Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: B2014-TN03-01

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Phạm Hồng Quang

Thái Nguyên, tháng 12/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: B2014-TN03-01

Xác nhận của tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài


GS.TS Phạm Hồng Quang

Thái Nguyên, tháng 12/2016


i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh vực

Nội dung nghiên cứu

chuyên môn

cụ thể đƣợc giao

PGS.TS. Nguyễn
Thị Tính

Trường ĐHSP - ĐHTN

PGS.TS. Nguyễn

Trường ĐHSP - ĐHTN

Danh Nam


Chuyên môn Giáo dục học

GS.TSKH. Nguyễn

Trường ĐHSP - ĐHTN

Văn Hộ

Chuyên môn Giáo dục học

4

PGS.TS. Đỗ Hồng
Thái

Trường ĐHSP - ĐHTN

5

TS. Ngô Giang Nam

1

2

3

Chuyên môn Giáo dục học

Chuyên môn Giáo dục học

Trường ĐHSP - ĐHTN
Chuyên môn Giáo dục học

Tổng quan vấn đề
nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu biện pháp
Tổ chức khảo sát thực
trạng
Thư ký đề tài


ii
DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
TT

1

2

3

4

5

Tên đơn vị

Nội dung phối hợp


trong và ngoài nƣớc

nghiên cứu

Sở Giáo dục - Đào tạo
Cao Bằng
Sở Giáo dục - Đào tạo
Quảng Ninh
Sở Giáo dục - Đào tạo
Bắc Kạn
Sở Giáo dục - Đào tạo
Thái Nguyên
Trường Đại học Tân
Trào

Họ và tên ngƣời
đại diện đơn vị

Nghiên cứu khảo sát, chế độ
chính sách đối với giáo viên Lục Thị Lê
tiểu học vùng khó khăn
Nghiên cứu khảo sát, chế độ
chính sách đối với giáo viên Cầm Thanh Hải
tiểu học vùng khó khăn
Nghiên cứu khảo sát, chế độ
chính sách đối với giáo viên Nông Trường Hải
tiểu học vùng khó khăn
Nghiên cứu khảo sát, chế độ
chính sách đối với giáo viên Nguyễn Thị Thúy

tiểu học vùng khó khăn
Nghiên cứu khảo sát, chế độ
chính sách đối với giáo viên Nguyễn Thị Cúc
tiểu học vùng khó khăn


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.1. Những nghiên cứu về môi trường giáo dục ..................................................... 1
1.2. Nghiên cứu về động lực làm việc của giáo viên .............................................. 8
2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 9
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 12
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 12
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 12
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .......................................................... 13
5.1. Cách tiếp cận .............................................................................................. 13
5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG LÀM
VIỆC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN ............................ 14
1.1. Khái niệm công cụ .............................................................................................14
1.1.1.Môi trường và môi trường giáo dục .................................................................14
1.1.2. Môi trường làm việc ........................................................................................18
1.1.3. Môi trường sư phạm và động lực làm việc của giáo viên ...............................21
1.1.4. Đảm bảo điều kiện làm việc - yếu tố cơ bản nhằm tạo động lực làm việc
cho giáo viên tiểu học ...............................................................................................25
1.2. Các yếu tố tạo thành môi trường làm việc của giáo viên ...................................27

1.2.1. Các yếu tố tạo thành môi trường làm việc của giáo viên, gồm: .....................27
1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc phát triển môi trường làm việc cho giáo viên
tiểu học các vùng khó khăn .......................................................................................31
1.3. Nội dung phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học các vùng
khó khăn ....................................................................................................................33
1.3.1. Xây dựng không gian hợp lí, cơ sở vật chất tối thiểu trong nhà trường ................34
1.3.2. Xây dựng các quan hệ trong và ngoài nhà trường tích cực, thân thiện....................34
1.3.3. Xây dựng nền nếp dạy học tích cực và nền nếp hành chính chuyên nghiệp .........36
1.3.4. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học và giáo dục ......................................37
1.3.5. Hoàn thiện các chính sách tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ...........38
1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học với nhiệm vụ phát triển môi trường
làm việc của giáo viên ...............................................................................................41
Kết luận chương 1 .....................................................................................................42


iv
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...................44
2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục và môi trường làm việc của giáo viên tiểu
học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................44
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................45
2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học vùng khó khăn
khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam về môi trường làm việc ................................46
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường làm việc vàcác
thành phần cấu tạo nên môi trường làm việc ............................................................46
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng
của môi trường làm việc đối với hoạt động dạy và học ............................................48
2.3.3. Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến giáo
viên và học sinh .........................................................................................................49
2.3.4. Nhận thức của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của môi trường làm việc đối

với cán bộ quản lý .....................................................................................................52
2.3.5. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vai trò của hiệu trưởngtrong
việc cải thiện môi trường làm việc ............................................................................53
2.4. Thực trạng môi trường làm việc ở các trường tiểu học vùng khó khăn được
khảo sát ......................................................................................................................54
2.4.1. Thực trạng môi trường vật chất ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ...............54
2.4.2. Thực trạng bầu không khí tâm lí (môi trường tinh thần) trong trường ...........58
2.4.3. Thực trạng các biện pháp phát triển môi trường làm việc ..............................63
2.4.4. Thực trạng về mối quan tâm của chính quyền địa phương .............................65
2.4.5. Đánh giá mức độ thực hiện việc cải thiện môi trường làm việc của nhà trường....67
Kết luận chương 2: ....................................................................................................69
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
VÀ NHIỆM VỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÙNG
KHÓ KHĂN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC ........................................... 70
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................................70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................70
3.1.2. Đảm bảo tiêu chuẩn chungcủa môi trường văn hóa nhà trường .....................70
3.1.3. Đảm bảo tính mục đích ...................................................................................71
3.2. Các giải pháp phát triển môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng
khó khăn khu vực miền núi phía Bắc ........................................................................71


v
3.2.1. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về môi trường làm việc của giáo viên tiểu học
vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc ...............................................................71
3.2.2. Tăng quyền tự chủ đối với hiệu trưởng trường tiểu học trong quản lí
nhà trường ................................................................................................................75
3.2.3. Xây dựng không gian văn hóađặc thù trong quản lí giáo dụctrường tiểu
học miền núi trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..........................................................77
3.2.4. Bổ sung những chính sách đặc thùđối với giáo viêntiểu học vùng khó

khăn nhằm phát triển môi trường giáo dục bền vững ...............................................79
3.2.5. Huy động các nguồn lực của cộng đồng nhằm phát triển bền vững môi
trường giáo dục .........................................................................................................84
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .................87
Kết luận chương 3: ....................................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 92
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................92
2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về môi trường làm việc .............................47
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của
môi trường làm việc .................................................................................49
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đến giáo viên ...................50
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đến học sinh .....................51
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của môi trường làm việc tích cực đối với cán bộ quản lý .....52
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL về vai trò của hiệu trưởng trong việc cải thiện
môi trường làm việc .................................................................................53
Bảng 2.7. Nhận thức của GV về vai trò của Hiệu trưởng .........................................54
Bảng 2.8. Cơ sở vật chất hiện có của các trường được khảo sát...............................55
Bảng 2.9. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học ...................................56
Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học .............57
Bảng 2.11. Thực trạng về bầu không khí tâm lý trong nhà trường ...........................59
Bảng 2.12. Mối quan hệ tương tác giữa các giáo viên trong trường.........................60
Bảng 2.13. Thực trạng về những biểu hiện tiêu cực trong các mối quan hệ giữa

đồng nghiệp trong trường ........................................................................61
Bảng 2.14. Thực trạng về tinh thần thái độ của tập thể giáo viên.............................62
Bảng 2.15. Thực trạng các biện pháp tạo môi trường làm việc cho giáo viên .........63
Bảng 2.16. Thực trạng các biện pháp cải thiện môi trường làm việc của tổ
chuyên môn...............................................................................................64
Bảng 2.17. Mức độ quan tâm của chính quyền và các đoàn thể địa phương đối
với nhà trường tiểu học ............................................................................66
Bảng 2.18. Mức độ phát triển môi trường làm việc của nhà trường .........................67
Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............88


vii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Giải pháp phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học
vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Mã số: B2014-TN03-01
- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Phạm Hồng Quang
- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 36 tháng
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở phân tích lý luận về môi trường giáo dục, xác định các tiêu chuẩn
của môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi
phía Bắc, đánh giá đúng thực trạng môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng
khó khăn khu vực miền núi phía Bắc và đề xuất các giải pháp phát triển môi trường
cho giáo viên tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục tiểu học.
3. Tính mới và tính sáng tạo:

Đề tài xây dựng được khung lý luận về phát triển môi trường làm việc cho
giáo viên tiểu học vùng khó khăn.
Đánh giá thực trạng môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng khó khăn
khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Đề xuất được các giải pháp phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu
học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
Tổng quan vấn đề nghiên cứu về môi trường giáo dục, môi trường làm việc và
động lực làm việc của giáo viên tiểu học.
Xây dựng khung lý thuyết về phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu
học vùng khó khăn.


viii
Đánh giá thực trạng môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng khó khăn
khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Đề xuất 05 giải pháp phát triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học
vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm Khoa học
[1]. Phạm Hồng Quang (2014), “Năng lực học sinh người dân tộc thiểu số tiền đề cơ bản để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo phát triển
bền vững vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Giáo dục, 1(333), tr.4-5.
[2]. Phạm Hồng Quang (2016), “Các giải pháp phát triển môi trường làm việc
tạo động lực cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc”, Tạp
chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr. 97-99, tr. 103.
5.2. Sản phẩm đào tạo
[1]. Đào Xuân Tiến (2014), Biện pháp quản lý trường tiểu học của Hiệu
trưởng vùng đặc biệt khó khăn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang theo mô hình
VNEN, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
[2]. Nguyễn Thị Phương Nam (2015), Biện pháp cải thiện môi trường làm việc

của giáo viên tiểu học ở vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
[3]. Nguyễn Ngọc Hiến (2015), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo mô hình trường học mới (VNEN) ở các trường Tiểu học tỉnh
Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái
Nguyên.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
01 bản kiến nghị với Bộ GD&ĐT và các địa phương về giải pháp phát triển
môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi phía
Bắc Việt Nam.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
Hệ thống khung lý thuyết là cơ sở định hướng cho việc xây dựng và phát triển
môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc.


ix
Những đánh giá về thực trạng, các khuyến nghị và đề xuất ý kiến giúp cho Bộ
Giáo dục - Đào tạo, các Sở Giáo dục - Đào tạo, Trường THPT nghiên cứu để phát
triển môi trường làm việc cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi
phía Bắc.
Các giải pháp đề xuất là kênh tham khảo để các trường tiểu học vùng khó khăn
khu vực miền núi đưa ra các biện pháp cụ thể để xây dựng và phát triển môi trường
làm việc cho giáo viên tiểu học.
Những kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên đại học, sinh
viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường Sư phạm và giáo viên phổ thông
trong hoạt động nghiên cứu về môi trường giáo dục, môi trường làm việc của giáo
viên trong trường tiểu học.
Ngày
Tổ chức chủ trì


tháng 12 năm 2016
Chủ nhiệm đề tài

GS.TS. Phạm Hồng Quang


x

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
- Project Title: Measures to improve the working environment for primary schools'
teachers in disadvantaged, mountainous areas in the North of Vietnam.
- Code number: B2014-TN03-01
- Coordinator: Prof. Dr. Pham Hong Quang
- Implementing institution: Thai Nguyen University
- Duration: 36 months.
2. Objectives:
Basing on the theoretical analysis of the educational environment, determining
the standards of working environment of primary schools' teachers in
disadvantaged, mountainous areas in the North, investigating the actual state of the
working environment of those teachers to propose measures to develope it in order
to improve the quality of education to meet the requirements to reform on primary
education.
3. Creativeness and innovativeness:
Developing the theoretical framework to improve the working environment
for primary schools' teachers in disadvantaged areas.
Investigating the current status of the work environment of primary schools'
teachers in disadvantaged, mountainous areas in the North of Vietnam.
Recommending measures to improve the working environment for teachers of

primary schools in disadvantaged, mountainous areas in the North of Vietnam.
4. Research results:
The overview of the project of educational environment, working environment
and work motivation of primary schools' teachers.
Building on the theoretical framework to improve the working environment
for those teachers in disadvantaged areas.
Investigating the actual state of the working environment of these teachers in
disadvantaged, mountainous areas in the North of Vietnam.


xi

Recommending 05 measures to develope the working environment for
teachers of primary schools in those areas.
5. Products:
5.1. In Terms of Science
[1]. Pham Hong Quang (2014), "The capacity of students from ethnic
minorities - the basic premise for the development of high quality human resources
to ensure the sustainable development in ethnic minorities", Journal of Education,
1 (333), pp.4-5.
[2]. Pham Hong Quang (2016), "Measures to improve the working environment
for primary schools' teachers in disadvantaged, mountainous areas in the North of
Vietnam", Journal of Education, special number, October, pp. 97-99, pp. 103.
5.2. In terms of training
[1]. Dao Xuan Tien (2014), Management measures of principals at primary
schools in particularly difficult areas in Na Hang district, Tuyen Quang province under
VNEN, Master Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.
[2]. Nguyen Thi Phuong Nam (2015), Measures to improve the working
environment of teachers at primary schools in disadvantaged areas in Dong Hy
district, Thai Nguyen province, Master Thesis, College of Education, Thai Nguyen

University.
[3]. Nguyen Ngoc Hien (2015), Testing and evaluating management of the
learning outcomes as the model of the new schools by VNEN in Tuyen Quang Primary
Schools, Master Thesis, College of Education, Thai Nguyen University.
5.3. In terms of application
One proposal to the MOET and local government about the measures to
improve the working environment for teachers at primary schools in disadvantaged,
mountainous areas in the North of Vietnam.
6. Transfer alternatives, application institutions, impact and benefits of
research results:
It is a theoretical framework to guide for formulating and developing the
working environment for for teachers at primary schools in disadvantaged,
mountainous areas in the North of Vietnam.


xii

The assessment of the current situation, the recommendations and suggestions
to help the Ministry of Education - Training, the Department of Education Training and high schools to improve the working environment for these teachers.
The proposed measures is the reference channel for primary schools in
disadvantaged, mountainous areas to offer specific measures to build and develop
the working environment for their teachers at high schools. These findings are
references for lecturers, undergraduate students and postgraduate students at
universities of education as well as teacher at high schools in their research
activities on educational environment and working environment of teachers at
primary schools.


1
MỞ ĐẦU

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Những nghiên cứu về môi trƣờng giáo dục
Theo từ điển Anh - Việt khái niệm môi trường (environment) “là điều kiện,
hoàn cảnh, những sự vật xung quanh; sự bao quanh, sự bao vây, sự vây quanh làm
tác động đến đời sống của mọi người” [32]. Môi trường luôn có ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển mọi mặt của con người. Những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp,
trước mắt hay lâu dài của môi trường đến cuộc sống con người đã thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học. Ảnh hưởng của môi trường đến năng suất lao động
được các nhà tâm lí học lao động nghiên cứu tập trung vào môi trường vi mô,
những điều kiện như: nhiệt độ, màu sắc, âm thanh, khung cảnh, mối quan hệ liên
nhân cách của nhóm nhỏ; những yếu tố điều kiện, hoàn cảnh trên đây tác động
mạnh đến chất lượng công việc. Điều đó giúp cho việc thiết kế môi trường vi mô, tổ
chức quản lí sản xuất để đạt được năng suất cao nhất. Ảnh hưởng của môi trường
đến sự phát triển nhân cách con người được các nhà giáo dục học quan tâm từ lâu.
Nhiều nhà tâm lí học Mỹ với các công trình nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng
rất quan trọng của môi trường đến sự hình thành nhân cách cá nhân. Những kết quả
nghiên cứu có hệ thống đã dần hình thành một chuyên ngành tâm lí học mới: Tâm lí
học môi trường và thường được khái quát trong các tài liệu Giáo dục học, Tâm lí
học. Quan điểm chung của khoa học giáo dục (bao gồm cả Tâm lí học) đều khẳng
định vai trò quyết định của yếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách con người. Tiếp đó là vấn đề nghiên cứu, xây dựng môi trường với mục
đích để có ảnh hưởng tốt nhất đến dạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.Về môi
trường dạy - học, trước hết phải kể đến những nghiên cứu của I.V Pavlov và
B.F.Skinnơ.I.V Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiện trong môi
trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàn toàn thụ động. B.F Skinner
nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác môi trường gần với thực tế hơn, con vật
(chuột, bồ câu...) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầu của nó. Nội
dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cách thích nghi.
Từ thực nghiệm của B.F Skinner đã làm rõ thêm yếu tố quan trọng của môi trường
sư phạm (sự chuẩn bị của nhà sư phạm bởi các yếu tố: lồng, lưới điện, đèn, lẫy thức

ăn…); đồng thời coi trọng sự hoạt động của cá nhân trong môi trường đó. Đây là
yếu tố then chốt của việc hình thành ý thức -nhận thức của chủ thể có được bởi hành


2
động được diễn ra trong môi trường đó. Đây là cơ sở lí thuyết để xây dựng kiểu dạy
học chương trình hóa, dạy học bằng máy. Từ kết quả nghiên cứu của hai ông, các
nhà giáo dục học đã nhận thức được một vấn đề rất quan trọng rằng: Yếu tố môi
trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát
triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố môi trường thực tế đã kích
thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn.
Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ
quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại. So sánh qua hai mô hình thực nghiệm đã
cho thấy: môi trường bị động và môi trường chủ động sẽ tác động quyết định đến
năng lực hoạt động của con người. Điều đó luôn đúng với bất cứ hoạt động sống
nào của con người từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Ở phạm vi rộng hay hẹp,
hoạt động của con người sẽ không có hiệu quả nếu thiếu vắng yếu tố môi trường.
Đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường (chủ yếu nghiên cứu về
môi trường vật chất) của hoạt động dạy và học, từ đó có những đề xuất về tiêu
chuẩn thiết kế phòng học, cách bố trí sắp xếp không gian phòng học... Tuy nhiên,
xuất phát từ mô hình dạy học truyền thống, các tiêu chuẩn về phòng học được thiết
kế ít biến đổi và điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Từ các kết quả
nghiên cứu về môi trường không gian lớp học theo lối dạy học tích cực, chúng ta
phải thừa nhận rằng khái niệm lớp học như mô hình hiện nay đang ở trình độ tiêu
chuẩn là “chỗ ngồi nghe giáo viên nói”. Khái niệm lớp học mới cần thoả mãn các
điều kiện ngoài các tiêu chuẩn về bàn ghế, bảng, cơ sở vật chất tối ưu theo hướng cơ
động, linh hoạt, có mạng Internet, các phương tiện nghe nhìn, mặc dù không gian
hữu hạn nhưng thông tin vô hạn và phạm vi giao tiếp là toàn cầu, là hệ thống mở.
Từ cách trang trí, màu sắc lớp học đến không gian chuẩn, chỗ ngồi, chất lượng
không khí và tác động của các yếu tố như ánh sáng, âm thanh... đều được xem xét

cẩn thận. Trong các yếu tố vật chất đa dạng thì điều quan trọng được các nhà giáo
dục học quan tâm là một không gian tâm lí, là nơi có nhiều vốn sống của người dạy
và người học, người học có thể chọn được chỗ mà ở đó họ cảm thấy thích nghi so
với người dạy và các bạn trong lớp học.
Nghiên cứu môi trường tâm lí - xã hội của nhóm (lớp học, khối, trường... ) như
vấn đề tương đồng tâm lí, xung đột tâm lí... đã đạt được những kết quả nhất định.
Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean - Marc
Denomme&Madeleine Rây về phương pháp sư phạm tương tác. Trong đó, mô hình
quen thuộc: Người dạy - Người học - Tri thức được chuyển thành: Người dạy -


3
Người học - Môi trường. Tác giả coi môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá
trình dạy học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra hoạt động học. Đặc biệt, tác
giả đi sâu vào các yếu tố môi trường của việc học, các yếu tố môi trường của việc
dạy. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến một quy luật quan trọng: môi
trường ảnh hưởng đến người dạy, người học; người học và người dạy phải thích
nghi với môi trường, ảnh hưởng và thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp
sư phạm tương tác liên quan đến môi trường [33].
Emile Durkheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học và việc
tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và không trừu
tượng như xã hội. Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá
nhân độc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ. Trong lớp học, học sinh suy
nghĩ, hành động và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau...
Những quan điểm trên đây đã có trước hàng thế kỉ, nhưng đến nay vẫn trở
thành vấn đề thời sự của khoa học giáo dục. Tiếp cận vấn đề môi trường giáo dục
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ các kết quả nghiên cứu của
giáo dục học Xô viết, các nhà tâm lí học và giáo dục học ở Việt Nam còn chú ý đến
môi trường sinh thái, môi trường giáo dục của nhà trường phổ thông. Chẳng hạn
như xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, môi trường giao tiếp có văn hóa trong

nhà trường phổ thông, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo môi
trường giáo dục tốt đẹp trong giáo dục học sinh.
Về phương diện môi trường sinh thái, từ tháng 10 năm 2001, Chính phủ đã
phê duyệt dự án giáo dục môi trường (dự án VIE/98/018). Nội dung tập trung vào
lĩnh vực môi trường sinh thái, cảnh quan. Trong nội dung giáo dục môi trường mà
dự án đề cập có khái niệm đạo đức môi trường. Đó là hệ thống các giá trị (hành vi,
ứng xử, sự tôn trọng...) mà con người thể hiện với nhau và với thiên nhiên. Theo
nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có
ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và
diễn biến theo các chiều hướng khác nhau trong sự tác động của tập hợp những tác
động vốn không thuộc bản thân chúng. Đó là môi trường của sự kiện, vật thể đó.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bao
quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân
cũng như cả cộng đồng người và tác động qua lại với hoạt động sống của con
người. Về phân loại, môi trường sống của con người gồm: môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, môi trường nhân tạo. Trong các loại môi trường nói trên, môi trường


4
xã hội có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của con người. Môi trường xã hội
là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở
ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân cùng cộng đồng của họ. Môi trường
sống của con người là một phạm trù hẹp hơn so với phạm trù môi trường.
Khi nghiên cứu môi trường trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội,
xuất hiện những khái niệm như môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, môi
trường đầu tư, môi trường kinh doanh, môi trường sản xuất, môi trường sư phạm.
Khi nghiên cứu những đối tượng cụ thể thì cũng xuất hiện quan niệm môi trường
hiểu ở phạm vi rất hẹp, ví dụ như môi trường tế bào. Khi xem xét ở phương diện
đánh giá, có môi trường thân thiện, môi trường phát triển, môi trường tích cực
hay tiêu cực.

Các công trình nghiên cứu về môi trường giáo dục, môi trường văn hóa giáo
dục, môi trường lớp học cũng khá đa dạng.
Tác giả Phan Duy Nghĩa nghiên cứu về “Xây dựng lớp học thân thiện trong
các trường tiểu học”, trong công trình này tác giả đã đề cập đến yếu tố vật chất và
các mối quan hệ trong lớp học cụ thể là cần có những thay đổi trong cách cư xử
của giáo viên cũng như sự tham gia của học sinh để xây dựng thành công một lớp
học thân thiện. Tác giả đã đưa ra những biện pháp để trang trí lớp học thân thiện;
thay đổi cách cư xử của giáo viên (sử dụng lời nói, ánh mắt cử chỉ thân thiện; hãy
khen ngợi, đừng chê bai; tạo tiếng cười trong mỗi tiết học; quan tầm và chia sẻ);
tăng cường sự tham gia của học sinh (xây dựng nội quy lớp học; chia sẻ Hộp thư
vui; xây dựng hòm thư “Điều em muốn nói”; đôi bạn cùng tiến; “Học mà chơichơi mà học”). [19]
Tác giả Bùi Thị Mùi nghiên cứu về xây dựng môi trường học tập cho sinh viên
trong các tiết lên lớp. Trong công trình này tác giả đã đưa ra khái niệm về môi
trường học tập của sinh viên trong các tiết lên lớp và đưa ra sáu biện pháp để xây
dựng môi trường học tập cho sinh viên trong các tiết lên lớp (Xây dựng không gian
lớp học; kích thích giá trị của mục tiêu, nhiệm vụ học tập cho sinh viên; xây dựng
và khai thác giá trị của yếu tố nội dung dạy học; lựa chọn, vận dụng phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học; sự mẫu mực về nhân cách của giảng viên;
quan tâm giáo dục nhân cách toàn diện cho sinh viên). Từ các biện pháp chung tác
giả chia sẻ hai kinh nghiệm xây dựng thành công môi trường học tập cho sinh viên
trong các tiết lên lớp ở Trường Đại học Cần Thơ đó là xây dựng nhóm lớp học phần
tự quản trong dạy học theo tín chí; lựa chọn, vận dụng nhiều hình thức đánh giá kết


5

quả học tập của sinh viên và có những biện pháp khuyến khích kịp thời những cố
gắng tích cực của họ [18].
Trong công trình “Xây dựng văn hóa học đường gắn với hình thành hệ thống
giá trị và niềm tin” tác giả Nguyễn Thành Trung đã cho rằng hình thành hệ giá trị và

niềm tin là khâu cốt yếu trong xây dựng văn hóa học đường và quá trình này phải
được nghiên cứu thiết kế phù hợp với tâm lí lứa tuổi của từng bậc học [28].
Tác giả Nguyễn Thị Tính, Phạm Duy Hưng đã nghiên cứu về xây dựng môi
trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn. Trong
công trình này các tác giả đã đưa ra khái niệm về môi trường học tập thân thiện, các
nội dung cơ bản trong xây dựng môi trường học tập thân thiện đồng thời đưa ra
những khái quát chung về môi trường cơ sở vật chất, môi trường tinh thần và môi
trường xã hội ở các trường tiểu học vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó
các tác giả đề xuất những kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với cán bộ quản
lý, giáo viên, cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường
tiểu học vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn [27].
Tác giả Nguyễn Hồng Hải đã nghiên cứu nội hàm của văn hóa tổ chức và các
đặc trưng của văn hóa tích cực trong cơ sở giáo dục đồng thời đưa ra một số đề xuất
về việc xây dựng văn hóa trong cơ sở giáo dục trong công trình "Một số kiến giải về
việc xây dựng văn hóa trong cơ sở giáo dục". Trong đó, tác giả chỉ rõ nội dung để
xây dựng văn hóa trong cơ sở giáo dục bao gồm cải tiến việc bài trí; xây dựng văn
hóa đoàn kết; xây dựng văn hóa ứng xử; xây dựng văn hóa học tập, để thực hiện các
nội dung này một trong các cách là áp dụng quy trình quản lý sự thay đổi. Kết quả
nghiên cứu này có ý nghĩa lớn để cơ sở giáo dục tham khảo khi xây dựng văn hóa tổ
chức tại đơn vị mình [12].
Tác giả Trần Đức Minh nghiên cứu về xây dựng môi trường sư phạm trong
trường cao đẳng sư phạm - nhận thức và hành động thực tiễn. Theo tác giả Trần
Đức Minh, khái niệm môi trường sư phạm gồm các thành tố cơ bản sau đây: Là một
tổ chức học tập, hạt nhân của một xã hội học tập. Môi trường chứa đựng tổ chức
học tập là môi trường giáo dục tốt mà ở đó từ nhận thức đến hành động, mọi thành
viên trong trường đều nêu gương về kỉ cương, tình thương trách nhiệm và có khát
vọng học tập không ngừng. Giảng viên gương mẫu trong dạy học, trong nghiên cứu
khoa học, trong nề nếp chuyên môn, trong tự học, tự bồi dưỡng, luôn đạt được các
thành tựu mới trong các nấc thang chuyên môn của mình, giảng dạy có uy tín có
chất lượng. Đặc biệt, họ phải luôn luôn có ý thức, có năng lực và tư duy đổi mới



6

cách dạy cách học, tích cực tìm tòi, khám phá nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả
đào tạo và bồi dưỡng. Cán bộ công chức trong nhà trường phải gương mẫu trong
công tác phục vụ dạy học, toàn tâm toàn ý với công việc mình đảm nhiệm... Sinh
viên phải gương mẫu trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, có động cơ và thái độ học
tập đúng đắn, học để lập thân, lập nghiệp...; môi trường sư phạm có mối giao tiếp sư
phạm đẹp: các thành viên trong trường có lối sống, lối ứng xử sư phạm, có thói
quen làm việc thiện chí, thân thiện...; môi trường sư phạm là nơi có đội ngũ quản lý
và phương thức quản lí có hiệu quả, có sự thay đổi căn bản trong lề lối quản lí quản lí trên cơ sở lấy hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng làm công cụ, đáp
ứng yêu cầu cải cách giáo dục...; môi trường sư phạm có các hoạt động văn hoá, văn
nghệ thể dục thể thao sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục thiết thực, góp phần làm lành mạnh
hoá môi trường giáo dục...; môi trường sư phạm còn phải là môi trường có kiến trúc hài
hoà, hợp lí, tiện ích, có cảnh quan xanh, sạch, đẹp, có chất lượng cuộc sống không
ngừng được cải thiện... [17].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây việc xây dựng mô hình trường tiểu học
theo hướng thân thiện và lấy người học làm trung tâm đã được thực hiện và đạt
được những hiệu quả được chứng minh trong thực tiễn giáo dục.
Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc
(UNICFF) đề xướng từ thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đã được triển khai có kết
quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ giáo dục
và Đào tạo đã làm thí điểm nhiều năm ở 50 trường tiểu học và trung học cơ sở. Từ
kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà từ năm học 2008 - 2009 ở tất cả
các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong toàn quốc, đến
nay được thực hiện ở tất cả các bậc học, cấp học. Mô hình này không hoàn toàn mới
đối với nền giáo dục nước ta, vì từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, với triết
lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này;
chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai”, nên phương châm “mỗi ngày đến trường là

một ngày vui” đã được phổ biến và áp dụng từ những ngày đó. Đặc biệt phương
châm này đã được bền bỉ thực hiện rất có hiệu quả tại Trung tâm Công nghệ giáo
dục và sau đó được áp dụng tại nhiều tỉnh trong cả nước từ năm học 1992 - 1993.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng
được môi trường học tập thân thiện ở các trường học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục. Đường lối, chính sách của Đảng thực sự là những định hướng quan trọng
ở tầm vĩ mô, chỉ đạo toàn diện công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Bộ GD&ĐT


7
đã có chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông giai đoạn 2008 - 2013.
Từ năm 2012, Dự án Mô hình trường tiểu học mới được Bộ Giáo dục - Đào
tạo triển khai áp dụng thí điểm tại nhiều trường tiểu học trên khắp cả nước. Dự án
Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for
Education - Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và
nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu
phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường học mới khởi nguồn
từ Côlômbia từ những năm 1995 - 2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng
miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế
thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới
căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp
dạy - học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho
dạy - học. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một
trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình
của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban”
trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành
lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất
cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm

của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được
phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ
quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ
năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động [2].
Bên cạnh đó có nhiều hội thảo khoa học và công trình nghiên cứu khoa học về
xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học. Nhiều chương trình,
dự án của các tổ chức quốc tế, của chính phủ đã hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ này.
Gần đây có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của
học viên và sinh viên đã nghiên cứu các vấn đề như: Môi trường giáo dục, môi
trường văn hóa giáo dục, môi trường học tập,...
Những nghiên cứu mới về môi trường học tập, môi trường giáo dục trên đây
rất đáng quan tâm. Từ những nội dung phân tích này có thể gợi mở những hoạt


8
động xây dựng và phát triển môi trường giáo dục, môi trường làm việc cho giáo
viên các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Nghiên cứu về động lực làm việc của giáo viên
Động lực làm việc là những yếu tố kích thích, thúc đẩy con người làm việc
hiệu quả, các yếu tố tạo động lực làm việc cho con người lao động hiệu quả bao
gồm các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.
Fayol nhà quản lý học rất quan tâm đến yếu tố môi trường làm việc của người
lao động, ông cho rằng: Nhà quản lý phải đối xử nhân ái và công bằng với tất cả
những người dưới quyền; khuyến khích cấp dưới sáng tạo; quan tâm xây dựng khối
đoàn kết và phát huy tinh thần đồng đội trong lao động của tổ chức [4].
Các nhà Tâm lý học hành vi như Mayo; Abraham, Maslow rất quan tâm đến
vấn đề cá nhân và động cơ làm việc của cá nhân, đồng thời nghiên cứu những yếu tố
tác động đến động cơ làm việc của cá nhân để tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả.
Maslow đã phân cấp nhu cầu của người lao động để xác định mức độ nhu
cầu của người lao động ở mức độ nào để tìm kiếm giải pháp tạo động lực cho

người lao động [4].
Thuyết ERG nghiên cứu và xác định ngoài nhu cầu về vật chất, điều kiện làm
việc, tiền lương, người lao động còn có các nhu cầu khác như nhu cầu giao tiếp,
được tôn trọng, khẳng định mình, nhu cầu phát triển thăng tiến. Từ đó nhà quản lý
cần phải nghiên cứu nhu cầu của người lao động tại những thời điểm khác nhau để
kích thích người lao động làm việc hiệu quả [4].
David Mc Clelland khẳng định nhu cầu và động lực làm việc của người lao
động được hình thành, phát triển chính trong cuộc sống và quá trình lao động của
con người và trong mối quan hệ xã hội mà con người tham gia. Như vậy theo tác
giả thì động lực làm việc của người lao động bao gồm các yếu tố vật chất, yếu tố
tinh thần, các mối quan hệ xã hội. Động lực làm việc của con người được hình
thành và phát triển trong quá trình lao động và giao lưu của con người.
J. Stacy Adams cho rằng con người ngoài nhu cầu về vật chất, tiền lương, điều
kiện làm việc con người còn có nhu cầu được tôn trọng, được đối xử công bằng
trong công việc và cuộc sống. Như vậy theo tác giả thì động lực làm việc của người
lao động có mối quan hệ với nhu cầu của con người, thực tế nhu cầu của người lao


9
động lại có nhiều cấp bậc khác nhau, nhưng tác giả chưa đề cập đến mức độ đáp
ứng các cấp độ nhu cầu đó để tạo động lực cho người lao động.
Victor Vroom đã quan tâm đến các loại nhu cầu của con người và quá trình mà
mỗi cá nhân nhận được các phần thưởng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên
khi đề cập đến các biện pháp kích thích tạo động lực cho người lao động thì tác giả
lại thiên về các nhu cầu vật chất, nhu cầu giao tiếp, chưa đề cao nhu cầu khẳng định
bản thân của người lao động.
Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
ở Việt Nam (giai đoạn 2) (gọi tắt là POHE 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
chủ trì thực hiện cùng với đối tác Trường Đại học Saxion và tài trợ của chính phủ
Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu những chính sách có tác dụng tạo động lực cho

giảng viên POHE thực hiện chương trình định hướng nghề nghiệp ứng dụng hiệu
quả. Trong quá trình làm chương trình giáo dục, yếu tố thị trường - môi trường làm
việc trong tương lai của người học được coi trọng đặc biệt và các thành viên đã
được tham gia chủ động vào quá trình phát triển chương trình [9]. Kết quả nghiên
cứu đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ: “Nghiên cứu môi trường giáo dục và động
lực giảng dạy của giảng viên” thực hiện 2012 - 2013 của tác giả Phạm Hồng Quang
chủ trì đã đề xuất các chính sách có tác dụng tạo động lực cho giảng viên làm việc
hiệu quả đó là: Chính sách tiền lương và hỗ trợ về lương; Chính sách về giờ lao
động; Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; chính sách về phát triển môi trường làm
việc cho giảng viên vv…[22].
Nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học nói chung và phát
triển môi trường làm việc có tác dụng tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học
vùng khó khăn còn có nhiều khoảng trống cần nghiên cứu. Vì vậy, nhóm tác giả
triển khai đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp phát triển môi trường
làm việc tạo động lực cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn chuyên tâm với nghề
với sự nghiệp phát triển giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục
nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn.
2. Lý do chọn đề tài
Môi trường giáo dục, cụ thể hơn là môi trường làm việc là một khái niệm
rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và
sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao
gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài). Môi trường làm việc đối với


10
cán bộ, công chức (được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm cơ sở vật chất,
tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa
nhân viên với nhân viên trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị. Môi trường làm việc
tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ,
công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan,

tổ chức, đơn vị.
Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc
không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả
làm việc kém; mất đoàn kết nội bộ; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng
lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác đến cơ quan đơn vị khác. Sức hấp dẫn hay
không hấp dẫn của môi trường làm việc còn khiến cho sự “di cư” của nguồn nhân
lực trong phạm vi không gian hẹp hoặc hiện tượng “chảy máu chất xám” ở phạm vi
quốc gia hoặc toàn cầu.
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất
là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng
đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Đối với nhà
trường xây dựng môi trường làm việc cho giáo viên là một nhiệm vụ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
Môi trường làm việc liên quan đến công việc đơn vị phải bảo đảm hai điều kiện
cơ bản: i) một là cơ sở vật chất tối thiểu, gồm: phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại,
máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của người giáo viên và cán bộ quản lý. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ
quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của
một cơ quan, công sở và là một đơn vị trường học; ii) hai là các quan hệ của con
người đang diễn ra. Để tạo môi trường làm việc điều quan trọng hơn là nhà quản lý
phải phát huy năng lực của cán bộ, công chức là thực hiện các chế độ, chính sách theo
đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật; đồng thời tạo động
lực về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ,
tạo ra môi trường thân thiện, hợp tác chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, giúp
cho mỗi thành viên tìm được niềm vui trong công việc, tự hào về tổ chức, nhà trường,
mong muốn được làm việc và công hiến cho cơ quan, đơn vị.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới môi trường làm việc của giáo viên, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa,



11
trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để
có thể xây dựng đơn vị vững mạnh. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên gồm
nhiều nội dung, song nội dung quan trọng hơn cả là việc tổ chức, phân công, bố trí
công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi
cán bộ, giáo viên, đó chính là “nghệ thuật dùng người”. Có thể nói, đội ngũ cán bộ
cũng như những bộ phận trong cơ thể con người, nếu ta sắp xếp, phân công không
đúng chỗ sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động lộn xộn, không thống nhất, đưa lại
những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó, yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng đòi
hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ
được mối quan hệ mật thiết đối với nhân viên, tạo động lực cho họ chuyên tâm với
nghề… Nhà quản lý không nên tạo ra những khoảng cách không đáng có giữa nhân
viên và thủ trưởng. Ngoài các yếu tố nói trên, người lãnh đạo cần có những nhận xét,
đánh giá kịp thời đối với cán bộ, công chức; có khen, có chê. Nội dung đánh giá phải
hết sức đúng đắn, khách quan tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích cán bộ, công
chức cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gắn bó với sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngoài ra người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn
cảnh của mỗi cán bộ, giáo viên trong đơn vị và hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng môi
trường làm việc là điều kiện cần thiết để giáo viên phát huy động lực của cá nhân,
chuyên tâm với nghề, hết lòng vì hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Môi
trường làm việc tốt giúp giáo viên khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống đời
thường để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Môi trường làm việc của giáo
viên được cấu thành từ nhiều nhân tố khác nhau bao gồm nhân tố vật chất, nhân tố
tinh thần và nhân tố xã hội. Trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn khi nhân tố vật
chất hạn chế, đòi hỏi các nhân tố tinh thần và nhân tố xã hội cần phát huy tạo động
lực cho giáo viên phát triển hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục được giao. Thực tế
cho thấy môi trường làm việc của giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền
núi phía Bắc hiện nay còn nhiều hạn chế. Có thể có 2 nhóm nguyên nhân: yếu tố

bên ngoài, khách quan hạn chế về vị trí địa lý, hạn chế về cơ sở vật chất trường
học, hạn chế do ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hóa chính trị xã hội của
vùng miền…Yếu tố bên trong là do con người, có thể do trình độ cán bộ quản lý


×