Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162 KB, 16 trang )

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Các nhà kinh tế học hiện đại trên thế giới đã nghiên cứu và khẳng định vai
trò của phương thức kinh doanh tư nhân trong việc thúc đẩy tiến bộ của nền kinh
tế, khả năng dung nạp kỹ thuật công nghệ mới, năng lực đáp ứng nhạy cảm với sự
thay đổi cung cầu của thị trường. Vậy kinh tế ngoài quốc doanh là gì? Theo quan
điểm của tôi, kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế được hình thành trong
quan hệ sở hữu tư nhân, không có sự góp vốn của nhà nước.
1.1.1.Vai trò, vị trí và xu hướng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở
nước ta.
Trong cơ chế mới của nền sản xuất kinh doanh do Đảng và nhà nước lãnh
đạo, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được phục hồi dần tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế có khả năng cạnh tranh bình đẳng trên thị trường và các đơn vị
kinh tế dù nhà nước hay tư nhân đều chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Cơ
chế thị trường đánh giá và chấp thuận các thành viên tham gia thị trường không
phải căn cứ vào tính chất tư liệu sản xuất mà căn cứ vào kết quả sản xuất kinh
doanh của các thành viên. Chúng ta cũng cần phải công nhận những đóng góp lớn
cho nền kinh tế trong những năm gần đây của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở
nước ta. Với tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, kinh tế ngoài quốc doanh đã
sớm thích nghi với những biến đổi thường xuyên của thị trường và ngày càng
khẳng định vai trò không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất: Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tạo điều kiện thu hút lao
động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp trong xã hội. Thực tế là cùng với số lao động
được giải quyết thêm việc làm bằng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, đã có
thêm 80 đến 85 vạn có thêm việc làm do các đơn vị tư nhân bỏ vốn vào sản xuất
kinh doanh. Đây là biểu hiện cụ thể của phương châm “ Nhà nước và nhân dân
cùng làm”. Bởi lẽ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với quy mô vốn đầu tư không
nhiều có thể dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình hay một số đông liên
kết lại dưới dạng công ty TNHH, công ty cổ phần cùng với việc sử dụng kỹ thuật


sản xuất cần tương đối nhiều lao động thì đây là nơi cung cấp việc nhanh nhất,
giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô
lớn.
Thứ hai: Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển góp phần tăng thu ngân sách
cho Nhà nước. Do vậy, để tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quan trọng
nhất là không ngừng phát triển kinh tế và đời sống xã hội, khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh tồn tại và phát triển là một bộ phận đóng góp to lớn cho ngân sách Nhà
nước thông qua thuế là chủ yếu. Hàng năm theo thống kê khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh đóng góp vào ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 40%. Nguồn ngân
sách Nhà nước sẽ được dùng để đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc xây
dựng cơ sở hạ tầng hoặc giúp đỡ hỗ trợ một số ngành kinh tế yếu kém. Nói cách
khác, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có vai trò điều hoà thu nhập đồng thời có
trách nhiệm đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Thứ ba: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh góp phần
tạo sự phát triển sôi động của nền kinh tế. Việc phát triển kinh tế ngoài quốc doanh
không những không làm suy yếu kinh tế quốc doanh mà còn góp phần thúc đẩy
kinh tế quốc doanh phát triển mạnh hơn. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng
vai trò hỗ trợ cho khu vực kinh tế quốc doanh phát triển, giải quyết những yêu cầu
của nền kinh tế đặt ra mà khu vực quốc doanh không đảm nhiệm hết. Kinh tế ngoài
quốc doanh vừa là đối thủ cạnh tranh quyết liệt, vừa là đối tác làm ăn trong quá
trình cung cấp sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp đầu
vào cho kinh tế quốc doanh. Sự kết hợp sản xuất - tiêu thụ giữa kinh tế quốc
doanh và kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra một dây truyền mới của xã hội, giúp thời
gian sản xuất tiêu thụ được rút ngắn và sản phẩm sản xuất được hoàn thiện với chất
lượng ngày càng tốt hơn. Như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sẽ buộc các
thành phần kinh tế phải luôn đổi mới tồn tại và phát triển, đồng thời cũng là môi
trường thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài.
Thứ tư: Kinh tế ngoài quốc doanh là thị trường để ngân hàng huy động vốn,
góp phần ổn định lưu thông tiền tệ. Kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển nhanh
chóng cả về quy mô lẫn chất lượng. Tính đến tháng 12/1997 cả nước có khoảng

32.435 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số vốn pháp định là 14.279 tỷ đồng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần…các nhà sản xuất đều mở tài khoản tiền gửi tại hệ
thống ngân hàng thương mại. Đây có thể là nguồn vốn rẻ và dồi dào cho việc huy
động vốn nếu ngân hàng biết tổ chức tốt công tác thanh toán, thay đổi phong cách
làm việc với khách hàng. Hơn nữa, phát triển sản xuất, củng cố lưu thông tiền tệ,
ổn định sức mua đồng tiền là tiền đề để thu hút lượng tiền mặt vào ngân hàng, đây
là cơ sở lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển
là điều kiện để phát triển qũy hàng hoá trên thị trường, góp phần xích lại gần các
mối quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ.
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
ở nước ta.
Nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước là cơ sở và môi trường
thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Sau hơn mười năm hình
thành và phát triển, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những đóng góp đáng
kể cho nền kinh tế, đóng góp vào GDP, thu hút lực lượng lao động, tạo nhiều việc
làm cho xã hội. Qua quá trình hình thành và phát triển thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh đã thể hiện những đặc điểm chung như sau:
 Khả năng tài chính nhỏ bé hạn hẹp
Mặc dù được khuyến khích để có thể tận dụng các nguồn lực nhàn rỗi trong
nền kinh tế, song khối lượng vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh của
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn ít ỏi. Ngoài ra, khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh chưa phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm, không có quá trình tích
tụ và tập trung vốn, chưa đủ uy tín, thời gian và chưa có chính sách huy động vốn
phù hợp, nên khả năng tài chính còn nhỏ bé và thiếu so với yêu cầu để tồn tại và
phát triển.
 Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu
Đặc điểm này không chỉ có ở kinh tế ngoài quốc doanh mà nó tồn tại ở hầu
hết mọi thành phần kinh tế do đặc điểm chung của nền kinh tế nước ta là chậm
phát triển và lạc hậu. Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng hoá

của nước ta thiếu tính cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu tác động đến mọi yếu tố cấu
thành nên một sản phẩm hàng hoá như : chất lượng kém, mẫu mã xấu, giá cả cao vì
thế hàng hoá ít có sức cạnh tranh. Mặc dù kinh tế ngoài quốc doanh có ưu điểm là
linh hoạt, nhanh nhạy và khả năng thích ứng với thời cuộc cao nhưng lại hạn chế
nguồn vốn nên rốt cuộc vẫn chậm trong việc tiếp thu, cải tiến công nghệ mới, hiện
đại để có thể đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh trên thị trường.
 Môi trường sản xuất kinh doanh không thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản
phẩm nhỏ bé bấp bênh
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mặc dù đã phần nào khẳng định được
vị trí của mình trong nền kinh tế nhưng nhìn chung các chế độ chính sách vẫn thiếu
công bằng với thành phần này, nhiều khi các chính sách của Nhà nước còn làm hạn
chế, cản trở sự phát triển. Bên cạnh đó, do thừa hưởng lề thói làm việc trong cơ chế
cũ quan liêu, bao cấp nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh
doanh mà điều này không chỉ xảy ra với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cả với
doanh nghiệp quốc doanh. Môi trường kinh doanh không thuận lợi đã tạo ra sự
phát triển không đồng đều ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Một số doanh
nghiệp, ngành hàng ( như thương mại, dịch vụ…) do có ảnh hưởng làm ăn nên đều
bung ra chiếm tới 60% trong tổng số đầu tư vào các ngành, còn các ngành khác thì
lại phát triển rất khó khó khăn do không có cơ sở, môi trường thuận lợi.
Một vấn đề khác mà nhà sản xuất kinh doanh nào cũng quan tâm đó là vấn
đề tiêu thụ sản phẩm. Thị trường ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có đặc điểm
nổi bật nên đó là một thị trường tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh. Do đầu tư vốn ít,
công nghệ kém, nên sản phẩm khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sản xuất ra có
tính cạnh tranh kém, khó tiêu thụ. Ngoại trừ một số mặt hàng truyền thống, có uy
tín thì khả năng khai thác thị trường lại rất nhỏ, phải cạnh tranh với hàng ngoại và
cả các mặt hàng nhập lậu trốn thuế là cả một vấn đề làm đau đầu các nhà doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình tồn tại và phát triển.
 Trình độ quản lý kinh doanh yếu kém, năng lực của người lao động chưa
cao
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là một vấn đề phức tạp đòi hỏi

người quản lý không những phải có trình độ mà phải có kinh nghiệm dày dạn. Vấn
đề này là rất khó đáp ứng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì hầu hết
các loại hình sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng tự nhiên, không có chiến
lược, quy mô rõ ràng mà chỉ thấy lợi là làm. Điều này làm cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thường không ổn định. Cán bộ lãnh đạo ở khu vực này thường không
có kiến thức về kinh tế thị trường mà chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm,
công tác hoạt động không thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, sổ sách nên nhiều
khi hoạt động thua lỗ mà vẫn không biết.
Thêm vào đó, đội ngũ lao động trong khu vực này nói riêng và trong toàn bộ
nền kinh tế nói chung đều có kỹ năng thấp và rất ít có được qua đào tạo. Điều này
cũng là một đặc điểm chung của đội ngũ lao động nước ta và cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh.
1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Để hiểu được vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh, chúng ta cần hiểu về tín dụng ngân hàng và những vấn đề cơ
bản của tín dụng ngân hàng như nguyên tắc tín dụng, quy trình tín dụng, hình thức
tín dụng…
1.2.1 Khái quát chung về tín dụng ngân hàng
Trong lịch sử tín dụng, quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua các
hình thức: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển quyền sử
dụng tạm thời một lượng vốn giữa ngân hàng với khách hàng trong một thời
gian nhất định và sau thời gian đó lượng vốn được hoàn trả có cộng thêm một
phần lãi trên lượng vốn theo một lãi suất nhất định.
Tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó
đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế một cách linh hoạt, kịp thời, khắc phục
được các nhược điểm của các hình thức tín dụng khác trong lịch sử.
1.2.1.1 Nguyên tắc tín dụng
Khi cho vay các tổ chức tín dụng phải tuân theo các nguyên tắc sau:

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả .
 Tiền vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng.
1.2.1.2.Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà khách hàng vay được quyền sử dụng
vốn vay, nó được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên cho đến khi
hoàn trả hết nợ cho Ngân hàng bao gồm cả vốn gốc và tiền lãi.
* Các loại thời hạn cho vay
- Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay của khách hàng.
+ Tín dụng ngắn hạn là loại có thời hạn không quá 12 tháng.
+ Tín dụng trung hạn là loại có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng
( 5 năm )
+ Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng
- Căn cứ vào công tác quản lý tín dụng.

×