Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đh nông lâm bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.96 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG
VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG
VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
MÃ SỐ 60140120



Người hướng dẫn khoa học: TS Sái Công Hồng

LỜI CAM
HÀ NỘIĐOAN
– 2017


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Toàn bộ dữ liệu, kết quả và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

HỌC VIÊN

PHẠM THỊ HỒNG THẮM


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện với niềm say mê với chuyên ngành
Đo lường và đánh giá trong giáo dục, cùng với sự làm việc hết sức nghiêm
túc của tác giả với khoa học. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự hướng dẫn khoa học của giảng viên; sự tạo điều kiện ở cơ sở
đào tạo, cơ quan công tác và sự cổ vũ tinh thần từ gia đình và bạn bè đồng
nghiệp.
TS. Sái Công Hồng, Thầy là người hướng dẫn khoa học, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm về khoa học Đo lường và đánh giá trong giáo dục
cho tôi; Thầy luôn theo sát từng bước tiến của tôi trong nghiên cứu này và
tiến bộ trong nghiên cứu khoa học đo lường đánh giá. Tôi xin được tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và dành tình cảm cao quý đến thầy!

Tôi xin được gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Đo lường và
Đánh giá trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội; Ban Giám hiệu,
Phòng KT&ĐBCLĐT, phòng CT&QLSV và các em SV khóa 5 tại ĐH
Nông – Lâm Bắc Giang đã tạo điều kiện về mọi mặt, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, quý Thầy/Cô trực tiếp
giảng dạy lớp QH-2014-S, đồng nghiệp và bạn bè tôi đã cổ vũ, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACT

American College Test (Thi trắc nghiệm đại học Mỹ)

CSVC

Cơ sở vật chất

CT&QLSV

Chính trị và Quản lý sinh viên

ĐH NLBG

Đại học Nông – Lâm Bắc Giang

FYGPA


GPA

First Year Grade Point Average (Điểm trung bình ở
năm thứ nhất)
Grade Point Average (Điểm trung bình đánh giá sinh
viên theo hệ thống giáo dục Mỹ)

GV

Giảng viên

KQHT

Kết quả học tập

KT&ĐBCLĐT Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo
Programme d’anlyse des systèmes éducatifs de la
PASEC

CONFEMEN (Chương trình phân tích hệ thống giáo
dục của Hội nghị Bộ trưởng các bộ giáo dục tại các
nước sử dụng tiếng Pháp)

PISA
QĐ-TTg
SAT

SPSS

Programme for International Student Assessment

(Chương trình đánh giá học sinh quốc tế)
Quyết định Thủ tướng Chính phủ
Scholastic Aptitute Test (trắc nghiệm kỹ năng học
tập)
Statictical Package for the Social Sciences (Phần
mềm phân tích thống kê)

SV

Sinh viên

THPT

Trung học phổ thông

TS.

Tiến sĩ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo

46

Bảng 2.2 Bảng số liệu MNSQ của các biến


47

Bảng 2.3: Bảng thống kê hệ số tin cậy của các tiểu thang đo, toàn
thang đo và các item bị loại trong điều tra thử nghiệm
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett's
Test

48

50

Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích yếu tố

50

Bảng 2.6: Các yếu tố còn lại sau khi phân tích EFA

51

Bảng 2.7: Bảng phương sai trích khi phân tích yếu tố

52

Bảng 2.8: Bảng phân nhóm và đặt tên cho nhóm các yếu tố sử
dụng trong khảo sát chính thức

53

Bảng 3.1: Bảng kết quả học tập của mẫu theo giới tính


58

Bảng 3.2: Bảng kết quả học tập của mẫu theo khoa

59

Bảng 3.3: Bảng dữ liệu học lực lớp 12 của mẫu SV

60

Bảng 3.4: Bảng kết quả khảo sát về nhóm yếu tố phương pháp học
tập

61

Bảng 3.5: Bảng kết quả khảo sát về nhóm yếu tố hỗ trợ học tập

62

Bảng 3.6: Bảng kết quả khảo sát về sự đáp ứng cơ sở vật chất của
nhà trường
Bảng 3.7: Bảng biến đổi các nhóm biến thành các nhân tố đại diện

63

Bảng 3.8: Kết quả phân tích tương quan Pearson

64


Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi quy đa biến

65

Bảng 3.10: Kết luận phương trình hồi quy đa biến

66

Bảng 3.11: Kiểm định Levene Statistic

68

Bảng 3.12: Kiểm định Independent Samples Test

68

63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biều đồ 3.1: Biểu diễn KQHT của sinh viên năm 1 theo giới
tính

Trang
58

Biểu đồ 3.2: Mô tả KQHT của mẫu theo khoa

60


Biểu đồ 3.3: Biễu diễn học lực lớp 12 của mẫu sinh viên

61


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................v
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................. 2

3.

Giới hạn nghiên cứu.............................................................................. 3

4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3

5.


Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................... 3

6.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3

7.

Phạm vi, thời gian khảo sát................................................................... 4

8.

Cấu trúc luận văn .................................................................................. 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ................................... 5
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm................................................................................... 5
1.1.1. Tìm hiểu về đánh giá ........................................................................ 5
1.1.2. Định nghĩa về đánh giá .................................................................... 7
1.1.3. Phương pháp học tập ....................................................................... 9
1.1.4. Phương pháp giảng dạy ................................................................. 12
1.1.5. Quan hệ giữa dạy, học và đánh giá................................................ 12
1.1.6. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ....................................... 13
1.1.7. Mục đích học tập ............................................................................ 14
1.1.8. Kết quả học tập............................................................................... 14
1.1.9. Một số quan niệm về đánh giá kết quả học tập.............................. 17
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 18
1.2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài.................................................... 18



1.2.2.

Một số nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 21

1.3. Mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập............. 25
1.4. Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 28
2.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 28
2.1.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết...................................................... 28
2.1.2. Phương pháp mô hình hóa ............................................................. 29
2.1.3. Phương pháp điều tra..................................................................... 31
2.1.4. Phương pháp chuyên gia................................................................ 33
2.1.5. Phương pháp toán học ................................................................... 37
2.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................. 38
2.2.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................... 38
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 39
2.2.3. Xây dựng công cụ đo (bảng hỏi) .................................................... 40
2.3.4. Thử nghiệm bảng hỏi...................................................................... 42
2.3.5. Đánh giá bảng hỏi (thang đo) ........................................................ 43
2.4. Thang đo cho nghiên cứu chính thức.................................................. 53
2.5. Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 54
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA ...................... 55
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP...................... 55
3.1. Giới thiệu về trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang....................... 55
3.2. Giới thiệu về nghiên cứu chính........................................................... 56
3.2.1. Chọn mẫu .......................................................................................... 56
3.2.2. Bảng hỏi ............................................................................................ 56
3.3. Làm sạch phiếu và dữ liệu .................................................................. 58
3.4. Kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất ....................................... 59

3.4.1. Kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất theo giới tính............ 59
3.4.2. Kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất theo khoa ................. 60
3.4.3. Học lực lớp 12 của sinh viên năm 1 ............................................... 61
3.4.4. Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập .... 62


3.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của
sinh viên năm 1 tại trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang...................... 64
3.5.1. Phân tích tương quan Pearson....................................................... 64
3.5.2. Phân tích hồi quy đa biến............................................................... 65
3.5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................... 67
3.5.4. Phân tích phương sai ANOVA........................................................ 68
3.5.5. Kiểm định Independent Sample T-test............................................ 69
3.6. Tóm tắt chương 3 ................................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 71
1.

Kết luận ............................................................................................... 71

2.

Khuyến nghị ........................................................................................ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 77
A.

Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt ..................................................... 77

B.


Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh ..................................................... 78

Phụ lục 1: Câu lệnh trong phần mềm Conquest (Chạy thử nghiệm) .......... 81


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển,
là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ
ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định một trong nhiệm vụ trong
tâm "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hoá và hội nhập quốc tế".
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định đổi mới thi,
kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là 1 trong 9 nhiệm vụ giải pháp đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong thời kỳ đổi mới căn bản toàn diện của nền giáo dục quốc dân,
đánh giá giáo dục là một khâu không thể thiếu được để đưa ra những quyết
định mang tính chiến lược. Đánh giá giáo dục ở Việt Nam hiện nay là vấn
đề không phải xa lạ, nhưng đánh giá một cách khoa học, đòi hỏi có phương
pháp, kỹ thuật là vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều hơn, triển khai
rộng hơn. Điển hình về các cuộc đánh giá lớn trong nước phải kể đến các
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, PASEC,..v.v.
Giáo dục đại học với sứ mạng là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao
đáp ứng nhu cầu của xã hội và việc nâng cao chất lượng đào tạo là chuyện
sống còn. Chính vì vậy các nghiên cứu, đánh giá giáo dục là một khâu hết sức
quan trọng để đưa ra các quyết sách đúng đắn của mỗi cơ sở giáo dục đại học.
Việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học

tập (KQHT là tiêu thức đánh giá toàn diện và tổng quát, là mục tiêu phấn đấu
cơ bản nhất của sinh viên) là thiết thực đối với mỗi ngành, mỗi trường trong
mỗi giai đoạn phát triển. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KQHT của
1


sinh viên luôn là những ẩn số và cần được lượng hóa để các cơ sở giáo dục
đào tạo đưa ra những quyết sách, đầu tư phù hợp để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang (ĐH NLBG), được thành lập
ngày 20/1/2011 theo Quyết định số 133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ,
là một đơn vị có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển từ đào tạo Trung cấp,
Cao đẳng. Tuy nhiên, với đào tạo đại học, Nhà trường đang đứng trước yêu
cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân
lực của xã hội, do vậy các nghiên cứu và đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến
KQHT của SV là cần thiết giúp nhà trường xác định được các yếu tố cần quan
tâm, đầu tư.
Các đánh giá về hoạt động giảng dạy lý thuyết của giảng viên, đánh giá
chương trình đào tạo toàn khóa nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo
cũng đã được Nhà trường triển khai và chú trọng. Tuy nhiên, việc đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên thì chưa
được nhìn nhận một cách xác thực bằng khoa học đo lường và đánh giá.
Với những lý do trên, em chọn đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng
một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đại học
Nông – Lâm Bắc Giang" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố
liên quan đến bản thân người học và yếu tố nhà trường đến KQHT của sinh
viên năm thứ nhất, đề xuất được các khuyến nghị đối với SV và nhà trường

nhằm nâng cao KQHT của SV năm thứ nhất tại ĐH NLBG.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá
kết quả học tập của sinh viên;
2


- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến bản
thân người học và yếu tố nhà trường đến KQHT của sinh viên năm thứ
nhất;
- Đề xuất được các khuyến nghị đối với SV và nhà trường nhằm
nâng cao KQHT của SV năm thứ nhất tại ĐH NLBG.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số
các yếu tố liên quan đến nhà trường và bản thân SV năm thứ nhất 2015 –
2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Yếu tố nào ảnh hưởng đến KQHT của SV năm thứ nhất tại ĐH
NLBG?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KQHT
của SV năm thứ nhất.
Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm thứ nhất Đại học NLBG.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp, phân tích các tài liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu chọn mẫu trong các nghiên cứu khoa
học giáo dục;
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát và thu thập
thông tin qua các phiếu hỏi; Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, thảo luận,

xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: Dùng phương pháp thống kê mô tả toán
học để phân tích mô tả dữ liệu (Công cụ hỗ trợ là 2 phần mềm SPSS;
Conquest và mô hình Rasch)
3


Về các phương pháp cụ thể sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 2.
7. Phạm vi, thời gian khảo sát
Không gian: Đề tài nghiên cứu tại trường Đại học Nông - Lâm Bắc
Giang.
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 10 năm 2016.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn có 3 chương
cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan của vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu;
Chương 3: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT;

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Tìm hiểu về đánh giá

Đánh giá giáo dục được ra đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước
phương Tây, các thuật ngữ nguyên bản thường được viết bằng tiếng Anh,
sau này du nhập và phát triển thêm ở các nói ngôn ngữ khác.
 Thuật ngữ đánh giá:
Tiếng Anh có rất nhiều từ chỉ sự đánh giá, những từ hay được sử
dụng để chỉ đánh giá giáo dục liên quan đến đánh giá kết quả học tập của
học sinh là Test, Measurement, Assessment và Evaluation.
Trong thực tế, các tài liệu bàn về đo lường và đánh giá, những định
nghĩa và phân loại chưa phải đã thống nhất, rạch ròi.
B.H.Chopin đã có bài viết bàn về các thuật ngữ đánh giá: Evaluation,
Assessment và Measurement trong cuốn “The International Encyclopedia
of Educational Evaluation” [27]. Ông cho rằng: “Theo các nhà giáo dục
học, các thuật ngữ evaluation, testing và measurement dường như có thể
dùng thay thế cho nhau”. Ông cũng chỉ ra rằng: “Theo Ralph Tyler, người
được xem như là sáng lập ra thuật ngữ về đánh giá giáo dục, cho rằng thuật
ngữ evaluation, assessment và measurement đều có một nghĩa chung là
testing. Trên thực tế, mỗi thuật ngữ này đều sử dụng hình thức test (kiểm
tra, bài kiểm tra) nhưng không từ nào đồng nghĩa với testing (trắc nghiệm)
cả, và các bài kiểm tra trong 3 quy trình này có thể khác nhau.” [27].
Anthony J. Nitko trong cuốn “Educational Assessment of Students”
cho rằng: “Người ta thường sử dụng các thuật ngữ Assessment, Test,
Measurement và Evaluation thay thế cho nhau, nhưng quan trọng là phải
biết phân biệt chúng.” [20].
5


Và ông cũng có giải thích các nội hàm của các thuật ngữ chỉ sự đánh
giá trên như sau:
(1) Thuật ngữ Test
Test được hiểu thường được sử dụng theo hai nghĩa: (1) kiểm tra, bài

kiểm tra; (2) trắc nghiệm, bài trắc nghiệm.
Theo nghĩa kiểm tra: Kiểm tra (Test) chính là phương tiện và hình
thức của đánh giá. Thông qua kiểm tra, giáo viên có thể biết được chính
xác năng lực học tập của người học, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả
học tập.
Theo nghĩa trắc nghiệm: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương
pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý,
tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu,...) hoặc để kiểm tra đánh
giá một số kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, thái độ của học sinh.
(2) Thuật ngữ Measurement
Measurement là phép đo, sự đo lường. Có nhiều định nghĩa về
Measurement, chúng tôi hiểu như sau: Đo lường (Measurement) là một
phương pháp đánh giá định lượng. Đo lường (Measurement) là việc gán
các con số vào các cá thể theo một hệ thống quy tắc nào đó.
(3) Thuật ngữ Assessment
Assessment có nghĩa là sự đánh giá, sự ước định. Có nhiều cách diễn
đạt về Assessment. Có người dịch là Đánh giá, người dịch là Lượng giá.
Theo chúng tôi, Assessment được dịch là Đánh giá.
Assessment (đánh giá):
- Là một quá trình thu thập các bằng chứng;
- Bao gồm các hoạt động, kiểm tra;
- Đưa ra các nhận định, phán xét, kết luận, phân loại, xếp loại.
(4) Thuật ngữ Evaluation:
6


Evaluation có nghĩa là sự định giá, sự ước định. Ở Việt Nam có tài
liệu dịch là định giá, có tài liệu dịch là đánh giá. Các tác giả đưa ra các cách
lý giải khác nhau về Evaluation. Vậy có thể hiểu:
Evaluation (Đánh giá):

- Là một quy trình có tính hệ thống để xác định mức độ các học sinh
đạt được các mục tiêu giáo dục;
- Bao gồm những mô tả định lượng và định tính + những nhận định
giá trị;
- Đưa ra phán xét về giá trị sản phẩm thực hiện của học sinh;
- Ra quyết định về quá trình giáo dục tiếp theo.
1.1.2. Định nghĩa về đánh giá
Jean - Marie Deketele định nghĩa: “Đánh giá có nghĩa là:
+ Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin
cậy;
+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập
hợp tiêu chí phù hợp với các tiêu chí định ra ban đầu hay đã điều chỉnh
trong quá trình điều chỉnh thông tin;
+ Nhằm ra một quyết định”. [36]
Theo Robert F. Mager (Pháp) thì “Đánh giá là việc miêu tả tình hình
của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học
sinh tiến bộ”. [10]
Trong cuốn “Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của
học sinh phổ thông”, tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc quan
niệm: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có
hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng
và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ
sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo”.[10]
7


Trong cuốn tài liệu “Đánh giá trong giáo dục”, Trần Bá Hoành đưa
ra định nghĩa “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu
được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất

những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao
chất lượng và hiệu quả công việc". [4]
Đề tài “Thử xác định chuẩn đánh giá, công cụ và quy trình đánh giá
hai bộ môn Văn - Tiếng Việt và Toán ở trường THCS” đưa ra cách hiểu về
đánh giá như sau: “Đánh giá là sự đối chiếu với mục tiêu đào tạo đã đề ra
mà xác định được chất lượng của kết quả đào tạo và tự đào tạo đối với học
sinh trong nhà trường”. [1].
Trong cuốn "Kiểm tra- đánh giá trong dạy học đại học”, tác giả Đặng
Bá Lãm cho rằng, “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu
thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt
được các mục tiêu dạy học”. [8]
Vậy, tuy có nhiều khái niệm nhưng chúng ta có thể thống nhất với
nhau ở những điểm sau, muốn đánh giá một con người hay sự vật nào, cần
phải xác định:
- Mục đích đánh giá là gì
- Sẽ sử dụng công cụ nào đánh giá
- Sẽ thu thập những bằng chứng gì
- Sẽ phân tích các chứng cứ ấy bằng phương pháp nào
Vậy đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả học
tập của sinh viên là gì?
Đó là quá trình có hệ thống nhằm định lượng được giá trị ảnh hưởng
của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên.

8


1.1.3. Phương pháp học tập
Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong
phú mình bằng cách xử lý thông tin lấy từ môi trường sống xung quanh
mình.

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục
đích nhất định để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức,
trong thực tiễn [14].
Như vậy, phương pháp học là tổng hợp các cách thức học tập nhằm
đạt được mục tiêu nhất định.
Entwist (1987), Biggs (1987) và Do Spencer (2003) chỉ ra có ba
phương pháp tiếp cận trong học tập gồm phương pháp tiếp cận sâu, phương
pháp tiếp cận bề mặt và phương pháp tiếp cận chiến lược.
Phương pháp tiếp cận sâu được đặc trưng bởi sự tham gia tích cực
của SV với các vấn đề của từng môn học. Biểu hiện ở người học tích cực,
chủ động trong quá trình học tập, chủ động tìm kiếm tài liệu, liên kết kiến
thức với kinh nghiệm sống, phản hồi những gì không hài lòng, tìm hiểu
kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tích cực học tập trong lớp.
Phương pháp tiếp cận bề mặt được biểu hiện người học tiếp nhận
một cách thụ động các kiến thức được truyền dạy từ giáo viên mà không hề
có sự suy nghĩ, sao chép kiến thức, học đối phó, chấp nhận nguồn tài liệu
duy nhất và tin cậy là giáo viên.
Phương pháp tiếp cận chiến lược (thành tích) được đặc trưng bởi sự
tổ chức có hiệu quả, quản lý thời gian và sự thường xuyên trong học tập
của SV.
Marton và Saljo (1997) [32] cho thấy mối quan hệ giữa cách tiếp cận
bề mặt dẫn đến sự tái hiện từ vựng tốt hơn và chi tiết hơn trong khi cách
tiếp cận chiều sâu đến việc kiến tạo ý nghĩa của bài khóa.
9


Bigg, J & Moore, P.J (1993) [21] tìm ra mối tương quan có ý nghĩa
về mặt thống kê giữa điểm thi và cách tiếp cận trong đại học: có mối tương
quan thuận với cách tiếp cận thành tích và tương quan nghịch với cách tiếp
cận bề mặt.

Các hình thức biểu hiện của thành tích học tập tích cực được tác giả
Lê Thị Xuân Liên tổng kết các biểu hiện đó là:
- Xúc cảm học tập: Thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu
của GV, hăng hái trả lời các câu hỏi của GV đặt ra, thích phát biểu ý kiến
của mình trước vấn đề nêu ra. Hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ
những vấn đề chưa đủ rõ.
+ Chú ý: Thể hiện ở việc tập trung chú ý, lắng nghe, theo dõi mọi
hành động của GV.
+ Sự nổ lực của ý chí: Thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó khăn
khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Kiên trì hoàn thành các bài tập, không
nản lòng trước những tình huống khó khăn. Có quyết tâm, có ý chí vươn
lên trong học tập.
+ Hành vi: Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học
tập (hay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn, ghi chép cẩn thận
đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy).
+ Kết quả lĩnh hội: Nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận
dụng được kiến thức, kỹ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức những
vấn đề mới.
Đặc biệt, tích cực học tập có mỗi liên hệ nhân quả với các phẩm
nhân cách của người học như:
+ Tính tự giác: Đó là sự tự nhận thức được nhu cầu học tập của mình
và có giá trị thúc đẩy hoạt động có kết quả.
+ Tính độc lập tư duy: Đó là sự tự phân tích, tìm hiểu, giải quyết các
nhiệm vụ của nhận thức.
10


+ Tính chủ động: Thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn
bộ hoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ,
lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó, tự đọc thêm, làm thêm các bài tập, tự

kiểm tra… Lúc này, tính tích cực đóng vai trò như một tiền đề cần thiết để
tiến hành các hoạt động học tập của người học.
+ Tính sáng tạo: Thể hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cách
giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có.
Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng phương pháp học tập
ở bậc đại học nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có
hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản: Chuẩn bị,
tổ chức, làm việc, đánh giá, suy nghĩ lại [18].
- Chuẩn bị: Là quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp cận
môn học gồm lập kế hoạch học tập, tìm mục tiêu của môn học, đọc trước
giáo trình, tìm đọc thêm tài liệu tham khảo...
- Tổ chức: Là quá trình SV tự sắp xếp quá trình học tập của mình một
cách có mục đích và có hệ thống.
- Làm việc: Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa
dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo
luận, truy cập thông tin, xử lý dữ liệu, bài tập, thực tập, thí nghiệm... Tất cả
đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, hiệu quả.
- Đánh giá: Ngoài hệ thống đánh giá của Nhà trường, SV còn phải biết
tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong
quá trình học tập và chỉ có qua cách đánh giá một cách trung thực, SV mới
biết mình đang ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải
thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua
đó nâng cao trình độ và ý thức học tập của SV.
- Suy nghĩ lại: Là cách giúp cho SV tự cải thiện diều kiện, phương
pháp, KQHT của mình.
11


1.1.4. Phương pháp giảng dạy
Phan Trọng Ngọ (2005) [9] đã định nghĩa phương pháp giảng dạy là

con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học.
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (2009) cho rằng phương pháp dạy học
ở đại học tạo nên cách thức hoạt động của giáo viên và SV trong quá trình
tổ chức, điều khiển hoạt động học ở đại học [5].
Tóm lại, phương pháp giảng dạy là tổng hợp các cách thức hoạt động
phối hợp của người dạy và người học, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo
phương pháp học nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa
học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo.
Hale (2011) cho rằng việc sử dụng đa phương tiện và phương pháp
giảng dạy đa phương thức có thể nâng cao thành tích học tập cao [26].
Karagiannopoulou và Christodoulides (2005) đã đưa ra kết luận rằng
phương pháp giảng dạy tích cực sẽ tác động tích cực đến KQHT [28].
Trong nghiên cứu này tôi muốn đề cập đến chính là tổng hợp các
cách thức hoạt động phối hợp của người dạy và người học nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục. Kết quả cuối cùng là kiến thức, kỹ năng mà người học
lĩnh hội được.
1.1.5. Quan hệ giữa dạy, học và đánh giá
Trong hoạt động giáo dục học. Hỗ trợ cho hoạt động học đó là hoạt
động dạy. Có nhiều mối tương tác lên việc dạy và học, trong đó mối tương
tác quan trọng nhất chính là Đánh giá. Do đó phương pháp học, phương
pháp dạy, phương pháp đánh giá là các vấn đề hàng đầu mà hệ thống giáo
dục phải quan tâm nghiên cứu.
Bất kỳ một quá trình giáo dục nào tác động lên một con người cũng
nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những
biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào, phải đánh giá hành vi của người đó trong
một tình huống nhất định. Sự Đánh giá cho phép chúng ta xác địnhm một là
12


mục tiêu được đặt ra có phù hợp hay không, hai là việc giảng dạy có hiệu

quả hay không, người học có tiến bộ hay không? Như vậy, đánh giá được
xem là một khâu quan trọng và là một bộ phận hợp thành quá trình giáo
dục – đào tạo. Khồng có đánh giá thì không thể biết việc học và việc dạy
xảy ra như thế nào, thậm chí có sự thực sự xảy ra hay không (dù rằng bề
ngoài có thể vẫn có các hình thức tổ chức dường như là để dạy và học), và
kết quả đạt được như thế nào? [13]
1.1.6. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Chương trình cải tiến chất lượng giáo dục 2 (EQUIP2) đánh giá
“điểm khởi đầu cho việc học tập là có một nơi để học tập”. Điều kiện
CSVC phục vụ học tập bao gồm chất lượng giảng đường, chất lượng phòng
thực hành, phòng thí nghiệm, dụng cụ thể thao, sân bãi học thể dục, trang
thiết bị đồ dùng dạy học (máy tính, tài liệu, giáo trình...), hệ thống điện
nước vệ sinh môi trường.
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học đóng vai trò tích cực trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo của một
trường. Để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầu
của người sử dụng lao động, đó là tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ sản
xuất nơi công tác một cách có hiệu quả, thì cơ sở đào tạo phải có cơ sở vật
chất – trang thiết bị thực hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội
dung chường trình đào tạo, thậm chí công nghệ phải đi trước công nghệ của
sản xuất. Cơ sở đào tạo còn phải có các phòng học bộ môn phù hợp cho
từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại, các trung tâm thông tin,
nối mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của sinh GV và tìm hiểu
của SV. Hệ thống sách, tài liệu sách giáo khoa cho SV, sách tham khảo,
giáo trình, tạp chí chuyên ngành... cho GV cũng cần được trang bị đầy đủ.

13


Cao Hoàng Yến (2011) cho rằng: “Một môi trường học tập thỏa mãn

sẽ khuyến khích vai trò năng động của SV trong việc học đạt được kết quả
cao và có ảnh hưởng đến hiệu quả trong cuộc sống, việc làm” [16]
1.1.7. Mục đích học tập
Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2002): Mục đích học tập là dự
kiến trong ý thức con người về kết quả nhằm đạt được bằng hoạt động của
mình. Với tính chất là động cơ trực tiếp, mục đích hướng dẫn và điều chỉnh
mọi hoạt động.
Theo Phạm Minh Hạc (1989), mục đích của hoạt động học là khái
niệm, các giá trị, các chuẩn mực... mà hành động học đang diễn ra hướng
đến nhằm đạt được nó. Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình
thành trong chủ thế dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để
thực hiện hóa biểu tượng trên thực tế và khi thực tế có hoàn thành được thì
mục đích được hoàn thành. Mục đích của hoạt động học cũng được hình
thành như vậy, chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành
mục đíc học tập hướng đên là để thay đổi chính chủ thế bắt đầu vào việc
thực hiện hành động học tập của mình. Trên con đường chiếm lĩnh đối
tượng nó luôn diễn ra quá trình chuyển hóa giữa mục đích và phương tiện
học tập. Mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ nó lại trở thành công cụ
để chiếm lĩnh các mục đích tiếp theo [6].
Vậy, mục đích học tập của SV là nhằm đạt được là các tri thức, các
giá trị, các chuẩn mực.
1.1.8. Kết quả học tập
Kết quả học tập hay thành tích học tập của sinh viên trong tiếng Anh
thường được sử dụng các từ như “Achievement; Result; Learning
Outcome”.
Theo từ điển Anh – Việt thì:

14



- Achievement: Có nghĩa là thành tích, thành tựu, sự đạt được, sự
hoàn thành.
- Result: Có nghĩa là kết quả.
- Learning Outcome: Là kết quả học tập.
Ta thường thấy từ “Learning Outcome” được dùng nhiều hơn và
thường gặp trong các tài liệu.
KQHT được thể hiện trong sự hình thành và phát triển nhận thức,
tình cảm, thái độ, hành vi, thói quen ở người học theo mục đích, nhiệm vụ,
mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra. Có nhiều quan điểm khác nhau về
KQHT.
Keeling & Assiciates, Inc (2003): “KQHT của SV là những gì SV sẽ
biết, có thể làm được hoặc có thể chứng minh khi họ đã hoàn thành hoặc
tham gia trong một chương trình/hoạt động/khóa/dự án. Kết quả thường
được thể hiện như kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc các giá trị” [29].
Nguyễn Đức Chính (2009): KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kỹ
năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó [2].
Trần Kiều (2005), dù theo nghĩa nào thì KQHT cũng đều biểu hiện ở
mức độ đạt được các mục tiêu dạy học, trong đó bao gồm ba mục tiêu lớn:
nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên
được cụ thể hóa thành các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. [7].
Hamer (2000), KQHT được đo lường thông qua điểm số môn học.
Kurse (2002), có thể dựa vào điểm số của người học, nhà đào tạo có
thể xác định một cách tương đối chính xác ảnh hưởng của việc đào tạo đối
với người học [30].
Như vậy, KQHT là kiến thức, kỹ năng, thái độ mà SV thu nhận
được. Đối với SV khi vào trường đại học, họ kỳ vọng vào uy tín của nhà
trường, môi trường lành mạnh, đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có
15



×