Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

giáo án tuần 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.94 KB, 21 trang )

TUẦN 22 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008
Học vần
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc, viết một cách chắc chắn 12 chữ ghi vần vừa học từ bài 84 đến 89.
- Đọc đúng các từ ngữ và các câu ứng dụng bài 90
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài ôn
- Tranh minh họa truyện kể: Ngỗng và tép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bài 89
- Cả lớp viết từ: tiếp nối
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV cho hs khai thác khung đầu bài và tranh minh họa SGK để rút ra vần cần ôn.
* Ôn tập:
a. các chữ ghi âm đã học
GV treo bảng ôn ghi các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i, iê, ươ, p
- GV đọc âm, hs chỉ chữ.
- HS vừa chỉ chữ, vừa đọc âm( cá nhân, đồng thanh)
H: Những âm nào là âm đôi?
b. Ghép âm thành vần
Yêu cầu HS ghép, đọc các vần ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang.
- Hãy ghép cho cô vần ăp, âp, ap
+ HS thực hành ghép vần vào bảng cài. GV giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 1 số hs lên bảng ghép và ghi vần trên bảng ôn.
- HS đọc các vần trên bảng ôn( cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý hs yếu.
c. Đọc từ ứng dụng
- GV ghi các từ lên bảng: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng


- HS tự đọc các từ ứng dụng( cá nhân, nhóm, lớp). GV sửa sai.
- GV giải nghĩa từ (bằng lời, trực quan)
d. Tập viết từ ứng dụng
- GV yêu cầu hs viết vào bảng con các từ: đón tiếp, ấp trứng
- GV lưu ý hs vị trí viết dấu thanh và cách nối nét giữa các con chữ.

TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc
- HS đọc lại bài tiết 1 trên bảng lớp, SGK( cá nhân, nhóm, lớp)
GV chú ý sửa sai.
- Đọc bài ứng dụng
+ HS quan sát tranh SGK để rút ra bài đọc trang 17
+ HS luyện đọc bài thơ( cá nhân, đồng thanh).GV lưu ý hs yếu.
1
+ Hãy tìm tiếng chứa vần vừa ôn? (HS: tép, chép, đẹp)
+ HS phân tích tiếng: tép, chép, đẹp
b. Luyện viết
- GV gọi 2 HS đọc nội dung bài viết trong vở tập viết.
- HS viết bài. GV giúp đỡ hs yếu.
- GV thu 1 số vở chấm điểm và nhận xét.
c. Kể chuyện
- 2 HS đọc tên truyện: Ngỗng và tép
- GV kể lần 1 theo nội dung trong SGV
- Lần 2 GV kể theo tranh minh họa.
- HS tập kể trong nhóm. GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm thi kể
- GV cùng hs nhận xét cách kể của từng bạn.
- GV giúp hs rút ra ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm vợ chồng nhà Ngỗng đã
sẵn sàng hy sinh vì nhau.

3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc đồng thanh cả bài ôn.
- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài 91.
Đạo đức
EM VÀ CÁC BẠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp hs hiểu:
- Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao
bạn bè.
- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi.
2. Hình thành cho hs:
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi cùng học,
cùng chơi.
- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở bài tập đạo đức, bút màu, giấy vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động: Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
Hoạt động 1: Đóng vai
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống cùng học, cùng chơi
với bạn (Tình huống trong các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3).
- HS thảo luận nhóm để đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV nêu câu hỏi, hs thảo luận trả lời:
Em cảm thấy thế nào khi: + Em được bạn cư xử tốt?
+ Em cư xử tốt với bạn?
- GV nhận xét và chốt cách ứng xử phù hợp vớitừng tình huống.
2
- GV kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình.

Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.
Hoạt động 2: Vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”
- GV nêu yêu cầu
- HS vẽ tranh theo nhóm
- Các nhóm trưng bày
- Cả lớp cùng xem và nhận xét.
- GV nhận xét và khen ngợi tranh của các nhóm.
GV kết luận chung:
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn
bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
Hoạt động tiếp nối: - GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện cư xử tốt với bạn khi cùng học, cùng chơi.
Thủ công
CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
- Giáo dục hs giữ vệ sinh lớp học
II. CHUẨN BỊ
Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở hs.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu các dụng cụ thủ công
- GV đưa ra từng dụng cụ: thước kẻ, bút chì, kéo và nêu công dụng của chúng.
- HS quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
GV vừa hướng dẫn vừa thao tác mẫu hs quan sát
* Cách sử dụng bút chì:
- Cách cầm bút chì giống cách cầm bút mực.
- Khi sử dụng bút chì để vẽ, kẻ, viết ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy và di
chuyển nhẹ trên giấy theo ý muốn.

* Cách sử dụng thước kẻ:
- H: Có mấy loại thước kẻ? ( 2 loại: bằng gỗ, bằng nhựa)
- Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn vẽ 1 đường thẳng, ta đặt thước trên
giấy, đưa bút chì di chuyển nhẹ nhàng từ trái sang phải theo cạnh thước.
* Cách sử dụng kéo:
- Khi sử dụng tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng 1, ngón giữa cho vào vòng
2, ngón trỏ ôm phần cán vòng 2.
- Khi cắt tay trái cầm giấy, ngón trỏ và ngón cái đặt trên mặt giấy, tay phải cầm kéo
rồi mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường cắt , bấm kéo từ
từ theo đường cắt.
Hoạt động 3: HS thực hành
- GV yêu cầu hs kẻ đường thẳng và sau đó cắt theo đường thẳng đó.
- HS thực hành. GV quan sát giúp đỡ hs chưa nắm được cách làm.
3
Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bút chì, thước kẻ, giấy kẻ ô để tiết sau học bài “Kẻ các đoạn thẳng cách
đều”.
Thứ ba ngày 21 tháng 1 năm 2008
Toán
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Giúp hs bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn:
- Tìm hiểu bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán cần tìm gì?
- Giải bài toán:
+ Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết mà nêu trong câu hỏi.
+ Trình bày bài giải( nêu câu lời giải, phép tính để giải và đáp số).
2. Bước đầu tập cho hs biết giải toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ:
- GV viết sẵn lên bảng: Em có 2 quả cam, mẹ cho thêm 1 quả nữa. Hỏi………..
H: Hãy nêu tiếp câu hỏi bài toán?
- Gọi 2 hs nêu câu hỏi bài toán.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
b. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài toán
- GV yêu cầu hs quan sát tranh SGK và đọc đề toán
+ Gọi 2 hs đọc
- H: + Bài toán đã cho biết những gì? (Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ
mua thêm 4 con gà)
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?)
Yêu cầu HS khá trả lời, hs yếu nhắc lại.
- GV kết hợp ghi tóm tắt trên bảng:
Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả: …con gà?
- Yêu cầu 3 hs nêu lại tóm tắt bài toán.
* Hướng dẫn giải bài toán:
- H: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm phép tính gì?
- HS khá : Làm phép cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9. Có tất cả 9 con gà
- HS yếu nhắc lại
* Hướng dẫn cách viết bài giải:
4
- GV ghi bảng: Bài giải

- Viết câu lời giải:
+ GV: Các con dựa vào câu hỏi bài toán để nêu câu lời giải
+ Khuyến khích hs khá, giỏi nêu câu lời giải.
+ GV hướng dẫn hs chọn câu lời giải ngắn ngọn, chính xác nhất và ghi bảng:
Nhà An có tất cả là
+ Gọi 1 số hs nhắc lại câu lời giải. GV chú ý hs yếu.
- Viết phép tính:
HS nêu phép tính, GV ghi bảng: 5 + 4 = 9 (con gà)
- Viết đáp số:
+ GV hướng dẫn hs cách viết đáp số và kết hợp ghi bảng
Đáp số: 9 con gà.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bài giải( cá nhân, đồng thanh)
- GV chốt lại: Khi giải bài toán ta phải viết “ bài giải; câu lời giải; viết phép tính
đặt tên đơn vị trong dấu ngoặc; đáp số).
c. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi 3 hs đọc đề bài
- H : + Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp ghi tóm tắt trên bảng
Có : 1 lợn mẹ
Có : 8 lợn con
Có tất cả: ….con lợn?
- HS tự làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài. GV, HS nhận xét
Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1
Bài 3: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán rồi tóm tắt và giải bài
toán.
- HS đọc yêu cầu bài 3
- GV yêu cầu hs quan sát tranh và tự viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Gọi hs đọc bài toán.

- GV, hs nhận xét.
- H: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu bạn chơi ta phải làm phép tính gì?
HS trả lời
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi hs đọc chữa bài. GV, HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại cách giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét tiết học.

Học vần
VẦN: oa - oe
5
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh đọc và viết được: oa, oe, họa sĩ, múa xòe
- Đọc được từ và câu ứng dụng bài 91
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khỏe là vốn quý nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ SGK
- Bộ thực hành tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài 90
- Cả lớp viết từ: đầy ắp
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút vần mới:
oa, oe
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:

Vần oa
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần oa trên bảng.
H: Vần oa do mấy âm ghép lại? Vị trí các âm?
+ HS thực hành ghép vần
GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.
b. Phát âm, đánh vần:
- GV: Hãy đánh vần và đọc trơn vần này?
+ HS khá giỏi đọc vần oa ( o – a – oa/ oa). GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng họa và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
+ HS thực hành ghép. GV giúp đỡ hs yếu.
+ HS khá giỏi đánh vần đọc trơn (hờ - oa – hoa – nặng – họa/ họa). HS yếu
đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- HS ghép từ họa sĩ và đọc trơn từ
- Yêu cầu HS đọc lại oa – họa – họa sĩ (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích vần oa, tiếng họa.
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần oa vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và
viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu từ: họa sĩ
- HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS cách
viết giữa h và oa đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh nặng, đúng khoảng cách giữa
6
các chữ.

- Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ họa.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần oe
(Quy trình dạy tương tự vần oa)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay a bằng e được oe
- HS đọc trơn và nhận xét vần oe gồm 2 âm o và e
- Yêu cầu HS so sánh oa và oe: Giống nhau: âm o
Khác nhau: âm a - e
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- GV hướng dẫn cho hs yếu cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép tiếng, từ: xòe, múa xòe
- HS đọc lại kết hợp phân tích vần.
. Viết:
+ HS viết vào bảng con.
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ x sang vần oe, vị trí viết dấu huyền và khoảng
cách giữa các chữ.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: sách giáo khoa, hòa bình, chích chòe, mạnh
khỏe
( bằng bằng lời, vật thật).
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).

TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 19
+Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra bài đọc.
+ HS khá đọc trơn đoạn thơ. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc
cho HS yếu.
+ GV gọi 1 số HS đọc lại.
+ H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ? HS phân tích tiếng xòe, khoe
GV nhận xét.
b. Luyện viết:
7
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 91
- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Sức khỏe là vốn quý nhất.
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu
hỏi )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần oa, oe vừa học.

- Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau bàì 92.
Mĩ thuật
VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
(GV bộ môn dạy)
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2008
Toán
XĂNGTIMÉT. ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp hs:
- Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimét.
- Bước đầu vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimét trong các
trường hợp đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: thước chia vạch xăngtimét
HS: Thước có vạch chia từ 0 đến 20 cm, vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- GV viết tóm tắt lên bảng
Minh có : 5 hòn bi
Huệ có : 3 hòn bi
Cả 2 bạn: … hòn bi?
- Gọi 1 hs làm bảng lớp. Còn lại làm vở nháp.
- GV, hs nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b. Giới thiệu xăngtimét và dụng cụ đo độ dài
- Yêu cầu hs lấy thước thẳng có chia vạch cm và quan sát
- GV giới thiệu: (GV vừa chỉ trên thước vừa giới thiệu)
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×