Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu một số bệnh hại cây Mỡ (Manglietia glauca bl) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÁCH THỊ HOE

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY MỠ
(manglietia glauca bl) TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN
ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÁCH THỊ HOE

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY MỠ
(manglietia glauca bl) TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN
ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
Ngành : Lâm học
Mã số : 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG KIM TUYẾN

Thái Nguyên - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện trong thời gian từ 2014 đến 2015. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong các công trình nào khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Ngƣời viết cam đoan

Quách Thị Hoe


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, khóa
21 (2013-2015).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè,
nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó.
Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Đặng Kim Tuyến, người hướng
dẫn luận văn cao học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào
tạo Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sĩ.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban quản lý vườn ươm trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để tôi thực tập tại vườn
ươm cây giống của trường và giúp tôi có một địa điểm thực tập tốt nhất.
Thái Nguyên, tháng ….. năm 2015
Sinh viên

Quách Thị Hoe


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu ................................................ 3
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 4
5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học bệnh cây ......................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 11
1.2.1. Nghiên cứu về bệnh cây ở trên thế giới ............................................... 11

1.2.2. Nghiên cứu về bệnh cây ở Việt Nam .................................................. 14
1.2.2.1. Nghiên cứu về bệnh cây................................................................... 14
1.2.2.2. Nghiên cứu bệnh hại cây mỡ (Manglietia glauca BL.) ..................... 19
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 20
1.4. Tài nguyên đất ....................................................................................... 21
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23


iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc ....................................................... 23
2.2.2. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp kết hợp với nghiên cứu
thực nghiệm ................................................................................................. 24
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 28
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu phân tích kết quả nghiên cứu ..... 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 32
3.1. Kết quả khảo sát, xác định bệnh hại chính tại khu vực nghiên cứu ........ 32
3.1.1. Tình hình vệ sinh vườn ươm và kết quả điều tra sơ bộ........................ 32
3.1.2. Thành phần bệnh hại cây mỡ và xác định bệnh hại chính trong giai
đoạn vườn ươm ............................................................................................ 33
3.1.2.1. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại cây Mỡ và xác định bệnh hại
chính trong giai đoạn vườn ươm ................................................................... 33
3.1.2.2. Bệnh thán thư lá Mỡ ........................................................................ 33
3.1.2.3. Bệnh thối cổ rễ ................................................................................ 35
3.1.3. Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây .................................................. 35
3.2. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc đối với bệnh hại
chính ở cây Mỡ tại vườn ươm ...................................................................... 39
3.2.1. Bệnh thối cổ rễ cây Mỡ....................................................................... 39

3.2.1.1. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ trước khi sử dụng thuốc ..... 39
3.2.1.2. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 1 40
3.2.1.3. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 2 41
3.2.1.4. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 3 42
3.2.1.5. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả cao nhất ..... 46
3.2.2. Bệnh thán thư lá Mỡ ........................................................................... 47
3.2.2.1. Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ trước khi sử dụng thuốc ......... 47
3.2.2.2. Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 1 .... 48


v

3.2.2.3. Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 2 .... 50
3.2.2.4. Mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử dụng thuốc lần 3 .... 51
3.3.2.5. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả cao nhất ..... 56
3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mức độ gây hại của bệnh hại chính cây
mỡ ở vườn ươm ............................................................................................ 57
3.3.1. Ảnh hưởng của tuổi cây chủ đến sự phát sinh và phát triển của bệnh.. 57
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát sinh và phát triển của bệnh hại .... 58
3.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện che bóng đến sự phát sinh phát triển của bệnh .. 58
3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sự phát sinh phát triển của bệnh ... 59
3.4. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh thối cổ rễ, bệnh thán thư lá Mỡ
và đề xuất một số biện pháp phòng trừ ......................................................... 60
3.4.1. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh hại chính cây Mỡ ở vườn ươm .. 60
3.4.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ ................................................... 63
3.4.2.1. Biện pháp phòng trừ chung .............................................................. 63
3.4.2.2. Biện pháp phòng trừ cho bệnh thán thư ........................................... 66
3.4.2.3. Biện pháp phòng trừ cho bệnh thối cổ rễ.......................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 67
1. Kết luận .................................................................................................... 67

2. Đề nghị ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

CT4

: Công thức 4

ĐC

: Đối chứng


O.D.B

: Ô dạng bản

OTN

: Ô thí nghiệm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các loại thuốc thử nghiệm đối với bệnh thối cổ rễ........................ 25
Bảng 2.2. Các loại thuốc thử nghiệm đối với bệnh thán thư lá mỡ ................ 25
Bảng 2.3. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ..................... 30
Bảng 3.1: Bảng thống kê thành phần bệnh hại cây mỡ trong
giai đoạn vườn ươm ...................................................................... 33
Bảng 3.2: Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc (P%) .. 36
Bảng 3.2a: Bệnh thối cổ rễ ........................................................................... 36
Bảng 3.2b: Bệnh thán thư ............................................................................. 36
Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc (P%) ....... 36
Bảng 3.3a: Bệnh thối cổ rễ ........................................................................... 36
Bảng 3.3b: Bệnh thán thư ............................................................................. 37
Bảng 3.4: Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc (P%)......... 38
Bảng 3.4a: Bệnh thối cổ rễ ........................................................................... 38
Bảng 3.4b: Bệnh thán thư ............................................................................. 38
Bảng 3.5: Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ trước khi
sử dụng thuốc ................................................................................ 40
Bảng 3.6: Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử

dụng thuốc lần 1 ............................................................................ 40
Bảng 3.7: Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử
dụng thuốc lần 2 ............................................................................ 42
Bảng 3.8: Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ sau khi sử
dụng thuốc lần 3 ............................................................................ 42
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Mỡ
trước và sau phun thuốc................................................................. 43
Bảng 3.10: Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ................... 44


viii

Bảng 3.11: Tỉ lệ tăng giảm bệnh hại rễ ở các công thức (%) ......................... 45
Bảng 3.12: So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun .................................. 46
Bảng 3.13: Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh thán thư lá Mỡ trước khi
sử dụng thuốc ................................................................................ 48
Bảng 3.14: Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử
dụng thuốc lần 1 ............................................................................ 49
Bảng 3.15: Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử
dụng thuốc lần 2 ............................................................................ 50
Bảng 3.16: Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh thán thư lá Mỡ sau khi sử
dụng thuốc lần 3 ............................................................................ 51
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thán thư lá Mỡ
trước và sau phun thuốc................................................................. 52
Bảng 3.18: Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ................... 53
Bảng 3.19: Tỉ lệ tăng giảm bệnh hại lá ở các công thức (%) ......................... 55
Bảng 3.20: So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun .................................. 56
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của tuổi cây đến mức độ bị hại bệnh thối cổ rễ và bệnh
thán thư ......................................................................................... 57
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ bị hại bệnh thối cổ rễ và bệnh

thán thư ......................................................................................... 58
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của ánh sáng đến mức độ bị hại bệnh thối cổ rễ và
bệnh thán thư ................................................................................. 59
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến mức độ bị hại bệnh thối cổ
rễ và bệnh thán thư ........................................................................ 60


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình ảnh cây mỡ bị bệnh thán thư lá ............................................. 34
Hình 3.2. Hình ảnh cây mỡ bị bệnh thối cổ rễ .............................................. 35
Hình 3.3. Hình ảnh cây Mỡ trước khi phun thuốc trị bệnh thối cổ rễ ............ 39
Hình 3.4. Hình ảnh cây Mỡ sau khi phun thuốc trị bệnh thối cổ rễ lần 2 ...... 41
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự suy giảm của bệnh qua các lần phun .............. 44
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh thối cổ rễ cây
Mỡ sau các lần phun ...................................................................... 45
Hình 3.7. Hình ảnh cây Mỡ bị bệnh thán thư trước khi phun thuốc .............. 47
Hình 3.8. Hình ảnh cây Mỡ sau khi phun thuốc lần 1 ................................... 48
Hình 3.9. Hình ảnh cây Mỡ sau khi phun thuốc lần 2 ................................... 50
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện sự suy giảm của bệnh qua các lần phun ............ 53
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh thán thư lá
Mỡ sau các lần phun ...................................................................... 54
Hình 3.12. Cây mỡ con bị thối cổ rễ ............................................................. 62
Hình 3.13. Lá cây mỡ bị bệnh Thán thư ....................................................... 63


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Rừng được xem là "lá phổi" của trái đất, là hơi thở của sự sống, là một
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
phát triển và sinh tồn của loài người, việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa
dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Có thể nói rừng có vai trò rất quan trọng
đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: Cung cấp nguồn gỗ, củi,
điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,
đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…, ngoài ra nó còn mang ý
nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
Nhưng với thực trạng hiện nay diện tích rừng của nước ta đang bị thu hẹp
dần cả về số lượng và chất lượng ở mức báo động. Trong quá trình sinh trưởng và
phát triển thực vật nói chung và rừng trồng nói riêng không chỉ chịu ảnh hưởng
của các chất dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ không khí … mà chúng còn bị
tác động của các yếu tố sinh vật khác như sự tàn phá của sâu hại, sự cạnh tranh
của các cá thể thực vật cùng loài hay khác loài và đặc biệt là sự ký sinh của các vi
sinh vật trên các cơ quan của thực vật, làm thay đổi chức năng hay biến dạng, ảnh
hưởng đến từng bộ phận hay toàn bộ cây, thậm chí làm chết cây, từ đó làm giảm
năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế. Ngoài ra khi rừng được
trồng trên một diện tích lớn số lượng cây nhiều và trồng thuần loài nên rất dễ bị
sâu, bệnh gây hại phát sinh phát triển...
Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm
giảm tình trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng một cách bừa bãi, tiếp tục
phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến hành trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung... đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu


2

gỗ cho các nhà máy giấy, nhà máy sợi, các nhà máy xí nghiệp chế biến ván

dăm và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ khác.
Để đạt được kết quả tốt của việc trồng rừng thì điều quan trọng nhất ở
đây là phải tạo được nhiều cây giống tốt, khoẻ mạnh, không bị sâu hại và
không có mầm bệnh. Muốn có được như vậy thì ngoài việc chọn được hạt
giống tốt, bảo quản hạt giống tốt đối với những cây có khả năng tái sinh bằng
hạt, những phương pháp xử lý trước khi gieo ươm… thì việc phòng trừ sâu
bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu được, nếu thực hiện được
vấn đề đó thì tổn thất do sâu bệnh hại gây ra sẽ giảm xuống một cách đáng kể.
Trên thực tế tổn thất do sâu bệnh gây ra lớn hơn rất nhiều lần tổn thất do các
tác hại tự nhiên khác.
Hiện nay việc sản xuất cây con ở các vườn ươm cây giống ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nói chung, các vườn ươm ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng có
các loài chủ yếu như Keo, Mỡ, Thông, Bạch đàn, tuy nhiên đã có rất nhiều dịch
bệnh hại xảy ra, cây con bị chết hàng loạt do bệnh thối cổ rễ cây con, bệnh thán
thư ở cây Mỡ, bệnh rơm lá thông, bệnh phấn trắng hại keo, gỉ sắt keo…
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và
ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển bệnh cây từ đó đề ra
các biện pháp phòng trừ bệnh cho cây con ở vườn ươm là rất cần thiết, luôn
trở thành một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi
hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới
nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phòng trừ bệnh
hại ở vườn ươm, rừng trồng để đạt được năng suất trong trồng rừng và phát
triển rừng.
Để góp phần sản xuất cây con đạt chất lượng cao phục vụ cho công tác
trồng rừng thì việc chăm sóc, điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên


3


cứu quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ
bệnh hại cây giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu, vừa có ý nghĩa khoa học
và có ý nghĩa thực tiễn lớn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một
phần nhỏ của bản thân trong nghiên cứu khoa học về bệnh hại cây rừng nói
chung và bệnh hại cây con vườn ươm nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số bệnh hại cây Mỡ (Manglietia glauca bl) trong giai
đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Đánh giá đặc điểm phát sinh phát triển và mức độ gây hại của một số
bệnh hại chính cây Mỡ trong giai đoạn vườn ươm.
- Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ và đề xuất các biện pháp kỹ
thuật trong phòng trừ bệnh hại chính cây Mỡ trong giai đoạn vườn ươm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số loại bệnh hại chính trên cây Mỡ
(Manglietia glauca bl.) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
Nghiên cứu 2 loại bệnh hại chính trên cây mỡ là bệnh thán thư lá và
bệnh thối cổ rễ.
4. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
Vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
* Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 /2014 đến tháng 5/ 2015
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số bệnh hại chính trên cây Mỡ ở giai
đoạn vườn ươm là bệnh thán thư lá và bệnh thối cổ rễ.



4

5. Ý nghĩa của đề tài
5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Vườn ươm đang có một số bệnh xuất hiện cần có biện pháp phòng trừ
để cây xuất vườn tốt hơn.
- Quá trình thực hiện đề tài giúp tôi nắm vững phương pháp nghiên cứu
khoa học về bệnh cây rừng.
- Nắm được đặc điểm, quá trình phát sinh phát triển của bệnh hại cây Mỡ
- Nắm vững phương pháp điều tra đánh giá bệnh hại cây lâm nghiệp ở
vườn ươm.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng
trừ bệnh hại cây con ở vườn ươm nói chung và bệnh hại cây Mỡ nói riêng.
5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Quá trình thu thập số liệu giúp bản thân tôi học hỏi và làm quen
với thực tế sản xuất
- Nắm được các triệu trứng bệnh thường gặp ở vườn ươm và cách nhận
biết cây bị bệnh trong thực tế sản xuất cây giống.
- Các biện pháp đề xuất mà đề tài đưa ra có thể ứng dụng vào thực tế
sản xuất và nhân rộng để phòng trừ bệnh hại cây Mỡ ở vườn ươm.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học bệnh cây
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu
cầu sản xuất cây nông nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên và
con người, giữa ý thức hệ duy vật và duy vật. Ngay từ đầu của lịch sử trồng

trọt, nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của
mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm
Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại
thường làm cho cây sinh trưởng kém, lượng sinh trưởng gỗ hàng năm giảm
xuống, một số bệnh hại có thể làm cho cây chết, thậm chí có thể chết hàng
loạt. Nước ta đã xảy ra các loại bệnh như: Khô cành Bạch đàn ở Đồng Nai
làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, bệnh khô xám lá
thông, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng lá Sa mu, bệnh khô cành Phi lao…. đã
gây ra những nghiêm trọng trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta, hàng năm
chúng gây ra những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế, không những thế chúng
còn gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (Trần Văn Mão,1997) [17]
Theo cách hiểu thông thường, bệnh cây là khoa học nghiên cứu về cây
bị bệnh, sinh trưởng và phát triển không bình thường vì những lý do sinh vật
cũng như không phải sinh vật. Bệnh cây là kết quả tác động của 3 yếu tố:
nguồn bệnh, cây trồng và điều kiện bên ngoài. Cách hiểu trên giúp chúng ta
nắm được nội dung và thực chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể. Tuy
nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên đây chưa cho phép giải quyết một
cách có cơ sở những trường hợp cụ thể về bệnh cây. Trong hoạt động thực tế
của mình, người làm công tác bệnh cây phải giải quyết các nhiệm vụ có liên
quan đến những tập đoàn có cây lớn, vi sinh vật gây bệnh, trong những


6

khoảng không gian nhất định, thường là khá rộng lớn, với tác động của nhiều
yếu tố khí hậu, đất đai khác nhau.
Khoa học bệnh cây có các nhiệm vụ chính:
- Nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó xác định các biện pháp bảo vệ
cây làm cho năng suất cây trồng ở mức cao và ổn định.
- Góp phần phát huy tác dụng của giống cây có năng suất cao và các

biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến: Bón phân, chế độ nước, mật độ cao…
Trong sản xuất không để bệnh hại phát triển và gây thành dịch.
- Giải quyết vấn đề bệnh cây góp phần tạo điều kiện cho việc hình
thành các vùng chuyên canh, nhất là những cây có giá trị kinh tế lớn
(Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ trên đây, khoa học bệnh cây
có các nội dung:
- Nghiên cứu và xác định nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây
bệnh thường rất nhiều và rất phức tạp, trong thực tế nhiều trường hợp cùng
một nguyên nhân nhưng gây ra những biểu hiện bệnh rất khác nhau, ngược lại
có những trường hợp nhiều nguyên nhân cùng gây ra một triệu chứng bệnh rất
giống nhau. Biểu hiện bệnh có thể có một hoặc một số nguyên nhân chủ yếu
và một số nguyên nhân thứ yếu. Nhầm lẫn vai trò và vị trí các loại nguyên
nhân có thể dẫn đến những kết luận và hành động sai lầm. Có xác định đúng
nguyên nhân gây bệnh thì các công việc tiếp tục sau đó mới có cơ sở chắc
chắn và chính xác. Muốn phòng trừ bệnh, bảo vệ cây có hiệu quả, tránh lãng
phí và các hậu quả tiêu cực khác, không thể không xác định nguyên nhân gây
bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
- Phát hiện các quy luật phát sinh, phát triển và hình thành của dịch của
bệnh cây: Bệnh cây phát sinh và phát triển theo những quy luật nhất định. Các
quy luật đó phụ thuộc vào tình trạng và đặc điểm của tập đoàn vi sinh vật gây


7

bệnh, cây chủ và điều kiện bên ngoài. Khoa học bệnh cây phải nắm được các
quy luật đó. Công tác dự tính, dự báo và phòng trừ bệnh đều phải dựa trên
quy luật này mới đảm bảo kết quả tốt được (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
- Tìm hiểu bản chất, đặc điểm và các quy luật chống chịu của bệnh cây:
Nói chung, khi cây bị nguồn bệnh xâm nhập thường có những biểu hiện phản

ứng và hoạt động chống lại để tự vệ. Trong tự nhiên hiện tượng này thường
xảy ra và đó là kết quả của quá trình thích ứng lâu dài giữa vi sinh vật gây
bệnh và cây chủ. Nắm được các đặc điểm chống chịu bệnh của cây ta có thể
dùng nhiều biện pháp khác nhau để không ngừng củng cố, làm tăng lên để
ngăn ngừa mọi tác hại của bệnh, đồng thời tìm cách đưa ra các đặc điểm đó
vào các giống cây mới. Các đặc điểm chống chịu bệnh thường chỉ được phát
huy trong những điều kiện chăm sóc, kỹ thuật canh tác và khí hậu, đất đai
nhất định. Công tác chọn lọc, lai tạo các giống chống bệnh cũng như tiến hành
các biện pháp phòng trừ chỉ có thể đạt kết quả thật tốt khi nắm được các quy
luật này (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
- Nghiên cứu, xác định các phương pháp phòng trừ bệnh: Phòng trừ
bệnh cây có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những
ưu điểm và nhược điểm của nó. Vì vậy, mỗi phương pháp thường chỉ phát
huy tác dụng cao nhất trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế sản
xuất, những biện pháp riêng rẽ thường không đảm bảo, bảo vệ tốt cây
chống bệnh và cần phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau mới giải quyết
được bệnh. Nhiệm vụ của khoa học bệnh cây là tìm ra các hệ thống tổng
hợp các biện pháp bảo vệ cây chống bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
- Thực chất công tác phòng trừ bệnh cây không chỉ nhằm tiêu diệt
nguồn bệnh. Việc làm đó chỉ có ý nghĩa khi bảo vệ được cây, góp phần làm
tăng năng suất, giữ năng suất cây ở mức cao nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Phương hướng chủ yếu của công tác bảo vệ thực vật là tác động các biện


8

pháp khác nhau trong một hệ thống hợp lý có cơ sở và căn cứ đầy đủ, nhằm
điều khiển toàn bộ sinh quần đồng ruộng, rừng cây, tạo điều kiện cho cây
trồng sinh trưởng tốt nhất, bệnh hại không thể phát triển được, đảm bảo tạo ra
khối lượng nông lâm sản cao nhất, có phẩm chất tốt nhất. Cho đến nay, khoa

học bệnh cây đã đạt được nhiều kết quả lớn, và đã có hệ thống kiến thức có
khả năng hạn chế đến mức thấp những tác hại của bệnh cây. Tuy nhiên,
những kiến thức đó chỉ có thể trở thành sức mạnh thực tế, khi những người
trực tiếp sản xuất nắm vững được nó, và vận dụng tốt trong hoạt động sản
xuất hàng ngày (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Mục đích cuối cùng của khoa học bệnh cây là tìm ra những giải pháp
có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh, bảo vệ cây,
làm cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất tốt. Trên ý
nghĩa đó, công tác phòng trừ bệnh cây không thể chỉ nhằm tiêu diệt nguồn
bệnh mà việc tiêu diệt nguồn bệnh chỉ có ý nghĩa khi làm cho năng suất cây
trồng không bị ảnh hưởng, giải phóng được nguồn bệnh và giữ được mức ổn
định trong mọi trường hợp.(Weber,1973) [38].
Phòng trừ bệnh cây phải được thực hiện trên nguyên tắc tổng hợp, toàn
diện và chủ động. Biện pháp tổng hợp là áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý. Trong hệ thống đó các biện
pháp bổ xung cho nhau, phát huy kết quả lẫn nhau tạo nên những tác động và
sức mạnh tổng hợp phát huy mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây loại
trừ tác hại của bệnh. Tổng hợp còn nhằm phát huy đến mức cao mọi điều kiện
có thể có ở các cơ sở sản xuất, không tự giới hạn trong những loại biện pháp
nhất định nào đó. Do tính chất và chiều hướng tác động của các biện pháp
khác nhau cho nên khi áp dụng một hệ thống gồm nhiều biện pháp sẽ nhằm
tác động lên vi sinh vật gây bệnh, tác động lên cây, tác động lên môi trường
sống của cây và vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống biện pháp tổng hợp bảo vệ cây


9

chống bệnh cần được áp dụng một cách phân hóa phù hợp với điều kiện cụ
thể từng nơi và từng lúc. Áp dụng phân hóa trên cơ sở khoa học, có phân tích
đầy đủ các yếu tố và quy luật sinh thái của từng địa phương, đảm bảo cho hệ

thống tổng hợp nâng cao được hiệu quả kinh tế và thiết thực. (Đường Hồng
Dật,1979) [8]; [13].
Phòng trừ bệnh cây bao gồm nhiều biện pháp khác nhau. Có những
biện pháp có tác dụng phòng, bảo vệ cây, có biện pháp có tác dụng trừ một số
loại bệnh cụ thể, chúng bao gồm 6 biện pháp chủ yếu: Kỹ thuật lâm sinh gồm
các biện pháp canh tác, tổ chức và quản lý kinh doanh rừng; chọn giống cây
chống chịu bệnh; kiểm dịch thực vật; sinh vật học; vật lý cơ giới và hóa học
(Đặng Vũ Cẩn và cs, 1992) [3].
Hệ thống tổng hợp phòng trừ bệnh cây phải mang tính chất toàn diện.
Tuy nhiên, từng thời gian, ở từng địa phương thường có một số loại bệnh hại
giữ vị trí chủ yếu, gây hại lớn nhất. Vì vậy cần xác định các loại bệnh chủ yếu
và hệ thống tổng hợp các biện pháp phải tập trung giải quyết các loại bệnh
chủ yếu, đồng thời kết hợp giải quyết các loại bệnh hại khác một cách hợp lý,
khoa học. Tính chất toàn diện không những không thể hiện ở đối tượng tác
động mà các biện pháp bảo vệ cây không những đòi hỏi phải tiến hành ngoài
đồng mà còn phải được thực hiện ở cả trong kho tàng, trong quá trình cất trữ,
chế biến bảo quản, chuyên chở… Các biện pháp bảo vệ cây không những phải
tiến hành trực tiếp trên cây mà còn phải thực hiện cả trong đất, trong không
khí và trong môi trường sống của cây (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Công tác phòng trừ bệnh cây chỉ có thể đảm bảo mang lại kết quả tốt khi
được tiến hành một cách chủ động. Chủ động trước hết có nghĩa là dùng nhiều
biện pháp tác động khác nhau, điều khiển toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng, làm
sao loại trừ được tác hại của bệnh cây, tạo ra được năng suất cây trồng cao
nhất. Cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để điều khiển cây trồng. Muốn


10

điều khiển được phải nắm chắc các đặc điểm của cây, nắm đầy đủ các đặc điểm
tốt cũng như nhược điểm. Trên cơ sở đó dùng các biện pháp khác nhau như chế

độ canh tác, phân bón, chế độ nước… phát huy đến mức cao nhất các đặc tính
chống chịu bệnh của cây. Cần điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển của
cây, làm sao để cho giai đoạn yếu chống chịu bệnh của cây không trùng với
thời gian nguồn bệnh sinh sản và phát triển mạnh. Tùy theo tình hình phát sinh
và tích lũy của nguồn bệnh mà điều khiển tốc độ cũng như quá trình phát triển
của bệnh cây, làm sao tạo ra những trạng thái quan hệ giữa cây và ký sinh dẫn
tới năng suất cây trồng cao nhất (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Bên cạnh việc điều khiển cây trồng áp dụng nhiều biện pháp điều hòa
số lượng và mật độ vi sinh vật gây bệnh, giữ chúng dưới mức có khả năng gây
ra những thiệt hại có ý nghĩa kinh tế. Đối với một số loại vi sinh vật gây bệnh,
khi điều kiện cho phép, cần tận dụng những biện pháp điều khiển cho giai
đoạn yếu chống chịu của cây không gặp giai đoạn sinh sản và lây lan mạnh
của vi sinh vật gây bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Để chủ động phòng trừ bệnh cây cần điều khiển các yếu tố trong môi
trường sống tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển và tạo điều kiện
ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Có thể sử dụng các biện pháp
như: Mật độ, khoảng cách, hướng luống, tỉa cành, bấm ngọn… để điều khiển
độ thoáng, dùng chế độ nước để điều khiển độ ẩm, dùng phân hữu cơ, vôi…
để điều khiển chế độ nhiệt (Đường Hồng Dật, 1979) [8].
Như vậy để loại trừ tác hại của bệnh cây phải tiến hành trên các hướng:
Phòng bệnh, tránh bệnh, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, bồi dưỡng cây sau khi
bị bệnh. Các biện pháp phòng bệnh là những biện pháp được áp dụng để bảo
vệ cây chống sự xâm nhiễm và gây hại của bệnh trước khi xuất hiện bệnh trên
cây, Trị bệnh hay là chữa bệnh là những biện pháp nhằm tiêu diệt vi sinh vật


11

gây bệnh khi chúng đã xuất hiện trên cây để giải phóng cho cây khỏi nguồn
bệnh và cứu chữa các bộ phận cây đã bị bệnh (Đường Hồng Dật, 1979) [8].

Đối với cây con trong vườn ươm chủ yếu có độ tuổi < 12 tháng tuổi và
là giai đoạn rất mẫn cảm với điều kiện môi trường. Lý do là lúc này cây con
có tỷ lệ hóa gỗ chưa cao, sức đề kháng với môi trường còn yếu, thân cây
mềm, lá cây còn non nên tạo điều kiện cho nguồn bệnh dễ xâm nhập gây nên
các bệnh: Hại lá, hại rễ, hại thân…[31].
Bên cạnh đó, cây rừng muốn sinh trưởng tốt cần phải có điều kiện thích
hợp về mọi mặt vì mỗi loài cây đều sinh trưởng trong những điều kiện nhất
định. Sự trao đổi chất của cây rừng trong quá trình hoạt động sinh lý do đặc
điểm di truyền và biến dị luôn biến động dưới tác động của môi trường như,
khí tượng đất đai… Nếu các điều kiện đó không phù hợp với điều kiện sống
bình thường trong giới hạn chịu đựng nhất định thì cây sẽ phát sinh ra những
thay đổi về sinh lý cấu tạo, phá vỡ sự thống nhất bên trong của cây ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển của cây gây ra những hiện tượng bệnh lý làm
thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và môi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu về bệnh cây ở trên thế giới
Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một
môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu
khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết
sức to lớn.
Năm 1874 ở châu Âu, Robert Harting (1839-1901) là người đặt nền
móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông đã phát hiện ra
sợi nấm nằm trong gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến nay đã trở
thành môn khoa học không thể thiếu được. Kể từ đó đến nay trên thế giới đã
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh lý cây rừng như: G.H.Hapting nhà


12

bệnh lý cây rừng người Mỹ trong 30 năm nghiên cứu bệnh cây (1940-1970),

đã đặt nền móng cho công việc điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan
tới sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh.
Đầu thế kỉ XVIII có nhiều giả thiết cho rằng bệnh cây là do nấm gây ra,
năm 1711 người ta đã tìm ra mối quan hệ giữa nấm phấn đen với biện pháp
xử lí hạt giống Dillen (1719), Minichi (1725) nhà phân loại thực vật đã đưa
nấm vào bảng phân phối (Weber (G.F), 1973 [38]
Cũng trong thời kì này các vấn đề về sinh thái bệnh cây, miễn dịch cây
trồng đã được nghiên cứu đến và giải quyết được những nhu cầu cơ bản trong
sản xuất đương thời. Đến thế kỉ XIX các nhà khoa học bệnh cây do nấm gây
ra. Những người có cống hiến nghiên cứu quyết định là bác học người Đức
Anton Đơbari (1831 - 1888), nhà bác học người Nga Voronin (1838 1903)… Ngay từ năm 1953 Anton Đơbari đã công bố các tài liệu nghiên cứu
lịch sử nấm than đen, nấm gỉ sắt, nấm mốc sương. Qua đó khẳng định luận
điểm của mình là nấm kí sinh không phải là hậu quả mà là nguyên nhân gây
bệnh cây. Ông là người đầu tiên dùng phương pháp lây bệnh nhân tao để xác
minh nấm Phytophthorainfstans là sinh vật gây nấm mốc sương khoai tây đã
phá hủy khủng khiếp ở Châu Âu (Weber (G.F), 1973) [38].
Từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX: Đây là thời kì xác nhận bản
chất vật gây bệnh. Khoa học bệnh cây rừng được xem như một phân nhánh
của khoa học bệnh cây. Người đã sáng lập ra môn khoa học bệnh cây rừng là
Robert Hartig trong khi nghiên cứu bệnh cây rừng lần đầu tiên ông đã phát
hiện ra sợi nấm trong gỗ và mối quan hệ giữa hình thành thể quả nấm đến
hiện tượng mục gỗ. Cho đến nay có nhiều bệnh cây rừng xuất hiện, trong tất
cả vật gây bệnh thì nấm chiếm số lượng lớn nhất tới 83% gồm các bệnh hại lá,
thân, cành, rễ và năm 1882 ông đã viết cuốn bệnh cây rừng đầu tiên (Gibson
(I.A.S), 1979) [35].


13

Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX được xem là thời kì phát triển tương

đối của khoa học bệnh cây. Thời kì này các nhà bác học tập chung vào phân
loại bệnh cây và điều tra mức độ bị hại, sau đó nghiên cứu biện pháp phòng
trừ các loại bệnh chủ yếu và người đầu tiên đề cập đến những chủng loại và
mức độ bị hại liên quan đến sinh lí cây rừng, sinh thái cây chủ và vật gây
bệnh là G.Hapting (1940 - 1970) nhà bệnh lí cây rừng người Mỹ. Trong thời
kì này ngoài việc phát hiện nấm là vật gây bệnh, các nhà khoa học còn phát
hiện ra virut do Ivanopski (1864 - 1927), vi khuẩn do Berin (1938 - 1916)
(Gibson (I.A.S), 1979) [35].
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập
trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát
sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, L. Roger (1953) đã
nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây
rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một
số bệnh hại lá của thông, keo, bạch đàn (Roger,1953) [36].
Từ đầu thế kỉ XX đến nay: Đây là thời kì phát triển cao độ của khoa
học bệnh cây rừng là thời kì vận dụng duy vật biện chứng trong việc nghiên
cứu nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật
gây bệnh và tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất. Những năm thập kỉ
1950 nhiều nhà bệnh lí cây rừng đã tập trung xác định loài, mô tả nguyên
nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh và đặc biệt hơn vấn đề này đã được các nước
Đông Nam Á quan tâm trong đó có cả Việt Nam.
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển là do sự đòi hỏi thực
tiễn sản xuất nông lâm nghiệp. Ngay từ thời đầu của lịch sử trồng trọt, nhân
dân lao động đã thông qua thực tiễn sản xuất và những kinh nghiệm của mình
để phát hiện và có biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm.
Thuốc bảo vệ thực vật ra đời từ đầu thế kỉ XVIII, nguồn gốc ra đời xuất


14


phát từ loài sâu hại cây nông nghiệp, biện pháp chủ yếu để chống lại các loài
sinh vật gây hại này là biện pháp hóa học, tuy nhiên biện pháp này chưa có ý
nghĩa thực tiễn nhưng bắt đầu từ thế kỉ XIX cùng với sự phát triển của ngành
hóa học và sinh hóa cùng nhiều môn khoa học khác như sản xuất nông lâm
nghiệp đã ảnh hưởng đến việc sử dụng những biện pháp hóa học chống lại
những sinh vật có hại cho cây trồng. Vào những năm 1820 người ta đã dùng
thủy ngân clorua (HgCl2) để bảo vệ gỗ. Năm 1848 lưu huỳnh được dùng để
chống bệnh sương bột nấm Eviryphaceae gây nên, hỗn hợp đồng sunfat và
vôi bắt đầu được dùng. Đến cuối thế kỉ XIX biện pháp hóa học chống sâu
bệnh hại phát triển nhanh chóng. Những sự phát triển của chúng mang tính tự
phát (Weber (G.F), 1973) [38].
Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công, công nghiệp bắt đầu điều chế
với lượng cần thiết. Cuối năm 1930, để hướng dẫn bảo vệ thực vật ủy ban liên
hiệp toàn cầu các liên bang chống sâu bệnh được thành lập, một mạng lưới cơ
quan hóa học nghiên cứu các biện pháp hóa học bảo vệ thực vật được ra đời
(Trần Văn Mão, 1997) [17].
Các công tác được tiến hành ở việc bảo vệ thực vật, toàn liên bang
(1932) đã tổ chức ở Matxcova, tổ chức này bắt đầu chế tạo thuốc phun ở dạng
lỏng, thuốc bột và dụng cụ xử lí..) (Trần Văn Mão, 1997) [17].
John Boyce năm 1961 xuất bản sách Bệnh cây rừng (Forest pathology)
đã mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều
nước như: Anh, Mỹ, Canada (John Boyce,1961) [34].
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh cây ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về bệnh cây
Ở nước ta khoa học bệnh cây rừng phát triển muộn hơn, trong thời kỳ
Pháp thuộc nền sản xuất lâm nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu phân tán mang
tính chất cá thể ít có nhà khoa học nghiên cứu về bệnh cây.



×