Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

giáo án tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.92 KB, 20 trang )

TUẦN 16
Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2007
Học vần
VẦN: im – um
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ có yêu không nào?
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 64
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc từ: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại.
- Cả lớp viết từ: que kem
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS
rút ra vần mới im, um.
- GV viết và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần im
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần im trên bảng
+ HS thực hành ghép vần im
GV quan sát giúp đỡ HS yếu ghép vần.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần im. GV nhận xét.


+ HS yếu đọc lại i - mờ - im/ im
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng chim, từ chim câu và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại im – chim – chim câu(cá nhân, nhóm, lớp).
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần im vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết
1
và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu từ chim câu
- HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ, GV hướng dẫn HS viết liền nét
giữa ch và im, đồng thời viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
- HS viết vào bảng con( HS yếu viết chữ chim).GV nhận xét sửa sai.
Vần um
(Quy trình dạy tương tự vần im)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay i bằng u được um
- HS đọc trơn và nhận xét vần um gồm 2 âm u và m
- Yêu cầu HS so sánh im và um: Giống nhau: âm m
Khác nhau: âm i - u
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc cho hs yếu.

+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép tiếng, từ: trùm, trùm khăn
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
Viết:
- HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm tr sang vần um, dấu thanh huyền viết
trên đầu con chữ u và khoảng cách giữa các chữ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng
mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm
( bằng lời).
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 131
2
+ Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
GV lưu ý hs khi đọc đoạn thơ có 4 dòng thơ
+ HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS
yếu.
+ GV gọi 1 số HS đọc lại.

H: Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu thơ trên?
+ HS phân tích tiếng chúm, chím.
GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 64
- HS mở vở viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu.
- Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1
số câu hỏi theo hướng dẫn SGV)
- GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần im, um vừa học.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bài 65.
Đạo đức
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Học sinh hiểu: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp. Giữ trật
tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập,
quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
2. Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Vở bài tập đạo đức.
-Tranh vẽ bài tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận
- GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận về việc ra vào lớp của
các bạn trong tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi góp ý.
3
- GV nêu câu hỏi hs thảo luận và nêu ý kiến của mình.
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gị?
- GV hướng dẫn hS rút ra kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm
ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
Hoạt động 2: Thi xếp hành ra, vào lớp giữa các tổ.
- GV thành lập ban giám khảo.
- GV nêu yêu cầu cuộc thi.(Tổ trưởng điều khiển, không chen lấn,xô đẩy, đi
cách đều nhau, không kéo lê giày dép…)
- Tiến hành cuộc thi.
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ
khá nhất.
Hoạt động nối tiếp: GV cho HS liên hệ thực tế bản thân và tổ mình, lớp
mình.
Thủ công
GẤP CÁI QUẠT ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách gấp cái quạt.
- Gấp được cái quạt bằng giấy.
- HS biết giữ vệ sinh lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Quạt giấy mẫu, giấy màu hình chữ nhật, bút chì, hồ dán, dây buộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nhắc lại quy trình gấp quạt theo 3 bước trên bản vẽ quy trình mẫu.
- HS thực hành gấp quạt theo các bước đúng quy trình.
- GV theo dõi nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải miết kĩ và bôi hồ phải mỏng,
đều, buộc dây chắc, đẹp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập của HS.
- Chẩn bị tiết sau Gấp cái ví
Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2007
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố về các phép trừ trong phạm vi 10.
- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4
1. Bài cũ:
- 3 hs lên bảng đọc thuộc lòng phép trừ trong phạm vi 10.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- HS nêu yêu cầu
a. HS tự làm bài sau đó gọi hs nối tiếp nêu kết quả các phép tính. GV củng cố
phép trừ trong phạm vi 10.

b. HS làm bài vào bảng con, GV lưu ý cách đặt tính, viết số.
Bài 2: Số?
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
GV lưu ý HS chọn và điền số thích hợp dựa theo bảng cộng và bảng trừ.
Ví dụ: 8 + … = 10
10 - … = 8
10 - … = 2
- Gọi hs chữa bài trên bảng lớp.
- GV củng cố chốt lại bảng cộng và trừ trong phạm vi các số đã học và mối
quan hệ của phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
- Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ vở bài tập toán, nêu bài toán sau đó viết phép
tính thích hợp.
- GV lưu ý HS nêu các tình huống có thể xảy ra, rồi viết phép tính phù hợp
với tình huống đó.
Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu đề bài.
Điền dấu lớn hơn, bé hơn, dấu bằng vào chỗ chấm
- HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs chữa bài, kết hợp nêu cách làm.
3. Củng cố dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung luyện tập.
- Về làm bài vào vở ô li các bài tập trong SGK.
Học vần
VẦN: iêm –yêm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà.
Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Điểm mười
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 65, vật thật: cái yếm
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
5
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 64.
- Cả lớp viết từ: trốn tìm.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua vật thật, tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng
dẫn HS rút ra vần mới iêm, yêm
- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần iêm
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần iêm trên bảng
+ HS thực hành ghép vần iêm
GV quan sát giúp đỡ HS yếu ghép.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi hãy đọc vần iêm. GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại iê - mờ - iêm/ iêm
+ HS đọc(cá nhân, nhóm, lớp).
- GV yêu cầu HS ghép tiếng xiêm, từ dừa xiêm và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong nhóm chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại: iêm - xiêm – dừa xiêm(cá nhân, nhóm, lớp).
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng

- GV viết mẫu vần iêm vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ
viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu từ dừa xiêm
- HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ. GV hướng dẫn HS viết liền nét
giữa x và iêm, đồng thời viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
- HS viết vào bảng con( HS yếu chỉ cần viết chữ xiêm).GV nhận xét.
Vần yêm
(Quy trình dạy tương tự vần iêm)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay i bằng y được yêm
- HS đọc trơn và nhận xét yêm gồm 2 âm yê và m
Yêu cầu HS so sánh iêm và yêm: Giống nhau: âm m
Khác nhau: âm iê - yê
Đánh vần:
6
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc.
- GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc cho hs yếu.
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép tiếng, từ: yếm, cái yếm
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết:
+ HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm y sang vần ê và khoảng cách giữa các
chữ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng

mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS yếu có thể đọc đánh vần. HS khá, giỏi đọc trơn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: thanh kiếm, âu yếm, quý hiếm, yếm
dãi( bằng lời, vật thật)..
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 133
+ Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
+ GV lưu ý cách đọc 2 câu văn hơi dài và có dấu phẩy.
+ HS khá đọc lại.
+ GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
+ GV gọi 1 số HS đọc lại.
H: Tìm tiếng có vần vừa học trong câu?
+ HS phân tích kiếm, yếm. GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 65
- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu.
- Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Điểm mười
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1

7
số câu hỏi )
- GV hướng dẫn các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần iêm, yêm vừa học.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bài 66.
Mĩ thuật
VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
GV hoạ dạy
Thứ tư, ngày 12 tháng 12 năm 2007
Toán
BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Củng cố bảng cộng . bảng trừ trong phạm vi 10. Biết vận dụng để
làm tính.
- Củng cố nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán
tương ứng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh SGK, bảng phụ ghi bài 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng con các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 theo cột dọc.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Củng cố bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
- GV treo bảng phụ phần bảng cộng và trừ

- GV yêu cầu HS tiếp sức điền kết quả.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS đọc lại bảng cộng và trừ ( cá nhân, nhóm, lớp)
- GV hướng dẫn cho HS củng cố mối quan hệ giữa phép công và phép trừ.
Hoạt động 2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
a. HS nhẩm tính và nêu kết quả.
b. HS làm vào bảng con. GV lưu ý cách đặt phép tính theo cột dọc.
- GV nhận xét bài làm của HS và củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
Bài 2:. Số?
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×