Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước uống (sử dụng nguồn nước ngầm) và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người ở một số khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.87 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy
TS.Phạm Tiến Dũng-người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện môi trường, Trường Đại
học Hàng hải Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em
trong quá trình học tập tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các bạn và tập thể lớp KMT53- ĐH đã
giúp đỡ, động viên trong quá trình thực hiện đồ án.
Cuối cùng, em muốn tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, anh chị em và người thân
đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt để hoàn thành đồ án này.
Dù đã cố gắng nhưng năng lực bản thân em còn hạn chế nên bài đồ án này
chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được các đóng
góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện, chỉnh chu
hơn.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Lương Thị Duyên

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đồ án em đã thực hiện trong hơn 3 tháng vừa qua.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Lương Thị Duyên

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Tên bảng
Giá trị giới hạn kim loại nặng (Pb, Cu, Cd, Cr, Mn, Ni )
Nồng độ một số kim loại nặng trong nước ngầm ở khu vực
Thanh Xuân – quận Thanh Xuân – Hà Nội
Nồng độ một số kim loại nặng trong nước ngầm ở khu vực
Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà Nội
Nồng độ một số kim loại nặng trong nước ngầm ở khu vực
Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội
Nồng độ một số kim loại nặng trong nước ngầm ở khu vực
Cầu Long Biên – Long Biên – Hà Nội

4

Trang
18
30

34
37
41


DANH MỤC HÌNH
STT
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22


Tên hình
Hàm lượng chì ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh Xuân
– Hà Nội
Hàm lượng đồng ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Hàm lượng cadimi ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Hàm lượng crom ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Hàm lượng mangan ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Hàm lượng niken ở khu vực Thanh Xuân – quận Thanh
Xuân – Hà Nội
Hàm lượng chì ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà Nội
Hàm lượng đồng ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà Nội
Hàm lượng cadimi ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà
Nội
Hàm lượng crom ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà Nội
Hàm lượng mangan ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà
Nội
Hàm lượng niken ở khu vực Cầu Diễn – cầu Giấy – Hà Nội
Hàm lượng chì ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm – Hà
Nội
Hàm lượng đồng ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm – Hà
Nội
Hàm lượng cadimi ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm –
Hà Nội
Hàm lượng crom ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm – Hà
Nội
Hàm lượng mangan ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm –

Hà Nội
Hàm lượng niken ở khu vực Xuân Phương – Từ Liêm – Hà
Nội
Hàm lượng chì ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên –
Hà Nội
Hàm lượng đồng ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên –
Hà Nội
Hàm lượng cadimi ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên
– Hà Nội
Hàm lượng crom ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên –
5

Trang
31
31
32
32
33
33
34
35
35
36
36
37
38
38
39
39
40

40
41
42
42
43


Hà Nội
Hàm lượng mangan ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên
Hình 3.23
– Hà Nội
Hàm lượng niken ở khu vực Cầu Long Biên – Long Biên –
Hình 3.24
Hà Nội

6

43
44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người mà được thiên
nhiên ban tặng. Mọi hoạt động sống của con người đều gắn liền với nước từ việc
ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt hàng ngày đến các hoạt động vui chơi giải trí phục
vụ nhu cầu tinh thần. Nước còn là nơi cư trú lí tưởng của rất nhiều loài sinh
vật.Tuy nhiên do sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa công nghiệp hóa
đã tạo một sức ép rất lớn đến môi trường sống hiện nay. Nguồn sống của con

người bị đe dọa nghiêm trọng bởi nước uống, nước sinh hoạt nhiễm lượng lớn
hàm lượng kim loại nặng. Nhưng kim loại nặng chủ yếu phát sinh từ các nhà
máy hóa chất, luyện kim, khai thác khoáng sản hay sản xuất sơn, thuốc trừ
sâu…và khi thải ra sẽ xâm nhập vào môi trường nước, đất, không khí…
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các kim loại nặng sẽ đi vào cơ
thể con người thông qua chuỗi thức ăn, nguồn nước uống. Con người tiếp xúc
trực tiếp với các kim loại nặng ở nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng,
bệnh lý mãn tính như ung thư, suy thận, xơ gan, rụng tóc và thiếu máu…
Kim loại nặng đôi khi được gọi là "nguyên tố vi lượng". Chúng là những
nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Các nguyên tố thuộc nhóm kim loại
nặng như Pb, Cu, Cd, Ni, Mn…gây độc hại đến con người nếu hàm lượng của
chúng vượt quá tiêu chẩn cho phép.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng do người dân sử
dụng nước ngầm làm nước sinh hoạt, ăn uống ở các khu đô thị đã gây ra hiểm
họa khôn lường. Do đặc thù của nước ngầm ở mỗi khu vực có những thành phần
hóa học khác nhau và khác nhiều so với nước mặt nên việc sử dụng chúng cho
các mục đích khác nhau của con người cần được quan tâm và nghiên cứu kỹ
lưỡng.Vì thế, nguồn nước ngầm đã trở thành mối quan tâm đặc biệt trong khuôn
khổ điều tra môi trường bởi tính thực tế cũng như ý nghĩa quan trọng mà nó đem
lại. Từ các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng nước đó mà nhà nước sẽ có cơ
chế quản lý chặt chẽ hơn với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất…còn bộ Y Tế sẽ
7


tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, đề ra phác đồ điều trị kịp thời. Chính vì lẽ
đó, em đã chọn đề tài “Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nước
uống (sử dụng nguồn nước ngầm) và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con
người ở một số khu vực Hà Nội”.
2. Mục đích của đề tài


Mục đích của đề tài này là để xác định mối quan hệ giữa các mẫu nước
uống sử dụng nguồn nước ngầm có chứa chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng của nó
đối với sức khỏe con người trong một số địa điểm ở khu vực Hà Nội.
3. Phạm vi xác định

Ở các khu vực trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
- Khu vực Thanh Xuân – quận Thanh Xuân – Hà Nội
- Khu vực Cầu Diễn – Cầu Giấy – Hà Nội
- Khu vực Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội
- Khu vực Cầu Long Biên – Long Biên – Hà Nội

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA KIM
LOẠI NẶNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1.1 Khái quát về nước

Nước là hợp chất hóa học của oxy và hiđro, có công thức hóa học là H 2O.
Nước là yếu tố quan trọng trong nhiều nghành khoa học và trong cuộc sống
hằng ngày bởi 70% diện tích của Trái đất được che phủ bởi nước, tuy nhiên chỉ
có 0,3% tổng lượng nước trên Trái đất là có thể khai thác và sử dụng.
Nước là tài sản chung của cả nhân loài mà ai cũng có quyền sở hữu, sử
dụng.
Nước là cuội nguồn của sự sống, ở đâu có nước ở đó mới tồn tại sự sống vì
vậy mà nước không chỉ cần thiết đối với con người mà còn đối với tất cả các
sinh vật.
Có nhà triết học người Hi Lạp đã coi nước là một trong bốn yếu tố tạo ra
vật chất bên cạnh lửa, không khí và đất. Đồng thời nước cũng nằm trong ngũ
hành ( Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ) của nhà triết học người trung Quốc.

Nước luôn đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuộc sống của con
người. Con người có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng lại không thể nhịn uống
nước ít ngày vì khi đó cơ thể sẽ bị mất nước dẫn đến tử vong trước khi bị chết
đói.
1.1.1 Thành phần và tính chất của nước
a. Thành phần của nước
Các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước tự nhiên có thể tồn tại ở nhiều
dạng (ion hòa tan, khí hòa tan hay dạng rắn, lỏng) và nhờ sự phân bố của các
hợp chất đó đã quyết định bản chất của nước:





Nước mặn, nước ngọt hay nước lợ
Nước giàu dinh dưỡng, nghèo dinh dưỡng
Nước cứng hoặc nước mềm
Nước bị ô nhiễm nặng hoặc ô nhiễm nhẹ

Nước tự nhiên còn là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các bazơ, axit và
muối vô cơ
9


 Các hợp chất hữu cơ hòa tan: đường, axit béo, amino axit…
 Các muối vô cơ hòa tan: là các muối chứa các ion kim loại như K +, Na+,
Ca2+…
 Các vi sinh vật hòa tan trong nước
 Các khí hòa tan trong nước
Thành phần chính của nước thiên nhiên bao gồm các nguyên tố đa lượng

như H, O, N, C, Na, Ca, Mg, I, Cl, K, Mn, Si…và các nguyên tố vi lượng là Al,
Zn, Cu, Mo, Co…
b. Tính chất của nước
Về mặt lí tính
- Nước là hợp chất có khả năng tồn tại ở cả ba dạng: rắn, lỏng, khí.
- Nước tinh khiết không dẫn điện nhưng nước có lẫn tạp chất lại cho phép
dòng điện chạy qua. Nước là một dung môi tốt, nước có khả năng hòa tan nhiều
chất hơn bất cứ một dung môi nào. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan
trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nước
- So với các chất lỏng thông thường khác, nước cũng có một số tính chất
quan trọng
 Về khối lượng riêng: Nước là chất lỏng duy nhất nở ra khi đóng băng, khối
lượng riêng cao nhất của nước là ở 4 oC. Điều này có nghĩa là ở nhiệt độ lớn hơn
hoặc dưới nhiệt độ này khối lượng riêng của nước đều nhẹ hơn, vì vậy băng nổi
trên nước. Tính chất này cũng dẫn đến hiện tượng phân tầng trong các hồ nước.
 Về nhiệt dung riêng: Nhiệt dung riêng của nước (~4184J/kg. oC) cao hơn các
chất lỏng khác, trừ amoniac. Do tính chất này của nước nên khi đun nóng hay
làm nguội sẽ chậm hơn hầu hết các chất lỏng khác. Nhờ đó nước có tác dụng
làm ôn hòa khí hậu, bảo vệ sự sống khỏi sự biến động đột ngột về nhiệt.
 Về nhiệt bay hơi: Nhiệt bay hơi của nước bằng 2258kJ/kg, cao nhất so với tất cả
các chất lỏng khác, điều này làm cho hơi nước tích lũy lượng nhiệt lớn và được
giải phóng khi ngưng tụ. Nhờ tính chất này của nước mà ta có thể nói nước là
yếu tố chính ảnh đến khí hậu của Trái Đất.
Về mặt hóa học

10


- Nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ. Ví
dụ như

• Khi nước phản ứng với một axit mạnh (HCl) thì nước đóng vai trò như
một bazơ:
HCl + H2O ↔ H3O+ + Cl• Khi tác dụng với amoniac, nước lại phản ứng như một axit:
NH3 + H2O ↔NH4+ + OH-.
1.1.2 Sự phân bố của nước trên Thế giới và ở Việt Nam
Thế giới: Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước với lượng
nước vào khoảng 1,38 tỉ km3. Trong đó có đến 97% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, chỉ có 3% còn lại là nước ngọt nhưng có đến gần 2/3 lượng
nước này tồn tại ở dạng băng tuyết ở hai cực và trên núi cao.
Ở Việt Nam: Tài nguyên nước của Việt Nam được đánh giá rất là đa dạng
và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm với mạng lưới sông
ngòi dày đặc. Theo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, nước
ta có khoảng 2372 con sông lớn nhỏ có chiều dài trên 10km chảy theo hai hướng
chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung, trong đó có khoảng 109 con sông
chính. Trong số đó thì có chín sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Bằng Giang – Kì Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia Thu Bồn, sông Ba, sông
Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê
San, sông Srê Pok đã tạo nên một lưu vực trên 10.000km 2, chiếm khoảng 93%
tổng diện tích của mạng lưới sông ngồi nước ta. Bên cạnh đó còn có hai sông
lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn
phì nhiêu màu mỡ. Chưa kể hết Việt Nam còn có rất nhiều loại hồ tự nhiên có
kích thước khác nhau và lượng nước thì tùy theo mùa. Các hồ lớn được biết đến
như hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, hồ Ba Bể rộng 5km2 tại Bắc Kạn và hồ
Tây rộng 4,5km2 tại Hà Nội. Việt Nam còn có hàng ngàn hồ nhân tạo với tổng
diện tích lên đến khoảng 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m 3
đang được sử dụng để khai thác thủy điện như hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, Thác
11


Mơ, Trị An, Dầu Tiếng và Ya Ly. Ngoài ra còn rất nhiều hồ, đập lớn hỏ khác trên

cả nước phục vụ cho tưới tiêu của người dân. Theo như số liệu thống kê của bộ
Tài nguyên và Môi trường thì cả nước ta hiện nay có hơn 3500 hồ chưa lớn nhỏ
và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình nhằm phục vụ sản xuất thủy điện,
kiểm soát lũ lụt, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Vậy nên, hệ thống sông ngòi
hàng năm luôn được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước cùng với chế độ nước chia theo
mùa lũ và mùa cạn. Lượng dòng đổ ra biển hàng năm khoảng 900km 3, trong đó
hơn 90% chảy ra vịnh Bắc bộ và biển Đông. Mặc dù tài nguyên nước của Việt
Nam có trữ lượng lớn, dồi dào song trên thực tế thì nguồn nước có thể sử dụng
lại có hạn vì nguồn nước phân bố không đồng đều.
1.1.3 Vai trò của nước
a. Vai trò của nước đối với con người
Trong cơ thể người, nước chiếm khoảng 60 - 70% trọng lượng cơ thể và
phân bố khắp nơi trong cơ thể sống. Nước có trong máu, cơ bắp, não,
xương( 65-75%) trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương,
85% khối lượng não được cấu trúc từ nước). Trung bình một ngày mỗi người
cần từ 2-2,5 lít nước sạch để uống, tuy nhiên phải tuy theo yêu cầu công việc
của họ và thời tiết họ làm viêc để bổ sung thêm nước uống. Ví dụ như đối với
những ngày có thời tiết oi nóng, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp trong khi
lao động thể lực công viêc nặng nhọc,tập thể dục thể thao hay đối với phụ nữ
đang mang bầu thì lượng nước cần bổ sung nhiều hơn người bình thường. Khi
thay đổi 1-2% lượng nước trong cơ thể có thể gây cảm giác khô cổ khát nước,
nếu mất 5% lượng nước trong cơ thể thì có thể gây suy kiệt, hôn mê. Cơ thể chỉ
cần mất hơn 10% nước là nguy hiểm đến tính mạng và nếu mất đến khoảng 2022% lượng nước thì có thể dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới cho thấy con người có thể nhịn ăn vài tuần nhưng lại không thể
nhịn uống 3- 4 ngày và nhịn thở quá 5 phút. Vì thế nước được coi là thực phẩm
cần thiết đồi với con người nên chúng ta cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể
để bảo đảm sự hoạt động ổn định của bản thân.
12



Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, đảm bảo sự
cân bằng các chất điện giải và điều hòa thân nhiệt. Bên cạnh đó, nước còn tham
gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh
dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao
đổi chất . Nước giúp duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, giúp hấp thụ và
chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng cần thiết cho hoạt động của con người.
Nước còn giúp bảo vệ các khớp xương ,tránh đau nhức, viêm sưng bởi nước
chính là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru, thuận tiện. Hơn thế, nước còn
làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, giảm nguy cơ tai biến tim và não.
Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tố vi lượng cần thiết như: canxi, flo,
sắt, kẽm, mangan, các vitamin vã axit amin…Nước có thể hòa tan các chất thải,
chất độc hóa học trong cơ thể và đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng hòa tan và
nửa hòa tan. Việc uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết hoạt động thường
xuyên, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của các độc tố gây bênh ung thư
cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể mất khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, vận động
đổ mồ hôi…vì thế cần uống nước để bổ sung phần mất đi luôn giữ cơ thể ở trạng
thái cân bằng tốt nhất.
Ngoài việc tốt cho cơ thể, nước có vai trò rất lớn trong đời sống cũng như
sinh hoạt hàng ngày của con người. Nước dùng cho hoạt động sinh hoạt bao
gồm nước nấu nướng, ăn uống, tắm giặt…dùng cho việc vui chơi giải trí như bơi
lội, lướt ván, chèo thuyền.
b. Vai trò của nước đối vớiqua trình sản xuất phục vụ con người
Trong nông nghiệp, nước là nhân tố hết sức quan trọng cho sự tồn tại và
pháp triển của nông nghiệp.Tất cả các cây trồng vật nuôi đều cần có nước để
phát triển sinh trưởng. Từ một hạt cải bẹ đến khi có thể thu hoạch cần khoảng 20
lít nước, lúa cần 4500 lít để cho ra 1kg thóc. Người xưa có câu “ Nhất nước, nhì
phân, tam cần tứ giống” càng để thấy rằng tầm ảnh hưởng cũng như vai trò to
lớn mà nước đem lại. Nước giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

13



trồng diễn ra thuận lợi đạt năng suất cao, nâng cao vị thế của một nước đi lên từ
cây lúa nước.
Trong công nghiệp: Nước được sử dụng chủ yếu cho các nhà máy điện, sử
dụng để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng. Con người còn dùng nước
làm nguyên liệu ban đầu, dung môi, chất làm lạnh và trong quá trình hóa học. Ví
dụ như sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước…
Ngay trong hoạt động y tế cũng cần dùng rất nhiều nước cho việc rửa sạch
vết thương, chạy thận nhân tạo hay trong phòng mổ…Trong giao thông vận tải,
đặc biệt là giao thông đường thủy thì nước chính là yếu tố then chốt.
Nước phân bố trên khắp Trái Đất không chỉ phục vụ cho con người, nước
còn làm nhiêm vụ vô cùng quan trọng khó khăn đó là điều hòa nhiệt độ của Trái
Đất chúng ta đang sống. Bởi nước là chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn
khỏang 41845J/kgoC Do vậy nên khi năng lượng mặt trời chiếu trên Trái Đất rất
lớn nhưng nhiệt độ Trái Đất vẫn luôn được duy trì ổn định đảm bảo sự sống.
c. Vai trò của nước đối với sinh vật
Nước là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng , việc phát triển của sinh
vật trên bề mặt Trái đất luôn gắn liền với môi trường nước. Các sinh vật đầu tiên
xuất hiện trên Trái đất là ở trong môi trường nước.Dù cho quá trình biến đổi, đấu
tranh để sống trên cạn cũng làm các sinh vật tách khỏi môi trường nước. Đối với
các loài sinh vật như cá, tôm …nước rất cần thiết cho quá trình sinh sản.
Hàm lượng nước chứa trong cơ thể sinh vật rất cao, khoảng 50-90% khối
lượng cơ thể sinh vật là nước, nhiều trường hợp còn chứa đến 98%cho các cây
mọng nước, thủy tức…Vì thế nước có tác dụng điều hòa nhiệt độ cho cây.
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống cấu tạo nên nguyên sinh chất,
có nhiều nước thực vật mới hoạt động bình thường được.Các quá trình trao đổi
chất đều cần đến nước, nước nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến cường độ chiều
hướng của quá trình trao đổi chất…
Đối với thực vật nước như một chất kích thích giúp cây sinh trưởng và phát

triển tốt, đặc biệt là đối với các loại thực vật ưa nước, sống trong nước.
14


Nước có thể cho tia tử ngoại và ánh sáng đi qua nên rất có lợi cho quá trình
quang hợp. Nước là môi trường hòa tan chất vô cơ và là phương tiện vận chuyển
các chất nuôi sống cây.
Nước là cầu nối khăng khit giữa cây với đất và khí quyển góp phần gia tăng
sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và
môi trường đất có sự tham gia tích cực của hai ion H+ và OH- do nước phân li ra.
Nước đảm bảo cho thực vật có hình dáng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ
bảo vệ trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ ưu trương nước của tế bào.
1.1.4 Tình hình ô nhiễm kim loại nặng hiện nay ở Việt Nam và trên Thế giới
a. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên Thế giới
Trên Thế giới hiện nay việc ô nhiễm kim loại nặng không chỉ diễn ra ở các
nước phát triển mà ngay cả ở các nước đang phát triển tình hình ô nhiễm ngày
càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo ghi nhận của nhiều nơi trên thế giới
như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan …hàm lượng các kim loại nặng trong
nước là rất cao. Điển hình là thành phố Tianying thuộc tỉnh An Huy Trung quốc
có nồng độ chì (Pb) trong nước gấp 24 lần mức cho phép. Theo đánh giá của tổ
chức Bình Minh Xanh năm 2004 “nồng độ thủy ngân (Hg) đã tăng gấp 280 lần
tiêu chuẩn cho phép và hàm lượng crom (Cr) trong nước uống tại Hồng Kông
đã ở mức nguy hiểm đáng báo động. Theo khảo sát thực tế, có đến 12 triệu tấn
trong tổng 484 triệu tấn ngũ cốc ở Trung quốc bị nhiễm kim loại nặng do ô
nhiễm đất trồng. Còn đối với khu vực Nam Mỹ, viêc ô nhiễm thủy ngân chủ yếu
diễn ra từ hoạt động khai thác vàng. Người ta dùng Hg để tách vàng ra từ quặng
sa khoáng. Vì thế , hàm lượng thủy ngân có trong cá ở khu vực này thường rất
cao, từ 10,2 -35,9 ppm. Theo báo cáo của Viện quốc tế quản lí nước (IWMI) thì
hầu hết các ruộng lúa tại tỉnh Tak của Thái lan đã bị nhiễm cadimi (Cd) cao gấp
94 lần tiêu chuẩn cho phép, có tới 5.785 người dân phải chịu ảnh hưởng và có

nguy cơ nhiễm độc mắc chứng bệnh Itai Itai (gây tổn thương thận). Loại bệnh
này cũng từng xảy ra vào năm 1940 ở tỉnh Toyama (Nhật Bản). Bởi các hoạt
động khai khoáng làm ô nhiễm sông JinZu dẫn đến hàng trăm người dân sông ở
15


khu vực đó bị loãng xương, tổn thương thận và nhiều người bị tử vong. Nước
sinh hoạt của người Ấn độ ở Sukinda chứa Cr (VI) với nồng độ lớn gấp hai lần
tiêu chuẩn cho phép. Theo ước tính của nhóm y tế ở Ấn độ có đến 84,75 số
người chết ở khu vực đó liên quan đến các bệnh do Cr gây nên.
b. Tìnhhình ô nhiễm kim loại nặng trong nước ở Việt nam
Việt Nam nằm trong nước đang phát triển trên Thế giới, quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế chung
của Đất nước. Tuy nhiên kèm theo đó luôn là các vấn nạn môi trường có ảnh
hưởng xấu đến người dân nổi bật chính là tình trạng ô nhiễm kim loại nặng diễn
ra ngày một tăng cao. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng diễn ra chủ yếu ở các khu
công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản… Theo báo cáo của môi trường
quốc gia năm 2011 thì có đến 90% số doanh nghiệp không đạt các yêu cầu về
tiêu chuẩn chất lượng dòng nước thải xả ra môi trường, 73% số doanh nghiệp xả
nước thải không đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Thành phần nước thải chứa hàm
lượng lớn các kim loại nặng như Pb, Cd, Hg, Ag, Cr… Tại khu vực cửa sông Cu
Đê, cửa sông Phú Lộc có hàm lượng thủy ngân trong nước vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 0,08 – 0,56 lần, hàm lượng chì vượt 0,06 – 0,27 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ở khu vực Mũi Vịnh hàm lượng As, Zn, Fe vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,17 –
11,4 lần. “Theo nghiên cứu của Phạm Thị Nga và cộng sự (Trung tâm Địa chất
và Khoáng sản Biển, 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) về hiện trạng kim loại
nặng trong trầm tích Vịnh Đà Nẵng cho thấy hàm lượng As trung bình là 5
ppm cao hơn nhiều so với nơi khác. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà
Nẵng công bố kết quả kiểm tra nguồn nước tại vịnh Mân Quang và Âu thuyền
Thọ Quang bị ô nhiễm với hàm lượng ki loại nặng vượt từ 1 đến 33 lần”.

Hà Nội là Thủ đô nước ta, có diện tích lớn nhất nhì cả nước, thu hút hàng
nghìn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước và ngoài nước. Hà Nội đã
góp phần lớn vào công cuộc đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp nền kinh tế
nước ta phát triển mạnh. Song cũng đặt Hà Nội trước nhiều sức ép lớn về ô
nhiễm môi trường… Tình hình càng trở nên đáng báo động hơn khi nhiều
16


nghiên cứu chỉ ra nguồn nước ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội có nồng độ
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Nguyên nhân chính
gây ra ô nhiễm kim loại nặng là do hoạt động công nghiệp, các phòng thí
nghiệm, nước thải hay giao thông vận tải. Các kim loại nặng (Pb, Cd, Cr, Mn…)
được giữ lại trong đất do quá trình di chuyển, thấm qua đất và sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm. Phần lớn các kim loại nặng rất khó loại bỏ bằng các biện
pháp thông thường và khi chúng xâm nhập vào nguồn nước với hàm lượng lớn
sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ
gan, thiếu máu, tim mạch, ung thư… Theo thống kê hiện nay ở Hà Nội có đến
hàng trăm viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, khoảng 30 bệnh viện và hơn 500
nhà máy công nghiệp, mỗi ngày thải ra hớn 400.000 m 3. Lượng lớn nước thải
chưa được xử lý hoặc xử lý qua loa rồi đưa vào hệ thống thoát nước là bốn con
sông lớn gồm sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.
1.2 Đôc tính của một số kim loại nặng trong nước uống

1.2.1 Khái niệm chung
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm 3. Một
vài kim loại nặng có thể cần thiết cho cơ thể sống khi chúng chỉ ở một hàm
lượng nhất định nào đó, tuy nhiên khi ở một lượng lớn hơn giới hạn cho phép nó
sẽ trở nên độc hại. Những nguyên tố như Pb, Cd, Hg, Cr, Ag, As… không có lợi
cho cơ thể sống. Những kim loại này khi đi vào cơ thể sống ngay cả dạng vết
cũng có thể gây nguy hiểm, độc hại.

Trong tự nhiên kim loại nặng tồn tại ở cả ba môi trường: môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí. Trong môi trường nước kim loại nặng
chủ yếu tồn tại dưới dạng ion hoặc phức chất. Đồng thời so với hai môi trường
trên thì nước là môi trường có khả năng phát tán kim loại nặng đi xa và rộng
nhất. Do đó nếu nguồn nước có chưa kim loại nặng và được đưa đi tưới tiêu sẽ
khiến cây trồng bị nhiễm kim loại nặng đó và đi vào cơ thể người thông qua con
đường ăn uống.

17


1.2.2 Độc tính của kim loại chì (Pb)
a. Nguồn gốc và tính chất của chì
Chì chủ yếu có trong nước thải của các cơ sở sản xuất năng lượng, sản xuất
pin, acqui, luyện kim hay cơ sở tái chế phế liệu từ các linh kiện điện tử, …Chì
còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do sử dụng
xăng pha chì trong các động cơ của phương tiện lưu thông giao thông hàng
ngày.Hay trong đồ gốm sứ tráng men có chì, thuốc nhuộm có chì trong đồ chơi
trẻ em cũng là nguồn gốc gây nhiễm độc chì.Thời gian lưu trung bình của chì
trong không khí là khoảng 14 ngày.Vì quá trình tích tụ và lắng đọng nên các hợp
chất này bị giữ lại ở bề mặt Trái Đất hoặc đi vào Đại dương. Đối với nước tự
nhiên hàm lượng chì rất nhỏ chỉ khoảng 0,001-0,002 mg/l. Trong khi đó, hàm
lượng chì trong nước thải, đặc biệt là đối với nước thải của nhà máy hóa chất và
các khu luyện kim có thể lên đến 6-7 mg/l. Chì trong nước thải có thể ở dạng tan
hoặc dạng muối khó tan như cacboni, sunfua.
Chì có kí hiệu hóa học là Pb, có khối lượng riêng d = 11,35 g/cm 3,khối
lượng nguyên tử 209,2. Trong tự nhiên chì tồn tại dưới dạng quặng PbS, PbCO 3,
PbSO4. Chì trong nước thải có thể ở dạng tan hoặc dạng muối khó tan như
cacboni, sunfua…
Chì là nguyên tố có độc tính cao, tương đối bền, có ái lực mạnh nên có thể

thế chỗ các kim loại khác trong cấu trúc enzym. Điển hình như chì thay thế Ca
trong xương tác động đến tủy xương và quá trình hình thành huyết cầu tố. Phần
lớn các muối vô cơ của chì (PbS, Pb(OH)2...) đều là chất it tan nên hàm lượng
chì trong nước ngầm là rất ít. Chì trong nước ngọt chủ yếu ở dạng phức
cacbonat, trong nước biển lại chủ yếu ở dạng các phức clorua, còn trong đất ở
dạng các axit humic.Thêm vào đó đặc tính nổi bật của chì là khả năng tích lũy
lâu dài trong cơ thể mà ít bị đào thải.
b.Tác động đến sức khỏe con người
Chì xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nguồn nước, không khí bị ô
nhiễm, thức ăn là động thực vật bị nhiễm chì. Khi đi vào cơ thể, nó được tích tụ
18


lại đến một mức độ nhất định mới bắt đầu gây độc hại cho sức khỏe con người.
Chì ảnh hưởng đến hệ sinh sản dẫn đến vô sinh hoặc sảy thai. Đối tượng mẫn
cảm và nguy hiểm với chì nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ em từ 6 tuổi, thai nhi và
phụ nữ mang thai. Chì đi vào cơ thể người mang thai từ rất sớm khoảng ở tuần
thứ 20 trở đi của thai kì và tiếp diễn trong suốt thời kì thai nhi lớn, còn đối với
trẻ em có mức độ hấp thụ chì cao hơn gấp 3 – 4 lần ở người lớn. Chì tác động
mạnh vào hệ thần kinh đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.Một số nghiên
cứu cho thấy rằng nhiễm độc chì sẽ làm giảm trí thông minh (IQ) của trẻ. Theo
đánh giá của một số nhà khoa học thì cứ tăng 0,1 mgPb/l trong máu của trẻ em
nhiễm độc chì sẽ làm giảm 1- 5 điểm IQ.
Nhiễm độc chì làm hệ thần kinh luôn bị căng thẳng gây rối loạn thần tập
trung.Khi chì tích tụ trong xương sẽ gây cản trở chuyển hóa canxi thông qua
việc kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D một cách gián tiệp hoặc trực tiếp. Nhiễm
độc chì còn làm tăng huyết áp gây rủi ro về các bệnh tim mạch đối với người lớn
tuổi. Ngộ độc cấp tính do chì gây ra thường ít gặp, mà thường diễn ra đối với
người ăn phải thức ăn có chưa chì liên tục trong nhiều ngày. Mỗi ngày cơ thể
người chỉ cần hấp thụ từ 1mg chì trở lên thì sau một vài năm sẽ có triệu chứng

như hơi thở có mùi hôi thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, táo bón, đau
xương khớp, bại liệt chi trên, mạch yếu
Độc tính của chì gây ra chủ yếu do việc ức chế một số enzim trong quá
trình tổng hợp máu ngăn chặn quá trình tạo hồng cầu. Khi chì trong máu khoảng
0,3ppm thì sẽ làm cơ thể mệt mỏi do quá trình sử dụng oxi để oxi hóa glucoza
tạo năng lượng bị ngăn cản. Với nồng độ chì lớn hơn 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu
nghiêm trọng do không tổng hợp được hemoglobin.
Khi nhiễm độc cấp tính chì có các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa ( buồn
nôn, nôn, đau thượng vị, có thể gây tiêu chảy); toàn thân suy sụp nhanh chóng
(lo lắng, mạch nhỏ, chuột rút, co giật) và có các dấu hiệu của viêm thận, viêm
gan– thận.

19


Theo Tạp chí bảo vệ môi trường số 1(2000): “Các thông tin dữ liệu từ các
khu vực trên thế giới đã khẳng định ô nhiễm chì và nhiễm độc chì là một hiểm
họa môi trường ảnh hưởng đặc biệt tới sức khỏe của thế hệ trẻ, tương lai giống
nòi, cần được đặc biệt quan tâm trong chiến lược môi trường và sức khỏe đất
nước”
Theo WHO, nồng độ chì tối đa cho phép trong nước uống là 0,05ppm.
1.2.3 Độc tính của đồng (Cu)
Đồng có thể tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên hoặc trong dạng khoáng
chất.Trong nước đồng thường tồn tại dưới dạng các cation hóa trị II hoặc dưới
dạng các ion phức với cianua. Đồng xâm nhập vào môi trường từ các nhà máy
công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, lọc hóa dầu và phân bón, thuốc trừ sâu…
Đồng là một nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn có kí hiệu là
Cu, số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có tính dẫn nhiệt và dẫn nhiệt
cao. Đồng nguyên chất dễ uốn dẻo và mềm, bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ.
Một lượng nhỏ đồng là rất cần thiết cho động thực vật bởi đồng là thành

phần quan trọng trong các enzym ( oxidaza, glactoza, tirozinaza…). Vá sự tồn
tại của đồng trong nước sẽ kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của tảo.Thực vật
mẫn cảm với đồng hơn là động vật vì khi nước có nồng độ 1µg/l đã gây ô nhiễm
cho thực vật trong khi đó phải đến 3µg/l cá mới bị gây độc.
Những bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính trong nhiềunghiên cứu có liên
quan đến uống rượu gây ô nhiễm nước với đồng, và cadimi. Đồng gây ra các
bệnh xơ gan và thiếu máu mãn tính.Với hàm lượng cao đồng có thể gây thiếu
máuvà tổn thương thận, gan, dạ dày và kích thích đường ruột.Đồng thường xảy
ra trong nước uống từ ống đồng, chất thải công nghiệp, cũng như từ phụ gia
được thiết kế để kiểm soát sự phát triển của tảo.
1.2.4 Độc tính của cadimi (Cd)
a. Nguồn gốc và tính chất của cadimi
Cadimi là kim loại độc có trong tự nhiên với nồng độ khá thấp và được tìm
thấy từ năm 1917. Nhưng mãi đến năm 1930 Cd mới được khai thác sử dụng sản
20


lượng trung bình trên thế giới là 18000 – 25000 tấn/ năm. Cadimi không có bất
kì một lợi ích sinh học nào được biết đến mà nó chỉ có ứng dụng trong các lĩnh
vực chất quang dẫn, chất bán dẫn, màn X- quang …
Cadimi là kim loại được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp luyện
kim, lọc dầu, chế tạo đồ nhựa, hợp chất cadimium được sử dụng để sản xuất pin,
các chất lân quang màu đen trắng truyền hình. Cadimi đi vào môi trường nước
do quá trình khai thác quặng, khai thác kẽm, đi vào khí quyển từ việc đốt rác,
sản xuất phân bón nhưng không được xử lí nên đã tích tụ trong nguồn nước
ngầm. Vì thế việc xâm nhập cadimi vào cơ thể người chủ yếu qua nguồn thực
phẩm từ thực vật trồng trên đất giàu cadimi hoặc tưới bằng nước có chứa nhiều
Cd.
Trong nước cadimi ở dạng ion đơn trong môi trường axit và ở dạng ion
phức (xianua…) hay trong môi trường kiềm dưới dạng không tan ( hydroxit,

cacbonat)
Cadimi có kí hiệu hóa học là Cd, có khối lượng riêng d = 8,642 g/cm 3, khối
lượng nguyên tử là 112,411 đvc và là kim loại thuộc nhóm IIB có màu trắng ánh
xanh.
Muối cadimi sunfua là muối phổ biến và được sử dụng trong thuốc màu
vàng. Độ linh động của các hợp chất Cd được xác định bởi độ hòa tan của
hidroxit, cacbonat, cadimi sunfit và ảnh hưởng của độ hòa tan do sự thay đổi
pH , sự tạo phức. Độ linh động của Cd trong nước sẽ giảm đi khi có mặt của
CO32-.
b.Tác động của cadimi đối với con người
Trong cơ thể người cadimi tích tụ mãn tính trong thận và gan có thể gây ra
rối loạn chức năng khi hàm lượng Cd lên đến 200 mg/kg trọng lượng cơ
thể.Cadimi là một trong số rất ít các nguyên tố không có lợi ích gì cho cơ thể
con người. Nguyên tố này và hợp chất của nó là những chất cực độc sẽ tích lũy
sinh học trong cơ thể người gây ung thư, trong các hệ sinh thái dù nồng độ thấp.

21


Khi hít phải bụi có chứa Cd sẽ nhanh chóng dẫn đến các vấn đề trong hệ
hô hấp, trong thận và có thể dẫn đến tử vong do hỏng thận là chủ yếu. Nếu nuốt
phải một lượng nhỏ cadimi có thể gây ngộ độc tức thì và tổn thương đến gan,
thận. Thức ăn và nguồn nước là con đường chính mà cadimi xâm nhập vào cơ
thể , nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn nhiễm kim loại này. Lượng cadimi
mà những người hút thuốc lá có thể đi vào cơ thể từ 20- 36 µg/ngày.
Do lượng cadimi đào thải ra khỏi cơ thể rất chậm (chỉ0,1% trong một ngày
đêm) nên rất dễ bị ngộ mãn tính. Cadimi được tích tụ ở thận và xương trong cơ
thể người, chúng gây nhiễu sự hoạt động của một số emzim nhất định, gây ung
thư phổi và hội chứng tăng huyết áp làm rối loạn chức năng thận gây ra thiếu
máu, đau xương khớp và thậm chí gây ra bệnh loãng xương, phá hủy tủy xương.

Theo WHO, nồng độ cadimi tối đa cho phép với nước uống là 0,003 ppm
1.2.5 Độc tính của niken (Ni)
a. Nguồn gốc và tính chất của niken
Niken là một nguyên tố hóa học kim loại, kì hiệu là Ni, có màu trắng bạc,
bề ngoài bóng láng. Niken nằm trong nhóm sắt từ, rất cứng nhưng lại dễ dát
mỏng và dễ uốn, kéo sợi
Trong tự nhiên niken xuất hiện ở dạng hợp chất với lưu huỳnh asen trong
khoáng niken. Trong nước tự nhiên và nước sinh hoạt thường không có niken
hay nếu có chỉ là dạng vết. Niken thường có trong nước thải công nghiệp của
một số nhà máy hóa chất, luyện kim có dùng niken. Trong nước niken tồn tại ở
dạng Ni2+
b. Tác động của niken đến con người
Niken được sử dụng như các hợp kim sản phẩm, niken-mạ cho chống ăn
mòn và trong sản xuất pin. Nó được coi là một dấu vết kim loại cần thiết nhưng
sẽ rất độc lớn lên đến sức khỏe con người. Niken là nguyên tố có tính độc với
con người và động vật. Niken còn được coi là chất gây ung thư cho con người
khi ở trong cơ thể người.

22


Độc tính của niken càng được tăng cường khi có sự hiện diện của khác kim
loại như coban, đồng, sắt và kẽm trong nước uống. Nhiều nghiên cứu đã được
công bố liên quan đến sự nhạy cảm niken ở người.Còn nhiều nghiên cứu khác
đã được tiến hành để cố gắng để thiết lập các mối quan hệ giữa việc tiếp xúc
niken và da kích thích.
1.2.6 Độc tính của crom (Cr)
a. Nguồn gốc và tính chất
Crom xuất hiện là kết quả của quá trình phong hóa và việc hòa tan crom
hữu cơ từ trong đất. Crom thường được sử dụng trong trong các ngành luyện

kim, làm thuốc nhuộm, mực in, làm chất chống ăn mòn trong các thiết bị khoan
giếng… Mỗi năm crom đi vào môi trường khoảng 150,103 tấn do cả hoạt động
nhân tạo hay từ tự nhiên.
Crom có kí hiệu hóa học là Cr, có nguyên tử khối là 51,9961 đvc, có khối
lượng riêng d = 7,2 g/cm3. Trong nước crom tồn tại ở hai dạng Cr(III) và Cr(VI).
Hợp chất Cr3+ hầu như không độc hại và thường tồn tại trong môi trường
axit còn trong môi trường bazơ lại tồn tại ở dạng hydroxyt như Cr(OH) 3. Tuy
nhiên, với hợp chất Cr6+ lại là những chất oxy hóa mạnh và rất độc hại đối với
con người cũng như với động thực vật.Nguồn gốc của crom có trong tự nhiên
tương đối thấp vì crom rất dễ bị khử bởi các chất hữu cơ.
b. Tác động của Cr
Ở liều lượng nhỏ Cr(III) cần thiết cho cơ thể để tham gia vào quá trình trao
đổi chất của đường trong cơ thể. Nếu như thiếu hụt lượng crom này sẽ gây nên
bệnh thiếu hụt Cr. Còn ngược lại Cr (VI) lại rất độc hại khi hít phải.Nồng độ
crom có trong nước uống thường thấp hơn 2 microgam/l. Thực phẩm là nguồn
chính đưa crom vào cơ thể con người, sự hấp thụ crom còn tùy thuộc trạng thái
oxi hóa của chất đó. Crom (VI) hấp thụ qua ruột, dạ dày và còn có thể thấm qua
màng tế bào gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Cũng
theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã xếp Cr (VI) vào nhóm 1 và
Cr (III) vào nhóm 3
23


Theo WHO, tiêu chuẩn cho phếp của Cr trong nước uống là 0,005 ppm.
1.2.7 Độc tính của Mangan (Mn)
a. Nguồn gốc và tính chất của mangan
Mangan tồn tại trong tự nhiên rất nhiều và đi vào môi trường nước do quá
trình rửa trôi, xói mòn, do các chất thải từ công nghiệp luyện kim, sản xuất phân
hóa học, acqui….Mangan được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên và trong
một số loại khoáng vật

Mangan là nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn có kí hiệu
Mn, có số nguyên tử là 25và khối lượng nguyên tử băng 54,938 đvc. Mangan là
kim loại màu trắng xám giống sắt, là kim loại cứng và rất giòn khó nóng chảy
nhưng lại dễ dàng bị oxy hóa.
b. Tác động của mangan
Mangan có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn 2+), và nếu hàm lượng
mangan cao từ 1 – 5 mg/l sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội
tạng của cơ thể như thận, phổi…
Mangan không có khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư hay
khả năng sinh sản nhưng nó lại liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, hình thành
hôi chứng Manganism với các triệu chứng gần như tượng tự như bệnh
Parkinson. Khi hít phải lượng mangan lớn có thể tác động lên hệ thần kinh trung
ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng có thể dẫn
đến tử vong…
Mangan đặc biệt nghiêm trọng với trẻ nhỏ bởi trẻ dễ dàng hấp thụ được
nhiều mangan trong khi đào thải ra ngoài lại rất ít.Vì vậy, sẽ rất nghiêm trọng
nếu Mn bị tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài.Các chuyên gia Y tế luôn
khuyến cáo phụ nữ có thai và trẻ em tuyệt đối nên tránh tiếp xúc, sử dụng nguồn
nước nhiễm độc Mn.
Việc sử dụng mangan là nước uống trong thời gian dài có thể gây ra các tác
động xấu đến sức khỏe con người như làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí

24


nhớ, hệ thần kinh bất ổn và làm giảm khả năng vận động liên quan đến chân tay,
dáng đị bất thường…
Theo QCVN 01:2009/BYT- quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn
uống không được vượt quá ngưỡng cho phép là 0,3 mg/l.
Còn theo WHO, hàm lượng Mn tiêu chuẩn có trong nước uống là 0,1 ppm


25


×