Header Page 1 of 166.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------
TRẦN THỊ THÚY HÀ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62.22.56.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Hà Nội, 2016
Footer Page 1 of 166.
Header Page 2 of 166.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 11
5. Đóng góp khoa học của luận án ................................................................. 12
6. Kết cấu của luận án ............................................................................... 13
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 16
1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VIỆT
NAM................................................................................................................. 16
1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN ........................................ 25
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.......... 28
Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 1991-2001 ........... Error!
Bookmark not defined.
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2001Error!
Bookmark
not defined.
2.1.1. Đối ngoại nhân dân trước năm 1991 ...... Error! Bookmark not defined.
Footer Page 2 of 166.
Header Page 3 of 166.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình trong giai đoạn mới . Error! Bookmark not defined.
2.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂNError! Bookmark
not defined.
2.2.1. Chủ trương của Đảng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng ............................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010Error! Bookmark not
defined.
3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tình hình thế giới .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tình hình trong nước ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂNError! Bookmark
not defined.
3.2.1. Chủ trương của Đảng ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng ............................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM Error! Bookmark not defined.
4.1. NHẬN XÉT ................................................. Error! Bookmark not defined.
Footer Page 3 of 166.
Header Page 4 of 166.
4.1.1. Một số ưu điểm ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Một số hạn chế ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Một số kết quả đạt được của hoạt động đối ngoại nhân dân.......... Error!
Bookmark not defined.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức đúng tình hình, kịp thời tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Quán triệt sâu sắc chủ trương và nguyên tắc đối ngoại của Đảng, bảo đảm lợi
ích dân tộc chân chính, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường ................. Error!
Bookmark not defined.
4.2.3. Đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động đối ngoại nhân dân, đồng
thời xác định trọng tâm, chú trọng tính hiệu quả và chiều sâu ................ Error!
Bookmark not defined.
4.2.4. Coi trọng công tác nghiên cứu, dự báo và xây dựng đội ngũ làm đối ngoại
nhân dân ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 4 ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Footer Page 4 of 166.
Header Page 5 of 166.
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC
Asia - Pacific Economic Co-operation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
BCHTƯ
Ban Chấp hành Trung ương
ĐCSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐNND
Đối ngoại nhân dân
ĐTNCSHCM
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Eds
Edited
Chủ biên
EU
Europe Union
Liên minh châu Âu
HLHPNVN
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
LĐLĐVN
Liên đoàn Lao động Việt Nam
MIA
Missings in Actions
Người Mỹ mất tích trong chiến tranh (Việt Nam)
NAFTA
North America Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ
NVNONN
Người Việt Nam ở nước ngoài
NXB
Nhà xuất bản
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Footer Page 5 of 166.
Header Page 6 of 166.
PACCOM
People's Aid Coordinating Committee
Ban điều phối viện trợ nhân dân
POW
Prisoners in war
Tù nhân chiến tranh
TAFTA
Khu vực tự do thương mại xuyên Đại Tây Dương
TCPCPNN
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
MTTQVN
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
VUFO
Vietnam Union of Friendship Organizations
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Footer Page 6 of 166.
Header Page 7 of 166.
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động đối ngoại nhân dân (ĐNND) là các hoạt động đối ngoại không
thuộc ngoại giao Nhà nước và đối ngoại của Đảng, mà do các tổ chức chính trị - xã
hội, các hội nghề nghiệp, các tổ chức như các viện nghiên cứu, các trường đại học
hay các cá nhân thuộc các tầng lớp nhân dân thực hiện với các đối tác tương ứng
nước ngoài. Hoạt động ĐNND của Việt Nam do Vụ Đối ngoại nhân dân (Ban Đối
ngoại Trung ương Đảng) và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO)
quản lý và trực tiếp điều phối; hai cơ quan này phối hợp với Bộ Ngoại giao trong
việc thực hiện các hoạt động ĐNND.
ĐNND không bị hạn chế bởi nghi thức ngoại giao, có lực lượng tham gia
đông đảo, cơ sở sâu rộng, phương thức linh hoạt, là bộ phận quan trọng hợp thành
nền ngoại giao quốc gia. Cùng với đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhà nước,
ĐNND tạo nên thế “kiềng ba chân” vững chắc của mặt trận đối ngoại.
Những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, chưa bao giờ ĐNND lại
được nhắc đến nhiều như vậy. Các chính phủ nhận ra rằng quan hệ đối ngoại của
mỗi quốc gia không chỉ được điều phối bởi ngoại giao truyền thống (G2G Government to Government - quan hệ giữa các nhà nước) mà còn được hỗ trợ đắc
lực bởi ĐNND (P2P - people to people relations - quan hệ giữa nhân dân các nước
với nhau). Theo đó, các quốc gia khác nhau về tư tưởng chính trị, tiềm lực kinh tế,
trình độ phát triển có các chính sách và thực hiện các hoạt động ĐNND theo các
hình thức, nội dung và mục đích khác nhau. Thậm chí các tổ chức chính trị - kinh
tế khu vực (EU, ASEAN, v.v), cũng đã xây dựng chiến lược cụ thể cho hoạt động
ĐNND của mình, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và mối quan hệ lâu dài giữa các
thành viên và các đối tác của họ. ĐNND được xem là phương tiện, là công cụ phục
Footer Page 7 of 166.
7
Header Page 8 of 166.
vụ hoạt động chính trị của các quốc gia, các cường quốc, các nước phát triển, các
nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Trước những biến động và xu thế của thế giới cuối thế kỷ XX, Đảng cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN) đã kịp thời chuyển hướng chiến lược đối ngoại nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, theo tinh thần
Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới. Nếu trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, ĐNND đã trở thành một kênh quan
trọng làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền góp phần tạo dựng “ngoại lực” ủng hộ
cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc, phá thế bị bao vây, cô lập. Ngày nay,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNND ngày càng phát huy vai trò và vị trí quan trọng
trong việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, góp phần quảng bá mạnh mẽ
hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cũng như đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế, cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giúp tăng cường sự hiểu biết, giao lưu,
hợp tác, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ lợi
ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, củng cố vị thế quốc tế của Việt
Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đưa đất nước
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ song phương và đa phương,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của hoạt động ĐNND,
do đó việc đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt động ĐNND,
đặc biệt là thời kỳ 1991-2010, từ những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế
của hoạt động ĐNND rút ra những kinh nghiệm thiết thực cho việc nâng cao hiệu
quả của hoạt động ĐNND trong thời gian tới là rất quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn.
Footer Page 8 of 166.
8
Header Page 9 of 166.
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân từ năm 1991 đến năm 2010” làm
Luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tập trung làm sáng tỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt động ĐNND từ
năm 1991 đến năm 2010, trên cơ sở đó đánh giá toàn diện hoạt động này và rút ra
một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.
2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát hoạt động ĐNND của Việt Nam trước năm 1991.
- Phân tích những yếu tố tác động tới quá trình hình thành, phát triển chủ
trương ĐNND của ĐCSVN từ năm 1991 đến năm 2010
- Trình bày một cách hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về hoạt động ĐNND từ năm 1991 đến năm
2010.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động
ĐNND từ năm 1991 đến năm 2010, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt
động ĐNND.
3.2. Phạm vi
Về nội dung khoa học: ĐNND là một lĩnh vực hoạt động rất rộng, phức tạp,
có nhiều vấn đề đang vận động, phát triển, cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết,
đưa ra những nhận định có tính khoa học. Thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án
tập trung làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng đối với hoạt
Footer Page 9 of 166.
9
Header Page 10 of 166.
động ĐNND trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Mặt khác, chủ thể thực
hiện công tác ĐNND rất đa dạng và phong phú nên luận án tìm hiểu hoạt động
ĐNND của một số tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm chính về hoạt động
ĐNND như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (MTTQVN), Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS
HCM), Hội Cựu chiến binh Việt Nam, và Hội Nông dân Việt Nam.
Về thời gian: giới hạn về thời gian của đề tài là từ năm 1991 đến năm 2010,
nhưng để có một cái nhìn toàn diện, có tính kế thừa và liên tục nghiên cứu sinh
cũng khái quát hoạt động ĐNND của Việt Nam trước năm 1991.
Năm 1991, trong hoàn cảnh đất nước gặp khó khăn mọi mặt, kinh tế khủng
hoảng, bị bao vây cấm vận, tình hình thế giới và khu vực đang có những biến động
lớn, phức tạp, chưa định hình, ĐCSVN đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những định hướng lớn về đối
ngoại. Thực hiện định hướng chiến lược đề ra trong Cương lĩnh năm 1991, qua các
kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng đã xây dựng thành công đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại. Cương lĩnh năm 1991 và những chính sách tiếp theo của Đảng về đối ngoại
nói chung và ĐNND nói riêng đã mở đường và thúc đẩy quá trình hội nhập khu
vực và hội nhập quốc tế của đất nước. Hoạt động ĐNND cũng có bước trưởng
thành rõ rệt, góp phần nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò, và uy tín quốc tế của Việt
Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án là đến năm 2010, một năm ý nghĩa
của ngoại giao Việt Nam, vào thời điểm này chủ trương của Đảng về ĐNND cùng
những hoạt động ĐNND đã và đang góp phần hiệu quả cho đường lối đối ngoại của
đất nước. Năm 2010 đánh dấu hai mươi năm thực hiện định hướng chiến lược được
nêu trong Cương lĩnh năm 1991, là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội khóa X của
Footer Page 10 of 166.
10
Header Page 11 of 166.
Đảng, chuẩn bị cho một nhiệm kỳ Đại hội mới - Đại hội XI - trong tình hình mới với
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung
năm 2011). Việc lựa chọn năm 2010 làm thời điểm kết thúc phạm vi nghiên cứu của
luận án cũng góp phần nhìn lại chặng đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm cho
các năm tiếp theo.
Năm 2001 được lấy làm mốc phân chia giai đoạn nghiên cứu của luận án vì
đây là một năm bản lề với nhiều sự kiện ngoại giao ý nghĩa, đánh dấu sự phát triển
vượt bậc trong quan hệ đối ngoại, chứng minh tính đúng đắn, phù hợp của đường
lối đối ngoại của Đảng những năm đầu thời kỳ đổi mới.
Về không gian: Trong không gian của chủ thể thực hiện hoạt động ĐNND
(Việt Nam) với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có sự liên quan,
tương tác.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh dựa vào các nguồn tư liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước.
- Tài liệu báo cáo tổng kết của một số tổ chức chính trị - xã hội về hoạt động
đối ngoại và hợp tác quốc tế hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc
gia, Cục lưu trữ thuộc Văn phòng Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, ban Hợp
tác quốc tế của Trung ương MTTQVN, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Trung
ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Trung ương Hội Cựu chiến
binh, VUFO.
- Các công trình nghiên cứu về đường lối đối ngoại của Việt Nam, về quan
hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới qua
các thời kỳ, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ
quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc
Footer Page 11 of 166.
11
Header Page 12 of 166.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao, Đại học Quốc gia
Hà Nội…
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, các nguồn thông tin
được khai thác qua các website của các cơ quan Đảng và Nhà nước, thông cáo báo
chí… cũng được sử dụng để làm rõ một số nội dung có liên quan.
- Các luận án, luận văn và các nguồn tư liệu hiện đang được lưu trữ tại các
thư viện như thư viện Quốc gia, thư viện Quân đội, thư viện Học viện ngoại giao,
thư viện Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Trung
tâm thông tin thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và
Phòng tư liệu khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội…
- Một số công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng về ngoại giao và hoạt động đối ngoại nói chung,
ĐNND nói riêng, luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu có tính chuyên
ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, luận án có kết
hợp một số phương pháp như: phương phá nghiên cứu quốc tế và quan hệ quốc tế,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, hệ thống hóa.
Một cách tổng quát, luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp
nghiên cứu của khoa học lịch sử, ngoài ra có kết hợp với các phương pháp liên
ngành khác. Các phương pháp nghiên cứu trên được vận dụng phù hợp với từng
nội dung của luận án.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư liệu
một cách khoa học, luận án có những đóng góp sau:
Về tư liệu
Footer Page 12 of 166.
12
Header Page 13 of 166.
- Cung cấp một số tư liệu gốc hiện được lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ
của Nhà nước, của Đảng và một số tổ chức chính trị - xã hội thể hiện chủ trương và
sự chỉ đạo của ĐCSVN đối với hoạt động ĐNND từ năm 1991 đến năm 2010.
- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cập nhật, có hệ thống phục vụ cho lĩnh
vực nghiên cứu chủ trương ĐNND nói riêng và đường lối đối ngoại nói chung của
ĐCSVN.
Về nội dung khoa học
- Làm rõ chủ trương ĐNND của ĐCSVN từ năm 1991 đến năm 2010, qua
đó làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ĐNND.
- Từ các kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định sự đóng góp quan
trọng và vai trò không thể phủ nhận của ĐNND trong nền ngoại giao hiện đại,
phục vụ sự nghiệp đổi mới.
- Nhận thức về một số vấn đề tồn tại, những thuận lợi và khó khăn, bước đầu
đưa ra sự đánh giá, nhận xét hiệu quả thực hiện chủ trương ĐNND của ĐCSVN và
rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập
cho những môn học có liên quan như Lịch sử Đảng, quan hệ quốc tế và đường lối
cách mạng của Đảng. Đồng thời, luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho
đội ngũ những người làm công tác đối ngoại, công tác giáo dục tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả, tài
liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương, 10 tiết:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, trình bày khái quát tình hình
nghiên cứu về ĐNND trong và ngoài nước, khái quát những nội dung về ĐNND đã
được các công trình nghiên cứu và thể hiện, đồng thời chỉ ra những vấn đề luận án
sẽ tập trung giải quyết.
Footer Page 13 of 166.
13
Header Page 14 of 166.
Chương 2. Sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt động đối ngoại nhân dân
giai đoạn 1991-2001, giới thiệu khái quát về hoạt động ĐNND của Việt Nam trước
năm 1991, nêu bật bối cảnh dẫn tới sự hình thành chủ trương mở rộng ĐNND của
Đảng trong thập niên cuối thế kỷ XX, phân tích chủ trương của Đảng về ĐNND
cũng như sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ĐNND từ năm 1991 đến năm
2001.
Chương 3. ĐCSVN lãnh đạo hoạt động đối ngoại nhân dân giai đoạn 20012010, cùng với việc làm rõ bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI, chương 3
nêu bật chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ĐNND trong thời
kỳ mới, từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 4. Nhận xét và kinh nghiệm
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được qua các chương 1, 2 và 3,
chương 4 đưa ra một số nhận xét, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
ĐNND trong giai đoạn 1991-2010 và rút ra một số kinh nghiệm cho việc tiếp tục phát
triển, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác ĐNND trong thời gian tới.
Footer Page 14 of 166.
14
Header Page 15 of 166.
Footer Page 15 of 166.
15
Header Page 16 of 166.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trước những biến động phức tạp của tình
hình thế giới, các quốc gia đặc biệt chú ý đến sức mạnh mềm và cách thức tạo ảnh
hưởng bằng sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế. Trong hệ thống sức mạnh mềm
của mỗi quốc gia, ĐNND được nhiều nước lựa chọn. Với những mục đích khác
nhau, bằng những cách thức khác nhau, các chính phủ đầu tư nhiều hơn cho
ĐNND. Từ những hiệu quả thực tế mà ĐNND mang lại, giới học giả cũng quan
tâm nhiều hơn đến ĐNND từ góc độ lý thuyết đến các hoạt động thực tiễn. Tuy
nhiên, các nghiên cứu tập trung vào ĐNND của một số cường quốc, điển hình là
Mỹ, Đức, Nhật Bản và cường quốc mới nổi Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, lịch sử cách mạng hiện đại cũng đã ghi nhận những thành
tựu của hoạt động ĐNND trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Trong
thời kỳ xây dựng đất nước, cùng với đường lối đối ngoại đổi mới, nhận thức rõ tầm
quan trọng của ĐNND, ĐCSVN kịp thời có những chỉ đạo nhằm phát huy hiệu quả
hoạt động ĐNND. Cùng với đó nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo đã
công bố nhiều bài viết, công trình nghiên cứu... về ĐNND. Số các bài viết, các
công trình nghiên cứu về ĐNND được công bố không nhiều, tập trung trong giai
đoạn 2001-2010. Về ĐNND của Việt Nam chưa có nghiên cứu của học giả nước
ngoài. Khảo cứu các công trình viết về hoạt động ĐNND Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng có thể chia thành những nhóm sau:
1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
VIỆT NAM
Footer Page 16 of 166.
16
Header Page 17 of 166.
Các công trình viết về đối ngoại nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại
Việt Nam. Nội dung ĐNND trong tư tưởng Hồ Chí Minh được các nhà nghiên cứu
quan tâm, tìm hiểu. Các công trình nghiên cứu chủ yếu được công bố là các bài
viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân của tác giả
Vũ Xuân Hồng, được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 697 năm 2003 [88] nêu bật
phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐNND là thêm bạn, bớt thù, đoàn kết
nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính
của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới; kết hợp công tác đối ngoại của Đảng
với ngoại giao của nhà nước và ĐNND, tạo thành sức mạnh tổng hợp của mặt trận
ngoại giao; nhân dân làm đối ngoại nhưng cần được tổ chức để phát huy tối đa vai
trò và lợi thế; ĐNND phải có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng và
linh hoạt, hướng tới hiệu quả thiết thực. Từ những phân tích trên tác giả đi đến kết
luận ĐNND trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm mang
bản chất cách mạng và khoa học sâu sắc, là nền tảng tư tưởng về ĐNND để toàn
Đảng, toàn dân tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hoạt động
đối ngoại, đặc biệt là các hoạt động ĐNND trong quan hệ quốc tế luôn biến động
không ngừng.
Tác giả Phạm Hoàng Điệp có bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người mở
đường cho Ngoại giao nhân dân Việt Nam được đăng trên Tạp chí Đối ngoại số 5
năm 2011 [42] đã nhấn mạnh vai trò “Người mở đường” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thực hiện các hoạt động ĐNND của Việt Nam. Qua việc giới thiệu đến người
đọc những hoạt động ĐNND đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh như cuộc diễu hành qua Phủ Toàn
quyền Đông Dương ngày 3/10/1945; gửi thư tới chính phủ Pháp, nhân dân Pháp
tranh thủ vận động dư luận quốc tế, tạo lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân thế giới
Footer Page 17 of 166.
17
Header Page 18 of 166.
cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; cử đoàn cán bộ ra nước ngoài để
tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam (2/1948)…
Tác giả khẳng định dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các hoạt động
ĐNND Việt Nam đã có đóng góp đáng kể vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, thống nhất và hòa
bình cho dân tộc.
Ngoài hai bài viết nêu trên, về đề tài ĐNND trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn
có một số bài viết khác như:
Bài viết Ngoại giao nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Tuyên giáo (10) năm 2011 [106]. Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền trên cơ sở phân tích các hoạt động ĐNND thời kỳ kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ khẳng định ĐNND theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Tư tưởng của Người về đối ngoại nói chung
và ĐNND nói riêng đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân
tộc, kim chỉ nam cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác ĐNND, để mỗi
người dân là một đại sứ của đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt
Nam đổi mới.
Bài viết Vận dụng tư tưởng ngoại giao nhân dân Hồ Chí Minh trong công tác
thông tin đối ngoại hiện nay của tác giả Nguyễn Thế Hưởng đăng trên Tạp chí
Thông tin đối ngoại số 4 năm 2012. Tác giả khẳng định vị trí, vai trò cũng như thành
tựu của ĐNND dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh đã
đóng góp cho tiến trình cách mạng dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định
những thành tựu của hoạt động thông tin đối ngoại và chỉ rõ một số hạn chế còn tồn
tại. Phần kết của bài viết, tác giả nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt dộng thông tin đối ngoại và việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
ĐNND vào hoạt động thông tin đối ngoại sao cho hiệu quả cao nhất, đồng thời góp
phần nâng cao hiệu quả cho ĐNND trong tình hình mới.
Footer Page 18 of 166.
18
Header Page 19 of 166.
Bài viết Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân
trong điều kiện hiện nay của Nguyễn Năng Nam và Trần Hồng Khánh đăng trên Tạp
chí Tổ chức nhà nước số 3/2012. Các tác giả đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác ĐNND tập trung ở bốn nội dung: Một là, thực hiện phương châm thêm bạn
bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết nhân dân thế giới vì lợi
ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới; Hai là, kết hợp công tác đối
ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ĐNND, tạo thành sức mạnh tổng
hợp của mặt trận ngoại giao; Ba là, phát huy tối đa vai trò và lợi thế của ĐNND;
Bốn là, ĐNND phải có nội dung hoạt động phong phú, hình thức hoạt động đa dạng
và linh hoạt, hướng tới hiệu quả thiết thực. Tác giả khẳng định: …cả về lý luận và
thực tiễn, ĐNND trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm
mang bản chất cách mạng và khoa học sâu sắc, sáng ngời. Đó chính là nền tảng tư
tưởng của ĐNND mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phải tiếp tục nghiên
cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện sáng tạo trong hoạt động ngoại giao và ĐNND.
Với những bài viết này, các tác giả đã khẳng định ĐNND là một trong những
nội dung quan trọng trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Các tác giả trình bày
nội dung ĐNND trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tinh thần lấy dân làm gốc, mỗi
người dân là một đại sứ tham gia tích cực vào quảng bá hình ảnh đất nước; mang
hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, đất nước Việt Nam hòa bình, phát triển đến
với trái tim bạn bè thế giới, nhằm xây dựng một môi trường quốc tế hòa bình, hữu
nghị, cùng phát triển.
Với những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích
và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐNND là cơ sở, nền tảng tư tưởng cho
chủ trương ĐNND của Đảng trong các điều kiện lịch sử cụ thể. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, ĐNND đã khẳng định được vị trí, vai trò trong nền ngoại giao dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp
tục vận dụng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐNND để làm cho
Footer Page 19 of 166.
19
Header Page 20 of 166.
thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của nhân dân tiến bộ thế giới.
Các công trình viết về đối ngoại nhân dân Việt Nam nói chung
Trước hết, cuốn Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam do NXB Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 2003 [117] giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và
phát triển của hoạt động ĐNND của Việt Nam từ trước đến nay, bao gồm các hoạt
động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ phi chính phủ. Bên cạnh
đó, bạn đọc cũng có dịp tìm hiểu về phong trào hòa bình thế giới, phong trào đoàn
kết nhân dân Á - Phi - Mỹ Latinh, phong trào đoàn kết hữu nghị với Việt Nam ở
các nước trên thế giới và hoạt động của các TCPCPNN thực hiện các dự án viện
trợ nhân đạo và phát triển ở Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu đầu tiên trình bày khá
tập trung về ĐNND của Việt Nam từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
thành lập. Tuy nhiên cuốn sách chủ yếu tập trung vào hoạt động của Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên. Liên hiệp là đầu mối hoạt
động ĐNND, tuy nhiên hoạt động ĐNND còn được thực hiện bởi số lượng chủ thể
đông đảo khác từ tổ chức đến các cá nhân. Do vậy cuốn sách có tính chất giới thiệu
sơ lược về ĐNND nói chung và ĐNND của Liên hiệp nói riêng, đồng thời đưa ra
một số mốc cơ bản về xây dựng tổ chức, đội ngũ, không đi sâu vào sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động ĐNND.
Trong cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao do PGS.TS Vũ Dương
Huân biên soạn, NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2009 [105], tác giả sử dụng
thuật ngữ ngoại giao nhân dân để chỉ hoạt động đối ngoại do các tổ chức nhân dân như
thanh niên, phụ nữ, công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, hoạt động đối ngoại
của các tổ chức nghề nghiệp (Hội văn học, nghệ thuật, Hội kiến trúc, Hội sử học…)
thực hiện nhằm tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc, tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển quan hệ nhà nước. Bên cạnh việc khẳng định vị trí, vai
Footer Page 20 of 166.
20
Header Page 21 of 166.
trò, nhiệm vụ của ĐNND, tác giả đồng thời nói rõ “đặc điểm của ngoại giao nhân dân là
rất rộng rãi, rất mềm mỏng, không gò bó về quy định lễ tân, có thể đi đầu, đi trước tại
những nơi mà ngoại giao nhà nước chưa thể triển khai” [105: tr.27].
Cuốn Hỏi - đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta do Bộ Ngoại giao biên soạn, NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm
2012 [23] gồm những câu hỏi và câu trả lời về tình hình thế giới hiện nay như: vấn
đề nổi cộm về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại. Cuốn sách trình
bày sự đổi mới của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực đối ngoại cũng như
quan hệ của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế nhằm giữ vững môi trường
hoà bình, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dưới dạng hỏi - đáp,
cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin được chắt lọc và mang tính khái quát cao,
giải đáp nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm. Về ĐNND, cuốn sách giới
thiệu khái quát một số hoạt động ĐNND, nhấn mạnh kết quả vận động các
TCPCPNN và cá nhân nước ngoài hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam khẳng định hợp tác với các TCPCPNN là một trong những lĩnh vực quan
trọng của ĐNND. Cuốn sách không đi sâu vào trình bày cụ thể về hoạt động
ĐNND nói chung cũng như sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với hoạt động ĐNND.
Các công trình trên đề cập đến ĐNND nói chung, trình bày khái quát nhất
những nội dung như khái niệm, chủ thể, đối tượng, hoặc giới thiệu ĐNND trong
mối quan hệ tổng thể với ngoại giao nhà nước nói chung. Bên cạnh các công trình
là sách, viết về ĐNND Việt Nam còn được thể hiện trong các bài viết được đăng
trên các tạp chí khoa học đề cập đến nội dung, vị trí, vai trò và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐNND. Các bài báo, bài tạp chí chiếm số lượng
chủ yếu trong số các công trình viết về ĐNND.
Bài viết Ngoại giao nhân dân với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới của tác giả Nguyễn Văn Du đăng trên Tạp
chí Lịch sử Đảng số 1/2011 [27], trình bày khái quát về ĐNND của Việt Nam trong
Footer Page 21 of 166.
21
Header Page 22 of 166.
tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, từ thời phong kiến đến thời kỳ chiến tranh
cách mạng, từ kháng chiến chống Mỹ đến thời kỳ đổi mới và khẳng định vai trò
quan trọng của ĐNND trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tác giả
cũng đã điểm qua những văn kiện của Đảng có liên quan đến ĐNND từ sau Đại hội
đổi mới đến nay. Tác giả nhấn mạnh: “Có thể hiểu đối ngoại nhân dân cũng là công
tác dân vận, là mặt trận nhằm vận động các đối tượng là nhân dân Việt Nam và nhân
dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình của các nước trên thế giới để thực hiện chủ trương,
chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta đối với nước ngoài…” [27:
tr.73-74]. Bài viết thể hiện một cách tiếp cận mới về ĐNND, khẳng định tầm quan
trọng của ĐNND trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, ĐNND không phải là công tác
dân vận, hai lĩnh vực khác nhau về đối tượng, chủ thể, mục đích và nội dung.
Bài viết Phát huy mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo trong thực hiện
đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng, Nhà nước Việt Nam của tác giả Nguyễn
Văn Long đăng trên tạp chí Công tác tôn giáo số 8 năm 2012 [123]. Tác giả khẳng
định tính đặc thù, phức tạp, nhạy cảm của tôn giáo và hoạt động đối ngoại tôn giáo,
trên cơ sở đó đưa ra những trọng tâm của công tác đối ngoại tôn giáo trong thời
gian tới. Bài viết cho thấy một lĩnh vực quan trọng của hoạt động ĐNND đó là đối
ngoại tôn giáo, qua đó khẳng định tầm quan trọng của ĐNND và góp phần xây
dựng “mặt trận” ĐNND toàn diện, đem lại những thành tựu đối ngoại quan trọng,
nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Các công trình viết về hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội
Đối ngoại, hợp tác quốc tế được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là từ sau Đại hội lần thứ IX của Đảng1. Với
1
Nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
( cập nhật ngày 27/9/2004)
1. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
2. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ
phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của
phụ nữ;
Footer Page 22 of 166.
22
Header Page 23 of 166.
lợi thế riêng của mình, mỗi tổ chức chính trị - xã hội lại thực hiện hoạt động ĐNND với
những đặc trưng riêng.
Trước hết, hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội được trình
bày khái quát trong tổng thể các hoạt động của từng tổ chức, trong các cuốn giới
thiệu lịch sử hình thành và phát triển hoặc kỷ yếu, văn kiện các kỳ Đại hội đại biểu
toàn quốc của các tổ chức chính trị - xã hội. Công đoàn Việt Nam từ Đại hội I đến
Đại hội X [178], Văn kiện đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX
và X; Một số vấn đề lý luận về thực tiễn công tác mặt trận do ông Vũ Trọng Kim
(chủ biên) [200].
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận về thực tiễn công tác mặt trận do ông Vũ
Trọng Kim chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2009, dành một
chuyên đề viết về hoạt động ĐNND của MTTQVN. Trên cơ sở nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về ĐNND, chuyên đề trình bày những
kết quả đạt được trong hoạt động ĐNND của MTTQVN thời gian qua, chỉ rõ
những hạn chế, đồng thời đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường
công tác ĐNND của Mặt trận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thêm vào đó, hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã hội còn được
trình bày trong các bài viết được đăng trên các tạp chí như bài Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân tham gia hội nhập quốc tế của tác giả
Hà Văn Núi (2009) [141]; bài viết Hai mươi năm Hội Cựu chiến binh Việt Nam và
sự phát triển hoạt động đối ngoại nhân dân của Hội của tác giả Trần Hanh (2009)
[58]...
3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia
đình và trẻ em;
4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát
triển và hòa bình.
Footer Page 23 of 166.
23
Header Page 24 of 166.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về hoạt động ĐNND của các tổ chức chính trị - xã
hội còn là đề tài cho nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ như: Đảng với hoạt
động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 của
học viên cao học Hồ Thị Liên Hương (khóa 2010-X) [107], Hoạt động đối ngoại
của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1996-2012 của sinh viên Lại
Thị Thu Thủy (khóa 2009-X) [160], Hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam từ năm 1996 đến năm 2012 của sinh viên Phí Thị Loan (khóa 2009-X) [121],
ngành Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu về hoạt động ĐNND của các đoàn thể, tổ chức
chính trị - xã hội đã nhấn mạnh một trong những chủ thể thực hiện hoạt động
ĐNND là các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, không phải tổ chức chính trị xã hội nào cũng phát huy được thế mạnh để hoạt động ĐNND thực sự đạt hiệu quả
cao. Qua những nghiên cứu tổng quan cho thấy trong hệ thống các tổ chức chính trị
- xã hội Việt Nam hiện nay, một số tổ chức có thế mạnh về hoạt động ĐNND tiêu
biểu là Hội LHPNVN, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. Các tổ
chức này là lực lượng chủ đạo thực hiện hoạt động ĐNND dưới sự chỉ đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước.
Các công trình nghiên cứu về ĐNND Việt Nam trong mối quan hệ hữu nghị
giữa Việt Nam với các nước
Bài viết của tác giả Lê Văn Phong với nhan đề Ngoại giao nhân dân nhân tố
quan trọng trong mối quan hệ Việt - Mỹ đăng trên Tạp chí Đối ngoại (8) năm 2011
[143] đã khẳng định ĐNND là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tiến trình phát
triển quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ. Trong bài viết của mình, tác giả tái hiện lịch sử
quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ qua các hoạt động ĐNND từ những ngày đầu của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) cho tới khi nhân dân Mỹ sát cánh, ủng
hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó,
mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước tiếp tục được vun đắp trong thời kỳ
Footer Page 24 of 166.
24
Header Page 25 of 166.
Việt Nam chuyển mình đổi mới và hội nhập quốc tế với những thành tựu quan
trọng. Có thể nói, ĐNND là kênh hoạt động có ý nghĩa lịch sử đặc biệt trong quan
hệ hữu nghị Việt - Mỹ.
Luận văn thạc sĩ của Somxayphone Thipphavong với đề tài Vai trò của đối
ngoại nhân dân với quan hệ Lào - Việt Nam [159]. Tác giả đã trình bày có tính hệ
thống về ĐNND của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xuất phát từ mối quan hệ
láng giềng hữu nghị truyền thống, trong bối cảnh quốc tế mới, luận văn đã đề cập
tới những quan niệm chung về ĐNND, đặc điểm của ĐNND Lào, từ đó đặt ra
những nhiệm vụ của ĐNND trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu
nghiên cứu quan hệ Lào - Việt qua các hoạt động ĐNND, đánh giá những thành
tựu và hạn chế của công tác ĐNND của Lào trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa
nhân dân hai nước. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của công tác ĐNND trong quan hệ Lào - Việt.
Như vậy, nhận thấy rõ tầm quan trọng của kênh ĐNND trong các hoạt động
đối ngoại nói chung, các nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu khai thác, tìm hiểu
ĐNND trong những mối quan hệ song phương nhất định. Lĩnh vực này cần tiếp tục
được nghiên cứu, nhằm cung cấp nhiều đóng góp khoa học, cơ sở để Đảng hoàn
thiện chủ trương về ĐNND trong thời gian tới.
1.2. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
Hoạt động ĐNND của Việt Nam được thực hiện từ rất sớm. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, ĐNND phát huy lợi thế và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp vào thắng
lợi của cách mạng Việt Nam nói chung và mặt trận đối ngoại nói riêng. Do đó, một
số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
ĐNND qua từng thời kỳ cách mạng. Đề tài này được thể hiện trong một số bài viết
đăng trên các tạp chí và một luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN được bảo
vệ tại Hội đồng khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Các bài viết đăng trên các tạp chí
Footer Page 25 of 166.
25