Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Cách mạng khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.02 KB, 81 trang )

MỞ ĐẦU

Các Mác đã từng nói: “Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triên
chung của lịch sử. Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một
lực lượng cách mạng, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó”. Lịch sử phát
triển của xã hội loài người khẳng định điều đó là đúng.
Ngày từ thế kỉ XVII, Khoa học đã từng bước đưa ngành trồng chọt chăn
nuôi trở thành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào
tài nguyên thiên nhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu
được hình thành. Từ đó đã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự
phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, được đánh dấu bằng sự ra đời của
máy hơi nước và máy phát điện. Và đặc biệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật đầu thế kỉ XX, loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ
mô, tất cả những sự vật nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan của con
người. Hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, các
hạt cơ bản…đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà,
sự giãn nở của vũ trụ…Người ta ước tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng
thong tin tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội tất
cả các tri thức mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế
kỉ XIX trở về trước.
Cuộc cánh mạng khoa học kĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cược cách mạng
về lực lượng sản xuất mà ngày nay chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, bắt đầu vào khoảng từ sao đại chiến thế giời lần thứ hai.
Trong bối cảnh thế giới như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là

1


quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với


sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội
ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong cả nước, tiềm lực khoa học và công
nghệ đã được tăng cường, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, trình độ khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay nhìn
chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng
tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học và công nghệ nước ta đang đứng
trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ và kinh tế tri thức trên thế giới.
Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay
là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của
nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các
nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Điều này đòi hỏi khoa học và công nghệ phải góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tư tưởng của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nước ta đến
năm 2010 là tập trung xây dựng nền khoa học và công nghệ nước ta theo
hướng hiện đại và hội nhập, phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong
khu vực vào năm 2010, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành nền tảng
và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Xây dựng hệ thống khoa học và công nghệ nước ta có liên kết, có động lực,
có năng lực đủ mạnh và được quản lý theo những cơ chế thích hợp; đẩy mạnh
hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; góp phần quyết định nâng cao
chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ có

2



hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010
đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua.
Việc nghiên cứu về cuộc cách mạng khoa học công nghệ và việc áp dụng
những thành tựu của khoa học công nghệ là hết sức cần thiết với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như nền kinh tế trong giai đoạn quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như phục vụ cho việc xây dựng chủ
nghĩa cộng sản trong tương lai. Vì lí do đó, tác giả lựa chọn đề tài” Cách
mạng khoa học công nghệ và việc áp nó vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ thực tiễn ngành và địa
phương” làm đề tài cho tiểu luận của mình. Tiểu luận gồm những nội dung
chính như sau:
Chương I: Khái quát lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ
Chương II: II. Cách mạng khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Chương III: Tác động của khoa học công nghệ với thực tiễn ngành và
địa phương

3


4


NỘI DUNG
I. Khái quát lịch sử phát triển của khoa học công nghệ
1. Lược sử khái niệm
Học giả người Anh J. D. Bernal vào năm 1939 đã giới thiệu khái niệm
"Cách mạng khoa học - kỹ thuật" trong tác phẩm "The Social Function of
Science" (Chức năng xã hội của khoa học) để mô tả vai trò mới của khoa học
- kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội. Bernal đã vận dụng thuyết

về lực lượng sản xuất của Các Mác để minh chứng rằng khoa học đang trở
thành một "lực lượng sản xuất" trong xã hội. Lý luận của Bernal đã được áp
dụng trong giới khoa học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tác
phẩm Văn minh ở ngã tư đường của học giả người SécRadovan Richta (1969)
trở thành chuẩn mực cho các nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, trong nội
bộ giới trí thức Xô Viết cũng có nhiều quan điểm không hoàn toàn giống nhau
về khái niệm này.
Daniel Bell vào năm 1980 phản bác lại thuyết này, ông cho rằng xã hội
sẽ tiến vào giai đoạn hậu công nghiệp với các ngành dịch vụ sẽ thay thế vai
trò chủ đạo của các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế và điều đó sẽ
dẫn đến một xã hội dịch vụ thay cho xã hội theo khuôn mẫu của chủ nghĩa xã
hội. Lập luận của Bell được một số nhà khoa học ủng hộ, tỉ như Zbigniew
Brzezinski (1976) với tác phẩm "Technetronic Society". Một số định nghĩa về
tên gọi Cách mạng thông tin cũng nghiêng về thể hiện ý nghĩa này, cho rằng
cuộc cách mạng bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 với sự ra đời của vi mạch và chip,
từ đó dẫn tới các thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống với sự phát
triển vượt bậc của máy vi tính, máy tính, các công nghệ điện tử viễn thông
khác và dẫn tới ngành dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn so với ngành

5


sản xuất công nông nghiệp, và sản phẩm của những nhân công tay nghề cao
chủ yếu là kiến thức và thông tin mà họ mang lại cho xã hội.
Từ khi loài người xuất hiện đến nay, sự phát triển của con người luôn
dựa vào tri thức, sáng tạo để tăng thêm khả năng, sức mạnh cho mình. Ở thời
kì tiền sử hay còn gọi là thời kì đồ đá cũ - trong một thời gian dài, chiếm tới
99% thời gian tồn tại của loài người ( tính đến thời điểm hiện nay), con người
chủ yếu làm theo bản năng như săn bắt và hái lượm. Dần dần nhờ tích góp
kinh nghiệm cuộc sống, con người đã sáng tạo ra cách chăn nuôi và trồng trọt

là những công nghệ đầu tiên, tuy hết sức thô sơ song cũng giúp con người bỏ
qua được xã hội hoang sơ để bước vào nền văn minh nông nghiệp, được dánh
dầu bằng việc phát minh ra chiếc cày do súc vật kéo, viết lên những trang đầu
tiên trong lịch sử văn minh của loài người.
Từ những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những yêu
cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ
về dân số và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc tạo ra những công
cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới được
đặt ra một cách bức thiết.
Nền văn minh nông nghiệp hay còn gọi là nền văn minh gốc tự nhiên có
vào khoảng 7000 năm trước, với đặc trưng chủ yếu là lao động cơ bắp và
công nghiệp đơn sơ. Ở buổi bình mình của nền văn minh nhân loại, sự phát
triển diễn ra rất chậm bởi con người chưa được tích lũy được tri thức, chưa
phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Trong cuộc mưu sinh gian khổ,
vật lộn kéo dài với thiên nhiên, theo thời gian con người tích lũy tri thức và từ
đó nâng dần khả năng sáng tọa của mình. Công nghệ của nền văn minh nông
nghiệp sử dụng chiếc cày đơn sơ buổi đầu liên tục được cải tiến. Sự ra đời của
bánh xe nước, cối xay và cày hạng nặng vào thế kỉ IX, X đã mang đến cuộc
cuộc cách mạng về sức sản xuất, thể hiện vai trò mới mẻ song đã vô cùng
6


quan trọng của khoa và công nghệ. Các công nghệ thủ công đầu tiên bắt
nguồn từ kinh nghiệm sản xuất như máy bơm, cối xay nước, máy dệt, bễ lò
rèn, xe cút kít, vòng cổ ngựa, diều, tên nỏ, thuốc súng, la bàn từ, giấy, công
nghệ in, móng sắt ngựa, giống cây trồng, súng, thuốc súng và đồ gốm sứ…đã
tạo ra những tiến bộ to lớn, hỗ trợ lao động cơ bớp, nâng cao sức sản xuất
nông nghiệp, góp phần phát triển loài người. Công cụ sản xuất phát triển, thúc
đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, từ đó dẫn đến những thay đổi trong xã hội.
Đến thời Trung cổ (khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XII), các ngành nghề như

nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp đã hình thành và xuất hiện các giai
cấp tương ứng.
Bước sang thế kỉ XVI, phong trào Phục hưng đề cao tư tưởng khoa học
thực nghiệm và tư tưởng coi trọng công nghệ khiến các ngành khoa học tự
nhiên như cơ học, thiên văn học, địa lí…phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho
cuộc cách mạng khoa học – cách mạng khoa học đầu tiền trong lịch sử nhân
loại vào thế kỉ XVII. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này gắn liền với
nhiều thiên tài khoa học như Newton, người phát hiện ra Định luật vạn vật
hấp dẫn; Decarto, người sáng tạo ra môn hình học giải tích; Culong, người đặt
nền móng cho kĩ thuật về điện và điện từ; Bufon, La mắc, những người khai
sinh ra ngành giải phẫu so sánh và cổ sinh vật học…Cuộc cách mạng khoa
học đầu tiên đã tạo ra hệ quan niệm mới về thế giới vĩ mô, đánh dấu sự ra đời
của khoa học cổ điển. Cũng trong thế kỉ XVII đã diễn ra cuộc cách mạng
nông nghiệp (còn gọi là cuộc cách mạng xanh) làm cho nền kinh tế thời đó
tăng trưởng với nhịp độ 0,3 đến 0,4% /năm. Ở thế kỉ XVII, khoa học đã phát
triển mạnh mẽ dẫn đến nhưng thay đổi to lớn về công nghệ, đưa xã hội loài
người tiến triển từ văn minh nông nghiệp, từng tồn tại hàng nghìn năm, qua
văn minh nông nghiệp hay còn gọi là văn minh gốc kĩ thuật, qua hai cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

7


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (vào cuối thế kỉ XVII) là giai
đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách
mạng này đầu tiên diễn ra ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII rồi lan sang các nước
Tây Âu khác vào nửa đầu thế XIX. Các sản phẩm công nghệ mới như than đá
(1709), máy động lực dùng hơi nước (1712), đã thay thế hệ thông công nghệ
thủ công là than củi – sức kéo dộng vật, vốn đang làm nền công nghiệp khi đó
đình trệ vì lượng gỗ tiêu thụ quá lớn. Quá trình đổi mới công nghệ này chính

là đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Lực lượng sản xuất,
nhờ hệ thống công nghệ mới, từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí, đã
thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển nhảy vọt.
Vào nửa sau của thế kỉ XIX, khi hệ thống công nghệ dựa trên nguồn
nhiên liệu hơi nước và than đá được khai thác ở mức giới hạn, thì những tiến
bộ khoa học và công nghệ như động cơ đốt trong dùng xăng làm nguyên liệu
(1862), điện (1869) và việc sử dụng rộng rãi dầu lửa từ năm 1870 ra đời, dẫn
đến một hệ thống khoa học và công nghệ mới, cao cấp hơn hệ thống công
nghệ than đá – cơ khí của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ nửa sau của thế kỉ
XIX đến giai đoạn đầu thế kỉ XX, đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ
khí, đưa lực lượng sản xuất tiến thêm một bước từ nền sản xuất cơ khí chuyển
sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ. Cuộc cách mạng này đã
dẫn đến nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 2%/ năm với những thay đổi sâu
sắc trong xã hội công nghiệp, tạo ra một loạt các ngành, nghề mới.
Trong xã hội công nghiệp, khoa học và công nghệ vừa là kết quả của sự
phát triển kinh tế - xã hội, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội
của các quốc gia và thế giới. Vai trò của khoa học ngày càng tăng trong xã hội
hiện đại, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Theo Các
mác, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, việc sản xuất ra của cải ngày
8


càng trở lên ít phụ thuộc hơn vào lượng lao động phải bỏ ra, mà trước hết phụ
thuộc hơn vào trình độ ứng dụng của khoa học vào sản xuất hay vào sự phát
triển của công nghệ.
Lực lượng sản xuất đại cơ khí được thúc đẩy bởi cách mạng khoa học và
công nghệ, với những biểu hiện mạnh mẽ như những khu công nghiệp, những
thành phố công nghiệp to lớn phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nền sản
xuất đại công nghiệp chỉ có thể phát triển đến một ngưỡng nhất định bởi đặc

trưng của hệ thong công nghệ này là chủ yếu dựa vào vật chất, vào nguồn tài
nguyên. Chính những đặc điểm này đặt các xã hội công nghiệp trước những
thách thức tất yếu về tài nguyên, về môi trường, về thị trường, về bất bình
đẳng xã hội…Khi bàn về vấn đề này Các Mác đã nêu ra hai giới hạn của chủ
nghĩa tư bản công nghiệp thời đó là tài nguyên thiên nhiên và thị trường. Nền
công nghệ truyền thống với yếu tố vật chất là quyết định không thể vượt qua
được thách thức ngày càng sâu sắc đó đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình
trạng bế tắc. Nhiều học giả cảnh báo “nền văn minh công nghiệp đi vào ngõ
cụt”, “ với công nghệ truyền thống không nên tăng trưởng cao vì tăng trưởng
cao đồng nghĩa với cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường với tốc độ cao”.
Để thoát khỏi ngõ cụt này, phải phát huy trí tuệ, tri thức, khả năng sáng
tạo của con người, của tiến bộ khoa học để tạo ra hệ thống công nghệ mới,
phát triển về cả lượng và chất, khắc phục những ràng buộc, hạn chế về tài
nguyên của các xã hội công nghiệp, đưa xã hội loài người tiếp tục đi lên.
2. Thành tựu
Đáp ứng những đòi hỏi bức bách nói trên, khoa học và công nghệ thế kỉ
XX đã phát triển như vũ bão, vượt xa thế kỉ XIX cũng như toàn bộ thành tựu
mà nhân loại đã đạt được trong những thiên niên kỉ trước. Nguồn gốc của sự
phát triển mang tính đột biến này là ba phát minh vĩ nhất của trí tuệ nhân loại
nửa đầu thế kỉ XX: Thuyết tương đối của Anhxtanh, Thuyết lượng tử cảu
9


Plangco và sự phát hiện mật mã di truyền của Oatxon và Grico. Đặc trưng của
các phát minh này là đã mở cửa thế giới vi mô của vật chất, đánh dầu một bước
tiến vĩ đại của khoa học và công nghệ. Chỉ sau ba thế kỉ, loài người đã nhanh
chóng mở rộng tri thức từ chỗ khám phá các quy luật vận động của thế giới vĩ
mô (thế kỉ XVII), đến chỗ đột nhập vào thế giới vi mô, tạo ra một hệ thống
công nghệ cũ đó là: các công nghệ vi điện tử, máy tính, quang điện tử, lade, vật
liệu mới, hạt nhân, gen, tế bào,…Quá trình xuất hiện và phát triển bùng nổ của

những công nghệ cao này chính là đặc trung cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ mới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ở thế kỉ XX
Khái niệm “công nghệ cao” cũng chỉ mới xuất hiện từ những năm 70-80
của thế kỉ XX, khi một loạt công nghệ mới ra đời làm cho ranh giới giữa
“khoa học” và “công nghệ” không còn tồn tại một các rõ ràng nữa. Công nghệ
cao dựa vào những thành tựu khoa hoc mới nhất với hàm lượng tri thức và
hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất
Không phải công nghệ truyền thống được ứng dụng một phần công nghệ
cao thì được gọi là công nghệ cao. Công nghệ xa hơi truyền thống của Hoa Kì
tuy rất hiện đại nhưng vẫn chưa phải công nghệ cao, chi khi động cơ được
thảy bằng nhiên liệu mới không còn ô nhiễm, hệ thống điều khiển được tự
động hóa toàn bộ thì mới được gọi là công nghệ cao. Trong nông nghiệp,
những công nghệ tạo ra sản phẩm không phải chủ yếu là những cây con nuôi
trồng truyền thống mà từ công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ
enzim…thì được gọi là công nghệ cao.
Các ngành công nghiệp công nghệ cao ở các nước phát triển tuy mới
chiếm được khoảng 10% GDP nhưng đang phát triển rất nhanh và là mục tiêu
của cuộc chạy đua ráo riết giữa các quốc gia. Công nghiệp công nghệ cao hiện
nay chủ yếu là viễn thông, máy tính, thiết bị văn phòng, thiết bị khoa học,
dược phẩm, hàng không vũ trụ…Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapo…đang rất tích cực và tiến nhanh trong lĩnh vực này.

10


Trong sản xuất dựa vào công nghệ mới, chi phí nguyên liệu cho một đơn
vị thành phẩm ngày càng ít hơn. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, chi phí
nguyên liệu và năng lượng cho một chiếc xe hơi chiếm tới 60% tổng chi phí
sản xuất. Nhưng đến những năm 80 của thế kỉ XX, chi phí vật chất chỉ còn
chiếm 2% so với 98% chi phí cho phần trí tuệ trong tổng chi phí sản xuất cho

một cụm vi mạch bán dẫn. Dây cáp đồng của những năm 1980 có hàm lượng
nguyên liệu và nhiên liệu gần 80% còn ở đây cáp điện thoại bằng sợi thủy
tinh của những năm 1990 hàm lượng đó chỉ chiếm 10%. Dây cáp đồng chỉ có
thể truyền tải được một trang thông tin trong một giây trong khi dây cáp
quang có thể truyền tải được hàng vạn tập sách một giây.Phần chi phí vật chất
cho sản phẩm ngày càng giảm, trong khi giá trị sản phẩm ngày càng tăng do
có hàm lượng chất xám cao.
Hiện nay, những lĩnh vực công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cao được
kể đến là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu
mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ biển, công nghệ sạch, công nghệ quản lí,…
Sự cạnh tranh tổng lực trên thế giời đều dựa trên cạnh tranh khoa học và
công nghệ cao. Tại Hoa Kì, năm 1997, các dịch vụ chất lượng cao, dựa chủ
yếu vào công nghệ thông tin đã chiếm 10% GDP, chiếm 40% tổng giá trị
hàng xuất khẩu. Trong các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD), gần 50% GDP được tạo ra bởi những ngành sản xuất dựa
vào công nghệ cao.
Bốn công nghệ trụ cột chính, tác động mạng và sâu sắc nhất đến phát
triển kinh tế- xã hội, trước hết đến sự phát triển lực lượng sản xuất, đó là
những công nghệ quan trọng mà bất kì một nền kĩ thuật nào cũng phải dựa
vào để phát triển, là đặc trưng chủ yếu của trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất:
Một là công nghệ sinh học. Nó dựa vào sự hiểu biết về sự sống, về bản
thân con người cũng như về sự sống xung quanh mình. Phải có sự hiểu biết
đầy đủ thì con người mời phát triển, có sức khỏe và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
11


Hai là công nghệ vật liệu. Vật liệu là yếu tố quyết định trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất; vật liệu sử dụng trong nền sản xuất thể hiện trình độ văn
minh của loài người. Các giai đoạn lịch sử phát triển loài người đã được phân

chia trên cơ sở phát triển của vật liệu qua các thời kì : đồ đá, đồ đồng, đồ sắt…
Ba là công nghệ năng lượng. Không có năng lượng thì không có các hoạt
động sản xuất. Nền sản xuất nào cũng phải dựa vào năng lượng ; một dạng
năng lượng mới ra đời tiến bộ hơn, có hiệu quả hơn sẽ tạo được sự nhảy vọt
trong phát triển sản xuất.
Bốn là, việc tổ chức điều khiển, xử lí thông tin, đó là công nghệ thông tin.
Đây là yếu tố quan trọng nhất có tác động sâu sắc đến toàn xã hội, là yếu tố có
ý nghĩa quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức quản lí ; giúp
cho con người phương pháp, phương tiện để rút ngắn thời gian và không gian,
tác động vào đối tượng lao động ngày càng có hiệu quả, chất lượng hơn. Trong
hai thập kỉ qua, bốn trụ cột ấy đã phát triển cực mạnh mẽ, đang gât ra những
biến đổi to lớn, sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội loài người.
2.1.

Công nghệ sinh học

• Trong công nghệ sinh học, các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm: công nghệ tế
bào và công nghệ enzim, công nghệ lên men vi sinh vật; công nghệ nuôi cấy
mô tế bào động vật, thực vật…


Trong đó, mấu chốt quyết định sự ra đời của công nghệ sinh học hiện
đại là kỹ thuật AND tái tổ hợp và công nghệ gen.



Các công nghệ này đã cho phép:

- Con người tạo ra được những “thần dược” chữa trị các bệnh hiểm nghèo, kéo
dài tuổi thọ.

- Tạo được các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao theo ý
muốn.
- Đưa đến những thay đổi trong phương thức sống của loài người.
- Nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều việc làm mới thay thế và loại
bỏ một số việc làm truyền thống.

12


- Các sản phẩm do công nghệ sinh học tạo ra rất phong phú.
* Trong nông nghiệp, nhiều giống mới được tạo ra:
+ Nuôi cấy mô để nhân vô tính các giống cây trồng.
+ Cấy ghép hợp tử để nhân nhanh các giống gia súc quý.
+ Sử dụng công nghệ AND tái tổ hợp và ghép gen để tạo ra những giống cây ăn
quả hoặc cây lương thực mới.
+ Cấy một số gen thích hợp vào trứng mới thụ tinh của gia súc, gia cầm, thủy
sản để nâng cao tốc độ và khối lượng tăng trưởng của các loại vật nuôi.
- Công nghệ sinh học cũng tạo được nhiều phân vi sinh, các loại thức ăn giàu
protein cho gia súc; các loại chất ngọt, chất thơm.
- Phát triển công nghệ sinh học là con đường tất yếu để nuôi sống dân số thế
giới ngày càng tăng nhanh.
• Trong lĩnh vực y - dược: Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen đang
tạo ra những bước tiến rất quan trọng trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh.
- Ngày 26-6-2000, bản đồ gen con người đã được công bố là cơ bản đã hoàn
thành; đã đọc được 3,23 tỷ trong 3,5 tỷ nucleotide – chữ cái của mã di truyền
bộ gen con người.
- Ngày 12-2-2001, bản đồ chi tiết bộ gen con người đã được công bố.
- Thành công nghiên cứu về bộ gen người có ý nghĩa hết sức to lớn, là một
thành tựu khoa học diệu kỳ của thế kỷ XX, là tiền đề của cuộc cách mạng y

dược rộng lớn và sâu sắc, từ đó mở ra cơ hội chữa trị được những bệnh hiểm
nghèo.
• Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: việc phân hủy các chất thải bằng phương
pháp sinh học được sử dụng có hiệu quả.
• Sự hội tụ của công nghệ sinh học với công nghệ thông tin hình thành lĩnh vực
khoa học mới: sinh- tin học; sinh điện tử học.
• Những vấn đề đặt ra:
- Vấn đề đạo đức: Sinh sản vô tính: từ cừu Dolly, đến những cừu, bê khác…
đặt ra có nhân bản vô tính cho con người không? Đã có rất nhiều ý kiến trái
chiều đưa ra và đang trong quá trình tranh luận nhưng cơ bản hiện nay trên
thế giới thì hành động nhân bản người chưa được cho phép.
- Khả năng lạm dụng thông tin di truyền, quyền sở hữu gen và mã di truyền.
13


- Việc chuyển gen từ loài động vật này sang loài khác; các sinh vật biến đổi
gen.
2.2.

Công nghệ vật liệu
Công nghệ vật liệu ở hiện tại và trong tương lai tập trung nghiên cứu
những vật liệu mới với tính năng cao và đa năng trở thành trọng tâm nghiên
cứu khoa học, là thước đo tiến bộ khoa học kỹ thuật và sức mạnh tổng hợp
của một quốc gia.
Những điểm nóng trong vật liệu hiện nay là: vật liệu nano (để chế tạo
những vật cực nhỏ), vật liệu siêu dẫn (cho phép dòng điện cường độ cực lớn
chạy qua vì gần như không có điện trở), vật liệu sinh học, vật liệu điện tử, vật
liệu quang điện.
Vật liệu mới mang tính chiến lược được các nước coi trọng hiện nay chủ
yếu gồm 3 loại:vật liệu chức năng cao, gốm sứ kỹ thuật cao và vật liệu tổng

hợp. Trong 8 tháng đầu năm 2005, giá trị thương phẩm của 3 nhóm vật liệu
này trên thế giới vượt 220 tỉ đô-la Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trước 2008
là 10-15 % mỗi năm. Các ngành công nghiệp như: năng lượng, môi trường,
điện tử, xe hơi, hàng không vũ trụ, động cơ, cơ khí, đồ điện, kiến trúc, hải
dương, công nghiệp nhẹ... đều là những lĩnh vực đòi hỏi nhiều vật liệu thay
thế, cho nên phát triển vật liệu thay thế trở thành điểm nóng của nhiều nước.
Vật liệu siêu dẫn nâng cao rất nhiều hiệu suất tận dụng năng lượng, tác
động lớn tới hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ví dụ xe điện tốc độ cao
(400-500 km/giờ) chạy trên đệm từ, sẽ mang lại bộ mặt hoàn toàn mới mẻ cho
ngành vận tải biển, đường sắt, cơ sở hạ tầng. Từ giữa thập niên 80 thế kỷ
trước đến nay, vật liệu sinh học đã phát triển hơn 100 loại trong đó 1/3 đã bắt
đầu thương mại hóa. Ví dụ loại keo sinh học có độ dính cao do một công ty
thuộc bang Maryland của Mỹ chế tạo mà nguyên liệu lấy từ một loại vi khuẩn
trong hải dương, cho lên men sản xuất thành keo. Loại keo này có thể dùng
dán tàu thuyền, tàu vũ trụ, thiết bị chống ăn mòn và trong y học lâm sàng...

14


Trong thập niên 1980, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã phát hiện trong
bụi than ống khói có mặt “than 60”, loại than được cấu tạo gồm 60 phân tử
thuộc kết cấu thứ ba với thành phần toàn than 100% nhưng khác với than chì
và kim cương. Than 60 là loại vật liệu hết sức kỳ lạ, có thể trở thành nguyên
tố cơ bản để phát triển hàng vạn loại vật liệu mới. Chẳng hạn khi thêm vào
các nguyên tố Bari, Stronti, Ytterbium và Uranium vào kết cấu phân tử của
than 60, sẽ sản sinh một loại vật liệu chưa từng có với các tính năng như siêu
dẫn, siêu cứng, chống mòn, chống bức xạ, bán dẫn, chống nhiệt độ cao...
Kể từ thập niên 90 thế kỷ 20, các nước đã thu được thành tựu đột phá
trong lĩnh vực vật liệu nano, đưa việc phát triển vật liệu mới qua một giai
đoạn mới. Dự kiến từ 5-10 năm tới sẽ xuất hiện vật liệu cao năng dùng cho kỹ

thuật nano, có độ cứng hơn thép 11 lần nhưng cực nhẹ, chỉ bằng 1/10 trọng
lượng của tờ giấy.
Việc phổ cập kỹ thuật thông tin viễn thông đang nhanh chóng đổi mới vật
liệu điện tử. Các nhà khoa học đã chế tạo được vật liệu nhựa giá thành thấp có
thể thay silicon trong sản xuất mạch tích hợp. Các nhà khoa học Mỹ và châu
Âu đang nghiên cứu chế tạo chíp vi xử lý bằng vật liệu nhựa giá thành thấp hơn
nhiều nhưng có tốc độ và chức năng xử lý tương đương chíp bằng silicon. Mới
đây tập đoàn Philips (Hà Lan) đã sử dụng vật liệu nhựa làm chất bán dẫn trong
sản xuất màn hình vi tính thay cho silicon. Phương pháp này không đòi hỏi
nhiều công đoạn, cũng không yêu cầu nghiêm khắc về môi trường sạch nên
việc sản xuất đơn giản hơn loại mạch tích hợp bằng silicon, khiến cho công
nghệ này rất thích hợp cho việc sản xuất màn hình rộng lớn. Giá thành là ưu thế
rất lớn của chíp mạch bằng vật liệu nhựa. Hiện nay chi phí đầu tư cho một nhà
máy sản xuất chíp mạch bán dẫn bằng silicon lên tới 3 tỉ đô-la Mỹ nên giá
thành một bộ vi mạch lên tới mấy đô-la trong khi nếu sử dụng vật liệu nhựa thì
giá thành chỉ còn mấy xu. Theo dự kiến, tổng sản phẩm của chíp mạch vật liệu
nhựa từ đây tới 2008 bình quân mỗi năm là 15 tỉ đô- la Mỹ. Các chuyên gia về

15


vật liệu bán dẫn hữu cơ cho rằng sản phẩm điện tử bằng vật liệu nhựa tất yếu sẽ
trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho tương lai.
Mới đây, các nhà nghiên cứu Đức cho biết, đã chế tạo được vật liệu nhẹ
nhất thế giới, một mạng lưới ống carbon xốp mà họ gọi là Aerographite, theo
hãng tin UPI.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kiel và Đại học Công nghệ Hamburg
nói, các ống trên, vốn được đan xen ba chiều ở cấp độ nano và micro, đã hình
thành một loại vật liệu cân nặng chỉ 0,2 miligram/cm3, nghĩa là nhẹ hơn vật
liệu Styrofoam thông thường gần 400 lần.Aerographite có màu đen, ổn định

và có tính dẫn điện, dễ uốn và đục, các nhà nghiên cứu cho biết.
Chuyên gia Matthias Mecklenburg và các cộng sự nói rằng, trong khi phần
lớn vật liệu nhẹ nhất có thể chịu nén nhưng không chịu kéo căng, thì
Aerographite lại có cả hai đặc tính này.Những công dụng khả dĩ của vật liệu
mới này có thể là chế tạo pin siêu nhẹ, tạo tính dẫn điện cho các vật liệu tổng
hợp như nhựa, hoặc trong những thiết bị điện tử dành cho lĩnh vực hàng
không và vệ tinh do chúng có thể chịu được độ rung cao.
Càng ngày hàm lượng khoa học trong vật liệu mới càng cao. Ngày nay,
hầu như đã có thể tạo ra ra được những loại vật liệu theo đơn đặt hàng với
những tính năng mong muốn.
Sự phát triển cực kì nhanh chóng, đa dạng và sôi động của vật liệu đang
ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn vật liệu và quá trình công nghệ trong sản
xuất. Trên thị trường hiện nay có hàng vạn loại vật liệu kim loại, hàng chục
vạn loại vật liệu chất dẻo và chất hữu cơ thông dụng. Số lượng này ngày càng
tăng nhanh, vì vậy cần phải được quản lí trong các ngân hàng dữ liệu với đầy
đủ những tham số về tính năng kinh tế - kĩ thuật của từng vật liệu để làm cơ
sở thuận tiện cho các nhà công nghiệp lựa chọn loại vật liệu thích hợp nhất
cho sản phẩm của mình.
Chế tạo vật liệu và gia công vật liệu đang có xu thế kết hợp thành một
quá trình thống nhất, vật liệu được hình thành cùng một lúc với sản phẩm sử
16


dụng vật liệu ấy. Vật liệu mới và công nghệ gia công mới cũng cho phép chế
tạo các kết cấu hỗn hợp bao gồm trong cùng một khối nhiều chi tiết kim loại
mà trước kia phải chế tạo rồi lắp ráp lại, vừa đơn giản hóa quá trình sản xuất
vừa thuận lợi cho người tiêu dùng.
Khoa học vật liệu là một ngành khoa học phát triển rất nhanh với tính
liên ngành rất cao, kết hợp vật lí với cơ học, hóa học và sinh học, đang không
ngừng tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng đáp ứng

yêu cầu của con người.
2.3.

Công nghệ năng lượng
Thế giới vẫn đang phải đương đầu với khủng hoảng năng lượng, song
việ giải quyết khủng hoảng cũng chỉ còn là thời gian vì triển vọng xuất hiện
và khả năng sử dụng các nguồn năng lượng mới là rất rõ ràng.

- Về năng lượng mặt trời, hiện nay, nguồn năng lượng này còn đắt tiền, nhưng
cũng đã có nhiều công nghệ đang được tập trung đầu tư nghiên cứu. Nhờ
những vật liệu mới và công nghệ mới, năng lượng mặt trời trong tương lươi
gần sẽ rất rẻ và được sử dụng rộng rãi.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều giải pháp nhằm hạ giá thành các sản
phẩm công nghệ năng lượng mặt trời, do vậy sắp tới loại công nghệ này sẽ
được dùng rộng rãi. Pin mặt trời đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, có thể
đạt công suất lên tới hàng chục ngàn Watt. Hiệu suất thực tế hiện nay đạt 10%
và đang tiến đến 20%. Với những kết quả khả quan này, pin mặt trời đã cạnh
tranh được với nhiệt điện ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Theo dự báo, đến
năm 2000, điện năng lượng mặt trời sẽ được đưa vào sử dụng và đến năm
2030 thì điện năng lượng mặt trời có thể đạt 20-30% tổng lượng điện phát
trên toàn thế giới.
- Về năng lượng nguyên tử. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất năm
1973, các nước tư bản phương Tây phát triển rất mạnh điện nguyên tử. Đến
nay, trong cơ cấu năng lượng, tỷ trọng điện nguyên tử đã đạt xấp xỉ bằng tỷ
trọng thủy điện đã có trong quá trình phát triển hàng trăm năm. Thấy rõ vai
17


trò quan trọng của năng lượng nguyên tử, Hội nghị năng lượng thế giới lần
thứ 14 ở Canada năm 1989 đã có 93 nước tham gia cùng với 25 tổ chức quốc

tế đã khẳng định : ‘‘Loài người sẽ không thế giải quyết được vấn đề năng
lượng nếu không phát triển năng lượng hạt nhân’’.
Hiện khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có nhà máy điện
nguyên tử với 430 lò phản ứng, tổng công suất là 340 triệu kW, chiếm tới
16,7% tổng lượng điện toàn cầu. Hoa kỳ có 109 lò phản ứng, với công suất 99
triệu kW ; Pháp có 57 lò phản ứng với 60 triệu kW ; Nhật Bản có 48 lò với 38
triệu kW ; Hàn Quốc có 9 lò với 7,2 triệu kW, Ấn Độ có 9 lò với 1,6 triệu kW.
Hướng nghiên cứu công nghệ nhiệt hạch tổng hợp vẫn đang được tích
cực tiến hành. Theo dự báo, sang đầu thế kỉ XXI, tỉ lệ công suất phát ra và
công suất truyền vào sẽ vượt qua 100%. Dự kiến đến năm 2030, những kết
quả phản ứng nhiệt hạch tổng hợp sẽ được đưa ra thị trường.
Công nghệ tổng hợp hạt nhân nhẹ doteri dự kiến sẽ được ứng dụng vào
những thập niên đầu thế kỉ XXI.
- Nguồn năng lượng sinh học mới đang phát triển mạnh mẽ sẽ là nguồn năng
lượng sạch môi trường, vừa giải quyết các vấn đề nguồn năng lượng truyền
thống đang ngày càng cạn kiệt vừa giải quyết vấn đê ô nhiễm môi trường.
Đến năm 2030, các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa
nhiệt, thủy triều và năng lượng gió sẽ vượt quá toàn bộ năng lượng truyền
thông như dầu mỏ, khí tự nhiên và thủy lực. Khi đó, vai trò của nguồn năng
lượng truyền thống đối với sức mạnh của một quốc gia sẽ giảm bớt, nguồn
năng lượng mới sẽ trở nên ngày càng quan trọng.
2.4.

Công nghệ thông tin
Nếu những công nghệ sinh học, vật liệu, năng lượng là những công nghệ
cơ bản của một nền sản xuất thì công nghệ thông tim giữ vai trò tổng hợp
hơn, nó thể hiện hiệu quả của sự tác động của con người đối với quá trình sản
xuất và các hoạt động khác.

18



Thông tin và tri thức là cơ sở cho việc quyết định và hành động. Chất
lượng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụ thuộc vào số lượng
và chất lượng của thông tin. Sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá
trình thực hiện công việc sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả tốt hơn. Nếu
toàn dân được truy cập cào thông tin ngày càng nhiều hơn, với tri thức ngày
càng cao hơn thì chất lượng cuộc sóng sẽ nâng lên và tốt đẹp hơn. Chính vì ý
nghĩa của thông tin to lớn như vậy nên cách mạng thông tin, công nghệ thông
tin là nội dung, động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, từng
bước đưa đất nước tiến tới kinh tế tri thức. Cách mạng thông tin phát triển
như vũ bão trong những thập kỉ 80,90 của thế kỉ XX.
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, trong quản lí, điều
hành, cũng như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều hành là phải có thông
tin, các xí nghiệp cạnh tranh với nhau chủ yếu là nhờ nắm được thông tin.
Thông tin là cơ sở của tri thức. Thông tin được cong người xử lí, tiếp
thu, nhận thức thì biến thành tri thức. Thông tin là tài nguyên quan trọng nhất
trong nền kinh tế tri thức. Trong xã hội nông nghiệp và công nghiệp, thông tin
cũng có vai trò quan trọng, nhưng thông tin có chưa nhiều, chưa được coi là
cấp thiết nhất. Ngày nay, thông tin ngày càng trở nên có ý nghĩa quyết định,
là một nhu cầu cơ bản của con người, là tài nguyên quan trọng của xã hội.
Mọi lĩnh vực từ sản xuất, quản lí điều hành cho đến đời sống xã hội đều phải
có thông tin. Thông tin phát triển mạnh là thể hiện trình độ phát triển cao của
một xã hội. Lĩnh vực nào thiếu thông tin thì lĩnh vực đó khó có thể phát triển.
Ở những nước phát triển như Hoa Kì, Tây Âu, hoạt động thông tin (những
ngành kinh tế dựa trên xử lí thông tin) là những hoạt động sôi động nhất,
chiếm tới 45% GDP. Công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhân tố hàng
đâu trong việc làm biến đổi xã hội.
Công nghệ thông tin là hệ thống các tri thức và phương pháp khoa học,
các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các giải pháp công nghệ…được

sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sx, xuất bản, phát hành và truyền thông tin
19


nhằm giúp con người nhận thức, tổ chức, khai thác có hiệu quả nhất nguồn
thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Thông tin và tri thức là cơ sở cho việc ra quyết định và hành động.Thông
tin có vai trò trong sản xuất, trong quản lý, điều hành cũng như trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.Thông tin là cơ sở của tri thức.
Ngày nay, thông tin ngày càng trở nên có ý nghĩa quyết định, là một nhu
cầu cơ bản của con người, là tài nguyên quan trọng của xã hội.
Công nghệ thông tin có các chức năng quan trọng như:
- Sáng tao: bao gồm nghiên cứu khoa học, công trình thiết kế, giáo dục đào tạo.
- Truyền tải thông tin: bao gồm phát hành, mạng internet, xuất bản, phát thanh,
truyền hình, phương tiện thông tin đại chúng…
- Xử lý thông tin: bao gồm biên tập, trình bày, phát triển phần mềm, xử lý dữ
liệu, phân tích hỗ trợ; ra quyết định.
- Lưu giữ thông tin: bao gồm thư viện điện tử, cơ sở dữ liệu…
Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ
thông tin như máy vi tính, tia laze. Vi điện tử, viễn thông và mạng internet …
ngành công nghệ thông tin cùng với các dịch vụ liên quan đang trở thành
ngành mang tính chủ đạo trong nền kinh tế.
• Quá trình phát triển của công nghệ thông tin
Quá trình phát triển công nghệ thông tin có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: thủ công

-


Giai đoạn 2: cơ giới hóa

-

Giai đoạn 3: tự động hóa

-

Giai đoạn 4: thông tin thông minh

• Những dấu mốc quan trọng của công nghệ thông tin
 Nguồn gốc của máy tính:
- Bắt đầu từ những thành tựu của vật lý điện tử và toán học
- Mọi loại thông tin từ con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh đều được số hóa,
biểu hiện bằng các chuỗi số o và 1 để truyền, nhận, lưu cất, xử lý và mỗi đơn
vị thông tin như vậy được goi là 1 “bit”.

20


- Chiếc máy tính đầu tiên ENIAC của Pits bấc vào năm 1947 với tốc độ khoảng
6-7 nghìn phép tính/giây, tiêu hao năng lượng rất nhiều và tỏa nhiệt rất lớn,
chiếm diện tích 1800m2, với giá 450 nghìn đôla mỹ (tương đương 4-5 triệu
usd hiện nay)
 Tốc độ xử lý của máy tính tăng lên rất nhanh chóng.
- Hiện nay, máy tính thông thường đã có thể xử lý hàng chục tỷ phép tính/giây.
- Theo định luật của Godơn Mo, cứ sau mỗi 18 tháng, khả năng xử lý của máy
+
+
+

+
+

tính tăng gấp đôi:
Năm 1987, năng lực xử lý của máy tính là 2 triệu phép tính/giây.
Năm 1990, năng lực xử lý của máy tính là 16 triệu phép tính/giây.
Năm 1994, năng lực xử lý của máy tính là 156 triệu phép tính/giây.
Năm 1997, năng lực xử lý của máy tính là 1 tỷ phép tính/giây.
Trong khi đó, giá tính toán của nó mỗi năm giảm đi 25%
Năm 1978 giá cho 1 triệu phép tính/giây là 480 đôla Mỹ.

+ Năm 1988 giá cho 1 triệu phép tính/giây là 45 đôla Mỹ
+ Năm 1998 giá cho 1 triệu phép tính/giây là 4 đôla Mỹ
+ Dung lượng bộ nhớ cũng tăng tương ứng. Ngày nay nó trở thành phương tiện
đa năng
+ Sự phát triển của mạng máy tính ( Internet)
• Một số hướng chủ yếu của công nghệ thông tin trong thời gian tới:
- Sử dụng các vi mạch, chip điện tử có tốc độ xử lý, tính toán cao với cấu trúc
song song.
- Kỹ thuật số hóa.
- Công nghệ Laser.
- Cáp quang.
- Công nghệ nén số hình ảnh.
- Công nghệ truyền tải không đồng bộ.
- Mạng thông tin số hóa đa dịch vụ băng rộng B-ISDN( Broad Band Integrated
Services Digital Network).
- Truyền thông đa phương tiện trong thế giới thông tin tương tác.
- Các hệ thống thông tin di động.
- Siêu lộ cao tốc thông tin.
21



3. Tác động
3.1. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Ngày nay, trên nhiều lĩnh vực, khoa học và công nghệ đã trực tiếp trở
thành lực lượng sản xuất
Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ
cao…là điều kiện và môi trường thuận lợi cho khoa học công nghệ và sx nhập
làm một
Phòng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, nhà khoa học đồng thời là nhà
sản xuất, kinh doanh.
Lực lượng sản xuất phát triển:
+ Đối tượng lao động thay đổi
+ Công cụ lao động thay đổi
Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại
Lao động của con người thay đổi: từ lao động cơ bắp, trực tiếp giờ
chuyển sang thành lao động trí tuệ, gián tiếp.
Hệ thống máy móc thay đổi: Tự động hóa, điều khiển là chính, việc sử
dụng lao động trực tiếp ngày giảm.
Lực lưởng sản xuất càng phát triển thì năng suất lao động ngày càng được
cải thiện, tăng lên nhiều lần,từ đó sản xuất ra hàng hóa nhiều hơn so với trước.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của người tiêu dùng nên dẫn
đến sự chuyển dịch không ngừng về cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch đó được thể
hiện qua sự thay đổi về cơ cấu ngành, cơ câu việc làm, cơ cấu lao động,…
- Cơ cấu ngành thay đổi: Sự thay đổi về cơ cấu thể hiện qua việc ngành phát triển
mạnh nhất là dịch vụ. Tỷ lệ dịch vụ trong GDP ngày càng tăng cao và tương ứng
với nó là việc tỷ lệ của nông nghiệp và công nghiệp ngày càng giảm
- Cơ cấu việc làm thay đổi: Việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa
giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm trong văn phòng.

- Cơ cấu lao động thay đổi: Trong các nước OECD hiện nay,60-70% lực lượng
lao động là công nhân trí thức. Lao động tri thức dần thay thế lao động chân
22


tay. Người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong nhà máy ít đi, người làm việc
ở văn phòng nhiều lên.
- Cơ cấu sản phẩm thay đổi: Trong nền kinh tế mới, giá trị tăng thêm ngày càng
được tạo ra bởi những yếu tố vô hình như sáng chế, phát minh, thiết kế mẫu
mã, tiếp thị, dịch vụ tài chính, quản lý kinh doạnh…Giá trị tăng thêm của các
yếu tố đầu vào là vật chất và nguyên liệu trung gian ngày càng giảm đi. Hiện
nay, giá trị của các tài sản vật chất của các công ty ở Hoa Kỳ và châu Âu nói
chung chỉ bằng 25% tổng giá trị công ty. Phần lớn giá trị của các công ty này
phản ánh qua các yếu tố vô hình trên.
- Cơ cấu đầu tư thay đổi: Việc cơ cầu ngành kinh tế thay đổi tác động đến sự
thay đổi về cơ cấu đầu tư và ngược lại
3.3. Làm thay đổi cơ cấu xã hội
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nước phát triển, nông dân chiếm
đa số, còn ngày nay chỉ chiếm dưới 1/5 dân số.
- Nông dân sản xuất ngày càng giảm: chỉ chiếm 2% lực lượng lao động và
không còn là nông dân đúng nghĩa nữa mà là những nhà kinh doanh nông
nghiệp.
- Công nhân nói chung tăng lên nhưng công nhân áo xanh ( trực tiếp lao động
chân tay trong các nhà máy, hầm mỏ) giảm đi; cùng với đó là sự tăng lên
nhanh chóng của các công nhân áo trắng, đặc biệt là xuất hiện công nhân tri
thức ( Knowledge workers). Tính chung ở các nước phát triển, công nhân áo
xanh trong công nghiệp chỉ còn 20%.
Trong nền kinh tế mới, vai trò của người công nhân áo trắng, nhất là
công nhân tri thức rất quan trọng. Họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải xã
hội, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới.

Trong nhiều ngành, không còn phân biệt công nhân với nhà khoa học nữa
3.4. Thúc đẩy toàn cầu hóa
- Khoa học công nghệ làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng
suất lao động ngày càng được tăng cao, từ đó giúp hàng hóa sản xuất ra ngày

23


một nhiều hơn dẫn đến nhu cầu mở rộng thị trường cần mở rộng thị trường
không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế.
- Nhiều phương tiện vận chuyển hiện đại ra đời, tạo điều kiện cho thuận lợi cho
phát triển giao thông vận tải giữa các vùng kinh tế trên toàn thế giới.
- Thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất ngày một cao hơn.
- Công nghệ thông tin ngày một phát triển, tạo điều kiện cho truyền tải thông
tin, đẩy mạnh thương mại toàn cầu.
- Phương pháp quản lý thay đổi, khoa học và hiệu qua hơn, mang lại nhiều tác
động thúc đẩy toàn cầu hóa.
3.5. Thay đổi quan hệ sản xuất
- Dù cách mạng khoa học và công nghệ có tác động rất lớn đến sự phát triển về
mọi mặt của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội nhưng bản chất của chủ
nghĩa tư bản thì chưa thay đổi. Các mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa được khắc
phục, thậm chí ngày càng bị khoét sâu thêm dẫn đến phong trào chống toàn
cầu hóa tư bản chủ nghĩa đang dâng cao.
- Tệ nạn xã hội gia tăng, tội ác, buôn lậu…diễn ra phổ biến. Phân hóa giàu
nghèo ngày càng trở lên rõ ràng hơn bao giờ hết. Suy thoái đạo đức. Các cuộc
chiến tranh cục bộ, sắc tộc, tôn giáo diễn ra liên miên trên toàn thế giới.
- Tài nguyên dần dần bị cạn kiện, tình trạng ôm nhiễm môi trường diễn ra phổ
biến và ngày một trầm trọng thêm.
Dưới những tác động đó, Việt Nam áp dụng khoa học công nghệ vào việc
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay với những mục

tiêu và chiến lược cụ thể và bước đầu mang lại những thành tựu nhất định
II. Cách mạng khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
1. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
• Phân công thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
được thủ tướng chính phủ đưa ra như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa

24


học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010; xây dựng và tổ chức thực hiện các
kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát , tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo
cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược này vào
đầu năm 2006 và tổng kết vào đầu năm 2011.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây
dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, phù hợp
với các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm trong Chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn
kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo, cơ chế phối hợp giữa
các trường đại học với các viện nghiên cứu trong công tác giảng dạy chuyên
môn và nghiên cứu khoa học.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và địa phương đưa kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, đào
tạo nhân lực khoa học và công nghệ vào kế hoạch định kỳ của Bộ, cơ quan và
địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ

huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa học và
công nghệ, đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị hiện đại, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên,
trọng điểm.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan
có liên quan thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý khoa học và
công nghệ; xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công
nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học
và công nghệ.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và
Công nghệ xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho khoa học và công nghệ,
đảm bảo việc thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm
2010; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính

25


×