Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

XÂY DỰNG mô HÌNH SAAS ỨNG DỤNG QUẢN lý sổ TAY GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 53 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
HỌC PHẦN: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH SAAS ỨNG DỤNG QUẢN LÝ
SỔ TAY GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Phạm Tuấn Minh MSV:45427
Đào Văn Hiếu MSV:45233
Nguyễn Mỹ Hạnh MSV: 45232

HẢI PHÒNG – 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SAAS ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SỔ TAY
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN; MÃ SỐ: 114
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hương

HẢI PHÒNG - 2016



MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Công nghệ thông tin (CNTT) không thể thiếu trong các doanh
nghiệp hay các cửa hàng, các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào hệ thống
CNTT của mình như: chi phí phần cứng, phần mền, hạ tầng mạng,….. Không
những thế việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quá trình sửa chữa, bào
trì, nâng cấp hệ thống là một vấn đề quan trọng, người quản trị viên không chỉ
phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, bên cạnh đó phải đầu tư rất nhiều thời
gian.
Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn
tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin.
Ở mô hình này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung
cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công
nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các
kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các
cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Phần mềm quản lý sổ tay giáo viên chủ nhiệm được thiết kế trên nền tảng
công nghệ điện toán đám mây, điều này giúp khách hàng giảm chi phí triển khai
phần mềm cho trường học, lớp học. Dữ liệu được lưu giữ nhiều năm mà không
lo ngại về tốc độ truy cập, dữ liệu tuyệt đối an toàn. Công nghệ này giúp người
dùng sử dụng phần mềm để quản lý các hoạt động của lớp học, học sinh mà
không cần phải cài đặt như những phần mềm truyền thống đã có trước đây.
Người dùng chỉ cần đăng nhập thông qua trình duyệt web để vào hệ thống và sử
dụng đầy đủ các chức năng của một phần mềm quản lý. Đặc biệt, vì phần mềm
này hoạt động trên nền trình duyệt web nên bạn hoàn toàn có thể làm việc
online. Cho dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu chỉ cần máy tính của bạn có kết nối

internet là bạn có thể đăng nhập và theo dõi bất cứ hoạt động học tập nào của
lớp học. Thật tiện lợi và đơn giản.
4


CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1.Tổng quan về điện toán đám mây
1.1.1. Định nghĩa
Điện toán đám mây (cloud computing) là một giải pháp toàn diện cung cấp
công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên
Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối
trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng
nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể
là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.
1.1.2. Mô hình tổng quan của điện toán đám mây
Các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ ... sẽ nằm tại các
máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn
phòng để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Hình 1.1: Mô hình tổng quan của điện toán đám mây
1.1.3. Kiến trúc
Kiến trúc của đám mây gồm :
- Nền tảng đám mây ( Cloud Platform)
- Các dịch vụ đám mây ( Cloud Service)
- Cơ sở hạ tầng đám mây ( Cloud Infrastructure)
- Lưu trữ đám mây ( Cloud Storage)
5


Hình 1.2: Kiến trúc của điện toán đám mây

1.1.4. Đặc điểm của điện toán đám mây
Nhanh chóng cải thiện với người dùng có khả năng cung cấp sẵn các tài
nguyên cơ sở hạ tầng công nghệ một cách nhanh chóng và ít tốn kém.
Chi phí được giảm đáng kể và chi phí vốn đầu tư được chuyển sang hoạt
động chi tiêu. Điều này làm giảm rào cản cho việc tiếp nhận, chẳng hạn như cơ
sở hạ tầng được cung cấp bởi đối tác thứ 3 và không cần phải mua để dùng cho
các tác vụ tính toán thực hiện 1 lần hay chuyên sâu mà không thường xuyên.
Sự độc lập giữa thiết bị và vị trí làm cho người dùng có thể truy cập hệ
thống bằng cách sử dụng trình duyệt web mà không quan tâm đến vị trí của họ
hay thiết bị nào mà họ đang dùng, ví dụ như PC, mobile.
Việc cho thuê nhiều để có thể chia sẻ tài nguyên và chi phí giữa một phạm
vi lớn người dùng, cho phép:
-

Tập trung hóa cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực với chi phí thấp hơn (chẳng hạn
như bất động sản, điện, v.v.)

-

Khả năng chịu tải nâng cao (người dùng không cần kỹ sư cho các mức tải cao
nhất có thể).

-

Cải thiện việc sử dụng và hiệu quả cho các hệ thống mà thường chỉ 10-20 %
được sử dụng.
Độ tin cậy cải thiện thông qua việc sử dụng các site có nhiều dư thừa, làm
nó thích hợp cho tính liên tục trong kinh doanh và khôi phục sau sự cố.
6



Tính co giãn linh động (theo nhu cầu) cung cấp tài nguyên trên một cơ sở
mịn, tự bản thân dịch vụ và gần thời gian thực.
Việc bảo mật cải thiện nhờ vào tập trung hóa dữ liệu, các tài nguyên chú
trọng bảo mật…
Khả năng chịu đựng xảy ra thông qua việc tận dụng tài nguyên đã được cải
thiện, các hệ thống hiệu quả hơn.
1.1.5. Các loại hình dịch vụ của điện toán đám mây

Hình 1.3: Minh họa về dịch vụ của điện toán đám mây
a. Dịch vụ cơ sở hạ tầng - IaaS
Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không
gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức)
có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt
ứng dụng riêng cho người sử dụng. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều
hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt. Khách hàng điển hình của
dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng
của mình.
Hãng dịch vu cung cấp: Microsoft Azure …
b. Dịch vụ nền tảng - PaaS
7


Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển
các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền
tảng Cloud đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp
giữa (middleware), các ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập
trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS
cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một
API riêng. Khách hàng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng CC thông

qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài
nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở các lớp dưới.
Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình.
c. Dịch vụ phần mềm - SaaS
Dịch vụ phần mềm (SaaS) là một mô hình triển khai ứng dụng mà ở đó
người cung cấp cho phép người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Những nhà cung
cấp SaaS có thể lưu trữ ứng dụng trên máy chủ của họ hoặc tải ứng dụng xuống
thiết bị khách hàng, vô hiệu hóa nó sau khi kết thúc thời hạn. Các chức năng
theo yêu cầu có thể được kiểm soát bên trong để chia sẻ bản quyền của một nhà
cung cấp ứng dụng thứ ba.
Các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của Google.
1.2. Cấu trúc và cách hoạt động của “Điện toán đám mây”
1.2.1 Cấu trúc phân lớp của mô hình Điện toán đám mây
Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia ra thành 5 lớp riêng biệt, có tác
động qua lại lẫn nhau:

8


Hình 1.4 Cấu trúc phân lớp của mô hình điện toán đám mây
a. Client (Lớp Khách hàng): Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần
cứng và phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các
ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây. Chẳng hạn máy tính và
đường dây kết nối Internet (thiết bị phần cứng) và các trình duyệt web (phần
mềm)….
b. Application (Lớp Ứng dụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm
nhiệm vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ thông quan Internet, người
dùng không cần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình,
các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sữa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ
trợ.

Các đặc trưng chính của lớp ứng dụng bao gồm : Các hoạt động được quản
lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía khách hàng (lớp Client),
cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website.
Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản
vá lỗi, download phiên bản mới… bởi chúng sẽ được thực hiện từ các “đám
mây”.
c. Platform (Lớp Nền tảng): Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp
của dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp
ứng dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó. Nó giảm nhẹ sự
tốn kém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở
hạ tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình.
d. Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng): Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là
môi trường nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần
9


mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ
tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí.
Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server).
e. Server (Lớp Server - Máy chủ): Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần
mềm máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của
đám mây. Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh (thậm chí là
rất may) để đám ứng nhu cầu sử dụng của số lượng động đảo các người dùng và
các nhu cầu ngày càng cao của họ.
1.2.2 Cách thức hoạt động của Điện toán đám mây
Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”, tưởng tượng rằng “đám mây”
bao gồm 2 lớp: Lớp Back-end và lớp Front-end.

Hình 1.5 Lớp back – end và front - end
Lớp Front-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực

hiện thông qua giao diện người dùng. Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực
tuyến, họ sẽ phải sử dụng thông qua giao diện từ lớp Front-end, và các phần
mềm sẽ được chạy trên lớp Backend nằm ở “đám mây”.
Lớp Back-end bao gồm các cấu trức phần cứng và phần mềm để cung cấp
giao diện cho lớp Front-end và được người dùng tác động thông qua giao diện
đó.

10


Bởi vì các máy tính trên “đám mây” được thiết lập để hoạt động cùng nhau,
do vậy các ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của các máy tính để có
thể đạt được hiệu suất cao nhất. Điện toán đám mây cũng đám ứng đầy đủ tính
linh hoạt cho người dùng. Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm
tài nguyên mà các đám mây cần sử dụng để đáp ứng, mà không cần phải nâng
cấp thêm tài nguyên phần cứng như sử dụng máy tính cá nhân.
Ngoài ra, với điện toán đám mây, vấn đề hạn chế của hệ điều hành khi sử
dụng các ứng dụng không còn bị ràng buộc, như cách sử dụng máy tính thông
thường.
1.3. Data Center
1.3.1. Data center là gì?
Trung tâm dữ liệu (Data Center) được hiểu như khu vực chứa server hay hệ
thống máy tính, hệ thống lưu trữ, viễn thông..., là nơi tập hợp tất cả các công
nghệ về mạng, hệ thống, phần mềm ứng dụng làm chức năng lưu trữ xử lý toàn
bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và ổn định cao.
1.3.2.Cấu trúc Data Center

Hình 1.6 Thành phần của Data Center

11



Có 4 thành phần chính của Data Center là:
- White space: thể hiện diện tích sàn nâng có thể được sử dụng.
- Support Infrastructure: không gian bổ sung và các thiết bị hỗ trợ hoạt động
của DC bao gồm: máy biến áp, máy phát điện, điều hòa không khí phòng máy,
máy lạnh,...
- IT equipment: bao gồm rack, hệ thống cáp, server, thiết bị lưu trữ, hệ thống
quản lý và các thiết bị mạng cần thiết để cung cấp dịch vụ trong data center.
- Operations: các nhân viên vận hành đảm bảo các hệ thống gồm thiết bị IT và
cơ sở hạ tầng hoạt động ổn định, duy trì, nâng cấp và sửa chữa khi cần thiết.
a. Không gian vật lí: Là không gian đặt các thiết bị liên quan đến Data Center.
Ví dụ: phòng cấp điện, khu vực lưu trữ, không gian cho các tủ server, không
gian chạy cáp và không gian đi lại trong data center.
b. Sàn nâng: Là hệ thống mạng lưới sàn được xây dựng nâng cao so với mặt sàn
gốc để có không gian chạy cáp dữ liệu, cáp điện, thoát khí, điều hòa nhiệt độ,
đường ống nước, đường ống chữa cháy…
c. Hệ thống cấp điện: Là các thiết bị cấp nguồn bao gồm: bảng điện, máng dây,
giúp cho nguồn điện ổn định, và các thiết bị trong trung tâm dữ liệu hoạt động
tốt (gồm bệ máy thùng dầu, động cơ diesel 4 thì làm mát bằng hơi nước và quạt
gió, bộ điều khiển…)
d. Hệ thống cáp: phải là cáp có cấu trúc gồm có cáp quang, cáp đồng băng
thông cao, tủ nối cáp quang và cáp đồng, cầu thang cáp, máng cáp, bộ phận điều
hướng cáp.
e. Hệ thống làm mát: cho phép điều chỉnh nhiệt độ data center và chống ẩm.
f. Hệ thống chống cháy: Là tất cả các thiết bị liên quan đến việc phát hiện, cô
lập và dập tắt hỏa hoạn trong Data Center. Thành phần tất yếu là: hệ thống dập
lửa bằng nước, hệ thống dập lửa bằng khí, hệ thống chống cháy thủ công. Ngoài
ra còn các hệ thống cảm biến khói và báo động.
12



Các thành phần khác: Các thành phần khác có thể gặp trong DataCenter là:
thiết bị phát hiện rò rỉ, thiết bị bảo mật vật lí như thiết bị đọc thẻ bảo mật và
camera theo giõi.
1.3.3. Tủ Rack trong Data Center
Tủ mạng hay còn gọi là tủ rack là một phần không thể thiếu trong các
Datacenter. Như cái tên, nó chính là chiếc tủ để chứa các thiết bị mạng.
Tủ mạng hay còn gọi là tủ rack là một phần không thể thiếu trong các
Datacenter. Như cái tên, nó chính là chiếc tủ để chứa các thiết bị mạng.
Các bộ phận trong Rack: Bộ lưu điện (UPS), firewall, Rack, Keyboard and
display, server, các thanh đấu nối patch panel, switch chuyển mạch...
Dưới đây là hình ảnh mô phòng các thiết bị trong một tủ Rack.

Hình 1.7 Mô hình tủ Rack
1.3.4. Dịch vụ của Data Center
- Cho thuê máy chủ riêng (dedicated server)
13


- Cho thuê máy chủ ảo (dịch vụ Virtual Private Server-VPS)
- Cho thuê chỗ đặt tủ Rack, chỗ đặt Server
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng, thi công trung tâm dữ liệu, data center đạt
tiêu chuẩn quốc tế
- Dịch vụ 247 chuyên khắc phục sự cố, bảo trì data center, trung tâm dữ liệu,
phòng máy chủ…
1.3.5. Lợi ích của việc xây dựng hạ tầng Data Center
Lợi ích mà một Data Center hoàn chỉnh mang lại cho khách hàng là:
- Có hệ thống dữ liệu tập trung
- Đáp ứng được sự bùng nổ của dữ liệu

- Kiểm soát an ninh nghiêm ngặt
- Giảm thiểu thiệt hại do các sự cố do mất điện...
- Luôn có tính dự phòng và khả năng đáp ứng cao
- Có thể dễ dàng phát triển và nâng cấp
- Được cảnh báo khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra
- Cân bằng giữa sự phát triển của công ty và đầu tư CNTT
- Giảm thiểu chi phí phát sinh.

14


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KIẾN TRÚC DỊCH VỤ SAAS VÀ BÀI TOÁN
ỨNG DỤNG
2.1. SAAS trong CLOUD COMPUTING
2.1.1. Vị trí SAAS trong các lớp của kiến trúc cloud computing

Hình 2.1 SAAS trong cloud
SAAS là tầng trên cùng trong kiến trúc 3 tầng cloud computing.
Tầng liền trên có thể được xây dựng từ tầng ngay bên dưới nó hoặc có
thể được xây dựng một cách độc lập, tùy thuộc vào cách thiết kế của tầng hệ
thống cloud.
Mỗi tầng có những dịch vụ nội dung, các bộ công cụ quản lý và truy xuất
khác nhau: tầng Infrastructure as a Service (Iaas) có bộ công cụ truy xuất là
Virtual Infrastructure Manager để truy xuất, quản lý; tầng platform as a
15


service (Paas) có bộ công cụ truy xuất/quản lý là Cloud Development
Environment; tầng Software as a service (SaaS) thì dùng Web browser để truy
xuất.

2.1.2. Sofware as a Service là gì
SaaS là một ứng dụng được lưu trữ trên một máy chủ từ xa và truy cập
thông qua Internet.

Hình 2.2. SaaS in internet
Trong SaaS cần 1 server đóng vai trò hosting quản lý ứng dụng. Server
này có thể là 1 cloud hoặc một mainframe. Người dùng truy xuất ứng dụng
này thông qua Website. Như vậy SaaS gồm 1 phần mềm được sở hữu, cài đặt
và điều khiển từ xa so với các phần mềm truyền thống được cài đặt trực tiếp
trên máy người dùng.
Các yêu cầu khi triể n khai SaaS là:
- Thiết kế SaaS đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người dùng, mỗi người

dùng có một yêu cầu khác nhau, không ai giống ai hết, nên việc xây dựng
một ứng dụng SaaS rất phức tạp.
- Tối ưu hóa việc đăng ký, gồm miễn phí hoặc tính phí. Một yêu cầu đặt ra là

phải có một cơ chế tính phí thật hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà
cung cấp dịch vụ; chi phí thấp nhất cho người sử dụng.
- Khách hàng có thể cấu hình dịch vụ cho riêng mình, không cần phải chỉnh

sửa các module .
16


- Nhà phân phối phải kiểm tra, điều khiển toàn bộ hệ thống, cho nên phải đảm

bảo tính bảo mật, riêng tư cho từng khách hàng khác nhau. Đây cũng là một
yêu cầu quan trọng, hệ thống càng bảo mật, an toàn thì khách hàng càng an
tâm khi sử dụng.

- Việc nâng cấp, sửa lỗi hoàn toàn trong suốt đối với khách hàng, khách

hàng không phải thực hiện các thao tác nâng cấp này mà hoàn toàn do nhà
cung cấp
dịch vụ làm. Việc này tương đối đơn giản do mọi truy suất tù khách hàng đều
thông qua web.
Như vậy điểm khác biệt lớn nhất của SaaS so với các phần mềm truyền
thống là ở khía cạnh cung cấp dịch vụ:
SAAS = Softtware + Service
2.1.3. Phân loại trong SaaS
a. Loại chuyên về dịch vụ:

Cung cấp các giải pháp kinh doanh cho các công ty và doanh nghiệp.
Chúng được bán thông qua một dịch vụ thuê bao. Các ứng dụng loại này gồm:
ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng, quản lý phân phối hàng hóa …
b. Loại hướng về khách hàng:

Cung cấp dịch vụ cho những khách hàng bình thường, chỉ việc đăng ký và
sử dụng, nầu như không mất phí, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, giống như
việc đăng ký sử dụng email, một số dịch vụ phổ biến hiện nay là google docs,
web mail, game …. Nhà cung cấp sẽ kiếm tiền nhờ vào quảng cáo là chủ yếu
2.1.4. Những thuận lợi khi triển khai Saas
a. Phía người dùng:

Khách hàng có rất nhiều lợi khi sử dụng SaaS như: không cần phải mua
các thiết bị phần cứng mắc tiền, không phải lo bảo trì phần mềm. Vì phần mềm
được cài đặt trên web và truy xuất thong qua trình duyệt nên có thể sử dụng bất
cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào. Khách hàng không phải lo vấn đề về bảo mật
cũng như chống virus vì các việc này đã do nhà cung cấp làm, nếu phát triển
17



phần mềm riêng (in- house development) thì khách hàng phải tự lo hết từ công
đoạn phân tích, thiết kế, bảo trì …
b. Phía nhà cung cấp dịch vụ:

Nhà cung cấp dịch vụ không phải lo vấn đề vi phạm bản quyền vì chỉ có
một phần mềm duy nhất được cài đặt và quản lý từ xa, hoàn hacker không thể
nào lấy cắp được. Nếu càng nhiều người sử dụng thì nhà cung cấp dịch vụ càng
có thể kiếm được nhiều tiền không bằng cách thu phí thì cũng bằng cách thu tiền
quảng cáo …
2.1.5. Một số giới hạn trong khi triển khai SaaS
Đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người: để xây dựng được một ứng dụng có
khả năng đáp ứng được hết yêu cầu của mọi người là rất khó, mỗi cá nhân, công
ty có một yêu cầu khác nhau, không ai giống ai, nên việc thống nhất tất cả đòi
hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải phân tích rất kỹ càng các nghiệp vụ trước khi
triển khai SaaS.
Nếu khách hàng đang sử dụng các phần mềm hiện có, với cơ sở dữ liệu khá
lờn, dùng trong một thời gian khá lâu thì sẽ rất khó để họ có thể chuyển qua
dùng SaaS, ngay cả đối với nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tích hợp hệ thống cũ của khách hàng với dịch vụ mình cung cấp.
Có một số ứng dụng gần như không thể chuyển qua SaaS, ví dụ như các ứng
dụng Business Intelligence, với khối lương dữ liệu rất lớn, không thể truyền tải
qua mạng internet được, với lại dữ liệu này cần phải bảo mật cao, nên rất khó để
khách hàng đồng ý đưa hết dữ liệu của mình lên internet
Security cũng là vấn đề lớn trong SaaS, nếu nhà cung cấp dịch vụ không có
chính sách bảo mật tốt thì khách hàng không thể tin tưởng để có thể giao dữ liệu
của mình cho người khác.
- Khách hàng cũng không phải lo bảo trì phần mềm. Vì phần mềm được cài đặt
trên web và truy xuất thông qua trình duyệt nên có thể sử dụng bất cứ nơi nào,

bất cứ thời điểm nào.
- Khách hàng cũng không phải lo vấn đề về bảo mật cũng như chống virus vì các
việc này đã do nhà cung cấp làm, nếu phát triển phần mềm riêng (in- house
18


development) thì khách hàng phải tự lo hết từ công đoạn phân tích, thiết kế, bảo
trì, …

2.2. Ứng dụng vào bài toán quản lý sổ tay giáo viên chủ nhiệm
Với ứng dụng Điện toán đám mây, phần mềm chạy trên nền tảng Web, cho
phép người dùng có thể làm việc online, các giáo viên chủ nhiệm có thể cập nhật
thong tin, điểm của học sinh tại bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần có Internet.
Xây dựng phần mềm với các chức năng cần thiết cho việc quản lý mà
người dùng có thể tự do lựa chọn những chúc năng mong muốn. Công nghệ điện
toán đám mây đã cho phép chúng ta xây dựng nên phần mềm quản lý sổ tay
online .Công nghệ này giúp các giáo viên và lớp học dùng phần mềm để quản lý
tát cả các hoạt động học tập trong lớp mà không cần phải cài đặt như những
phần mềm truyền thống trước đây. Bạn chỉ cần đăng nhập thông qua trình duyệt
web để truy cập vào hệ thống và sử dụng đầy đủ các chức năng của một phần
mềm quản lý. Ngoài ra, vì phần mềm này hoạt động dựa trên nền trình duyệt
web nên bạn hoàn toàn có thể làm việc online dù bạn đang ở bất cứ đâu tất cả
bạn cần là một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối internet là bạn có thể



đăng nhập và theo dõi sát sao bất cứ hoạt động học tập nào của lớp
Những lợi ích khi ứng dụng điện toán đám mây:
Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources): Các
tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp




muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.
Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài
đặt và bảo trì tài nguyên. Thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của



mình rồi sau đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cloud tiến hành.
Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp kinh doanh
sản xuất muốn triển khai hệ thống phần mềm quản lý hàng hóa đòi hỏi một đội
chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ. Với việc ứng dụng mô hình SaaS hạ



tầng đám mây doanh nghiệp sẽ giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu..
Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau
đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao,
19


tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Khi
sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này.

20


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ BÀI TOÁN
3.1 Về bài toán quản lí của giáo viên chủ nhiệm

Trên thực tế, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm : lập danh sách
học sinh lớp mình chủ nhiêm, tính điểm trung bình của từng kì học cho
học sinh, theo dõi số ngày nghỉ của học sinh ,theo dõi và lập danh sách
học sinh phải thi lại hay kiểm tra lại…
Qua quá trình khảo sát hệ thống quản lý học tập của giáo viên chủ
nhiệm trong 1 số trường học, em cảm thấy hệ thống này hiện còn thủ công
và rất cồng kềnh. Việc làm thủ công các thao tác tính toán hay theo dõi
điểm của học sinh tuy có những điểm mạnh riêng nhưng lại có rất nhiều
nhược điểm như : tốn kém chi phí cho việc quản lý về mặt nhân công
cũng như về tiền bạc, đôi khi việc truy xuất các thông tin của học sinh nào
đó chậm về thời gian và khó chính xác hoàn toàn. Vì vậy cần có một
chương trình quản lý mới áp dụng cho việc quản lý học tập trong trường
trong thời gian tới.
Vậy các chức năng chính mà người dùng có thể sử dụng phần mềm như
một dịch vụ:
- Quản lý hầu hết các thông tin liên quan đến học sinh trong lớp (SYLL,
Danh sách lớp, Báo cáo học tập, Báo cáo kỷ luật…Các báo cáo theo tháng, giữa
học kỳ, học kỳ, cả năm)
- Quản lý thông tin về giáo viên bộ môn trong lớp.
- Quản lý thông tin về môn học, danh sách học thêm, danh sách các loại
tiền phải đóng trong năm…
- Tìm kiếm học sinh và gửi Email cho phụ huynh trong lớp.
- Tất cả các Báo cáo đều đưa ra dưới dạng file Excel-2013.
- Giao diện của chương trình đẹp, thân thiện, dễ sử dụng.
- Giúp người giáo viên có thể sử dụng tối đa lợi ích của CNTT vào giáo
dục.
21


- Tiết kiệm thời gian, quản lý chính xác thông tin học sinh: chỉ cần nhập

thông tin Sơ yếu lý lịch của học sinh một lần vào đầu năm học, tất cả những
thông tin này sẽ được sử dụng lại và dùng để quản lý danh sách lớp, học tập, kỷ
luật… thay vì phải nhiều lần làm việc trực tiếp với Excel
- Tránh nhầm lẫn và mất thời gian khi phải tự tính toán kết quả học tập,
kỷ luật… chương trình sẽ tự động tính toán và đưa ra báo cáo Excel, định dạng
file Excel dễ nhìn.
- Gọn gàng và tiết kiệm thời gian mỗi khi làm các bản báo cáo của công
tác chủ nhiệm.
- Tính toán nhanh và có các số liệu chính xác trong quá trình sơ kết hạnh
kiểm hàng tháng, sơ kết giữa kỳ, sơ kết học kỳ và sơ kết năm học.
- Gửi đường link đến các địa chỉ email hàng tuần đến PHHS rất thuận lợi.
Hỗ trợ tích cực hiệu quả trong việc phối kết hợp giáo dục học sinh được kịp
thời.
3.2 Các chức năng chính của phần mềm
3.2.1 Chức năng Hệ thống :
- Đăng nhập Hệ thống.
- Cài đặt hình nền.
- Quản lý thông tin cá nhân (Các thông tin về Người quản lý và Chọn lớp học
mặc định để quản lý).
+ Quản lý chung:
- Quản lý Niên khóa và Lớp học.
- Quản lý Giáo viên bộ môn.
- Quản lý Môn học
+Quản lý Học sinh :
- Quản lý Sơ yếu lý lịch của tất cả các học sinh.
- Quản lý danh sách lớp.
22


- Quản lý Học tập từng học sinh.

- Quản lý Hạnh kiểm theo tuần (38 tuần trong năm).
- Quản lý Khen thưởng và Kỷ luật của các học sinh trong lớp.
- Tìm kiếm học sinh.
- Gửi Email cho Phụ huynh học sinh (Email người gửi chỉ hỗ trợ định dạng
Gmail), có thể gửi cho cả lớp hoặc từng Phụ huynh học sinh, Email người nhận
được chọn từ danh sách học sinh trong lớp hoặc tự nhập.
+ Báo cáo
Gồm có 2 loại báo cáo là Báo cáo Học tập và Báo cáo Hạnh kiểm.
- Báo cáo Học tập giữa Học kỳ I.
- Báo cáo Hạnh kiểm giữa Học kỳ I.
- Báo cáo Học tập cuối Học kỳ I.
- Báo cáo Hạnh kiểm cuối Học kỳ I.
- Báo cáo Học tập giữa Học kỳ II.
- Báo cáo hạnh kiểm giữa Học kỳ II.
- Báo cáo Học tập cuối Học kỳ II.
- Báo cáo Hạnh kiểm cuối Học kỳ II.
- Báo cáo Học tập cả năm.
- Báo cáo Hạnh kiểm cả năm.
- Báo cáo Hạnh kiểm theo từng tháng.
Phân tích chi tiết chức năng quản lý học tập

23


24


Giải thích:
(1)


Giáo viên đưa ra thông tin về điểm kiểm tra của học sinh

(2)

Lưu hồ sơ học sinh vào kho học sinh

(3)

Phòng đào tạo cập nhật thông tin về lớp học và môn học

(4)

Lưu thông tin vào kho lớp học

(5)

Lưu thông tin vào kho môn học

(6)

Phòng khảo thí cập nhật thông tin về điểm thi

(7)

Lưu điểm thi vào kho
25


×