Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

giáo án tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.64 KB, 43 trang )

TUẦN 10
Thứ hai, ngày 22 tháng 10 năm 2007
Học vần:
VẦN: au - âu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được từ và c âu thơ ứng dụng trong SGK:
Chào Mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 39
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 38
- Cả lớp viết từ: chú mèo
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK - GV giới thiệu và hướng dẫn HS
rút ra vần au - âu
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần au
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần au trên bảng cài
+ HS thực hành ghép vần au.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.


+ HS yếu đọc lại.
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng cau, từ cây cau và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại au - cau - cây cau (cá nhân, nhóm, lớp)
1
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần au vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng từ cây cau
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và au, viết
đúng khoảng cách giữa cây và cau và lưu ý nét khuyết của chữ y .
- HS yếu chỉ cần viết chữ cau.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần âu
(Quy trình dạy tương tự vần au)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay a bằng â được âu
- HS đọc trơn và nhận xét vần âu gồm 2 âm â và u
- Yêu cầu HS so sánh au – âu
+ Giống nhau: âm u
+ Khác nhau: âm a - â
Đánh vần:

- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc trơn.
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép tiếng, từ: cầu, cái cầu
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm vần.
. Viết:
+ HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm c sang vần âu và dấu thanh huyền.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng
mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu
(bằng liên hệ, trực quan)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
2
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
Đọc câu ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
- GV lưu ý: Đây là 1 câu thơ yêu cầu HS khá đọc.
- GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
- GV gọi 1 số HS đọc lại.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ ( màu, nâu, đâu).

- HS phân tích màu, nâu, đâu
- GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 39.
- HS viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu.
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Bà cháu.
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm đôi (GV
gợi ý 1 số câu hỏi nếu cần), GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại toàn bài
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ(tiếp)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS hiểu: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần
nhường nhịn. Có như vậy anh chị em mới hòa thuận, cha mệ mới vui lòng.
Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong
gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- Tranh bài đạo đức, đồ dùng để sắm vai (vở bài tập đạo đức)
3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 3, GV đưa tranh cho HS quan sát.

- GV nêu yêu cầu bài tập 3
- Hãy nối các bức tranh với chữ nên và không nên cho phù hợp.
- HS tự làm vào vở bài tập.
- GV hướng dẫn em yếu.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng lớp nối sau đó yêu cầu 1 số em nêu từng tranh
và GV hỏi vì sao?
(HS yếu: GV hướng dẫn cho HS tập giải thích 1, 2 tranh)
- GV kết luận: SGV
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Yêu cầu HS đóng vai theo tình huống ở BT
2
.
- Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- Các nhóm tham gia đóng vai. GV theo dõi nhận xét đánh giá cùng với HS.
- GV gợi ý HS rút ra kết luận. SGV
Là anh chị, cần phải nhường nhị em nhỏ.
Là em cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
* Hoạt động 3:
- Học sinh tự liên hệ về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- HS (một số em liên hệ bản thân)
- Với em yếu: GV hướng dẫn HS nói vài trường hợp.
+ Kết luận: GV hướng dẫn HS rút ra kết luận SGK.
+GV khuyến khích hs đọc bài thơ: “Làm anh”
Thủ công:
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Biết xé, dán hình con gà con đơn giản
Xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- GV bài mẫu: Xé dán hình con gà con.

- HS giấy kẻ ô, giấy thủ công, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Tiết 1
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát mẫu và nhận xét
- GV treo bài mẫu yêu cầu HS quan sát nhận xét về đặc điểm con gà con.
- HS nêu lên: (đầu, thân, đuôi, mỏ, mắt, chân)
- Lưu ý đến đặc điểm từng bộ phận.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a, Xé hình thân gà:
4
- GV cho HS quan sát: thân gà
- Yêu cầu HS vẽ hình không cần đếm số ô đánh dấu mà ước lượng để đánh
dấu.
- HS xé theo hình đã vẽ, sau đó chỉnh sửa.
b, Xé hình đầu gà:
- HS quan sát, đầu gà dạng hình tròn, nhỏ hơn thân gà.
- Yêu cầu HS vẽ và xé. GV nhắc nhở, HS chỉnh sửa.
c, Xé hình đuôi gà:
- Yêu cầu HS quan sát và vẽ hình đuôi gà (là hình tam giác)
- Học sinh xé hình, và kiểm tra lại cách xé.
d, Xé hình mỏ, mắt gà, chân …
- GV yêu cầu HS quan sát rồi xé (Phần này GV có thể để HS tự nhận xét rồi
xé)
- Các em có thể vẽ mỏ, mắt, …
- GV hỏi: Các bước xé được hình con gà con là những bước nào?
(HS nhắc lại quy trình: với HS khá giỏi..)
- GV gợi ý: HS nêu lại bước xé: Hình thân, đầu (đối với học sinh yếu)
- GV kết luận: Nhắc nhở HS chuẩn bị tốt để thực hành ở tiết sau.
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2007
Toán

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 3.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính trừ.
- Rèn kĩ năng tính đúng, tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài 1.
- Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3.
- HS làm vào bảng con 2 – 1 =
3 - .. = 1
- GV nhận xét đánh giá.
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV gắn bảng phụ bài tập 1. HS nêu yêu cầu: Số?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ số nơ và nhận xét, từ đó HS có thể lập
5
một phép cộng, một phép trừ.
1 + 1 = 2
2 – 1 = 1
- Tương tự với tranh vẽ số con bướm
+ HS nêu bài toán tực quan, từ các số đã cho GV yêu cầu HS viết được 2
phép tính cộng và 2 phép tính trừ.
1 + 2 = 3 3 – 2 = 1
2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
- GV củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 2: Củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi các số đã học

Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu: Tính
- HS tự làm bài. Gọi một số HS lên nối tiếp chữa bài.
- GV yêu cầu hs quan sát 1cột các phép tính và nhận xét để củng cố mối
quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, bảng cộng trừ trong phạm vi các số đã
học.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài (Lưu ý HS nhẩm miệng rồi nêu kết quả viết vào ô trống.
- Gọi 2 hs chữa bài bảng lớp.
- GV, hs nhận xét.
Hoạt động 3: Tập biểu thị tình huống
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh vẽ và nêu bài toán.
- HS nêu các tình huống thích hợp với tranh vẽ.
Ví dụ: Có 3 quả trứng, 1 quả đã nở con.Hỏi còn mấy quả chưa nở?
- HS làm phép tính vào bảng con : 3 – 1 = 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 3.
- Về nhà làm bài tập trong sách in vào vở ô li.
Học vần
VẦN: iu - êu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được iu , êu , lưỡi rìu, cái phễu
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK:
Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai chịu khó?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 40, vật mẫu: lưỡi rìu, cái phễu.
6
- Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 39
- Cả lớp viết từ: sáo sậu.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua vật thật - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra
vần iu - êu
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần iu
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần iu
+ HS thực hành ghép vần iu.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được..
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại i – u – iu /iu.
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
- GV yêu cầu HS ghép tiếng rìu từ lưỡi rìu và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại iu - rìu - lưỡi rìu (đồng thanh).
- GV kết hợp hỏi HS phân tích vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần iu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.HS quan sát chữ viết
và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.

Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng từ lưỡi rìu.
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa r và iu đồng
thời dấu thanh đặt đúng trên đầu chữ i, viết đúng khoảng cách giữa lưỡi và
rìu.
- Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ rìu.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
7
Vần êu
(Quy trình dạy tương tự vần iu)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay i bằng ê được êu
- HS đọc trơn và nhận xét êu gồm 2 âm ê và u
- Yêu cầu HS so sánh êu – iu
+ Giống nhau: âm u
+ Khác nhau: âm i - ê
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc trơn.
- GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc cho hs yếu.
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép tiếng, từ: phễu, cái phễu
- HS đọc lại kết hợp phân tích vần.
. Viết:
+ HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm ph sang vần êu và dấu thanh ngã đặt
trên đầu chữ ê.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng

mới.
- 3 khá HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS yếu đánh vần và đọc trơn; HS khá giỏi đọc trơn từ.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: líu lo, chịu khó , cây nêu , kêu gọi (bằng
lời)
- HS đọc toàn bài(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý hs yếu.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
Đọc câu ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
- GV lưu ý: Đây là 1 câu văn có dấu phẩy yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi.
HS khá đọc trơn câu.
- GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
8
- GV gọi 1 số HS đọc lại.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích đều, trĩu
- GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 39.
- HS viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu.
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ai chịu khó?
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGKvà thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1

số câu hỏi nếu cần). GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá. GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần iu, êu vừa học.
- Chuẩn bị bài sau bài 41.
Mĩ thuật
VẼ QUẢ (QUẢ DẠNG TRÒN)
GV hoạ dạy
Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2007.
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép
cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán.
- Vở bài tập toán. Tranh vẽ bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu 2 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3.
- HS làm 2 phép tính vào bảng con: 2 + 1 = …
3 - 2 =
9
- GV nhận xét
2, Dạy học bài mới
Hoạt động 1:Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 4.
a. GV lần lượt giới thiệu các phép trừ

4 – 1 = ?
- GV yêu cầu HS lấy 4 que tính rồi cất bớt 1 que tính.
- HS nêu bài toán trực quan.GV yêu cầu trả lời bài toán trực quan.
- GV hướng dẫn 4 bớt 3 còn mấy? Các con làm phép tính gì? Hãy cài phép
tính vào bảng cài.
- HS ghép 4 – 1 = 3 GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại ( cá nhân, nhóm,
lớp).
Tương tự với các phép tính 4 – 3 =
4 – 2 =
b. GV yêu cầu HS đọc lại bảng trừ HS đọc thuộc lòng.( GV xoá dần, HS tự
lập lại phép tính)
- GV gọi một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
c. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng, nhận xét rồi rút ra kết luận:
3 – 1 = 2 1 + 2 = 3 4 – 1 = 3 1 + 3 = 4
3 – 2 = 1 2 + 1 = 3 4 – 3 = 1 3 + 1 = 4
- GV củng cố chốt lại mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
- GV nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó nêu miệng kết quả.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá.
Bài 2: Tính
- HS nêu yêu cầu GV tổ chức cho HS làm bài vào bảng con.
- GV lưu ý HS viết số và đặt tính.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
- GV lưu ý HS dựa vào bảng cộng, trừ các số đã học để tính rồi so sánh.
- 2 hs chữa bài ở bảng lớp.GV, hs cùng nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV đưa tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát, nhận xét rồi nêu bài toán trực

quan sau đó tự viết phép tính thích hợp với từng tình huống HS nêu.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4.
- Về làm các bài tập trong SGK.
10
Học vần
ÔN TẬP: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp HS ôn tập lại các âm vần đã học ở SGK Tiếng Việt 1 từ đầu năm đến
nay.
- Biết đọc viết chắc chắn cáắnam vần đó.
- Biết đọc viết từ, câu ứng dụng trong các bài đã học.
- Biết trình bày sạch sẽ bài viết bằng một đoạn thơ.
- Tìm thêm một số từ ngoài bài có các vần đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết một số từ và câu ứng dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.GV cho HS đọc lại các chữ ghi âm, vần
- GV đưa bảng phụ yêu cầu HS đọc âm, vần.
- HS ghép và đọc bất kì tiếng nào mà GV yêu cầu.
- GV cho HS đọc lại các bài trong SGK ( bài phần vần đã học)
- GV theo dõi chỉnh sửa cho HS.
2. Hướng dẫn HS viết
- GV đọc cho HS viết các từ: tuổi thơ, cái túi, đôi đũa,con hươu, ngửi mùi.
( HS viết vào bảng con)
- GV yêu cầu HS chép đoạn thơ vào vở ô li.
gió từ tay mẹ
ru bé ngủ say
thay cho gió trời

giữa trưa oi ả.
- GV yêu cầu HS viết đúng và trình bày sạch, đẹp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV thu chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết.
3. GV hướng dẫn HS tìm từ ngoài bài đã học có các vần đã học.
- GV cho HS thi đua tìm, GV và HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ đó và phân tích âm, vần.
* Củng cố dặn dò:
- Về tập đọc thêm để tiết sau kiểm tra.
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN.
11
I. MỤC TIÊU:
- Ôn một số động tác thể dục RLTT cơ bản đã học
. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức chính xác hơn giờ trước.
- Học đứngkiễng gót, hai tay chống h ông.
- Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sân bãi sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu:
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Giậm chân tại chỗ,đếm theo nhịp1- 2 phút
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
- HS tham gia chơi , GV lưu ý HS chơi tự nhiên,mạnh dạn.
2. Phần cơ bản
- Ôn tư thế đứng cơ bản
+Tư thế đứng đưa hai tay ra trước,hai tay dang ngang, hai tay chếch
hình chữ V

+HS tập 2 đến 3 lần.
- Học đứng kiễng gót
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện.
- HS làm mẫu theo GV sau đó cho HS tự luyện tập.
- GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa.
- Học hai tay chống hông
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện .
- HS làm mẫu theo giáo viên. HS tự tập luyện GV theo dõi nhắc nhở và
chỉnh sửa.
- GV hướng dẫn HS tập phối hợp 2 lần.
* Ôn luyện các tư thế rèn luyện cơ bản đã học.
- GV cho HS các nhóm tự luyện tập một lần.
- GV cho HS thi tập giữa các nhóm.
- HS theo dõi và đánh giá từng tổ tâp luyện.
- GV nhận xét.
3. Phần kết thúc
- HS đứng vỗ tay hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. Cho HS tự xung phong lên trình bày 2 động tác:
Kiễng gót, hai tay chống hông.
- GV cùng HS cả lớp khen ngợi tinh thần học tập của 1 số em.
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

12
Thứ năm, ngày 25 tháng 10 năm 2007.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố về bảng trừ và làm các phép tính trừ trong phạm vi 3 và
4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp (cộng

hoặc trừ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ bài tập 4
- Vở bài tập toán, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu các phép trừ trong phạm vi 4 gọi hs nêu kết quả.
- Cả lớp làm vào bảng con phép tính 3 + 1 =
4 – 1 =
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
GV hướng dẫn HS làm các bài tập vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào bảng con phần a. GV lưu ý hs cách đặt tính.
- Phần b, GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó gọi 3 hs chữa bài và nêu
cách làm.
- GV củng cố chốt lại cách tính.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài.
- GV gọi HS lên điền kết quả vào ô trống.
- GV củng cố chốt lại bảng cộng và trừ các số trong phạm vi đã học.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, =
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét rồi củng cố cách làm.
+ HS phải tính rồi mới so sánh kết quả.
+ HS cùng GV nhận xét đánh giá.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV gắn tranh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát nêu bài toán trực quan, rồi
cho HS viết phép tính phù hợp với tình huống vừa nêu.

- GV nhận xét.
Bài 5: Đúng ghi đ, sai ghi s
- GV cho HS đọc các phép tính lên rồi suy nghĩ xem kết quả đó đúng hay
13
sai. Nếu đúng ghi đ, sai ghi s.
4 – 1 = 3 …. 4 + 1 = 5….
4 – 1 = 2 …. 4 – 3 = 2….
- HS ghi vào chỗ chấm, sau đó chữa bài. GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại nội dung tiết học.
- Về nhà làm bài tập SGK vào vở ô li.
Học vần
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Bài làm trên phiếu do phòng ra đề
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học , HS:
- Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các
giác quan .
- Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hàng ngày , các hoạt động , các
thức ăn có lợi cho sức khoẻ .
II. CHUẨN BỊ
. GV và học sinh sưu tầm và mang theo các tranh ảnh về các hoạt động
học tập vui chơi , các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai …
.- Hồ dán .giấy to , kéo …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Khởi động: Cả lớp hát một bài
2.Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập

. Mục đích : Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các
giác quan
Các bước tiến hành
Bước 1:
-GV đọc phiếu cho các nhóm lắng nghe. Nội dung phiếu có thể như sau:
+ Cơ thể người gồm có …phần . Đó là ………..
+ Các bộ phận bên ngoài cơ thể là:……………..
+ Chúng ta nhận biết được thế giới xung quang nhờ có:………
- HS thảo luận theo nhóm 4 em ,
Bước 2:
- GV gọi một vài nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét và bổ xung .
Hoạt động 2 :Gắn tranh theo chủ đề
14
- Mục đích : Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hàng ngày .Các
hoạt động có lợi cho sức khoẻ .
- Các bước tiến hành :
. Bước 1:
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa to (nếu có tranh ảnh thì phát cho
các nhóm ) và yêu cầu các em gắn tranh ảnh (có thể vẽ ) các em thu
được các hoạt động nên làm và không nên làm .
- HS làm việc theo nhóm gắn tranh (hoặc vẽ) theo yêu cầu của GV.
.Bước 2:
- GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình .Các nhóm khác
xem và nhận xét .
- HS lên trình bày và giới thiệu về các bức tranh vừa dán cho cả lớp
nghe .
- Kết thúc hoạt động :GV khen ngợi các nhóm đã làm việc tích cực .
Có nhiều tranh ảnh hoặc nhiêù bức vẽ đẹp.
Hoạt động 3:Kể về một ngày của em
Mục đích :

- Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh , ăn uống , hoạt
động , nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt .
- HS tự giác hoạt động các nếp sống hợp vệ sinh , ăn uống ,hoạt động,
nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt .
- HS tự giác thực hiện các nếp sống hợp vệ sinh, khắc phục những
hành vi có hại cho sức khoẻ .
Các bước tiến hành:
Bước 1:HS nhớ và kể lại những việc làm trong một ngày của mình cho cả
lớp nghe.
Bước 2: GV gọi 4 đến 5 HS lên bảng kể cho cả lớp nghe. GV cùng HS nhận
xét.
- GV kết luận: Những việc nên làm hằng ngày để giữ vệ sinh và có sức khoẻ
tốt.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2007.
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép
cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
15
- Bộ thực hành toán.
- Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi4.
- HS làm 2 phép tính 2 + 3 =
4 - 2 =

- GV nhận xét
2, Dạy học bài mới
Hoạt động 1:Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5.
a. GV lần lượt giới thiệu các phép trừ
5 – 1 = ?
- GV yêu cầu HS lấy 5 que tính rồi cất bớt 1 que tính.
- HS nêu bài toán trực quan.GV yêu cầu trả lời bài toán trực quan.
- GV hướng dẫn 5 bớt 1 còn mấy? Các con làm phép tính gì? Hãy cài phép
tính vào bảng cài.
- HS ghép 5 – 1 = 4 GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại ( cá nhân, nhóm,
lớp).
Tương tự với các phép tính 5 – 4 =
5 – 3 =
5 – 2 =
- GV c ó thể dùng mối quan hệ của phép cộng và phép trừ đ ể rút ra kết quả
phép tính trừ.
b. GV yêu cầu HS đọc lại bảng trừ HS đọc thuộc lòng.( GV xoá dần, HS tự
lập lại phép tính)
- GV gọi một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
c. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng, nhận xét rồi rút ra kết luận:
5 – 1 = 4 1 + 4 = 5 5 – 2 = 3 2 + 3 = 5
5 – 4 = 1 4 + 1 = 5 5 – 3 = 2 3 + 2 = 5
- GV củng cố chốt lại đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS nhìn vào bài 1 trong vở bài tập nêu miệng kết quả
theo hình thức nối tiếp.GV kết hợp ghi bảng.
- GV cùng HS nhận xét đánh giá.
- GV cho HS đ ọc lại các phép tính vừa làm.(đồng thanh)

Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài vào vở bài tập.
16
- Gọi 3 hs lên bảng chữa bài. GV cùng hs nhận xét.
.Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tính.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
- GV lưu ý HS viết đúng kết quả và viết thẳng cột với các số. GV gọi 2 HS
lên chữa bài, HS đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV đưa tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát nhận xét rồi nêu bài toán trực
quan sau đó viết phép tính thích hợp với từng tình huống HS nêu.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS giỏi có thể đưa ra các tình huống và viết được 2 phép tính trừ.
Ví dụ: Trên cành có 5 quả bưởi 1 quả rơi xuống. Hỏi trên cành còn lại mấy
quả bưởi?
- HS viết phép tính: 5 – 1 = 4.
.Bài 5: HS nêu yêu cầu: Điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng nhau vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
- Yêu cầu 2 hs chữa bài bảng lớp kết hợp giải thích cách làm.
- GV, hs nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 5.
- Về làm các bài tập trong SGK.
Học vần
VẦN: iêu - yêu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được iêu ,yêu, diều sáo, yêu quý.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK:
Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 41
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các từ: líu lo, cây nêu, chịu khó, kêu gọi.
- Cả lớp viết từ: cây nêu
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật mẫu.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần iêu - yêu
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×