạo nên sự


thành công trong các vòng gọi vốn của DN Starup rất cần sự quan tâm của Nhà nước
về chính sách, pháp luật nói chung nhằm tạo ra các sân chơi minh bạch, hiệu quả từ đó
hỗ trợ cho việc thu hút các quỹ đầu tư, các tổ chức Doanh nghiệp và cộng đồng xã hội
trong quá trình gọi vốn nói riêng.
Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Gavin Cassar, 2004. The financing of business star-up, Journal of Business
Venturing 19 , 261–283
[2]. Antonio Davila, George Foster, Mahendra Gupta, (2003). Venture capital
financing and the growth of startup firms, Journal of Business Venturing 18, 689–708
[3]. Thomas Hellmann & Manju Puri (2000). Venture capital and the
Professionalization of Start-up Firms: Empirical Evidence, Journal of Business
Venturing 18, 689–708
[4]. Stephen Prowse (1998). Angel investors and the market for angel investments,
Journal of Banking & Finance 22, 785±792
[5]. Collewaert, V. (2012). Angel investors' and entrepreneurs' intentions to exit their
ventures: A conflict perspective. Entrepreneurship Theory and Practice, 36(4), 753779.
[6] Các trang web:
/> />nhipsongso.tuoitre.vn



×