Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp phòng trừ loài bọ cánh cứng hại cây Hồi tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ VĂN ĐÀM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI BỌ CÁNH CỨNG
(Oides duporti Laboissiere) HẠI CÂY HỒI TẠI
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Thái Nguyên – 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÝ VĂN ĐÀM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI BỌ CÁNH CỨNG
(Oides duporti Laboissiere) HẠI CÂY HỒI TẠI HUYỆN
VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Đàm Văn Vinh
2. TS. Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2014 đến 2015. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn. Các
thông tin tài liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Lý Văn Đàm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Do vậy tôi muốn bày tỏ
lòng cảm ơn tới tất cả các cá nhân, đơn vị đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đàm Văn Vinh,
TS. Đặng Kim Tuyến. Thầy cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Ngoài ra trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi còn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Văn Quan, các anh chị Bộ
môn Chẩn đoán Giám định Dịch hại và Thiên địch - Viện Bảo vệ thực vật.
Nhân dịp này, cho phép tôi được cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng
đào tạo sau đại học -Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này..
Cuối cùng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những
người thân đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ..................................................... 4
1.2. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng .....................................................6
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc ...................................... 7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại ở ngoài nƣớc ................................... 7
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở trong nƣớc .......................................... 11
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................... 16
1.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 16
1.4.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế xã hội ...................................................... 20
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 26
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................ 26
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 26
2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 27
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 27
2.3.1. Khảo sát địa bàn nghiên cứu và điều tra thành phần sâu hại ................. 27
2.3

............ 29


2.3.3. Đánh giá mức độ gây hại của Bọ cánh cứng hại tán lá .......................... 32
2.3

.... 32

2.3.5. Phƣơng pháp tính toán ......................................................................... 35
2.3.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại cây Hồi ............. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 38
3.1. Kết quả khảo sát khu vực nghiên cứu và điều tra thà
(Coleoptera) trên cây Hồi tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn .. 38
3.1.1. Kết quả khảo sát khu vực nghiên cứu ................................................... 38
(Coleoptera) trên cây Hồi, xác định loài bọ

3.1.2. T

cánh cứng gây hại chính tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn ................................... 40
3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cứng hại cây Hồi ở huyện Văn Quan, tỉnh
Lạng Sơn........................................................................................................ 43
3.2.1. Đặc điểm hình thái và kích thƣớc của bọ cánh cứng hại Hồi tại huyện
Văn Quan ...................................................................................................... 43
3.2.2. Thời gian phát dục các pha của bọ cánh cứng hại Hồi
tại huyện Văn Quan ....................................................................................... 47

3.2.3. Khả năng sinh sản của bọ cánh cứng hại Hồi tại huyện Văn Quan ........ 50
3.2.4. Sự lựa chọn thức ăn của bọ cánh cứng hại Hồi qua từng giai đoạn phát
dục tại Văn Quan, Lạng Sơn. ......................................................................... 53
3.2.5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ, ẩm độ đến mật độ bọ cánh cứng hại Hồi ........ 55
3.3. Mức độ gây hại của bọ cánh cứng hại Hồi tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng
Sơn ............................................................................................................... 56
3.4. M

b

h

tại huyện Văn Quan ...................................................................................... 59
3.4.1. Sử dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phòng trừ bọ cánh cứng hại
Hồi tại huyện Văn Quan ................................................................................ 59
3.4.2. Sử dụng biện pháp cơ giới vật lý phòng trừ bọ cánh cứng hại Hồi tại
huyện Văn Quan ........................................................................................... 60
3.4.3. Phòng trừ bọ cánh cứng hại Hồi bằng biện pháp hóa học ..................... 61
3.5. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại cây Hồi, tại huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. ............................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 67
1. Kết luận .................................................................................................... 67
2. Đề nghị ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCC

: Bọ cánh cứng

BTTV

: Bảo vệ thực vật

CNH

: Công nghiệp hóa

CN

: Công nghiệp

HĐH

: Hiện đại hóa

IPM

: Phòng trừ tổng hợp


KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KTLS

: Kỹ thuật lâm sinh

OTC

: Ô tiêu chuẩn

PTNT

: Phát triển nông thôn

QL

: Quốc lộ

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TP

: Trƣớc phun

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất và độ tuổi của rừng Hồi tại khu vực nghiên cứu .....38
Bmảng 3.2. Diện tích Hồi bị bọ cánh cứng hại năm 2014, 2015 ..............................39
Sơn, 2014 - 2015 .......................................................................................................42
Bảng 3.4.

của

b
B

h

tại Văn Quan, Lạng Sơn ............................................47

3.5

b

Hồi tại Văn Quan, Lạng Sơn, 2014-2015............................................................48
Bảng 3.6. Lịch phát sinh bọ cánh cứng .....................................................................49
Bảng 3.7. Khả năng sinh sản của loài b

tại Văn Quan, Lạng Sơn,


2015 ...........................................................................................................................51
B

3.8.

b

Bảng 3.9. Biểu theo dõi lƣợng thức ăn

tại huyện Văn Quan ..52

h
b

.................................................................................................55
Bảng 3.10: Kết quả điều tra tình hình phân bố Bọ cánh cứng hại Hồi tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................57
Bảng 3.11. Kết quả điều tra mức độ hại của bọ cánh cứng đối với cây Hồi tại khu
vực nghiên cứu ..........................................................................................................57
Bảng 3.12. Kết quả phòng trừ bọ cánh cứng bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại xã
Khánh Khê, Văn Quan, Lạng Sơn, 2015 ..................................................................59
Bảng 3.13. Kết quả phòng trừ bọ cánh cứng bằng biện pháp cơ giới vật lý tại Văn
Quan, Lạng Sơn, 2015...............................................................................................60
Bảng 3.14.

b
....................................................61

Bảng 3.15

Bảng 3.16.

b
.................................................63
b
...........................................64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Ổ trứng bọ cánh cứng ................................................................................45
Hình 3.2: Trứng bọ cánh cứng ..................................................................................45
Hình 3.3: Sâu non tuổi 1 ...........................................................................................45
Hình 3.4: Sâu non tuổi 2 ...........................................................................................45
Hình 3.5: Sâu non tuổi 3 ...........................................................................................46
Hình 3.6: Tiền nhộng ................................................................................................46
Hình 3.7: Nhộng ........................................................................................................46
Hình 3.8: Trƣởng thành .............................................................................................46
Hình 3.9: Vòng đời bọ cánh cứng hại Hồi ................................................................49
Hình 3.10: Bọ cánh cứng giao phối ..........................................................................51
Hình 3.11: Bọ cánh cứng đẻ trứng ............................................................................51
Hình 3.12: Ổ trứng mới đẻ ........................................................................................51
Hình 3.13: Ổ trứng sau khi đẻ ...................................................................................51
Hình 3.14: Ổ trứng bọ cánh cứng bị ong kí sinh .......................................................53

Hình 3.15: Ổ trứng không bị ong ký sinh .................................................................53
Hình 3.16: Ong ký sinh bọ cánh cứng.......................................................................53
Hình 3.17. Sự lựa chọn thức ăn thích hợp của bọ cánh cứng
hại Hồi tại huyện Văn Quan ......................................................................................54
Hình 3.18: Ảnh hƣởng của nhiệt độ và ẩm độ đến mật độ
bọ cánh cứng hại Hồi tại huyện Văn Quan ...............................................................56
Hình 3.19. Sâu non tuổi 2 tập trung gây hại với mật độ lớn .....................................58
Hình 3.20. Bọ cánh cứng trƣờng thành tập trung gây hại với
mật độ lớn ...................................................................................................................58
Hình 3.21: Cây Hồi bị bọ cánh cứng gây hại nặng ...................................................58
Hình 3.22: Cây Hồi bị bọ cánh cứng gây hại nhẹ .....................................................58
Hình 3.23: Căng nilon hứng bọ cánh cứng ...............................................................60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
Hình 3.24: Hồi ra quả sau khi phòng trừ đƣợc bằng biện pháp lâm sinh .................60
Hình 3.25: Phòng trừ bọ cánh cứng bằng biện pháp hóa học ...................................62
Hình 3.26: Sâu non bọ cánh cứng chết sau khi phòng trừ ........................................62
Hình 3.27: Rắc thuốc hóa học phòng trừ bọ cánh cứng giai đoạn nhộng .................64
Hình 3.28. Bọ cánh cứng rơi xuống đất vào nhộng ..................................................64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời còn là nguồn
nguyên liệu quý phục vụ sản xuất công nghiệp hóa mỹ phẩm, dƣợc phẩm,
thực phẩm. Trong ngành chăn nuôi tinh dầu Hồi bổ sung thêm lƣợng nội tiết
Hexostrol, Detylsilbestrol [42] vào khẩu phần ăn của gia súc giúp đàn gia súc
tăng trƣởng nhanh và tăng khả năng kháng bệnh. Đặc biệt, trong tây y các sản
phẩm từ Hồi đƣợc dùng làm thuốc trung tiện, dịu đau, dịu co bóp, chữa đau
thần kinh, thấp khớp... [43]. Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã nghiên
cứu chiết xuất đƣợc acid shikimic từ quả Hồi, là hoạt chất quan trọng trong
sản xuất thuốc Taminflu chống bệnh cúm cho ngƣời và động vật.
Trên thế giới cây Hồi có ở một số nƣớc nhƣ Ấn Độ, Philippin, Trung
Quốc và Vi

, Hồi phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt -

Trung nhƣ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nhƣng lập địa thích
hợp nhất để phát triển cây Hồi chỉ thấy ở một số huyện của tỉnh Lạng Sơn nhƣ
Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia, Cao Lộc và Tràng Định. Lạng Sơn là tỉnh có
diện tích Hồi lớn nhất cả nƣớc, với diện tích rừng Hồi trên 33.000 ha (chiếm
khoảng 71 % tổng diện tích Hồi của cả nƣớc).
Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn là “vựa” Hồi lớn nhất của tỉnh với
diện tích 8.830 ha Hồi [15], chiếm gần1/3 diện tích Hồi toàn tỉnh. Cây Hồi
đƣợc coi là cây chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo của bà con các dân tộc
trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây (2011-2014), cây Hồi trên địa bàn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

“Bọ ánh kim” hay "Bọ cánh cứng". Đây là loại sâu hại có tốc độ sinh trƣởng
và phát tán rất nhanh, đến thời điểm hiện tại đã có 1264,88 ha [23] rừng Hồi
bị bọ cánh cứng gây hại, tập trung ở các xã Đồng Giáp, Tràng Các, Khánh
Khê, Chu Túc, Tân Đoàn, Tràng Phái, Yên Phúc, Tràng Sơn,...
, lá non làm cây xơ xác, sinh trƣởng, phát triển kém và
rụng quả, nếu
hại trên diện rộng, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất và chất
lƣợng Hồi trên địa bàn huyện.
Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác BVTV các năm 2011, 2012,
2013 [22] và báo cáo 6 tháng công tác BVTV năm 2014 [23] của Trạm Bảo
vệ thực vật huyện Văn Quan, thì diện tích Hồi trên địa bàn huyện bị bọ cánh
cứng hại ngày càng tăng theo các năm. Năm 2011 diện tích nhiễm bọ cánh
cứng là 21ha, năm 2012 tăng lên 284,7ha, năm 2013 là 435ha và năm 2014 đã
tăng lên 1.264,88 ha.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu sản xuất Hồi của nƣớc ta nói
chung, huyện Văn Quan nói riêng chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học và một số biện pháp phòng trừ loài bọ cánh cứng hại cây Hồi
tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” là cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc mức độ gây gại của loài bọ cánh cứng hại Hồi
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng hại Hồi.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ đối với loài bọ cánh cứng hại Hồi
tại địa bàn nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm về những Kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu
côn trùng học về đặc điểm sinh học, sinh thái của của một loài sâu hại Hồi, là
cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại hợp lý,
góp phần quản lý sâu hại rừng nói chung và bọ cánh cứng hại Hồi nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá giá trị trong
việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý sâu hại một cách hợp lý.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp ngƣời dân địa phƣơng và cán bộ quản
lý sâu hại rừng huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn có biện pháp nhằm dự tính
dự báo, ngăn chặn và phòng trừ kịp thời loài bọ cánh cứng đang gây hại tại
các rừng Hồi góp phần tăng năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng Hồi.
Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc phòng trừ loài bọ
cánh cứng hại Hồi tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và các vùng lân cận thuộc
huyện Văn Quan nói chung giúp cho rừng Hồi sinh trƣởng phát triển tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cây Hồi là loài cây đặc hữu không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, khoa
học, y học mà nó còn mang ý nghĩa về mặt sắc thái văn hóa của địa phƣơng.
Cũng nhƣ những loài thực vật khác trên trái đất, trong quá trình sinh trƣởng
và phát triển cây Hồi cũng bị những loài côn trùng gây hại làm ảnh hƣởng đến
khả năng sinh trƣởng và phát triển của chúng. Những loài côn trùng gây hại
này không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của cây mà nó còn làm ảnh
hƣởng đến hiệu quả kinh tế của con ngƣời. Vì vậy, việc nghiên cứu về những
loài côn trùng gây hại này để hiểu rõ về chúng và tìm ra các biện pháp phòng
trừ hiệu quả là rất cần thiết.
Trong thế giới động vật thì côn trùng là lớp phong phú nhất, hơn 1,2
triệu loài động vật mà con ngƣời biết đến thì côn trùng chiếm hơn 1 triệu loài
và chiếm gần 1/2 tổng số các loài sinh vật cƣ trú trên hành tinh chúng ta. Côn
trùng phân bố khắp nơi trên trái đất này từ xích đạo đến nam cực, bắc cực hay
trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh hoặc trên đỉnh núi cao 5000m, ta cũng tìm
thấy côn trùng trong những tảng băng lạnh, trong các mạch nƣớc nóng, trong
đất, trong các rễ cây, trong quả, trong thân và lá cây.
Côn trùng có sức sinh sản phi thƣờng, chỉ cần một lƣợng thức ăn rất
nhỏ chúng có thể tồn tại đƣợc và là lớp động vật không xƣơng sống duy nhất
có cánh. (Đặng Kim Tuyến và cs. 2008) [18].
Sâu hại cây trồng Nông - Lâm nghiệp có rất nhiều loài song không phải
loài nào cũng có mức độ gây hại giống nhau. Có những loài có tính đa thực
hẹp nhƣ: Bọ hung, Bọ dừa, Mối mọt,…chúng gây hại nhƣng ít khi phát dịch.
Ngƣợc lại có nhiều loài sâu có tính ăn hẹp (đơn thực), chúng chỉ ăn một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5

loài nhất định, gần nhau về phân loài thực vật, những loài này rất dễ phát
thành dịch và gây hại lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Ví dụ: Sâu róm
thông, sâu xanh ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ...
Khi các yếu tố sinh thái thuận lợi, đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ và ẩm độ
nơi loài sâu hại sống sẽ làm cho chúng sinh trƣởng phát triển rất nhanh. Trên
thực tế các trận dịch xảy ra là do sự phát sinh hàng loạt của loài. Tuy nhiên
các trận dịch lại không xảy ra một cách đột ngột. Sự phát sinh hàng loạt chính
là sự tăng số lƣợng loài sâu. Nguyên nhân của nó, ngoài các yếu tố ngoại cảnh
còn có nguyên nhân bên trong, chủ yếu là quá trình phát triển của loài nhƣ
khả năng sinh sản lớn, vòng đời ngắn, sức sinh trƣởng nhanh,…
Để hạn chế thiệt hại do côn trùng gây ra con ngƣời đã mất rất nhiều
thời gian và chi phí cho việc phòng trừ các loại sâu hại đối với sản xuất nông
lâm nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng trừ nhƣng chúng ta có thể chia
thành các nhóm sau:
- Nhóm các biện pháp cơ giới vật lí: Dùng trực tiếp sức ngƣời hay các
phƣơng tiện các yếu tố vật lí để tiêu diệt sâu hại. Gồm các biên pháp sau: bắt
giết trứng, sâu non, nhộng, ngăn chặn bằng cách dùng vòng dính, vòng độc ở
thân cây, dùng nhiệt độ, ánh sáng, tia cực tím, tia X, mồi thử …
- Nhóm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Áp dụng các biện pháp kỹ
thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh để hạn chế sâu hại nhƣ kỹ thuật
chọn giống, gieo trồng, bón phân, chăm sóc cây trồng…
- Nhóm các biện pháp hoa học: Sử dụng các chất độc hóa học thông
qua tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể côn trùng nhằm làm đảo lộn những
hoạt động sống bình thƣờng và làm cho sâu hại chết.

- Nhóm các biện pháp sinh học: Là lợi dụng các thiên địch của sâu và
các sản phẩm hoạt động của sinh vật vào việc phòng trừ sâu hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

- Nhóm các biện pháp kiểm dịch thực vật: Là hệ thống các biện pháp
kiểm tra phát hiện các loài sâu hại cùng với hàng hóa nhƣ hạt giống, cây con
và các lâm sản khác vận chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ nƣớc này
sang nƣớc khác.
- Phƣơng pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): Là tập hợp các biện pháp
khác nhau trong một thế liên hoàn nhằm làm cho cây rừng không bị sâu bệnh
hại và đạt đƣợc trữ lƣợng rừng cao phẩm chất tốt.
1.2. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng
- Khái niệm sâu hại: Sâu hại là những loài côn trùng (Insecta) gây hại
hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hƣởng xấu và thiệt hại đến lợi ích
của con ngƣời. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn,
virus, tuyến trùng), gặm nhấm... tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại
(Bộ NN & PTNT) [2].
- Sâu thƣờng sống trực tiếp trên cây ở giai đoạn sâu trƣởng thành, sâu
non, trứng, nhộng (làm kén trong đất) nhƣ các loại sâu: Sâu xanh ăn lá Bồ đề,
sâu Róm Thông, Ong ăn lá Mỡ, Ong ăn lá Thông, sâu ăn lá Muồng đen, sâu
xanh ăn lá Tếch…
- Đa phần loại sâu ăn lá cây rừng đều có chu kì gồm 4 pha: Sâu trƣởng
thành, sâu non, trứng, nhộng.
- Phần lớn chúng thuộc nhóm côn trùng hẹp thực: Chỉ ăn một số loại
cây gần nhau trong phân loại thực vật nhƣ sâu Róm Thông chỉ ăn các loại

thuộc Pinus (Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã,1997) [12].
- Có vòng đời ngắn.
+ Sâu xanh ăn lá Bồ đề một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Trần Công
Loanh, Nguyễn Thế Nhã, 1997) [12].
+ Sâu Róm Thông một năm có tới 3 - 5 vòng đời.
+ Ong ăn lá thông một năm có tới 5 -6 vòng đời (Trần Minh Đức,
2007) [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

+ Sâu ăn lá Muồng đen một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Đặng Kim
Tuyến, 2004) [17].
- Sức sinh sản của các loài sâu ăn lá thƣờng rất lớn:
+ Sâu ăn lá Muồng đen bƣớm cái thƣờng đẻ từ 137 - 185 trứng/lứa
(Đặng Kim Tuyến, 2004) [17].
+ Ong ăn lá Thông trung bình ong cái đẻ từ 125 - 158 trứng/lứa (Trần
Minh Đức, 2007) [9].
Do mang những đặc tính sinh trƣởng phát triển vậy nên khi gặp đƣợc
các yếu tố sinh thái thuận lợi, đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ nơi sâu hại
sống sẽ làm cho sâu hại sinh trƣởng phát triển nhanh rất dễ phát thành dịch
gây nên những tổn thất nặng nề cho việc kinh doanh rừng trồng của nƣớc ta
cũng nhƣ làm giảm về giá trị thẩm mỹ, sinh thái môi trƣờng.
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại ở ngoài nước
a. Nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp
Con ngƣời đã tiến hành nghiên cứu về côn trùng từ rất lâu. Nhà học giả

Hi Lạp Arixtot (831-322 trƣớc công nguyên) đã nói có tới 60 loài côn trùng.
Đến thế kỉ thứ XVI – XVII nhà bác học ngƣời Ý Manpingi (1628-1694) đã có
công trình nghiên cứu giải phẫu côn trùng. Tuy con ngƣời đã có nhiều công
trình nghiên cứu về côn trùng từ rất sớm nhƣng chỉ đến thế kỉ XVIII - XIX
ngƣời ta mới chú ý đến môn khoa học côn trùng nông nghiệp khi mà những
thiệt hại gây ra ngày càng lớn (Robert. N., (1984)
Côn trùng học là môn khoa học lấy côn trùng làm đối tƣợng nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu cây rừng đƣợc hình thành và phát triển từ lâu. Song
trƣớc đây do tính cân bằng sinh thái tự nhiên nên côn trùng rất ít phát dịch. Vì
vậy chỉ từ thế kỷ XVIII - XIX tới nay ngƣời ta mới bắt đầu chú ý tới môn
khoa học côn trùng lâm nghiệp, khi mà thiệt hại do côn trùng gây ra ngày
càng nhiều (Dẫn theo Trần Công Loanh, 1997) [12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Năm 1965, Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại
côn trùng phần thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại Bộ
Cánh cứng (Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bảng tra 1350 giống thuộc
Họ Bọ lá Chrysomelidae.
Năm 1910 – 1940, Volka và Sonklinh đã xuất bản một tài liệu về côn
trùng thuộc Bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài trong 31 tập. Trong
đó đã đề cập đến hàng nghìn loài cánh cứng thuộc bọ lá Chrysomelidae (Bey
– Bienko G.A, 1965) [40]
lĩnh vực côn trùng ở Bắc châu
Mỹ thuộc Mêhicô của Donald.J.Borror và Richard. E. White (1970 - 1978) đã
đề cập đến đặc điểm phân loại của 9 họ phụ thuộc Họ Bọ lá Chrysomelidae.

Đó là điểm qua về một số mốc lịch sử nổi bật sự phát triển nghiên cứu về côn
tr
.[29].
Năm 1987, Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn “ Côn
trùng rừng Vân Nam” đã xây dựng một bảng tra của ba họ phụ của Họ Bọ lá
(Chrysomelidae) cụ thể họ phụ Chrysomelinea đã giới thiệu 35 loài, họ phụ
Alticinae đã giới thiệu 39 loài và họ phụ Galirucinae đã giới thiệu 93 loài [41].
Họ Chrysomelidae là một họ lớn trong bộ cánh cứng Coleoptera với
hơn 40.000 loài phân bố trên toàn thế giới hầu hết trong số chúng là loài ăn
thực vật, thành phần ký chủ của chúng tƣơng đối phức tạp (Jolivet và cs,
1995) [33].
Thành phần loài của họ chrysomelidae ở Anh khá phong phú, chúng gồm
264 loài thuộc 60 giống của 7 họ phụ, trong đó họ phụ Galerucinae có số
lƣợng giống loài lớn nhất (32 giống, 142 loài) [47]. Chỉ tính riêng số loài
thuộc Bọ cánh cứng Chrysomelidae ở bang Ohio (Mỹ) đã có tới hơn 400 loài
chúng thuộc 99 giống của 12 họ phụ. Trong đó họ phụ Halticinae có số giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

loài nhiều nhất, chúng tƣơng ứng là 27 giống, 124 loài (Hughes, 1944) [31].
Số loài thuộc họ Chrysomelidae ở Đài Loan ghi nhận đƣợc chƣa nhiều, chỉ có
43 loài thuộc 36 giống của 10 họ phụ đƣợc giám định với 5 loài đƣợc ghi
nhận lần đầu tiên cho hệ côn trùng Đài Loan. Trong số đó, họ phụ
Galerucinae có số lƣợng loài nhiều nhất (19 loài) (Kimoto, 1965) [35]. Khi
nghiên cứu về thành phần các loài thuộc họ Bọ cánh cứng ở vùng Châu Á
Thái Bình Dƣơng tác giả Kimoto và Gressitt (1963) [34] đã thống kê và giám

định đƣợc 1.249 loài thuộc 5 họ phụ, bổ sung 178 loài mới thuộc côn trùng họ
ánh kim cho khu hệ côn trùng Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong cuốn sách
này có loài Oides leucomelaena đƣợc ghi nhận gây hại trên cây có dầu ở
Trung Quốc trong một phạm vi rất hẹp, những thông tin về loài này cũng rất
hạn chế. Ở vùng Thái Lan và Đông Dƣơng, tác giả đã ghi nhận đƣợc 188 loài
thuộc 36 giống của 5 họ phụ, trong đó họ phụ Cryptocephalinae có số loài
nhiều nhất với 81 loài, 16 loài mới đã đƣợc bổ sung cho danh sách các
loài côn trùng họ ánh kim ở Thái Lan và Đông Dƣơng (Kimoto và
Gressitt (1981) [36].
b. Nghiên cứu về thành phần sâu hại cây Hồi
Cây Hồi nói chung và giống Hồi I. verum nói riêng có sự phân bố rất
hẹp, chúng chỉ sống trên núi cao của một số nƣớc trên thế giới cho nên những
nghiên cứu về sâu hại Hồi trên thế giới khá hiếm hoi. Còn tác giả Hook lại
nhận định rằng trên giống đại Hồi I. verum, các loài nấm gây hại là vấn đề cần
phải quan tâm bởi cây Hồi sinh trƣởng trong điều kiện độ ẩm cao, rất thuận
lợi cho các loài nấm bệnh phát triển (Agroforesty database 4.0) [30]. Những
ghi nhận về sâu bệnh hại trên cây Hồi nơi là quê hƣơng của cây Hồi (Trung
Quốc) cũng khá hiếm. Trong một nghiên cứu của Yuelan (2004) [38] về cây
Hồi đã phát hiện ra loài sâu hại mới Pseudodoniella sp. gây hại trên cây Hồi ở
tỉnh Guangxi từ tháng 5 cho đến đầu mùa đông, trƣởng thành qua đông trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

thân cây và đẻ trứng vào tháng 3 cho đến tháng 4 năm sau. Tác giả Zhao
(2009) [39] đã công bố thành phần sâu bệnh hại cây Hồi tại tỉnh Funing
(Trung Quốc) gồm có 20 loại sâu bệnh gây hại cho cây Hồi. Trong đó có 9

loài bệnh, 10 loài sâu và 1 loài thực vật ký sinh. Khi cây Hồi ở tỉnh Lạng Sơn
bị loài sâu hại thuộc họ Bọ cánh cứng Chrysomelidae gây hại nặng. Mẫu vật
này đã đƣợc gửi đến Bảo tàng Australia và loài gây hại này mới chỉ đƣợc
giám định đến giống với tên khoa học là Oides sp. [46].
c. Đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại chính trên cây Hồi
Những dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học của các loài sâu hại trên
cây Hồi khá khiêm tốn và sơ sài. Loài sâu hại Pseudodoniella sp. đƣợc ghi
nhận có 3-4 lứa/năm các lứa gối lên nhau. Chúng qua đông ở giai đoạn trƣởng
thành trên những thân cây. Trƣởng thành kết đôi giao phối và đẻ trứng vào
giữa tháng 3 và tháng 4 năm sau, ấu trùng xuất hiện vào giữa hoặc cuối tháng
5. Cả trƣởng thành và ấu trùng đều chích hút ở những phần non của cây nhƣ
búp non, ngọn non, nụ và hoa (Yuelan, 2004) [38]. Ngoài ra còn một loài sâu
bộ cánh vảy khác thuộc họ Geometridae chƣa xác định đƣợc tên khoa học,
gây hại rất nặng trên cây Hồi, chúng có 3-4 lứa/năm, qua đông ở giai đoạn
nhộng hoặc ấu trùng. Ban ngày trƣởng thành thƣờng nấp ở những nơi tối và
bẩn, chúng có xu hƣớng ánh sáng yếu. Trứng phát triển trong khoang bụng và
có tới 300 trứng, thời gian phát dục của trứng 6-13 ngày. Ấu trùng tuổi nhỏ ăn
ở mặt sau lá cây khi ấu trùng tuổi lớn chúng có thể ăn toàn bộ lá cây. Nhộng
đƣợc làm trong lớp đất mặt tơi xốp ở độ sâu khoảng 6-10 cm [48]. Cho đến
nay những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài sâu hại bộ cánh cứng
cũng nhƣ sâu hại thuộc họ Chrysomelidae trên cây Hồi chƣa hề đƣợc nghiên
cứu hay đề cập đến trong bất kỳ tài liệu nào đã đƣợc tham khảo.
d. Biện pháp phòng trừ
Một số biện pháp phòng trừ sâu hại cây Hồi đƣợc đề cập trong các tài
liệu tham khảo đều là những biện pháp thủ công cơ giới vật lý. Các tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

khuyến cáo lợi dụng các đặc điểm sinh học của chúng nhƣ giai đoạn chúng
qua đông, vị trí, thời điểm qua đông để có những biện pháp thu bắt làm giảm
mật độ của chúng vào năm sau. Rất ít biện pháp hóa học đƣợc khuyến cáo,
hoạt chất beta-cypermethrin có đƣợc khuyến cáo nhƣng với nồng độ khá cao
800-1000 lần so với nồng độ khuyến cáo [49].
Nhƣ vậy, những nghiên cứu ở ngoài nƣớc về sâu bệnh hại cây Hồi còn
khá hiếm và sơ sài. Hầu nhƣ các tài liệu mới dừng lại ở việc điểm qua về tình
hình sâu bệnh hại trên cây Hồi mà chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu cả
về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu hại
trên cây Hồi. Thành phần Bọ cánh cứng Chrysomelidae ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dƣơng cụ thể là Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Trung
Quốc và Hàn Quốc đã đƣợc các tác giả Kimoto và Gressitt nghiên cứu khá kỹ
lƣỡng trong các năm 1960-1980. Đây có thể là tài liệu phân loại hữu ích trong
giám định loài Bọ cánh cứng hại cây Hồi ở Lạng Sơn.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở trong nước
a. Nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp
Nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp trƣớc Cách Mạng Tháng 8 còn rất
ít. Về cây lâm nghiệp chỉ có công trình của Bou-ret (1902) Phạm Tƣ Thiên
(1922) và Vieil (1912) nghiên cứu về côn trùng trên cây Bồ đề, Dẻ, Sồi.
Từ năm 1954 sau khi hoà bình đƣợc lập lại, xuất phát từ nhu cầu sản
xuất nông lâm nghiệp việc điều tra cơ bản về côn trùng mới đƣợc chú ý. Năm
1961 và 1965, năm 1967 và 1968 Bộ nông nghiệp đã tổ chức các đợt điều tra
cơ bản xác định đƣợc 2962 loài côn trùng thuộc 223 họ và 20 bộ khác nhau.
Năm 1968 và sau này Medvedev đã công bố một công trình về họ Bọ lá
Chrysomelidae ở Việt Nam trong đó có 8 loài mới đối với khoa học [37].
Trong cuốn “Sâu hại rừng và cách phòng trừ” của tác giả Đặng Vũ
Cẩn 1973 có giới thiệu một số loại sâu họ bọ hung hại lá bạch đàn là: Bọ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12

hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser); Bọ hung nâu xám bụng dẹt
(Adoretus compressus); Bọ hung nâu nhỏ (Maladera - sp), sâu trƣởng thành
của nhóm này thƣờng sống ở trên tất cả các giống bạch đàn. Qua điều tra ở
trại Long Phú Hải - Đông Triều - Quảng Ninh cho thấy con Maladera sp gây
hại bạch đàn trắng nhiều hơn bạch đàn đỏ. Đối tƣợng hại của chúng là lá và
ngọn non của bạch đàn, hình thức hại là gặm lá, song ít có hiện tƣợng ăn hết
toàn bộ lá, vì thế các rừng bạch đàn ngay cả trong những lúc có dịch sâu cũng
không xảy ra hiện tƣợng bị trụi lá, chẻ cành. Nguyên nhân của hiện tƣợng này
có thể dính líu đến hiện tƣợng ăn bổ sung của sâu mẹ. Bên cạnh đó tác giả
còn cho biết thêm một số loài sâu khác nhƣ:
+ Bọ vừng (Lepidota bioculata) chúng ăn cả cây nông nghiệp và cây
lâm nghiệp, nhất là những cây nhƣ Phƣợng vĩ, Muổng hoa vàng, Phi lao,
Bạch đàn... chúng phân bố khá rộng ở miền Bắc đặc biệt là vùng đất cát hoặc
cát pha.
+ Bọ sừng (Xylotrupes gideon L.) thuộc Bộ Cánh cứng, bộ phụ đa thực,
Họ Bọ hung chúng ăn hại cả cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp nhƣng thích
gặm vỏ non của các loại cây gỗ thuộc họ đậu nhƣ Phƣợng vĩ, Dƣơng hoè...
chúng phân bố rộng khắp miền Bắc.
+ Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope) cũng nhƣ bọ vừng, bọ sừng
phá hoại nhiều loại cây khác nhau và chúng cũng có phân bố rộng [3].
b. Nghiên cứu về côn trùng gây hại cây Hồi
Trong thời gian gần đây những nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại
cây lâm nghiệp ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào các cây lâm nghiệp chính
nhƣ cây Bạch đàn, Keo, Thông, Luồng, Mỡ, Lát Mêhicô của tác giả Phạm

Quang Thu và cs (2009, 2010, 2011) và Bộ Nông nghiệp &PTNT (2006) [1],
[19], [20], [21]. Các loài sâu hại chính trên các cây lâm nghiệp này thuộc chủ
yếu nhóm đục thân Cerambycidae và nhóm cánh vảy ăn lá Lepidoptera và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

một số nhóm khác. Nhóm sâu hại thuộc họ ánh kim Chrysomelidae không
thấy đề cập đến trong các tài liệu tham khảo này. Theo PGS. TS Phạm Quang
Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, thành phần sâu bệnh hại cây Hồi
chƣa hề đƣợc Viện cũng nhƣ các đơn vị bên ngành lâm nghiệp nghiên cứu.
Thành phần sâu hại họ Bọ cánh cứng Chrysomelidae điều tra đƣợc ở
miền Bắc nƣớc ta năm 1967-1968 trên các cây trồng nông nghiệp và cây dại
gồm 147 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [25]. Kết quả điều tra ở miền Nam
có số loài thuộc họ ánh kim ít hơn rất nhiều so với tập hợp côn trùng họ ánh
kim ở miền Bắc, chúng chỉ có khoảng 20 loài và là những sâu hại thứ yếu
(Viện Bảo vệ thực vật, 1999a) [26]. Trên nhóm cây ăn quả số loài côn trùng
họ ánh kim ghi nhận đƣợc cũng không nhiều, chúng chỉ có 14 loài gây hại
trên cây mận, đào, cam, quýt, nhãn vải, táo... hầu hết trong số chúng là sâu hại
thứ yếu, chƣa có tài liệu nào ghi nhận về loài Bọ cánh cứng gây hại cây Hồi ở
Việt Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1999b) [27].
Qua các cuộc điều tra sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp các năm
1967-1968, 1977-1978, 1997-1998 và sâu bệnh hại rừng trồng 2000-2005
(Viện Bảo vệ thực vật, 1976; 1999a; 1999b; Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006)
[25], [26], [27], [1] cây Hồi và sâu bệnh hại cây Hồi hầu nhƣ không đƣợc
quan tâm nghiên cứu. Chỉ đến khi Bọ cánh cứng bùng phát mạnh ở Lạng Sơn
mới có một số thông tin về thành phần sâu bệnh hại trên cây Hồi ở xã Yên

Phúc huyện Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn mới đƣợc đăng tải, những thông tin
này đƣợc trích dẫn từ một báo cáo của một đề tài tốt nghiệp đại học từ những
năm 1994-1995. Tại thời điểm đó tác giả đã ghi nhận đƣợc 19 loài sâu hại, 5
loài bệnh gây hại trên cây Hồi và nguy hiểm hơn cả là loài sâu hại Bọ cánh
cứng Oides leucomeleana Pic. (Cao Anh Đƣơng, 2012) [8]. Tuy nhiên, đây là
một báo cáo tốt nghiệp đại học đƣợc nghiên cứu trong thời gian rất ngắn (6
tháng), trong phạm vi hẹp nên những thông tin nói trên cần đƣợc kiểm chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Một trong những công trình nghiên cứu mới nhất của tác giả Bùi Văn
Dũng và cs (2014) [4] viết trên cây Hồi ở Lạng Sơn có tới 60 loài sâu hại và
15 loài bệnh hại trên cây Hồi. Tuy nhiên thành phần bộ cánh cứng hại Hồi
chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ.
c. Đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại chính trên cây Hồi
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của côn trùng cánh cứng họ
ánh kim ở Việt Nam rất ít. Chỉ mới có một số loài nhƣ bọ ăn lá nâu vàng xanh
Phyllocharis undulata ăn lá cây mò hoa trắng và loài sâu gai hại ngô
Dactylispa balyi (Gestro) đã đƣợc nghiên cứu đặc điểm sinh học (Bùi Hải
Sơn, 1990) [16]. Nhƣng những nghiên cứu này khá sơ sài và mới dừng lại ở
việc xác định đƣợc các tuổi, thời gian phát dục các pha và vòng đời của chúng
mà chƣa khai thác đƣợc các đặc điểm sinh học khác nhƣ xác định đƣợc
khoảng nhiệt độ thích hợp và không thích hợp cho loài phát triển hay tỷ lệ
chết của loài qua các tuổi khác nhau...
Trong giáo trình “Côn trùng Lâm nghiệp” của tác giả (Trần Công

Loanh, 1989) [13] có giới thiệu một loài Bọ ăn lá Hồi (Oides
decempunctata Billberg) thuộc Họ Bọ Lá (Chrysomelidae). Loài sâu này
xuất hiện ở rừng Hồi Lạng Sơn nhất là hai huyện Văn Lãng, Tràng
Định…Khi phát dịch chúng đã ăn trụi lá hàng chục ha rừng Hồi. Loài sâu
này chuyên ăn hại lá Hồi, khi ăn chúng cắn thành những mảng lớn làm cho
lá Hồi bị hại nghiêm trọng. Sâu non sau khi ăn lá lại có thể ăn cả hoa và
quả do đó tác hại lại càng lớn hơn.
Trƣởng thành có thân dài 12mm, rộng 8mm hình dáng gần giống
trƣởng thành bọ rùa. Râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt. Mắt kép nhỏ mầu đen.
Cánh cứng màu vàng hoặc màu đỏ đồng than. Mỗi cánh có 5 chấm đen.
Trứng hình bầu dục dài khoảng 1mm, trứng đẻ thành khối.
Sâu non mới nở dài 2 - 3mm màu trắng nhạt. Sau mỗi lần lột xác
màu của sâu non chuyển dần sang màu vàng. Sâu non thành thục trên lƣng
có màu xanh biếc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Nhộng màu vàng dài 10mm, buồng nhộng làm trong đất.
Sâu non mới nở ăn búp non và nụ non sau chuyển sang ăn lá già.
Chúng thƣờng bò lẻ tẻ 2 - 3 con trên một lá. Cuối tháng 8 sâu non bò theo
thân cây xuống đất vào nhộng. Trƣởng thành khi vũ hoá cũng bay lên ăn lá.
Trƣởng thành đẻ trứng ở các kẽ lá bên ngoài có lớp màng bao phủ. Loài
sâu này một năm chỉ có một vòng đời và qua đông ở giai đoạn nhộng.
Tác giả Bùi Văn Dũng và cs (2015) [6] cho biết trên cây Hồi ở tỉnh
Lạng Sơn 1 loài bọ ánh kim Oides duporti đã trở thành dịch trên cây Hồi.
Loài bọ ánh kim này có 3 tuổi, sâu non xuất hiện vào tháng 2 đến cuối

tháng 3, nhộng từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 4. Trƣởng thành xuất hiện từ
đầu tháng 5 đến cuối tháng 8. Trứng qua đông trong khoảng thời gian từ
tháng 7-8 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.
Trong một vài số báo Nông nghiệp gần đây tác giả Cao Anh Đƣơng có
đề cập đến loài Bọ cánh cứng hoa Oides leucomelaena hại cây Hồi mà tác giả
đã từng nghiên cứu trong những năm 1994-1995, tác giả đã ghi nhận loài Bọ
cánh cứng gây hại trên cây Hồi từ tháng 2 đến tháng 7-9 hàng năm, trứng
đƣợc đẻ thành từng ổ trên những cành tăm và đƣợc phủ một lớp sáp. Khi
trứng mới đƣợc đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám ghi và
dần đồng màu với vỏ cây Hồi, trứng thƣờng đƣợc đẻ rộ vào khoảng tháng 6-8
và ấu trùng xuất hiện vào tháng 2-3 năm sau và rất có thể loài Bọ cánh cứng
này qua đông ở giai đoạn trứng (Cao Anh Đƣơng, 2012) [8]. Tuy nhiên đây là
một báo cáo tốt nghiệp đƣợc làm trong thời gian rất ngắn cho nên những
thông tin trên cần đƣợc làm rõ, bổ sung và cần có những nghiên cứu sâu và
đầy đủ hơn về khởi điểm phát dục, thời gian phát dục các pha, thời gian phát
sinh, vị trí, giai đoạn bọ cánh cứng qua đông trên cây Hồi để có những biện
pháp giảm mật độ của chúng khi cần thiết và làm cơ sở khoa học cho dự tính
dự báo và phòng chống loài sâu hại nguy hiểm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×