Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN thể dục: Một số phương pháp tổ chức huấn luyện đội tuyển AEROBIC tập bài thể dục AEROBIC tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.67 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

Trang

A. Mở đầu: ..........................................................................................................02
I. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….. 02
II.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….......03
III.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….....03
IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...03
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………04
I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................04
II. Thực trạng của vấn đề ....................................................................................05
III. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề….…………………………… . 05
IV. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường …………………………………………………………………..14
C. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………….14
1. Kết luận…………………………………………………………………… ..14
2. Kiến nghị…………………………………………………………………… 15

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xã hội hiện nay “trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và
đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế
giới. Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt
như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… vì vậy xã hội đang đặt ra những yêu cầu
hết sức cấp bách với ngành giáo dục hiện nay. Môn thể dục là một trong những bộ
phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có


ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc
chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản
xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm
quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy
sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn
nhân lực”.
Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục
thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn thể dục ở bậc tiểu
học nói chung, môn thể dục Aerobic nói riêng.
Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng mục tiêu giáo dục đặt lên hàng đầu. Vì thế sức khỏe con người ngày càng
được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thế hệ
tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếu được. Qua
những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư
thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động có tác động lên
cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thể chức năng theo chiều
hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nâng cao tầm vóc, sức
khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện
cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng tạo cho các em có được “Một tinh
thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.
Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em
thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên
giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác đã nói: Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho
cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất nước hùng
mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người
“Sức khỏe là vàng”.
Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất nước
sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động đạt
nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng.

2


Thể dục góp phần bảo bệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các
tố chất thể lực, đặt biệt là sức nhanh, khả năng mềm dẻo, khéo léo...
Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỉ năng vận động cơ bản về bài
tập thể dục. Làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản thường gặp trong đời
sống như : đi chạy, nhảy, khéo léo...v... phù hợp với khả năng trình độ, lứa tuổi
giới tính của các em.
Tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và
thể lực của học sinh.
Chính vì thế giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ trong trường học hiện nay với
điều kiện và phương tiện tác động lên cơ thể các em, làm chuyển biến hình thể và
chức năng theo chiều hướng tích cực. Vì vậy đối với người giáo viên thể dục hiện
nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe, là rất quan trọng tạo cho các em có
được " một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng ".
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho nên tôi mạnh dạn đưa ra: "Một số
phương pháp tổ chức huấn luyện đội tuyển AEROBIC tập bài thể dục
AEROBIC tự chọn".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Nhằm giúp cho các em học sinh đội tuyển Aerobic trường tiểu học Nga Tiến
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con
người theo hướng toàn diện.
Trang bị cho học sinh học số hiểu biết về những kỹ năng cơ bản.
Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn
vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp
phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.
Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho
học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có

sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo
đức cho người học hết sức to lớn.
Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát
triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của
cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như "cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu
chảy cấp.. cho học sinh trong trường học.
Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực
lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục
và đào tạo tổ chức hàng năm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Học sinh khối 2+3 và 4+5 qua sàng lọc, tuyển chọn vào đội tuyển trường
Tiểu học Nga Tiến
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3


- Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản có liên quan giáo dục, nắm, theo
chuẩn kiến thức kỉ năng,
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm : ( nghiên cứu sản phẩm học tập của học
sinh thụng qua bài tập thể dục )
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu : (giáo viên làm mẫu kỹ thuật động tác,
phân tích ngắn gọn dễ hiểu ).
- Phương pháp tập luyện : (là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ
năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động ).
- Phương pháp sử dụng lời nói : (giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại ).
- Phương pháp trực quan :(giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình ...)
- Phương pháp trò chơi : (cần theo số lần lẻ để phân thắng bại ).

- Phương pháp rèn luyện sức nhanh :( chủ yếu là phương pháp lặp lại ).
- Phương pháp thi đấu :(cần tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi
đấu thật).
- Phương pháp ổn đỉnh :( tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một
lần theo cường độ tương đối ổn định ).
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới- cách mạng xã
hội chủ nghĩa, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt
Nam giàu mạnh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng thì vấn đề giáo dục rèn
luyện thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng và cần thiết.
Thế hệ trẻ học đường ở các cấp học phổ thông phải được rèn luyện để phát
triển toàn diện, cân đối, hài hoà về tinh thần và thể chất, trước mắt là có khả năng
để tiếp thu tốt các môn học trong nhà trường, nâng cao thể chất rèn luyện để hoàn
thiện mình.
Nhu cầu của thế hệ trẻ là một môi trường rộng lớn, sinh động để hoạt động
tự nhiên, đúng quy luật trường học phổ thông là nơi học sinh được học tập bộ môn
thể dục với những tiết học quy định đồng thời là nơi luôn được tiếp xúc với các
hoạt động TDTT ngoại khoá. Sự hoạt động phù hợp với các đối tượng, lứa tuổi làm
cho bầu không khí trong nhà trường sôi động, náo nhiệt tạo sự lôi cuốn để xây
dựng phong trào rộng lớn tích cực đó. Tài năng thể thao được phát hiện, bồi dưỡng
phát triển lên những đỉnh cao.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Hiện nay môn Aerobic là một môn mới và rất khó, nó đòi người tập vận
dụng cả sức nhanh, mạnh, bền và sự khéo léo của cơ thể vào từng động tác và sự
liên hoàn của cả bài tập.
4



Ngoài bài quy định mỗi đội tham gia thi đấu còn phải tập thêm một bài tự
chọn- Giáo viên tự biên soạn theo các yêu cầu của chuyên môn có cấu trúc theo
quy định.
Diện tích sàn: 12m x 12m
Thời gian: 2 phút
- Cấu trúc bài thi gồm:
+ Tháp liên kết ít nhất 4 vận động viên chiều cao không quá 2 người, chồng
thẳng đứng: 2 tháp
+ Đội hình: Tối thiểu 4 đội hình.
+ Các động tác vũ đạo thể dục chuyển tiếp + 7 bước cơ bản Aerobic: 50%
+ Phân bố không gian hợp lý.
- Trang phục tập luyện + giầy tập.
Aerobic là một trong những môn thể thao được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế
giới. Qua quá trình luyện tập Aerobic đã thể hiện nhiều tác động ưu việt của nó đối
với việc nâng cao sức khỏe, thể lực, thể hình con người tại Việt Nam. Môn Aerobic
đã được phát triển rộng rãi tại Miền Nam. Ở khu vực miền bắc bộ môn này mới
được đưa vào chương trình học để chúng ta làm quen.
* Chọn đội tuyển: Đội hình quy định 8 người trong đó có ít nhất 1 nam.
- Con người:
+ Thể hình: Cân đối, chân tay thẳng...
+ Sức khỏe: Tốt
+ Tố chất: Nhanh nhẹn, bền, khéo léo.
- Cơ sở vật chất:
+ Sàn tập: Thảm 12m x 12m
+ Trang phục: Quần áo thể thao, co giãn.
+ Kinh phí
- Thời gian:
+ Trong những buổi tập đầu tôi cho các em tập các động tác bổ trợ 7 bước cơ
bản và bổ trợ chuyên môn.

+ Tập lẻ các động tác mẫu.
+ Ghép toàn bài không có nhạc.
+ Cho xem băng hình.
+ Cho học sinh tự nhận xét và hình dung vị trí của mình để luyện tập.
Qua thực tiễn luyện tập bài Aerobic quy định tôi thấy cần đưa ra một số hướng dạy
bài tập luyện Aerobic tự chọn trong chương trình thể dục TH để đồng nghiệp cùng
tham khảo.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Để học sinh hứng thú học tập nội dung này giáo viên cần cho các em xem
băng hình. Qua đó các em hình dung được động tác và thấy được mục đích quan
5


trọng và phấn đấu tích cực, tự giác tập luyện để nâng cao tính chính xác của từng
động tác.
Bước thứ 1:
Giáo viên cho các em tập bài thể dục phát triển toàn thân mỗi động tác 2 x 8
nhịp.
Bước thứ 2:
Tập các động tác khởi động:
+ Xoay các khớp cổ chân kết hợp cổ tay.
+ Xoay các khớp gối.
+ Xoay khớp hông.
+ Xoay khớp cẳng tay, cánh tay.
Giáo viên hướng dẫn các em xoay từ trái sang phải sau đó xoay từ phải sang trái,
hai chân đứng rộng bằng vai, xoay tròn hông, gối thật kĩ.
Đội hình tập luyện:
x
x

x
x
x
x
x
x
Bước thứ 3:



Tập các động tác bổ trợ.
- Bật cao gối:
+ Đứng tại chỗ bật cao hai chân khép.
+ Bật từ trên bục cao 50 cm xuống đất, giữ thăng bằng khi tiếp đất.
+ Bật từ trên bục cao 30 cm.
+ Bật, co gối từ trên bục cao 50 cm xuống đất, giữ thăng bằng khi tiếp đất.
+ Bật gối 5 lần tay vung tự do.
- Quay 3600 trên 1 chân.
+ Đứng nhón trên 2 mũi chân giữ 15''.
+ Đứng nhón trên 1 chân giữ 15''.
+ Quay 1800 trên 2 mũi chân.
+ Quay 1800 trên 1 chân, chân kia nâng co gối vuông góc.
+ Quay 3600 trên 2 mũi chân.
+ Quay 3600 trên 1 chân, 2 tay từ ngang nâng cao lên thế thẳng sát tai.
- Chống ke dạng chân.
+ Ngồi dạng chân tay ngang, nâng 2 chân cao giữ 10 - 15''
+ Gác 2 chân lên bục cao 10 cm, 2 tay chống sau, nâng hông lên khỏi sàn
giữ 3''.
- Thăng bằng nâng chân sau.
6



+ Đứng trên 1 chân thẳng, chân sau co giữ 10''
+ 2 tay dạng ngang, đứng trên một chân, nâng chân sau chếch 450 giữ 15''
+ Tay giữ song song trước mặt, đá thẳng 1 chân cao sau 10 - 15 lần - đổi
chân.
+ Gác 1 chân cao lên bậc 70 cm, 2 tay ngang từ từ nâng cao chân sau giữ
10''
- Gập thân chồng đá năng chân xoạc dọc.
+ Tay giữ song song trước mặt, đá thẳng 1 chân cao sau 15 lần - đổi chân.
+ Xoạc dọc, gập người về trước, giữ chân và thân thẳng.
+ Xoạc dọc, chân sau gác cao trên tường, gập người đá nâng chân lên
phương thẳng đứng.
+ Gập người về trước - chân sau nâng thẳng đứng người trở lại 5 lần.
- Đá chân cao trước.
+ Xoạc dọc cả hai chân.
+ Nằm ngửa đá chân trái, phải lên sát mặt.
+ Nằm ngửa, kéo nâng chân trái (phải) sát ngực.
+ Đứng thẳng, 2 tay ngang, đá chân trái ( phải) lên vuông góc 15 - 20 lần.
+ Đứng thẳng, 1 tay giữ, đá chân trái (phải) lên cao ngang mặt 15 - 20 lần.
- Bật quay 3600.
+ Quay 1800 trên hai mũi chân.
+ Quay 3600 trên 2 chân.
+ Bật từ sàn lên bục 30 - 40 cm.
+ Bật thẳng người quay 1800.
+ Bật quay 1800 từ trên bục cao 50 - 60 cm xuống đất, giữ thăng bằng khi
tiếp.
sân
- Chống đẩy.
+ Đứng quay mặt vào tường, chân cách tường 50 -60 cm, thân người thẳng

đổ chếch về trước, chống đẩy 2 khuỷu tay khép.
+ Thực hiện chống đẩy với 2 tay chống trên ghế hay bệ cao 40- 50 cm,
khuỷu tay khép.
+ Chống đẩy với 2 chân kê trên bậc cao 1 cm.
Bước thứ 4:
Tập các động tác chính.
+ Động tác bật co gối.
+ Quay 3600 trên 1 chân.
+ Chống ke dạng chân.
+ Thăng bằng nâng thân sau.
+ Gập thân đá chống lăng chân xoạc dọc.
+ Đá chân cao trước.
+ Bật quay 3600.
7


+ Chống đẩy.
Bước thứ 5:
Thực hiện:
Giáo viên làm mẫu từng động tác cho học sinh quan sát.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập theo đội hình.
x
x
x
x
x
x
x
x
Động tác 1: Tư thế chuẩn bị 2 tay xuôi theo người.

Động tác 2: Chạy gót chạm mông, 2 tay đánh tự nhiên.
(Thực hiện: 2 x 8 nhịp) . Đội hình vào sân 1 - 2 - 3 - 2
Động tác 3:
N1-2 : Hai tay đưa trước ngực.
N3-4: Hai tay giơ lên cao.
N5-6: Hai tay đưa trước ngực.
N7-8 : Hạ tay xuống.
N9-10: Hai tay chống hông.
N11-12: Bước trượt trước.
Thực hiện 1 x 8 n + 4 nhịp lẻ.
Động tác 4:
N1-2 : Tay đặt sát thân người- kiễng chân, xoay gối về bên trái.
N3-4 : Kiễng gót, đưa hai tay lên cao, song song lòng bàn tay hướng vào nhau.
N5-6 : Xoay lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay dang ngang.
N7-8 : Hạ tay về TTCB.
N2-2 : Tay đặt sát thân người- kiễng chân, xoay gối về bên phải.
Thực hiện 2 x 8n
Động tác 5:
N1-2 : Hai tay chéo, chạm vai, bước chân trái trước, chếch trái, chân phải sau.
N3-4 : Chân phải lăng sau cao, hai tay dang ngang, lòng bàn tay úp.
N5-6 : Hai tay chéo trước ngực, chạm vai, chân trái trùng gối, chân phải chạm
đất thẳng.
N7-8 : Thu chân trái về tư thế chuẩn bị.
N2-2-3-4: Như N1-2-3-4 nhưng đổi bên.
Thực hiện 2 x 8 nhịp.
Động tác 6:
N1-2: Cúi người, quay hai tay, bàn tay nắm hờ, chùng gối.
N3-4 : Tay trái thẳng chạm mũi chân trái, tay phải thẳng vuông góc với tay
trái.
N5-6 : Như N1-2.

8


N7-8: Tay trái giơ lên cao, lòng bàn tay hướng trước, tay phải đặt vuông góc
với tay trái, mắt nhìn theo tay.
N9-10: Xoay hai lòng bàn tay ra ngoài, đưa tay từ trên xuống dưới sang ngang
Thực hiện 1 x 8 nhịp và 2 nhịp lẻ.
Động tác 7:
N1-2: Hai tay nắm hờ, gập khuỷu tay đưa vào trong, cao ngang vai, chân trái
đặt trên nửa bàn chân trên.
N3-4: Chân trái bước chếch sau sang phải, hai tay đưa ra trước song song,
lòng bàn tay úp, chân phải chùng gối.
N5-6: Về N1-2
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
Thực hiện 1 x 8 nhịp.
Động tác 8:
N1-2: Bước chân phải tay cao.
N3-4: Chùng gối lấy đà, tay chếch cao bên trái.
N5-6: Nhảy bật quay 3600 bên phải.
N7-8: Chùng gối về tư thế chuẩn bị.
Thực hiện 1 x 8 nhịp.
Động tác 9:
N1-2: Hai tay đưa lên cao song song lòng bàn tay hướng vào nhau, hai chân
kiễng gót.
N3-4: Chân trái sang ngang, thẳng gối, đặt trên nửa bàn chân, chân phải chùng
gối, bàn tay phải gập vuông góc chạm vai, bàn tay trái đưa xuống chếch trái.
N5-6: Về nhịp N1-2
N7-8: Về TTCB.
N2-2: Giống N1-2.
N3-4: Bước chân phải sang ngang, gối thẳng, chân trái trùng gối, tay trái gập

vuông góc chạm vai, tay phải đưa xuống dưới chếch phải.
N7-8: Về tư thế bân đầu
N9-10: Hai tay đưa vào trong sang ngang, chân trái đưa sang ngang thẳng,
chân phải trùng gối.
Thực hiện 2 x 8n cộng hai nhịp lẻ
Động tác 10:
Chạy 1 x 8 n- tay buông tự do
Chuyển đội hình xếp thành vòng tròn mặt hướng tâm.
Động tác 11:
Quay 1800 mặt hướng ngoài
Động tác 12:
N1-2: Bước chân phải về sau tay giữ nguyên.
N3-4: Chống sấp.
9


N5-6: Hạ tay- ngực sát đất.
N7-8: Đẩy lên
Thực hiện 1 x 8n -> chuyển tiếp.
(Từ tư thế nằm sấp-> tư thế nằm ngửa)
Động tác 13:
N1-2: Nằm ngửa hai chân hai tay duỗi thẳng.
N3-4: Gập thân, co gối chân, hai tay dặt vuông góc trên hai gối.
N5-6: Nằm ngửa, hai tay dang ngang, chân trái đưa lên cao thẳng mũi chân
vuông góc với thân người.
N7-8: Về N1-2.
Động tác 14:
N1-2: Ngồi dậy hai chân duỗi thẳng hai tay chếch hình chữ V, lòng bàn tay
hướng vào nhau.
N3-4: chống tay sát người, đứng lên.

N5-6-7-8: Hai tay chếch dưới, hai chân đá lăng trước luân phiên nhau.
Thực hiện 1 x 8 n-> chuyển tiếp.
Động tác 15:
N1-2-3-4: vỗ tay.
N5-6-7-8: Chạy chuyển đội hình, tay buông tự do. Đội hình chữ H.
Thực hiện 1 x8n
Động tác 16:
N1-2: Chân trái bước chếch trước 450, chân phải sau, hai tay chếch trái song
song, lòng bàn tay úp.
N3-4: Gập khuỷu tay, mở rộng vai, chân phải co gối.
N5-6: Về N1-2.
N7-8: Về tư thế ban đầu
N2-2-3-4: Như N1-2-3-4 nhưng bước đổi chân.
Thực hiện 2 x 8n(vặn mình).
Động tác 17:
N1-2: Hai bàn tay đặt sau gáy, mở rộng ra, chân trái bước sang ngang.
N3-4: Cúi người song song với mặt đất, hai tay dang ngang, lòng bàn tay úp.
0
5-6: Hai bàn tay đặt sau gáy quay 90 về bên trái, chân phải trùng gối.
N7-8: Về TTCB.
N2-2-3-4: Thực hiện như N1-2-3-4. Nhưng đổi chân.
N9-10: Kiễng gót, đưa hai tay dang ngang -> hạ xuống.
Thực hiện 2 x 8 lần + 2 nhịp lẻ.
Động tác 18:
N1-2: Bước chân trái trước, tay trái trước, tay phải ngang.
N3-4: Quay 3600 trên một chân, hai tay vuông góc trước ngực chân phải co
N5-6: Trùng gối hai tay chếch dưới.
10



N7-8: Về TTCB.
Thực hiện 1x 8 n
Động tác 19:
N1-2: Chân phải bước chếch 450 (Vals ngang).Tay phải vuốt dọc thân người
đưa sang trái.
N3-4: Chân trái bước chếch 450 (Vals ngang), tay trái vuốt dọc thân người
đưa sang phải.
N5-6: Hai tay chếch dưới.
N7-8: Nhảy đổi chân.
Thực hiện 1 x8n-> chuyển tiếp.
Động tác 20:
N1-2: Chân trái đưa sang phải, gối thẳng, chân phải trùng vuông góc, tay trái
chống đất, tay phải giơ cao.
N3-4: Ngồi xuống, chân phải co, chân trái duỗi.
N5-6: Ngồi dang chân, hai tay với hai mũi chân.
N7-8: Thu tay về.
Thực hiện 1 x8n-> chuyển tiếp.
Động tác 21:
N1-2: Chống tay thẳng.
N3-4-5-6: Nâng thân, mũi chân duỗi thẳng (ke chân).
N7-8: Hạ xuống.
N9-10: Với tay, tay trái trước, tay phải sau.
N11-12: Thu chân.
Thực hiện 1 x 8n + 4 nhịp lẻ -> chuyển tiếp.
Động tác 22:
N1-2: Hai gối co, gập thân, hai tay chạm hai gối chân.
N3-4: Nằm ngửa, chân - tay duỗi thẳng.
N5-6: Lăn 1800- chuyển tư thế nằm.
N7-8: Nằm sấp, chân- tay duỗi thẳng.
Thực hiện 1 x8n-> chuyển tiếp.

Động tác 23:
N1-2: Tay trái, chân phải nâng cao (lăng chân).
N3-4: Hạ xuống.
N5-6: Tay phải, chân trái nâng cao.
N7-8: Như N3-4.
Thực hiện 1 x8n-> chuyển tiếp.
Động tác 24:
N1-2-3-4: Co tay, chuyển thành tư thế quỳ.
N5-6: Co tay sát ngực, trườn rút thân trên.
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
11


Thực hiện 1 x 8 nhịp (lưng).
Động tác 25:
Chạy 2 x 8 nhịp, tay buông tự do
Di chuyển đội hình thành chữ T.
Động tác 26:
N1-2: Hai tay chéo trước ngực, chân trái co gối.
N3-4: Hai tay giơ cao chếch hình chữ V, chân trái đưa sau thẳng gối.
N5-6: Như N1-2.
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
N2-2-3-4: Như N1-2-3-4 nhưng đổi chân.
Thực hiện 2 x8 nhịp.
Động tác 27:
Quay sau 1800.
Động tác 28:
N1-2: Hai tay chống hông, nhảy bật hai chân rộng bằng vai.
N3-4: Bật chéo hai chân.
N5-6: Quay sau 1800, chân phải quỳ gối, hai tay giang ngang.

N7-8: Quỳ gối, hai tay sát thân người.
Thực hiện 2 x8 nhịp-> chuyển tiếp.
Động tác 29:
N1-2: Hai tay đặt sau gáy, chân trái đưa sang ngang.
N3-4: Hai tay giang ngang người cúi.
N5-6: Tay đưa lên cao, chếch hình chữ V.
N7-8: Đưa tay xuống, đặt sát thân người.
N2-2-3-4: Thực hiện như N1-2-3-4 nhưng đổi chân bước.
Thực hiện 2 x8 nhịp.
Động tác 30:
N1-2: Chân phải bước trước, quỳ, hai bàn tay dặt lên gối, chân phải xuống.
N3-4-5-6: Thăng bằng sấp, hai tay giang ngang.
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
Thực hiện 1 x8 nhịp.
Động tác 31:
N1-2: Hai tay đưa cao chếch hình chữ V, chân trái bước ra sau.
N3-4: Nhún, trùng gối, gập khuỷu tay- mở rộng vai.
N5-6: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay chạm hai mũi chân.
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
Động tác 32:
N1-2: Hai chân nhún, đua hai tay từ dưới lên trên rộng bằng vai.
N3-4: Đưa tay phải chạm mũi chân trái, tay trái đưa cao về sau.
N5-6: Gập khuỷu tay, vuông góc với vai, chân giang rộng.
12


N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
Thực hiện 1 x8 nhịp(tay - vai).
Động tác 33:
N1-2: Đứng trụ chân trái, chân trái đưa trước, mũi chân chạm sàn, hai tay từ

dưới lên ngang vai, bàn tay úp.
N3-4: Đứng trụ chân phải, bước chân trái, mũi chân chạm sàn, hai tay lên cao
sát vai, bàn tay hướng nhau.
N5-6: Đứng trên chân phải, gập thân sát ngực hai tay chống sàn, chân trái đá
lăng sau lên cao- tư thế " xoạc dọc"
N7-8: Hạ chân trái, thu tay về tư thế chuẩn bị.
Thực hiện 1 x8 nhịp (chông đá lăng sau -> " xoạc dọc").
Động tác 34:
N1-2: Chạy đổi chân, tay trái đưa sang ngang.
N3-4: Chạy đổi chân, tay phải đưa sang ngang.
N5-6-7-8: Chạy đổi chân, hai tay giơ cao, vỗ vào nhau.
N9-10: Hai tay đưa sang ngang, chân phải đưa sang ngang.
Thực hiện 1 x8 nhịp + 4 nhịp lẻ.
Động tác 35:
N1-2: Hai tay chéo trước ngực, chân nhún, hai chân rộng bằng vai.
N3-4: Đưa từ dưới lên trên, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
N5-6: Về N1-2, chân nhún.
N7-8: Về tư thế chuẩn bị.
N1-2-3-4: Như N1-2-3-4, chân phải bước sang ngang.
Thực hiện 2 x8 nhịp.
Động tác 36:
Chạy 2 x8 nhịp, tay buông tự do.
Động tác 37: Di chuyển -> chồng tháp.
Bước thứ 6:
Giáo viên hướng dẫn các em chồng tháp vào phần đầu bài tập (trong khoảng
thời gian quy định- di chuyển 1 x8 nhịp). Để đáp ứng cấu trúc của bài thi: TH: Hai
tháp, tháp liên kết ít nhất 4 vận động viên (chiều cao không quá 2 người chồng
thẳng đứng).
Sau khi đã hoàn chỉnh toàn bài- cho ghép nhạc để học sinh tập luyện.
Bước thứ 7:

Ngoài các động tác trên, phần tập các động tác thể lực cũng rất cần thiết mà không
thể thiếu ở cuối mỗi buổi tập, giáo viên phải hướng dẫn học sinh như: chống đẩy,
nhảy dây bền, chạy bền... ở tại trường và hướng dẫn học sinh về nhà tự tập luyện để
nâng cao sức khỏe, sự mềm dẻo của cơ thể.
Bước thứ 8:
Cuối mỗi buổi tập, cần lưu ý đến các động tác hồi tỉnh, thả lỏng.
13


Giáo viên hướng dẫn các em tập các động tác thả lỏng sau:
+ Vươn người, đưa hai tay lên cao, hít sâu, cúi xuống rũ chân, tay thả lỏngthở ra.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC,
VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

Qua một thời gian tổ chức huấn luyện đội tuyển Aerobic của trường TH Nga
Tiến và qua thực tế dự thi thể dục Aerobic do Phòng Giáo dục huyện Nga Sơn và
tỉnh Thanh Hóa tổ chức, tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau:
+ Khi biên soạn động tác tập luyện phải phù hợp với trình độ của học sinh.
Động tác biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu quy định (các động tác vũ đạo thể dục
+7 bước cơ bản Aerobic). Khả năng thực hiện các động tác khó thể dục theo quy
định. Khi cho các em tập luyện di chuyển để thay đổi đội hình phải hợp lý, không
rối, chồng tháp đúng quy định, phân bố không gian hợp lý.
+ Các động tác thể dục biện soạn phải phù hợp với nhạc điệu bài hát nhạc
được chọn -> khớp nhạc, không bị lỗi gián đoạn thời gian dừng một động tác lâu để
chờ nhạc.
+ Chọn bài nhạc phải đủ thời gian quy định là số phút, nhạc dạo không quá
10 giây.
+ Vào bài biểu diễn và kết thúc bài tập hướng dẫn học sinh cách chào để tạo
tâm lý thoải mái, hứng khởi và tạo ấn tượng đẹp cũng như tạo phong cách trình
diễn tốt.

+ Chọn đúng đối tượng học sinh (nhiệt tình, kiên trì vượt khó có tính tự giác
tập luyện và một thể hình cân đối- chân tay thẳng, sức khỏe, tố chất tốt).
+ Giáo viên phải biết động viên, khích lệ, chính sửa động tác sai ngay của
học sinh để các em không tập sai ở những lần tiếp theo -> đây là nội dung thi tập
thể nên giáo viên phải hướng học sinh biết đoàn kết tập đều, đúng thì mới đạt được
kết quả cao.
+Qua hướng dẫn tập luyện, tôi thấy các em rất có hứng thú tập luyện với
động tác và bài nhạc được lựa chọn (bài nhạc tôi chọn là bài con cào cào- nhạc Việt
Nam).
+ Kết quả mà các em đạt được cũng rất tốt (được xếp thứ hạng cao qua đợt
thi thể dục Aerobic cấp huyện- do Phòng giáo dục huyện Nga Sơn và tỉnh Thanh
Hóa tổ chức).
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
II. KIẾN NGHỊ:

Qua đợt giảng dạy huấn luyện đội tuyển Aerobic vừa qua tôi có một số
đề xuất và kiến nghị sau:
14


- Đối với giáo viên:
+ Cần chọn vận động viên đúng đối tượng.
+ Bố trí đội hình hợp lý.
+ Chọn nền nhạc phù hợp với động tác biên soạn.
+ Nắm chắc kết cấu của bài.
+ Động tác thực hiện chuẩn.
- Đối với nhà trường:
+ Cần sắp xếp thời gian cho tập luyện nhiều hơn.
+ Cơ sở vật chất: Âm thanh- băng hình
+ Thảm

+ Trang phục.
+ Tăng cường kinh phí cho tập luyện.
- Đối với ngành:
+ Cần quan tâm hơn nữa về kinh phí cho đội tuyển luyện tập.
+ Bố trí thời gian cho giáo viên để luyện tập.
+ Động viên khuyến khích học sinh luyện tập.
I.KẾT LUẬN.
Trong những năm qua tôi đã dùng phương pháp nói trên áp dụng cho học sinh
tập luyện thấy rằng: Các em học tập hăng say hơn, tinh thần học tập của các em
cũng được nâng cao, các em yêu thích môn học, chất lượng buổi tập đạt kết quả tốt,
các em nhanh chóng nắm bắt kĩ thuật nội dung bài học. Kết quả tập luyện được
nâng cao dần sau mỗi lần kiểm tra, chính điều này tạo hưng phấn cho các em học
tập.
Thấy được tác dụng của phương pháp nêu trên cho nên tôi đã mạnh dạn áp
dụng chúng vào tập luyện một cách hợp lý và thấy rằng kết quả của đội tuyển
Aerobic đạt hiệu quả.
Tuy nhiên chúng ta phải biết sử dụng phương pháp tập luyện như thế nào cho
hợp lý, đúng lúc, đúng thời điểm. Cách tổ chức tập luyện như thế nào cho đúng mới
thu hút được kết quả cao, nếu không sẽ thu được kết quả ngược lại.
Qua thực tiễn những năm giảng dạy tôi thấy phương pháp này đã thu hút
được sự chăm chỉ học tập của học sinh, tinh thần học tập tích cực hăng say, yêu
thích môn học. Làm cho nội dung tập luyện phong phú, đa dạng, sôi nổi hơn. Từ đó
kết quả học tập của các em được tăng lên. Trong phạm vi một sáng kiến kinh
nghiệm, thời gian có hạn tôi chỉ nêu chọn lọc và đưa ra một số phương pháp cơ
bản. Với lượng kiến thức được trình bày trong sáng kiến này chắc rằng không thể
hiện hết được sự đa dạng và phong phú của nội dung tập luyện, cũng không tránh
khỏi được những sai sót, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho bản
thân tôi củng cố sâu hơn về chuyên môn của mình.
15



Và tôi mong muốn hội đồng TDTT cấp trên ngày càng tổ chức các lớp học
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cung cấp đồ dùng học tập nhiều hơn để
phục tốt cho công tác dạy và học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Mã Văn Dương

16


17


18



×